A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ rất lâu, khi chưa có truyền hình, các trò chơi điện tử hay các cuốn băng
vidéo, trẻ nhỏ rất mê những câu truyện cổ tích.
Không có những nhân vật như siêu nhân khủng long, siêu nhân vũ trụ xuất
hiện tràn lan trên thị trường sách dành cho thiếu nhi hiện nay ở nước ta,
truyện cổ tích được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Được chắt lọc
chúng dần trở nên tinh tế hơn, mang nhiều ý nghĩa khác nhau mà bất kỳ đứa
trẻ nào, dù ở lứa tuổi nào hay thuộc giới tính nào cũng có thể tìm ở đó rất
nhiều ý tưởng. Các ý tưởng đó giúp chúng vượt qua những khó khăn và lớn
lên một cách khách quan.
Tuổi thơ không phải là một dòng sông dài yên bình
Ngay từ những năm đầu đời, trẻ đã phải trải qua rất nhiều thử thách: thất
vọng, sự ganh đua giữa các anh chị em, sự so sánh với những người xung
quanh, tinh thần trách nhiệm… Điều đó đôi khi làm trẻ cảm thấy bị cô độc và
lolắng.
Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng cần bao bọc con khỏi những tác động
khiến tâm hồn non nớt ấy bị rối loạn. Họ luôn nói với con về những mặt tích
cực của vấn đề. Họ không hay biết điều đó không hề làm chúng cảm thấy yên
lòng mà trái lại, càng củng cố các lo lắng của trẻ bởi bé cảm nhận rất rõ rằng
cuộc đời không chỉ chứa đựng những bất ngờ vui vẻ. Truyện cổ tích sẽ kể cho
bé nghe về cuộc sống và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
Truyện cổ tích là những điểm mốc
Chúng minh họa các sự khiếp sợ của trẻ theo lối diễn xuất: đói nghèo và bỏ
rơi (Thạch Sanh), cái chết của người thân (Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn),
những thế lực độc ác (Cô bé quàng khăn đỏ), sự ganh ghét giữa các anh em
ruột (Tấm và Cám). Truyện cổ tích nói đến cái ác độc trong cuộc sống, các
1
cuộc đấu tranh nội tâm để đưa ra một hình thức xác thực, biến chúng trở nên
bớt đáng sợ hơn. Ví dụ như con chó sói, trong một số câu chuyện nó có thể
làm bé sợ nhưng cũng khiến bé cười, mơ mộng khi thấy sói bị thỏ xỏ mũi,
cảm thấy vui khi nó bị tiêu diệtCác câu chuyện kể giúp trẻ đưa sự liên kết vào
trong những gì bé cảm nhận được: chúng cung cấp các ý tưởng giúp bé giải
quyết các vấn đề. Cái gì là tốt, cái gì là xấu? Ai tốt bụng, ai độc ác? Làm thế
nào tìm thấy tình yêu khi người ta lớn? Làm thế nào lớn lên và rời khỏi mái
ấm gia đình khi đủ lớn?
Các câu chuyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải
có trong đời. Các câu chuyện ấy đều có chung một thông điệp, giản dị và
đáng khích lệ: “Các khó khăn trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Thay
vì chạy trốn, ta cần phải vững vàng đối mặt với những thử thách, chịu đựng
những điều bất công gặp phải. Cuối cùng, chúng ta sẽ vượt qua được các trở
ngại và nhận được những gì chúng ta mong muốn.
Truyện cổ tích nói bằng ngôn ngữ của trẻ
Trẻ tin vào các câu chuyện kể hơn là những bài thuyết trình bởi những câu
chuyện ấy dành cho trẻ dưới một hình thức rất quen thuộc: hình thức kỳ diệu.
Theo các nhà khoa học, cho tới tận lúc dậy thì đối với trẻ ranh giới giữa vật
sống và vô tri, người và vật, tưởng tượng và thực tế là rất mơ hồ.
Các nàng tiên tốt bụng có thể nhân cách hóa những mong muốn cháy bỏng
nhất, mụ phù thủy với mong muốn phá hoại, những người chị độc ác luôn
ghen tỵ…. Trong các câu chuyện ấy rất phong phú các giả thuyết, có thể thích
hợp cho trẻ 5 tuổi cũng như khi đã lên 13 tuổi, tùy theo các diễn giải không
giống nhau của trẻ.
Học sinh Tiểu học được các nhà tâm lí học gọi bằng một cái tên khác đầy ý
nghĩa: 'lứa tuổi cổ tích'. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong
veo và tin cậy, 'suy nghĩ bằng hình ảnh', sống với thế giới của cái Đẹp, của
2
viễn tưởng và sáng tạo. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và
ngạc nhiên trước những bí mật của cuộc sống Tất cả những điều đó đã đưa
các em đến gần với cổ tích, thả mình bay bổng cùng với các nhân vật của
truyện để cho trí tưởng tượng trẻ thơ có cơ hội du ngoạn đến những xứ sở lạ
kì. Chính vì thế mà V.A Xu khomlinxki-nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã
cho rằng: 'Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ', 'là ngọn gió
tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ' .
Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái Đẹp, lung linh những biểu
tượng đượm màu sắc thần thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích
chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí
tưởng tượng, . Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn-một
trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học
.Nhận thức được thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng nhất của đời người và
cũng ý thức rõ vai trò của truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học, các nhà
soạn sách đã quan tâm đưa truyện cổ tích vào nội dung giảng dạy ở nhà
trường Tiểu học. Gần hai mươi truyện trong năm năm học của cấp học này-đó
quả là con số biết nói. Xét trong tương quan với văn học hiện đại thì tôi cho
rằng con số đó tương đối hợp lí. Mười tám câu chuyện cổ là mười tám góc
nhìn cuộc đời với những thanh âm trong trẻo về phẩm chất và tình người. Với
những rung động chân thành từ chính trái tim, trẻ đã hình thành những biểu
tượng đầu tiên về chính nghĩa lẫn mặt trái của nhân cách. Mặt khác, các nhà
soạn sách cũng đã quan tâm đáng kể đến mảng truyện cổ tích nước ngoài.
