Bộ giáo dục v đo tạo
Trờng Đại học kinh tế quốc dân
W X
TRầN VĂN THịNH
HON THIệN QUảN Lý NH NƯớC
ĐốI VớI LĩNH VựC VIễN THÔNG Việt Nam
Chuyên ngành:
Kinh tế, Quản lý v Kế hoạch hoá KTQD
Mã số:
5.02.05
tót tắt luận án tiến sĩ kinh tế
H Nội - 2007
Công trình đợc hon thnh tại
Trờng Đại học kinh tế quốc dân H Nội
D ì E
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. ĐM VĂN NHUệ
Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
2. PGS.TS. NGUYễN NGọC HUYềN
Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Phản biện 1:
GS.TS. BùI VĂN NHƠN
Học viện hành chính Quốc gia
Phản biện 2:
PGS.TS. NGUYễN MINH DÂN
Bộ Bu chính, Viễn thông
Phản biện 3:
PGS.TS. Vũ PHáN
Trờng Đại học Phơng Đông
Luận án sẽ đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nớc họp tại:
Trờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm 2007
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Th viện Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Th viện Quốc gia
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến luận án
1. Trn Vn Thnh (2003), to th cnh tranh hóy hng ti vic
tha món khỏch hng, Thụng tin khoa hc k thut v kinh t Bu
in, s thỏng 3.2003, trang 3-4.
2. Trn Vn Thnh (2003), Mt s ý kin gúp phn hon thin chin
lc phỏt trin ngnh Bu in, Tp chớ ngõn hng, s thỏng
6.2003, trang 45-46.
3. Trn Vn Thnh (2004), Tp on kinh doanh v vic thnh lp
tp on Bu chớnh Vin thụng Vit Nam, Thụng tin khoa hc k
thut v kinh t Bu in, s thỏng 6.2004, trang 32-37.
4. Trn Vn Thnh (2006), Ci cỏch vin thụng v mt s vn t
ra vi VNPT, Tp chớ Kinh t v d bỏo, s thỏng 4.2006, trang
57-59.
5. Trn Vn Thnh (2006), Ph cp dch v vin thụng mt s vn
t ra,
Thụng tin khoa hc k thut v kinh t Bu in, s
thỏng 4.2006, trang 5-10.
6. Trn Vn Thnh (2006), Cht lng dch v vin thụng cụng c
cnh tranh hin nay, Thụng tin khoa hc k thut v kinh t Bu
in, s thỏng 6.2006, trang 22-25.
7.
Trn Vn Thnh (2006), Nõng cao kh nng cnh tranh ca Tp
on Bu chớnh Vin thụng Vit Nam ỏp ng yờu cu hi nhp
quc t, Tp chớ kinh t v phỏt trin, s thỏng 10.2006, trang 34-36.
1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông là vấn đề khá mới ở nước ta. Trong
thời kỳ kinh tế chỉ huy tập trung, toàn bộ lĩnh vực này chỉ do một đơn vị duy nhất là Tổng
cục Bưu điện cung cấp cho công chúng. Cho đến khi nước ta phát triển nền kinh tế thị
trường thì việc cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông mới trở nên sôi động. Cũng từ giai
đoạn này công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông mới được quan tâm nhiều
hơn. Do tính mới của vấn đề nên trong thời gian qua đề tài Hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam chưa được tác giả nào nghiên cứu, công bố một cách
đầy đủ và toàn diện. Chỉ có một số bài viết đăng trên báo và tạp chí của ngành đề cập một
số khía cạ
nh của các vấn đề như: cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông; kết nối mạng giữa
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; chính sách viễn thông công ích… Cho đến tháng 7
năm 2006, tại Thư viện Quốc gia cũng không có luận án nào trùng lắp hoàn toàn với đề
tài luận án này. Chỉ có một số luận án dưới đây có nội dung gần gũi với đề tài của tác giả.
1)- Luận án tiến sỹ chính trị học công bố n
ăm 2004 của tiến sỹ Trần Đức Lai với
đề tài “Quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong quá trình hội
nhập và phát triển của Việt Nam”.
2)- Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế công bố năm 1994 của tiến sỹ Vũ Đức
Đam với đề tài “Xu hướng kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và việc vận
dụng vào Việt Nam”.
3)- Luận án tiế
n sỹ kinh tế công bố năm 2004 của tiến sỹ Trần Văn Thắng với đề
tài “Quản lý nhà nước về thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”. Mặc dù đề tài
này không nghiên cứu trực tiếp về lĩnh vực viễn thông, nhưng đây cũng là một đề tài có
nội dung gần gũi vì đề tài này cũng nghiên cứu về quản lý nhà nước, bên cạnh đó thì
phạm trù th
ương mại lại bao trùm phạm trù dịch vụ viễn thông.
Tóm lại, cho đến nay đã có những luận án, những công trình nghiên cứu công bố
tại các hội đồng khoa học và trên một số báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến công
tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn
thông nói riêng. Tuy nhiên, xét về hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu thì đề tài “Hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễ
n thông Việt Nam” vẫn là một công trình
nghiên cứu độc lập, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khoa học của các tác
giả khác đã công bố.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong những thập niên qua, viễn thông Việt Nam đã không ngừng đẩy nhanh tốc
độ phát triển tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới. Mạng điện thoại với số thuê bao
xấp xỉ 32 triệu máy, mật độ đạt gần 37 máy/100 dân, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30%
đến 50% đã đưa nước ta trở thành nước đứng thứ nhất trên th
ế giới về tốc độ phát triển
viễn thông. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật, các mối quan hệ trong lĩnh
vực viễn thông cũng có những sự biến đổi to lớn. Từ một thị trường chỉ có một nhà kinh
doanh duy nhất là Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn bưu
chính viễn thông Việt Nam - VNPT) chuyển dần sang thị trường tự
do cạnh tranh. Sự đổi
mới này đã làm cho các mối quan hệ của các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong lĩnh
vực này ngày càng trở nên phong phú. Mối quan hệ này cần phải được quản lý một cách
chặt chẽ để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này có quyền bình đẳng với nhau, đồng thời phải bảo đảm đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ
thực tiễn trên, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông trở
thành một đề tài hết sức quan trọng, góp phần để Nhà nước ta quản lý tốt nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu luận án
Mục đích của luận án là: Nghiên cứu, tổng kết và làm rõ thêm các vấn đề lý luận
chung về quả
n lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông; Phân tích thực trạng công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông của nước ta hiện nay; Đề xuất một số vấn đề
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông trong giai đoạn đầu hội nhập
kinh tế thế giới.
Về ý nghĩa, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn và lâu dài. Thứ nhất là, v
ấn đề quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông hiện nay đang được Bộ Bưu chính Viễn thông đặt ra
nghiên cứu và hoàn thiện. Thứ hai là, lĩnh vực kinh doanh viễn thông luôn là lĩnh vực có
sức hấp dẫn, số lượng nhà kinh doanh viễn thông sẽ không ngừng tăng lên, mối quan hệ
giữa chúng cũng sẽ ngày càng phức tạp, vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn
thông cũng không ng
ừng cần phải có sự hoàn thiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông là một phạm trù với
nội hàm bao gồm nhiều vấn đề rất lớn như: Xây dựng định hướng, chương trình, chiến
lược, quy ho
ạch, kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia; Định hướng và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển; Nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm
pháp luật về viễn thông; Ban hành các chính sách quản lý; Tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông. Thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật về
lĩnh vực viễn thông. Tuy
3
nhiên, do thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn, luận án này chỉ tập trung
nghiên cứu riêng lĩnh vực viễn thông của ngành Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn
đầu hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Trong đó chuyên sâu về các chính sách điều tiết
thị trường viễn thông và cải cách ngành viễn thông Việt Nam.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện ch
ứng, duy vật lịch sử; phương pháp
phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp.
5. Những điểm mới của luận án
à Phân tích hệ thống và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực viễn thông phù hợp với tính chất và đặc điểm của ngành viễn thông.
à Tổng hợp, phân tích một số mặt ho
ạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn
thông của một số nước trên thế giới.
à Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông ở nước ta từ khi
chuyển sang kinh tế thị trường; Xác định những điểm hợp lý, bất hợp lý trong quản
lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.
