Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.65 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
======================




NGUYỄN VĂN HIỀN



HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN
KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ TỔ CHỨC BÀI DẠY SINH HỌC


Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 62.14.10.07


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC





HÀ NỘI - 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.




Người hướng dẫn Khoa học:
GS.TS. Đinh Quang Báo

Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy
Viện Công nghệ Thông tin - Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
Phản biện 2: GS.TS. Trần Bá Hoành
Ủy ban Quốc gia Giáo dục
Phản biện 3: GS.TS. Vũ Văn Vụ
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước.
Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi 8h30 ngày 23 tháng 8 năm 2009


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia.
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Văn Hiền (2006), “Thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần
mềm Microsoft PowerPoint”, Tạp chí giáo dục, số 152, tr. 33 - 34.
2. Nguyễn Văn Hiền (2006), “Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử
dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học sinh học”, Tạp
chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số 6, tr. 105 - 111.
3. Nguyễn Văn Hiền (2007), “Mô phỏng các quá trình Sinh học bằng

phần mềm Microsoft PowerPoint”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 25,
tr. 22 - 25.
4. Nguyễn Văn Hiền (2007), “Tích hợp chương trình “Dạy học của
Intel” - một biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng CNTT cho SV
trong dạy học Sinh học”, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số
3, tr. 63 - 67.
5. Nguyễn Văn Hiền (2007), “Một số kỹ năng CNTT cơ bản cần trang
bị cho GV sinh học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí giáo dục,
số 179, tr. 41 - 43.
6. Nguyễn Văn Hiền (2007), “Hình thành cho sinh viên sinh học kỹ
năng sử dụng CNTT để tổ chức các bài lên lớp”, Tạp chí khoa học
Trường ĐHSP Hà Nội, số 52, tr. 127 - 132.
7. Nguyễn Văn Hiền (2008), “Tổ chức “Học tập hỗn hợp” - biện pháp
rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho SV trong dạy học Sinh học”,
Tạp chí giáo dục, số 192, tr.43-44 và 34.
8. Nguyễn Văn Hiền (2008), “Xây dựng và sử dụng bài tập hình thành
cho sinh viên kỹ năng tích hợp CNTT trong dạy học Sinh học”, Tạp
chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số 53, tr.38-46.
1
MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghệ thông tin (CNTT), đã đặt ra những yêu cầu mới đối
với chuẩn nghiệp vụ của ngƣời giáo viên (GV). GV trong thế kỉ XXI vừa
cần đƣợc trang bị cần kỹ năng (KN) công nghệ vừa phải có khả năng hình
thành, phát triển những KN này cho học sinh.
2. Sinh học (SH) là một trong những ngành khoa học có nhiều kiến
thức trừu tƣợng và có khối lƣợng kiến thức gia tăng nhanh. Vì thế, tổ chức
bài dạy SH sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao khi những kiến thức trừu tƣợng đƣợc

trực quan hóa, từ đó, tạo điều kiện cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri
thức và rèn luyện đƣợc khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó, quá
trình dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng là quá trình truyền
đạt, thu nhận và xử lý thông tin. Mà bản thân ƣu thế của CNTT cũng
chính là những đặc điểm nêu trên của quá trình dạy học SH. Do đó, có KN
sử dụng CNTT là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với GV SH, ngƣời tổ
chức quá trình dạy học bộ môn.
3.Trên thế giới đã có những nghiên cứu về các giải pháp, chiến lƣợc
trong đào tạo, tập huấn GV sử dụng công nghệ trong dạy học. Song hầu
hết các nghiên cứu đều theo hƣớng phổ cập tin học. Tức là cách tiếp cận
ƣu tiên công nghệ, chƣa quan tâm đến tính đặc thù của các môn khoa học
khác nhau khi áp dụng CNTT trong dạy học và do đó, nội dung tập huấn
đƣợc thiết kế chung cho tất cả các ngành. Bên cạnh đó, ở Việt Nam những
nghiên cứu cơ bản về lí luận, xây dựng quy trình để hình thành cho SV sƣ
phạm không chuyên tin khả năng sử dụng công nghệ trong dạy học lại
chƣa nhiều, đặc biệt là trong dạy học SH.
Xuất phát từ những thực tế trên, với mong muốn đổi mới nội dung,
phƣơng pháp dạy học (PPDH), nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo SV sƣ


2

phạm ngành SH ở trƣờng ĐHSP, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hình
thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức
bài dạy Sinh học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy trình hình thành cho SV kỹ năng sử dụng CNTT để tổ
chức bài dạy Sinh học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo SV khoa
Sinh trƣờng ĐHSP.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

1. Khách thể nghiên cứu: SV năm thứ 3 chuyên ngành sƣ phạm SH
của trƣờng ĐHSP.
2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình hình thành KN sử dụng CNTT
cho SV để tổ chức dạy học SH.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng đƣợc quy trình hình thành KN sử dụng CNTT phù hợp
thì sẽ hình thành đƣợc cho SV kỹ năng thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ
của CNTT và kỹ năng sử dụng một số phần mềm công cụ cần thiết, nâng
cao đƣợc năng lực dạy học cho SV khoa Sinh ĐHSP.
V. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu của mình là:
- Nghiên cứu quy trình hình thành KN sử dụng một số phần mềm
CNTT công cụ cần thiết cho SV sƣ phạm ngành SH để tổ chức bài dạy
trong giai đoạn hiện nay, gồm: KN khai thác mạng Internet, KN sử dụng
phần mềm Paint để xử lý hình ảnh và KN sử dụng phần mềm trình diễn đa
phƣơng tiện (Microsoft PowerPoint).
- Nghiên cứu hình thành cho SV kỹ năng thiết kế bài dạy SH (bậc
trung học phổ thông) có sự hỗ trợ của CNTT.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thành kỹ năng dạy học
nói chung, kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học nói riêng.


