Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Danh ngữ tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.45 KB, 28 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Viện khoa học x hội Việt Nam



Viện ngôn ngữ học




đặng ngọc hớng





Danh ngữ tiếng anh
(trong sự đối chiếu với tiếng Việt)


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng
M số: 62.22.01.05



Tóm tắt Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học




H Nội 2009




2
Luận án đợc hon thnh tại viện ngôn ngữ học
viện khoa học x hội việt nam





Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Phan Văn Quế
2. TS. Trần Đại Nghĩa

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hoà

Phản biện 2: GS.TS. Diệp Quang Ban

Phản biện 3: PGS.TS. Võ Đại Quang



Luận án sẽ đợc trình bày trớc Hội đồng chấm luận án
cấp Nhà nớc họp tại Viện Ngôn ngữ học
vào hồi ngày tháng năm 2009



Có thể tìm đọc luận án tại:
Th viện Quốc gia

Th viện Viện Ngôn ngữ học
Th viện Viện Đại học Mở H Nội


3

danh mục các công trình đ đợc công bố
liên quan đến đề ti của luận án

1. Đặng Ngọc Hớng (2007), Hotel Niko và Niko
Hotel, Ngôn ngữ và Đời sống, (1+2).
2. Đặng Ngọc Hớng (2007), Điều biến tố và bổ ngữ
trong danh ngữ tiếng Anh, Ngôn ngữ và Đời sống, (9).
3. Đặng Ngọc Hớng (2007), Bàn về thể loại định
ngữ trong danh ngữ tiếng Anh, Ngữ học trẻ 2007 - Diễn
đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học Việt Nam.
4. Đặng Ngọc Hớng (2007), Đầu tố trong danh ngữ
tiếng Anh, Kỷ yếu hội nghị quốc tế về nghiên cứu khoa
học của Viện Đại học Mở Hà Nội (2007).
5. Đặng Ngọc Hớng (2008), Đầu tố hoà kết đặc biệt
trong danh ngữ tiếng Anh, Ngôn ngữ và Đời sống, (7).












4
Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ nào cũng có danh từ và danh ngữ, động từ và động ngữ,
cho nên danh ngữ là một hiện tợng ngôn ngữ học có tính phổ quát.
Trong Việt ngữ học, kể từ trớc những năm đầu 60 của thế kỷ trớc
việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt đã đợc quan tâm chú ý. Tuy
nhiên, cho đến nay nhiều vấn đề về danh ngữ tiếng Việt vẫn đang
đợc tiếp tục thảo luận. Bên cạnh hớng nghiên cứu danh ngữ tiếng
Việt sâu thêm theo đờng lối cũ, trong những năn gần đây, việc
nghiên cứu theo đờng lối tiếp thu thành quả mới của ngôn ngữ học
nói chung hoặc của các ngôn ngữ khác trên thế giới nói riêng cũng
đợc chú trọng. Theo tài liệu chúng tôi có đợc, đã có một số công
trình luận án tiến sĩ về danh ngữ tiếng Pháp, tiếng Lào, tiếng
Hán,trên cơ sở miêu tả đặc điểm của các danh ngữ hữu quan có
phần đối chiếu với tiếng Việt. Đáng tiếc là việc nghiên cứu danh ngữ
tiếng Anh một loại hình danh ngữ hết sức quan trọng trong sự đối
chiếu so sánh với danh ngữ tiếng Việt, cho đến nay vẫn cha đợc
thực hiện. Do đó, chúng tôi chọn Danh ngữ tiếng Anh (trong sự đối
chiếu với tiếng Việt) làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nào
đó mang tính gợi mở trong việc nghiên cứu danh ngữ nói chung và
danh ngữ tiếng Anh cũng nh tiếng Việt nói riêng.
2. Mục đích của luận án
- Nhằm có đợc một bức tranh tơng đối đầy đủ những
đặc điểm cú pháp - ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Anh.
- Trong một phạm vi có thể, cố gắng có đợc một số kiến
giải về những điểm tơng đồng và dị biệt cơ bản giữa hai danh ngữ

tiếng Anh - tiếng Việt.

5
3. Nhiệm vụ của luận án
- Nhận diện cho đợc những hiện tợng ngôn ngữ đợc
coi là danh ngữ trong tiếng Anh dới các quan niệm hiện thời
trong Anh ngữ học.
- Miêu tả, phân loại các hiện tợng danh ngữ tiếng Anh về
hai mặt cấu trúc và chức năng.
- Đối chiếu với danh ngữ tiếng Việt để tìm ra những tơng
đồng và dị biệt giữa hai loại hình danh ngữ, qua đó nêu lên những
kiến giải cơ bản về những đặc trng loại hình của hai danh ngữ
hữu quan.
4. Đối tợng nghiên cứu
Luận án lấy đối tợng nghiên cứu chính là Danh ngữ tiếng
Anh. Việc đối chiếu danh ngữ tiếng Anh với danh ngữ tiếng Việt
chỉ đợc tiến hành trên cơ sở nhận diện và phân tích đầy đủ các
bình diện cơ bản về cấu trúc cú pháp, ngữ nghĩa của danh ngữ
tiếng Anh.
5. Các giả thuyết trong luận án
Danh ngữ có thể đợc coi là một cái toàn thể, là một bộ phận
chức năng thành phần của câu. Danh ngữ có cấu trúc nội bộ, do đó
hoàn toàn có thể mô tả danh ngữ tiếng Anh dựa vào các đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa và những mối liên kết đa dạng giữa các thành tố
cấu trúc của chúng, từ đó phân tích, tìm ra đợc những quy tắc kết
hợp giữa các thành tố, xây dựng đợc mô hình cấu trúc tổng thể của
danh ngữ tiếng Anh.
Danh ngữ tiếng Anh khác với danh ngữ tiếng Việt về cấu
trúc tổng thể và vị trí tuyến tính các thành tố, do sự khác nhau về loại
hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, nội dung quan hệ cú pháp-ngữ nghĩa giữa