à Đề xuấ
t những quan điểm và một số vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực viễn thông trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế thế giới của nước ta.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần tổng quan, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung cơ bản của luận án gồm 3 chương:
Ch
ương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam
Chương 3: Một số vấn đề cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
Việt Nam
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
1.1 - TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1.1- Đặc điểm của ngành viễn thông
Viễn thông là một ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu cho kinh tế xã hội và
cho cuộc sống của người dân. Viễn thông là cũng được coi là hạ tầng kinh tế, một mũi
nhọn cho sự nghiệp phát triển kinh tế của các quốc gia. Bên cạnh những đặc điểm chung
của một ngành thuộc hạ tầng kinh tế và một ngành dịch vụ, viễn thông còn có những đặc
4
điểm riêng của một ngành công nghệ cao. Dưới đây là một số đặc điểm chính của ngành
viễn thông.
1. Quá trình sản xuất là quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản
xuất gắn liền với tiêu thụ.
2. Sản phẩm của viễn thông là sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.
3. Viễn thông hoạt động “không biên giới”.
4.
Viễn thông hoạt động “đa phương”.
5. Viễn thông đòi hỏi lượng vốn đầu tư vào hạ tầng rất lớn.
6. Viễn thông chịu sự chi phối của quy luật “hiệu quả kinh tế nhờ quy mô”.
7. Viễn thông có thuộc tính “ngoại ứng mạng”.
8. Viễn thông mang đặc điểm của một ngành hạ tầng kinh tế
1.1.2- Sự phát triển và xu thế phát tri
ển viễn thông
1.1.2.1- Công nghệ và thiết bị
Công nghệ thông tin đã có sự biến đổi mang tính đột phá, đó là sự chuyển đổi từ
công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (digital). Việc phát triển công nghệ thông
tin làm cho các thiết bị viễn thông trở nên thông minh hơn. Các hệ thống quản lý tự động
giúp con người dễ dàng phát hiện các vị trí lỗi trên mạng, chuyển đổi cấu hình mạng một
cách mềm dẻo và giám sát đượ
c liên tục chất lượng các dịch vụ.
Về thiết bị, việc phát hiện và ứng dụng cáp sợi quang vào truyền dẫn tín hiệu là
một sự cải cách lớn trong viễn thông. Cáp sợi quang đã làm cho hệ thống truyền dẫn có
được dung lượng lớn và có thể truyền đi ở cự ly xa. Cáp sợi quang có độ tin cậy cao hơn
và chất lượng tốt hơn so với cáp đồng trục và vi-ba trong khi chi phí đầu tư lạ
i thấp hơn
so với các thiết bị trước đó. Hệ thống thông tin di động phát triển đã thay thế một phần
mạng điện thoại cố định. Thuê bao trong hệ thống di động đang tăng trưởng với tốc độ rất
cao, và khách hàng có thể sử dụng hầu hết các dịch vụ trên mạng di động mà hiện nay
mạng cố định đang cung cấp.
1.1.2.2- Mạng viễn thông
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thiết bị đã kéo theo việc phát triển các
mạng và dịch vụ. Các cấu trúc mạng truyền thống đang trải qua những sự thay đổi, ngày
nay các cấu trúc mạng giảm cấp và linh hoạt đã được sử dụng. Trong tương lai, người ta
sẽ thiết lập các mạng logic, với khả năng làm việc thông minh hơn, do vậy chất lượng và
độ tin cậy
được nâng cao hơn. Các mạng điện thoại, truyền số liệu và truyền dẫn tín hiệu
truyền hình sẽ được tích hợp chung trên một mạng lưới, đó là mạng băng rộng sử dụng
cáp sợi quang.
1.1.2.3 - Sản phẩm và dịch vụ viễn thông
Cán cân giữa thị trường thiết bị và thị trường dịch vụ đã có những thay đổi đáng
kể. Vào cuối thế kỷ 20, th
ị trường thiết bị viễn thông được xem như lấn át thị trường dịch
5
vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây xu hướng hội tụ giữa tin học, viễn thông và
truyền thông đã mang lại nhiều dịch vụ mới cho xã hội. Thị trường dịch vụ viễn thông sẽ
phát triển vượt trội.
1.1.2.4- Thị trường viễn thông
Sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực (APEC, AFTA…) tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và xu thế toàn cầu hóa kinh tế
thế giới sẽ mở cửa cho các công ty lớn
đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực viễn thông của các nước đang phát triển. Khuynh hướng
hợp tác, sáp nhập hoặc thôn tính giữa các công ty lớn đối với các công ty nhỏ ở các nước
đang phát triển ngày càng rõ nét. Chúng sẽ tạo nên những tập đoàn lớn có mặt ở hầu hết
các nước nhằm giành được cơ hội thu lợi nhuận cao.
Viễn thông hiệ
n nay và trong tương lai vẫn còn là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận
cao, vì vậy nó sẽ thu hút một lượng không nhỏ các nhà kinh doanh trong và ngoài nước
đầu tư vào lĩnh vực này. Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sẽ ngày càng cao.
1.2- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
1.2.1- Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
1)- Tạo lập thị trường cạnh tranh
Trong giai đoạn chuyển đổi từ một thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh, quản
lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông là hết sức cần thiết vì những lý do sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước phải ủy quyền hoặc cấp phép cho các nhà khai thác mới,
phải hạ thấp hoặc gỡ bỏ các hàng rào gia nhập cho các nhà khai thác mới có điều
kiện thâm nhập thị tr
ường để tạo một thị trường viễn thông cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát việc kết nối giữa các nhà khai thác mới với
nhà khai thác chủ đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khai thác mới gia nhập
thị trường.
3. Cơ quan quản lý nhà nước phải đứng ra làm trọng tài cho các nhà khai thác khi có những
tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp giữa các nhà khai thác với nhà khai thác chủ đạo.
4. Cơ quan quản lý nhà nước phải điều tiết để đảm bảo thị trường cạnh tranh mà vẫn
phục vụ được các vùng có chi phí khai thác cao hay các thuê bao có thu nhập thấp.
2)- Duy trì môi trường cạnh tranh
Khi thị trường cạnh tranh đã được xác lập, thường thì các nhà khai thác có xu
hướng muốn giảm sự can thiệp của nhà nước, nhưng ngay cả trong giai đoạn này sự can
thiệp của cơ quan quản lý nhà nước cũ
ng vẫn rất cần thiết vì các lý do sau đây:
1. Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Tạo môi trường thuận lợi để
gọi vốn đầu tư cho hạ tầng thông tin quốc gia từ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước.
2. Thúc đẩy môi trường cạnh tranh nhằm đem lại cho xã hội các dịch vụ viễn thông tiên
tiến, chất lượng cao, giá cả hợp lý. Ngăn cản việc lạm dụ
ng quyền lực thị trường,
chống độc quyền.
3. Đảm bảo quyền lợi khách hàng thông qua việc giám sát các nhà khai thác viễn thông
thực hiện các cam kết về giá cả, về chất lượng và chế độ chăm sóc khách hàng.
3)- Thực hiện vai trò “bàn tay hữu hình” của nhà nước
Khi cạnh tranh đã được xác lập và duy trì, muốn đảm bảo nền kinh tế phát triển có
6
hiệu quả, thì bên cạnh “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường rất cần có “bàn tay hữu
hình” của nhà nước vì các lý do sau đây:
1. Khắc phục, sửa chữa các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
2. Tối ưu hoá việc sử dụng các tài nguyên khan hiếm trong lĩnh vực viễn thông như
phổ tần số vô tuyến điện, kho số và quyền thiết lập đường truyền…
3. Khắc phục tình trạng “thị trường không hoàn hảo”, thúc đẩy phổ cập truy nhập tới
các dịch vụ viễn thông cơ bản trong phạm vi cả nước.
4. Đảm bảo các dịch vụ công cho xã hội, chính phủ đứng ra huy động tiềm lực thông
tin liên lạc cho an ninh, quốc phòng và các dịch vụ khẩn cấp của nhà nước.
5. Định hướng, thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kinh tế đất n
ước và hội
nhập kinh tế thế giới.
1.2.2- Nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
1)- Xây dựng định hướng phát triển viễn thông của quốc gia, xây dựng các chương trình,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông.
2)- Nghiên cứu, dự thảo, trình chính phủ ban hành luật, pháp lệnh và các văn bản quy
phạm pháp luật về viễn thông.
3)- Ban hành và quy định áp dụng các chính sách quản lý.
