Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.16 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ngày nay đã và đang phát triển
nhanh chóng, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong
xã hội. Được đánh giá là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình du
lịch, du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã đem lại nguồn thu đáng kể cho
nhiều quốc gia.
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên
lẫn nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta.
Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch. Tỉnh Lâm Đồng là
một trong các địa danh đó, được nhiều người biết đến nhờ vào điều kiện khí hậu,
cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh Lâm Đồng
còn có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ vào địa hình trải dài trên cao nguyên
Lâm Viên. Nhiều đồi núi được hình thành từ rất sớm, đặc biệt khu vực thành phố
Đà Lạt có địa hình cao trên 1000m và có nhiều núi cao 2000m so với mực nước
biển, khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm và có rất nhiều cảnh đẹp. Đó đều là những
tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh
thái nơi đây đang đứng trước những thách thức to lớn. Đó là tình trạng lãng phí
nguồn tài nguyên. Một thực trạng đáng chú ý là mặc dù có rất nhiều thế mạnh về tài
nguyên du lịch nhưng hiện nay, tình trạng khai thác một cách không quy hoạch đã
ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn tài nguyên quý giá này.
Nằm ở độ cao hơn 1500m so với mực nước biển. VQG Bi-doup Núi Bà là nơi
nơi sinh sống của những loài cây hạt trần, chim và động vật lưỡng cư đặc hữu, quý
hiếm, tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều
thác nước, đặc biệt có cây Pơ-mu 1300 tuổi,… là một trong 28 Vườn quốc gia nằm
trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Nơi đây được các nhà khoa học
đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn
trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi
Bà còn là nơi sinh sống của đồng bào người K’ho với những giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc, những lễ hội mang tính cộng đồng cao. Với những giá trị sẵn có ấy,


1
VQG Bidoup Núi Bà hoàn toàn có thể phát triển một cách bền vững loại hình du
lịch sinh thái.
Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến nay, VQG Bidoup Núi Bà đã và đang có sự
phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nhưng những hoạt động
này chưa thể đem lại hiệu quả kinh tế cao tương xứng với tiềm năng vốn có. Trước
thực tế đó em đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
Quốc Gia Bidoup - Núi Bà” làm tiểu luận định hướng chuyên ngành của mình.
Nhằm chỉ ra những cái làm được và chưa làm được trong hoạt động du lịch sinh
thái của Vườn, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phát huy tối đa những tiềm năng
hiện có, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch tại điểm, đáp ứng nhu cầu của du
khách đồng thời đem lại lợi nhuận cho nhà quản lí cũng như người dân địa phương,
đảm bảo tính bền vững cho ngành du lịch và sự phát triển chung của nền kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Hệ thống hóa lý thuyết về du lịch sinh thái và phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà.
 Đánh giá tiềm năng và thực trạng các sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG
Bidoup Núi Bà.
 Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động DLST tại đây, đề
xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
 Sản phẩm du lịch sinh thái ở VQG Bidoup Núi Bà.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: VQG Bidoup Núi Bà.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thực địa: Tham quan thực tế tại Vườn, xác định các tuyến
điểm du lịch, quan sát ghi chép tỉ mỉ những thông tin, nội dung cần thiết phục vụ
cho bài làm, phát hiện những giá trị phục vụ cho mục đích đề xuất các giải pháp
2

phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà mang tính thực tế và
bền vững.
 Phương pháp phân tích – hệ thống hóa lý thuyết: Tham khảo các tài liệu liên
quan đến lý thuyết về DLST cùng các mô hình đang được vận dụng ở các nước
trong khu vực và tại Việt Nam làm cơ sở khoa học cho đề tài.
 Phương pháp bản đồ: Có cái nhìn khái quát về điều kiện tự nhiên, nhân văn,
vị trí các tuyến điểm du lịch nhằm ghi lại chính xác các giá trị du lịch tại mỗi tuyến
điểm.
 Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu thông qua mạng truyền thông và số
liệu trực tiếp của cơ quan quản lý VQG Bidoup Núi Bà cung cấp để có thể nắm bắt
được thực trạng phát triển DLST tại đây.
5. Kết cấu tiểu luận.
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan về du lịch sinh thái
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái
tại VQG Bidoup Núi Bà
2.1. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
2.2. Thực trạng hát triển du lịch sinh thái tại Vườn
2.3. Nhận xét chung
Chương 3: Giai pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà
3.1. Đề xuất giải pháp pháp triển du lịch sinh thái tại Vườn
3.2. Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
Phần 3: Kết luận
Phụ lục
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm du lịch sinh thái (DLST)
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên và bảo

vệ môi trường, nâng cao giá trị văn hóa bản địa, đáp ứng nhu cầu du lịch xanh. Ở
đây không chỉ có các nhà quản lý, các nhà kinh doanh du lịch mà dân địa phương
đều thu được lợi ích khi tham gia hoạt động DLST. Tuy nhiên cho đến nay theo các
tài liệu khoa học về du lịch thì vẫn chưa có khái niệm về DLST mang tính thống
nhất. Nhưng tất cả đều dựa trên một quy luật chung là dựa vào tài nguyên thiên
nhiên yếu tố văn hóa bản địa.
Du lịch sinh thái được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau:
 Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
 Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural – based tourism)
 Du lịch môi trường (Environimenttal tourism)
 Du lịch thám hiểm (Adventur tourism)
 Du lịch xanh (Green tourism)
 Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
 Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
 Du lịch bền vững (Sustainble tourism)
 …
Cũng có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
tác động đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động
du lịch. Lại có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch
có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững
Cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain- một nhà
nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái năm 1987 nêu ra như sau: "Du lịch sinh
thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với
những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và
giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện
tại) được khám phá trong những khu vực này".
4
Càng về sau này, định nghĩa này luôn được thay đổi bổ sung, đơn cử như: Theo
Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 đưa ra khái niệm sau: “DLST là du lịch có mục

đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi
trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để
phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng
đồng địa phương”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường
có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các
lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo
tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ
cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan
hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng
như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường
và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Mặc dù vậy, về nội dung các khái niệm trên đều chỉ ra DLST là loại hình du
lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến những môi trường còn tương đối
nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các
hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo làm thức dậy ở du khách tình yêu
và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Khái quát lại có thể coi DLST là loại hình du lịch có các đặc tính cơ bản sau:
 Là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa,
 Được quản lí bền vững về môi trường sinh thái,
5
 Gắn với giáo dục và diễn giải về môi trường,

 Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái
DLST là hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của
khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa
bản địa đặc sắc, các truyền thống văn hóa của khu vực tự nhiên ấy. Hạn chế ít nhất
tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế - văn hóa.
Mọi hoạt động phát triển DLST đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những
giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về
cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Các khu, điểm tổ chức phát triển du lịch sinh thái là những
nơi có giá trị về tính đa dạng sinh học cao, chưa chịu tác động của con người và có
tính hấp dẫn cao.
Có chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích thường tổ chức thành các nhóm
nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi. Kết quả của quá trình khai thác đó là
sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều
lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
Thông thường DLST được các tổ chức và doanh nghiệp có quy mô ở địa
phương tổ chức, điều hành, quảng cáo đến du khách. DLST có hỗ trợ cho hoạt động
bảo tồn tự nhiên bằng cách tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ
chức và chủ thể quản lí. Tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng
địa phương. Tăng cường nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương về sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
1.3. Mục đích của du lịch sinh thái
Theo viện nghiên cứu phát triển miền núi (TMI) thì mục tiêu cụ thể để phát
triển du lịch sinh thái như sau:
 Là công cụ cho việc bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và giá trị nhân
văn độc đáo.
 Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống.
 Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết cho mọi người
về những vấn đề như vai trò của rừng đối với môi trường và cuộc sống con người,
6

Một số tiêu chí của du lịch sinh thái được coi là kim chỉ nam cho loại hình phát
triển này:
 Đầu tiên du lịch sinh thái phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn
hóa, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,
 Du lịch sinh thái phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua
việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.
 Du lịch sinh thái cộng đồng phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương,
 Du lịch sinh thái phải mang đến cho khách hàng một sản phẩm du lịch có
trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
1.4. Ý nghĩa phát triển du lịch sinh thái
Đối với du lịch:
 Tạo sự đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch.
 Góp phần thu hút khách du lịch, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho các
nhà kinh doanh du lịch nói chung và người dân địa phương nói riêng.
 Góp phần bảo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn nói chung và
tài nguyên du lịch nói riêng.
Đối với cộng đồng địa phương:
 Cộng đồng được hưởng lợi về mặt kinh tế bình đẳng như các thành phần
tham gia khác. Cơ hội việc làm cho các thành viên, tăng thu nhập, được hưởng lợi
từ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội địa phương.
 Nâng cao trình độ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo điều kiện
thuận lợi cho cộng đồng địa phương hòa nhập với cuộc sống văn minh hiện đại.
 Nhận được lợi ích từ bảo tồn tài nguyên môi trường, sự hỗ trợ từ chính sách
thị trường và thương mại của các tổ chức du lịch.
1.5. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái
Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch sinh thái phụ thuộc vào các điều
kiện cơ bản như sau:
7
 Điều kiện về tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn là có
ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch . Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được

xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại,
được đánh giá về quý hiếm. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu
hút khách du lịch đến tham quan ngay ở hiện tại và cả tương lai.
 Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố
số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn quá trình
nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định
phạm vi cộng đồng là những dân cư sinh sống và lao động cố định, lâu dài trong
hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
 Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu và tương lai sẽ thu hút được nhiều khách. Điều kiện về khách du lịch
cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch và vấn đề công ăn việc làm cho
cộng đồng địa phương.
 Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.
 Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch và các công ty
lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
1.6. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
Các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái đã đề ra các nguyên
tắc như sau:
 Luôn đặt các nguyên tắc về bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Phát biểu chính
sách về du lịch sinh thái và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát
triển bền vững.
 Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyết định
về du lịch sinh thái, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý.
 Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân. Chia sẻ lợi
ích từ du lịch cho cộng đồng, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch được phân
chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng
8
được trích để phát triển chung cho xã hội như hệ thống các công trình công cộng

đường xã, cầu cống, điện nước và chăm sóc sức khỏe, các chương trình giáo dục,
 Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sản phẩm
du lịch vào bên trong hệ thống.
 Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển
du lịch sinh thái; Quá trình phát triển phải phù hợp với khả năng của cộng đồng.
Bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài
nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng
đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với
tài nguyên.
 Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng
dẫn quốc tế.
 Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch
trong đó có định các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên;
 Khuyến khích và hỗ trợ việc tạo các mạng lưới thúc đẩy và tiếp thị các sản
phẩm du lịch sinh thái trong nước và quốc tế.
 Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực phục vụ phát triển du
lịch. Hướng dẫn viên và các thành viên tham gia phải có kiến thức vững chắc về
môi trường, kỹ năng du lịch, tác phong chuẩn mực, khả năng ngoại ngữ và diễn đạt
tốt, có ý thức bảo vệ môi trường,…
 Lượng du khách phải luôn được điều hoà ở mức độ vừa phải, không gian
môi trường không bị quá tải. Nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự
nhiên. Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên.
Các nguyên tắc trên cho thấy du lịch sinh thái là một phương thức, một quá
trình tương tác giữa thiên nhiên và con người (khách du lịch), mối quan hệ này do
cả hai bên, tạo ra các lợi ích kinh tế, giữ gìn nguồn tài nguyên, trân trọng các giá trị
văn hóa địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho ngành du lịch.
9
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG BI-DOUP NÚI BÀ

