Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư người thái ở xã tam thanh, huyện quan sơn, tỉnh thanh hóa (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.53 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI : “ Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư người thái ở
xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

Phần mở đầu : khái quát
1. Lý do chọn đề tài
Xã Tam Thanh – một xã vùng biên thuộc huyện Quan Sơn với truyền
thống văn hóa được truyền từ đời này qua đời khác đẫ để lại cho xã những
giá trị văn hóa như : Lễ hội, phong tục tập quán,tín ngưỡng, kiến trúc …
Hiện nay trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình CNH –
HĐH đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội nước ta đều có những thay đổi theo
hướng hiện đại, giao lưu văn hóa các vùng miền ngày càng được mở rộng,
đặc biệt xã Tam Thanh còn là một xã vùng biên giới có sự giao lưu văn hóA
– giao thương hàng hóa qua lại gữa hai ( Việt – Lào ) xã Tam Thanh –
Huyện Sầm Tớ hai bên láng giềng biên giới với phương châm “ tỉnh kết
nghĩa anh em, huyện kết nghĩa với huyện, xã kết nghĩa với các thôn bản bên
nước bạn ” làng Na Ấu kết nghĩa an hem với bản Nà Nghịu Sâm Tớ, hàng
năm vào các dịp lễ của mỗi nước có những đòng sang chúc mừng, giao lưu
tạo mối quan hệ khăng khí với nhau.


Trong khi đó người kinh di cư lên sinh sống cùng với người dân bản địa mang
văn hóa miền xuôi lên miền ngược tạo cho hai nền văn hóa bản địa và văn hóa dân
tộc việt có sự hòa quyện lại với nhau.
Từ nghững nguyên nhân trên không ít di sản văn hóa phi vật thể của làng như :
Thờ cúng tổ tiên, lễ đầy cữ, đám cưới, ma chay, phong tục tập quán… bị mai một
hoặc mất đi vĩnh viễn, các mỗi quan hệ khăng khít làng xóm, láng giềng bị phá vỡ
… Trước thực tế đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung,
phát huy bản sắc văn hóa làng nói riêng đang mợt thách thức vơ cùng to lớn. Vì
vậy, nếu khơng có một định hướng đúng đắn và hợp lý về bảo tồn và phát triển văn
hóa ở vùng chịu tác động của đơ thị hóa trên cơ sở nghiên cứu truyền thống lịch sử,
văn hóa của làng xã sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong phát triển và mất đi những giá


trị văn hóa tốt đẹp. Xuất phát từ những lý do trên , tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn
đề “ Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư người thái ở xã Tam
Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu một số biến đổi văn hóa trong cộng đồng cư
dân tại làng. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích


những yếu tố tích cực và giảm thiểu yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa ở một
số làng xã đang chịu sự tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1: Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư người thái ở xã Tam
Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.2 : Khách thể nghiên cứu.
Người dân thái ở xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp tiếp cận.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đề tài sử dụng các phương pháp xã hội
học sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp điền dã trong xã hội học
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát thực tế.



5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, taì liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đồng dân cư người thái ở xã Tam Thanh, huyện
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Sự biến đổi văn hóa của cộng đồng cư dân đồng dân cư người
thái ở xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Kết quả và bình luận


Phần hai : Nội dung
Chương 1: Tổng quan về xã xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tam Thanh là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Quan Sơn xã có đường liên
thơn bản 20km từ trung tâm xã đến các làng, có 18 km đường biên giới chạy qua,
từ trung tâm xã lên đường biên gới 4 km, vào tới làng đầu đầu tiên nước bạn lào 8
km. Phía Bắc giáp xã Sơn Điện ( Quan Sơn ), phía Đơng giáp xã Tam Lư ( Quan
Sơn ), Phía Nam giáp xã Sơn Hà ( Quan Sơn ), phía Tây giáp Huyện Sầm Tớ
( nước bạn Lào ), Khoảng cách từ đường Quốc lộ 217 đến trung tâm xã là 12km
( đi vào chỗ km 42 ), Xã có diện tích 93,68 km², dân số năm 2015 là 3.831 người,
mật độ dân số đạt 70 người/km².
Xã Tam Thanh chia thành hai loại địa hình rõ rệt: Địa hình núi và các thung
lũng đất ở đây có độ dốc lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp như cây luồng,
cây quế, cây xoan.... các thung lũng người dân tổ chức và phát triển cây lúa nước,
các đồi núi cao chủ yếu là rừng già hàng năm có thể khai thác một lượng lâm sản
nhất định. Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình khơng thuận lợi đã tác động khơng
nhỏ đến sự phát triển dân sinh, đời sống sinh hoạt, sản xuất, thâm canh cây trồng