4)- Định hướng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông nhà nước cải cách và
phát triển để làm phương tiện cho nhà nước điều khiển nền kinh tế đi đúng định
hướng. Bên cạnh đó cơ quan quản lý nhà nước cũng tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế khác phát triển một cách bình đẳng.
5)- Tổ chức thực hiện các văn bả
n quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển viễn thông. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm
pháp luật về lĩnh vực viễn thông.
1.3- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO NƯỚC TA
Do mục đích của việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước là nghiên cứ
u giai đoạn
bắt đầu mở cửa thị trường viễn thông nên dữ liệu được thu thập và nêu ra dưới đây chỉ
cập nhật đến giai đoạn thực hiện cải cách viễn thông của từng nước. Thuật ngữ cải cách
hoặc cải tổ ở đây được lấy theo nghĩa của từ reform trong tiếng Anh mà hầu hết các tài
liệu đề
u sử dụng để chỉ việc tổ chức lại lĩnh vực viễn thông của nước mình cho phù hợp
với yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới.
1.3.1- Anh
Vào đầu những năm 80, bưu chính và viễn thông Anh cùng nằm chung trong một
doanh nghiệp độc quyền sở hữu nhà nước có tên Bưu chính Anh. Các dịch vụ bưu chính
và viễn thông đều do Bưu chính Anh cung cấ
p. Chỉ riêng dịch vụ viễn thông quốc tế là do
công ty Cable & Wriless (C&W) cung cấp. Năm 1981, luật viễn thông Anh được thông
qua, viễn thông được tách ra khỏi bưu chính, thành lập Công ty Viễn thông Anh British
Telecom (BT) và Công ty Bưu chính Hoàng gia Royal Mail (RM). Dưới đây là bảng thống
kê các mốc sự kiện của quá trình cải cách viễn thông Anh:
7
Bảng 1.1: Những sự kiện lớn trong quá trình mở cửa của viễn thông Anh
Nguồn ITU
1981
Thông qua luật Viễn thông Anh năm 1981. Viễn thông Anh được tách ra khỏi Bưu chính Anh.
BT được thành lập. Tư nhân hoá công ty C&W. Chuẩn bị thành lập c.ty Viễn thông Mercury.
1982
Công ty Mercury Communications - mạng Viễn thông cơ bản thứ hai được thành lập cạnh tranh
với BT
1983
Chính phủ Anh công bố chính sách “Độc quyền song phương”. Chính sách này được duy trì
đến tháng 9 năm 1990
1984
Chính phủ Anh bán 51% cổ phần của BT, BT được tư nhân hoá. Luật Viễn thông Anh 1984
được công bố. Cơ quan điều tiết Viễn thông Anh OFTEL được thành lập.
1991
Chính phủ Anh xem xét chính sách “Độc quyền song phương”, và mở cửa thị trường Viễn
thông quốc nội; Mercury PCN, Unitel và Orange được cấp phép cung cấp dịch vụ PCN .
1994
Số lượng các công ty viễn thông công cộng (PTO) lên đến 16. Tháng 11/94 công bố “Chương
trình xây dựng mạng xa lộ thông tin băng rộng Anh”
1996
Chấm dứt độc quyền trên thị trường dịch vụ đường dài quốc tế. Viễn thông Anh hoàn toàn mở
cửa thị trường.
1.3.2- Úc
Một trong những bước cải cách cơ cấu chủ yếu đầu tiên được Chính phủ Lao động
Whitlam thực hiện 25 năm trước đây tách riêng 2 lĩnh vực bưu chính và viễn thông: chia
Tổng cục Bưu điện thành Bưu chính Úc (chịu trách nhiệm về các dịch vụ bưu chính) và
Viễn thông Úc (chịu trách nhiệm về viễn thông). Trong nhiều năm, Viễn thông Úc vừa là
đơn vị kinh doanh, vừa đ
óng vai trò một cơ quan quản lý các hoạt động viễn thông trong
nước. Đến năm 1989, Viễn thông Úc được cải tổ. Chức năng quản lý nhà nước đã được
chuyển giao cho Uỷ ban quản lý viễn thông Úc (AUSTEL).
Bảng 1.2: Những mốc quan trọng trong quá trình cải cách viễn thông Úc
Nguồn ITU
1990
Lĩnh vực Viễn thông bắt đầu được mở cửa cho cạnh tranh. Viễn thông Úc được hợp nhất với
OTC và đổi tên thành Telstra.
Ban hành Luật Viễn thông (1991)
Thành lập Cơ quan quản lý nhà nước AUSTEL
1991
Mở rộng cạnh tranh, cấp thêm 3 giấy phép di động cho Telstra, Optus và Vodafone, nhưng thị
trường viễn thông Úc vẫn hạn chế số lượng nhà cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ
Ban hành Luật Viễn thông (1997)
Chuyển trách nhiệm quản lý nhà nước từ AUSTEL sang ACCC (Uỷ ban Người tiêu dùng và
Cạnh tranh Úc) và ACA (Uỷ ban Viễn thông Úc)
Cổ phần hóa Telstra (cho phép bán 49% giá trị tài sản của công ty này)
Giới hạn trần về số lượng các công ty tham gia thị trường bị xoá bỏ
1997
Telstra được chỉ định là nhà cung cấp dịch vụ phổ cập và cung cấp dịch vụ truyền số liệu số tới
mọi người dân Úc.
1.3.3- Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước mới cải cách ngành viễn thông trong những
năm cuối cùng của thế kỷ 20. Đến nay, viễn thông Trung Quốc đã phát triển khá mạnh mẽ
và ổn định. Mạng điện thoại cố định và di động của Trung Quốc được đánh giá rất cao
8
trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình cải cách ngành viễn thông Trung Quốc cũng mới chỉ ở
giai đoạn đầu để tiến tới một thị trường hoàn hảo hơn trong tương lai.
Bảng 1.3: Quá trình cải cách viễn thông Trung Quốc
Nguồn ITU
China Telecom được tách ra khỏi Bộ Bưu điện MPT
1994
Thành lập nhà khai thác viễn thông quốc gia thứ hai là Lian Tong hay còn gọi là
Unicom. Xóa bỏ tình trạng độc quyền của China Telecom
1998
Bộ Bưu điện MPT, Bộ Công nghiệp Điện tử và Uỷ ban Nhà nước về Quản lý Vô tuyến
điện đã được hợp nhất thành Bộ Công nghiệp Thông tin (MII)
China Telecom được chia thành 4 công ty riêng biệt kinh doanh các dịch vụ cố định, di
động, nhắn tin và thông tin di động để nâng cao hiệu quả của China Telecom
2000
Cổ phần hóa một phần China Telecom và Unicom
1.3.4- Ấn Độ
Những năm 90 của thế kỷ trước, Ấn Độ bắt đầu mở cửa thị trường viễn thông. Ở
giai đoạn này, mật độ điện thoại của Ấn Độ rất thấp (2,2 máy/100 dân). Tình trạng này
phản ánh một thực tế là Chính phủ Ấn Độ đã không thành công trong việc thu hút nguồn
vốn đầu tư cần thiết để phát triển m
ạng, đồng thời cũng chứng tỏ hoạt động không hiệu
quả của các nhà khai thác. Để khắc phục sự trì trệ đó, ngày 26/3/1999 Chính phủ Ấn Độ
đã công bố chính sách mới về viễn thông và tin học, cho phép tư nhân đầu tư vào viễn
thông. Có được thành công trong việc phát triển mạng viễn thông như hiện nay phải kể
đến vai trò tích cực của Chính sách viễn thông 1999. Tuy nhiên, để đi đến điểm mốc quan
tr
ọng này, Ấn Độ cũng đã phải trải qua một chặng đường khá dài của giai đoạn cải cách
viễn thông.
Bảng 1.4: Các mốc chính trong tiến trình cải cách viễn thông Ấn Độ
Nguồn: Viện Quản lý Quốc tế, New Delhi
1989 Thành lập Uỷ ban Viễn thông
1991
Tư nhân được phép sản xuất thiết bị viễn thông. Các nhà sản xuất thiết bị quốc tế lớn như
Alcatel, AT&T, Ericsson, Fujitsu và Siemens tham gia thị trường
1992 Cho phép tư nhân cạnh tranh trên thị trường các dịch vụ giá trị gia tăng
1994
Công bố Chính sách Viễn thông.
