Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp từ thực tiễn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.47 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒNG THỊ HẬU

PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành:Luật kinh tế
Mã số:60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN VĂN CƯƠNG

\
Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀNVỆ
SINH THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNGSUẤT ĂN CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................6
1.1 Lý luận về pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm..........................................6
1.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm ...........................................................................................................9
1.3. Khái niệm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ..................................14
1.4 Khái quát về suất ăn cơng nghiệp và pháp luật an tồn vệ sinh thực phẩm
áp dụng trong việc cung ứng suất ăn công nghiệp ...........................................17


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁPLUẬT AN
TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰCCUNG ỨNG SUẤT
ĂN CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH BÌNH DƯƠNG ......................22
2.1 Thực trạng pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng
suất ăn công nghiệp ..........................................................................................22
2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong
lĩnh vực suất ăn công nghiệp............................................................................30
2.3. Các công cụ quản lý nhà nước chủ yếu ....................................................31
2.4 Thực trạng thực thi pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực
cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. ........................37
2.5 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn
cơng nghiệp tại tỉnh Bình Dương .....................................................................42
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG
SUẤT ĂN CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ..........61
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh
vực cung ứng suất ăn công nghiệp. ..................................................................61
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh thực
phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp ........................................68
KẾT LUẬN .........................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An tồn vệ sinh thực phẩm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tồn
xã hội vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, thực tế thanh tra, kiểm tra, khảo
sát đánh giá về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập

thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho thấy nhiều doanh nghiệp, cơ quan,
đơn vị quan tâm và chấp hành các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, vẫn còn những đơn vị/doanh nghiệp chưa quan tâm việc thực
hiện các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên nguy cơ ngộ độc
thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn. Trong 07 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh
Bình Dương đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 1.200 người mắc, 01
người chết. Trong đó có 03 vụ ngộ độc thực phẩm tại 03 bếp ăn tập thể có quy
mơ hàng ngàn người ăn với 713 người mắc phải nhập viện điều trị, tăng hơn 04
lần số người nhập viện so với cả năm 2010. Ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiều
nguyên nhân nhưng phần lớn do việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng
thực phẩm khơng an tồn, quy trình chế biến khơng đảm bảo ngun tắc một
chiều, người trực tiếp chế biến thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và
thực hành vệ sinh kém...
Ở Việt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nướcCộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày17 tháng
6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;Nghị định
38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chitiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP, ban hành
ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chínhvề an tồn thực phẩm
(nay là Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính về an tồn thực phẩm) cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã
ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong

1


bảo đảm antoàn thực phẩm song khả năng áp dụng còn rất nhiều hạn chế, nội
dung điều chỉnh còn mang tính ngun tắc, khó áp dụng. Hơn nữa, việc đưa các
chế tàimạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân sản
xuất,kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất

tínhgiáo dục, răn đe. Nhiều hành vi đã được quy định với chế tài xử lý khá rõ
ràng nhưng mức phạtcịn khá nhẹ, khơng bảo đảm tính răn đe, phịng ngừa từ
phía các cơ sở kinh doanh…
Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực (nhất là một vài năm gần đây) trong việc
bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mất an toàn thực phẩm vẫn là nguy cơ
hiện hữu gây nhiều lo lắng cho người dân.Vì vậy việc tìm ra các biện pháp hữu
hiệu để khắc phục tình trạng này là rất cấp thiết. Trong số đó, việc bảo đảm các
khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều vận hành theo quy chuẩn an tồn là rất
cần thiết. Nói cách khác, muốn bớt được nỗ lo về an toàn thực phẩm cho người
dân, quá trình sản xuất của người dân, doanh nghiệp phải có tính chun nghiệp,
bảo đảm an toàn từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Một trong những yếu
tố kích thích lĩnh vực an tồn thực phẩm chính là do người tiêu dùng biết tự bảo
vệ mình, được trang bị kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong
lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp.
Từ những nhận định trên, tơi đã chọn đề tài :“Pháp luật an tồn vệ sinh
thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp từ thực tiễn tỉnh
Bình Dương” để làmđề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu
liên quan đến an tồn vệ sinh thực phẩm.Trong đó, nổi bật là một số cơng trình
sau đây:
- Đặng Cơng Hiến (2010), Tội vi phạm quy định về vệ sinh an tồn thực
phẩm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Khắc Trung Kiên (2012), Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực
tiễn kiểm dịch động vật kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại thành phố

