Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.74 KB, 14 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Học viện chính trị - hnh chính quốc gia
Hồ Chí Minh






NGUYN THANH THY






hon thiện pháp luật thi hnh án dân sự
ở Việt Nam hiện nay




Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s Nh nc v phỏp lut
Mó s : 62 38 01 01




TểM TT LUN N TIN S LUT HC




H Nội - 2008
Công trình đợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh



Ngời hớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trịnh Đức Thảo
2. PGS.TS. Hoàng Thế Liên


Phản biện 1: GS, TSKH. Đào Trí úc
Viện Nhà nớc và Pháp luật

Phản biện 2: PGS, TS. Phan Trung Lý
ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Phản biện 3: TS. Hoàng Ngọc Thỉnh
Trờng Đại học Luật Hà Nội



Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc,
họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi 8h30', ngày 12 tháng 6 năm 2008



Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia
và Th viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thanh Thủy (1998), "Quản lý Nhà nước về công tác THADS",
Thông tin khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (12).
2. Nguyễn Thanh Thủy (1999), "Những vấn đề cần bàn xung quanh dự
thảo Pháp lệnh THADS (sửa đổi)", Dân chủ và Pháp luật (11).
3. Nguyễn Thanh Thủy (1999), "Sự hình thành và phát triển của tổ chức
và hoạt động THADS Việt Nam từ năm 1945 đến nay", Thông tin
khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (12).
4. Nguyễ
n Thanh Thủy (1999), "Vấn đề THA bản án, quyết định về
kinh tế của toà án và Trọng tài kinh tế", Thông tin khoa học pháp lý,
Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (12).
5. Nguyễn Thanh Thủy (2001), "Những vướng mắc trong cơ chế phối
hợp về THADS", Dân chủ và Pháp luật, (5).
6. Nguyễn Thanh Thủy (2002), "Tư pháp dân sự và vấn đề THA", Nhà
nước và pháp luật, (3).
7. Nguyễn Thanh Thủy (2003), "Án dân sự tồn đọng - thự
c trạng,
nguyên nhân và giải pháp", Dân chủ và Pháp luật (4).
8. Nguyễn Thanh Thủy (2003), "THADS - thực trạng và phương hướng
đổi mới", Nghiên cứu lập pháp (4).
9. Nguyễn Thanh Thủy (2004), "Thực tiễn áp dụng các biện pháp
cưỡng chế trong THADS trong những năm vừa qua", Dân chủ và
Pháp luật (Số chuyên đề).
10. Nguyễn Thanh Thủy (2005), "Một số vấn đề về mô hình THA trong giai
đoạn mới", Dân chủ và Pháp luậ
t (Số chuyên đề về Dự thảo Bộ luật THA).
11. Nguyễn Thanh Thủy (2005), "Pháp lệnh THADS năm 2004 với việc

xây dựng và hoàn thiện pháp luật THA", Dân chủ và Pháp luật (Số
chuyên đề về nghiệp vụ THADS).
12. Nguyễn Thanh Thủy (2006), "Dự thảo Bộ luật THA với việc hoàn thiện
pháp luật về THADS", Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề về THA).
13. Nguyễn Thanh Thủy (2006), "Vấ
n đề đổi mới thủ tục THADS ở
nước ta hiện nay", Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề về THA).
14. Nguyễn Thanh Thủy (2007), “Pháp lệnh THADS năm 2004 sau ba
năm thi hành”, Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề về THADS).



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản án, quyết định của Toà án là biểu hiện tập trung ý chí của
Nhà nước, quyền lực quốc gia, sự công bằng, công lý. Hoạt động
thi hành án kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu ảnh hưởng trực tiếp
đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật,
kỷ cương phép nước bị xem thường.
Ở nước ta, thực tiễn thi hành án dân sự từ khi chuyển giao
công tác thi hành án từ toà án sang các cơ quan của Chính phủ cho
thấy những chuyển biến tích cực, làm thay đổi cục diện thi hành
án, góp phần quan trọng vào việc thiết lập trật tự, kỷ cương, nâng
cao ý thức pháp luật của nhân dân. Cùng với những kết quả đạt
được, hoạt động thi hành án cũng đặt ra những vấn đề mới cần
tiếp tục được giải quyết, nhất là đối với việc hoàn thi
ện pháp luật
về thi hành án dân sự. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 -

văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất hiện nay trong lĩnh vực thi
hành án dân sự chủ yếu mới chỉ tháo gỡ những bức xúc, bất cập về
thủ tục thi hành án mà chưa giải quyết cơ bản, toàn diện về cơ chế
thi hành án, mô hình tổ chức thi hành án, sự phối hợp giữa thi
hành án dân sự và thi hành án hình sự; nhiều vấn đề
phát sinh
trong thực tiễn thi hành án chưa được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi
kịp thời; tình trạng án tồn đọng tuy có giảm nhưng vẫn còn là vấn
đề nhức nhối, bức xúc hiện nay. Đặc biệt, từ sau khi công tác thi
hành án dân sự được chuyển giao từ Toà án nhân dân sang các cơ
quan thuộc Chính phủ, thì về phương diện lý luận đã và đang diễn
ra các quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề khái niệm, bản
ch
ất của thi hành án dân sự, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong
nghiên cứu, xây dựng cơ chế, mô hình cơ quan thi hành án, làm
hạn chế hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi
hành án dân sự.
Mặt khác, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng
về cải cách tư pháp, trong đó thi hành án dân sự được xác định là