Việc phân bố số lượng truyện cổ tích từ lớp 1 đến lớp 4 theo hướng giảm dần
ở những lớp học lớn hơn là chủ trương đúng đắn, phản ánh sự thay đổi, phát
triển tâm lí của trẻ. Tuy nhiên, để cho truyện cổ tích hoàn toàn vắng bóng ở
chương trình đào tạo lớp 5, xét thấy đó là điều chưa hợp lí. Bởi thực ra cho
đến lúc này và cả ở những bậc học cao hơn nữa thì học sinh chưa thể thoát
3
khỏi ước muốn được khơi nguồn cảm xúc, trí tuệ, trí tưởng tượng từ những
câu chuyện cổ thần kì
.Trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học thì việc dạy học truyện cổ tích chủ
yếu do phân môn Tập đọc và Kể chuyện đảm nhiệm. Cùng với sự thay đổi
chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp với nguyên tắc đồng
tâm thì Tập đọc và Kể chuyện đã gắn kết chặt chẽ với nhau. Các văn bản sử
dụng trong tiết Kể chuyện là những văn bản đã được luyện đọc và tìm hiểu
khá kĩ ở tiết Tập đọc. Chính từ những thuận lợi này mà đòi hỏi giáo viên phải
điều chỉnh phương pháp dạy học cổ tích cho phù hợp với từng phân môn,
tránh sự trùng lặp về nội dung giảng dạy. Làm được điều đó là cả một nghệ
thuật của nhà sư phạm
Nâng cao chất lượng dạy học truyện cổ tích ở nhà trường Tiểu học, xét thấy
đó là một mắc xích quan trọng trong dây chuyền đào tạo học sinh Tiểu học.
Mặc dù nó chỉ có giá trị đối với một số tiết học nằm chủ yếu ở phân môn Tập
đọc nhưng xét thấy đó là điều cần thiết. Để làm tốt việc này không thể không
tiếp thu tinh thần chung của giáo dục hiện nay. Ở đây, tôi mong từ đề tài
nghiên cứu đưa ra một số đề xuất riêng cho việc dạy học truyện cổ tích ở bậc
tiểu học
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Truyện cổ tích đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng nhân văn, trong vấn đề
con người, ý nghĩa giáo dục
Tuy nhiên, hoặc là do khuôn khổ chung của việc nghiên cứu truyện cổ
tích, hoặc do giới hạn của một bài nghiên cứu, việc nghiên cứu truyện cổ tích
trong việc dạy học ở tiểu học còn nhiều mặt, nhiều vấn đề chưa được đề cập
đến.
4
Nhu cầu về lý luận và thực tiễn hiện nay đòi hỏi phải có những chuyên
khảo nhằm làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn việc nghiên cứu truyện cổ tích trong
dạy học ở tiểu học để cho bức tranh toàn cảnh về giáo dục thế hệ trẻ thông
qua truyện cổ tích vừa có bề rộng vừa có chiều sâu, phục vụ cho việc nhận
thức, vận dụng và phát huy thành tựu sư phạm.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: " TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ VIỆC DẠY HỌC ĐỌC
HIỂU CÁC VĂN BẢN TRUYỆN CỎ TÍCH Ở TIỂU HỌC”
làm nội dung nghiên cứu của luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a) Mục đích của luận văn
- Khảo sát và phân tích các văn bản truyện cổ tích trong chương trình
tập đọc ở tiểu học dưới góc độ sư phạm học để tìm ra những nội dung cơ bản
trong việc dạy đọc hiểu các văn bản truyện cổ tích ở tiểu học và những vấn đề
đang đặt ra trong thực tiễn dạy học đọc hiểu các văn bản truyện cổ tích ở tiểu
học từ đó vận dụng trong dạy học.
b) Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt mục đích trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của truyện cổ tích và việc dạy đọc hiểu các văn
bản truyện cổ tích ở tiểu học.
- Luận chứng những nội dung cơ bản trong việc dạy đọc hiểu các văn
bản truyện cổ tích ở tiểu học.
- Nêu lên những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn dạy học đọc hiểu
các văn bản truyện cổ tích ở tiểu học.
- Vận dụng trong dạy học.
5
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng các quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Luận văn còn sử
dụng các tài liệu điều tra, công trình nghiên cứu có liên quan.
- Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp phân tích-
tổng hợp; lôgíc-lịch sử, thống kê, so sánh v.v
5. Cái mới của luận văn
Luận văn phân tích, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ
bản trong việc dạy đọc hiểu các văn bản truyện cổ tích ở tiểu học và những
vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn dạy học đọc hiểu các văn bản truyện cổ tích
ở tiểu học từ đó vận dụng trong dạy học.
Luận văn luận chứng sự cần thiết phải vận dụng và phát huy các
nghiên cứu sư phạm học vào dạy học đọc hiểu truyện cổ tích ở tiểu học để
xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy môn học Tập đọc ở tiểu học đặc biệt là dạy học các tác phẩm truyện
cổ tích.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
6
B. NI DUNG
Chng 1
C S KHOA HC CA VIC DY HC C HIU CC VN
BN TRUYN C TCH TIU HC.
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại.
1.1.1. Cơ sở tâm lý.
Nhà tâm lý học Rutxo (1712 - 1778) đã từng nói: Trẻ em có những cái
nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó (Theo Lê Văn Hồng, Lê Ngọc
Lan, Nguyễn Văn Thàng. Sđd) E.Toocđai cho rằng: Tự nhiên ban cho mỗi ng-
ời một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì? Và phải
sử dụng nó bằng phơng tiện tốt nhất (Theo Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thàng. Sđd). Các em là một thực thể hồn nhiên, vô t, tiềm tàng
một khả năng phát triển. Các em tiếp xúc với môi trờng xung quanh, với xã
hội và đánh giá, nhận xét mối quan hệ đó theo chuẩn mc của bản thân mình.
Nhng sự tiếp xúc để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của các em đạt hiệu quả thì
phải có sự tổ chức đặc biệt và chặt chẽ của ngời lớn, nhất là trong quá trình
hoạt động s phạm. Do vậy, giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển
tâm lý trẻ em.