2



Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơng trình trên đều ít nhiều đề cập đến an tồn vệ sinh thực phẩm từ
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung
và trong lĩnh vực suất ăn cơng nghiệp nói riêng tại tỉnh này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi
cung ứng và tiêu thụ suất ăn cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó,
tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật an tồn vệ sinh thực
phẩm nói chung và trong lĩnh vực cung ứng suất ăn cơng nghiệp nói riêng (từ
thực tiễn tỉnh Bình Dương).
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bảo đảm an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực cung ứng suất ăn cơng nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật an toàn vệ sinh
thực phẩm nói chung và trong lĩnh vực cung ứng suất ăn cơng nghiệp nói riêng
(từ thực tiễn tỉnh Bình Dương).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định pháp luật về bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm trong q
trình cung ứng và tiêu thụ suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

3



- Thực trạng thực thi các quy định về bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm
trong q trình cung ứng và tiêu thụ suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn cơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật an
toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu gồm phương pháp phân tích quy
phạm (được sử dụng để phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi cung ứng và tiêu thụ suất ăn công
nghiệp), phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp mơ hình
hóa, phương pháp thống kê.Phương pháp tổng hợp, phương pháp mơ hình hóa và
phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về
an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan tới việc cung ứng và tiêu thụ suất ăn cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản trong việc bảo đảm
an tồn thực phẩm nói chung và bảo đảm an tồn thực phẩm trong lĩnh vực cung
ứng và tiêu thụ suất ăn cơng nghiệp nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp các thông tin thực tiễn về thực trạng thực thi pháp

luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn

4


cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số đề xuất có giá trị tham
khảo về hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực suất ăn cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 3
chương:
-Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm
trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
-Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật an toàn vệ sinh
thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
-Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật an toàn vệ
sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN
VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG
SUẤT ĂN CƠNG NGHIỆP

1.1 Lý luận về pháp luật an tồn vệ sinh thực phẩm

1.1.1 Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực phẩm, theo nghĩa thông thường là những sản phẩm được sử dụng để
con người ăn hoặc uống. Theo từ điển tiếng Việt (2000) nhà xuất bản Đà Nẵng,
trang947, “thực phẩm” là “các thứ dùng làm món ăn như thịt, cá, trứng,…”. Tuy
nhiên, trong lĩnh vực pháp luật, thực phẩm được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Luật
an toàn thực phẩm của Việt Nam năm 2010 quy định: “Thực phẩm là sản phẩm
mà con người ăn, uổng ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo
quản” (Khoản 20 Điều 2). Quy định này khá tương tự với quy định tại Khoản 1
Điều 3 Pháp lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm năm 2003, theo đó, thực phẩm được
giải thích là “những sản phẩm mà con người ăn, uổng ở dạng tươi, sổng hoặc đã
qua chế biến, bảo quản.” Những thực phẩm thông dụng trong cuộc sống của con
người chính là ngũ cốc, thịt, thủy sản, trứng, sữa, rau, củ, quả, mật ong, muối,
đường, cacao, hạt tiêu, dầu thực vật, bánh mứt kẹo, đồ uống có cồn (rượu, bia)
hoặc khơng có cồn (như nước uống đóng chai, nước giải khát, nước khoáng thiên
nhiên, V.V.). Tuy nhiên, mỹ phẩm, thuốc lá và các dược phẩm không được coi là
“thực phẩm” theo nghĩa của Luật an toàn thực phấm.
Thực phẩm là một loại tư liệu sinh hoạt tiêu dùng quan trọng hàng đầu,
một trong những loại sản phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia. Sức khỏe,
sự thịnh vượng của mỗi cá nhân, mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và
mỗi quốc gia có liên quan mật thiết tới số lượng và chất lượng thực phẩm mà cá
nhân, gia đình, cộng đồng hoặc quốc gia đó tiêu thụ.