các thành tố danh ngữ của hai thứ tiếng là giống nhau, cho nên việc

6
nghiên cứu quy tắc kết hợp các thành tố của danh ngữ tiếng Anh có
thể góp phần vào việc nghiên cứu quy tắc kết hợp các thành tố của
danh ngữ tiếng Việt.
6. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa
đặc trng loại hình của tiếng Anh và tiếng Việt trong phạm vi đơn
vị danh ngữ, soi sáng thêm những chỗ mạnh và những chỗ cha
mạnh của quan niệm coi cụm từ là trung tâm của nghiên cứu cú
pháp nói chung và của ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Thông qua
việc xử lý cụ thể những hiện tợng chung và riêng trong danh ngữ
tiếng Anh và danh ngữ tiếng Việt, luận án hy vọng có thể rút ra
đợc một số điểm nào đó có ý nghĩa về mặt phơng pháp, thủ
pháp nghiên cứu đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ khác loại hình
tiếng Anh và tiếng Việt xét ở bình diện ngữ pháp nói chung, và ở
phạm vi danh ngữ nói riêng.
- Về mặt thực tiễn, luận án hy vọng giúp cho ngời học
tập, sử dụng tiếng Anh, tiếng Việt trong phạm vi các hiện tợng
ngôn ngữ đợc gọi là danh ngữ trong cả hai ngôn ngữ một cách
hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận án nhằm giúp cho những ngời làm
công tác biên soạn các loại sách công cụ phục vụ cho việc dạy-học
tiếng, những ngời làm công tác biên-phiên dịch, những ngời xây
dựng các chơng trình ngôn ngữ trong các hệ thống thiết bị kỹ
thuật có liên quan đến các hiện tợng danh ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt.
7. Phơng pháp và t liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng hai phơng pháp nghiên cứu chính: mô
tả và đối chiếu. Phơng pháp miêu tả ứng với nhiệm vụ miêu tả


7
danh ngữ tiếng Anh, phơng pháp đối chiếu ứng với nhiệm vụ đối
chiếu danh ngữ tiếng Anh với danh ngữ tiếng Việt.
Trong khi miêu tả, các phơng pháp thành viên: phơng pháp đối
lập, phơng pháp phân bố, phơng pháp mô hình hoá, các thủ pháp
phân tích thành tố, phân tích quan hệ giữa các thành tốđợc tập
trung sử dụng. Toàn bộ nghiên cứu đợc tiến hành theo hớng tiếp
cận hệ thống, phối hợp hai chiều diễn dịch và qui nạp. T liệu gồm
những phát ngôn có chứa trong các tài liệu ngữ pháp, tài liệu nghiên
cứu, sách học và từ điển tiếng Anh, tiếng Việt.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Th mục tham khảo, luận án
gồm 4 chơng:
Chơng 1. Những đặc tính căn bản của danh ngữ tiếng Anh
(trong sự đối chiếu với tiếng Việt)
Chơng 2. Danh ngữ cơ sở tiếng Anh (Basic noun phrases)
Chơng3. Danh ngữ mở rộng tiếng Anh (Expanded noun
phrases)
Chơng 4. Đối chiếu danh ngữ tiếng Anh với danh ngữ tiếng
Việt.

Chơng 1
Những đặc tính cơ bản của danh ngữ tiếng
Anh
(trong sự đối chiếu với tiếng Việt)
Chơng này trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
luận án, đó là vấn đề về tính cấp bậc các đơn vị ngữ pháp tiếng Anh,
đặc điểm cơ bản và phân loại danh ngữ tiếng Anh trong sự đối chiếu
với tiếng Việt.


8
1.1 Đặc tính cấp bậc đơn vị của danh ngữ trong hệ thống cấp bậc
các đơn vị ngữ pháp tiếng Anh
Trong hệ thống các đơn vị ngữ pháp tiếng Anh, các đơn vị
ngữ pháp thờng đợc xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, morpheme
(hình vị), word (từ), cao hơn là phrase (đoản ngữ), tiếp nữa là clause
(mệnh đề) và hơn hết là sentence (câu). Tuy nhiên, có ngời, ví dụ:
Huddleston và Pullum (2002), còn cho rằng trong hệ thống đơn vị
ngữ pháp tiếng Anh còn có một đơn vị lớn hơn từ, một loại cụm từ
góp phần làm nên đoản ngữ danh từ (tức danh ngữ) gọi là nominal
(cụm định danh). Theo đó, cụm định danh có thể là head (chính tố),
đồng thời có thể làm modifier (điều biến tố) cho danh ngữ (danh ngữ
không có chức năng này), ví dụ the Ministry of Defence là danh ngữ
còn Ministry of Defence là cụm định danh.
Nh vậy, trong Anh ngữ học danh ngữ đợc thống nhất coi là
đơn vị ngữ pháp thuộc bậc cụm từ, tơng đơng với danh ngữ của
Việt ngữ học. Theo cách hiểu truyền thống, danh ngữ là một tổ hợp từ
thuộc cú pháp học, là đơn vị vừa thuộc diện cấu trúc vừa thuộc diện
chức năng.
1.2. Hai đặc điểm cơ bản của danh ngữ so với các đơn vị ngữ pháp
tiếng Anh có liên quan
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trớc, các học giả Anh ngữ
đã nghiên cứu và gọi những kết cấu có danh từ, động từ, tính từ, trạng
từ, giới từ tiếng Anh làm trung tâm lần lợt là cụm danh từ (noun
groups / clusters/phrases), cụm động từ (verb groups / clusters/), ngữ
tính từ (adjective phrases), và ngữ trạng từ (adverb groups/phrases),
và giới ngữ (prepositional phrases). Cho đến hiện nay, đa phần các
học giả có danh tiếng nh Quirk & Greenbaum (1973), Elson &
Pickett (1983), Finegan & Besnir (1989) đều thống nhất ở những