Công bố văn bản hướng dẫn việc tư nhân tham gia thị trường dịch vụ cố định.
Cấp các giấy phép cung cấp dịch vụ di động cellular tại 4 đô thị.
1997
DOT ký giấy phép và thoả thuận kết nối cho nhà cung cấp dịch vụ cơ bản đầu tiên với để cung
cấp dịch vụ ở Madhya Pradesh; Tiếp theo, các vùng Gurajat, Andhra và Punjab cũng được cấp
phép cho các nhà khai thác cung cấp đối với viễn thông cơ bản.
1999
Chính sách Viễn thông mới được phê chuẩn.
TRAI ban hành Thể lệ đầu tiên về Cước kết nối và cước sử dụng.
Các nhà khai thác cellular được phép sử dụng bất cứ công nghệ số nào.
MTNL được cấp phép cung cấp dịch vụ di động cellular với các điều khoản linh hoạt về công
nghệ.
Chính phủ phê chuẩn việc chuyển từ mức đấu thầu lệ phí giấy phép sang lệ phí giấy phép trên cơ
sở phân chia doanh thu cho các dịch vụ cơ bản và dịch vụ di động cellular.
9
1.3.5- Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm của các nước
1)- Cơ quan quản lý viễn thông
Trong giai đoạn mới hình thành, nhà nước vừa quản lý vừa độc quyền kinh doanh.
Nhưng xu hướng của các nước là tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng
kinh doanh càng rõ ràng càng tốt. Bên cạnh đó, các nước đều nhận thấy việc thành lập
một Ủy ban xử lý tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông là hết sứ
c cần thiết.
2)- Hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực viễn thông
Trong quá trình cải tổ ngành viễn thông, hầu hết các nước đều trải qua một quá
trình hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý. Hệ thống pháp luật về viễn thông của nhiều
nước chưa thật sự mạnh và họ đều hướng tới việc xây dựng Bộ luật Viễn thông hoàn
chỉnh làm công cụ để
nhà nước điều tiết viễn thông một cách hiệu quả.
3)- Thị trường viễn thông cạnh tranh
Quan điểm của Chính phủ các nước là: từng bước nới lỏng quản lý và thúc đẩy
cạnh tranh, chuyển dần từ thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Tuy
nhiên, việc tự do hóa lĩnh vực viễn thông cũng được từng quốc gia xác lập các bước đi hết
sứ
c thận trọng.
4)- Giá cả dịch vụ viễn thông
Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu các nhà khai thác viễn thông thực hiện việc
hạch toán độc lập giữa các dịch vụ nhằm kiểm soát khả năng bù lỗ chéo giữa các dịch vụ
có lãi với các dịch vụ lỗ (làm cho cạnh tranh không công bằng). Cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện điều tiết giá cước của doanh nghiệp thống lĩnh th
ị trường. Còn đối với các
doanh nghiệp theo sau thì nhà nước cho phép đặt giá linh hoạt căn cứ vào thị trường.
5)- Phổ cập dịch vụ viễn thông
Tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến chính sách phổ cập dịch vụ. Các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phổ
cập dịch vụ (có thể tính theo tỷ lệ doanh thu). Nhà nước có thể chỉ định ho
ặc đấu thầu để
chọn một nhà khai thác cung cấp dịch vụ phổ cập cho xã hội.
6)- Về cải cách doanh nghiệp viễn thông
Quá trình cải cách ngành viễn thông đã làm cho các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tích cực đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Việc cổ phần hóa các công ty lớn đã góp
phần làm đa dạng hóa hình thức sở hữu các công ty viễn thông. Mặc dù vậy, việc nhà
nước nắm giữ cổ phầ
n chi phối là một việc làm hết sức cần thiết để nhà nước điều tiết thị
trường viễn thông, đảm bảo lợi ích quốc gia.
1.3.6- Khả năng vận dụng vào Việt Nam
Mặc dù có những điểm tương đồng với các nước trên thế giới, nhưng Việt Nam
cũng có những đặc thù riêng nên việc vận dụng kinh nghiệm của các nước cần
được chọn
lọc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nước ta có thể áp dụng một số vấn đề sau:
10
Một là, cơ quan quản lý nhà nước
Nghiên cứu điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính Viễn thông hướng
tới độc lập hóa chức năng hoạch định chính sách và chức năng quản lý. Xem xét việc
thành lập Ủy ban xử lý tranh chấp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong viễn thông.
Hai là, hệ thống pháp luật
Nước ta hiện mới chỉ có pháp lệnh bư
u chính viễn thông, mà việc hội nhập kinh tế
thế giới lại luôn đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, rõ ràng.
Vì vậy, nước ta cũng cần sớm nghiên cứu, ban hành luật viễn thông.
Ba là, tạo lập và thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
Mục tiêu trong dài hạn của nước ta cũng sẽ là mở cửa hoàn toàn thị trường viễn
thông. Tuy nhiên, giai đoạ
n hiện tại nước ta nên cấp bao nhiêu giấy phép và tương lai sẽ
cấp bao nhiêu giấy phép cho các nhà khai thác viễn thông.
Bốn là, chính sách kết nối các mạng viễn thông
Muốn tạo lập môi trường cạnh tranh cần phải có chính sách kết nối nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp mới được kết nối mạng của mình vào mạng của các doanh
nghiệp thống lĩnh thị trường.
Năm là, quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông
Song song với việc thúc đẩy cạnh tranh cần có một chính sách quản lý chất lượng
dịch vụ viễn thông nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cũng là để duy trì sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Sáu là, giá cả dịch vụ viễn thông
Về giá cả, cần xem xét việc bù giá chéo giữa các dịch vụ, việc trợ giá của nhà
nước, việc lạm dụng vị
thế chính trị trong kinh doanh… những hành vi đó khiến bức tranh
giá thành dịch vụ trở nên méo mó và nó sẽ làm xuất hiện hành vi chống cạnh tranh.
Bảy là, phổ cập dịch vụ viễn thông
Nhà nước có chính sách phổ cập dịch vụ, có tiêu chí rõ ràng về mức độ phổ cập
dịch vụ cho phù hợp với điều kiện của nước ta, có yêu cầu về trách nhiệm của các nhà
khai thác viễn thông phải tham gia đóng góp vào quỹ phổ
cập dịch vụ.
Tám là, cải cách các doanh nghiệp viễn thông
Cần nghiêm túc xem xét hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp viễn thông nhà
nước. Đề xuất việc cải cách doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Đây là một việc
làm mang tính chất quyết định tạo công cụ cho nhà nước nắm và điều chỉnh n
ền kinh
tế theo định hướng của Đảng.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VIỆT NAM
2.1 - QUÁ TRÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỄN THÔNG VIỆT NAM
2.1.1- Quá trình phát triển của viễn thông Việt Nam
2.1.1.1- Trước năm 1986
Bưu điện Việt Nam được thành lập ngày 15/8/1945, từ đó đến ngày 30/4/1975 Bưu
điện chủ yếu phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta. Trong những năm từ 1975 đến 1986, đất nước ta vẫ
n tiếp
tục duy trì một nền kinh tế chỉ huy tập trung, cơ chế bao cấp bao trùm tất cả các ngành các
cấp. Toàn bộ lĩnh vực viễn thông của cả nước chỉ do một đơn vị là Tổng cục bưu điện
phục vụ.
2.1.1.2- Từ năm 1986 đến nay
Tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành viễn thông
Việt Nam đã t
ăng tốc độ phát triển mạng lưới và dịch vụ.
1)- Phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông
Trong 20 năm đổi mới của đất nước (1986 - 2006), viễn thông Việt Nam đã có
những thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng mạng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hội nhập phát
triển. Điều này đã dẫn đến việc số máy thuê bao đ
iện thoại phát triển một cách vượt bậc.
-
5
10
15
20
25
30
thueâ bao
100,000 1,000,000 2,500,000 5,000,000 10,000,000 15,000,000 30,000,000
1986 1996 1999 2002 2004 2005 2006
Biểu đồ 2.1: Số máy điện thoại tại các năm 1986 đến 2006
2)- Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ
Trong 20 năm qua, viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển cực kỳ nhanh
chóng. Từ mạng lưới dây trần, tải ba, vi ba băng hẹp và những thiết bị chuyển mạch cũ kỹ
lạc hậu, viễn thông Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn bằng tổng đài kỹ thuật số, truyền dẫn
cáp sợi quang và vi ba băng rộng. Mạng lưới ổn
định, chất lượng thông tin cao, đáp ứng
kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
12
3)- Về dịch vụ viễn thông
Dựa trên nền công nghệ hiện đại, các dịch vụ viễn thông đã bùng nổ mạnh mẽ
trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoài những dịch vụ truyền thống, thị trường dịch vụ
viễn thông của nước ta đã xuất hiện rất nhiều dịch vụ mới.