6


Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng nhiều
loại thực phẩm mới được sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng. Trong sốcác
loại thực phẩm mới được sản xuất nhờ ứng dụng của thành tựu khoa học và công
nghệ phải kể tới các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất

dinh dưỡng và thực phẩm biến đổi gen. Thực phẩm chức năng được Luật an toàn
thực phẩm năm 2010 (Khoản 23 Điều 2) giải thích là “thực phẩm dùng để hỗ trợ
chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mải, tăng sức đề
kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo
vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.” Thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng được Luật an toàn thực phẩm năm 2010 (Khoản 22 Điều 2) giải thích là
“thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khống, chất vi lượng nhằm phịng ngừa,
khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối
tượng cụ thể trong cộng đồng.” Thực phẩm biến đổi gen được Luật an toàn thực
phẩm năm 2010 (Khoản 24 Điều 2) giải thích là “thực phẩm cỏ một hoặc nhiều
thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen”. Thực phẩm đã
qua chiếu xạ được Luật an toàn thực phấm năm 2010 (Khoản 25 Điều 2) giải
thích là “thực phẩm đã dược chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lỷ, ngăn ngừa
sự biến chất của thực phẩm.”
Tuy nhiên, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào lĩnh vực
sảnxuất và kinh doanh dịch vụ cũng tạo ra mối lo ngại về những rủi ro mà việc
ứng dụng khoa học và công nghệ mang lại, trong đó có những rủi ro liên quan tới
thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm được sản xuất dựa vào sử dụng các loại chất
tăng trọng, các loại hóa chất bảo quản v.v.
Một đặc tính khá quan trọng của thực phẩm là thông thường hàm lượng
dinh dưỡng và chất lượng, độ an toàn của thực phẩm thường có xu hướng giảm
đi qua thời gian. Chính vì thế, với mỗi loại thực phẩm khác nhau thường có thời
hạn sử dụng khác nhau. Thời hạn sử dụng thực phẩm được hiểu là “thời hạn mà
thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện

7


bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.” (Khoản 19 Điều
2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010).

Thông thường, thực phẩm là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất
donhiều chủ thể khác nhau tiến hành (đó có thể là những người nơng dân tự
nuôitrồng, canh tác trong hoạt động nông nghiệp, thủy sản, đó cũng có thể là các
nơng trường sản xuất các loại nơng, thủy, hải sản, đó cũng có thể là các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến hoặc các nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm). Luật
an toàn thực phẩm năm 2010 (Khoản 14 Điều 2) quy định “sản xuất thực phẩm
là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu
hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.”
Luật an toàn thực phẩm năm 2010 (Khoản 16 Điều 2) có giải thích thêm về “sơ
chế thực phẩm” với nghĩa “là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái,
đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra
nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.” Bên
cạnh đó, để đi đến tay người tiêu dùng, trong khơng ít trường hợp, thực phẩm
phải đi qua công đoạn kinh doanh thực phẩm. Khoản 8 Điều 2 Luật an toàn thực
phẩm quy định kinh doanh thực phẩm là “việc thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán
thực phẩm.”
Như vậy, có thể nói, những loại hành vi cơ bản của các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong chuỗi cung ứng thực phẩm đến
người tiêu dùnggồm:trồng trọt/chăn nuôi, thu hái/ đánh bắt/khai thác, sơ chế/
chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, giới thiệu, bn bán thực phẩm. Đây
cũng chính là chuỗi hành vi mà pháp luật an toàn thực phẩm hướng tới để điều
chỉnh, kiểm soát nhằm bảo đảm sự an tồn của thực phẩm khi đến tay người tiêu
dùng, vì an tồn, sức khỏe, tính mạng, lợi ích của người tiêu dùng.
Qua đó, có thể rút ra khái niệm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (gọi tắt
là an toàn thực phẩm)như sau:Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là tất cả điều
kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận

8



chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch, an tồn, khơng
gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
1.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm
Tuy tiêu dùng thực phẩm là hoạt động không thể thiếu đối với sự tồn tại
của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng, nhưng việc tiêu dùng thực
phẩm có thể gây hại rất lớn cho các cá nhân, các gia đình và cho cộng đồng khi
thực phẩm được tiêu dùng là thực phẩm khơng an tồn. Không phải ngẫu nhiên
mà dân gian đã tổng kết “bệnh từ miệng mà vào”.
Có thể dễ thấy những nguy hại đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng
và quốc gia khi tiêu thụ những sản phẩm thực phẩm không an toàn như: sức khỏe
bị giảm sút, bệnh tật, thậm chí có thể gây ra tử vong. Bởi vậy, “an tồn thực
phẩm” ln là một trong những u cầu, mong muốn hàng đầu của mỗi người,
mỗi gia đình khi tiêu dùng thực phẩm. “An toàn thực phẩm” là việc bảo đảm để
thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” (Khoản 1 Điều 2
Luật an toàn thực phẩm năm 2010). Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007
của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm khẳng định: “...an tồn thực phẩm có tác động trực tiếp
thường xuyên đến sức khoẻ của mỗi người dân, ảnh hưởng đến phát triển kỉnh tế,
thương mại, du lịch và an sinh xã hội, về lâu dài còn ảnh hưởng đến phát triển
nịi giống dân tộc”