và hoạt động quản lý hành chính Nhà Nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội của
địa phương.
Trong suốt 15 năm thành lập xã nhân dân Các Sơn sống chủ yếu bằng nghề
trồng trọt. Ngoài việc trồng lúa nước, ở một số diện tích trên thân đất cao ven sơng
lị, nhân dân tam thanh đã khai hoang để trồng các loại cây màu như ngô, khoai, và
trồng các loại cây lâm nghiệp hoặc trồng một số loại cây ăn quả khác. Những sản
phẩm thu được từ cây màu tuy khơng lớn, song cũng góp phần cải thiện cuộc sống
của nhân dân nơi đây, nhất là trong những mùa màng thất bát, thiên tai,góp phần
ổn định an ninh biên giới hai nước sống ơn hịa trợn giúp tương trợ lân nhau
thường xun có các chương trình giao lưu về văn hóa thể dục thể thao để gắn kết
tình nghĩa anh em hai nước thêm găn bó .
Người dân Tam Thanh cũng sớm biết kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Con
trâu được người dân nơi đây coi là “ đầu cơ nghiệp ’’, phục vụ cho việc làm đất,
thu hoạch . . . Gần đây, do đồng đất đã được cải tạo, đổi thay nên phần lớn các gia
đình lại chuyển sang ni bị, vừa phục vụ nghề nơng, vừa để sinh sản – trở thành
nguồn hàng hóa bán ra thị trường. Ngồi ra, hoạt động chăn ni gia cầm như gà,
vịt, ngan, ngỗng cũng khá phổ biến. Chăn ni lợn phát triển mạnh ở địa phương,
các gia đình hầu hết đều có từ 2 con lợn trở lên. Trong những năm gần đây, do sự
phát triển của thị trường, việc nuôi lợn nái hay lợn thịt theo mô hình cơng nghiệp
đang được đẩy mạnh, tạo ra thu nhập đáng kể cho các gia đình.


1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng
Xã Tam Thanh là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, biến động của xã hội, các dấu tích văn hóa, lịch sử
của cha ơng cịn được lưu giữ ở Tam Thanh là minh chứng cụ thể, sinh động cho
bề dày văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây.
Xưa kia, trong tất cả các làng của xã Tam Thanh đều có các phi mơt ( bà
cúng ) góp phần tạo ra sắc thái tín ngưỡng truyền thống đặc trưng cho vùng quê
này. Cũng như nhiều nơi khác, ở xã Tam Thanh có nhiều phong tục tập quán gắn

với từng giai đoạn trong cuộc đời mỗi con người từ lúc sinh ra, lúc trưởng thành,
cho đến khi già và trở về với tổ tiên. Đám cưới của người dân Tam Thanh xưa
thường được tổ chức sau mùa thu hoạch, gần giáp Tết Nguyên đán. Bởi sau khi thu
hoạch, thời gian rảnh rỗi có nhiều, lương thực, vật ni đều có sẵn . . . giúp cho
việc tổ chức đám cưới thêm thuận lợi, đông vui, náo nhiệt. Đối với các ngày lễ, tết,
cho đến nay, cư dân các làng ở Các Sơn vẫn duy trì các phong tục như: Tết
Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu . . .

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân các thôn đều thực hiện tốt các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước.
Trong q trình hình thành làng xã, quần tụ dân cư và chung tay phát triển
kinh tế - xã hội, nhân dân xã Tam Thanh đã hình thành các giá trị truyền thống


lịch sử, văn hóa tiêu biểu, vừa có tính đặc thù mang bản sắc quê hương, vừa phản
ánh nét văn hóa chung của nơng thơn Việt Nam. Đó chính là những tinh thần đồn
kết, gắn bó với nhau chặt chẽ, tạo nên một cộng đồng bền vững.
Ngay từ rất sớm, những cư dân đầu tiên đến Tam Thanh đã có ý thức cố kết
cộng đồng về ý chí và sức lực để khai phá và cải tạo đồng ruộng, lập làng người
đứng đầu các làng ngay xưa là các ( Tạo bản, Tạo mường ), Truyền thống đó đã
xuyên suốt hàng ngàn năm, góp phần xây dựng khối đồn kết trong cộng đồng làng
xã, tạo dựng cho quê hương trở thành vùng nông nghiệp trồng lúa phát triển. Minh
chứng là trên vùng đất hoang rậm, nhiều cánh đồng rộng lớn, màu mỡ đã lần lượt
được hình thành. Nhân dân Tam Thanh không chỉ giàu kinh nghiệm trong việc
trồng lúa mà cịn trồng các loại cây màu khác,mà cịn biết gìn giữ việc khai thác
lâm sản gỗ để xây dựng các nhà sàn kiên cố chông các loại thũ dữ như : Hổ, báo,
rắn...
1.3. Truyền thống hiếu học và khoa cử
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mặc dù gặp phải hồn
cảnh hết sức khó khăn, song nhiều gia đình trong xã vẫn tạo điều kiện cho con em