2
một trong những nội dung quan trọng của cải cách, đặt ra yêu cầu
cần thiết phải nghiên cứu thể chế về lĩnh vực này trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường hợp tác quốc
tế về pháp luật, tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu v
ấn đề cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi

hành án dân sự là hết sức cấp bách, cần thiết, đồng thời có ý nghĩa
thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự,
góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thi
hành án dân sự. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp
luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiệ
n nay" để làm Luận án
tiến sĩ luật học.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Về mặt lý luận, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về thi
hành án là một hoạt động còn rất mới mẻ, chưa được quan tâm
đầy đủ.
Các công trình khoa học nghiên cứu về thi hành án được chia
làm 3 nhóm: nhóm thứ nhất liên quan đến lý luận thi hành án;
nhóm thứ hai liên quan đến tổ chức hoạt động thi hành án; nhóm
thứ ba liên quan đến thủ tục thi hành án, bao gồm m
ột số đề tài
khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, đề tài, báo cáo đề xuất của các
Dự án VIE, STAR Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học, một số bài
báo đăng trên tạp chí chuyên ngành luật học, báo cáo tại một số
hội thảo khoa học đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thi
hành án như khái niệm, bản chất, mô hình tổ chức, thủ tục thi
hành án
Nhìn chung các công trình khoa học trên
đây đã nghiên cứu
và làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận về thi hành án cũng
như về thi hành án dân sự. Trong chừng mực nhất định cũng đã đề
cập đến pháp luật thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói
riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu



3
toàn diện hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật
thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu khoa học đã được
công bố trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, là cơ sở để
nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hoàn thiện pháp luật thi hành án
dân sự ở Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: làm rõ cơ sở lý luận cho việc hoàn
thiện pháp luật thi hành án dân sự, để xuất các quan điểm và giải
pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của luận án:
Một là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về thi hành
án dân sự, làm rõ khái ni
ệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc, vai
trò của thi hành án dân sự; khái niệm, đặc điểm và nội dung của
pháp luật thi hành án dân sự, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện
pháp luật thi hành án dân sự; lịch sử hình thành, phát triển thi
hành án dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay; mối quan hệ
giữa đổi mới thi hành án dân sự với cải cách tư pháp, cải cách
hành chính…
Hai là, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật thi hành án
dân sự; c
ơ chế thi hành án dân sự và thực tiễn tổ chức thực hiện
pháp luật thi hành án dân sự; làm rõ những mặt được, những mặt
còn hạn chế, vướng mắc bất cập trong pháp luật thi hành án dân sự
và tổ chức thực hiện pháp luật thi hành án dân sự, nêu các nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm.

Ba là, nêu các yêu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện
pháp luật thi hành án nói chung và pháp luật thi hành án dân sự
nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Trên cơ s
ở làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thi hành án
dân sự, luận án trực tiếp nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc


4
điểm, nội dung, vai trò của pháp luật thi hành án dân sự, xác định
các tiêu chí hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, đưa ra các
quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thi
hành án dân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luậ
t,
những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, cải cách tư pháp và cải cách hành chính. Luận
án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phân tích – tổng hợp; lịch sử - cụ thể; thống kê, so
sánh, điều tra xã hội học, tổng kết th
ực tiễn.
Trong thực tế, hoạt động thi hành án ở nước ta diễn biến rất
phức tạp, có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử khác nhau
nên để thấy rõ bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của
nó, cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ
như: phương pháp lịch sử - cụ thể theo cách thức phân kỳ nhằm

đánh giá s
ự hình thành và phát triển của pháp luật thi hành án dân
sự qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặt khác, thi hành án có
nhiều loại hình khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau nên phải
sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so
sánh để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn nhằm thống nhất
nhận thức về mặt khái niệm, bản chất, đặc trưng, nội dung của thi
hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng. Ngoài ra, phươ
ng
pháp thống kê, tổng kết thực tiễn cũng được sử dụng để đánh giá
đúng đắn thực trạng pháp luật thi hành án dân sự cũng như thực
tiễn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự nhằm rút ra những vấn
đề cần quan tâm trong quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án
nói chung, pháp luật thi hành án dân sự nói riêng.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luậ
n về thi hành án
dân sự, nhằm thống nhất nhận thức về khái niệm, bản chất,
nguyên tắc, đặc trưng thi hành án nói chung và thi hành án dân


5
sự nói riêng, khẳng định thi hành án dân sự là hoạt động hành
chính - tư pháp, không phải là hoạt động hành chính hoặc tư
pháp đơn thuần;
- Đưa ra khái niệm, chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò pháp
luật thi hành án dân sự và xác lập các tiêu chí hoàn thiện pháp luật
thi hành án dân sự;
- Chỉ ra được những ưu điểm, cũng như những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc của pháp luật thi hành án dân sự và tổ chức th

ực
hiện pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, chỉ rõ những hạn chế
của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành đang là nguyên nhân
làm cản trở, hạn chế hiệu quả hoạt động thi hành án hiện nay;
- Xác lập các quan điểm và đưa ra hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự từ nay đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
7. Ý nghĩa của luận án
Luận án có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự ở
Việt Nam, đóng góp trực tiếp vào việc soạn thảo và ban hành Bộ
luật hoặc đạo luật về thi hành án, thúc đẩy việc đổi mới tổ chức và
hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, tổ chức và công dân. Luận án có thể được dùng
làm tài liệu nghiên cứu gi
ảng dạy và học tập trong các cơ sở đào
tạo luật và nghề tư pháp, là tài liệu tham khảo phục vụ cho các cán
bộ quản lý, các nhà nghiên cứu.
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, luận án gồm có 3 chương, 9 tiết.