1. Tuy an tồn thực phẩm là một trong những điều kiện thiết yếu để con người
có cuộc sống bình thường nhưng bảo đảm an tồn thực phẩm không hề là công
việc dễ dàng. Ngay ở các nước phát triển, tình hình mất an tồn thực phẩm cũng
diễn biến rất phức tạp. Ở Trung Quốc, trong số các vụ tai tiếng liên quan tới an
toàn thực phẩm phải kể tới vụ bê bối sữa năm 2008 trong đó sữa và sữa bột dành
cho trẻ em đã bị nhiễm độc melamine. Hậu quả là, khoảng 300 ngàn trẻ em đã bị
nhiễm bệnh, trong đó có hàng chục ngàn trẻ em phải nằm viện và có 6 trẻ em bị

chết vì bị sỏi thận và suy thận từ việc tiêu thụ sữa nhiễm độc. Vụ việcnày gây
mất niềm tin nghiêm trọng đối với người tiêu dùng Trung Quốc về chất lượng và

9


độ an toàn của các sản phẩm sữa sản xuất ở quốc gia này (Nhị Anh (2013),
Những vụ bê bối sữa chấn động thế giới, ngày cập nhật
09/08/2013.)[1, tr.2]. Năm 2013, cả châu Âu chấn động bởi vụ bê bối thịt giả.
Theo đó, một số loại thịt được quảng cáo là thịt bò bị phát hiện chứa DNA của
ngựa được bày bán tại các siêu thị ở Anh và Ireland(Hoài Thu (2016), 8 vụ thực
phẩm bẩn chấn động trên thế giới, ngày cập nhật 28/04/2016).[40,tr.1].
Ở Việt Nam, ngộ độc thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm không an toàn
cũng là một trong những mối lo thường trực của người tiêu dùng thực phẩm, tình
hình ngộ độc vẫn cịn diễn biến khá phức tạp, trong đó, năm nào cũng có nạn
nhân ngộ độc thực phẩm tử vong, số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm,
Bộ Y tế, năm 2013, cả nước có 167 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó số người bị
mắc là 5.558, 5.020 người đi viện và số nạn nhân tử vong là 28 người. Năm
2014, 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện
và 43 trường hợp tử vong(Nguyễn Văn Cương (Chủ nhiệm) (2016), Báo cáo
tổng hợp kết quả dự án điều tra cơ bản “Thực trạng thi hàng pháp luật an tồn
thực phẩm và vai trị của các cơ quan bảo vệ pháp luật”, Viện Khoa học pháp lý,
Bộ tư pháp)[29,tr.20].
Nhìn từ góc độ kinh tế, thực phẩm là ngành công nghiệp rất lớn trên
thếgiới với tổng giá trị gia tăng của ngành này lên tới hàng ngàn tỷ USD. Chỉ
riêngở Hoa Kỳ, hiện tại, mỗi năm, người dân Hoa Kỳ dành khoảng trên 1 ngàn
tỷUSD để chi tiêu cho các mặt hàng thực phẩm. Những thương hiệu thực
phẩmlớn trên thế giới có thể kể đến như Nestlé, PepsiCo, Unilever, Kraft,
DuPont v.v.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, nhiều thương

hiệuthực phẩm cũng đã hình thành và ngày càng có uy tín trong đời sống dân
cư,trong đó phải kể đến các thương hiệu thực phẩm như Vinamilk, Vissan, Kinh
Đô, Việt Food, v.v. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do mức độ cơng nghiệp hóa
trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, chế biến nơng sản cịn khá hạn chế, chuỗi