mình và nạn mù chữ cơ đã xóa xong, chỉ còn độ 2% người dân chưa biết chữ là
người già trên 50 tuổi.
Phát huy truyền thống của cha ông, ngày nay lớp con cháu xã Tam Thanh có
nhiều người thành đạt, hiển danh được xã hội ghi nhận. Ngoài việc học tập để nâng


cao dân trí, nhân dân cịn tích cực học để xóa đói giảm nghèo, làm giàu, vươn lên
trong cuộc sống. Nhân dân Tam Thanh hôm nay hiểu được giá trị, sự cần thiết của
tri thức trong thời đại đất nước đởi mới, hội nhập. Thế hệ học sinh của xã đang ra
sức thi đua rèn luyện để có sức khỏe tốt, học tập tốt. Đã thành nền nếp, trong Nghị
quyết của Đảng bộ xã mỗ nhiệm kỳ đều coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo
dục. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong việc chăm lo, tạo
điều kiện, mơi trường giáo dục trong chính gia điình mình. Trước năm 2008 chỉ có
4 em đậu vào trường đại họcNhững năm gần đây, trên địa bàn xã có gần 10 - 12
em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng mỗi năm. Đây chính là nguồn nhân lực
chất lượng cao quan trọng để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, xứng đáng
với sự hy sinh, vun đắp của biết bao thế hệ cha anh đi trước.

Chương 2 : Sự biến đổi về văn hóa người thái ở xã Tam Thanh, huyện Quan
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.1 : Thờ cúng tổ tiên
- Là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt kể cả ở
đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị, người thái ở làng Na Ấu, gọi thờ
cúng ông bà tổ tiên là thờ ma nhà ( phi hươn ) theo quan niệm ngày xưa người thái
cúng tổ tiên ở một góc giữa gian nhà, ở trên nóc tủ có một cái đệm vuông nhỏ


tượng trưng cho ông bà tổ tiên ngồi trông nhà cửa cho con cháu được mạnh khỏe,
bình an. Khi vào các dịp lễ tết, ma chay, ốm đau hay cả khi trong nhà có chuyện
vui như : Đám cưới, ăn cơm mới, con cháu mu axe, mua trâu mới, về nhà mới cúng

vào khấn thông báo với ông bà tổ tiên, xin ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ
cho con cháu ăn nên làm ra, khi có việc chủ nhà phải có con gà mân sôi, mời thầy
cúng đến khấn khi khấn thầy cúng mời tổ tiên ở trên trời về đầy đủ ngồi ăn mâm
cơm gia chủ bầy với thành tâm của gia chủ, sau đó thầy cúng nói phần lí do vi sao
lại mời ông xuống đây, xin ông bà tổ tiên chứng dám cho gia chủ, chỉ đường cho
gia chủ và các thành viên trong gia đình làm, phù hộ cho mọi thành viên được
những điều mà minh mong muốn, sau khi nói li do xong thầy cúng mời tô tiên ăn,
xong cuối cùng mời tổ tiên về trời và nhăc lại chứng dám cho gia chủ và con cháu.
- Với việc phát triển xã hội iệc thờ cúng ông bà tổ tiên dần bị mai một không
giữ được nguyên vẹn như ngày xưa : khi văn hóa mới du nhập việc thơ cúng gần
giống với phong tục của người dân tôc kinh như : Đưa ảnh ông bà lên trên bàn thờ,
trên bàn thờ có hoa, hàng mã, có bánh, có hoa quả, bát hương, Các việc lớn trong
nhà đa số người cúng là bố mệ hoặc ông bà khấn, thắp nhang không còn mời thầy
cúng về để báo cáo với ông bà tổ tiên.