Bảng 2.1: Mức độ đáp ứng dịch vụ vi
ễn thông 1986-2006
1986 1995 1996 1997 1999 2002 2003 2004 2005 2006
Các dịch vụ viễn thông
truyền thống
x x x x x x x x x x
Điện thoại di động
Mobifone
x x x x x x x x x
Điện thoại di động
Vinaphone
x x x x x x x x
Internet;
điện thoại VoIP
x x x x x x x
Roaming quốc tế; Điện thoại
di động trả trước
x x x x x x
Các dịch vụ trên nền mạng
thế hệ sau NGN
x x x x x
Điện thoại di động
S-Fone
x x x x
Điện thoại di động
Viettel Mobile
x x x
Điện thoại di động
HT Mobile
x
4)- Mở cửa thị trường viễn thông
Thực hiện đường lối đổi mới, ngành viễn thông Việt Nam đã nhanh chóng chuyển
từ cơ chế bao cấp với một doanh nghiệp duy nhất là Tổng cục bưu điện, sang cơ chế thị
trường, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho nhiều
thành phần kinh tế tham gia phát triển và cung cấp dịch v
ụ bưu chính viễn thông.
Thị phần điện thoại di động năm
2002
Mobifone,
48%
S-fone, 0%
Vinaphone,
52%
Viettel, 0%
Thị phần điện thoại di động năm
2005
Mobifone,
33.76%
S-fone,
5.13%
Vinaphone,
40.59%
Viettel,
20.52%
Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại di động 2002-2005
13
2.1.2 - Xu hướng phát triển của viễn thông Việt Nam
2.1.2.1 - Phát triển công nghệ viễn thông
Sự tích hợp của tin học với viễn thông sẽ làm cho mạng lưới, thiết bị viễn thông
được đổi mới hoàn toàn theo hướng mạng thông minh và đa phương tiện.
2.1.2.2 - Phát triển mạng viễn thông
Mạng viễn thông sẽ phát triển thành xa lộ thông tin quốc gia, dung lượng lớn, tốc
độ cao, cấu trúc đơn giản, linh hoạt, độ tin cậ
y cao, giảm cấp mạng và hướng tới không
phân cấp mạng, hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá.
Bảng2.2: Xu hướng phát triển mạng viễn thông
Hiện tại Xu hướng
Mạng chuyển mạch
Kỹ thuật số, phân cấp mạng Kỹ thuật số, không phân cấp mạng
Mạng truyền dẫn
Cáp quang; viba
công nghệ PDH và SDH
Cáp quang; viba
công nghệ SDH toàn bộ
Mạng truy nhập
Cáp đồng; dây sub; vô tuyến
thoại; VSAT
Sử dụng 1 kênh thoại POTS
Cáp đồng; dây sub; vô tuyến thoại; VSAT;
Wireless local loop; Cáp quang
Sử dụng POTS; N-ISDN; xDSL
Mạng thông tin di
động
GSM GSM
CDMA
GMPCS
2.1.2.3 - Phát triển về sản phẩm và dịch vụ viễn thông
Các lĩnh vực viễn thông, truyền thông, công nghệ thông tin sẽ hội tụ trong một dịch
vụ thông tin đơn nhất. Internet sẽ trở thành một phương tiện truyền thông mới. Điện thoại
di động phát triển lấn át điện thoại cố định. Dịch vụ gia tăng giá trị được mở rộng. Các
dịch vụ đ
iện thoại truyền thống, nhắn tin, fax, điện báo sẽ dần dần bị thay thế bởi các dịch
vụ đa phương tiện.
2.1.2.4 - Xu hướng phát triển thị trường viễn thông
Thị trường viễn thông sẽ chuyển mạnh sang cạnh tranh. Khi Việt Nam gia nhập
WTO, ngoài các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ có thêm các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia cạnh tranh. Đồng thời các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng sẽ
tích cự
c vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế.
2.2- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN
THÔNG VIỆT NAM
2.2.1- Sự hình thành, phát triển của ngành Bưu điện và công tác quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam
Ngành bưu điện Việt Nam ra đời ngày 15/8/1945. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Bưu điện Vi
ệt Nam đã đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ đắc
lực cho nhiệm vụ cách mạng và phần nào nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Thời kỳ
này, hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông chủ yếu là các mệnh lệnh
hành chính chỉ đạo ngành viễn thông Việt Nam phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước, Bưu đi
ện Việt Nam là đơn vị trực thuộc Hội đồng
Chính phủ vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin liên lạc, vừa làm nhiệm
14
vụ sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ các yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong thời kỳ này cũng vẫn chỉ là
công tác quản lý hành chính của chính quyền các cấp. Công tác quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực viễn thông nước ta chỉ thật sự được đẩy mạnh kể từ năm 1995, khi Tổng công ty
bưu chính viễn thông Vi
ệt Nam được thành lập tách ra khỏi Tổng cục Bưu điện.
2.2.2- Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông theo các quy định của
chính phủ
2.2.2.1- Bộ máy quản lý nhà nước
Năm 1995, công tác quản lý nhà nước được giao hẳn cho Tổng cục bưu điện. Giữa
Tổng cục bưu điện và Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đã có sự tách bạch về
tổ chức và chức năng nhiệm vụ. Cùng trong năm này, Nhà nước cho phép Công ty viễn
thông quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn
(SaigonPostel) tham gia vào thị trường viễn thông. Chính thức từ thời điểm này thị trường
viễn thông Việt Nam mới bắt đầu có cạnh tranh và cũng từ thời gian này công tác quản lý
nhà nước về viễn thông mới có những chức năng nhiệm vụ khác hơn so với trước
đó.
Cùng với việc ban hành Pháp lệnh bưu chính viễn thông (ngày 25/5/2002), việc
thành lập Bộ bưu chính viễn thông (ngày 05/8/2002) thể hiện sự tăng cường công tác quản
lý của Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông nước ta.
2.2.2.2- Chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước
Ngày 11 tháng 3 năm 1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứ
c bộ máy của Tổng cục Bưu điện. Tiếp tục phát
huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và để nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Bộ
Bưu chính Viễn thông, nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy
định cụ thể các chức năng, nhiệm vụ cho Bộ bưu chính viễn thông. Nghị định này quy
định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về vi
ễn thông Việt Nam trên
các lĩnh vực: pháp luật và chính sách; quy hoạch, kế hoạch và kinh tế; kỹ thuật, nghiệp
vụ; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra; quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2.2.3- Thực tiễn triển khai công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
2.2.3.1- Ban hành văn bản quản lý điều hành
Trong thời gian từ tháng 3/1996 đến tháng 7/2002, Tổng cục Bưu điện đã trình
Chính ph
ủ xem xét ban hành 5 nghị định, trình Thủ tướng chính phủ ban hành hàng chục
quyết định. Đặc biệt, trong thời gian này Tổng cục Bưu điện đã tham gia soạn thảo trình
Quốc hội phê chuẩn Pháp lệnh bưu chính viễn thông. Ngoài ra, theo thẩm quyền Tổng cục
bưu điện cũng đã ban hành đầy đủ các quyết định, chỉ thị, tiêu chuẩn, quy phạm, thể lệ,
định mức kinh tế-kỹ thu
ật, tiêu chuẩn chất lượng… nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ của Tổng cục.
Từ tháng 8/2002 đến tháng 8/2006, Bộ Bưu chính Viễn thông đã trình Chính phủ
ban hành 4 nghị định, Thủ tướng chính phủ ban hành 7 quyết định quan trọng trong lĩnh
vực bưu chính viễn thông. Ngoài ra, Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành theo thẩm
quyền 145 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó bao gồm các quyết định v
ề giá cước; về
ban hành tiêu chuẩn ngành và việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; về điều chỉnh
quy hoạch băng tần vô tuyến điện; quy định thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông
15
công cộng; đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông; hướng dẫn cấp giấy phép
kinh doanh đối với bưu chính viễn thông… nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
nước của Bộ Bưu chính Viễn thông.