10


cung ứng thực phẩm ở Việt Nam vẫn còn mang nặng những nét đặc trưng của
nền kinh tế tiểu nông, tiểu thương.
Nhận biết rõ về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với cuộc sống
của mỗi người dân cũng như đối với lợi ích chung của quốc gia, cơng tác bảo
đảm vệ sinh an tồn thực phẩm được nhà nước ta rất quan tâm cả về phương diện
hoàn thiện thể chế, củng cố bộ máy thực thi và công tác truyền thông nâng cao
nhận thức. Tuy nhiên, thực trạng an tồn thực phẩm vẫn cịn nhiều bức xúc như:
chưa kiểm sốt và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ơ nhiễm hố
chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản của một số cơ sở sản xuất cịn dư
lượng kháng sinh, hóc mơn; việc sử dụng các hố chất, phụ gia khơng đúng quy
định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ
ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa
được quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp
vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế, du lịch, văn minh đơ thị. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng,
hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi
phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Một trong những nguyên lý cơ bản khi xây dựng pháp luật, thiết kế chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của một nhà nước dân chủ trong bối cảnh phát triển
nền kinh tế thị trường là nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường và xã hội khi thị
trường và xã hội có những trục trặc, khuyết tật không tự điều chỉnh, tự giải quyết
được. Thêm vào đó, việc can thiệp của nhà nước (bằng pháp luật) để giải quyết

những trục trặc, khuyết tật đó được chứng minh rõ là có lợi cho sự vận hành bình
thường của thị trường và của xã hội, có lợi cho sự phát triển chung. Bởi vậy, việc
can thiệp của nhà nước (thông qua pháp luật) vào quá trình sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ thực phẩm (thị trường thực phẩm) cũng phải được chứng minh về sự cần
thiết bằng những lý do hợp lý.

11


Có thể thấy rằng, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nhu cầu điều chỉnh
bằng pháp luật đối với lĩnh vực an tồn thực phẩm là khơng hồn tồn giống
nhau. Trong xã hội sống dựa vào nền sản xuất nông nghiệp mang tính tự cấp, tự
túc, người sản xuất và người tiêu thụ (người tiêu dùng) thực phẩm gần như là
một thì nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu
thụ 'thực phẩm hầu như không phát sinh. Trong trường hợp sản xuất tự cấp, tự
túc kiểu này, người tiêu dùng sản xuất ra sản phẩm để mình tiêu thụ nên họ có
thể biết khá rõ thực phẩm nào là an toàn và thực phẩm nào khơng an tồn khi tiêu
thụ. Ở cấp độ cao hơn một chút, khi giữa người sản xuất và người tiêu dùng có
hiểu biết khá rõ về nhau và có niềm tin rất lớn với nhau (kiểu quan hệ trong xóm,
ngồi làng, cùng một cộng đồng sản xuất nông nghiệp nhỏ ở các làng, xã), nhu
cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ mua bán thực phẩm cũng hầu như
không lớn. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhà nước là chủ thể chủ
yếu đứng ra tổ chức các công đoạn từ sản xuất tới phân phối thực phẩm, nhu cầu
điều chỉnh bằng pháp luật đối với an tồn thực phẩm cũng khơng q cấp thiết.
Tuy nhiên, nhu cầu này thay đổi khi nền kinh tế bước vào thời kỳ kinh tế
hàng hóa, nhất là khi q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp diễn ra
mạnh mẽ, khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu thụ thực phẩm về địa lý
(không gian), thời gian và thông tin ngày càng lớn, khi đó, sự thiếu vắng vai trị
của nhà nước trong việc đảm bảo an tồn thực phẩm có thể sẽ trở thành vấn đề
lớn. Thực tế Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy khi công tác quản lý nhà

nước về an toàn thực phẩm chưa được coi trọng đúng mức thì tình trạng ngộ độc
thực phẩm, tình trạng người tiêu dùng thực phẩm phải tiêu thụ các loại thực
phẩm không an toàn đã diễn ra nhiều hơn khiến người tiêu dùng rất bức xúc.
Cuộc sống cơng nghiệp, đơ thị hóa và cuộc sống chun mơn hóa bắt buộc
phải có sự hiện diện của nhà nước để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro về an tồn thực
phẩm. Có như thế, người tiêu dùng mới có niềm tin khi tiêu thụ thực phẩm, dù đó