2.1. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Bidoup – Núi Bà
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí - Diện tích :
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương
và một phần diện tích thuộc huyện Ðam Rông, tỉnh Lâm Ðồng;
Toạ độ địa lý:
 Từ 12 độ 00' 00” đến 12 độ 52' 00” vĩ độ Bắc.
 Từ 108 độ 17'00” đến 108 độ 42' 00” kinh độ Đông.
(Nguồn: Internet)
10
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà hiện nay có diện tích 64.703,0ha bao gồm:
 56.437,0ha rừng đặc dụng thuộc phân khu chức năng (bảo vệ nghiêm ngặt và
phục hồi sinh thái);
 8.266,0ha rừng phòng hộ xung yếu.
Ngoài ra tháng 1/2010 UBND Tỉnh còn giao cho VQG quản lý thêm 1.205,47
ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông đa nhim (TK 96, 97,98) để xây dựng khu hành
chính – dịch vụ (100ha).
b. Địa hình
Nhìn chung địa hình của khu vực Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nghiêng theo
hướng Đông Bắc-Tây Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như dãy
Bidoup chạy theo hướng Đông Nam; dãy Giarich hướng Đông bắc hay dãy Hòn
Giao theo hướng Bắc nam. Điều kiện địa hình này đã tạo ra những đỉnh núi cao
quanh năm có mây mù che phủ và các thung lũng sâu, là thượng nguồn của các con
sông lớn trong khu vực. Độ chênh cao từ 600 m (Sông Krongno) và 2.287m (đỉnh
Bidoup) hay 2167m (đỉnh Núi Bà) đã tạo ra những cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng
thích hợp cho nhiều hoạt động du lịch khác nhau.
c. Khí hậu - Thuỷ văn:
Khí hậu: Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm trên địa hình núi trung bình và

núi cao, có độ cao trung bình 1.500m – 1.800m, được bao quanh bởi các dãy núi
cao, nên tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu tại Vườn QG có khí
hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm là 18
0
C; tối thấp (- 0,1
0
C
năm 1932); (tối cao 31,5
0
C năm 1928, 1930, 1934). Trong năm có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; Nhiệt
độ trung bình năm 180C; Lượng mưa trung bình: 1800mm; Độ ẩm vào mùa khô là
80% và mùa mưa là 85%. Tuy nhiên tại các đai có độ cao trên 1.900m như Bidoup,
Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 – 3.000mm/năm
và có sương mù bao phủ quanh năm.
Thuỷ văn: VQG Bidoup – Núi Bà là thượng nguồn của các hệ thống sông
Krông Nô là một nhánh của sông Mêkong, Sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước
cho các nhà máy thuỷ điện ở các tỉnh miền Nam và còn là nguồn cung cấp, duy trì
11
nguồn nước cho các hồ tại Thành Phố Đà Lạt như: hồ Ðan Kia, hồ Ða Thiện, hồ
Than Thở, hồ Xuân Hương và vùng phụ cận.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới của Việt Nam đặc trưng cho vùng cao nguyên, là một địa
điểm lý tưởng trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn và đa dạng sinh học. Vườn quốc
gia Bidoup-Núi Bà có rừng kín thường xanh lá rụng, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng
và lá kim ẩm á nhiệt đới; rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim (thông ba lá), kiểu
phụ rừng rêu.
Đến rừng Bidoup – Núi Bà chúng ta được tận mắt chứng kiến nơi khởi thủy,
đầu nguồn của các con sông chảy qua khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và Đông

Nam Bộ: Đó là sông Đồng Nai khởi nguồn từ Đạ Đờn; sông K’rông Nô, K’rông
Ana, Sê rê pốk… Sức quyến rũ của rừng Bidoup – Núi Bà ẩn chứa ở một vùng địa
hình chia cắt bởi các dãy núi cao như đỉnh Hòn Giao (2.060m), đỉnh Bidoup
(2.287m), đỉnh LangBiang (2.167m). Với khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm
18
0
C, lượng mưa trung bình năm 1800mm, tại các đai cao trên, lượng mưa có thể
đạt 2800-3000mm/năm, đã tạo nên một hệ thống các thác nước hùng vĩ tuyệt đẹp
theo các bậc thềm địa chất khác nhau như Liêng ca, Liêng char, thác 7 tầng, thác
K’long K’lanh. Do đó tạo nên các thảm thực vật khác nhau thay đổi theo độ cao.
Thảm thực vật rừng ở đây được đặc trưng bởi các kiểu rừng:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao
trên 1.700m, lượng mưa 2.300mm- 3.000mm/năm, độ ẩm từ 89%- 95%, được đặc
trưng bởi các họ: chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ
Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Hoa
Hồng (Rosaceae), họ Thông (pinaceae), họ Kim Giao (Podocarpaceae), họ Hoàng
Đàn (Cupressaceae).
Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao
trên 1.700m, được đặc trưng bởi các họ: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re , họ Chè, họ Ngọc
Lan, họ Thông, họ Kim Giao, họ Hoàng Đàn.
Kiểu phụ rừng rêu( rừng lùn): Phân bố ở độ cao trên 2.000m, nơi đây thường
xuyên bị che phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ
12
Phong Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Đỗ
Quyên (Ericaceae).
Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 1.700m, đặc
trưng bởi Thông ba lá( Pinus khasya) mọc thuần loài.
Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng: Phân bố ở độ cao 800-
1.200m, đặc trưng bởi các loài : Le Núi Dinh (Oxynanthera dinhensis), Lồ Ô
(Bambusa balcoa), cùng với các loài cây gỗ như: Mạ sưa (Helicia cochinchinensis),