2.2.3.2- Hoạt động quản lý nhà nước
Về các vấn đề tổ chức bộ máy; trình chính phủ ban hành văn bản pháp luật; triển
khai thực hiện văn bản pháp lu
ật; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chiến lược phát triển viễn thông; huy động mạng viễn thông cho an ninh quốc phòng; vấn
đề hợp tác quốc tế; vấn đề thanh tra chuyên ngành viễn thông và giải quyết khiếu nại
nghiệp vụ… Cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ
được giao và đảm bảo chất lượng công việc. Tuy nhiên, có một số
chính sách sau cần
quan tâm nghiên cứu sâu hơn để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
viễn thông Việt Nam.
1)- Chính sách cấp phép trong viễn thông
Bộ bưu chính viễn thông đã cấp phép cho 6 công ty được thiết lập mạng lưới và
cung cấp dịch vụ, đó là: VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom và Vishipel.
Trong đó, VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn
thông cố định quốc tế. Về thông tin di động có 5 công ty gồm: VMS, GPC, Viettel, SPT
và Hanoi Telecom. Số lượng nhà khai thác viễn thông như vậy không phải là nhỏ.
2)- Chính sách về kết nối các mạng viễn thông
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ kết nối các mạng viễn
thông của các doanh nghiệp, nhưng trong thực tế đã xảy ra tranh chấp kết nối giữa các
doanh nghiệp với nhau. Việc này đã từng trình lên tới Chính phủ và Bộ bưu chính viễn
thông đ
ã phải đứng ra xử lý.
3)- Chính sách giá cước viễn thông
Trong môi trường cạnh tranh chỉ có một số giá có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
và giá cước của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế bị kiểm soát. Còn đối với các
loại giá khác và các doanh nghiệp viễn thông khác thì được phép tự xác định giá theo cơ
chế thị trường cạnh tranh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá cước và cạnh tranh về
giá cước theo quy định của pháp luật, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
giảm giá thành cung cấp dịch vụ, giảm giá cước để nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ của
xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
4)- Chính sách cạnh tranh
Từ năm 1995 ngành viễn thông Việt Nam đã chính thức phá bỏ thế độc quyền
bằng việc cho phép Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel) và Công ty cổ ph
ần
dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) tham gia vào thị trường. Từ đó đến nay, thị
trường Viễn thông cạnh tranh đã được xác lập và không ngừng phát triển. Cơ quan quản
lý nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực thúc đẩy cạnh tranh trong viễn thông.
5)- Chính sách quản lý chất lượng
Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông thường xuyên công
bố danh sách các loại thiết bị, mạng, công trình và dịch vụ vi
ễn thông phải áp dụng tiêu
chuẩn chất lượng. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố chất lượng thiết bị,
mạng và dịch vụ viễn thông phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và chịu trách nhiệm về
tiêu chuẩn, chất lượng do mình công bố.
16
6)- Chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
Bộ bưu chính viễn thông quy định dịch vụ viễn thông phổ cập bao gồm dịch vụ
điện thoại cố định tiêu chuẩn, dịch vụ điện thoại khẩn cấp, dịch vụ giải đáp danh bạ điện
thoại và các dịch vụ qua điện thoại viên. Dịch vụ viễn thông bắt buộc gồm dị
ch vụ viễn
thông cơ bản và giá trị gia tăng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ các lực
lượng vũ trang nhân dân, các dịch vụ viễn thông cơ bản phục vụ công tác an toàn, cứu
nạn, phòng chống thiên tai. Về thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích,
nhà nước đã cho phép Bộ bưu chính viễn thông xây dựng Quỹ dịch vụ viễn thông công
ích để hỗ trợ
cho hoạt động này. Tuy vậy, hiện nay việc cung cấp dịch vụ viễn thông công
ích vẫn giao cho VNPT đảm trách, trên cơ sở tự cân đối tài chính.
2.3- THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Trong chương I đã nghiên cứu, ngoài chức năng định hướng phát triển kinh tế đất
nước; lập chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng pháp luật, quy định,
quy chế điều tiết vĩ mô nền kinh tế
; xây dựng hệ thống chính sách, các công cụ và các
đòn bẩy kinh tế… công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn có một nội dung hết sức quan
trọng là tổ chức và điều hành các hệ thống kinh tế hoạt động. Cụ thể đối với lĩnh vực
viễn thông nước ta trong giai đoạn hiện nay là cải cách thị trường viễn thông theo hướng
mở cửa nhằm đáp ứng các yêu cầu hộ
i nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
2.3.1- Quá trình cải cách viễn thông Việt Nam
Để nghiên cứu, đánh giá quá trình cải cách viễn thông Việt Nam, xin sử dụng đối
tượng Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), phân tích theo mô hình 5 biến
số chiến lược x
1
, x
2 ,
x
3
, x
4
, x
5
và biểu diễn bằng đồ thị:
2.3.2- Những kết quả đạt được của quá trình cải cách lĩnh vực viễn thông Việt Nam
1)- Bộ máy quản lý nhà nước
Đã tách riêng chức năng quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Ngày
11/3/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định số 12/CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục bưu điện. Tiếp đến ngày 05/8/2002 đã thành
lập Bộ
bưu chính viễn thông. Việc thành lập Bộ bưu chính viễn thông thể hiện sự tăng
cường công tác quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.
Xuất phát
BCVT chun
g
Cơ
q
uan NN Hướn
g
về SX Nhà nước Đ
ộ
c
q
u
y
ền
Hiện tại
H
ư
ớn
g
tớ
i
BC, VT riêng Công ty hoá Hướng về k.hàng Tư nhân hoá Tự do hoá
Công ty nhà nước
Hình 2.1: Hiện trạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Độc quyền
nhà nước
C
ấ
u trúc BCVT Đ
ị
a v
ị
p
há
p
l
ý
Tư du
y
kinh doanh D
ạ
n
g
sở hữu Th
ị
t
r
ư
ờn
g
17
2)- Quan hệ giữa hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông
Dưới sự chỉ đạo Tổng cục bưu điện (sau này là Bộ bưu chính viễn thông), việc tách
riêng hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông đã được thực hiện tại VNPT. Việc tách bưu
chính, viễn thông từng bước hoạt động độc lập là một trong những bước đi quan trọng
trong việc hình thành Tập đoàn bưu chính viễn thông. Trong đó b
ưu chính Việt Nam từng
bước tiến tới hoạt động độc lập với viễn thông trong quan hệ tập đoàn kinh tế mạnh. Sau
khi chia tách, viễn thông cũng có cơ hội phát triển hơn do bớt gánh nặng bao cấp chéo cho
bưu chính.
3)- Về luật pháp
Ngày 25/5/2002 Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh bưu chính
viễn thông và Chủ tịch nước đã công bố Pháp lệnh này vào ngày 7/6/2002. Đây là văn bản
pháp lý cao nh
ất về bưu chính viễn thông của nước ta hiện nay.
4)- Chính sách cạnh tranh trong viễn thông
Mặc dù mới chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh nhưng thị trường viễn thông
Việt Nam đã có được những thành công đáng kể. Bộ bưu chính viễn thông đã có nhiều
biện pháp tích cực thúc đẩy cạnh tranh. Vì vậy mà thị trường viễn thông nước ta hiện nay
đang trở nên một thị trường cạnh tranh sôi độ
ng và có phần quyết liệt.
5)- Phát triển mạng lưới và phổ cập dịch vụ
Đến hết tháng 3/2007, mạng viễn thông Việt Nam đã có 32 triệu thuê bao (trong đó
điện thoại di động chiếm gần 60%). Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân. Chỉ tiêu phổ
cập dịch vụ điện thoại đến các xã trong toàn quốc đã đạt 100%. Số người dân được sử
dụng các dịch vụ
viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng nhiều.
2.4 - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Do không đủ điều kiện nghiên cứu, đề xuất một cách toàn diện các vấn đề hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông, luận án này chỉ tập trung vào
một số vấn đề về chính sách điều tiết thị trường viễ
n thông và việc cải cách lĩnh vực viễn
thông nước ta. Qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy trong công tác quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực viễn thông nước ta hiện nay có một số vấn đề bất cập, cần nghiên
cứu giải quyết.
