Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống học viện chính trị quốc gia hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới luận án ts khoa học giáo dục 621401

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG MẾN

QUẢN LÍ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI - 2018

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG MẾN

QUẢN LÍ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14



Cán bộ hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Lê Phƣớc Minh
Cán bộ hƣớng dẫn 2: TS. Đỗ Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2018

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kì cơng
trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Mến

i

z


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý lãnh đạo Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội và thầy cô của nhà trƣờng, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án các cấp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Phƣớc Minh và TS. Đỗ Thị Thu
Hằng - là thầy, cô đã tận tình, tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
nghiên cứu, thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ chuyên đề, Hội

đồng bào vệ các cấp đã có nhiều ý kiến đóng góp q báu giúp tơi nghiên cứu bổ
sung trong q trình thực hiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn thầy Giám đốc và các Quý thầy cô của các CSĐT
thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu,
khảo sát và cơ quan cơng tác, gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Mến

ii

z


MỤC LỤC

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ..............................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... vii
Danh mục bảng............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ..... 11
1.1. Tổng quan về nghiên cứu quản lí tài chính cơ sở đào tạo đại học ..................... 11
1.1.1. Những nghiên cứu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính........... 11
1.1.2. Những nghiên cứu về cơ chế phân cấp quản lí tài chính ................................ 15
1.1.3. Những nghiên cứu về mơ hình quản lí tài chính ............................................. 17
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài......................................................................... 21

1.2.1. Quản lí ............................................................................................................. 21
1.2.2. Tài chính .......................................................................................................... 23
1.2.3. Quản lí tài chính .............................................................................................. 26
1.3. Tài chính của các cơ sở đào tạo đại học ............................................................. 27

1.3.1. Khái niệm về tài chính cơ sở đào tạo ................................................... 26
1.3.2. Mối quan hệ giữa tài chính với các yếu tố đảm bảo chất lƣợng đào tạo đại học . 28
1.3.3. Đặc thù của tài chính đối với các cơ sở đào tạo đại học ................................. 30
1.3.4. Nội dung cơ bản của tài chính các cơ sở đào tạo đại học ............................... 31
1.4. Đổi mới giáo dục đại học và những vấn đề đặt ra cho tài chính và quản lí tài
chính tại các cơ sở đào tạo đại học ............................................................................ 34
1.4.1. Đối mới giáo dục đại học và yêu cầu đổi mới quản lí tài chính tại các cơ sở
đào tạo đại học .......................................................................................................... 34
1.4.2. Phân cấp quản lý và tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài chính tại các cơ sở
đào tạo ....................................................................................................................... 36
1.5. Nội dung quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo theo hƣớng TC-TCCN ........... 46

iii

z


1.5.1. Lập kế hoạch các nguồn tài chính ................................................................... 48
1.5.2. Tổ chức thực hiện quản lý tài chính ................................................................ 49
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện quản lý tài chính ................................................................ 52
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá quản lý tài chính .............................................................. 55
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo . 56
1.6.1. Nhóm các yếu tố chủ quan .............................................................................. 57
1.6.2. Nhóm các yếu tố khách quan .......................................................................... 59
1.7. Kinh nghiệm quốc tế về quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo đại học và bài

học cho Việt Nam...................................................................................................... 60
1.7.1. Kinh nghiệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các cơ sở
đào tạo đại học và bài học cho Việt Nam ................................................................. 60
1.7.2. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế phân cấp quản lí tài chính tại các cơ sở đào
tạo đại học và bài học cho Việt Nam ........................................................................ 61
1.7.3. Kinh nghiệm quốc tế về mơ hình quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo đại
học và bài học cho Việt Nam .................................................................................... 64
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 67
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO
TẠOTHUỘC HỆ THỐNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................ 68
2.1. Giới thiệu chung về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ........................ 68
2.2. Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát thực trạng .................................................... 75
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 75
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................ 75
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 75
2.2.4. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 77
2.3. Thực trạng tài chính và đổi mới hoạt động tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc
hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ................................................. 78
2.3.1. Thực trạng tài chính........................................................................................77
2.3.2. Thực trạng tổ chức và cơ chế hoạt động tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc
hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ................................................. 93

iv

z


2.3.3.4.Về hoạt động cơng khai tài chính ................................................................ 106
2.4. Thực trạng quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh .............................................................................. 111
2.4.1. Về xây dựng kế hoạch quản lí tài chính cơ sở đào tạo.................................. 111
2.4.2. Về tổ chức thực hiện quản lý tài chính ......................................................... 113
2.4.3. Về chỉ đạo thực hiện quản lý tài chính ......................................................... 116
2.4.4. Về kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý tài chính ...................................... 116
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ
thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh .................................................... 119
2.5.1. Những mặt mạnh ........................................................................................... 119
2.5.2. Những điểm yếu ............................................................................................ 120
2.5.3. Thời cơ .......................................................................................................... 122
2.5.4. Thách thức ..................................................................................................... 123
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................... 124
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO
TẠO THUỘC HỆ THỐNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI ............................................................. 125
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..................................................................... 125
3.2. Các giải pháp quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới..................................... 126
3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của các cán bộ, viên chức, giảng viên
về tầm quan trọng trong quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo theo hƣớng TCTCTN ...................................................................................................................... 128
3.2.2. Phân cấp quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo theo hƣớng tự chủ, tự chịu
trách nhiệm .............................................................................................................. 131
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính tại các cơ sở đào tạo ............ 134
3.2.4. Triển khai hiệu quả kế hoạch quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo .................. 136
3.2.5. Chỉ đạo xây dựng quy trình giám sát thực hiện nguồn tài chính tại các cơ sở
đào tạo ..................................................................................................................... 142
3.2.6. Chỉ đạo xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm sốt trong quản lí tài chính tại các