6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.1. Khái niệm, bản chất, đặc trưng, vai trò, các nguyên
tắc của thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc trưng của thi hành án dân sự
Thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng có thể
được hiểu theo các cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận. Trên cơ
sở phân tích các quan niệm khác nhau về thi hành án, đặc trưng
của thi hành án, tác giả cho rằng: "Thi hành án là dạng hoạt động
hành chính – tư pháp mang tính quyền l
ực Nhà nước, do các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định nhằm buộc người bị kết án phải chịu các hình
phạt hoặc buộc những cá nhân, tổ chức phải thực hiện các nghĩa
vụ theo bản án, quyết định của Toà án". Tiếp đó, trên cơ sở phân
tích các quan điểm khác nhau về thi hành án dân sự và đặc trưng
của chúng, tác giả quan niệm "Thi hành án dân sự
là dạng hoạt
động mang tính hành chính - tư pháp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp
thời những bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật
của Toà án do Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên tiến
hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. Từ đó, cần
hiểu thi hành án dân sự là hoạt động đặc thù, mang tính hành
chính - tư pháp, không phải là hoạt động hành chính hoặc tư pháp
đơn thuầ
n.
1.1.2. Các nguyên tắc thi hành án dân sự

Các nguyên tắc thi hành án dân sự là những quan điểm chỉ
đạo, quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự, phản ánh tính chất đặc thù của hoạt động này. Đó là: Nguyên
tắc bảo đảm pháp chế; Nguyên tắc nhân đạo; Nguyên tắc tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do cơ bản của con người và công dân;
Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết
định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án; Nguyên tắc kết hợp tự nguyện với


7
cưỡng chế; Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các Cơ quan thi
hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án;
Nguyên tắc kết hợp tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự với
việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể; Nguyên tắc chỉ có Chấp
hành viên, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án
dân sự.
1.1.3. Vai trò của thi hành án dân sự
Th
ứ nhất, thi hành án dân sự bảo đảm thực thi bản án, quyết
định về dân sự của Toà án, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần giữ gìn trật tự,
kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN: Thông qua hoạt động thi
hành án dân sự, những phán quyết của Toà án nhân danh Nhà
nước, thể hiện ý chí của Nhà nước được trở thành hiện thực,
công lý xã hội đượ
c thực hiện. Nếu công tác thi hành án dân sự
không được quan tâm đầy đủ và không có hiệu quả thì sẽ ảnh
hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộ hoạt động của cơ quan điều
tra, truy tố, xét xử; trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực

Nhà nước bị xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân bị xâm phạm.
Thứ hai, thi hành án dân sự góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hoạt động xét xử: Phán quyết của Toà án có trở
thành hiện thực hay không tuỳ thuộc vào quá trình thực thi nó
trong cuộc sống, thông qua giai đoạn thi hành án, bản án, quyết
định của Toà án mới có hiệu lực trên thực tế, công lý mới được
thực hiện. Với ý nghĩa đó, thi hành án dân sự là một hoạt động
không thể thiếu được của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của
đươ
ng sự, kiểm nghiệm thực tiễn những phán quyết của Toà án,
phản ánh trung thực chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử.
Thứ ba, thi hành án dân sự góp phần nâng cao ý thức pháp
luật của nhân dân: Đặc thù của thi hành án dân sự ở nước ta là sự
kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy trách nhiệm của
Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án và sự chỉ đạo sát sao cụ thể
của chính quy
ền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan tổ chức
có liên quan, sự đồng tình của quần chúng, tạo sức mạnh tổng


8
hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động
thi hành án dân sự.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp
luật thi hành án dân sự
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật thi hành án dân sự
- Khái niệm pháp luật thi hành án dân sự: Trên cơ sở phân
tích các mối quan hệ về thi hành án có thể hiểu: Pháp luật thi
hành án dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hộ
i phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành các bản
án, quyết định về dân sự, bao gồm các quy định về quyền, nghĩa
vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến thi hành án; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, tổ chức việc thi
hành án; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệ
m của Chấp hành viên
và trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
- Đặc điểm của pháp luật thi hành án dân sự:
+ Pháp luật thi hành án dân sự là tổng thể các quy phạm
pháp luật phản ánh đặc thù của thi hành án dân sự, vừa có những
quy phạm mang tính hành chính, vừa có những quy phạm mang
tính tố tụng.
+ Pháp luật thi hành án dân sự quy định hoạt động thực hiện
quyền lực nhà nước trong việc bảo đảm hiệu lực thực t
ế của các
bản án, quyết định của Toà án (là khâu cuối cùng, sau hoạt động
xét xử) bằng các biện pháp pháp luật, là tổng thể các quy định về
trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định của Toà án, làm
cho chúng được thực thi trên thực tế.
+ Pháp luật thi hành án dân sự có mối quan hệ mật thiết mang
tính nhân quả với pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung khác, ví
dụ các quy định về thời hạn cấp b
ản án, quyết định có hiệu lực của
toà án, kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đều ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động thi hành án. Đồng thời đến lượt
mình, các quy định của pháp luật thi hành án dân sự cũng tác động
ngược trở lại đối với pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung khác.



9
+ Cơ sở pháp lý của thi hành án dân sự cũng đa dạng, phong
phú hơn so với hoạt động tố tụng. Các quy định pháp luật thi hành
án dân sự không chỉ thể hiện ở các văn bản pháp luật về thi hành
án dân sự (như Pháp lệnh Thi hành án dân sự, các nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành pháp lệnh) mà còn thể hiện ngay trong các
văn bản pháp luật về tố tụng như Bộ luật tố tụng dân s
ự, Bộ luật tố
tụng hình sự và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.
1.2.2. Nội dung pháp luật thi hành án dân sự
Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của pháp luật thi hành án dân
sự như nêu trên, đòi hỏi nội dung pháp luật thi hành án dân sự phải
thể hiện sự điều chỉnh đầy đủ, toàn diện đối với các mối quan hệ
phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành các Bản án, quyết đị
nh
dân sự có hiệu lực, bao gồm: các quy định về nguyên tắc thi hành
án dân sự; phạm vi các Bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi
hành; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình thi hành
án; cơ cấu tổ chức các Cơ quan thi hành án (Cơ quan quản lý thi
hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự); nhiệm vụ, quyền hạn
của Thủ trưởng, Chấp hành viên các Cơ quan thi hành án dân sự;
trình tự, thủ tục thi hành án; các biện pháp cưỡng chế
thi hành án;
giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; khen thưởng, xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
1.2.3. Vai trò của pháp luật thi hành án dân sự
Với bản chất và đặc thù của mình, pháp luật thi hành án dân
sự có nhiều vai trò trong đời sống chính trị, xã hội, trong đó có

những vai trò cơ bản sau:
- Pháp luật thi hành án dân sự là phương tiện thể chế hoá quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng về thi hành án;
- Pháp lu
ật thi hành án dân sự là cơ sở để thiết lập, củng cố và
tăng cường tổ chức bộ máy các Cơ quan thi hành án;
- Pháp luật thi hành án dân sự là cơ sở đảm bảo các quyền tự
do cơ bản của con người cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong quá trình thi hành án;
- Pháp luật thi hành án dân sự là cơ sở để tăng cường cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án;
- Pháp lu
ật thi hành án dân sự góp phần tạo nên sự thống nhất,
đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta.