Chẹo (Engelhardtia wallicluana). Hệ thực vật ở đây được di cư xâm nhập theo 3
luồng : Hệ thực vật Ấn Độ- Miến Điện có họ Bàng (Combretaceae); Hệ thực vật
Himalaya- Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc có 5 họ đặc trưng: họ Kim Giao, họ
Dẻ, họ Ngọc Lan, họ Re, họ Đỗ Quyên; Hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung
Quốc có 6 họ đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ
Thị (Ebenaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Điều
(Anacardiaceae).
Nhờ khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nước, hấp thụ CO2 của thảm thực vật và
các giá trị đa dạng sinh học, Bidoup - Núi Bà có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc duy trì tính cân bằng của hệ sinh thái và môi trường. Đồng thời, đây cũng
nguồn tài nguyên quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái của VQG Bidoup -
Núi Bà nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
2.1.1.3. Giá trị đa dạng sinh học
 Đa dạng sinh học về loài thực vật:
Với khoảng 1.468 loài bao gồm họ Lan 250 loài; họ Cúc 78 loài; họ Ðậu 65
loài; họ Cỏ 58 loài; họ Cà phê 45 loài; họ Dẻ 41 loài; họ Thầu dầu 35 loài; họ Cói
33 loài; họ Hoa hồng 33 loài; họ Long não 29 loài; họ Dâu tằm 28 loài; họ Ðơn nem
25 loài; họ Bạc hà 22 loài; họ Ðỗ quyên 21 loài; họ Chè 21 loài…
Trong rừng Bidoup – Núi Bà chúng ta luôn bắt gặp nhiều loài cây lâu năm, thân
rất lớn như Pơmu, Chò sót, Chò nước, Thông nàng, Thông chàm, Thông năm lá
(đây là loại cây rất hiếm, chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ có ở một số đỉnh núi cao trong đó có
Núi Bà), Ngo tùng, Thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm của cả thế giới, thân có
thể rộng 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có Giổi, Long não, Thông trê, Thông
13
lông gà… Rừng ở đây còn có một số loài cây thuốc quý: Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất
nam, bổ cốt toái, Hoàng liên ô rô. Đặc biệt nơi đây còn có nhiều loại nấm quý như:
Linh chi, Xích chi, Hắc chi…
Sở hữu mức độ đa dạng và đặc hữu cao về thực vật: có ít nhất 1.561 loài thực
vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi; Số loài thực vật cần quan tâm bảo
tồn gồm 74 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007, và Sách đỏ IUCN 2009, thuộc

29 họ thực vật; 96 loài đặc hữu,
Vườn quốc gia còn mệnh danh là vương quốc các loài Lan, sở hữu nguồn gien
về Lan lớn nhất Việt Nam (258 loài), phần nhiều là các loài đặc hữu với cao nguyên
Lâm Viên như: Thanh lan, Hồng lan, Vân hài, Hoàng lan, Tuyết ngọn, Mắt trúc,
Bạch nhạn, Lan sứa, Lá gấm…
 Đa dạng về loài động vật:
Hệ động vật của VQG cũng rất đa dạng và đặc hữu cao, gồm 10 bộ, 24 họ, 75
loài. Bao gồm: họ Cầy, họ Chuột, họ Khỉ, họ Mèo, họ Sóc cây, họ Chồn, họ Hươu
nai, họ Gấu, họ Trâu bò, họ Nhím, họ Chuột chù, Chồn bay, họ Dơi quả, họ Cu li,
họ Vươn, họ Chó, họ Lợn, họ Cheo cheo, họ Tê tê, họ Sóc bay, họ Dúi. Điều nổi lên
đối với khu hệ thú VQG Bidoup-Núi Bà là các loài thú lớn móng guốc hiện diện
tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn
dương(Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Voi
(Elephas maximus). Các loài linh trưởng cũng khá phong phú (07 loài).
VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt,
gồm 15 bộ, 43 họ và 220 loài trong đó 14 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Với 03
vùng chim quan trọng là: Bidoup, Langbian, và Cổng trời có nhiều loài chim đặc
hữu hẹp của Cao nguyên Đà lạt như: Khướu đầu đen (Garrlax milleti), Khướu đầu
đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầu xám (Garrulax vassali), Bồ câu nâu
(Columba punicea), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Sẻ thông họng vàng
(Carduelis monguilloti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Trĩ sao (Rheinardia
ocellata), Diệc nâu (Anorrhinus tickelli). Ngoài ra, theo Nghị định 32, các loài chim
cần quan tâm bảo tồn ở VQG Bidoup-Núi bà còn có thêm: Gà lôi hông tía (Lophura
diardi), Chích choè lửa (Copsychus malabaricus), Vẹt ngực đỏ (Psittacula
alexandri) và hai loài bị đe dọa thuộc sách đỏ của IUCN(2004) là Hồng hòang
(Buceros bicornis), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules)
14
Về Bò sát: họ Rắn nước, họ Nhông, họ Rắn hổ, họ Tắc kè, họ Kỳ đà, họ Rùa
núi, họ Thằn lằn bóng, họ Trăn, họ Rắn mống, họ Rắn lục, họ Ba ba.
Về Ếch Nhái: họ Ếch nhái, họ Nhái bầu, họ Cóc nhà, họ Ếch cây; …