v


z


cơ sở đào tạo ........................................................................................................... 145
3.2.7. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lí tài
chính và cán bộ quản lý khoa, phịng, ban .............................................................. 149
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ....................................................................... 152
3.4. Khảo nghiệm cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ................................. 153
3.5. Thực nghiệm giải pháp..................................................................................... 156
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 164
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁLIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ............................................................. 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 169
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 173

vi

z


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
TT

Chữ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

1

BC&TT


Báo chí và Tuyên truyền

2

CBQL

Cán bộ quản lí

3

CSĐT

Cơ sở đào tạo

4

CT KVII

Chính trị khu vực II

5

CTQG HCM

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

6

ĐT


Đào tạo

7

ĐTĐH

Đào tạo đại học

8

GDĐH

Giáo dục đại học

9

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

10

GV

Giảng viên

11

HCM


Hồ Chí Minh

12

KHCN

Khoa học cơng nghệ

13

KT-XH

Kinh tế, xã hội

14

NCKH

Nghiên cứu khoa học

15

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

16

QLGD


Quản lí giáo dục

17

QLNN

Quản lí nhà nƣớc

18

QLTC

Quản lí tài chính

19

SV

Sinh viên

20

TC, TCTN

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm

21

TNXH


Trách nhiệm đối với xã hội

22

TTHV

Trung tâm học viện

vii

z


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Quy mơ về trình độ đào tạo tại TTHV

78

Bảng 2.2

Quy mô đào tạo tại Học viện CTKV II


79

Bảng 2.3

Quy mô đào tạo tại Học việnBC&TT

82

Bảng 2.4

Thực trạng nguồn thu đào tạo của 3 CSĐT

83

Bảng 2.5

Tổng hợp thu sự nghiệp của 3 CSĐT

85

Bảng 2.6

Kết quả trích lập các quỹ từ 2011-2015 của 3 CSĐT

91

Bảng 2.7

Đánh giá về mức chi trong đào tạo của các CSĐT


95

Bảng 2.8

Bảng tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp đào tạo tại 3 CSĐT

98

Bảng 2.9

Đánh giá trình độ của đội ngũ cán bộ QLTC tại 3 CSĐT

99

Bảng 2.10

Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động tài chính

100

Bảng 2.11

Đánh giá mức độ tự chủ của 3 CSĐT

107

Bảng 2.12

Kết quả mức độ tham gia của CBQL, GV của 3 CSĐT


109

Bảng 2.13

Đánh giá tự chịu trách nhiệm tại 3 CSĐT

110

Bảng 2.14

Kết quả đánh giá mức độ thực hiện cơng khai tài chính

112

Bảng 2.15

Mức độ hạn chế của cơng khai tài chính

115

Bảng 2.16

Đánh giá về thực hiện kế hoạch các nguồn tài chính

116

Bảng 2.17

Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện quản lí nguồn tài chính tại 3

CSĐT

117

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý

150

Bảng 3.2

Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp quản lý

151

Bảng 3.3

Tầm quan trọng của giải pháp “Tổ chức bồi dƣỡng năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ QLTC đáp ứng yêu cầu đổi mới”

157

Bảng 3.4

Thống kê kết quả thực nghiệm

158

viii


z


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
TT

Nội dung các biểu đồ, hình, sơ đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Phân bố phiếu khảo sát tại 3 CSĐT

75

Biểu đồ 2.2

Tỷ trọng các nguồn thu tại 3 CSĐT

103

Biểu đồ 2.3 (phụ lục 2) Tốc độ phát triển của các nguồn thu tại 3 CSĐT

188

Biểu đồ 2.4 (phụ lục 2)

Tỷ lệ (%) các nhóm mục chi đào tạo của 3 CSĐT


188

Biều đồ 2.5 (phụ lục 2)

Tốc độ phát triển (%) về chi cho đào tạo của 3 CSĐT

189

Biểu đồ 2.6

Đánh giá về thực hiện yêu cầu QLTCCSĐT

189

Biểu đồ 3.3

Phân bố mẫu thực nghiệm

156

Hình 1.1

Quản lí tài chính theo điều khiển vịng lặp

25

Sơ đồ 1.1

Mơ hình hoạt động QLTC các CSĐT đại học ở VN


17

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ quan hệ hoạt động quản lí

21

Sơ đồ 1.3

Mơ hình QLTC tại các CSĐT

36

Sơ đồ 1.4

Mơ hình khung về cơ chế quản lí tài chính đối với
chƣơng trình đào tạo CLC trong các trƣờng đại học
cơng lập