10
1.3. Tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật thi
hành án dân sự
1.3.1. Tiêu chí về mặt nội dung
Pháp luật thi hành án dân sự được coi là hoàn thiện phải đáp
ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung cơ bản sau đây:
- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng về thi hành án thể hiện trong các nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị.
- Phù hợp với các
điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại
một cách khách quan trong thời kỳ đó.
- Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền, thể hiện ở những tiêu chí như tính công

khai, minh bạch, dân chủ và xã hội hóa.
- Phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
điều này đòi hỏi pháp luật thi hành án dân sự phải có sự kế thừa,
có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc điều chỉnh bằng
pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự, đảm bảo cho hệ thống pháp luật thi hành án
dân sự không mâu thuẫn, chồng chéo với điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết, gia nhập.
1.3.2. Tiêu chí về mặt hình thức
- Tính toàn diện: đòi hỏi pháp luật thi hành án dân sự phải có
đầy đủ các chế
định pháp luật phù hợp với đặc trưng của từng loại
hình thi hành án cụ thể như: dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,
hành chính và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp
luật phải có đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.
- Tính đồng bộ: thể hiện sự thống nhất c
ủa nó, đòi hỏi giữa
các bộ phận của pháp luật Thi hành án dân sự không được trùng
lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau.
- Hình thức văn bản: được ban hành dưới hình thức cao là
đạo luật (Bộ luật, Luật thi hành án dân sự) mang tính pháp điển
cao; được ban hành đúng thẩm quyền, có kết cấu, bố cục chặt
chẽ, hợp lý.
- Kỹ thuật lập pháp: quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật thi hành án dân sự
phải được tiến hành theo những nguyên tắc


11

tối ưu, xác định chính xác cơ cấu nội tại của pháp luật thi hành án
dân sự, được biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cô đọng,
lôgíc, chính xác và một nghĩa.
1.3.3. Tiêu chí về tổ chức thực hiện
Bao gồm các tiêu chí như tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
thi hành án; đào tạo để có đội ngũ Chấp hành viên thành thạo trong
áp dụng pháp luật; kiểm tra, xử lý trong quá trình thi hành án.
1.4. Pháp luật thi hành án dân sự ở một số nước trên
thế
giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu mô hình tổ chức và những quy định pháp luật
về thi hành án dân sự ở một số nước trên thế giới, tác giả rút ra
một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, nhìn chung tổ chức thi hành án dân sự các nước
không giống nhau. Tuỳ theo tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội,
yếu tố truyền thống, tâm lý mà tổ chức thi hành án dân sự củ
a
mỗi nước thể hiện dưới hình thức công, bán công hoặc do tư nhân
đảm nhiệm.
Thứ hai, việc thi hành án chủ yếu căn cứ theo đơn yêu cầu của
người được thi hành án, thể hiện khá đầy đủ quyền tự định đoạt
của đương sự. Các nước đều quy định chế độ lệ phí thi hành án,
nhìn chung các chi phí thi hành án do đương sự chịu, nhà nước chỉ
hỗ trợ trong chừ
ng mực cần thiết.
Thứ ba, thẩm quyền của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
được pháp luật quy định khá rộng và đảm bảo hiệu lực thực thi.
Thứ tư, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án được quy định
hết sức chặt chẽ, cụ thể bảo đảm hiệu lực thực thi bản án, quyết
định, đồng thời lưu ý bảo vệ quyền, lợi ích h

ợp pháp của các bên
đương sự và người có liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án
ở nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng cần phải xem xét thi hành
án như là một hiện tượng phức tạp, có tính đặc thù, không nên quy
kết, đưa nó về một dạng hoạt động thuần tuý, coi đó là hoạt động


12
hành chính hoặc hoạt động tư pháp đơn thuần. Thi hành án dân sự
là dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp nhằm thực
hiện đầy đủ, kịp thời những bản án, quyết định về dân sự đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án do Cơ quan thi hành án dân sự,
Chấp hành viên tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định. Nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự phải đi
ều
chỉnh tổng thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá
trình thi hành án; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, tổ chức việc thi hành án;
nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên và trình tự, thủ tục tổ
chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực pháp
luật. Trong điều kiệ
n xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta
hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phải đảm
bảo nâng cao tính hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật,
đáp ứng những đòi hỏi về kỹ thuật lập pháp để các bản án, quyết
định của Toà án thực sự có hiệu lực thi hành trong cuộc sống, đảm
bảo các quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân, đánh giá

đượ
c hiệu quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật thi hành
án dân sự, xử lý vi phạm pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật
về thi hành án dân sự trong xã hội; tiếp thu được những nội dung
pháp luật phù hợp của các nước trên thế giới trong việc bảo đảm
hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án nhằm không những
đảm bảo tính tương thích của pháp luật về thi hành án dân sự ở
nước ta đố
i với các nước trên thế giới.