1.1.2. Lý luận dạy học hiện đại
Quan niệm dạy học truyền thống với tất cả bề dày kiến thức và kinh
nghiệm phong phú của nó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Lý luận dạy
học hiện đại đã chỉ rõ: Phơng pháp dạy học tích cực ở trạng thái động, lấy việc
học làm trung tâm. Trò tự mình tìm ra kiến thức dới sự tổ chức, hớng dẫn của
thầy. Trò chủ động thực hiện các hoạt động học. Trong giờ học, hình thức đối
7
thoại đợc sử dụng ở mức độ cao. HS đợc đối thoại với nhiều đối tợng (trò với
thầy, trò với trò, trò với VBTP) trong đó sự hợp tác với các bạn trong lớp đợc
quan tâm chú ý. Phơng pháp này hớng dẫn HS cách làm, cách học, cách giải
quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức, tự đánh giá, sửa sai, tự điều chỉnh. Theo ph-
ơng pháp này về mặt chức năng thầy trở thành ngời tổ chức, hớng dẫn ngời
học trong mọi hoạt động. Ngời học không còn phụ thuộc tuyệt đối vào ngời
thầy, mà là ngời có quan hệ trực tiếp với bạn và với tri thức thông qua các
hành động của chính mình.
Thủ tớng Phạm Văn Đồng nói : Phơng pháp dạy học tích cực, lấy HS
làm trung tâm, xét cho cùng đó là một phơng pháp tích cực. Sự tích cực này
thể hiện ở chỗ nó có chiều sâu, nó tạo cơ hội cho ngời học, tức là trung tâm
phát huy đợc trí tuệ, t duy và óc thông minh của HS. Điều hay thứ nhất của
phơng pháp này là nếu đứng trớc một đối tợng có tiềm năng lớn, có sức suy
nghĩ dồi dào thì phải làm sao khêu gợi để HS tự đào sâu, mở rộng đợc chừng
nào hay chừng ấy. Điều hay thứ hai của phơng pháp này là giúp ngời ta ph-
ơng pháp tự học, đó là cái quý nhất (Phạm Văn Đồng. Sđd). Lời nhận xét,
đánh giá của đồng chí Phạm Văn Đồng có thể coi nh một kim chỉ nam cho
việc tiến hành thực thi Phơng pháp dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm.
Theo quá trình này, phơng pháp dạy học lấy HS làm trung tâm có bốn
đặc trng cơ bản:
1) Ngời học là chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức bằng
hành động của chính mình.
2) Ngời học tự thể hiện mình, hợp tác với các bạn, học bạn.
3) Thầy giáo là ngời tổ chức, hớng dẫn mọi hoạt động của HS.
4) Ngời học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
Vn dạy văn học hiện đại đặt vấn đề đọc - hiểu văn bản lên hàng
đầu. Trớc khi có hình tợng, HS phải làm việc với văn bản, tức là phải ọc.
Chính vì vậy, để phát huy tính tích cực của HS khi làm việc với văn bản từ
8
Tiu hc, phơng pháp đọc - hiểu đã đợc đề xuất và vận dụng một cách chính
thức. Đó là phơng pháp dạy HS làm việc với văn bản văn học từ ba phơng
diện: Đọc theo dòng chữ, đọc giữa dòng chữ, đọc ngoài dòng chữ. Ba cấp độ
đọc đó tơng ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: Ngôn từ, hình tợng, ý
nghĩa. Đó là t tởng sâu sắc. HS phải hiểu nghĩa từ và nghĩa câu theo ngữ pháp
và sau đó, phải hiểu.
1.2. Lý thuyết tiếp nhận văn học:
Theo Từ điển tiếng Việt 2003: Tiếp nhận là đón nhận cái từ ngời khác,
nơi khác chuyển giao cho (Hoàng Phê, Sđd).
Vậy tiếp nhận văn bản đợc hiểu nh thế nào?
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Tiếp nhận là
hoạt động chiếm lĩnh các giá trị t tởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt
đầu từ sự cảm thụ của văn bản ngôn từ, hình tợng nghệ thuật, t tởng, cảm
hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi
đọc(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Sđd) Trong Đọc và tiếp
nhận tác phẩm văn chơng GS. Nguyễn Thanh Hùng lại cho rằng: Tiếp nhận
tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho ngời đọc sự hởng thụ và hứng thú
trí tuệ hớng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những
khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con ngời trớc đời
sống (Nguyễn Thanh Hùng. Sđd).
Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do
giữa ngời đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi ngời đọc tham gia với tất cả
tâm hồn và trí tuệ, hứng thú và nhân cách, trí thức và sức sáng tạo. Ngời đọc
vừa nhập thân để thể hiện nội dung tác phẩm, vừa phải phân thân, duy trì
khoảng cách thẩm mỹ để nhìn nhận tác phẩm ở bên ngoài, để thởng thức tài
nghệ hoặc nhận ra điều bất cập hay có sự cắt nghĩa khác với tác giả. Đứng trên
bình diện để tiếp nhận để quan sát thì con đờng làm ra tác phẩm của nhà văn
là quá trình không kém phần gian khổ: Từ quan sát - ghi nhận - chọn lọc -
9
phản ánh để cuối cùng tạo nên một chỉnh thể trung tâm là văn bản tác
phẩm(VBTP). VBTP nh một tế bào, là bộ mặt của đời sống văn học, là cơ sở,
là chiếc cầu nối giữa tác giả đối với cuộc sống và với ngời đọc. Ngời đọc chỉ
có thể hiểu đợc t tởng, tình cảm của tác giả thông qua đọc VBTP. Chính vì thế
giai đoạn sáng tạo của nhà văn đợc khép kín trong chu kỳ: Cuộc sống
nhà
văn
tác phẩm
độc giả
Liên hệ quá trình sáng tạo ra tác phẩm tự sự dân gian, cụ thể là truyện
cổ tích ta thấy có điểm tơng đồng. Các tác giả dân gian là những nghệ sĩ thực
sự tài năng, có trí tởng tợng phong phú, óc sáng tạo đã thêu dệt lên những hình
tợng nghệ thuật vô cùng đẹp đẽ. Thế giới mà tác giả dân gian quan sát cũng
đầy phức tạp, đầy xung đột. Qua cách lý giải và phản ánh trong tác phẩm dân
gian, ngời đọc thấy chất hồn nhiên và hiện thực bị khúc xạ đi do có sự đan xen
của yếu tố thần kỳ. Một điều khác biệt là trong quá trình sáng tác, các tác giả
dân gian không cầu kỳ, cách tân các công trình nghệ thuật của mình, chính vì
thế mà tác phẩm truyện ra đời rất tự nhiên, nó cha ghi lại đợc dấu ấn phong
cách riêng của tác giả.