37

Sơ đồ 1.5

Mơ hình QLTC tại các CSĐT theo hƣớng TC, TCTN

38

Sơ đồ 1.6


Mô hình quản lý tài chính tại các CSĐT theo hƣớng
TC-TCTN

55

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức tại Học viện CTQG HCM

70

Sơ đồ 2.2

Mơ hình QLTC tại Học viện CTQG HCM

73

Sơ đồ 2.3

Mơ hình cơ cấu tổ chức thực hiện QLTC tại Học
viện CTQG HCM

112

Sơ đồ 3.1

Hạn chế và giải pháp khắc phục

126


ix

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của
mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng. Trong q trình đổi mới căn bản
và tồn diện GD-ĐT, yêu cầu nâng cao chất lƣợng Giáo dục - Đào tạo cũng là
mục tiêu cao nhất mà Việt Nam đang đặt ra trong thời gian tới. Phát triển GDĐT phải đi trƣớc một bƣớc so với phát triển kinh tế mà đầu tƣ cho GD-ĐT là
đầu tƣ có hiệu quả và có tác động trên nhiều lĩnh vực và lâu dài. Vì vậy, để
nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng, bên cạnh
sự đổi mới về các mặt nhƣ tổ chức hệ thống GD, đội ngũ cán bộ QL và giảng
viên, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo… thì việc đảm bảo nguồn tài chính và
xác lập cơ chế quản lí tài chính cho các cơ sở đào tạo đại học có vai trị cực kỳ
quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Đối với các cơ sở đào tạo
công lập là đơn vị sự nghiệp cơng, việc đa dạng hố nguồn lực tài chính và đổi
mới quản lý tài chính sao cho việc sử dụng các nguồn lực tài chính một cách
tiết kiệm, có hiệu quả, có vai trị quan trọng, góp phần quyết định đến mục tiêu
phát triển lâu dài của các cơ sở đào tạo đại học.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý tài chính tại các CSĐT đại học ở nƣớc ta đã và
đang là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm. Trƣớc hết, các yêu cầu đổi mới
GD&ĐT nói chung và QLTC nói riêng hiện nay đƣợc đặt ra trong bối cảnh Nhà
nƣớc đang chuyển dần cơ chế quản lí từ bao cấp hồn tồn sang bao cấp một phần
rất nhỏ chi phí, trong khi đầu ra và sản phẩm của hoạt động ĐT có yêu cầu chất
lƣợng ngày càng cao và lại rất đa dạng. Hơn nữa, xét về mặt cấu trúc cơ chế QLTC
tại các CSĐT đại học công lập rất đa dạng cả về nguồn thu tài chính và mức độ trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định chi tiêu, do đó, khơng thể áp

dụng một kiểu mơ hình chung ở tất cả các CSĐT.
Để đảm bảo các mục tiêu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT, cùng với yêu
cầu của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc, địi hỏi cơng tác quản
lí giáo dục nói chung và cơng tác QLTC nói riêng tại các CSĐT đại học công lập

1

z


cần đổi mới một cách căn bản để đảm bảo việc huy động và sử dụng các nguồn kinh
phí tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo quy định hiện hành của nhà nƣớc nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao, đồng thời tăng cƣờng công
tác quản lí và phát huy quyền tự chủ cho các CSĐT đại học Việt Nam. Những yêu
cầu trên đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới về nghiên cứu và phát triển cơ sở lý
luận về quản trị đại học nói chung và quản lý tài chính ở các cơ sở đào tạo đại học
nói riêng theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Quản lý tài chính tại các CSĐT là một bộ phận cấu thành trong hoạt động
QLGD tại các CSĐT, gắn bó mật thiết với các hoạt động quản lí khác nhƣ: đội ngũ,
chƣơng trình ĐT, NCKH, tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng, tài chính... Quản
lý tài chính có chức năng đảm bảo cho các hoạt động của CSĐT thực hiện theo đúng
nhiệm vụ nhƣng cũng chịu sự quy định bởi chính nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quy
mơ, loại hình ĐT. Đồng thời QLTC còn bị tác động bởi cơ chế tài chính, nguồn lực
tài chính thuộc NSNN và ngồi NSNN, kế hoạch chi tiêu, năng lực của cán bộ
QLGD, kế toán...và cùng các yếu tố khách quan khác. Bởi thế, trong thời gian vừa
qua, công tác QLTC tại các CSĐT đại học bị bó buộc trong cơ chế quản lí tập trung,
phải tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp quy về tài chính. Do đó, việc điều tiết
các khoản mục chi tiêu khó khăn, chỗ thừa, chỗ thiếu dẫn đến tình trạng vừa thiếu
tiền vừa phải “chạy” kinh phí để khơng bị cắt giảm khi kết thúc năm tài chính.
Trong những năm gần đây, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ln

nhận thức rõ tầm quan trọng của QLTC, phục vụ nhu cầu đổi mới công tác ĐT,
NCKH theo hƣớng đồng bộ, thơng suốt trong tồn bộ hệ thống. Sau những thay đổi
nhất định trong cơ chế quản lý, để đảm bảo thực hiện theo cơ chế QLTC mới theo
quy định của Luật NSNN và Bộ Tài chính. Học viện CTQG HCM đã đề ra yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện QLTC và điều hành khá tốt nguồn kinh phí và đang thực hiện các
văn bản hƣớng dẫn về trao quyền tự chủ nhƣ: Thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày
24/ 9/2007 sửa đổi bổ sung thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ
Tài chính; hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của
chính phủ quy định quyền TC-TCTN về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên

2

z


chế và tài chính đối với sự nghiệp cơng lập; Thơng tƣ của Bộ Tài chính số
81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hƣớng dẫn chế độ kiểm sốt chi đối với các CSĐT
cơng lập thực hiện quyền TC-TCTN về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính; Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005 "Quy định về phân
loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập". Đặc biệt, năm 2015 Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2015/NĐ-CP về "Quy định cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp công lập" [12; 13; 14; 17; 19].Từ các văn bản trên, cho thấy Học viện
CTQG HCM đã đƣợc Nhà nƣớc giao toàn bộ quyền và trách nhiệm trong việc quản lí
sử dụng các nguồn kinh phí do Nhà nƣớc cấp, đƣợc tự chủ trong việc khai thác, thu
hút các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới công tác ĐT,
nghiên cứu theo hƣớng tích cực hiện đại hóa. Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để
quản lí, sử dụng nguồn tài chính có chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời tăng các khoản
thu từ hoạt động sự nghiệp, tiết kiệm chi để tăng thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao
động (cán bộ QLGD, viên chức, GV,...), đồng thời có giải pháp để huy động ngày
càng nhiều các nguồn thu tài chính khác đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng TCTCTN. Trên thực tế trong hệ thống Học viện CTQGHCM, tại các CSĐT trực thuộc

còn biểu hiện nhiều hạn chế, bộc lộ một số điểm yếu trong QLTC khiến hiệu quả đạt
đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng cũng nhƣ nhu cầu phát triển của hệ thống Học
viện. Bản thân NCS đang đảm nhiệm công tác QLTC của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (BC&TT) thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM thấy có nhiều vấn đề cần
nghiên cứu trên cả từ góc độ lý luận và thực tiễn. Mặt khác, trong những năm gần
đây, tuy đã có một số cơng trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý tài
chính trong giáo dục đại học nói chung và các CSĐT đại học nói riêng song chƣa có
cơng trình nào nghiên cứu sâu về đổi mới QLTC tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Chính vì lý do trên, NCS đã quyết định
chọn đề tài “Quản lí tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới” làm đề tài nghiên cứu trong
khuôn khổ một luận án Tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục .

3

z


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận về tài chính, QLTC tại các CSĐT đại
học đáp ứng yêu cầu đổi mới, đánh giá làm rõ thực trạng QLTC tại các CSĐT thuộc
hệ thống Học viện CTQGHCM, đề xuất những giải pháp quản lý tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQGHCM, đáp
ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng TC-TCTN ở các cơ sở giáo dục đại học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tài chính ở các cơ sở đào tạo đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý tài chính tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQGHCM đáp ứng
yêu cầu đổi mới theo hƣớng TC-TCTN.

4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cần dựa trên cơ sở khoa học quản lý nào để nghiên cứu vấn đề QLTC tại
các CSĐT đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng TC-TCTN?
- Thực trạng QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM có
những điểm mạnh, điểm yếu nào?
- Có những vận hội và cản trở nào trong tiến trình đổi mới hoạt động tài
chính của các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM theo hƣớng TC-TCTN?
- Cần có các giải pháp quản lí nào để hoạt động QLTC tại các CSĐT thuộc
hệ thống Học viện CTQG HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng TC-TCTN?
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, TC-TCTN về tài chính đã đƣợc các CSĐT đại học thực hiện và
đạt đƣợc một số thành tựu nhất định đáp ứng yêu cầu đổi mới là phục vụ có hiệu
quả cho hoạt động đảm bảo chất lƣợng ĐT. Tuy nhiên, thực trạng QLTC tại các
CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM còn nhiều bất cập, chƣa thực sự đáp
ứng đƣợc những yêu cầu trong tình hình mới.
Nếu thực hiện QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM
theo mơ hình quản lý phân cấp TC-TCTN dựa trên các chức năng cơ bản của quản