9
điểm cơ bản rằng cụm từ là nhóm từ thờng (không phải luôn luôn)
gồm từ hai từ trở lên, không có đặc điểm định đề của một câu. Khái
niệm cụm từ đợc xây dựng trên hai cơ sở: quan hệ giữa các thành tố
và chức năng ngữ pháp của cụm từ. Thuật ngữ cụm từ đợc hiểu nh
thế, ứng với trong tiếng Việt, trong tiếng Anh thờng đợc sử dụng
hơn cả là phrase. Nh vậy, nghiên cứu danh ngữ trong Anh ngữ học
là nghiên cứu một loại ngữ đoạn (hay còn gọi là cú đoạn hay đoản
ngữ) đợc chia ra từ trong câu trên cơ sở chức năng cú pháp. Trong
các sách ngữ pháp tiếng Anh, về cơ bản các học giả đồng thuận khi
nói về chức năng cú pháp danh ngữ giống nh của danh từ.
Chúng tôi quan niệm rằng danh ngữ tiếng Anh có hai đặc điểm
chính:
- Về phơng diện bản thể, danh ngữ tiếng Anh là một tổ hợp từ trong
mối quan hệ chính-phụ có danh từ chính tố đi cùng với thành phần
phụ hoặc đứng một mình.
- Về mặt chức năng, trong cấu trúc mệnh đề danh ngữ có thể đảm
đơng một số nhiệm vụ chính: làm chủ ngữ (subject), tân ngữ
(object), bổ chủ ngữ (subject complement). Trong ví dụ sau: She is
expecting her first child danh ngữ she là chủ ngữ, danh ngữ her first
child là tân ngữ:
1.3. Nhận xét chung về danh ngữ trong Anh ngữ học trong sự đối
chiếu với danh ngữ trong Việt ngữ học
Luận án cho rằng khái niệm danh ngữ tiếng Anh giống nh khái
niệm danh ngữ tiếng Việt. Danh ngữ có thể đợc coi nh là một cấu
trúc chức năng có tầng bậc, có thành tố cơ bản là từ, đảm nhận một
chức năng cú pháp nhất định trong câu. Xét về cấu tạo của danh ngữ
tiếng Anh, chúng tôi thấy có thể quy đợc về một trong hai trờng
hợp sau:


10
- Danh ngữ có thể là ngữ đoạn-từ có tính năng ngữ pháp từ loại
nh danh từ. Đây là trờng hợp danh ngữ-từ.
- Danh ngữ có thể là ngữ đoạn-cụm từ có tính năng ngữ pháp nh
danh từ. Đây là trờng hợp danh ngữ-cụm từ.
1.4. Phân loại danh ngữ tiếng Anh
- Xét theo các thành tố bản thể, chúng tôi thấy có hai kiểu
danh ngữ tiếng Anh:
+ kiểu danh ngữ là từ kết hợp với từ. Ví dụ, that vase là cụm
từ, bao gồm hai từ that và vase, và là đoản ngữ danh từ có hai thành tố
định tố (determiner) that và chính tố (head) vase.
+ kiểu danh ngữ có thành tố bản thể do từ kết hợp với cụm
từ. Ví dụ, trong danh ngữ a delicious cake thì thành tố định tố chỉ
gồm một từ a, còn chính tố là một cụm hai từ delicious cake.
- Xét theo thành tố chức năng: chính tố, định tố, điều biến tố,
bổ tố, luận án chia danh ngữ tiếng Anh thành hai loại lớn sau:
+ Loại thứ nhất, Basic noun phrases (Danh ngữ cơ sở) chỉ có
thành tố chính tố (head), hoặc ngoài thành tố chính tố còn có thành tố
phụ là định tố (determiner). Ví dụ: water, a book.
+ Loại thứ hai, Expanded noun phrases (Danh ngữ mở rộng)
hình thành trên cơ sở loại danh ngữ thứ nhất (danh ngữ cơ sở) đợc
mở rộng bởi các thành tố phụ là Complements (bổ tố - thành phần
phụ đặc trng cho chính tố), ví dụ: a history teacher hoặc/và
Modifiers (điều biến tố - thành phần phụ bổ nghĩa cho chính tố). Ví
dụ: an interesting book
Xin đợc lu ý rằng, do khuôn khổ có hạn, những trờng hợp
sau không đợc khảo sát trong luận án:
- Những danh ngữ có chính tố là danh từ ghép, ví dụ: a black
spot (điểm đen về an toàn giao thông), a fly-over (cầu vợt).


11
- Những danh ngữ có danh từ ở dạng đẳng lập, ví dụ: Jim and
his brother play together.
- Những danh ngữ có cấu trúc không liền mạch
(discontinuous), ví dụ: Rumour has it that he was fired.
- Những cụm từ không có danh từ nhng có chức năng nh
một danh ngữ trong cấu trúc mệnh đề, ví dụ cụm từ chỉ có đại từ:
One shouldnt pamper himself, hoặc động từ nguyên thể: To do is to
learn.

Chơng 2
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh
2.I. Các kiểu danh ngữ cơ sở tiếng Anh
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh đợc chúng tôi trình bày trong
luận án thuộc hai kiểu kết hợp: kiểu 1 chỉ gồm hai thành tố: chính tố
kết hợp với thành tố định tố, ví dụ: a student, đôi khi chính tố vắng
mặt chúng tôi gọi là chính tố hoà kết (fused heads), và kiểu 2 chỉ
gồm chính tố, ví dụ: students.
Loại danh ngữ cơ sở thứ nhất về cơ bản tơng ứng với loại
danh ngữ cơ sở theo cách phân loại của Quirk & Greenbaum et al.
(1973). Tuy nhiên, cách phân loại danh ngữ cơ sở tiếng Anh của luận
án có điểm khác là, trong danh ngữ cơ sở tiếng Anh, chính tố thông
thờng phải hiện hữu, tuy nhiên có một số trờng hợp chính tố hiện
hữu không rõ ràng, ngữ pháp truyền thống gọi trờng hợp này là
chính tố tỉnh lợc, hoặc thành tố định ngữ đã chuyển thành đại từ giữ
chức năng chính tố. Luận án đi theo quan điểm của Huddleston &
Pullum (2002) chỉ dùng một phơng pháp phân tích rằng trong những
trờng hợp nh thế, chính tố không cần xuất hiện, chính tố hoà kết