Để tiếp nhận tác phẩm tự sự dân gian, cụ thể là truyện cổ tích, việc xem
xét, khai thác chúng theo đặc trng thể loại là rất thiết thực và cần thiết. Trên
cơ sở những đặc điểm thi pháp, ngời tiếp nhận có thể lần lợt mở ra từng lớp ý
nghĩa của tác phẩm.
Có thể nói, lý thuyết tiếp nhận văn học có ý nghĩa rất lớn đối với ngi
c, giúp độc giả nhận thức, tiếp nhận văn học nh một quá trình, định hớng b-
ớc đi trong việc khám phá các tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm.
1.3. Lý thuyết đọc hiểu
Đọc hiểu là gì?
Theo Đại bách khoa toàn th Trung Quốcquyển Giáo dục cho biết:
Đọc là một quá trình hoạt động tâm lý nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ ký hiệu
ngôn ngữ đợc in hay viết.
10
Xét từ mặt triết học, đọc có mấy nội dung sau: Thứ nhất: Đọc là quá
trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất phải hiểu ngôn ngữ của văn bản (ngôn
ngữ dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thể loại của văn bản); phải dựa
vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu, năng lực) và tác động qua lại
giữa chủ thể và văn bản. Thứ hai: Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với
ngời tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hoá). Thứ ba: Đọc là quá trình tiêu
dùng văn hoá văn bản (hởng thụ, giải trí, học tập). Thứ bốn: Đọc là quá trình
tạo ra các năng lực ngời (năng lực hiểu mình, hiểu văn hoá và hiểu thế giới).
Nh thế, đọc là một hoạt động văn hoá có tầm nhân loại và có ý nghĩa giáo dục
sâu sắc.
Hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo M.Bakhtin, trong
sách Con ngời trong thế giới ngôn từ thì hiểu trong đọc - hiểu bao gồm
nhiều hành động gắn với nhau. Cụ thể:
1- Cảm thụ (tiếp nhận) ký hiệu vật chất (màu sắc, con chữ. . .).
2- Nhận ra ký hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó đợc lặp lại trong
ngôn ngữ.
3 - Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh.
4 - Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối trong nhận thức bao
gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng.
Bản chất tâm lý của sự hiểu là biến cái của ngời khác thành cái của
mình. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái đợc hiểu thành kiến thức,
quan điểm, niềm tin của mình. Hiểu trong khoa học nhân văn không chỉ có
tính chính xác, mà còn phải có chiều sâu, vì ở đây không phải hiểu đồ vật, mà
là hiểu con ngời, hiểu sự sống. Hiểu là sáng tạo. Nó là sự bừng sáng trong
khoảnh khắc (giác ngộ, bừng ngộ) sau khi đã nghiền ngẫm, là sự phát hiện cái
ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn và diễn đạt bằng lời của ngời đọc.
Nh vậy, đọc hiểu là một thuật ngữ có hai phạm trù khác nhau là đọc
và hiểu nhng lại có quan hệ mật thiết, gắn bó liên kết với nhau trong quá
11
trình lĩnh hội, tiếp nhận VBTP văn học. Đọc là một hoạt động; Hiểu là
mục đích. Đọc để làm gì? Đọc để hiểu biết, để làm giàu vốn tri thức, vốn
sống, vốn văn hoá, hoàn thiện tâm lý và nhân cách sống cho bản thân ngày
càng tốt hơn. Đọc để hiểu về các kỹ năng, phơng pháp làm việc khoa học sáng
tạo, để đạt hiệu quả cao trong các công việc của mình.
Để việc dạy đọc hiểu đạt hiệu quả cao, GV cần phải:
Một là: Giúp HS phát hiện những chỗ không hiểu, đối thoại để HS
bộc lộ chỗ cha hiểu, bởi quá trình hiểu đi từ không hiểu đến hiểu. Giúp HS
phát hiện những chỗ mâu thuẫn, phi lí, phi lôgic, khó hiểu trong văn bản. Phải
tìm ra cái cha hiểu thì mới kích thích hứng thú tìm hiểu của HS.
Hai là: Những điều HS đã hiểu mà cũng nêu vấn đề thì thực vô ích và
nhàm chán. Vì thế, không đòi hỏi cái gì cũng dạy, cần tập trung vào chỗ HS
khó hiểu hay không hiểu, tô đậm hay lạ hoá những chỗ ấy, tạo thành vấn đề
cho HS.
Ba là: Vận dụng những điều đã cung cấp, đã biết để lý giải chỗ không
hiểu đó. Không bao giờ cung cấp sẵn ngay kết quả đọc hiểu cho HS.
Tóm lại: Với một đối tợng riêng, một phạm vi nghiên cứu và những chức
năng cụ thể, đọc hiểu là một trong những cách thức khá cần thiết và quan
trọng giúp HS khám phá, khai thác VBTP trong nhà trờng Tiểu học.
1.4 Th loi truyn c tớch
Núi n vn hc dõn gian cựng vi nhng giỏ tr vnh hng ca nú khụng th
khụng nhc n truyn c tớch. õy l mt th loi t s dõn gian, s dng
phng thc h cu lu gi nhng yu t thn kỡ v kin to nờn mt th
gii lung linh, huyn o sc mu, õm vang bao nim thng cm
.
1.4.1. c im ca truyn c tớch
12
Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện
người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự
hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.
Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại,
truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những
đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng
nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các
quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng
vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn
hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng
tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn
đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi
chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu,
trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn
vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị
bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những
điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có
những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện
tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường
mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung
theo những ý đồ nhất định.