4

z


lý và phù hợp với thực tiễn các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM thì sẽ
đảm bảo việc quản lí và sử dụng hiệu quả của nguồn tài chính phục vụ nhiệm vụ
trọng tâm của Học viện là ĐT và NCKH; đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo, góp
phần nâng cao chất lƣợng ĐT nguồn nhân lực trên các lĩnh vực mà Học viện
CTQGHCM đảm nhiệm trong bối cảnh mới theo hƣớng TC-TCTN.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu trên, cần thực hiện những nhiệm

vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLTC tại các CSĐT đại học đáp ứng yêu cầu
đổi mới. Đề xuất hệ thống các nội dung liên quan đến QLTC tại các CSĐT đại học
theo hƣớng TC-TCTN.
-Khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng tài chính, đổi mới hoạt động tài
chính và QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM trong những
năm gần đây; đánh giá thực trạng QLTC theo các chức năng cơ bản của quản lí.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng,hiệu quả của QLTC
tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới
theo hƣớng TC-TCTN.
- Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp QLTCtại
các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Luận án tiến hành thực nghiệm 01 giải pháp tại Học viện BC&TT.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu QLTC tại các CSĐT
thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Giới hạn phạm vi khảo sát: Đề tài nghiên cứu khảo sát các CSĐT thuộc hệ
thống Học viện CTQG HCM bao gồm: Trung tâm Học viện, Học viện Chính trị khu
vực II và Học viện BC&TT.
- Giới hạn về đối tƣợng và thời gian khảo sát: Liên quan đến QLTC bao
gồm: Cán bộ chuyên trách làm công tác tài chính (CBQL, viên chức), CBQLGD,
GV tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM. Thời gian khảo sát từ
01/2016 đến 05/2016.

5

z


- Giới hạn thực nghiệm giải pháp: Do điều kiện không cho phép, chỉ tiến

hành thực nghiệm 01 giải pháp đề xuất tại Học viện BC&TT.
8. Điểm mới của luận án
-Học viện CTQG HCM là một hệ thống ĐT, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt, trung, cao cấp - vốn có truyền thống đƣợc bao cấp tồn diện nay
hoạt động QLTC của Học viện đƣợc định hình theo hƣớng tiếp cận mới: TC-TCTN.
Theo đó sẽ khuyến khích sự năng động, sáng tạo, hiệu quả, trách nhiệm đối với xã
hội bảo đảm mục tiêu chính trị trong QLTC của các CSĐT thuộc hệ thống Học viện
CTQG HCM;
- Nhận diện và phân tích sâu các nội dung mới liên quan QLTC tại các
CSĐT đại học (mối quan hệ tài chính với các yếu tố đảm bảo chất lƣợng ĐT, đổi
mới giáo dục đại học (GDĐH) và những vấn đề đặt ra cho tài chính và QLTC tại
các CSĐT đại học, QLTC tại các CSĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tổng hợp và
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam về
QLTC tại các CSĐT đại học.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng TC và QLTC tại các CSĐT thuộc
hệ thống Học viện CTQG HCM và đánh giá các nội dung liên quan đến QLTC
đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng TC-TCTN.
- Trên cơ sở khung lí luận về quản lí tài chính theo hƣớng TC-TCTN và
xác định rõ các hạn chế và nguyên nhân trên từng nội dung thực trạng QLTC, đề
xuất các giải pháp QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
9. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài vận dụng phƣơng pháp luận
duy vật biện chứng và duy vận lịch sử với các cách tiếp cận và các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
* Các phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận duy vật biện chứng: Đặt đối tƣợng nghiên cứu trong mối liên hệ
với nhau, ảnh hƣởng và ràng buộc lẫn nhau. Đối tƣợng ở trạng thái vận động, biến

6


z


đổi, nằm trong khuynh hƣớng chung là phát triển, đây là quá trình thay đổi về chất
của các sự vật hiện tƣợng. Phƣơng pháp tiếp cận duy vật biện chứng giúp luận án
vận dụng, thể hiện tƣ duy mềm dẻo, linh hoạt, xem xét sự vật hiện tƣợng trong mối
quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Sự phản ánh hiện thực, đúng thực
trạng trở thành công cụ hữu hiệu giúp lựa chọn đề xuất các giải pháp hiệu quả trong
QLTC đáp ứng yêu cầu đổi mới (TC-TCTN về tài chính).
- Tiếp cận hệ thống: Hoạt động quản lí CSĐT theo hƣớng TC-TCTN về tài
chính, có hiệu quả hay không liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố từ
Nhà nƣớc và các các yếu tố của mỗi CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQGHCM.
Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống giúp nhà nghiên cứu nhìn nhận vấn đề nghiên cứu
một cách có hệ thống và lựa chọn đƣợc những chỉ tiêu đánh giá sát thực trong quá
trình nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
- Tiếp cận quản lí sự thay đổi:Ngày nay,sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học kỹ thuật, công nghệ và đời sống kinh tế - xã hội đã tạo ra rất nhiều cơ hội cũng
nhƣ khơng ít thách thức, khó khăn đối với các nhà quản lí các CSĐT đại học. Do
đó, thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn là một yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả quản lí của các CSĐT đại học. Nếu khơng
mau chóng thích ứng với sự thay đổi, CSĐT đại học khó có thể giữ đƣợc vị trí,
thƣơng hiệu trong việc đáp ứng những địi hỏi của xã hội. Ở nƣớc ta, việc trao
quyền tự chủ đại học đã đƣợc nới rộng dần và tự chịu trách nhiệm cũng là đòi hỏi
tƣơng ứng với quyền tự chủ đƣợc trao. Do vậy, các nhà QLGD tại các CSĐT đại
học cần nhận thức rõ sự cần thiết của việc thay đổi, những yếu tố tác động tích cực
và tiêu cực của sự thay đổi, cần xây dựng kế hoạch hành động và quản lí sự thay
đổi. Chính vì vậy, QLTC đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay chính là sự đổi mới tiếp
cận theo hƣớng TC-TCTN về tài chính.
- Tiếp cận quản lý theo chức năng: Xem xét các hoạt động, q trình quản lý

nói chung và quản lý tài chính cơ sở đào tạo đại học dựa trên việc thực hiện các chức
năng cơ bản của quản lý : lấp kế hoạch - tổ chức và chỉ đạo thực hiện - kiểm tra - đánh
giá.