Chương 2
LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

2.1. Lược sử hình thành, phát triển của pháp luật thi hành
án dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thi hành
án dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2003 chúng ta có thể thấy:
Một là, dù trải qua các thời kỳ khác nhau, nhiệm vụ của các tổ
chức thi hành án dân sự được pháp luật quy định (dù dưới hình


13
thức Thừa phát lại, Ban Tư pháp xã, thẩm phán huyện hay là nhân
viên thi hành án, Chấp hành viên được đặt tại các Toà án hoặc Cơ
quan thi hành án dân sự) vẫn luôn luôn có một điểm chung không
thay đổi đó là đều thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật hoặc bản án chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng được thi hành ngay.
Hai là, Thi hành án dân sự dù tồn tại bất kỳ dưới hình thức

nào, dù là do Toà án trực tiếp tiế
n hành hay do cơ quan thuộc
Chính phủ đảm trách, đều luôn có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt
động của Toà án, đặc biệt hiệu quả của hoạt động thi hành án dân
sự phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hoạt động xét xử.
Ba là, ý nghĩa, vai trò của công tác thi hành án dân sự và pháp
luật thi hành án dân sự ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, sâu
rộng hơn, chiếm vị trí ngày càng xứng
đáng trong hệ thống các cơ
quan tư pháp Việt Nam.
Bốn là, xu hướng chung của pháp luật thi hành án dân sự ngày
càng thể hiện rõ nét nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của
các đương sự trong quá trình thi hành án.
Năm là, quá trình phát triển của pháp luật thi hành án dân sự
cho thấy xu hướng xã hội hoá trong lĩnh vực thi hành án dân sự
ngày càng được mở rộng. Biểu hiện như: các việc do Nhà nước
chủ động thi hành ngày càng bị thu hẹ
p lại, đồng thời việc thi
hành án do đương sự yêu cầu ngày càng chiếm vị trí chủ yếu trong
thi hành án dân sự; Bên cạnh đơn yêu cầu, người được thi hành án
còn có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ, tình hình tài sản, thu nhập của
người phải thi hành án; khi trả đơn yêu cầu thì phải theo dõi, phát
hiện tài sản của người phải thi hành án để yêu cầu trở lại; người
phải thi hành án phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án;
Nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện trong quá trình thi hành án;
Người được thi hành án phải chịu phí thi hành án
2.2. Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành và những vấn
đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện
Hệ thống pháp luật thi hành án dân sự hiện hành đã tạo cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án. Tuy

nhiên, thực trạng thể chế thi hành án dân sự và thực tế thực hiện
cho thấy vẫn còn nh
ững vướng mắc, bất cập sau đây:


14
Thứ nhất, các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thi
hành án dân sự trong từng lĩnh vực còn tản mạn ở nhiều văn khác
nhau, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; các văn bản hướng dẫn thi hành
chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời.
Thứ hai, về cơ chế, thủ tục thi hành án dân sự ở nước ta còn
phức tạp, nhiều thủ tục, kéo dài và t
ốn kém.
Thứ ba, những quy định pháp luật liên quan đến thi hành án
dân sự còn chưa đồng bộ, còn nhiều quy định chồng chéo gây khó
khăn cho việc thi hành án.
Thứ tư, tình trạng án tồn đọng chưa giảm vì nhiều lý do như:
bị cáo đang thi hành án phạt tù, bị kết án tử hình, hoặc tuy đang
sống ở địa phương nhưng không có tài sản, thu nhập để thi hành
án; người phải thi hành án bỏ trốn khỏi nơi c
ư trú, không có địa
chỉ; do bên phải thi hành án là cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc
không có điều kiện thi hành; do bản án, quyết định của Toà án
tuyên không rõ hoặc không phù hợp với thực tế nên không thể thi
hành được; do hoãn, tạm đình chỉ và lý do khác; do một số cơ
quan, cá nhân có hành vi can thiệp, cố tình kéo dài, không tích cực
đôn đốc việc thi hành án hoặc không kiên quyết áp dụng các biện
pháp cưỡng chế theo quy định, thậm chí có hiện tượng sách nhiễ
u,
gây phiền hà cho dân.

Thứ năm, cơ chế thi hành án bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý
nhưng chậm được nghiên cứu, tổng kết xây dựng thể chế, chính
sách phù hợp.
Thứ sáu, cơ chế phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự
còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ, công chức các Cơ quan thi
hành án dân sự chưa tương xứng cả về số lượ
ng và chất lượng
trước những yêu cầu của nhiệm vụ; cơ sở vật chất, điều kiện,
phương tiện làm việc cho các Cơ quan thi hành án dân sự chưa
được đảm bảo, đầu tư đúng mức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả thi hành án dân sự trong nhiều năm qua phần nào
khẳng định hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phần vào
việc bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.


15
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thi hành án dân
sự những năm qua, pháp luật thi hành án dân sự cũng bộc lộ
những bất cập làm cản trở, hạn chế hiệu quả hoạt động thi hành
án, đó là sự tản mạn, không đầy đủ, không thống nhất, đồng bộ
của các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự và pháp
luật có liên quan. Tình trạng án tồn đọng, sự tách bi
ệt trong cơ chế
thi hành án hình sự và dân sự, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
trong công tác thi hành án dân sự, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố
cáo, mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
thi hành án, việc bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự vẫn
là vấn đề bức xúc trong công tác thi hành án hiện nay.


Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật thi
hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
Việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phải xuất phát từ
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; phải
đặt chúng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và trong điều kiện t
ăng cường hợp tác quốc tế về
pháp luật, tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
3.2.1. Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của
Đảng thể hiện tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt
Nam đến nă
m 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020.
3.2.2. Việc hoàn thiện pháp luật thi hành án phải nhằm mục
đích làm tăng hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo vệ lợi ích
nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân,
góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng đang là vấn đề bức xúc


16
hiện nay, đồng thời phải tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo
đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án.