13
1.4.2. Lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích
Những nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc
trường phái thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà
Grimm xem truyện cổ tích là "những mảnh vỡ của thần thoại cổ". Các nhà
nghiên cứu so sánh chú ý đến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và motip
riêng lẻ trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau.
Bên cạnh đó, những người theo trường phái nhân loại học (hay còn gọi là tiến
hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ 19, như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer xây dựng
lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là "các cốt truyện tự sinh
của truyện cổ tích", nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự
tồn tại của hoang dã. Theo trường phái thần tượng học mà đại biểu là Mar
Müller, Gaston Paris, Angelo de Gubarnatic, trong cổ tích có sự lan truyền
của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh. Trường
phái văn hóa với các đại biểu như Benfey, Consquin lại đi tìm nguồn gốc cổ
tích dân gian ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, trường phái nghi thức chủ nghĩa gồm
nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn
tồn tại dấu vết đến ngày nay.
Nhà nghiên cứu Lazăn Săireanu người Rumani phân loại truyện cổ tích của
các dân tộc Roman nói chung và truyện cổ tích Rumani nói riêng thành hai
nhánh chính là truyện thần thoại hoang đường và truyện tâm lý. Trong mỗi
nhánh ông lại phân chia thành nhiều ngành và dưới các ngành lại là các thể
loại, các kiểu, chẳng hạn ngành "ba anh em trai", gồm kiểu anh em sinh đôi
và kiểu anh em kết nghĩa; ngành "đàn bà trong lốt cây cỏ", ngành "thú vật trả
nghĩa" v.v.
1.4.3. Ph©n lo¹i
14
Truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói về người, truyện nói về vật; về
ma quỷ, về Tiên Phật, cả những truyện về Thần Thánh nữa. Nhưng không nên
dựa vào đấy mà phân loại. Thực ra đối với cổ tích và ngay cả đối với truyện
cổ dân gian nói chung, bất kỳ một sự phân loại nào cũng chỉ có ý nghĩa chính
xác tương đối. Nếu cần phải chia, thì theo ý chúng tôi nên chia làm ba loại sau
đây:
1. Truyện cổ tích thần kỳ.
2. Truyện cổ tích thế sự.
3. Truyện cổ tích lịch sử.
4. Các thể loại khác
● Cổ tích thần kỳ là loại truyện tương đối có nhiều nhân tố ảo tưởng nhất.
Những truyền thuyết thần bí, kỳ quái, những truyện người, truyện vật nhưng
bên trong đầy dẫy những sự can thiệp của huyền diệu đều có thể xem là cổ
tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần kỳ còn có một phần là tàn dư của những
tưởng tượng gắn liền với mê tín, ma thuật, đồng bóng, và các hình thức tôn
giáo của con người nguyên thủy. Tác giả loại truyện này nhiều khi đã dùng
những lực lượng siêu tự nhiên để thắt nút, mở nút câu chuyện mà không cần
biết có hợp lý hay không. Nhưng chính cái nhân tố ảo tưởng đó tạo nên biết
bao tình tiết kỳ thú: nó kích thích cực mạnh trí tưởng tượng của người nghe
người đọc, bằng cách đem một thế giới không thực thay thế cho thế giới có
thực. Mà trong thế giới không thực đó lại bao gồm những cái nên xảy ra, đáng
lẽ phải xảy ra, cho nên chính nó còn giúp người ta hiện thực hóa những ước
muốn không tưởng, nghĩa là chỉ trong khoảnh khắc có thể quên bẵng những
cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế giới hoàn toàn xa
lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm mỹ với chính mình.
15
Điều đó giải thích vì sao người nông dân xưa kia có thể tạm quên hết mọi mệt
nhọc để theo dõi một cách hứng thú con đường Từ Thức đi tìm động tiên, hay
là cùng xuống thăm âm phủ với Thủ Huồn[10].
Trong kho tàng truyện cổ tích nước ngoài, truyện thần kỳ chiếm một phần khá
lớn. Đó là đặc điểm của truyện cổ tích dân gian trên thế giới. Hơn nữa có khá
nhiều truyện trong đó chứa đựng tàn dư của thần thoại, như truyện cổ tích Ấn-
độ, Khơ-me (Khmer) và của một số các nước phương Tây.
● Cổ tích thế sự hay sinh hoạt, trái với loại truyện trên, là những truyện không
có hoặc có rất ít nhân tố ảo tưởng. Đây là những truyện bịa nhưng rất "gần đời
thiết thực"; chúng giữ được khá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng, thậm chí, đôi
khi cả những hình thức diễn biến chủ yếu của muôn nghìn câu chuyện vẫn
xảy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người. Đấy là những truyện
như Của trời trời lại lấy đi Trộm lại gặp trộm, Ông già họ Lê, Trọng nghĩa
khinh tài, những truyện mang đề tài kiện cáo, chiến tranh, những truyện phiêu
lưu v.v hoặc cả những truyền thuyết rất gần với sự thật kiểu Sự tích dưa
hấu, Sự tích ông đầu rau Truyện cổ tích thế sự chẳng những không làm cho
người nghe, người đọc quên mất cõi đời trước mắt mà lại dẫn họ xuyên sâu
vào mọi ngõ ngách cuộc đời. Nó không nói đến những cái phi thường, nhũng
cái "quái đản bất kinh", nhưng trong cái tầm thường, cái bình dị của các tình
tiết, vẫn ẩn giấu một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ, hoặc một điều gì đáng
thương đáng cảm rất mực
.Nếu có những truyện mà nhân tố ảo tưởng được đem dùng để mở nút hay kết
thúc câu chuyện nhưng toàn bộ mạch truyện vẫn không chút xa lạ với lô-gích
của đời sống, như truyện Sự tích chim hít cô chẳng hạn, thì vẫn có thể xếp vào
cổ tích thế sự. Thật ra, tuy kết cục của truyện Sự tích chim hít cô có nói đến
một đứa bé hóa thành chim, song mạch sống của toàn câu chuyện vẫn không
16
hề chịu chi phối bởi một yếu tố thần kỳ nào. Tác giả vẽ một bức tranh xã hội
vẫn thường thấy trong thời đại cũ: hình ảnh thảm thiết của hai cô cháu nhà
nghèo giữa tình cảnh đói kém trầm trọng. Tất nhiên, cũng cần phân biệt nó
với loại truyện thời sự nói trên kia: một bên là sự thật, một bên là mô phỏng,
nhào nặn lại sự thật
.Trong kho tàng truyện cổ tích Việt-nam có khá nhiều truyện loại này. Đây là
một đặc điểm mà chúng ta sẽ nói ở phần sau.