3

2. Xác định những kỹ năng sử dụng CNTT cần thiết cho GV để tổ
chức bài dạy Sinh học trong giai đoạn hiện nay.
3. Xác định thực trạng trình độ kỹ năng sử dụng CNTT của SV
chuyên ngành sƣ phạm Sinh học trong trƣờng Đại học Sƣ phạm hiện nay.
4. Xác định khả năng tích hợp nội dung đào tạo kỹ năng sử dụng

CNTT cho SV vào các học phần PPDH Sinh học.
5. Đề xuất quy trình nhằm hình thành kỹ năng sử dụng CNTT để tổ
chức bài dạy Sinh học cho SV qua dạy học môn “Phƣơng pháp dạy học
Sinh học”.
6. Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của quy trình hình
thành cho SV kỹ năng sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy Sinh học.
VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết.
2. Điều tra cơ bản
3. Phƣơng pháp chuyên gia
4. Thực nghiệm sƣ phạm
VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trong lĩnh vực lí luận dạy học Sinh học, luận án là công trình đầu
tiên nghiên cứu, đề xuất quy trình hình thành cho SV KN sử dụng CNTT
để tổ chức bài dạy SH, sau đây là những đóng góp mới của luận án:
- Xác định đƣợc những KN sử dụng CNTT cần thiết cho GV để tổ
chức bài dạy SH trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định đƣợc quy trình hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để
tổ chức bài dạy SH.
- Góp phần hoàn thiện lí luận dạy học SH về sử dụng phƣơng tiện
hiện đại trong dạy học SH.


4

CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. KN và hình thành KN dạy học

Trên thế giới và trong nƣớc đã có nhiều tác giả nghiên cứu về KN,
KN dạy học và hình thành KN dạy học nhƣ: F.B.Abbatt, G.G. Golubev,
K.K Platono, Xavier Roegiers, Nguyễn Nhƣ An, Phan Thanh Long, Trần
Quốc Thành, Trần Anh Tuấn. Nghiên cứu về KN dạy học SH cũng đã
đƣợc nhiều tác giả thực hiện nhƣ: Trần Bá Hoành, Nguyễn Đức Thành,
Phan Đức Duy, Trịnh Đông Thƣ, Văn Thị Thanh Nhung. Tuy nhiên, chƣa
có công trình nào đề cập đến hình thành KN sử dụng CNTT cho SV trong
dạy học SH.
1.2. CNTT và hình thành KN sử dụng CNTT cho GV
1.2.1. Khái niệm CNTT
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT đã đƣợc đƣa ra đầu tiên trong Nghị
quyết số 49/CP của Chính phủ năm 1993.
Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, trong luận án của mình
chúng tôi thống nhất hiểu nhƣ sau: CNTT là tập hợp công cụ kỹ thuật
hiện đại gồm chủ yếu là máy vi tính và phần mềm máy vi tính được sử
dụng để xử lý, lưu giữ, trình bày, chuyển đổi, bảo vệ, gửi và nhận thông
tin số một cách an toàn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và thực tế đào tạo KN sử dụng CNTT cho
GV
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới các nghiên cứu liên quan đến việc đào tạo GV ứng
dụng CNTT trong dạy học có thể chia ra các hƣớng: Hƣớng 1: Nghiên
cứu về các trở ngại đối với việc đƣa CNTT vào trƣờng học; Hƣớng 2:
Nghiên cứu về đào tạo KN sử dụng CNTT cho SV sƣ phạm; Hƣớng 3:


5

Nghiên cứu về đào tạo KN sử dụng CNTT cho GV phổ thông; Hƣớng 4:
Nghiên cứu về các mức độ phát triển KN công nghệ và chuẩn KN công

nghệ của GV.
Các nghiên cứu cho thấy đối với đào tạo SV sƣ phạm, việc làm mẫu
của giảng viên có ảnh hƣởng lớn tới SV. Đối với GV phổ thông, học tập
“kịp thời”, chia sẻ đồng nghiệp là mô hình mang lại hiệu quả cao trong
việc bồi dƣỡng chuyên môn GV. Các nghiên cứu khẳng định mô hình đào
tạo GV bộ môn nếu chỉ tập trung vào hình thành các KN sử dụng CNTT
đơn thuần thì không cho hiệu quả cao mà cần tích hợp với PPDH theo đặc
thù từng môn học.
* Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Có một số công trình thực hiện theo hƣớng đào tạo GV KN sử dụng
CNTT trong dạy học. Bồi dƣỡng GV tiểu học năng lực sử dụng CNTT
trong dạy học đƣợc các tác giả nhƣ: Ngô Quang Sơn (2005), Hoàng Lê
Mai (2005) thực hiện. Tác giả Mai Văn Trinh (2003), Lê Công Triêm
(2004), Nguyễn Xuân Quế (2007) cũng đã bàn đến việc ứng dụng CNTT
đổi mới PPDH và đào tạo GV Vật lí. Nguyễn Trọng Thọ (2002) cũng đã
biên soạn cuốn sách “Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học”. Nhƣ
vậy, ở nƣớc ta vấn đề đào tạo GV các KN CNTT cũng đã đƣợc quan tâm
trong dạy học một số chuyên ngành. Đối với ngành sƣ phạm SH, hiện nay
chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống việc hình thành, bồi
dƣỡng KN sử dụng CNTT cho GV SH. Nhóm tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh
(2007) hay Trần Thị Thu Hằng (2005) cũng đã bƣớc đầu quan tâm đến
vấn đề này, song mới chỉ bàn đến một số phần mềm cần đƣợc tập huấn
cho GV SH ở bậc phổ thông mà chƣa tập trung nghiên cứu những khía
cạnh về mặt PPDH để tổ chức quá trình dạy học SH đạt đƣợc hiệu quả cao
với sự hỗ trợ của CNTT.