12


là thực phẩm tươi sống được mua về để tự chế biến, thực phẩm đã được chế biến
sẵn hay thực phẩm tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn, uống.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật về an tồn thực phẩm (kéo theo đó là sự
hiện diện của nhà nước) được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bao gói, bảo quản, phân phối, tiêu
thụ thực phẩm là rất cần thiết để khắc phục những khuyết tật về thơng tin, về vị
trí yếu thế của người tiêu dùng trong quan hệ thị trường liên quan tới thực phẩm
và để phòng ngừa những rủi ro gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
(khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, khi người tiêu dùng bị nhiễm bệnh vì tiêu dùng
thực phẩm khơng an tồn...) khó có thể bồi thường, khắc phục được trọn vẹn.
Với phương châm coi trọng việc phòng ngừa (phòng bệnh hơn chữa bệnh), pháp
luật an toàn thực phẩm được ban hành nhằm thực hiện các thiên chức cơ bản sau
đây:

- Thiết lập rõ nghĩa vụ và trách nhiệm (hệ quả pháp lý) của tổ chức, cá
nhân kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng trong q trình sản xuất, chế
biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ, phân phối thực phẩm.

- Thiết lập rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với tổ chức, cá nhân kinh
doanh thực phẩm;


- Thiết lập các công cụ quản lý nhà nước như: thiết lập hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; các điều kiện kinh doanh thực
phẩm; các loại giấy phép trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; tổ chức công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành (tuân thủ) pháp luật về an toàn thực phẩm; các
biện pháp chế tài áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm tiêu chuẩn, quy
chuẩn và các yêu cầu của pháp luật về an toàn thực phẩm; hệ thống thanh tra,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm v.v.

- Thiết lập cơ chế hỗ trợ những nạn nhân sử dụng thực phẩm khơng an
tồn;
Như vậy, có thể nói, pháp luật về an tồn thực phẩm chính là một bộ phận
trong hệ thống pháp luật chung, một bộ phận của cơ chế quản trị quốc gia, quản

13


trị xã hội, có trách nhiệm kiểm sốt, quản lý một loại rủi ro trong xã hội (rủi ro về
an tồn thực phẩm), góp phần củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào các sản
phẩm thực phẩm được lưu thông trên thị trường.
Đây là lĩnh vực pháp luật rất quan trọng vì các lý do cơ bản sau đây:
-Tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe, tính mạng và cuộc sống
thường nhật của con người, đối với giống nịi của mỗi dân tộc.
- Mất an tồn thực phẩm sẽ đưa tới những thiệt hại không thể khắc phục
được (ví dụ: người chết thì khơng thể sống lại v.v.) do đó cần coi kinh doanh
thực phẩm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và thị trường thực phẩm là thị
trường chịu sự quản lý, điều tiết chặt chẽ của nhà nước, trong đó, nhiều khi biện
pháp tiền kiểm cần được sử dụng (thay vì hậu kiểm như nhiều thị trường khác).
- Thị trường thực phẩm là thị trường có giá trị lớn trong nền kinh tế.
Như vậy, có thể nói, vì lợi ích của mỗi người dân (người tiêu dùng), vì lợi

ích của cộng đồng và của xã hội mà cần có quy định pháp luật về lĩnh vực an
toàn thực phẩm.
1.3. Khái niệm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm là tổng thể các quy phạm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng, kinh doanh
thực phẩm.
Pháp luật về an toàn thực phẩm là lĩnh vực pháp luật mang tính chuyên
ngành điều chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan trong chuỗi dịch chuyển
của thực phẩm từ cơng đoạn sản xuất, chế biến, bao gói, lưu trữ, bảo quản, vận
chuyển, phân phối, cung ứng đến tiêu thụ của người tiêu dùng. Chuỗi dịch
chuyến của thực phẩm này liên quan chặt chẽ tới hành vi của các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh
thực phẩm) và hành vi của người tiêu dùng.
Pháp luật về an toàn thực phẩm là lĩnh vực pháp luật mang tính chuyên
ngành điều chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan trong chuỗi dịch chuyển