● Cổ tích lịch sử là những truyện vốn dựa vào một nhân vật lịch sử hoặc một
sự kiện lịch sử nào đấy nhưng lại được phát triển thành một câu chuyện hoàn
chỉnh, độc lập đối với sự kiện lịch sử ban đầu. Có khi chỉ mới là một truyền
thuyết, một sự tích. Có khi là một truyện hoàn toàn tưởng tượng nhưng nhân
vật chính trong đó lại được đội tên của một nhân vật lịch sử. Cũng có thể đấy
là một sự thật trăm phần trăm, nhưng không ai bảo đảm phần chính xác. Cố
nhiên, cái cốt lịch sử trong truyện phải mang một ít nét đặc biệt phi thường,
gợi trí tò mò say mê của người nghe, người đọc.
Loại cổ tích này có mấy hình thức đáng chú ý: có truyện, nhân vật và sự việc
bị cường điệu hay phóng đại lên một mức độ nhất định nào đó như truyện
Rắn báo oán. Có truyện, yếu tố truyền thuyết vẫn không lấn át mấy yếu tố
lịch sử. Yếu tố truyền thuyết chỉ là một ít nét thần kỳ nhẹ nhõm được đem tô
vào hay viền vào xung quanh những con người, những sự việc vốn xảy ra
trong đời sống thực. Truyện Bùi Cầm Hổ là một ví dụ. Có những truyện khác,
trái lại, yếu tố truyền thuyết đóng vai trò chủ đạo, còn yếu tố lịch sử thì chỉ
chiếm một tỷ lệ rất ít ỏi, như truyện Khổng Lồ đúc chuông.
17
Ngoài ra, như trên đã nói, có một số truyện hầu như không có yếu tố truyền
thuyết. Bởi vì nội dung câu chuyện mặc dầu có gắn vào những tình tiết có thể
ngờ là bịa đặt, nhưng trước sau cũng rất gần sự thật.
.Như truyện Chàng Lía, Hầu Tạo, Quận He Những truyện ấy phần nào
giống với dã sử, hoặc giống với loại truyện thời sự đã lâu ngày biến thành
truyện có tính chất lịch sử. Truyện cổ tích lịch sử có thể là một thể loại mang
đậm nét đặc thù của truyện dân gian Việt-nam, bởi lẽ con người Việt-nam xưa
nay, do điều kiện lịch sử luôn luôn phải chống ách đô hộ xâm lược để bảo vệ
nền độc lập, nên trong tâm thức vẫn gắn bó với "xã tắc", và do đó thường
xuyên có cái nhìn "lịch sử hóa" đối với mọi hiện tượng, sự vật.
. Các thể loại khác: Ngoài 4 nhóm truyện cổ tích nói trên, có thể bắt gặp các
truyện bịa, tức loại cổ tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.
1.4.4. §Æc trng thÓ lo¹i cña cæ tÝch
Như vậy, đặc trưng của cổ tích biểu hiện ở những chỗ nào? Thực cũng khó
mà vạch một cách thật dứt khoát ranh giới của thể loại này; vì như ta đã biết,
tất cả mọi loại hình tự sự dân gian đều được sáng tạo nên bằng cảm quan nghệ
thuật của quần chúng, nên đều mang những kết cấu khá thống nhất, có những
mô-típ tương đối ổn định. Thêm vào đó, chúng lại được sáng tác, chỉnh lý và
truyền tụng bằng miệng nên cũng ảnh hưởng qua lại với nhau một cách mật
thiết. Tuy nhiên, tìm hiểu cho sâu, vẫn có thể phân biệt được loại hình này với
loại hình khác trên những nét căn bản. Theo chúng tôi, có ba đặc điểm đáng
chú ý hơn cả để nhìn nhận loại hình cổ tích:
Một là, tính chất cổ của sự việc. Truyện cổ tích được xác định trước tiên ở
phong cách cổ của nó. Gần như bất cứ cổ tích nào cũng không ra ngoài những
quy ước về màu sắc cổ của nhân vật và không khí cổ của câu chuyện. Không
khí truyền kỳ hoang đường của một số truyện cổ tích, xét cho cùng cũng xuất
phát từ tính chất cổ. Giá thử ngày nay có người phỏng theo cổ tích dựng lên
18
một câu chuyện thậm chí rất hoang đường nhưng lại có những nhân vật ăn
mặc theo lối tân thời, đi ô-tô hay xe đạp chẳng hạn, thì dù không hiểu đặc
trưng cổ tích thế nào đi nữa, chắc cũng khó có ai ngờ nghệch nhận đây là một
truyện cổ tích được. Dù cho phạm vi hai khái niệm "cổ" và "kim" trong cổ
tích không khỏi có lúc lẫn lộn, nhưng mỗi nhân vật, mỗi tình tiết mỗi hình ảnh
của cổ tích đều nhất thiết phải là một nhân vật, một tình tiết, một hình ảnh vốn
có trong truyền thống nghệ thuật xa xưa của văn học dân gian, được nhân
dân coi là quen thuộc, đã thấm sâu vào tiềm thức mọi người. Cũng giống như
những miếng trò kiệt tác trong tuồng hay chèo cổ luôn luôn được các đời sau
sử dụng lắp đi lắp lại, những mô-típ nghệ thuật đã trở thành tiêu biểu của văn
học dân gian, nhất là nghệ thuật vần vè hay truyện kể, cũng thường xuyên
được tái sinh có chuyển dịch ít nhiều trong nhiều thời đại, làm thành kiểu tư
duy nghệ thuật đặc trưng của văn học dân gian, và đó là điều kiện thuận lợi
để truyện cổ tích sinh sôi nẩy nở theo phương thức ứng diễn và tìm thấy mối
liên hệ loại hình với nhau.