6

CHƢƠNG 2.

HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG CNTT ĐỂ TỔ CHỨC BÀI DẠY SINH HỌC

2.1. Xác định KN sử dụng CNTT cần thiết cho GV SH trong giai đoạn
hiện nay
Cơ sở để chúng tôi xác định KN sử dụng CNTT cần thiết cho GV SH
trong giai đoạn hiện nay gồm: tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học
nói chung; mối liên quan giữa các bƣớc tổ chức bài dạy SH, đặc điểm kiến
thức chuyên ngành, PPDH chuyên ngành với việc sử dụng CNTT.
2.1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học
Theo chúng tôi, nếu nhìn nhận CNTT là một phƣơng tiện dạy học
mới đặt trong mối quan hệ tƣơng tác với các yếu tố ngƣời dạy và ngƣời
học thì hiện nay trên thế giới đang có 3 hƣớng sử dụng phƣơng tiện này
(sơ đồ 2.4).







Sơ đồ 2.4: Ba hướng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Qua các số liệu khảo sát thực tiễn (các đĩa VCD bài dạy mẫu cho
sách giáo khoa mới đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành; các bài dạy
đƣợc chia sẻ trên mạng giáo dục EduNet và cả các bài đạt giải “GV sáng
tạo” do Microsoft Việt Nam tổ chức trong hai năm 2005, 2006…) có thể
thấy, trong 3 hƣớng trên thì hƣớng (1) hiện đang là phổ biến nhất ở Việt
Nam. Dạy học SH cũng không nằm ngoài xu hƣớng chung đó.



7

2.1.2. Các giai đoạn tổ chức bài dạy SH
Quá trình tổ chức bài dạy SH đều trải qua hai giai đoạn chủ yếu là
chuẩn bị bài dạy và thể hiện bài dạy. Trong đó giai đoạn chuẩn bị bài dạy
chiếm vị trí quan trọng và ảnh hƣởng lớn tới sự thành công của giai đoạn
thể hiện bài dạy.
2.1.3. Sự tham gia của CNTT trong các bƣớc chuẩn bị bài dạy SH
Bảng 2.2: Sự tham gia của CNTT trong các bước chuẩn bị bài dạy SH
Các bƣớc chuẩn bị bài dạy SH
Khả năng sử
dụng CNTT
1. Phân tích cấu trúc nội dung bài dạy

2. Xác định mục tiêu bài dạy

3. Xác định nội dung và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá

4. Xác định các nguồn tài liệu bổ sung cho bài dạy

5. Xác định phƣơng tiện dạy học

6. Xác định phƣơng pháp dạy học

7. Xây dựng giáo án

8. Thiết kế bài dạy trên máy

Logic tám bƣớc và tạo ra sự tƣơng thích ứng dụng CNTT trong mỗi
bƣớc là nội dung của giai đoạn chuẩn bị cho bài dạy SH có sự hỗ trợ của

CNTT theo hƣớng (1) nêu trên (ở Việt Nam còn gọi “bài giảng điện tử”).
2.1.4. KN sử dụng CNTT cần thiết cho GV để tổ chức bài dạy SH
trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa một số đặc điểm kiến thức chuyên ngành
và yêu cầu đối với GV SH về mặt công nghệ.
Đặc điểm kiến thức
SH
Yêu cầu chung với
GV SH
KN sử dụng CNTT
cần thiết, tƣơng ứng
Tốc độ gia tăng khối
lƣợng kiến thức nhanh.
-Khả năng tự học.
-Khả năng tìm kiếm,
cập nhật thông tin.
- KN khai thác mạng
Internet.
Nhiều kiến thức trừu
tƣợng (kích thƣớc đối
tƣợng quá nhỏ hoặc quá
lớn, cơ chế SH diễn ra
- Khả năng lựa chọn
bài dạy phù hợp để
ứng dụng CNTT.
-Khả năng minh họa,

- KN xử lý hình ảnh số
(tĩnh và động).
- KN xây dựng các hoạt



8

phức tạp ở cả mức vi
mô và vĩ mô).
trực quan hóa, mô
hình hóa.
- Khả năng tổ chức
bài dạy hiệu quả.

hình, mô phỏng (sử
dụng phần mềm trình
diễn đa phƣơng tiện).
Nhiều thí nghiệm khó
thực hiện trong điều
kiện nhà trƣờng phổ
thông.
Từ những yêu cầu chung đối với ngƣời GV SH, chúng tôi cụ thể hóa
những yêu cầu về mặt PPDH để ngƣời GV có thể thiết kế đƣợc bài dạy
SH có sự hỗ trợ của CNTT một cách hiệu quả (bảng 2.5)
Bảng 2.5: Những yêu cầu về mặt PPDH để GV có thể thiết kế được
bài dạy SH có sự hỗ trợ của CNTT.
Yêu cầu chung đối với
GV
Yêu cầu về mặt PPDH (những KN thiết kế
bài dạy SH có sự hỗ trợ của CNTT)
- Khả năng tự học.
- Khả năng tìm kiếm, cập
nhật thông tin.