2. Tín ngưỡng và nghi lễ cá nhân ( vòng đời người từ khi sinh ra đến khi chết )
2.1 : Lễ đầy cữ
- Người thái quan niêm khi người phụ nữ sinh đẻ xong phải vào bếp gần lưa
để khô người, người, người mẹ chồng phải đi lấy các loại lá rừng về hơ lủa cho con
dâu ngồi lên, đắp lá thuốc vào những chỗ đau khi đẻ cho đắp và ngồi lá thuốc đên
khi người thấy khỏe lại bình thường, thường thi sinh bé trai ngồi 7 ngày, còn bé gái
ngồi 9 ngày đứng dậy đi khỏi bếp đi lại sinh hoạt bình thường, sau đó gia đình làm
một cái lễ cúng vừa chào đón một thành viên mới trong gia đình, lam một mân
cơm to một con gà, một đùi lợn, một mân sôi, báo cáo với gia tiên có thêm thanh
viên mới, mời thầy cúng ( thầy mo ) về báo cáo với các thần linh cho hai người mẹ
và cháu mới sinh được manh khỏe, binh an các thân sẽ phù hộ : Tổ tiên ( ma nhà ),
thần rừng ( phi pu, pa), thần sông ( phi năm), thần đất ( phi đin ), thần mặt trời ( phi
phạ ), thần sấm, thần sét… mỗi thần có một bài khấn riêng nhưng lại về ăn chung
một mâm cơm do gia chủ mời, đặc biệt không thể thiếu mời gia đình họ hàng nhà

cậu ( lung ta) cậu là người đặt tên cho cháu.

- Bây giờ lễ đầy cử bị mai một đi không cong giữ được nưa mà thay vào đó
là lễ đầy tháng khi sinh đẻ người mẹ được gia đình chăm sóc vấn còn giữ tục mẹ
chồng đi lấy lá thuốc trong rừng hơ lủa cho con dâu ngồi lên, đắp lá thuốc vào


những chỗ đau khi đẻ cho đắp và ngồi lá thuốc đên khi người thấy khỏe lại bình
thường vì những loại lá này được ông cha truyền lại cho con dâu để chạy cho con
cháu nhưng loại lá về qua sơ chế người mẹ chồng người đẻ cảm thấy bình phục rất
nhanh chóng, lễ đầy tháng gia chủ, làm giấy mời anh em, họ hàng, làng xóm, đến
chúc mừng gia đình đón thêm thành viên mới.
2.3 : Lễ cưỡi hỏi
- Môn đăng hộ đối ở đây rất quan niệm rất rõ dàng nếu nhà gái không xứng
tầm với gia đình nhà trai dù dù người con gái đó có khôn đến đâu, đảm đang đến
đâu, cuộc hôn nhân đó không được bền lâu dòng họ nhà chông đó gây ra rất nhiều
áp lực cho họ, cưới xin là một mốc rất quan trọng của cuộc sống hôn nhân việc kết
duyên nam nữ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này nên người thái nới đây rất kiêng
khị chuyện chăn gối, hôn nhân không êm ấm, tục kéo vợ phổ biến nhất là đôi trai
gái cùng nhau rủ nhau trốn sang mường khác chịu thân phận nô lệ ở chúa mường
đó, hoặc cô gái tự theo chàng trai về nhà chàng trai trước khi đi cô gái đặt miếng
trầu, đồng tiền, 1it gạo, vào chiếc ninh đồ cơm xôi ngụ ý là xin phép tổ tiên trú ngụ
ở bếp, sáng ra bố mẹ nhà gái tổ chức đi tìm kiếm tìm một cách hình thức, sau một
vài ngày chàng trai dẫn cô gái về nhà cô gai hỏi xem ngày về ở rể thường là 6
tháng, trước năm đổi mới 1986 ở rể 3- 5 năm mới cưới, bây giờ thi không còn tục ở
rể, một lễ cưới họi người thái rất cầu kì và tốn kém trước khi nhà trai đi rước dâu
có một đội 10 người 5 nam 5 nữ mang lễ gồm ( trầu, cau, 1 xoong 5 lít, 1 đôi bạc, 5