7

z


- Tiếp cận hiệu quả: Xem xét các hoạt động, q trình quản lý nói chung và quản
lý tài chính cơ sở đào tạo đại học theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả trong phân bổ, sử
dụng nguồn lực tài chính cho các hoạt động của các cơ sở đào tạo đại học thuộc HV
CTQG HCM
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh
và khái qt hóa các cơng trình khoa học, sách chun khảo, các văn bản pháp quy
nhƣ: Luật, Nghị định, Thông tƣ, Hƣớng dẫn về tài chính, QLTC, QLTC CSĐT đại
học... để xây dựng cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý của Đề tài và nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát bằng phiếu hỏi, thu thập số liệu, nghiên cứu sản phẩm (các tài
liệu, biểu bảng liên quan, các thông tin về ĐT, số liệu nguồn NSNN, thu - chi tài
chính về ĐT v.v.) liên quan đến thực trạng và đánh giá thực trạng QLTC tại các
CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM;
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, QLGD, GV, viên chức làm công tác
QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM để tìm hiểu và nghiên
cứu sâu những vấn đề QLTC mà Đề tài quan tâm
- Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu thứ cấp là số liệu do các
vụ, phòng, ban trong các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM thu thập, sử
dụng cho các mục đích nghiên cứu. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chƣa xử lý (cịn
gọi là số liệu thơ) hoặc số liệu đã xử lý.

* Phương pháp bổ trợ
- Xử lí và phân tích số liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS:SPSS đƣợc phân
tích mơ tả với các ngun tắc chính: phân tích, đánh giá và tổng hợp theo định
lƣợng. Trên cơ sở đề xuất nội dung về QLTC và QLTCtại CSĐT, phƣơng pháp này
giúp thu thập số liệu để phân tích, đánh giá, tổng hợp phục vụ quá trình đánh giá
thực trạng.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc xử lý số liệu bằng các phƣơng pháp

8

z


thống kê và thảo luận đƣa ra những đánh giá, tìm ra giải pháp nhằm đổi mới và
nâng cao hơn nữa hiệu quả của QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện
CTQG HCM.
- Tổ chức thực nghiệm 01giải pháp nghiên cứu của luận án.
10. Những luận điểm cần bảo vệ
Luận điểm 1: QLTC tại các CSĐT đại học đáp ứng u cầu đổi mới là vấn đề
có tính cấp bách trong hoạt động QLGD tại các CSĐT đại học, có ảnh hƣởng trực tiếp
đến hoạt động quản lí GD-ĐT của các đơn vị đó. Do đó, cần đổi mới QLTC tại các
CSĐT theo hƣớng TC-TCTN, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Luận điểm 2: QLTC tại các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM
hiện nay chƣa thực sự đồng bộ về mọi mặt, vẫn còn tồn tại những hạn chế (về năng
lực đội ngũ CBQL, GV; về phân cấp quản lí, cơ chế chính sách, cơ chế kiểm tra
giám sát, cơng khai tài chính...). Chƣa phù hợp với xu hƣớng phát triển chung trong
công tác QLTC và với các đặc thù của các đơn vị thành viên .
Luận điểm 3: Tăng quyền TC-TCTN về tài chính và quản lý tài chính tại
các CSĐT thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM là giải pháp có hiệu quả, phù hợp
trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Qua đó góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp tại các

CSĐT đại học thuộc hệ thống Học viện CTQG HCM, giảm gánh nặng NSNN đối
với các đơn vị này; nâng cao thu nhập cho CBQL, GV, nhân viên.
Luận điểm 4: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ QLTC và cơ chế
kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch...có ảnh hƣởng và tác động tích cực trong
QLTC tại CSĐT đại học theo hƣớng TC-TCTN đáp ứng yêu cầu đổi mới.
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố liên quan đến luận án. Luận án gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính cơ sở đào tạo đại học đáp ứng
yêu cầu đổi mới và kinh nghiệm quốc tế

9

z


Chƣơng 2: Thực trạng quản lý tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý tài chính tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới

10

z


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan nghiên cứu quản lí tài chính cơ sở đào tạo đại học
Hiện nay, vấn đề tự chủ đại học đang đƣợc bàn luận sơi nổi, trong đó các
nghiên cứu tập trung vào các hƣớng chính là TC-TCTN, cơ chế phân cấp tài chính,
cơ chế, mơ hình QLTC... Do đó, phần tổng quan này đề cập khái quát những hƣớng
nghiên cứu nhƣ sau:
1.1.1. Những nghiên cứu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
TC-TCTN về tài chính là một đặc điểm quan trọng của tổ chức CSĐT đại
học. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã nảy sinh từ những
năm đầu của thế kỷ XIX, cụ thể nhƣ sau:
- Năm 1810, tác giả Wilhelm Von Humboldt đã nghiên cứu hình thành nên
nguyên lý về tự chủ, với những nguyên lý tác giả đƣa ra tiền đề về tự do giảng dạy
và tự do học tập; tức là GDĐH khơng cần có sự can thiệp của Nhà nƣớc [92, tr. 74].
- Năm 2009, tác giả Salmi, J. cho rằng: “Khái niệm, bản chất, nội dung tự
chủ đƣợc quy định rõ ràng, mọi cơ sở giáo dục đều có thể thực hiện”. Nhà nƣớc
ln tạo mọi hành lang pháp lý để mọi cơ sở giáo dục đều thực hiện tốt quyền tự
chủ. Tự chủ tạo cho nhà trƣờng có một mơi trƣờng quản lý thuận lợi để phát triển tự
do học thuật, tập trung nhân tài và huy động mọi nguồn lực tài chính [99]...
- Các trƣờng đại học tại châu Âu đã có nhiều nghiên cứu đã quan tâm, sôi
nổi với vấn đề QLTC thể hiện ở việc đƣợc trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
từ nửa đầu thế kỷ XXI nhƣ: Theo Sursock & H. Smidt. Trends (2010): “Một thập kỷ
của sự thay đổi trong giáo dục châu Âu, Hiệp hội đại học Châu Âu”chỉ ra một tiền
đề cho những nghiên cứu về quyền tự chủ là chất lƣợng của các đại học công lập và
các viện nghiên cứu, chất lƣợng có thể đƣợc cải tiến một cách tuyến tính so với mức
độ tự chủ đƣợc trao [64, tr.214].
- Nghiên cứu của Tom Christensen về “Cải cách quản trị đại học: Khả năng
tự chủ nhiều hơn?”. Tác giả bàn về những xu hƣớng cải cách quản lí cơng trong ĐT

11

z



qua các giai đoạn khác nhau. Tự chủ đại học hiện nay đƣợc chuyển từ tự chủ hình
thức ở cấp độ thấp sang tự chủ thực sự ở mức cao hơn. Vấn đề này dựa trên hai yếu
tố, một là thay đổi những quan điểm về tổ chức, văn hóa và môi trƣờng nội tại, hai
là phác thảo xu hƣớng cải cách nhà trƣờng. Nhiều CSĐT đại học đã chủ động tìm
kiếm khai thác các nguồn lực tài chính thay vì sự bảo trợ từ tài chính cơng nhƣ
trƣớc đây [100, tr. 503].
Ở nƣớc ta hiện nay, đầu tƣ GD-ĐT luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan
tâm và coi là quốc sách hàng đầu. Từ sự quan tâm đó nên trong những năm gần đây,
đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề QLTC. Các công trình
nghiên cứu này đã đề cập đến cơng tác QLTC theo hƣớng tự chủ tài chính, cơ chế
đổi mới quan lí tài chính, đảm bảo chất lƣợng GD-ĐT nhƣ: thực hiện tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính theo hƣớng TC-TCTN, quản lí nhà nƣớc và tự chủ tài
chính của các trƣờng đại học, bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ
sở GDĐH, giải pháp tự chủ tài chính tại các trƣờng đại học công lập... [46, tr. 8891; 50, tr. 83-90; 51].
Một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề tự chủ và TNXH ở Việt
Nam nhƣ: Hayden và Thiep (2006, 2007) trong “A 2020 vision for Vietnam” và
“Institutional autonomy for HE in Vietnam” cho rằng sự đổi mới GDĐH Việt Nam
gắn với đổi mới quản lí và đảm bảo tự chủ cho đại học. Nghiên cứu chỉ rõ tự chủ
đại học chịu thách thức không chỉ do sự miễn cƣỡng đối với việc từ bỏ sự kiểm soát
trực tiếp của một bộ phận quản lí GDĐH mà cịn do sự nhận thức chƣa đầy đủ bản
chất thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến trách nhiệm xã hội cũng
nhƣ cơ chế quản lí hiệu quả trong điều kiện nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, cho cơ
quan quản lí cịn hạn chế. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số khiếm khuyết trong quản
lí dẫn tới sự thiếu tự chủ thực chất, nhƣng chƣa đƣa ra cách khắc phục tháo gỡ cơ
chế đối với cơ quan chủ quản [90, tr. 11-13; 91, tr. 73-85].
Các công trình nghiên cứu áp dụng cơ chế thực hiện TC-TCTN đƣợc khái
quát theo các vấn đề sau:
Thứ nhất: các nghiên cứu đã đƣa ra cơ sở lí luận, kinh nghiệm tự chủ và tự