Với kích cỡ thị trường của nước ta hiện nay cần phải xem xét nên cấp phép cho
bao nhiêu nhà khai thác là hợp lý nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư củ
a các doanh
nghiệp mới, đó cũng là bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội.
Để giải quyết vấn đề kết nối liên mạng Pháp lệnh bưu chính viễn thông cần phải có
các quy định cụ thể; các chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp viễn thông khi thực
hiện kết nối với nhau.
Chính sách quản lý cước hiện nay của Bộ bưu chính viễn thông chủ yếu vẫn còn
nặ
ng về mục tiêu xã hội hơn là mục tiêu thúc đẩy cạnh tranh. Giá cước dịch vụ
viễn thông của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường do Cơ quan quản lý nhà nước
ban hành trên cơ sở xác định giá thành sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề xác
định giá thành các dịch vụ viễn thông cũng chưa hoàn toàn được minh bạch.
Tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh: Mặc dù có khá nhiều nhà khai thác, nhưng cho đến nay
thị trường vi
ễn thông Việt Nam vẫn chưa thể xem là một thị trường cạnh tranh theo
18
đúng nghĩa của nó. Việc này xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng, đó là hạ tầng
mạng. Một nguyên nhân nữa là doanh nghiệp tận dụng các lợi thế về vị thế chính trị,
về sử dụng các nguồn lực đầu tư từ ngân sách (quốc phòng) để làm kinh tế.
Thị trường viễn thông nước ta hiện nay đang bắt đầu tiến tới một thị trườ
ng cạnh
tranh, nhưng nhìn chung mới chỉ đặt nặng vấn đề cạnh tranh về giá, còn về chất
lượng dịch vụ thì hầu như lại bỏ ngỏ.
Hiện nay chúng ta chưa có một công bố rõ ràng về dịch vụ phổ cập, các tiêu chí
của dịch vụ, các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ. Quỹ dịch vụ viễn
thông công ích đã được thành lậ
p từ cuối năm 2004, nhưng vẫn chưa thực hiện
chức năng đầu tư phát triển dịch vụ công ích cho nhân dân và xem xét phần trợ giá
để giúp người dân nghèo có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích
của nước ta.
Vấn đề cải cách đổi mới doanh nghiệp chủ đạo VNPT để chuẩn bị cho hội nhập
quốc tế: VNPT là là doanh nghiệp nhà nước, là nhà khai thác ch
ủ đạo trên thị
trường viễn thông Việt Nam. Việc cải cách, đổi mới VNPT thành công là vấn đề
hết sức quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập. Điều này đòi hỏi những
quyết sách đúng đắn của Nhà nước đối với quá trình cải cách, đổi mới VNPT.
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VIỆT NAM
3.1 - QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1)- Nắm vững đường lối của Đảng, thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng.
2)- Giữ vững quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
3)- Quản lý nhà nước phải thống nhất, đồng bộ.
4)- Nắm vững quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm không ngừng vận động phát triển.
5)- Phương h
ướng và các giải pháp hoàn thiện phải có tính toàn diện, đồng bộ, đồng
thời phải có tính trọng tâm trọng điểm theo từng thời kỳ.
6)- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu.
3.2 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VIỆT NAM
3.2.1- Hoàn thiện chính sách cấp phép viễn thông
Để phát huy tốt vai trò của chính sách cấp phép trong viễn thông, tác giả xin đề
xuất 4 vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thông qua chính sách cấp phép nhà nước điều tiết số lượng nhà cung cấp
dịch vụ theo kích cỡ thị trường.
19
Nếu cân nhắc kỹ quy mô thị trường thì có thể nhận thấy rằng thị trường cầu dịch vụ
viễn thông ở nước ta còn hạn chế do dân số ít (82 triệu dân); thu nhập bình quân của người
dân còn thấp (dưới 600 USD/ người/năm); nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hiện đang
trên đường chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ… Vì vậy, Nhà nước cần kiểm
soát số l
ượng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở một mức hợp lý: dịch vụ điện thoại cố
định khoảng 5 - 6 nhà cung cấp; dịch vụ điện thoại di động từ 4 - 5 nhà cung cấp.
Thứ hai, lựa chọn hình thức cấp giấy phép nào cho phù hợp với điều kiện nước ta
hiện nay. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường, mức độ cạnh
tranh trong lĩnh vực viễn thông còn hạn chế, khung pháp lý chưa rõ ràng và ổn định, vì
vậy nên áp dụng hình thức cấp giấy phép chi tiết cho các nhà khai thác viễn thông.
Thứ ba, sử dụng cơ chế cấp phép nào cho nước ta hiện nay. Ở Việt Nam, hiện tại
chúng ta nên áp dụng hình thức hợp đồng nhượng khoán và tăng cường sử dụng giấy phép
riêng. Nhưng trong tương lai, chúng ta sẽ
phải tiến tới: chủ yếu sử dụng hình thức cấp
phép chung (ngoại trừ giấy phép sử dụng tần số, vì nó là nguồn tài nguyên khan hiếm của
quốc gia).
Thứ tư, để đáp ứng yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc cấp giấy
phép viễn thông cần đảm bảo những tiêu chí: Thủ tục cấp phép phải minh bạch, công
khai; Phí cấp phép ph
ải hợp lý và rõ ràng; Giấy phép viễn thông phải đảm bảo độ ổn định
và linh hoạt; Người xin cấp phép phải đảm bảo năng lực tài chính, kỹ thuật và có kinh
nghiệm để khai thác thành công những dịch vụ được cấp giấy phép.
3.2.2 - Hoàn thiện chính sách kết nối mạng viễn thông
Từ những phân tích, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:
Đối với mạng đường trục (back born): Nên tách toàn bộ hạ
tầng mạng sang một công
ty riêng biệt. Đây sẽ là một công ty 100% vốn Nhà nước, kinh doanh mạng đường trục quốc
gia và kết nối với quốc tế. Công ty này là công ty độc quyền, cho nên để chống độc quyền,
cần dùng kèm theo các giải pháp về công nghệ, đó là giải pháp “đấu thầu tại chỗ”.
Đối với mạng thuê bao: Khi đã xác định được một số lượng hợp lý doanh nghiệp
viễn thông tươ
ng ứng với kích cỡ thị trường thì cần sớm thúc đẩy các doanh nghiệp này
cung cấp hạ tầng mạng nội hạt. Mỗi doanh nghiệp viễn thông cần phải có mạng nội hạt và
kèm theo đó là một số lượng khách hàng của riêng mình. Khi đó vị thế của các doanh
nghiệp trong quá trình đàm phán kết nối sẽ được cải thiện.
3.2.3- Hoàn thiện chính sách giá cước
Do nước ta mới chỉ là nước đang phát triể
n, đời sống nhân dân còn nhiều khó
khăn, mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị còn rất lớn nên Chính phủ đã chủ động
sử dụng phương pháp định giá chủ quan để tập trung thực hiện mục tiêu công bằng xã
hội. Các phương pháp: định giá theo tỷ suất hoàn vốn (ROR), quản lý khung giá cước
(PCI), giá cước Ramsey, hoặc mô hình điều tiết giá trần (RPI-X) đều chưa được áp dụng.
Vấn đề mấu chốt hi
ện nay đối với VNPT cũng như các doanh nghiệp viễn thông
khác là phải xác định chính xác giá thành từng loại dịch vụ. Sau khi có được giá thành
dịch vụ viễn thông, sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giảm để giá cước không xa rời giá thành
và áp dụng phương pháp quản lý khung giá cước (PCI) để đề nghị Chính phủ và Bộ bưu
chính viễn thông cho doanh nghiệp quyết định giá cước trong khung giá.
20
Đối với giá của một dịch vụ, khung giá cước được xác định:
P = Pο + (1 + I - X) (1)
Trong đó:
P : Giá cước trong năm (mức giá cước tối đa mà doanh nghiệp được phép)
P
ο
: Giá cước ban đầu
I : Hệ số lạm phát trong năm
X : Hệ số năng suất
Đối với một nhóm dịch vụ với nhiều mức giá cước khác nhau thì phải tính chỉ số giá cước
thực tế (API) sao cho:
API
≤
PCI (2)
Trong đó:
API là chỉ số giá cước thực tế (Actual Price Index)
PCI là chỉ số khung giá cước (Price Cap Index)
* Chỉ số khung giá cước (PCI) được cơ quan quản lý nhà nước xác định trước căn cứ vào
Giá cước ban đầu của các loại dịch vụ; Hệ số lạm phát dự tính trong năm và Hệ số năng
suất mà doanh nghiệp phải bù đắp cho khách hàng.