 Đa dạng về nguồn gen:
Có nhiều nguồn gen quý hiếm và đặc hữu như : Thông tre, Thông đỏ, Du sam,
Pơ mu Bách xanh, Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá Ðà Lạt, Ðỉnh tùng, Hoàng đàn giả.
Côm Bidoup, Chè gò đồng Bidoup, Lan Hoàng Thảo Ðà Lạt, Lan Hoàng thảo Lang
Biang, Trà hoa Langbiang, Chân chim Langbian, Cung nữ Langbian, 250 loài
phong lan, cho hoa đẹp và quý, 9 loài Ðỗ quyên, 5 loài Thu hải đường, 6 loài Thích
là các nguồn gen quý.
Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn
với những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại của Việt Nam và khu vực Đông Nam
Châu Á, là một nguồn khám phá vô tận của tất cả các du khách và các nhà khoa học
khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt.
2.1.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội
a. Dân số
Vườn quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Lạc
Dương là: Xã Lát, Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais và Đạ Nhim và một phần nhỏ xã
Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu,
vùng xa đặc biệt khó khăn, có diện tích lớn và dân cư thưa thớt. Tổng diện tích của
5 xã là 127.363,00 ha, tổng số hộ là 2.840 hộ với 14.242 nhân khẩu. Mật độ dân số
bình quân là 11,2 người/km2. Trong đó, có những xã có mật độ dân số rất thấp như
Đa Chais (3,9 người/km2), Xã Lát (6,0 người/km2).
Hầu hết dân cư đều nằm ngoài vùng lõi của VQG (93,06%). Số dân cư đang
sống trong vùng lõi là 193 hộ với 942 nhân khẩu (chiếm 6,94%). Số hộ này tập
trung tại 2 thôn là: thôn Klong Klanh (147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi
(46 hộ với 265 nhân khẩu) của xã Đạ Chais.
b. Văn hoá, y tế và giáo dục
15
Thực hiện các chính sách đặc thù về giáo dục; tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường ở các cấp học. Quan tâm

chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, ý thức
trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên. Hiện nay, tại 5 xã có tổng cộng 3.756
học sinh–sinh viên, chiếm 26,37% tổng dân số. Trong đó, cấp 1 là 1.882 học sinh
chiếm 13,21% tổng dân số; cấp 2 là 1.236 học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3
là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng dân số và số sinh viên đang theo học tại các
trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là 158 chiếm 1,11% tổng
dân số (số liệu năm 2010).
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, phát triển các cơ sở đào tạo, chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học
và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ dân tộc thiểu số.
Về y tế, các xã đã và đang thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và
nâng cao chất lượng dân số. Bảo đảm nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đồng bào các
dân tộc trên cơ sở bảo tồn tinh hoa văn hóa và bản sắc truyền thống. Đẩy mạnh
phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng gia đình, thôn, buôn văn hóa.
Phát triển đồng bộ mạng lưới y tế đến cơ sở; Từng bước nâng cao chất lượng
chuyên môn và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế; thực hiện các giải pháp chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo môi
trường lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; đầu tư xây dựng các cơ sở
khám chữa bệnh, trạm y tế có bác sĩ và thôn, buôn có y tế cộng đồng.
c. Đặc điểm kinh tế
Vườn Quốc gia nằm trong địa giới hành chính của Huyện Lạc Dương và một
phần Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là các huyện miền núi còn nhiều khó khăn,
hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn nhiều thách thức. Chỉ tính phần diện tích Vườn
Quốc gia nằm trong địa giới hành chính Huyện Lạc Dương thì diện tích canh tác chỉ
chiếm 5% tổng số diện tích nhưng lại có 18.804 khẩu/3601 hộ mà phần lớn là đồng
bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống bằng nghề canh tác truyền thống với tỉ lệ đói
nghèo lên đến 27,91% (1.005 hộ). Chính vì thế mà người dân vẫn còn tập quán phá
rừng làm rẫy, săn bẫy thú, khai thác gỗ và những lâm sản ngoài gỗ trái phép trong
khu vực Vườn Quốc gia mặc dù đã có hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
16

Nguồn lao động ở đây là khá lớn có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang
trong tuổi lao động, trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người, số người
ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động
đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, tham gia tổ giao khoán bảo vệ rừng, làm thuê theo thời vụ.
Phụ nữ chiếm 48,67 % tổng dân số của 5 xã. Phụ nữ người K’Ho thường sinh
rất nhiều con và làm chủ gia đình (theo chế độ mẫu hệ). Ngoài ra, do trình độ dân trí
thấp hơn, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi được đi chợ huyện, chợ tỉnh nên
phụ nữ K’ho thường ngại tiếp xúc với người ngoài. Do đó, họ hầu như họ không
tham gia các chương trình tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin
về sản xuất, thị trường, cuộc sống chính trị xã hội.
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm
khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó cà phê và bắp là 02 nguồn thu nhập chính.
Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít nhập lượng cho nông nghiệp
thấp (phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình công nghệ…) kỹ thuật
canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng
với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ.
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán bảo vệ rừng
cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dịch vụ môi
trường với mức 290.000 đồng/ha/năm hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng,
thậm chí còn cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì
ngoài tiền giao khoán bảo vệ rừng theo chính sách còn được hỗ trợ thêm 100.000
đồng/ha theo chương trình 30a.
d . Cơ sở hạ tầng
Các tuyến đường mới được xây dựng vào Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà như
tuyến đường 723 nối liền hai trung tâm du lịch là Nha Trang và Đà Lạt; tuyến
đường 722 (Đường Đông Trường Sơn) nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh
duyên hải miền Trung. Các xã xung quanh Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã có
điện lưới Quốc gia và trong tương lai gần hệ thống nước sạch cũng sẽ được đưa về
các vùng sát Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà theo chương trình nước sạch nông