3.2.3. Việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phải được
đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất,
đồng bộ giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung.
3.2.4. Việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
phải trên
cơ sở tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc thực tiễn thi hành án nói
chung, thi hành án dân sự nói riêng ở nước ta trong từng giai đoạn,
trong đó chú trọng tổng kết công tác xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật thi hành án dân sự.
3.2.5. Thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính, cải cách tư
pháp, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành
án, trong đó có thi hành án dân sự, đặc biệt, để nâng cao hi
ệu quả
công tác thi hành án, cần tạo ra cơ chế gắn kết liên thông giữa các
loại hình thi hành án, khắc phục tình trạng phân tán, cắt khúc hiện
nay, nhất là giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự, đồng
thời từng bước xã hội hoá thi hành án với lộ trình hợp lý, phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập
quốc tế.
3.2.6. Phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của nhân dân
và các tổ chức xã h
ội vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm
cho pháp luật thi hành án dân sự thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí
và nguyện vọng của nhân dân; tăng cường pháp chế trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật thi hành
án dân sự.
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự về nội dung

3.3.1.1. Về mô hình tổ chức, bộ máy Cơ quan thi hành án
Trên cơ sở
làm rõ tính chất thi hành án, đánh giá thực trạng cơ
chế quản lý và tổ chức hoạt động thi hành án hiện nay; phân tích
các quan niệm khác nhau về vấn đề thống nhất quản lý Nhà nước
về công tác thi hành án cũng như vấn đề phân cấp trong công tác


17
thi hành án, tác giả đưa ra 3 phương án về mô hình tổ chức thi
hành án cần được xem xét sau đây:
Mô hình thứ nhất: Bộ Tư pháp quản lý thống nhất công tác thi
hành án (bao gồm thi hành án dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế,
lao động, trọng tài ) kể cả tổ chức và nhiệm vụ theo hướng ở
Trung ương có Tổng cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp, ở các ®Þa
ph−¬ng có cơ quan thi hành án cấp tỉnh (hay Cục thi hành án), cơ
quan thi hành án cấp huyệ
n (hay Chi cục thi hành án). Đây là mô
hình thể hiện được sự quản lý Nhà nước tập trung, thống nhất, tạo
điều kiện đảm bảo đầu tư về con người, cơ sở vật chất trang bị
phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm
tra, giám sát chặt chẽ, điều hành thống nhất, nhanh nhạy, kịp thờ
i
phát hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tránh được sự can
thiệp vào hoạt động thi hành án, bảo đảm hoạt động thi hành án có
hiệu quả. Đặc biệt mô hình này tạo ra khả năng thực hiện việc kết
hợp chặc chẽ giữa thi hành án dân sự và thi hành án hình sự hiện
đang bị chia cắt là một trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng án tồn đọng.
Mô hình thứ hai: Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về công tác

thi hành án trong ph
ạm vi cả nước, trực tiếp quản lý và tổ chức
việc thi hành án như hiện nay đang làm và chỉ quản lý công tác thi
hành án hình sự về mặt tổ chức hoạt động, còn việc thực hiện hoạt
động giam giữ, cải tạo phạm nhân vẫn do Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng đảm nhiệm hoặc việc quản lý và tổ chức việc thi hành án
vẫn giữ nguyên do ba Bộ đảm nhiệm như hiệ
n nay, riêng Bộ Tư
pháp thực hiện thêm công tác quản lý thi hành án hình phạt khác
ngoài tù như án treo, cải tạo không giam giữ và các biện pháp tư
pháp khác. Đây là mô hình có tính chất quá độ (trường hợp chưa
có điều kiện và khả năng thực hiện ngay mô hình thứ nhất thì có
thể tính đến mô hình thứ hai, thực hiện trong vòng 7 đến 10 năm,
trước khi chuyển sang mô hình thứ nhất) tạo điều kiện cần thiết
cho việc tổng kế
t thực tiễn, hoàn thiện thể chế, chuẩn bị công tác
tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc quản lý thống
nhất về tổ chức và hoạt động thi hành án tập trung vào một đầu
mối như chủ trương của Đảng đã đề ra.


18
Mô hình thứ ba: Tổ chức thi hành án bán công, là mô hình thi
hành án theo hướng xã hội hoá áp dụng cho giai đoạn từ sau năm
2015 hoặc 2020.
3.3.1.2. Về thủ tục thi hành án dân sự:
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án được thể hiện ở
việc sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả công tác thi hành án, theo hướng đó cần mở rộng phạm vi
các bản án, quyết đị

nh được đưa ra thi hành; quy định cụ thể thủ tục
thi hành đối với từng lĩnh vực thi hành án có tính đặc thù như kinh
tế, lao động, hành chính, thi hành án có yếu tố nước ngoài; bổ sung
thủ tục thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời; thủ tục thi hành trong
trường hợp bản án, quyết định giám đốc thẩm xử huỷ bản án, quyết
định đã được thi hành xong; thủ tục thi hành trong trường hợp đồng
tiền bị trượt giá; bổ sung, sửa đổi quy định về uỷ thác, uỷ quyền thi
hành án, bổ sung thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với bản
án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân dân cấp
tỉnh; bổ sung quy định Cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền tổ
chức việc thi hành án (ví dụ Cơ quan thi hành án nơi người phải thi
hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản); sửa đổi, bổ sung quy đị
nh
về kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản, về biện pháp khấu trừ thu
nhập để thi hành án; thứ tự thanh toán tiền thi hành án; trách nhiệm
của Cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan liên
quan trong công tác thi hành án
3.3.1.3. Về xã hội hoá thi hành án
Trên cơ sở khẳng định sự cần thiết của việc xã hội hoá từng
bước công tác thi hành án dân sự, cần xác định đúng phạm vi những
nội dung hoạt động thi hành án dân sự có thể và cần được xã h
ội hoá,
phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử cụ thể
của từng giai đoạn phát triển của xã hội, yếu tố tâm lý, tập quán,
truyền thống, môi trường pháp lý ở từng vùng, miền khác nhau.
3.3.2. Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án
dân sự về hình thức
3.3.2.1. Xây dựng Bộ luật hoặc đạo luật về thi hành án
Trước mắt, có thể xây d
ựng các đạo luật riêng về từng lĩnh