- Có KN lựa chọn đƣợc tài nguyên dạy học
phù hợp.
- Khả năng lựa chọn bài
dạy phù hợp để ứng dụng
CNTT.
- Có KN lựa chọn bài dạy, đơn vị kiến thức
phù hợp.
- Khả năng minh họa, trực
quan hóa, mô hình hóa.
- KN lập kịch bản mô phỏng các kiến thức
SH bằng CNTT.
- Khả năng tổ chức bài
dạy hiệu quả.

- Có KN lựa chọn, sử dụng PPDH phù hợp;
- KN tổ chức kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ
của CNTT;
- Có kỹ năng lựa chọn/xây dựng hình thức
thể hiện bài dạy với sự hỗ trợ của CNTT một
cách khoa học.
Tổng hợp bảng 2.4 và 2.5, chúng tôi xác định đƣợc KN sử dụng
CNTT của GV SH thực chất gồm hai nhóm KN: kỹ năng sử dụng các
phần mềm công cụ cần thiết và kỹ năng thiết kế bài dạy Sinh học có sự
hỗ trợ của CNTT. Kết luận này đƣợc trình bày trong bảng 2.6.
Bảng 2.6: Những kỹ năng sử dụng CNTT cần thiết cho GV Sinh học
trong giai đoạn hiện nay
Kỹ năng sử dụng phần mềm
công cụ
Kỹ năng thiết kế bài dạy Sinh học
có sự hỗ trợ của CNTT



9

- Các thao tác cơ bản vận hành
máy vi tính, sử dụng Windows,
sử dụng Microsoft Word,
Microsoft Excel.
- Các KN sử dụng phần mềm
công cụ cần thiết cho chuyên
ngành: khai thác mạng, xử lý
hình ảnh số, sử dụng phần mềm
trình diễn.
- KN lựa chọn bài dạy, đơn vị kiến
thức phù hợp;
- KN lựa chọn tài nguyên phù hợp;
- KN sử dụng PPDH phù hợp;
- KN lập kịch bản mô phỏng các
kiến thức sinh học bằng CNTT;
- KN tổ chức kiểm tra đánh giá với
sự hỗ trợ của CNTT;
- KN lựa chọn/xây dựng hình thức
thể hiện bài dạy với sự hỗ trợ của
CNTT một cách khoa học.
Một cách khác, chúng tôi biểu diễn mối quan hệ giữa KN công nghệ
với KN PPDH của GV SH nhƣ trong sơ đồ 2.6.










Sơ đồ 2.6: Mô hình khái quát về kỹ năng sử dụng CNTT của GV SH.
2.2. Đặc điểm của đối tƣợng đào tạo
2.2.1. Đặc điểm về trình độ CNTT (sử dụng các phần mềm công cụ)
Đối tƣợng đƣợc đào tạo là SV năm thứ 3 khoa Sinh-KTNN, Trƣờng
ĐHSP Hà Nội. Với đặc thù là SV không chuyên tin, từ năm thứ nhất SV
đã đƣợc học học phần Tin học đại cƣơng. Để xác định khả năng của SV,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát về trình độ CNTT của SV năm thứ ba
khoa Sinh - KTNN trong 4 năm: 2004, 2005, 2006 và 2007, trên 340 SV.


10

Kết quả tổng hợp được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm như trong biểu đồ
2.2 và 2.5.









Biểu đồ 2.2: So sánh trình độ sử dụng một số phần mềm của SV
năm thứ 3, khoa Sinh-KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội.









Biểu đồ 2.5: Khả năng khai thác thông tin chuyên ngành ở dạng hình ảnh
trên Internet của SV.
2.2.2. Đặc điểm về chương trình đào tạo cử nhân sư phạm SH
Phân tích chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành Sinh –
KTNN được ban hành kèm theo quyết định số 3119/QĐ-ĐHSPHN-ĐT
ngày 21/9/2006 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho thấy: trong
khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp hiện chưa có bất cứ học phần nào
đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học SH. Khung chương trình
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Word
Excel
PowerPoint
Paint
Thành thạo
Biết sử dụng
Mới biết cơ bản
Chưa biết sử dụng
3.5%
17.3%
19.4%
59.7%
Thành thạo

Biết khai thác
Mới biết cơ bản
Chưa biết


11

đã ban hành là không thể thay đổi số đơn vị học trình. Do đó, khi chúng
tôi hình thành KN sử dụng CNTT cho SV, chúng tôi đã phải lựa chọn biện
pháp tích hợp nội dung tập huấn với học phần Lý luận dạy học SH để
không làm ảnh hƣởng nhiều đến thời lƣợng đào tạo SV.
2.3. Quy trình hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để tổ chức bài
dạy SH
Quy trình hình thành KN sử dụng CNTT trong dạy học cho SV đƣợc
chúng tôi tóm lƣợc qua sơ đồ 2.7.