12
với thành tố phụ. Ví dụ: They bought eight companies and sold off
five.
2.2. Danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng 1
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng 1 gồm: Định tố + Chính tố.
Phần đầu của chơng, luận án giới thiệu về thành tố định tố - thành tố
quan trọng giới thiệu danh ngữ, luôn luôn đứng trớc chính tố; trong
đó, luận án mô tả chi tiết những đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của
các thành tố định tố trong những mối kết hợp cụ thể với chính tố. Tuy
nhiên, thời gian đầu trong ngữ pháp học của tiếng Anh truyền thống
cha có khái niệm thành tố định tố trong danh ngữ. Các học giả nh
Long & Long (1971) đều gọi là modifiers (điều biến tố) tất cả những
thành tố phụ đứng trớc hoặc sau chính tố. Đến cuối những năm 1970
đầu 1980, các học giả Anh ngữ đã chức năng hoá và gọi là định tố
một số từ loại thuộc loại đóng có quan hệ chính phụ với chính tố, ví
dụ: mạo từ (article), đại từ chỉ định, cụm từ sở hữu kể cả đại từ sở
hữu, và một số từ loại khác (Cook & Suter, 1980). Các nhà nghiên
cứu Anh ngữ chia thành tố định tố thành các loại khác nhau theo quan
điểm của riêng mình, nhiều từ loại khác nhau có thể làm định tố, ví
dụ: mạo từ, đại từ chỉ định, đại từ sở hữu, lợng từ, số từ, Nhng
đến cuối thế kỷ trớc, đa phần các nhà ngữ pháp Anh ngữ nh Cook
& Suter (1980), Quirk & Greenbaum (1982) đều chia các thành tố
định tố thành ba loại ứng với ba vị trí tuyến tính trong cấu trúc danh
ngữ là định tố trớc, định tố trung tâm, và định tố sau, tơng ứng với
ba vị trí trong danh ngữ sau: all the four students.
Trong luận án, chúng tôi đề xuất phân biệt từ xác định thuộc
diện bản thể với định tố thuộc diện chức năng. Khảo sát cho thấy, có
nhiều loại từ xác định tiếng Anh khác nhau: từ xác định tổng lợng
(all, both, some), từ xác định chỉ định (this/these, that/those), từ


13
xác định nhân xng (we,you) Chúng tôi quan niệm rằng, dựa vào
nghĩa và khả năng kết hợp, định tố trong danh ngữ tiếng Anh đợc
chia làm hai loại: định tố cơ bản và định tố bổ sung, ví dụ: the four
students. Định tố cơ bản cung cấp những thông tin cơ bản, hạn định
chính tố (về tính xác định, sở hữu, ), và có đặc điểm là loại trừ
nhau. Định tố bổ sung có nhiệm vụ bổ sung nghĩa hạn định cho chính
tố, khi cùng xuất hiện thì định tố bổ sung đứng sau định tố cơ bản.
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng 1 có thể có những kiểu kết
hợp sau:
- Chính tố kết hợp với thành tố định tố cơ bản. Thành tố định
tố cơ bản gồm một số từ loại khác nhau: mạo từ phiếm định a(n): a
book, mạo từ xác định the: the book; từ xác định tổng lợng (all,
some, eaery, either, no,): all men; từ xác định chỉ định (this,
that,): this girl; từ xác định nhân xng (we, you): we students; từ
xác định nghi vấn (what, which, whose): which book; từ và cụm từ
xác định sở hữu (my, mine, my brothers,): my family, my brothers
wife.
- Ngoài định tố cơ bản, chính tố còn có thể kết hợp với định
tố bổ sung. Định tố bổ sung có thể đứng một mình trớc chính tố
hoặc có thể đi cùng với định tố cơ bản. Danh ngữ cơ sở có thành tố
định tố bổ sung gồm một số từ loại sau: số từ (two, second,): two
boys; từ và cụm từ xác định tổng lợng phỏng định (many, a lot
of,): many/a lot of people; từ xác định chỉ sự đầy đủ (enough,
sufficient): enough water; từ xác định chỉ sự thêm vào (other): other
days, từ xác định chỉ sự nhấn mạnh sở hữu (own): my own car, từ xác
định chỉ sự so sánh (such): such weather, và một số tính từ chỉ sự nối
tiếp
(next, following,): the next question.



14
2.3. Danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng 2
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng 2 chỉ có thành tố định tố xuất
hiện, chính tố đã hoà kết. Luận án thấy rằng khi điều kiện ngôn ngữ
hoặc hoàn cảnh giao tiếp cho phép, chính tố hoà kết với thành phần
phụ, trên cấu trúc bề mặt của danh ngữ chính tố không xuất hiện.
Danh ngữ cơ sở tiếng Anh có thể có chính tố hoà kết trong những
trờng hợp sau:
* Chính tố hoà kết với định tố cơ bản:
Trong danh ngữ cơ sở, chính tố chỉ hoà kết với một số định tố
cơ bản: từ xác định chỉ định (this, these,), hoặc từ xác định sở hữu
loại không phụ thuộc (mine, yours) và cụm từ sở hữu (my
brothers), ví dụ: This/that model is more suitable than that/this. Một
số thành tố định tố cơ bản luôn đòi hỏi chính tố phải hiển hiện. Đó là:
the, a, every, no; từ xác định sở hữu dạng phụ thuộc (my, your). Từ
xác định nghi vấn what; hoặc từ xác định nhân xng we, you luôn đi
với chính tố; bởi lẽ nếu đứng một mình what, we, you sẽ có t cách là
đại từ.
* Chính tố hoà kết với định tố bổ sung:
Nếu so với định tố cơ bản, chính tố hoà kết với hầu hết định
tố bổ sung (số từ, từ xác định tổng lợng phỏng định, từ xác định chỉ
sự đầy đủ,). ví dụ: I havent got a pen: can you lend me one?
* Chính tố hoà kết đặc biệt:
Không giống hai loại chính tố hoà kết nêu trên, loại chính tố
hoà kết đặc biệt không có tiền ngữ, khi hoàn cảnh giao tiếp cho phép
chính tố có thể kết hợp với định tố ở một trong hai trờng hợp:
- Chính tố hoà kết chỉ ngời, khi kết hợp với định tố cơ bản là
từ xác định chỉ định, ví dụ: This is my father and mother, hoặc kết