14


của thực phẩm từ công đoạn sản xuất, chế biến, bao gói, lưu trữ, bảo quản, vận
chuyển, phân phối, cung ứng đến tiêu thụ của người tiêu dùng. Chuỗi dịch
chuyến của thực phẩm này liên quan chặt chẽ tới hành vi của các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh
thực phẩm) và hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện được mục
tiêu bảo đảm sự an toàn của thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng, pháp luật
an toàn thực phẩm sử dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau, trong đó
nổi bật là phương pháp quyền uy - phục tùng, thông qua việc sử dụng các quy
định mang tính chất hành chính và các quy định mang tính chất hình sự. Phương
pháp tự nguyện, thỏa thuận cũng được sử dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ
liên quan tới việc khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường và giải quyết khiếu nại,

giải quyết yêu cầu địi bồi thường của người tiêu dùng về an tồn thực phẩm.
Pháp luật về an toàn thực phẩm trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị
trường hội nhập chủ yếu bao gồm các loại quy định sau:

- Các quy định về quy chuẩn xác định thực phẩm an toàn.
- Các quy định xác định điều kiện chủ thể kinh doanh thực phẩm phải đáp
ứng khi muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thực phẩm;

- Các loại giấy phép trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; điều kiện cấp
phép và quy trình, thủ tục cấp phép;

- Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh thực phẩm trong quá trình
sản xuất, nhập khẩu, đóng gói, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, phân phối thực
phẩm;

- Các quy định về thông tin, quảng cáo liên quan tới thực phẩm (trong đó
có các quy định về quảng cáo thực phẩm và ghi nhãn thực phẩm);

- Các quy định về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Các quy định về cơ chế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật an toàn thực phẩm là các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình sản xuất, cung ứng thực phẩm cùng các quan hệ xã

15


hội phát sinh do hoạt động quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất, cung
ứng thực phẩm. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, sản xuất và kinh

doanh thực phẩm trở thành một ngành kinh tế lớn của nền kinh tế. Hoạt độngsản
xuất, kinh doanh thực phẩm có mối liện hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tếkhác
như du lịch, giải trí, vận tải, hóa chất.... Với sự tồn tại của cơ chế thịtrường,
tương tác giữa người sản xuất thực phẩm với người tiêu dùng thực phẩmđược
thực hiện chủ yếu thông qua các quan hệ thị trường (có thể là một chuỗiquan hệ
thị trường để đảm bảo dòng dịch chuyển thực phẩm từ trang trại – nhàsản xuất
đến bàn ăn - nơi cá nhân, hộ gia đình tiêu thụ thực phẩm). Như vậy,quan hệ đầu
tiên mà pháp luật an toàn thực phẩm quan tâm điều chỉnh chính làmối quan hệ
giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm (sản xuất, nhập khẩu,phân phối, chế
biến thực phẩm) với người tiêu dùng thực phẩm (thường là ngườimua thực
phẩm).
Tuy nhiên, sự chọn lựa của người tiêu dùngkhông phải luôn là lựa chọn
có đầy đủ thơng tin. Nếu chỉ bằng cảm quan và mắtthường, người tiêu dùng sẽ
rất khó biết thực phẩm mà mình tiêu thụ có thực sựan tồn hay khơng, có thực sự
là khơng bị nhiễm những hóa chất hoặc tác nhânđộc hại hay khơng. Do đó, nghĩa
vụ đầu tiên và tiên quyết mà tổ chức, cá nhânkinh doanh thực phẩm phải đảm
bảo khi cung ứng thực phẩm cho người tiêudùng chính là đảm bảo sự an tồn
của thực phẩm mà mình cung cấp.
Tuy nhiên,thế nào là sản phẩm thực phẩm an toàn? Sản phẩm thực phẩm
phải đáp ứngnhững tiêu chí nào thì mới được coi là sản phẩm an tồn? Đây là
những câu hỏisẽ khơng trả lời được một cách rõ ràng nếu như thiếu các quy định
chi tiết củapháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, đối với các loại thực phẩm đã
được chếbiến sẵn (thức ăn tại nhà hàng hoặc thức ăn đường phố), do người tiêu
dùng khótiếp cận được với tồn bộ q trình sản xuất, chế biến thực phẩm nên
họ khơngthể tự kiểm chứng được rằng thực phẩm mà mình định tiêu thụ có an
tồn haykhơng? Thiếu vắng sự kiểm sốt của pháp luật, khó có thể đảm bảo rằng
nhữngcơ sở làm ăn thiếu nghiêm túc sẽ không lơ là trong việc đảm bảo sự an