thôn của Chính phủ. Ngoài ra, chỉ nằm cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 20km về
17
phía Bắc, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà cũng có một thuận lợi lớn trong việc sử
dụng hệ thống cơ sở hạ tầng và lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho các hoạt
động du lịch sinh thái.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các dân tộc thuộc khu vực Vườn Quốc gia còn giữ được nhiều nét hoang sơ
nguyên thủy về sinh thái và nhân văn. Cũng giống như các cộng đồng dân tộc khác,
người K’ho cũng có các nghề thủ công truyền thống:
Dệt thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần
của người K’ho. Nghề dệt không những cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày, góp phần nâng cao nguồn thu nhập gia đình mà còn giúp họ
thể hiện và bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Thông qua tấm vải
dệt, người phụ nữ K’ho đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế
giới tự nhiên, con người qua những hoa văn sinh động, đó là những vật dụng gần
gũi, thân thương gắn bó trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ như cầu thang
nhà sàn, cán xà gạc, con thuyền, mũi chông, cổ nỏ,… và thế giới tự nhiên như vầng
trăng, cây cỏ, chim muôn,…
 Các lễ hội, nghi lễ nông nghiệp đặc trưng: Lễ ăn trâu, Cúng phát rẫy, Cúng
đốt rẫy, Cúng lúa trổ đòng, Cúng sắp gieo lúa, Cúng lúa về nhà.
 Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (Kể chuyện xưa),
Hát tâm pơt (Hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông: Hình thức hát giao duyên.
 Một số nhạc cụ dân gian tiêu biểu: Đàn đá, công chiêng, Trống và bộ khơi
như: khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ và đàn môi…
Góp phần làm nên nét đẹp văn hóa không thể không kể đến tục uống rượu Cần
của đồng bào K’Ho. Có thể nói tục uống rượu cần và tục đánh chiêng là hai tục
thường được nhắc đến trong truyện cổ. Những tục này là nét đẹp trong đời sống văn
hóa của người K’Ho. Uống rượu cần trong tiếng chiêng tiếng trống, trong không khí
hội hè nên con người càng trở nên gần gũi, gắn bó. Nếu có hiềm khích chuyện cũ,
dịp này cũng bỏ qua để cùng nhảy múa tưng bừng. Nếu ai có lỗi lầm thì luật tục

"phạt rượu", cũng là cớ để cùng hòa giải, xóa bỏ lỗi lầm, để xóa đi cái mặc cảm mà
hòa nhập trong sự cảm thông của cộng đồng. Nếu tiếng nhạc trong lễ cưới "kết đôi"
18
đằm thắm thì trong tang lễ là buồn thương. Trong ngày hội tưng bừng, thì trong tế
lễ trang nghiêm. Người uống rượu cũng tùy nghi lễ mà có cách mời chào, cách
thưởng rượu khác nhau cho phù hợp. Tục uống rượu cần gắn liền với sinh hoạt văn
hóa, thành tục lệ không thể thiếu được trong đời sống của người K’Ho trong quá
khứ và một phần hiện tại.
Đây chính là các tài nguyên nhân văn quan trọng cần được bảo tồn và đưa vào
khai thác hợp lý để tạo ra ưu thế so sánh với các điểm du lịch khác trong cả nước và
khu vực. Thêm vào đó, các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc hiện được bảo
tồn tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ là những sản phẩm du lịch đặc thù có
thể liên kết khai thác cùng với các tour du lịch tham quan Vườn quốc gia Bidoup-
Núi Bà.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà.
2.2.1. Tình hình hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý:
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QÐ-TTg
“v/v chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup-
Núi Bà”, ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ.
Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà, được thành lập theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày
23/02/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng với nhiệm vụ và chức năng được phát biểu
như sau:
Chức năng:
Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và diễn giải môi trường trong phạm vi
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, cho cộng đồng và các
trường học theo chức năng của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tham mưu trong việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý và khai thác các tour, tuyến,
điểm du lịch trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.

Nhiệm vụ:
Tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Khai
thác có hiệu quả các nguồn lực của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà phục vụ phát
19
triển du lịch.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà và các tổ
chức, cá nhân có liên quan để lập quy hoạch, kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng
hợp lý các tài nguyên du lịch trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức các hoạt động đưa, đón, hướng dẫn và diễn giải môi trường cho du khách
tham quan Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà để thu hút khách tham quan du lịch. Tổ chức các
hoạt động nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho du khách.
Tổ chức bán vé và thu phí tham quan Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Quản lý, sử
dụng nguồn tiền thu được theo đúng các quy định của Nhà nước.
Tư vấn, thiết kế, xây dựng và thực hiện các tour, tuyến, điểm du lịch trong Vườn
Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và theo phân cấp của Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà.
Xây dựng và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư, các dự án trong lĩnh vực giáo dục môi
trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, cộng đồng và
trong các trường học theo nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Thực hiện hoặc phối hợp các phòng, ban, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khác theo
phân công của Giám đốc và quy chế hoạt động của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi
Bà.
Sơ đồ bộ máy tổ chức Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường:
20
(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường:
Biên chế của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường nằm trong tổng

biên chế của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Trung tâm Du lịch sinh thái và
giáo dục môi trường VQG Bidoup – Núi Bà có ban lãnh đạo và 3 bộ phận:
- Ban lãnh đạo: có 3 biên chế gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc.
Giám đốc phụ trách chung các hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ
trách bộ phận Hành chính - Tổng hợp.
1 phó giám đốc phụ trách các hoạt động du lịch sinh thái.
1 phó giám đốc phụ trách giáo dục môi trường và marketing.
- Bộ phận Hành chính - Tổng hợp : 4 biên chế
- Bộ phận du lịch sinh thái: có 6 biên chế được cơ cấu tổ chức thành 3
nhóm:
+ Nhóm thông tin cho du khách
+ Nhóm lễ tân
+ Nhóm hướng dẫn viên
- Bộ phận Giáo dục môi trường : 4 biên chế.
P.GĐ phụ
trách du
lịch
B.P thông
tin du
khách
Hướng
dẫn viên
du lịch
Lễ tân
nhà khách
B.P Hành
chính tổng
hợp
P.GĐ phụ trách
GDMT -

