Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

chức năng của tài chính là sự cụ thể hoá bản chất của tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.01 KB, 2 trang )

Chức năng của tài chính là sự cụ thể hoá bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung của tài chính và vạch rõ tác dụng
xã hội của tài chính. Chức năng của tài chính là khả năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ
có thể có được với sự tham gia nhất thiết của con người.
Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản, chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới dạng hình thái tiền tệ và
chức năng giám đốc bằng tiền đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội (gọi tắt là chức năng giám đốc).
1. Chức năng phân phối
Phân phối của cải xã hội, trải qua quá trình phân phối lần đầu và nhiều lần phân phối lại.
- Phân phối lần đầu là phân phối tiến hành trong lĩnh vực sản xuất vật chất, hình thành nên quỹ bù đắp tư liệu sản
xuất, những khoản thu nhập ban đầu cho người lao động và thu nhập thuần tuý của xã hội (thu nhập thuần tuý của
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cư và thu nhập thuần tuý tập trung của Nhà nước).
Trong các tổ chức kinh tế, sản phẩm làm ra sau khi tiêu thụ và thu được tiền, được tiến hành phân phối. Một phần
được sử dụng để bù đắp vốn cố định và vốn
29
lưu động đã tiêu hao. Một phần trả lương cho người lao động. Một phần nộp cho Nhà nước dưới hình thức các loại
thuế. Một phần nộp quỹ bảo hiểm xã hội. Phần còn lại để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
và phân chia lợi tức cho người góp vốn.
Phân phối lần đầu, mới chỉ tạo ra những khoản thu nhập cơ bản, chưa thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó phải
trải qua quá trình phân phối lại.
Phân phối lại thu nhập là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản được hình thành qua phân phối lần đầu, để
đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng của toàn xã hội (các ngành không sản xuất: Quân đội, Giáo dục, Y tế…).
Mục đích của phân phối lại là:
. Bổ sung thêm vào Ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho toàn xã hội.
. Tạo ra nguồn thu nhập cho các lĩnh vực không sản xuất vật chất và những người làm việc trong các lĩnh vực đó.
. Điều hoà thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư.
. Điều tiết các hoạt động kinh tế trên phạm vi vĩ mô.
Phân phối lại được tiến hành thông qua ba biện pháp: Biện pháp tài chính – tín dụng, biện pháp giá cả và hoạt động
phục vụ. Trong đó, biện pháp tài chính – tín dụng giữa vai trò trunng tâm.
2. Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với
quá trình phân phối của cải xã hội thành các quỹ tiền tệ và sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
Như vậy, đối tượng giám đốc của tài chính là quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thái tiền tệ - quá trình


hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung theo các mục tiêu đã định.
Cùng với việc xác định đối tượng, cần thiết phải chỉ ra những đặc điểm của giám đốc tài chính.
30
- Thứ nhất: Giám đốc của tài chính là sự giám đốc bằng tiền thông qua sử dụng chức năng thước đo giá trị và chức
năng phương tiện thanh toán của tiền tệ trong vận động của tiền vốn để tiến hành giám đốc.
- Thứ hai: Giám đốc bằng tiền của tài chính là sự giám đốc bằng tiền thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính – các
chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ các hoạt động của xã hội và của các doanh nghiệp.
- Thứ ba: Giám đốc bằng tiền của tài chính còn được thực hiện đối với sự vận động của tài nguyên trong xã hội.
Thực hiện chức năng giám đốc, tài chính nhằm mục đích sau:
- Bảo đảm cho các cơ sở kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển theo những mục tiêu định hướng của Nhà
nước.
- Đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm môt cách có hiệu quả, tiết kiệm tới mức tối đa các yếu tố sản xuất
trong xã hội.
- Bảo đảm sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
- Bảo đảm việc chấp hành pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nội dung Giám đốc tài chính, gồm có những nội dung chính sau:
- Giám đốc tài chính trong quá trình thành lập và thực hiện kế hoạch Ngân sách Nhà nước.
- Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế và hợp
đồng kinh tế.
- Giám đốc tài chính trong quá trình cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu tư XDCB.
Ngoài ra, Giám đốc tài chính còn được thực hiện trong các hộ kinh tế dân cư.
Giám đốc tài chính dù thực hiện ở đâu, cũng đều là sự giám đốc toàn diện mặt giá trị đối với quá trình hình thành
phân phối và sử dụng các nguồn vốn trong quá trình hoạt động của từng khâu và trong toàn xã hội.
Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, trong đó việc thực hiện chức năng phân phối
là tiền đề để thực hiện chức năng giám đốc,
31
và ngược lại việc thực hiện tốt chức năng giám đốc sẽ tạo điều kiện để thực hiện chức năng phân phối tốt hơn.
Trên cơ sở nhận thức được bản chất, chức năng của tài chính, hoạt động của tài chính mới phát huy được vai trò
của nó trong nền kinh tế.
Hiện tượng tài chính - sự vận động của các quỹ tiền tệ là biểu hiện bên ngoài của tài chính, bên trong - bản chất của