15
hợp với từ xác định tổng lợng: few, some, many, all trong lối nói
trang trọng: Few would quarrel with that assessment.
- hoặc chính tố hoà kết chỉ vật khi kết hợp với định tố cơ bản
(this, these): I like the taste of this, hoặc kết hợp với cụm từ sở hữu:
She hasnt been to the doctors since, hoặc kết hợp với định tố bổ
sung: much, little, hoặc enough: She never eats much for breakfast.
2.4 Danh ngữ cơ sở kiểu chỉ có chính tố
Trên trật tự hình tuyến, danh ngữ chỉ có chính tố xuất hiện,
trớc và sau chính tố không có thành phần phụ. Chính tố có thể là
danh từ chung số ít hoặc số nhiều, ví dụ: cloth, tigers , hoặc danh
từ riêng, ví dụ: Tom, Mary.
Đối với danh ngữ chính tố là danh từ chung, thông thờng
danh từ chung số nhiều dùng với mạo từ zero dùng để nói chung
chung, quy loại sự vật, ví dụ: They say elephants never forget. Danh
từ chung số ít đếm đợc cũng có thể đi với mạo từ zero làm chính tố
danh ngữ cơ sở ở một trong ba trờng hợp: chính tố là danh từ số ít
đếm đợc mang nghĩa chỉ khối: by train, go to school; dùng với
nghĩa chung chung: Cloth is sold by the metre now; hoặc dùng với
nghĩa chỉ công việc hoặc chức vụ duy nhất: I like to be president.

Chơng 3
Danh ngữ mở rộng tiếng Anh
3.1. Các kiểu danh ngữ mở rộng tiếng Anh
Danh ngữ mở rộng tiếng Anh đợc trình bày trong chơng
này thuộc hai kiểu:
- Danh ngữ mở rộng nội vi.
- Danh ngữ mở rộng ngoại vi.
3.2. Danh ngữ mở rộng bởi thành tố mở rộng nội vi


16
Thành tố mở rộng nội vi đứng cả ở trớc và sau chính tố theo
trật tự: điều biến tố > bổ tố> chính tố>bổ tố>điều biến tố.
* Thành tố phụ mở rộng trớc chính tố:
- Thành tố điều biến tố trớc chính tố (premodifier) có thể là tính
từ: a naughty child, danh từ, hoặc cụm định danh: a solid gold
watch; cụm định danh sở hữu: an old peoples home; hoặc những kết
hợp từ nhất thời: round-the-clock service. Trong danh ngữ mở rộng
tiếng Anh, trớc chính tố có thể có hơn một thành tố điều biến tố
trớc. Về mặt lý thuyết, điều biến tố trớc không có giới hạn về số
lợng, tuy nhiên các học giả Anh ngữ có thể xác định vị trí tơng đối
của điều biến tố trớc xét về nghĩa trong danh ngữ mở rộng tiếng Anh
là: địều biến tố (tính chất>đặc điểm>màu sắc>nguồn gốc>thể loại)
+ chính tố (Alice Maclin, 1992), ví dụ: an interesting new Canadian
historical novel.
Luận án thấy rằng, trong danh ngữ mở rộng, nhìn chung
chính tố không sẵn sàng hoà kết với thành tố điều biến tố trớc nh
với định tố, bởi lẽ mối quan hệ giữa điều biến tố và chính tố không
chặt bằng giữa định tố và chính tố, nếu không có thành tố điều biến tố
thì t cách danh ngữ vẫn đợc đảm bảo, việc này không xảy ra với
định tố. Khảo sát cho thấy, chính tố không hoà kết với điều biến tố
trớc là tính từ cấp nguyên và tính từ so sánh không xác định:
*Harvey bought a red shirt and I bought a blue. Tuy nhiên, chính tố
có thể hoà kết với tính từ chỉ tính chất khi đứng sau mạo từ xác định
chỉ ngời hoặc vật một cách chung chung: the poor, the best. , hoặc
điều biến tố trớc phải là tính từ ở cấp so sánh hơn hoặc so sánh nhất
đứng sau mạo từ xác định trong cấu trúc chỉ bộ phận: Dorothea was
the more beautiful of the two.

17

- Đối với kiểu danh ngữ mở rộng bởi thành tố phụ bổ tố, luận án
phân biệt sự khác nhau giữa bổ tố và điều biến tố. Khảo sát cho thấy
rằng, cả điều biến tố và bổ tố đều bổ nghĩa cho chính tố, tuy nhiên bổ
tố mang tính phân loại; bổ tố là tính từ không có điều biến tố cấp thấp
(submodifiers); bổ tố đứng sát với chính tố: a legal adviser (một cố
vấn luật); còn điều biến tố mang tính miêu tả, điều biến tố là tính từ
có thể có điều biến tố cấp thấp, khi cùng xuất hiện thì điều biến tố
phải đứng trớc bổ tố, ví dụ: an honest legal adviser /* a legal
honest adviser.
* Thành tố phụ mở rộng sau chính tố:
Danh ngữ mở rộng có thể có thành tố phụ sau chính tố là:
- thành tố bổ tố sau (postcomplements) là cụm giới từ: the
destruction of the city; cụm giới từ sau chính tố hoà kết mang nghĩa
chỉ bộ phận: some of the books ; mệnh đề biến vị: the fact that John
had overeaten, hoặc mệnh đề không biến vị: the appeal to give
blood.
- hoặc điều biến tố sau (postmodifiers) là: tính từ và cụm tính
từ: a door ajar, từ xác định và cụm định ngữ: I have money almost
enough, cụm danh từ: a man my age, cụm giới từ: a girl with red
hair, điều biến tố đồng vị: my husband George, mệnh đề biến vị và
không biến vị: The food which was eaten/ being eaten.
Có thể thấy rằng, khi đứng sau chính tố có hơn một thành tố
phụ thì trật tự thông thờng là chính tố>bổ tố>điều biến tố. Tuy
nhiên, khảo sát cho thấy có thể có hơn một điều biến tố sau chính tố.
Khi cùng xuất hiện thì điều biến tố có cấu trúc ngắn đứng trớc, dài
đứng sau, cụm từ đứng trớc mệnh đề. Ví dụ: the engine of Freds old
car outside in the back garden which John tried to mend. Khi sau
chính tố có cả bổ tố và điều biến tố nếu điều biến tố có cấu trúc cụm