vực thi hành án, nhưng về lâu dài, cần xây dựng Bộ luật Thi hành


19
án thống nhất điều chỉnh toàn diện hệ thống tổ chức và trình tự,
thủ tục thi hành án dân sự, hành chính và hình sự, đồng thời, điều
chỉnh cả vấn đề xã hội hoá thi hành án, cảnh sát hỗ trợ tư pháp,
bồi thường thiệt hại gây ra trong thi hành án, kiểm sát thi hành án,
xử lý vi phạm pháp luật thi hành án và các biện pháp bảo đảm
hoạt động thi hành án. Việc xây dựng Bộ luật Thi hành án thống
nhấ
t với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy là phù hợp với quan
điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án được thể hiện
trong các nghị quyết trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị. Việc ban hành một
Bộ luật Thi hành án có phạm vi điều chỉnh rộng như nêu trên còn
nhằm khắc phục được nh
ững hạn chế hiện nay là do có nhiều văn
bản quy định, giao cho nhiều cơ quan khác nhau đảm nhiệm công
tác này, nên chưa bảo đảm sự gắn kết giữa thi hành án dân sự, thi
hành án hành chính với thi hành án hình sự, làm giảm hiệu lực và
hiệu quả công tác thi hành án ở nước ta trong thời gian qua.
3.3.2.2. Sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, pháp lệnh có liên quan
Cần sửa đổi một số văn bản pháp luật liên quan để tạo sự
đồ
ng bộ trong việc điều chỉnh các vấn đề về thi hành án dân sự.
Cụ thể là: sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền của Toà án
trong việc xác định quyền sở hữu theo yêu cầu của Chấp hành
viên hoặc người được thi hành án; trách nhiệm của người có thẩm
quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong việc xem xét, trả

lời kiến nghị của Cơ quan thi hành án đối vớ
i bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật; sửa đổi quy định về thẩm quyền ra quyết
định thi hành khoản phạt tiền, tịch thu tài sản nhằm tránh tình
trạng mâu thuẫn với thẩm quyền của thủ trưởng Cơ quan thi hành
án về việc này; sửa đổi quy định về miễn, giảm tiền phạt theo
hướng để Thủ trưởng Cơ quan thi hành án đề nghị (thay cho Viện
tr
ưởng Viện kiểm sát như hiện nay); bổ sung quy định về điều
kiện xét miễn, giảm thời gian chấp hành hình phạt theo hướng coi
thái độ và kết quả thi hành nghĩa vụ dân sự là một trong những
điều kiện xét ưu tiên miễn giảm thời gian chấp hành hình phạt; sửa
đổi quy định về tội không chấp hành án (Điều 304 BLHS năm
1999) theo hướng thay điều kiện “đã bị áp d
ụng biện pháp cưỡng
chế cần thiết” bằng điều kiện “đã bị phạt tiền” nhằm phù hợp với


20
thực tiễn và đặc thù của thi hành án dân sự, ban hành Luật đăng ký
bất động sản, Luật đăng ký giao dịch có bảo đảm nhằm tạo cơ
chế đồng bộ thực thi bản án, quyết định của tòa án.
Ngoài ra, cần thực hiện đồng thời các giải pháp khác như: Hệ
thống hoá các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự; nâng cao
năng lực cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật; Tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường
đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án; Đổi mới việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ thi hành án và thực hiện các giải pháp giải quyết án
tồn đọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phải được đặt trong
những yêu cầu, đòi hỏi chung của xã hội, đồng thời việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, của dân, do dân, vì dân;
sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và điều
kiện tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập của nước ta cũng đặt
ra yêu cầu khách quan phải sớm hoàn thiện pháp luật thi hành án
dân s
ự. Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự không chỉ dừng
lại ở việc xây dựng mô hình thi hành án phù hợp, hay việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thi
hành án dân sự, mà còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tăng cường
cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thi hành án dân sự,
đồng thời huy động được sự tham gia c
ủa các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền trong việc chỉ đạo, phối hợp, giám sát, hỗ trợ hoạt
động thi hành án, từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án và
nhằm giải quyết tình trạng án tồn đọng, tăng cường hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của các Cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao trình
độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các Cơ quan thi hành
án trước những yêu cầ
u, nhiệm vụ được giao.



21
KẾT LUẬN

1. Thi hành án dân sự là giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong
việc bảo đảm thực thi các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu

lực pháp luật. Vấn đề bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của
Toà án là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động Nhà nước,
là nguyên tắc Hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi
hành án ở nước ta.
2. V
ề thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng hiện
nay còn có nhiều quan niệm khác nhau. Có quan điểm cho rằng thi
hành án là một giai đoạn của quá trình tố tụng tư pháp; quan điểm
khác lại khẳng định thi hành án là hoạt động hành chính, mang
bản chất của hoạt động quản lý hành chính. Qua nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án ở nước ta hiện nay,
chúng tôi cho rằng thi hành án là dạng hoạt động hành chính- tư
pháp, vừa mang tính chất của hoạt
động hành chính, vừa có những
yếu tố của hoạt động tư pháp.
3. Là một dạng của hoạt động thi hành án, thi hành án dân sự,
ngoài những dấu hiệu đặc trưng chung của thi hành án, còn có
những nét riêng, đặc thù phân biệt với các loại hình thi hành án
khác. Thi hành án dân sự là dạng hoạt động mang tính hành chính
– tư pháp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời những bản án, quyết
định về dân sự đã có hiệu lực pháp lu
ật của Toà án do Cơ quan
thi hành án dân sự, Chấp hành viên tiến hành theo một trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định. Với tính chất hành chính – tư pháp,
hoạt động thi hành án dân sự phải được tiến hành theo những trình
tự, thủ tục mà pháp luật quy định, tuân thủ các nguyên tắc có tính
đặc thù trong thi hành án dân sự. Từ đó, nội dung của pháp luật về
thi hành án dân sự phải điều chỉnh tổng thể về quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể trong quá trình thi hành án; chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, tổ
chức việc thi hành án; nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
và trình tự, thủ tục trong quá trình tổ chức thi hành các bản án,
quyết định về dân sự có hiệu lực pháp luật. Với nội dung điều