Sơ đồ 2.7: Quy trình hình thành cho SV KN sử dụng CNTT

để tổ chức bài dạy SH.
2.3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi hình thành cho SV sƣ phạm SH
KN sử dụng CNTT trong dạy học.
- Nguyên tắc hình thành KN sử dụng CNTT tích hợp với nội dung
chuyên ngành.
Quy trình hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy SH

Giai đoạn 1:
Xây dựng chƣơng trình tập huấn
Giai đoạn 2:
Sử dụng chƣơng trình tập huấn
Xây
dựng
khung
chƣơng
trình tập
huấn
Xây
dựng bài
tập hình
thành
KN thiết
kế bài
dạy SH
có sự hỗ
trợ của
CNTT

Xây
dựng bài

tập hình
thành
KN sử
dụng
phần
mềm
công cụ
Sử dụng
chƣơng
trình tập
huấn
theo
hình
thức
“học tập
hỗn
hợp”
Sử dụng
bài tập
hình
thành
KN thiết
kế bài
dạy SH
có sự hỗ
trợ của
CNTT

Sử dụng
bài tập

hình
thành
KN sử
dụng
phần
mềm
công cụ
Phần lý thuyết
Phần thực hành


12

- Nguyên tắc thiết kế chƣơng trình đào tạo, bài tập phù hợp với đối
tƣợng đƣợc đào tạo.
- Nguyên tắc hình thành KN phù hợp với các quy luật tâm lí học,
giáo dục học.
Quy trình cụ thể của sơ đồ 2.7 nêu trên đƣợc chúng tôi trình bày lần
lƣợt dƣới đây.
2.3.2. Xây dựng chƣơng trình tập huấn
2.3.2.1. Xây dựng khung chương trình tập huấn
Chƣơng trình tập huấn về KN sử dụng CNTT đƣợc chúng tôi tích
hợp vào học phần PPDH SH (sau khi SV đã đƣợc học về các PPDH SH và
thực hành soạn bài dạy). Khung chƣơng trình tích hợp đƣợc trình bày
trong bảng 2.12.
Bảng 2.12: Khung chương trình tập huấn KN sử dụng CNTT cho SV
khoa Sinh - KTNN, ĐHSP Hà Nội.
Nội dung
Thời lƣợng
Phần lý

thuyết
- Tổng quan về giáo dục trong thế kỷ XXI;
vai trò của CNTT trong nền giáo dục mới.
- Những hƣớng ứng dụng CNTT trong dạy
học.
- Những kỹ năng sử dụng CNTT cần thiết
cho GV SH trong giai đoạn hiện nay
- Kỹ năng thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ
của CNTT
- Quy trình xây dựng bài dạy SH có sự hỗ trợ
của CNTT.
- Giới thiệu mô hình bài dạy SH tích hợp
CNTT, theo PPDH dựa trên dự án (theo
chƣơng trình “Dạy học của Intel”)
1 tiết

2 tiết

2 tiết

4 tiết

3 tiết

3 tiết

Phần
thực
hành
- Thực hành khai thác mạng Internet và xử lý

hình ảnh số (1 buổi)
- Thực hành sử dụng Microsoft PowerPoint
(2 buổi)
- Thực hành thiết kế bài dạy Sinh học với sự
hỗ trợ của CNTT (2 buổi)
5 buổi thực
hành, mỗi
buổi 3 giờ


13

2.3.2.2. Xây dựng bài tập hình thành KN thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ của
CNTT
Chúng tôi đã xây dựng 6 dạng bài tập nhằm hình thành cho SV KN
thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ của CNTT gồm:
Dạng 1: Bài tập hình thành KN lựa chọn bài dạy/đơn vị kiến thức
phù hợp để ứng dụng CNTT; Dạng 2: Bài tập hình thành KN lựa chọn,
phối hợp PPDH để ứng dụng CNTT theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học;
Dạng 3: Bài tập hình thành KN lựa chọn tài nguyên phù hợp với bài dạy;
Dạng 4: Bài tập hình thành KN lập kịch bản mô phỏng các kiến thức SH
bằng CNTT; Dạng 5: Bài tập hình thành KN lựa chọn, tổ chức phƣơng án
kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của CNTT; Dạng 6: Bài tập hình thành KN
lựa chọn/xây dựng hình thức thể hiện bài dạy với sự hỗ trợ của CNTT một
cách khoa học.
Trong khuôn khổ của báo cáo tóm tắt, chúng tôi minh họa một số
dạng bài tập trên.
Ví dụ bài tập dạng 2:
Với sự hỗ trợ của CNTT, một GV đã tổ chức hoạt động dạy học về
khái niệm Enzim trong bài “Vai trò

của enzim trong sự trao đổi chất và
năng lƣợng” (bài 9 - Sinh học lớp 10-
CCGD) theo phƣơng pháp biểu diễn
thí nghiệm minh họa, anh/chị có nhận
xét gì về PPDH của GV này?
Ví dụ bài tập dạng 3:
Nếu lựa chọn một trong năm
hình ảnh này để dạy kiến thức mới
bài “Cấu tạo tế bào ở cơ thể đa bào”
(Bài 3 – Sinh học 10) thì anh/chị sẽ
lựa chọn hình ảnh nào? Vì sao?


14

Ví dụ bài tập dạng 5:
Nếu có hình ảnh động thì anh/chị sẽ tổ chức kiểm tra, củng cố bài
“Đột biến nhiễm sắc thể” nhƣ thế nào? Nếu không có hình ảnh động thì
với sự hỗ trợ của CNTT anh/chị sẽ tổ chức hoạt động này thế nào?
2.3.2.3. Xây dựng bài tập hình thành KN sử dụng các phần mềm công cụ
Chúng tôi đã xây dựng 5 dạng bài tập nhằm hình thành KN sử dụng
một số phần mềm công cụ và đƣợc trình bày tóm tắt trong bảng 2.17.
Bảng 2.17: Hệ thống các bài tập hình thành KN sử dụng
các phần mềm công cụ cần thiết trong dạy học SH.
Kỹ năng
Dạng bài tập
Khai thác mạng
Internet
Dạng 1: Bài tập nhận xét về tính chất từ khóa
Dạng 2: Bài tập tìm kiếm chính xác