18

từ, bổ tố có cấu trúc mệnh đề, hoặc cả hai đều có cấu trúc mệnh đề thì
điều biến tố có thể đứng sát chính tố, ví dụ: the rumor which was
published in the Times that income tax would be cut
3.3. Danh ngữ mở rộng bởi thành tố điều biến tố ngoại vi
Đa phần các nhà ngữ pháp Anh ngữ đều gọi những lợng từ
all, both,đứng trớc định tố xác định nh the, these,là định tố
trớc (predeterminers). Trong luận án, chúng tôi phân biệt thành
phần phụ nội vi và ngoại vi: thành phần phụ nội vi bổ nghĩa cho chính
tố, thành phần phụ ngoại vi bổ nghĩa danh ngữ cơ sở.
* Điều biến tố ngoại vi trớc chính tố
Điều biến tố ngoại vi trớc chính tố có hai loại: điều biến tố
ngoại vi trớc định tố và điều biến tố ngoại vi biên.
- Điều biến tố trớc định tố thờng là những lợng từ tổng
lợng toàn thể all, both; số từ thập phân và số lần, đứng trớc danh
ngữ xác định: one third the time; tính từ such, what đứng trớc danh
ngữ cơ sở số ít không xác định: such a bore.
- Điều biến tố biên trớc chính tố thờng là những trạng từ
mang nghĩa nhấn mạnh tính xác thực only, even, just,: just a joke;
nhấn mạnh mức độ quite, rather, hardly,: quite a party.
* Điều biến tố ngoại vi sau chính tố
Điều biến tố ngoại vi sau chính tố thờng dùng với nghĩa
nhấn mạnh, bao gồm điều biến tố ngoại vi trớc biên sau chủ yếu là
đại từ phản thân myself, themselves,: the manager herself, và điều
biến tố biên sau: too, also: the manager too/alone.
3.4. Trật tự tuyến tính tơng đối các thành tố danh ngữ mở rộng
Luận án nhận thấy rằng,
khi xuất hiện đầy đủ các thành tố thì
trật tự tơng đối lý tởng trên tuyến tính của chúng trong danh ngữ
mở rộng có thể đợc sơ đồ nh sau:


19

Predependents Postdependents
3. Ext. dep 2. Det 1. Int. dep 1. Int. dep 2. Ext. dep
3b 3a 2b 2a 1b 1a
Head

0
1a 1b 2a 2b
Ví dụ:
even
all the three qualified university teachers of English
3b 3a 2b 2a 1b 1a 0 1a
in the room
themselves too.
1b 2a 2b
Chú thích:
0: chính tố (head); 1: thành phần phụ nội vi, 1a: bổ tố trớc, 1b: điều biến tố trớc;
2: định tố, 2a: định tố bổ sung, 2b: định tố cơ bản; 3: thành phần phụ ngoại vi trớc,
3a: điều biến tố trớc định ngữ, 3b: điều biến tố ngoại vi biên trớc; 1: thành phần
phụ nội vi sau, 1a: bổ tố sau, 1b: điều biến tố sau; 2: thành phần phụ ngoại vi sau,
2a: điều biến tố trớc biên sau, 2b: điều biến tố biên sau .


Chơng 4
Danh ngữ tiếng Anh
đối chiếu với danh ngữ tiếng Việt
4.1. Mấy điểm quan yếu trong sự đối chiếu
Trong sự đối chiếu giữa danh ngữ tiếng Anh với danh ngữ tiếng
Việt, luận án lấy chỗ dựa là danh ngữ tiếng Anh để nhận rõ hơn nữa

về danh ngữ tiếng Việt. Luận án chấp thuận sự miêu tả danh ngữ
tiếng Việt là hoàn tất và không tham gia gì thêm vào sự miêu tả mà
chỉ tiến hành sự đối chiếu giữa hai danh ngữ Anh - Việt trên cơ sở lấy
quan điểm chọn chính tố trong danh ngữ tiếng Việt là danh từ, từ gọi

20
tên sự vật chứ không phải là loại từ, từ quy loại sự vật mà danh từ
chính tố nói tới.
4.2. Đối chiếu danh ngữ tiếng Anh với danh ngữ tiếng Việt
- Đối chiếu danh ngữ cơ sở tiếng Anh với tiếng Việt
* Đối chiếu trên phơng diện thành tố chính tố
- Chính tố danh ngữ tiếng Anh thờng là danh từ đếm đợc
hoặc không đếm đợc, tính đếm đợc có hình thái ngữ pháp thờng thể
hiện rõ ở vĩ tố. Chính tố của danh ngữ tiếng Việt lại là danh từ không
đếm đợc, không có hình thái nên khó phân biệt hơn. Hơn nữa, trong
danh ngữ tiếng Anh không có loại từ nh trong tiếng Việt. Đó là lí
do trong danh ngữ tiếng Việt kiểu: con gà, con mèo các nhà nghiên
cứu có ý kiến phân tán.
- Chính tố danh ngữ cơ sở tiếng Anh dạng chỉ có chính tố khi
chuyển dịch sang tiếng Việt thì có thể tự do thêm thành tố phụ. Thí dụ:
workers
-> những/những ngời/công nhân. Do đó, việc chuyển dịch
danh ngữ tiếng Anh dạng chỉ có chính tố sang tiếng Việt đôi khi đòi
hỏi linh hoạt.
- Danh ngữ cơ sở tiếng Anh có dạng chính tố hoà kết. Tuy
nhiên, trong tiếng Việt chính tố phải đợc thể hiện bằng danh từ, đại
từ hoặc các từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Thí dụ: This is my husband
-> Đây / Ngời này là chồng tôi.
* Đối chiếu trên phơng diện thành tố phụ
- Thành tố phụ trong danh ngữ tiếng Anh và danh ngữ tiếng