22
chỉnh như vậy, pháp luật thi hành án dân sự là phương tiện để thể
chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về thi hành
án; là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy
các Cơ quan thi hành án; đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con
người cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự;
tăng c
ường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công
tác thi hành án; góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ
thống pháp luật ở nước ta.
4. Quá trình hình thành, phát triển cũng như thực trạng pháp
luật thi hành án ở nước ta cho thấy pháp luật thi hành án dân sự đã
có sự kế thừa và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử, đáp ứng
những yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động thi
hành án dân sự ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm
quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân. Bên cạnh những
kết quả đạt được trong công tác thi hành án dân sự những năm
qua, pháp luật thi hành án dân sự cũng bộc lộ những vướng mắc,
bất cập làm cản trở, hạn chế hiệu quả hoạt động thi hành án hiệ
n
nay như: sự chưa thống nhất và đồng bộ của các văn bản quy
phạm pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật có liên quan,
các quy định pháp luật thi hành án dân sự còn thiếu, chưa đầy đủ
những quy định cần thiết hoặc tuy có nhưng đã trở nên lạc hậu,

không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi, còn tản
mạn trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau, hiệu lực pháp lý
củ
a văn bản quy phạm điều chỉnh về thi hành án dân sự chưa
tương xứng với những yêu cầu của công tác thi hành án dân sự,
còn thiếu cơ chế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành của các bản
án, quyết định của Toà án. Thực trạng trên đã và đang là yêu cầu
cấp thiết cho việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nhằm
tạo cơ sở pháp lý hữu hiệ
u cho việc thực thi các bản án, quyết định
có hiệu lực của Toà án, đảm bảo quyền con người, quyền công
dân trong hoạt động thi hành án dân sự.
5. Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự là một vấn đề quan
trọng trong việc bảo đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu


23
lc ca To ỏn, gúp phn m bo cỏc quyn con ngi, quyn
cụng dõn. Vic hon thin phỏp lut thi hnh ỏn dõn s phi c
t trong nhng yờu cu, ũi hi chung ca xó hi, ng thi vic
xõy dng Nh nc phỏp quyn XHCN Vit Nam, ca dõn, do
dõn, vỡ dõn; s phỏt trin nn kinh t th trng nh hng
XHCN v iu kin tng cng hp tỏc quc t v hi nhp c
a
nc ta cng t ra yờu cu khỏch quan phi sm hon thin phỏp
lut thi hnh ỏn dõn s, gúp phn thỳc y s phỏt trin v n nh
ca xó hi.
6. Vic hon thin phỏp lut thi hnh ỏn dõn s phi quỏn trit
cỏc quan im: th ch kp thi, y , ỳng n ng li,
chớnh sỏch ca ng v thi hnh ỏn th hin trong cỏc Ngh quyt

ca Ban chp hnh trung ng v B Chớnh tr
; tng kt thc tin
thi hnh ỏn núi chung v thi hnh ỏn dõn s núi riờng nc ta
qua tng giai on, k tha, phỏt trin v phỏp in hoỏ cỏc quy
nh cũn phự hp, tin b, tip thu cú chn lc kinh nghim ca
cỏc nc; th hin rừ quan im ci cỏch hnh chớnh, ci cỏch t
phỏp, tng bc xó hi hoỏ thi hnh ỏn; phỏt huy dõn ch, tng
cng s tham gia ca nhõn dõn v cỏc t chc xó hi vo hot
ng xõy dng, hon thin v t
chc thc hin phỏp lut thi hnh
ỏn dõn s. Ngoài ra,việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
phải dựa trên các tiêu chí về nội dung cũng nh hình thức, xác
định đợc mô hình thi hành án phù hợp với lộ trình cụ thể.
7. Hon thin phỏp lut thi hnh ỏn dõn s khụng ch dng li
vic xõy dng, ban hnh, sa i, b sung cỏc vn bn quy
phm phỏp lut v thi hnh ỏn dõn s, m cũn bao hm c vic b
sung, sa i cỏc vn bn quy phm phỏp lut cú liờn quan nhằm
đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu lực điều chỉnh của các văn
bản quy phạm pháp luật. Cỏc vn bn quy phm phỏp lut phi cú
y nhng quy nh liờn quan n mụ hỡnh, t
chc v hot
ng ca cỏc c quan qun lý thi hnh ỏn, C quan thi hnh ỏn
dõn s, c ch thi hnh ỏn dõn s v s phi hp gia cỏc c quan,
t chc liờn quan trong quỏ trỡnh thi hnh ỏn v cỏc trỡnh t, th


24
tc thi hnh ỏn kh thi. Vic hon thin phỏp lut v thi hnh ỏn
dõn s phi m bo tng cng c ch kim tra, giỏm sỏt i vi
hot ng thi hnh ỏn dõn s, ng thi huy ng c s tham

gia ca cỏc c quan, t chc cú thm quyn trong vic ch o,
phi hp, giỏm sỏt, h tr hot ng thi hnh ỏn, tng bc xó hi
hoỏ hot ng thi hnh ỏn. Bờn cnh ú, hon thi
n phỏp lut thi
hnh ỏn dõn s cũn nhm gii quyt tỡnh trng ỏn tn ng, tng
cng hiu lc, hiu qu hot ng ca cỏc C quan thi hnh ỏn
dõn s, nõng cao trỡnh , nghip v ca i ng cỏn b, cụng
chc cỏc C quan thi hnh ỏn trc nhng yờu cu, nhim v
c giao.
8. T nhng nh hng, yờu cu qun lý nh nc v thi
hnh cỏc bn ỏn, quyt nh ca To ỏn cú hiu l
c phỏp lut, lun
ỏn v Hon thin phỏp lut thi hnh ỏn dõn s Vit Nam hin
nay vỡ th ó úng gúp nhng vn lý lun v thc tin cho
vic nh hng hon thin phỏp lut núi chung, phỏp lut v thi
hnh ỏn dõn s núi riờng; to c s phỏp lý cho vic nõng cao hiu
lc, hiu qu ca cụng tỏc thi hnh ỏn dõn s nc ta hin nay./.





×