16



tồn trong loại thực phẩm mà mình cung cấp, và khi ấy người tiêu dùng sẽ ở
trạngthái yếu thế, họ phải chọn lựa, tiêu thụ thực phẩm một cách thiếu thơng tin,
thiếu hiểu biết cần thiết.
Điều đó cũng khơng có lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung, nhất là sự
chun mơn hóa trong nền kinh tế hoặc sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ
(thực tế đã cho thấy, mối lo ngại về an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới
doanh thu du lịch, độ hấp dẫn về du lịch của mỗi quốc gia).
Nói như vậy để thấy rằng, các quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
chủ yếu là các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật về quản lý, điều tiết
nền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, khơng chỉ có vậy, pháp luật về an tồn thực phẩm
cịn bao gồm các quy định về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có hành vi vi
phạm, trong đó có trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
hình sự.
Tóm lại, pháp luật về an tồn thực phẩm cịn có sứ mệnh quan trọng trong
việc thúc đẩy quá trình chuyên mơn hóa sản xuất, củng cố uy tín ngành kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh du lịch, từ đó góp phần trực tiếp vào sự phát
triển kinh tế chung của đất nước. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuỗi
cung ứng thực phẩm khơng cịn bị giới hạn bởi biên giới quốc gia mà ngày càng
mang tính xuyên biên giới và tính tồn cầu, điều này đặt ra những thách thức rất
lớn đối với công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm. Sẽ thật khó đảm
bảo an toàn thực phẩm cho quốc gia nếu chúng ta thiếu hệ thống pháp luật hữu
hiệu để kiểm soát việc xâm nhập của các loại thực phẩm “bẩn” tràn qua biên giới
từ các quốc gia láng giềng vốn chưa có hệ thống pháp luật bảo đảm an tồn thực
phẩm vận hành một cách hữu hiệu.
1.4 Khái quát về suất ăn cơng nghiệp và pháp luật an tồn vệ sinh
thực phẩm áp dụng trong việc cung ứng suất ăn công nghiệp
1.4.1 Khái niệm “suất ăn công nghiệp”

17



Với tốc độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cao, các doanh nghiệp, cơ sở với
nguồn nhân công lớn ngày càng nhiều, suất ăn công nghiệp trở thành khái niệm
phổ biến trong những năm gần đây. Hiện nay, thuật ngữ “suất ăn cơng nghiệp”
chưa được giải thích cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Căn cứ vào tổng thể nhu
cầu phát triển và hình thức tồn tại của nó, có thể hiểu một cách khái qt về suất
ăn cơng nghiệp như sau: Suất ăn công nghiệp là những suất ăn với số lượng lớn,
được hoàn thành trong thời gian ngắn, để phục vụ nhiều người cùng một lúc,
thường có giá thành rẻ.
Suất ăn công nghiệp được sản xuất từ các bếp công nghiệp, là loại bếp
công suất cao, để phục vụ đồ ăn chuyên nghiệp. Bếp công nghiệp thường được
làm bằng chất liệu dễ lau chùi và bảo quản như inox và được phân ra nhiều khu
chuyên biệt với những chức năng khác nhau.
Các suất ăn công nghiệp được phục vụ chủ yếu cho công nhân ở các khu
công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp sản xuất….Bệnh viện, trường học, căn tin của
các công ty cũng là những nơi thường sử dụng suất ăn cơng nghiệp.
Suất ăn cơng nghiệp có những đặc trưng sau:
Đối tượng hướng tới (để phục vụ): Các suất ăn công nghiệp được phục
vụ chủ yếu cho cơng nhân ở các khu cơng nghiệp, nhà máy, xí nghiệp sản
xuất….Bệnh viện, trường học, căng tin của các công ty cũng là những nơi
thường sử dụng suất ăn công nghiệp.
Nhà cung cấp: Suất ăn công nghiệp chủ yếu cung cấp bởi các doanh
nghiệp kinh doanh chế biến thực phẩm, được pháp luật cho phép kinh doanh
trong lĩnh vực chế biến và cung cấp thực phẩm.
Qua đối tượng hướng tới và nhà cung cấp suất ăn cơng nghiệp, ta có thể
rút ra được các lợi ích và bất cập trong việc sử dụng suất ăn cơng nghiệp như sau:
Lợi ích:Trong thời buổi cơng nghiệp hóa hiện đại hóa các khu cơng
nghiệp ngày càng nhiều thì nhu cầu sử dụngsuất ăn công nghiệp là rất cần


18



×