Như vậy, vấn đề xác định tính cổ của truyện cổ tích là căn cứ chủ yếu vào
phương thức cấu tạo hình tượng, sự sắp xếp, xâu chuỗi cốt truyện và mô-típ,
mà không nhất thiết căn cứ vào thời điểm lịch sử của câu chuyện. Những
truyện như Vợ ba Đề Thám tuy cách ta trên nửa thế kỷ và mang thề tài cổ tích
rõ rệt nhưng trong đó có những tên giặc râu xồm, mũi lõ, có súng trường,
súng lục nên vẫn chưa thể nào thừa nhận là truyện cổ tích.
Nó là câu chuyện đã qua nhưng chưa hoàn toàn "cổ". Nó thuộc về loại những
truyện mới. Mặc dầu không có mốc giới hạn về thời gian rõ rệt, nhưng một
truyện cổ tích cố nhiên không thể là một truyện đời nay và cũng không thể là
một truyện dĩ vãng nhưng phù hợp với đời nay hơn là đời xưa, phù hợp với
trạng thái sinh hoạt hiện đại hơn là trạng thái sinh hoạt của xã hội cũ. Cái chất
liệu dĩ vãng chứa đựng trong đấy thực tình chưa lắng xuống, và chưa được đại
19
đa số nhân dân công nhận là ở bên kia biên giới của cái "mới". Sở dĩ có
những câu chuyện mới sáng tác gần đây có thể liệt vào truyện cổ tích là vì bối
cảnh, khí hậu xã hội, phong cách sinh hoạt và tâm lý nhân vật mà chúng được
xây dựng, so với bối cảnh, khí hậu, phong cách sinh hoạt và tâm lý của người
đời xưa tuyệt không có gì là trái ngược. Cho nên, tính chất cổ là một tiêu
chuẩn không thể thiếu được khi nhận định một truyện cổ tích.
Hai là, trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc.
Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặt
những tình tiết không hợp lý. Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự bịa
đặt không thể vượt ra khỏi bản sắc dân tộc. Hãy đặt một giả thuyết là có một
câu chuyện không kém lý thú và màu sắc cũng rất cổ, lưu hành phổ biến trong
khá nhiều người. Có điều, nhân vật trong truyện đáng lý là Bụt, Tiên, hay
Ngọc Hoàng thượng đế, thì ở đây lại là Đức Chúa Trời hay Đức Mẹ Đồng
trinh. Chỉ cần thế thôi, câu chuyện đã trở nên xa lạ, đã nhạt đi mất nhiều ý vị
của một cổ tích. Nhưng nếu đấy là một truyện ngụ ngôn hay khôi hài thì lại
khác. Vai Đức Chúa hay Đức Mẹ vẫn không ảnh hưởng gì đến đặc trưng loại
hình của chúng. Miễn câu chuyện có ngụ một ý tưởng sâu sắc hay gợi được
cười cợt cho người nghe, người đọc là đủ.
Chúng ta thấy cái tên Đức Chúa hay Đức Mẹ truyền vào Việt-nam từ thế kỷ
thứ XVI kể đến nay đã hơn bốn trăm năm mà vẫn chưa thể nào quen thuộc
với tâm lý dân tộc. Trái lại, cái tên Bụt, Tiên cũng là mượn của những thứ tôn
giáo ngoại lai nhưng đã thành truyền thống, vì từ đã rất xưa, những tôn giáo
này từng hóa thân vào đời sống dân tộc, chấp nhận những sự thanh lọc gay
gắt, trở thành tôn giáo chung chi phối cuộc sống tâm linh của cả cộng đồng.
Đặc điểm này cắt nghĩa tại sao khi một truyện cổ tích của dân tộc này truyền
vào một dân tộc khác, thì phải chuyển hóa thành một truyện mới, hay ít nhất
cũng phải mang những mô-típ mới, những màu sắc quen thuộc hoặc gần như
20
quen thuộc với điều kiện sinh hoạt, với tâm hồn của dân tộc mới.
Cần phải nói thêm là truyện cổ tích thường giàu tính cộng đồng. Giá thử trong
truyện có in dấu cá tính của người sáng tác thì cá tính đó cũng phải phù hợp
hoặc không phương hại gì đến tính chất chung của tập thể. Có thế, nó mới
được tập thể thừa nhận và lưu truyền. Tính cộng đồng tuy không đồng nhất
nhưng có quan hệ khăng khít và là cơ sở của tính dân tộc. Tất nhiên, trong
cùng một giai đoạn lịch sử, giữa các dân tộc khác nhau, các tập đoàn người
khác nhau vẫn có những ước mơ, hy vọng giống nhau, cho nên thế giới trong
truyện cổ tích Đông Tây vẫn thường có những nét gần nhau. Mặc dù thế,
truyện cổ tích của mỗi dân tộc vẫn phản ánh xã hội, đất nước, cuộc sống,
phong tục, những vấn đề lịch sử cụ thể của dân tộc mình. Dân tộc tính đối với
cổ tích quả là một tiêu chuẩn khá quan trọng.
Ba là, truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật.
Nay ta kể cho nhau nghe một câu chuyện rất xưa về ma. Một con ma gốc đề
hiện hình lè lưỡi nhát người chẳng hạn. Câu chuyện ấy sẽ không bao giờ trở
thành truyện cổ tích được nếu trong đó không bao hàm một ý nghĩa gì về cuộc
đời, về con người, hay không có những tình tiết gợi hứng cảm cho người
nghe. Không những truyện ma mà ngay cả truyện người, truyện thần, truyện
vật cũng chưa hẳn là cổ tích nếu chúng không hướng đến một mục đích nhân
sinh cao cả, hoặc có mục đích nhân sinh nhưng lại không tan biến vào trong
từng tình tiết của truyện để trở thành một mục đích tự thân, một nhận thức
thẩm mỹ sâu sắc. Rõ ràng, truyện cổ tích không phải là một loại truyện suông
vô ý nghĩa, cũng không phải là một loại truyện "ngụ ý" tầm thường. Nếu là
một truyền thuyết theo nghĩa rộng như trên đã nói, thì lại khác. Truyền thuyết
không bắt buộc truyện nào cũng phải có yêu cầu nhân sinh hoặc thẩm mỹ đó.