Việt chênh nhau về mặt số lợng từ loại. Cụ thể là, thành tố phụ trớc
chính tố của danh ngữ tiếng Anh dạng cơ sở nh trình bày ở Chơng
2 có cả thảy 16 loại. Đó là, mạo từ: a (an), the; từ xác định tổng
lợng: all, both,; từ xác định nhân xng: we, you, Trong khi đó
thành tố phụ của danh ngữ tiếng Việt tơng ứng, có cả thảy 6 loại, đó

21
là: cái
2
(chỉ xuất), số từ : ba, bốn, mời, loại từ: chiếc, tấm,
thằng ,
- Thành tố phụ của danh ngữ tiếng Anh đa dạng về hình thái
ngữ pháp (ngôi, số, giống), trong khi ở danh ngữ tiếng Việt không
có hình thái ngữ pháp: that book / those books.
- Danh ngữ cơ sở tiếng Anh có thành tố định tố là định tố bổ
sung mang nghĩa tổng lợng thờng tơng ứng với danh ngữ tiếng
Việt có dạng: thành tố phụ + chính tố: two workers
-> hai công
nhân. Tuy nhiên, có nhiều trờng hợp danh ngữ cơ sở tiếng Anh có
thành tố định tố là định ngữ cơ bản lại tơng đơng với danh ngữ
tiếng Việt có dạng: chính tố + thành tố phụ: the book
-> cuốn sách
ấy.
- Đối chiếu danh ngữ mở rộng tiếng Anh với danh ngữ tiếng
Việt
* Đối chiếu hai danh ngữ trên cơ sở chính tố
- Thành tố chính tố trong danh ngữ mở rộng tiếng Anh khi dịch
sang danh ngữ tiếng Việt tơng ứng, nhiều trờng hợp vừa có thể
đợc dịch thành động từ, hoặc danh từ. Ví dụ: Comparison [danh từ]
between the plural denoting words in Vietnamese and Chinese -> (sự)

So sánh [động từ] từ chỉ số nhiều trong tiếng Việt và tiếng Hán.
- Dấu hiệu về số chứa trong chính tố danh ngữ tiếng Anh khi
chuyển sang danh ngữ tiếng Việt tơng ứng nhiều trờng hợp không
đợc bản thể hoá. Ví dụ: Additional remarks on grammatical
opposition created by the relation betwen articles and nouns in the
English language -> (mấy, vài) Nhận xét thêm về sự đối lập ngữ
pháp tạo ra bởi mối quan hệ giữa quán từ và danh từ trong tiếng Anh.

22
- Danh ngữ mở rộng tiếng Anh đợc hình thành từ danh ngữ
cơ sở là cụm từ khi chuyển sang danh ngữ tiếng Việt tơng ứng trong
nhiều trờng hợp đợc dịch ra bằng chính tố một từ. Ví dụ The
teaching (cụm từ) of story telling in accordance with its genre -> (sự)
Dạy (từ) kể chuyện theo thể loại.
* Đối chiếu hai danh ngữ trên cơ sở thành tố phụ nội vi
- Thành tố bổ tố trong danh ngữ tiếng Anh và định ngữ chỉ loại
trong danh ngữ tiếng Việt, đều thờng là danh từ. Trong khi đó thành
tố điều biến tố trong danh ngữ tiếng Anh và định tố miêu tả trong
danh ngữ tiếng Việt, đều thờng là tính từ. So sánh:
- a linguistics student -> một sinh viên ngôn ngữ
học
- a new bag -> một chiếc túi mới
- Thành tố bổ tố và điều biến tố sau chính tố trong danh ngữ
tiếng Anh thờng dùng với cụm giới từ. Khi dịch tơng đơng sang
tiếng Việt thì giới từ trong danh ngữ tiếng Anh thờng bị bỏ đi. Ví
dụ: The signification of the songs -> ý nghĩa [of] những câu ca. Nhiều
trờng hợp, nếu đợc giữ lại thì giới từ tiếng Anh đợc chuyển sang
bằng một giới từ tiếng Việt đợc coi là khác loại. Ví dụ: A number of
structural models in the directive speech -> Một số mô hình cấu trúc của
[thay cho in] sự kiện lời nói điều khiển.

- Thành tố bổ tố là cụm giới từ, cụm chủ vị trong danh ngữ
tiếng Anh có thể dịch tơng đơng với định ngữ miêu tả trong danh
ngữ tiếng Việt. Ví dụ: The second of four sons -> Con thứ hai trong
số bốn ngời con trai.
- Thành tố bổ tố trong danh ngữ tiếng Anh có thể dịch tơng
đơng với định ngữ chỉ loại trong danh ngữ tiếng Việt, chúng đều