Xử lý hình ảnh số
Dạng 3: Bài tập chỉnh sửa hình ảnh tĩnh
Sử dụng Microsoft
PowerPoint (PPT)
Dạng 4: Bài tập dàn trang bài dạy theo dạng giả
web và dạng mục lục
Dạng 5: Bài tập xây dựng đoạn hoạt hình “virut
xâm nhập vào vi khuẩn”.
Ví dụ về dạng bài tập đƣợc chúng tôi trình bày lồng ghép trong phần
quy trình sử dụng các bài tập này (mục 2.3.3.3).
2.3.3. Sử dụng chƣơng trình tập huấn
2.3.3.1. Sử dụng khung chương trình tập huấn (phần lý thuyết)
Chúng tôi đã vận dụng tiếp cận đào tạo “trong công nghệ” với hình
thức học tập hỗn hợp (blended learning). Theo đó, chúng tôi vừa làm mẫu
cho SV về cách dạy tích hợp công nghệ vừa coi đó là biện pháp hình
thành và rèn luyện KN sử dụng CNTT cho SV. Quá trình đào tạo phần lý
thuyết đƣợc chúng tôi tóm tắt trong sơ đồ 2.10.
Nội dung
Chủ đề 1
Chủ đề 2
Chủ đề 3
Chủ đề 4
Chủ đề 5
Chủ đề 6
Phƣơng
pháp







Sơ đồ 2.10: Tiến trình dạy phần lý thuyết về ứng dụng CNTT
trong dạy học SH.


15

Chủ đề 1: Tổng quan về giáo dục trong thế kỷ XXI; vai trò của
CNTT trong nền giáo dục mới; Chủ đề 2: Kiến thức về đạo đức, pháp
luật liên quan đến sử dụng công nghệ trong dạy học (Luật bản quyền;
về đánh giá nguồn thông tin trên Internet); Chủ đề 3: Những xu
hƣớng ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung; Kỹ năng sử dụng
CNTT cần thiết cho GV Sinh học trong giai đoạn hiện nay; Chủ đề 4:
Kỹ năng thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT; Chủ đề 5:
Quy trình thiết kế các bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT; Chủ
đề 6: Mô hình bài dạy Sinh học tích hợp CNTT (theo chƣơng trình
“Dạy học của Intel”).
: là GV tổ chức cho lớp trao đổi, thảo luận. Bài hƣớng dẫn của GV
đƣợc trình bày bằng PowerPoint; : SV sử dụng mạng Nicenet
(www.nicenet.org) để học tập; : SV tự tải xuống và tự nghiên cứu
tài liệu do GV chuyển qua mạng; : Sử dụng video clip; : SV tự
xây dựng bài trình bày đa phƣơng tiện và trình bày lại
2.3.3.2. Sử dụng bài tập hình thành KN thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ
của CNTT (phần lý thuyết)
Việc sử dụng bài tập hình thành KN cho SV đƣợc chúng tôi thực
hiện theo quy trình 5 bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tổ chức cho SV tự nghiên cứu bài tập
Bƣớc 2: Tổ chức cho SV trao đổi thảo luận, giải bài tập
Bƣớc 3: SV báo cáo kết quả, GV hƣớng dẫn thảo luận, kết luận

Bƣớc 4: GV trao đổi về ý nghĩa của KN, yêu cầu của KN
Bƣớc 5: Tổ chức cho SV giải bài tập tƣơng tự nhằm củng cố KN.
Trong khuôn khổ của báo cáo tóm tắt, chúng tôi minh họa một quy
trình sử dụng một dạng bài tập: hình thành KN lựa chọn bài dạy/đơn vị
kiến thức phù hợp để ứng dụng CNTT
Bƣớc 1, 2 và 3: Tổ chức cho SV tự nghiên cứu và trao đổi, thảo luận
bài tập 1 nhƣ sau:


16

Bài tập 1:
Theo anh/chị, trong các bài học sau, bài học nào cho phép ứng dụng
CNTT theo dạng “bài giảng điện tử” đạt hiệu quả cao, vì sao?
1. Lai một cặp tính trạng; 2.Hoán vị gen; 3.Sự di truyền giới tính;
4.Axit Nuclêic (tiếp theo) và prôtêin; 5.Sinh tổng hợp Prôtêin;
6.Quần thể; 7.Diễn thế sinh thái; 8.Bài thực hành: Làm tiêu bản và
quan sát nhiễm sắc thể
Bƣớc 4: GV trao đổi về ý nghĩa, yêu cầu của KN:
Bài dạy SH cần sự hỗ trợ của CNTT khi có kiến thức trừu tƣợng nhƣ
đối tƣợng mô tả có kích thƣớc quá nhỏ (cấp độ phân tử, cấp độ tế bào)
hoặc quá lớn; cơ chế, quá trình diễn biến quá nhanh và phức tạp (các quá
trình trao đổi chất) hoặc diễn biến quá chậm (quá trình sinh trƣởng, diễn
thế sinh thái)… Loại hình bài thể hiện ở dạng “bài giảng điện tử” thƣờng
là bài lên lớp lý thuyết.
Bƣớc 5: Tổ chức cho SV giải bài tập tƣơng tự nhằm củng cố KN. Bài
tập 2 nhƣ sau:
Bài tập 2a:
Trong từng bài học sau, phần kiến thức nào trong bài cho phép ứng
dụng CNTT để tổ chức dạy học hiệu quả? Vì sao?