12

z


chịu trách nhiệm ở các nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức,
Singapo, Ấn độ...với các nội dung nhƣ: TC-TCTN, các điều kiện, tiêu chí, nội dung
để thực hiện tự chủ, đƣa ra các mối quan hệ tài chính với các yếu tố tác động. Trong
các quốc gia thì Mỹ và Singapo thực hiện quyền tự chủ cao nhất. Sự tự chủ này cho
phép các trƣờng đại học linh hoạt trong giảng dạy và nghiên cứu, đa dạng các nguồn
lực tài chính, cơ chế tự chủ tạo ra mơi trƣờng cạnh tranh, khích lệ tinh thần nghiên
cứu sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả và có những giải pháp, hƣớng đi
phù hợp với sự phát triển. Các tác giả tập trung khái quát những vấn đề cơ sở và bài
học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam [80].
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu đổi mới, GDĐH Việt Nam đã đặt ra nhiều mục
tiêu: hiệu quả, chất lƣợng, số lƣợng và sự công bằng, chuẩn hóa. Để đạt các mục
tiêu đó, địi hỏi nhà nƣớc phải phân cấp quản lí, hồn thiện cơ chế QLTC cho các
CSĐT đại học. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Luận án tiến sĩ:
“Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ tài chính cho ĐTĐH ở Việt Nam” của tác
giả Đặng Văn Du, Học viện Tài chính, 2004; Luận án tiến sĩ: “Hồn thiện chính
sách tài chính cho GDĐH Việt Nam” của tác giả Lê Phƣớc Minh, Học viện Ngân
hàng, 2005; Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trƣờng đại học
ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Thái, Học viện Tài chính, 2008; Đề tài
NCKH: “Đề án triển khai thực hiện chuyển đổi cơ chế tài chính Đảng sang thực
hiện Luật NSNN đối với Học viện CTQG HCM từ năm 2008”, Học viện CTQG
HCM, 2008; Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các chƣơng trình
ĐT chất lƣợng cao trong các trƣờng đại học công lập Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thu Hƣơng, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2014; Luận án tiến sĩ “ Đổi
mới cơ chế tài chính đối với các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam” của tác giả

Lê Thị Minh Ngọc, Học viện Ngân hàng, năm 2017. Các tác giả này đã đi sâu
phân tích: khái niệm, nội dung, bản chất của phân cấp, cơ chế QLTC, quá trình
thực hiện tự chủ. Một số quan điểm cho rằng thực hiện quyền tự chủ là yêu cầu
khách quan nhƣng khơng tách rời với việc giải trình và chịu trách nhiệm của các
CSĐT đại học giữa các bên liên quan (xã hội, cha mẹ SV, đơn vị tuyển dụng, SV).

13

z


Tác giả Lê Đức Ngọc (2009): “Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các
cơ sở ĐTĐH” đã chỉ ra rằng: nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi mọi CSĐT đại học
phải sản xuất nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phải thực hiện trách nhiệm xã hội
qua việc đảm bảo thỏa mãn tiêu chí hiệu quả với nội hàm: chất lƣợng cao, hiệu
quả cao, phù hợp với công bằng xã hội” [20; 45; 50; 51; 59;...]
Thứ ba,đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
của một số trƣờng đại học nhƣ: Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế
quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Sƣ phạm Hà
Nội, Học viện QLGD, Học viện cơng nghệ bƣu chính viễn thơng, Học viện Âm
nhạc Huế, ... các cơng trình nghiên cứu cả hệ thống các CSĐT đại học trong
những năm qua đã nêu ra những thực trạng thuận lợi và khó khăn trong việc thực
hiện tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm tài chính. Những tác động tích cực của
cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện để các trƣờng chủ động nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn tài chính gắn với đảm bảo chất lƣợng hoạt động nhƣ đa dạng hóa
các nguồn thu, tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn quà biếu, quà tặng
từ các tổ chức và cá nhân...tiết kiệm chi, thực hành chống lãng phí, nâng cao đời
sống của CBQL, GV tại các CSĐT này. Bên cạnh đó, các tác giả đã chỉ ra về
những tác động tiêu cực của cơ chế TC-TCTN nhƣ trong giải quyết mối quan hệ
theo văn bản hƣớng dẫn pháp quy và quyền thực tế; cơ chế phân bổ TC-TCTN

chƣa có tiêu chí; phân bổ ngân sách cho chi thƣờng xun nặng tính bình qn,
các văn bản nhà nƣớc cơ bản còn chƣa phù hợp [20; 45; 50; 51; 59...]
Từ những vấn đề nghiên cứu trên, cho thấy rằng vấn đề cơ chế TC-TCTN
tài chính đại học nói chung và của các cơ sở đào tạo nói riêng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu, nhận diện về quan điểm, chủ trƣơng, cơ chế triển khai và các tác
động tích cực cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn khi triển khai thực hiện ở các cơ
sở đào tạo. Để giải quyết tốt vấn đề TC-TCTN tài chính thì địi hỏi phải thực hiện
đồng bộ giữa các văn bản pháp quy đƣợc ban hành, các CSĐT phải có nhiều
quyền trên thực tế, việc phân bổ ngân sách cần có tính linh hoạt để tạo điều kiện
các CSĐT đại học năng động hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch trung, dài

14

z


×