Lần đầu tiên PCI được tính bằng cách sử dụng công thức (1) để tính giá cho từng sản
phẩm dịch vụ, sau đó dùng phương pháp trọng số để tính PCI cho nhóm dịch vụ đó.
Từ lần kế tiếp PCI được tính như sau:
PCIt = PCI t-1 x (1+ It – Xt) (3)
* Chỉ số giá cước thực tế cũng được tính bằng phương pháp trọng số:
API = Σ
1
n
(P
n
.W
n
) (4)
Trong đó:
P
n
là giá của dịch vụ thứ n.
W
n
là trọng số của dịch vụ thứ những trong tổng số các dịch vụ.
3.2.4- Hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong viễn thông
Để xác lập, duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy viễn thông Việt
Nam phát triển, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội, tác giả xin đề xuất một số vấn đề
sau đây:
1)- Các doanh nghiệp viễn thông phải hạnh toán giá thành một cách minh bạch,
không chấp nhận việc bù lỗ chéo cũng như việc hạch toán giá thành không đầy đủ của tất
cả các doanh nghiệp viễn thông.
2)- Xác định danh sách các nhà khai thác chủ đạo. Kiểm soát giá c
ả của nhà khai
thác chủ đạo, đồng thời cũng phải kiểm soát hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp
21
khác để duy trì môi trường cạnh tranh.
3)- Tránh đầu tư tràn lan làm tổn hại các nguồn lực kinh tế của đất nước.
4)- Triển khai thực hiện Luật cạnh tranh để ngăn chặn những hành vi sáp nhập tạo
nên một doanh nghiệp mới có đủ năng lực thống lĩnh thị trường. Ngược lại, cũng cho
phép các doanh nghiệp của nước ta liên kết với nhau tạo nên sức mạnh chống lại sự
thôn
tính của các doanh nghiệp nước ngoài khi thị trường viễn thông mở cửa với quốc tế.
5)- Đưa Ủy ban cạnh tranh vào hoạt động. Ủy ban này có thể thuộc Quốc hội hoặc
Chính phủ, nhưng hoạt động độc lập với các Bộ, đảm trách các vấn đề liên quan đến Luật
cạnh tranh, trong đó có cả cạnh tranh viễn thông.
3.2.5- Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông
1)- Đối với cơ quan quản lý
Rà soát lại các quy định trong Pháp lệnh bưu chính viễn thông và các thông tư
hướng dẫn, cập nhật những khiếm khuyết đã nảy sinh trong thời gian qua, tham khảo kinh
nghiệm của các nước trên thế giới, để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chất lượng
viễn thông trong Luật viễn thông Việt Nam.
Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông
đăng ký một cách minh bạch chất lượng các
dịch vụ viễn thông cung cấp ra thị trường, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, có chế tài
mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện đúng cam kết.
Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong công chúng về chất lượng dịch vụ viễn thông,
về quyền lợi người tiêu dùng. Thiết lập các kênh để người tiêu dùng cung cấp kịp thời
thông tin v
ề tình trạng vi phạm chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông.
Tăng cường hoạt động của Ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Pháp
lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành.
2)- Đối với doanh nghiệp viễn thông
Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông với cơ quan quản lý; Thông tin
đầy đủ cho khách hàng biết về chất lượng dị
ch vụ; Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất
lượng dịch vụ với khách hàng; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO hoặc TQM để tự
kiểm soát chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình.
3)- Đối với khách hàng
Tìm hiểu đầy đủ quyền lợi của khách hàng trong Pháp lệnh bưu chính viễn thông
và Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tìm hiểu về ch
ất lượng dịch vụ viễn
thông của các nhà cung cấp đã đăng ký và cam kết phục vụ khách hàng; Phát hiện và báo
kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông và cơ quan quản lý về tình trạng chất lượng dịch vụ
không đảm bảo như cam kết. Kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện
đầy đủ trách nhiệm của mình khi có vi phạm về chất lượng dịch vụ viễn thông.
3.2.6- Hoàn thiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích
Để từng bước hoàn thiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích, chúng ta cần xem
xét thấu đáo và thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Xác định loại dịch vụ công ích
Trong rất nhiều dịch vụ của ngành viễn thông thì chỉ có một hoặc vài dịch vụ được xác
định là dịch vụ công ích. Việc xác định dịch vụ nào là dịch vụ công ích tuỳ thuộc vào điề
u kiện
kinh tế cũng như mức độ phát triển hạ tầng mạng lưới thông tin liên lạc của mỗi nước.
22
2. Xác định vùng dịch vụ công ích
Chúng ta có thể xem xét 3 vùng thị trường: (1) vùng thị trường hoàn toàn lãi thì
được coi là “vùng kinh doanh hoàn hảo”; (2) vùng thị trường hoàn toàn lỗ thì được coi là
“vùng công ích hoàn hảo”; (3) vùng thị trường vừa lỗ vừa lãi, vừa kinh doanh vừa công
ích, hay có thể gọi là “vùng công ích không hoàn hảo”.
Vùng kinh doanh hoàn hảo và vùng công ích hoàn hảo thì chỉ có thể xuất hiện
trong lý thuyết, còn trong thực tế các vùng thị trường đều là những vùng không hoàn hảo.
Nếu có được các vùng hoàn hảo thì việc xác định vùng kinh doanh và vùng công ích đã
tr
ở nên quá rõ ràng. Nhưng nếu ở trạng thái vùng không hoàn hảo thì chúng ta cũng phải
đặt ra những tiêu chí cụ thể để xác định vùng kinh doanh hay vùng công ích.
Do không có điều kiện đi sâu để định lượng, trong luận án này tác giả chỉ xin tạm
sử dụng một định lượng 30% để làm ví dụ minh họa cho việc xác định vùng công ích.
Vuøng coâng ích
30%
0%
70%
Thuê bao lãi Thuê bao hòa v
ố
n Thuê bao l
ỗ
Vuøng chöa xaùc ñònh
30%
40%
30%
Thuê bao lãi Thuê bao hòa v
ố
n Thuê bao l
ỗ
Vuøng kinh doanh
70%
0%
30%
Thuê bao lãi Thuê bao hòa v
ố
n
Thuê bao l
ỗ
Biểu đồ 3.1: Vùng công ích và vùng kinh doanh
3. Xác định chất lượng và giá cả cho dịch vụ công ích
Với quy định danh mục dịch vụ công ích như hiện nay (chủ yếu là điện thoại tiêu
chuẩn), chất lượng này không khó đạt, nên cần quy định chất lượng dịch vụ công ích phải
đạt 90% trở lên so với chất lượng dịch vụ điện thoại ở các khu vực khác.
Về giá cả, cần xác đị
nh giá cước dịch vụ công ích thấp hơn so với giá cước ở khu
vực đô thị từ 30% đến 50%, tính cả cho giá lắp đặt, giá thuê bao và giá cước cuộc gọi.
4. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công ích
Đối với dịch vụ viễn thông bắt buộc: yêu cầu tất cả các doanh nghiệp viễn thông
đều phải thực hiện dịch vụ này.
Đối với dịch vụ viễ
n thông phổ cập: Khi đã có nguồn vốn, Nhà nước có thể đặt
hàng, chỉ định thầu hoặc đấu thầu để chọn ra một doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công
cộng này. Tuy nhiên, ở Việt Nam nên áp dụng hình thức chỉ định thầu cho đến khi hội
đủ điều kiện mới sử dụng hình thức đấu thầu.
Trong giai đoạn từ nay đến 2010, Nhà n
ước nên chỉ định VNPT cung cấp dịch vụ
viễn thông công ích trên phạm vi toàn quốc. Giai đoạn 2010 – 2015, căn cứ vào tình hình
phát triển mạng lưới của các doanh nghiệp, Bộ bưu chính viễn thông có thể xem xét chỉ
định chỉ định thêm một vài nhà cung cấp dịch vụ phổ cập ở từng khu vực. Đến giai đoạn
2015 - 2020, Việt Nam đủ điều để thực hiện hình thức đấu thầu chọn doanh nghi
ệp cung
cấp dịch vụ phổ cập quốc gia và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phổ cập khu vực.