Maketing
Nhóm công
tác cộng đồng
B.P diễn giải
môi trường
Giám đốc
Trung tâm
21
Tổng cộng 17 biên chế.
Nguồn nhân lực lao động trên đều có trình độ từ Đại học trở lên. Ngoài ra,
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà luôn đưa nguồn nhân lực đi học tập và đào tạo
thêm về trình độ chuyên môn, như tham gia lớp học về mô hình phát triển Du lịch
sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Bạch Mã ( Huế ), Cà Mau…, tổ chức các
lớp học cho nhân viên trau dồi trình độ ngoại ngữ tại các trung tâm đào tạo ngoại
ngữ ở thành phố Đà Lạt.
Sự ra đời của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là rất cần thiết để quy hoạch, thiết kế, xây dựng
các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đồng thời tiếp nhận và triển khai các dự án trên lĩnh
vực giáo dục môi trường để phục vụ cộng đồng, các trường học, thu hút du khách
trong và ngoài nước.
2.2.1. Một số sản phẩm DLST đang được khai thác
Hiện tại trung tâm DLST và giáo dục cộng đồng tại VQG Bidoup Núi Bà đã
và đang phát triển một số hoạt động, tour - tuyến du lịch tham quan, khám phá
các điểm du lịch trong Vườn, cụ thể:
2.2.1.1. Mô hình diễn giải du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
Hoạt động diễn giải môi trường đang được xem là nét hấp dẫn tại Bidoup -
Núi Bà. Với đội ngũ cán bộ thuyết minh viên đáng mến và tin cậy có chuyên môn,
có tình yêu thiên nhiên, gắn bó và có hiểu biết nhiều về đặc tính động thực vật tại
Bidoup- Núi Bà, lực lượng kiểm lâm và đặc biệt là đồng bào bản địa cùng tham gia
diễn giải về môi trường. Người dân với vốn kinh nghiệm sống cùng rừng, mang hơi

thở của rừng và nét văn hóa bản địa sẽ đem tấm lòng chân thành để thuyết minh về
các giá trị của rừng khi tiếp đón du khách.
Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường với những mô hình giản dị
mà sinh động, 20 chủ đề diễn giải trực quan. Hình ảnh và màu sắc tinh tế, kết cấu
lời dẫn rõ ràng, các tiểu tiết nhấn nhá đầy sức gợi. Cuộc sống con người và thiên
nhiên đan chặt với nhau như các đường trên một tấm thảm, đó là sự gắn bó và hòa
hợp hết sức hữu cơ, khó tách rời.
22
Thông điệp “Hãy nhìn kỹ hơn” như nhắc nhở về những gì nhỏ bé nhất cấu tạo
nên rừng, đó là hệ động thực vật đa dạng, từ những loài côn trùng tưởng như quá
nhỏ nhoi giữa cái bao la, rộng lớn đến vô cùng.
Trò chơi tìm chìa khóa để mở đúng ô cửa giới thiệu về các loài chim tại vườn
quốc gia là một trong 221 khu xem chim thế giới dẫn giải khá lý thú. Từ đó, hình
ảnh xuất hiện chim bồng chanh rừng sống ở ven suối; chim mỏ chéo mới tìm thấy
duy nhất trên thế giới, mỏ có lực mở rất mạnh để tách hạt trong trái thông; chim hút
mật bụng vàng đạp cánh liên tục để giữ thăng bằng, dùng thức ăn là mật các loài
hoa… Hình ảnh của các loài thực vật và loài hoa đặc hữu: từ đỗ quyên Langbiang
rực rỡ đến vương quốc của các loài lan, loài kim giao nam dùng làm đũa thử độc
thời xa xưa, thông đỏ có thể chiết xuất trị bệnh nan y… Một phần thân cây thông
hai lá dẹt với các vòng vân gỗ đặt ra câu hỏi dành cho khách tham quan về tuổi đời
của cây khi một vòng trắng tương ứng với mùa mưa, vòng đen là qua một mùa
nắng. Trên trần nhà, mô hình Ma cà rồng bay - loài sinh vật mới được phát hiện tại
Bidoup - Núi Bà vào năm 2010 di chuyển từ trên xuống dưới gốc cây. Hình ảnh con
người bảo vệ thiên nhiên được ghép từ hàng trăm thông điệp về môi trường khi
quay phía sau mỗi tấm ghép…
2.2.1.2. Các tour, tuyến du lịch
Bản đồ du lịch VQG Bidoup Núi Bà
23
(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)
 Tuyến tham quan thác Thiên Thai:

Thác Thiên Thai là điểm du lịch nằm gần khu Hành chính dịch vụ Vườn quốc
gia Bidoup - Núi Bà. Thác có nhiều tầng, gắn với phong cảnh rừng tự nhiên. Đây là
nơi lý tưởng để tham quan, khám phá, cắm trại,…
Nép mình dưới tán rừng nguyên sinh rậm rạp, thác Thiên Thai ngày đêm cuộn
chảy, những dòng nước mát lạnh từ đầu nguồn đem lại sự sống cho muôn loài nơi
đây, và cũng là nguồn nước tưới quan trọng cho việc canh tác nông-lâm nghiệp tại
Vườn. Dưới tán rừng thông là đa dạng các loài thảo dược như ràng ràng, viễn trí,
vấn vương Đà Lạt, bằng lăng hoa vàng,… Rừng kín thường xanh cũng là một trong
những sản phẩm của tuyến đường mòn, hệ thực vật khá phong phú với các loài thân
gỗ và các loài dây leo, có một số cây bạnh vè lớn. Thông đỏ, một loài cây có giá trị
cao trong y học cũng xuất hiện nơi đây và chỉ có ở khu vực Bidoup-Núi Bà bạn mới
có thể xem tận mắt, sờ tận tay loài thông đỏ mọc tự nhiên một cách dễ dàng.
Tô điểm thêm vẻ đẹp cho tuyến đường mòn là các loài phong lan, với độ ẩm
cao, các giá thể phong lan đua nhau phát triển, đa dạng về màu sắc cũng như thể
loại. Ngoài ra du khách có thể tham quan, tìm hiểu rừng kín thường xanh với hệ
thực vật phong phú, các loại cây lấy gỗ và các loại dây leo, cây thuốc như: Cây thổ
tâm thất có tác dụng bổ gan, kinh giới núi chữa bệnh nghẹt mũi, cây Cu li dùng để
cầm máu, còn sói Nhật lại làm giảm sưng và giảm ngứa… Các bụi tre có thể đem về
đan gùi hay để làm dụng cụ tỉa hạt. Gốc trúc ven suối là tài sản quý để bà con đem
về làm xà gạc phát cỏ cho cây trồng… hơn thế nữa, du khách có thể tham quan
công ty thủy sản Ngọc Mai Trang và mua cá Hồi với giá 300.000/kg, cá Tầm
250.000/kg – những loài cá miền ôn đới đang sống và bơi nhảy dưới làn nước nơi
Vườn quốc gia, hay mua những hoa tươi tuyệt đẹp để làm quà hay trang trí trong
gia đình.
Thiên nhiên gần gũi, khung cảnh thơ mộng, đa dạng về hệ sinh thái, thác Thiên
Thai là điểm đến lý tưởng và thú vị không thể bỏ qua khi đến đây.
Phí tham quan cho 1 khách là 20.000VND/người lớn và 10.000VND/trẻ em,
học sinh, sinh viên. Ngoài ra nếu có nhu cầu thuê hướng dẫn viên thuyết minh suốt
tuyến, giá vé là 140.000VND/1 khách, 70.000VND/2 khách, 50,000VND/3 khách
trở lên. (Chi tiết xem phụ lục 1)

24
 Tuyến chinh phục đỉnh Bidoup:
Tuyến chinh phục đỉnh Bidoup nằm trên địa phận hành chính xã Đanhim, cách
thành phố Đà Lạt 40 km trên tuyến đường 723 (Đà Lạt-Nha Trang). Với độ cao
2287m so với mực nước biển, đỉnh Bidoup được mệnh danh là “nóc nhà” của Tây
Nguyên. Sự thay đổi về độ cao đã hình thành một hệ sinh thái rất đa dạng như:
Hệ sinh thái rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp với loài thông 3 lá là phổ
biến nhất. 90% diện tích rừng thông 3 lá là ở cao nguyên Langbiang.
Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới xuất hiện ở độ
cao 1700m. Các loài cây lá kim phổ biến như bạch tùng, hồng tùng, thông hai lá dẹt,
đặc biệt trên tuyến du lịch khám phá ta có thể chụp ảnh và tìm hiểu về cây pơ-mu cổ
thụ hơn 1300 năm tuổi, chu vi 13,5m và chiều cao 40m (được công nhận bởi các
nhà khoa học đại học Columbia Hoa Kỳ) rất có giá trị về mặt khoa học
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình nằm ở độ
cao trên 1700m, chiếm ưu thế là các loài cây lá rộng, du khách sẽ được hướng dẫn
viên diễn giải đặc điểm của một số cây đặc trưng thường gặp, một số loại cây thuốc.
Hệ sinh thái rừng lùn đỉnh núi (rừng rêu) phân bố ở độ cao trên 2000m, kiểu
rừng này hình thành do thường xuyên bị mây mù che phủ, độ ẩm lớn, tạo môi
trường thuận lợi cho rêu và địa y phát triển. Các loài phụ sinh cũng có cơ hội để
phát triển trong kiểu rừng này như các loài phong lan. Trong kiểu rừng này chiều
cao trung bình của các loài cây là khá khiêm tốn khoảng 14-15m. Hầu hết cây rừng
trong hệ sinh thái này đều có rêu bám vào, ngay cả lá cũng có rêu, bạn còn có thể
thấy rêu trên các vách đá.
Một số loài thực vật dễ dàng bắt gặp trên suốt tuyến đường mòn:
Đỗ quyên Langbiang: là loài thực vật khá đặc trưng khu vực VQG, hoa nhiều
màu sắc như trắng, tím, cam như tô điểm thêm cho hương sắc rừng Bidoup
Loài dương xỉ thân gỗ nơi đây, là loài thực vật có từ kỷ đệ tam, với chiều cao
có thể đạt đến 4-5m như minh chứng cho tính nguyên sinh của VQG. Bất ngờ hơn,
vươn lên đến tầng tán rừng không chỉ có các loài thực vật thân gỗ như chò sót, dẻ,
long não mà du khách có thể bắt gặp các loài mây với kích thước lớn khó có thể bắt

gặp ở các nơi khác. Hơn nữa, đến với tuyến Bidoup là bạn đang đến với một thiên
25

×