23
đứng sát chính tố. Ví dụ: a linguistics student -> một sinh viên
ngôn ngữ học.
- Thành tố điều biến tố nội vi trớc chính tố trong danh ngữ
tiếng Anh có thể dịch tơng đơng với định ngữ miêu tả trong danh
ngữ tiếng Việt. Ví dụ: a new bag -> một chiếc túi mới
- Trật tự tuyến tính giữa chính tố với bổ tố và điều biến tố trong
danh ngữ tiếng Anh có hai dạng tuyến tính, danh ngữ tiếng Anh có
thể mở rộng cả hai phía, về phía trái gồm những thành tố phụ chủ yếu
là từ, về phía phải chủ yếu là cụm từ và mệnh đề. Khi chuyển sang
danh ngữ tiếng Việt nhất loạt chỉ có một dạng tuyến tính, nói khác đi
danh ngữ tiếng Việt chỉ mở rộng về phía phải. Ví dụ: a brilliant legal
adviser -> một cố vấn luật pháp giỏi.
* Đối chiếu hai danh ngữ trên cơ sở thành tố phụ ngoại vi
Thành tố điều biến tố ngoại vi trong danh ngữ tiếng Anh
thờng là các từ ngữ đa dạng mang tính tình thái, ví dụ: trạng từ, đại
từ và các kết cấu với trạng từ, đại từ, có tơng đơng khi dịch sang
tiếng Việt là định ngữ biểu thị thái độ bình giá đợc diễn đạt bằng các
từ tình thái và các kết cấu tình thái tiếng Việt. Ví dụ: It was such a
disaster
-> Đó là một tai hoạ ghê gớm.



Kết luận

Nghiên cứu danh ngữ tiếng Anh trong sự đối chiếu với danh
ngữ tơng đơng trong tiếng Việt, luận án đã đi đến những kết luận
sau:
1. Danh ngữ tiếng Anh (Noun phrase) có đặc điểm là một đơn
vị nằm trong hệ thống các đơn vị cú pháp thuộc bậc cụm từ (phrase),

24
có đặc tính của danh từ (noun) thể hiện ở chỗ thành tố chính là một
danh từ, và có chức năng cú pháp nổi bật của một danh từ trong câu.
2. Căn cứ vào định tố, điều biến tố, bổ tố, danh ngữ tiếng Anh
có thể đợc chia thành hai loại lớn là: danh ngữ cơ sở và danh ngữ mở
rộng. Các danh ngữ mở rộng đợc dựa trên các thành tố phụ chức
năng, từ đó có thể phân biệt đợc danh ngữ mở rộng nội vi với danh
ngữ mở rộng ngoại vi.
3. Giữa các nhà Anh ngữ học và các nhà Việt ngữ học có quan
điểm khác nhau về danh ngữ. Khi nói đến danh ngữ tiếng Việt, các
nhà Việt ngữ học thờng chỉ quan niệm đó là các cụm từ trong đó có
chính tố là danh từ. Còn khi nói đến danh ngữ trong tiếng Anh thì
ngoài điều đó ra, các nhà Anh ngữ học còn nghĩ đến chức năng ngữ
pháp của cụm từ trong câu. Do đó, danh ngữ tiếng Anh còn có thể bao
gồm các loại cụm từ khác không do danh từ làm chính tố (chẳng hạn,
do đại từ làm chính tố).
4. Tiếp thu thành tựu phân loại danh ngữ của các học giả Anh
ngữ học đi trớc, luận án tiến hành phân loại các thành tố để phân
biệt thành tố bản thể với thành tố chức năng, qua đó khu biệt về ngữ
nghĩa và ngữ pháp giữa ba loại thành tố chức năng: determiners (định
tố), modifiers (điều biến tố), complements (bổ tố) trong danh ngữ
tiếng Anh.

5. Danh ngữ cơ sở tiếng Anh là đơn vị cú pháp có thành tố phụ
chức năng tối thiểu nhất - thành tố định tố, và định tố trong danh ngữ
cơ sở tiếng Anh đợc chia làm hai loại: định tố cơ bản và định tố bổ
sung:
- Định tố cơ bản khái quát các tính chất của sự vật đợc chính
tố biểu thị về các mặt: tồn tại không gian, số lợng, quan hệ nhân
thân,

25
- Định tố bổ sung góp phần thể hiện chính xác hơn thuộc tính
số lợng của sự vật, và những đánh giá về sự vật đợc chính tố biểu
thị.
Quan hệ của định tố cơ bản với chính tố luôn đợc biểu thị
bằng hình thái ngữ pháp của từ, tạo điều kiện cho định tố cơ bản đủ
sức rời xa chính tố, nhờng cho định tố bổ sung đứng sát chính tố.
6. Chính tố thờng phải hiện hữu đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên
có khi chính tố hiện hữu không đầy đủ, thờng đợc coi là bị tỉnh
lợc. Luận án theo quan điểm cho rằng khi ấy đã xuất hiện một kết
cấu hoà kết sâu sắc giữa chính tố và định tố, tạo điều kiện để chính tố
dù không cần phải đợc thể hiện bằng hình thức vật chất đầy đủ
nhng ý nghĩa vẫn đợc nhận thức rõ ràng trong tâm thức của ngời
sử dụng ngôn ngữ nhờ ngữ cảnh. Kết cấu ấy đợc gọi là chính tố hoà
kết.
7. Danh ngữ cơ sở khi đợc bổ sung thêm các loại thành tố phụ
chức năng thì thành danh ngữ mở rộng theo cả hai phía- trớc và sau
chính tố, ở cả hai khu vực- nội vi và ngoại vi, của danh ngữ. Do vậy,
danh ngữ mở rộng tiếng Anh có hai loại: loại mở rộng nội vi và loại
mở rộng ngoại vi. Thành tố dùng để mở rộng nội vi trớc thờng là
các từ, phổ biến là các tính từ có giá trị miêu tả cụ thể, đôi khi kèm
theo cả sự đánh giá về các mặt kích cỡ, màu sắc của thực thể đợc

biểu thị trong chính tố. Thành tố bản thể mở rộng nội vi sau thờng là
cụm từ (phổ biến là cụm giới từ), mệnh đề Thành tố bản thể mở
rộng ngoại vi trớc thờng là từ tổng lợng, trạng từ Thành tố bản
thể mở rộng ngoại vi sau thờng là các đại từ phản thân và trạng từ
Các thành tố mở rộng ngoại vi có đặc điểm ý nghĩa chung là bổ sung
thêm thái độ bình giá, nhấn mạnh của ngời nói về các thuộc tính của
sự vật và bản thân sự vật đợc biểu thị trong chính tố.

×