nó là mối quan hệ giữa người chi trả và người thu nhận vốn tiền tệ, đây là mối quan hệ giữa hai chủ sở hữu - mối
quan hệ xã hội.
27
a. Đặc điểm của quan hệ tài chính
Các quan hệ tài chính phát sinh về sự vận động của vốn tiền tệ - biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm xã hội, là kết quả
của hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực kinh tế. Vì vậy các quan hệ tài chính là các quan hệ kinh tế.
Các khoản thu chi của Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp… biểu hiện vận động của vốn tiền tệ, đều thể hiện việc
của cải xã hội được phân chia thành những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận được phân phối cho những chủ thể khác
nhau, chứng tỏ tài chính là các quan hệ về phân phối sản phẩm.
Các hiện tượng tài chính thể hiện ra thành sự vận động của vốn tiền tệ, nhất là sự phân phối sản phẩm dưới hình
thức tiền tệ, vì vậy quan hệ tài chính là các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ.
Các quan hệ phân phối dưới hình thức tiền tệ thuộc về tài chính có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Các quan hệ phân phối đó luôn gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của Nhà nước và đáp ứng nhu
cầu chung của xã hôi.
Thứ hai: Các quan hệ phân phối luôn gắn liền với việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và
không tập trung, được sử dụng trên phạm vi toàn xã hội hoặc trong từng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân
cư. Đây là đặc điểm đặc trưng của phân phối tài chính.
b. Đặc điểm của các quỹ tiền tệ tài chính
Các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu. Sự vận động của các quỹ tiền tệ có thể biểu hiện
trong phạm vi một hình thức sở hữu hoặc nhiều hình thức sở hữu.
- Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của tiền vốn. Đây là tiêu thức chính của các quỹ tiền tệ tài
chính.
- Tất cả các quỹ tiền tệ điều vận động thường xuyên, tức là luôn luôn được sử dụng ( chỉ tiêu ) và bổ sung (thu vào).
28
- Các quỹ tiền tệ trong việc hình thành và sử dụng, điều thể hiện tính pháp lý và được thể thức hoá bằng các văn bản
chính quy.
Như vậy các quỹ tiền tệ, trong sự vận động của chúng, là phản ánh thể hiện những quan hệ giữa con người với nhau
trong phân phối của cải xã hội dưới hình thái tiền tệ.
Từ những điều phân tích trên, có thể khái quát về bản chất của tài chính như sau: Tài chính là một mặt của quan hệ

phân phối biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, được sử dụng để phân phối của cải xã hội, xây dựng và hình thành lên
những quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung, và sử dụng các quỹ tiền tệ đó nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản
xuất và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Có thể nói tài chính là một phạm trù trừu tượng được khái quát từ sự vận động của tiền tệ gắn liền với hoạt động
của con người.

×