Tất nhiên, nếu là truyện có ý nghĩa mà lại chỉ đơn thuần chép lại sự thật như
truyện thời sự thì cũng không thể gọi là cổ tích. Như chúng ta đã biết, văn học
21
nghệ thuật gắn liền với cái đẹp và do đó nó đòi hỏi sự gia công, sự nỗ lực
sáng tạo. Là một loại hình tự sự hoàn chỉnh nhất trong các loại hình tự sự dân
gian, yêu cầu sáng tạo này đối với cổ tích rõ ràng là nghiêm ngặt hơn các loại
"truyện" dân gian khác rất nhiều. Tác giả truyện cổ tích phải vận dụng trí
tưởng tượng, xếp đặt nội dung, bố trí tình tiết, làm cho mạch truyện tiến triển
theo một kết cấu nghệ thuật nào đấy để đạt tới kết luận định sẵn. Nói cách
khác, truyện cổ tích phụ thuộc rất nhiều vào ý định và tài năng của tác giả chứ
không tùy thuộc hoàn toàn vào những câu chuyện xảy ra tự nhiên trong đời
sống hàng ngày. Sở dĩ những sự tích Cố Bu, Ba Vành không còn mang tính
chất lịch sử nữa là nhờ thông qua hư cấu nghệ thuật của tập thể quần chúng
nên câu chuyện thực đã được cải biên hoặc cách điệu thành những thiên
truyện anh hùng, những nhân vật anh hùng đúng như quan niệm lý tưởng của
quần chúng. Tất nhiên, tưởng tượng và hư cấu ở đây sẽ không hạ thấp mà
càng làm cho nghệ thuật truyện cổ tích có giá trị chân thật hơn hẳn các loại
truyện tự sự dân gian khác. Xét về mặt quan niệm nghệ thuật, điều này có
khác với phương Tây. Trong cách kể truyện cổ tích của phương Tây, người kể
thường vẫn dùng một câu kết nói rõ mình đã "tán dóc", đã "bịa" trong suốt
quá trình kể chuyện. Nghĩa là cả người kể lẫn người nghe không ai tin đấy là
chuyện thật. Còn ở Việt nam thì khác: người kể chỉ thực sự thành công khi
làm cho người nghe tin rằng chuyện do mình kể đã xẩy ra ở đâu đó, tại một
địa phương phiếm chỉ nhưng không xa nơi họ đang sống. Cũng chính nhờ tính
chân thật này mà sau khi đã ngừng kể, câu chuyện vẫn còn sống động, được
biến hóa từ địa danh này sang địa danh khác, và truyền đi, qua trí nhớ của
nhiều người.
Tóm lại, đặc điểm thứ ba này cho phép ta phân biệt truyện cổ tích với các loại
truyện dân gian khác, ở chỗ, nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc
tương đối hoàn chỉnh. Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ
22
thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn
xuôi tự sự trong nền văn học viết.
Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích cũng khiến khái
niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví
dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.
2. C¬ së thùc tiÔn.
Cuộc điều tra ở một trường Tiểu học lớn tại Hà Nội ( trường Tiểu học Dân
lập Lê Qúy Đôn) cho thấy mức độ yêu thích của học sinh đối với những bài
tập đọc các tác phẩm truyện cổ tích trong nhà trường.
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tr-
êng……………………………………………………………………
23
Họ và tên:.
Lớp:
1. Em có thích đọc, nghe truyện cổ tích không?
- Vì sao? ( Truyện cổ tích giúp mọi ngời thơng yêu nhau, đặc sắc và có
nhiều nhân vật, chi tiết thần kì, bổ ích, có cốt truyện rõ ràng giúp các
em kể lại truyện dễ dàng, từ ngữ rất lạ và rất hay, hấp dẫn, lôi cuốn)
2. Qua các truyện cổ tích em học tập ở các nhân vật trong truyện
những tính cách nào? (Yêu đất nớc, yêu thơng mọi ngời say mê học tập,
trung thực, giả dối, tham lam, dũng cảm, yêu lao động).
3. Qua các truyện cổ tích mà em biết, em có mơ ớc gì?
Kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn
Qua phần tìm hiểu điều tra, khảo sát cho thấy rằng.
24
- Học sinh 3 lớp 2A3, 3A4, 4A1 (90 học sinh) khi tiến hành khảo sát bằng
phiếu điều tra cho thấy rằng:
+ Với câu hỏi: Em thớch nghe, k, c truyn c tớch khụng ? Vỡ sao?
- 100% các em học sinh đều thích nghe , kể, đọc truyện cổ tích các em đều
nêu đợc lý do yêu thích nhng lý do của học sinh các lớp khác nhau.
* Lớp 2A4:
+ 8/30 học sinh (25%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó cú nhng t
ng rt l v rất hay, hấp dẫn, lụi cun.
+ 5/30 học sinh (15%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất bổ ích, cú
ct truyn rừ rng giúp các em kể li đợc truyện d dng.
+ 17/30 học sinh (60%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất đặc sắc và
có nhiều nhân vật, chi tit thn kỡ.
* Lớp 3A4:
+ 5/30 học sinh (15%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất bổ ích, cú
ct truyn rừ rng giúp các em kể li đợc truyện d dng.
+ 11/30 học sinh (36%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất đặc sắc
và có nhiều nhân vật, chi tit thn kỡ, trong truyện cổ tích cái xấu không tồn
tại
+ 14/30 học sinh (49%) trả lời là yêu thớch truyện cổ tích vì nó giúp mọi
ngời yêu nhau hơn.
*Lớp 4A1:
+ 25/30 học sinh (85% ) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi ng-
ời yêu thơng nhau hơn , trong truyện cái xấu,cái ác không tồn tại và biết thêm
nhiều sự tích.
+ 5/30 học sinh (15%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi ngời
yêu thơng nhau hơn và biết thêm nhiều sự tích.
+ Với câu hỏi:Qua truyện cổ tích, các em học tập ở các nhân vật trong
truyện các tính cách nào?.
25