1. Hoán vị gen; 2. Sự trao đổi chất qua màng tế bào
Bài tập 2b:
Khi dạy kiến thức về cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín (Bài 25-Sự
sinh sản hữu tính ở thực vật - Sinh học 10, CCGD), một GV đã chiếu hình
ảnh về cấu tạo hoa lưỡng tính lên màn hình và tổ chức vấn đáp tìm tòi,
anh/chị có nhận xét gì về cách tổ chức hoạt động dạy học của GV này?
2.3.3.3. Sử dụng bài tập hình thành KN sử dụng một số phần mềm công
cụ (phần thực hành)
Sử dụng các bài tập hình thành KN sử dụng phần mềm công cụ đƣợc
chúng tôi thực hiện theo 5 bƣớc sau:


17

Bƣớc 1: GV nêu mục tiêu bài tập, định hƣớng hoạt động
Bƣớc 2: GV làm mẫu một lần với tốc độ bình thƣờng, có giải thích
Bƣớc 3: GV làm chậm và SV làm theo
Bƣớc 4: SV tự thực hành lại, tự đánh giá và đánh giá chéo
Bƣớc 5: Tập làm theo nhiệm vụ mới với định hƣớng của GV, SV
thực hành sáng tạo.
Trong khuôn khổ của báo cáo tóm tắt, chúng tôi minh họa quy trình
hình thành một KN khai thác mạng Internet để dạy học SH.
Bƣớc 1: GV nêu mục đích của bài tập.
Bƣớc 2: GV làm mẫu việc tìm kiếm hình ảnh của ADN (từ khóa là
DNA) với tốc độ bình thƣờng, có giải thích từng bƣớc: từ mở trình duyệt,
nhập địa chỉ của Google cho đến nhập từ khóa, tìm hình ảnh và lƣu hình
ảnh về máy tính. (SV quan sát)
Bƣớc 3: GV làm chậm từng bƣớc (SV làm theo)
Bƣớc 4: GV dành thời gian cho SV tự làm lại
Bƣớc 5: GV yêu cầu SV tìm kiếm hình ảnh với các từ khóa và toán

tử logic khác nhau và cho nhận xét về kết quả tìm kiếm (số lƣợng, tính
chất):
+) từ khóa tế bào có ngoặc kép và không ngoặc kép
+) “tế bào” (tiếng Việt) và “cell” (tiếng Anh)
+) “succession” (diễn thế sinh thái) và “virus” (vi rút)
+) “virus” và “virus”-“computer”; “virus”+“biology”
+) “ameba” và “amoeba” (amip)
+) “ameba”+“gif”+“animation”


18

CHƢƠNG 3.
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
- Đánh giá hiệu quả của các quy trình, biện pháp hình thành cho SV
KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy SH trong thực tiễn đào tạo.
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
- Khảo sát về thực trạng trình độ sử dụng CNTT của SV trƣớc khi
học phần ứng dụng CNTT trong dạy học SH.
- Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các quy trình, biện pháp hình
thành KN sử dụng CNTT trong dạy học SH (sau khi SV học phần Lý luận
dạy học SH và hoàn thành cả lý thuyết và thực hành phần ứng dụng
CNTT trong dạy học SH).
3.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm
Do một số yếu tố khách quan nhƣ: theo chƣơng trình và kế hoạch
đào tạo đã đƣợc ban hành thì SV chỉ học học phần Lý luận dạy học Sinh
học trong kỳ I năm thứ ba; điều kiện thực nghiệm đòi hỏi khoa phải có

phòng máy tính kết nối Internet; nội dung thực nghiệm còn mới và chƣa
đƣợc phép triển khai tại các trƣờng ĐHSP khác, cho nên chúng tôi chỉ có
thể tiến hành thực nghiệm đối với SV năm thứ ba khoa Sinh-KTNN,
Trƣờng ĐHSP Hà Nội các khóa từ năm 2004-2005; 2005-2006; 2006-
2007 và 2007-2008 với tổng số 340 SV.
3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm
Vì đặc thù đối tƣợng thực nghiệm là SV sƣ phạm, chƣơng trình đào
tạo không cho phép tạo ra các GV tƣơng lai với chuẩn khác nhau, cho nên
chúng tôi không sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm - đối chứng song
song.



19

3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào nhiệm vụ của luận án, chúng tôi tiến hành đánh giá định
tính và định lƣợng hai nhóm KN cần đƣợc rèn luyện cho SV:
+ Nhóm 1: KN sử dụng một số phần mềm công cụ.
+ Nhóm 2: KN thiết kế bài dạy SH có sự hỗ trợ của CNTT.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.4.1. Kết quả thực nghiệm hình thành cho SV KN sử dụng một số
phần mềm công cụ (So sánh bằng thống kê định lượng kết quả thực
nghiệm)
Bảng 3.5: Kết quả thực nghiệm hình thành cho SV kỹ năng khai thác
thông tin ở dạng hình ảnh từ mạng Internet.
Mức độ
Năm
Thành thạo
Biết

Mới biết
Chƣa biết
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2004
(74 SV)
TTN
0
0,0
0
0,0
2
2,7
72
97,3
STN
68
91,9
5
6,7
1
1,4
0
0,0

2005
(77 SV)
TTN
1
1,3
1
1,3
5
6,5
70
90,9
STN
71
92,2
4
5,2
2
2,6
0
0,0
2006
(83 SV)
TTN
0
0,0
4
4,9
7
8,4
72

86,7
STN
76
91,6
5
6,0
2
2,4
0
0,0
2007
(106 SV)
TTN
2
1,9
6
5,7
8
7,5
90
84,9
STN
97
91,5
6
5,7
3
2,8
0
0,0

Tổng
(340 SV)
TTN
3
0,9
11
3,2
22
6,5
304
89,4
STN
312
91.8
20
5,9
8
2,3
0
0,0
Bảng 3.6: Kết quả thực nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng phần mềm Paint.
Mức độ
Năm
Thành thạo
Biết
Mới biết
Chƣa biết
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
2004
(74 SV)
TTN
0
0,0
0
0,0
2
2,7
72
97,3
STN
68
91,9
2
2,7
4
5,4
0
0,0
2005
(77 SV)
TTN
0
0,0

0
0,0
1
1,3
76
98,7
STN
71
92,2
4
5,2
2
2,6
0
0,0
2006
(83 SV)
TTN
0
0,0
0
0,0
1
1,2
82
98,8
STN
77
92,8
3

3,6
3
3,6
0
0,0
2007
(106 SV)
TTN
0
0,0
0
0,0
2
1,9
104
98,1
STN
102
96,2
3
2,9
1
0,9
0
0,0
Tổng
(340 SV)
TTN
0
0,0

0
0,0
6
1,8
334
98,2
STN
318
93,5
12
3,6
10
2,9
0
0,0


20

Bảng 3.7: Kết quả thực nghiệm hình thành KN sử dụng phần mềm PPT.
Mức độ
Năm
Thành thạo Biết Mới biết Chưa biết
SL % SL % SL % SL %
2004
(74 SV)
TTN 0 0,0 2 2,7 4 5,4 68 91,9
STN 9 12,2 63 85,1 2 2,7 0 0,0
2005
(77 SV)

TTN 0 0,0 2 2,6 3 3,9 72 93,5
STN 12 15,6 64 83,1 1 1,3 0 0,0
2006
(83 SV)
TTN 0 0,0 1 1,2 4 4,8 78 94
STN 15 18,1 66 79,5 2 2,4 0 0,0
2007
(106 SV)
TTN 0 0,0 2 1,9 5 4,7 99 93,4
STN 14 13,2 89 84 3 2,8 0 0,0
Tổng
(340 SV)
TTN 0 0,0 7 2,1 16 4,7 317 93,2
STN 50 14,7 282 82,9 8 2,4 0 0,0








Biểu đồ 3.2: So sánh về KN khai thác mạng Internet của SV
trước và sau thực nghiệm tổng hợp kết quả bốn năm.









Biểu đồ 3.4: So sánh về KN sử dụng phần mềm Paint của SV
trước và sau thực nghiệm tổng hợp kết quả bốn năm.
0 0
1.8
98.2
93.5
3.6
2.9
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thành thạo Biết Mới biết Chưa biết
TTN
STN
0.9
3.2
6.5
89.4
91.8

5.9
2.3
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thành thạo Biết Mới biết Chưa biết
TTN
STN


21











Biểu đồ 3.6: So sánh về KN sử dụng phần mềm PPT của SV
trước và sau thực nghiệm tổng hợp kết quả bốn năm.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm hình thành cho SV KN thiết kế bài dạy
SH có sự hỗ trợ của CNTT
3.4.2.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Vì kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy, hầu hết SV chưa có
KN sử dụng các phần mềm công cụ. Nên giai đoạn trước thực nghiệm
chúng tôi không yêu cầu SV tự thiết kế bài dạy SH theo hướng ứng dụng
CNTT.
Bảng 3.12: Kết quả chấm điểm SV thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ
của CNTT giai đoạn sau thực nghiệm.
Năm n
Số và phần trăm bài đạt điểm x
i

1 - 4 5 6 7 8 9 10
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2004 74 0 0,0 11 14,9 18 24,3 32 43,2 13 17,6 0 0,0 0 0,0
2005 77 0 0,0 14 18,2 23 29,9 29 37,7 10 13,0 1 1,2 0 0,0
2006 83 0 0,0 14 16,9 19 22,9 30 36,1 19 22,9 1 1,2 0 0,0
2007 106 0 0,0 17 16,0 26 24,5 35 33,0 27 25,5 1 0,9 0 0,0
Tổng 340 0 0,0 56 16,5 86 25,3 126 37,0 69 20,3 3 0,9 0 0,0
Xếp loại Yếu Trung bình Khá Giỏi




0
2.1
4.7

93.2
14.7
82.9
2.4
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thành thạo Biết Mới biết Chưa biết
TTN
STN


22










Biểu đồ 3.9: Phân phối tần suất điểm kiểm tra sau thực nghiệm về kỹ
năng thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT (tổng hợp trên 4 năm).
3.4.2.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính
Với mỗi bài kiểm tra chúng tôi cũng tập trung phân tích điểm thành
phần để xác định xem mức độ đạt được hay không đạt được của từng KN
thành phần, kết quả tổng hợp đượ trình bày trong biểu đồ 3.11.







Biểu đồ 3.11: So sánh tỉ lệ SV đạt từng kỹ năng trong nhóm kỹ năng
thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT.
Tỉ lệ đạt KN mô phỏng kiến thức thấp là vì đây là KN đòi hỏi có sự
kết hợp của nhiều yếu tố như: kiến thức cơ bản tốt, khả năng xây dựng
kịch bản, khả năng dựng hình, khả năng làm chủ và biết kết hợp sáng tạo
các hiệu ứng của phần mềm PPT. Kết quả này cho thấy cần tăng thời
lượng thực hành phần KN này.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%

90%
100%
Lựa chọn bài
dạy, đơn vị kiến
thức phù hợp
Lựa chọn tài
nguyên phù hợp
Sử dụng PPDH
phù hợp
Mô phỏng các
kiến thức
Tổ chức kiểm tra
đánh giá
Trình bày bài
dạy
Không đạt
Đạt
Điểm
%

×