triệu đồng, 1 con lợn 50kg, 10 lít rượu, bánh kẹo,…) trước đặt lễ, ăn cơm nói

chuyện xin giờ tốt về nhà trai, về nhà chồng người thái để một chậu nước sạch có
lá trừ tà ma người mẹ chồng đứng đợi ở bậc thang đầu tiên rửa chân cho con dâu, 3
lần lấy lá cây phủi lá tà ma quanh người cô dâu sau đó múc 3 gáo nước rửa chân
cho con dâu nghi thức này họ quan niệm rằng từ nhà cô dâu về nhà chồng nhiều
ma thấy trang điểm đẹp, nhiều người đi theo, các loại ma đi theo đến câu thang nhà
chông phải rửa cân tay hắt ta ma không đi theo cô dâu lên nhà chồng. Khi cô dâu
lên nhà chồng lạy khấn trước bàn thờ tổ tiên, cúi đầu chào họ hàng, hàng xóm, láng
giềng nhà chông, quy trước bàn thờ tổ tiên nghe một vị đọc lại công ơn dưỡng dục,
cha mẹ gia đinhg hai bên, cha mẹ chúc phúc con con trai và con dâu.
2.4 Ma chay
Trong đám tang người dân không còn giữ linh hồn hay giữ xác người mất ở trên ba
ngày nữa. Mà thay vào đó giờ chỉ cịn để lại một đêm rồi sáng ngày mai đem đi
chôn. Chơn người chết khơng cịn chỉ đắp một nấm mồ đấp đất vào là xong nữa
bây giờ người dân đã xây mồ bằng xi măng sử sung gạch xây mồ luôn, kkhacs với
người kinh một khác là người thái chỉ chôn một lần ngay từ lúc đầu không di
chuyển đi di chuyển lại như người kinh, khi đi chôn về người dân khơng cịn chịu
tang bảy ngày bảy đêm nữa mà chỉ còn chịu tang còn ba ngày ba đêm là hoàn


thành một đam tang, trong ba ngày nay gia đình người mất đi mời thầy mo về cúng
hồn vía cho người mất không đi lang thang và cuối cùng đám tang thầy mo bắt ba
phát súng kép tượng trưng đưa hồn vía cho người chết lên trên trời gặp đồn tụ với
ông bà tổ tiên. Một đám tang thường ngày trước năm 2000 rất nhiều thủ tục lạc hậu
mất 1 con trâu, 1 con bò, 3 con lợn, vịt, ngan... khinh phí tốn rất nhiều nhà nào mà
nghèo khơng có vật, tiền để làm đám tang cho người chết vào bãi tha ma ( khấu
héo ) thi tự gia đình đó đi chơn chỗ bãi tha ma cho người chết xấu số ( khấu héo
hại ). Nhưng bây giờ thi các thủ tục đó đơn gian đi rất nhiều nhà nao có nhiều thì
có nhiều, nhà nào nghèo khó thi có 1 con lợn, 2 con gà, 2 con vịt làm đám tang cho
người mất là xong vấn vào chung một bãi tha ma. Các con cháu chịu tang phải mặc
quần áo vải trắng trong suốt ba ngày liên thông phải tự đi tay đi làm mâm cơm cho

người mất trong tất các bữa để cúng linh hồn người đã mất, sau khi xong đám tang
ba ngày tang tất cacr con cháu trong nhà sum họp lại để đi thăm mồ mã cho người
mất và lấy quần áo, các vòng quấn trên đầu và mũ rơm của con cháu đi đốt ở bãi
tha ma gần người mất tượng trưng cho việc con cháu đã chịu tang xong cho người
đã mất.


Phần 3 Kết luận
Qua tìm hiểu một số văn hóa về sự biến đổi văn hóa của cư dân người thái ở xã
Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa áp dụng một số lý thuyết trong xã
hội đã cho chúng ta thấy được sự biến đổi văn hóa trong cư dân ở thôn là do sự
phát triển của đất nước, sự du nhập văn hóa phương tây vào Việt Nam đã làm mất
dần đi văn hóa vón có của người Việt.Đó cũng là q trình biến đổi mang tính tiếp
nối và liên tục với sự đan xen giữa cái cũ, cái truyền thống với cái mới, cái hiện
đại. Những biến đổi văn hóa vật chất thơng qua khơng gian, kiến trúc, về những
phong tục tập quán của người dân.
Một trong những nguyên nhân chính đến việt biến đổi văn hóa của người dân.
Là do q trình đơ thị hóa nhanh và do nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao,
sự giao và lưu tiếp xúc văn hóa giữa nơng thơn và đơ thị từ đó dẫn đến sự thay đổi
văn hóa nơng ở nơi đây. Tuy nhiên, q trình thay đổi và thích nghi văn hóa của
người dân ở xã Tam Thanh không phải diễn ra theo một cách đơn thuần từ văn hóa
nơng thơn sang văn hóa đơ thị mà cịn bao hàm trong đó sự lưu giữ và khơi phục
những giá trị văn hóa truyền thống.Từ sự phân tích và nghiên cứu đề tài cho thấy,
xu hướng biến đổi văn hóa trong cộng đồng cư dân vùng đơ thị hóa phụ thuộc vào
thời gian chịu sự tác động.Qua đó, ta thấy dường như ở những mới chịu sự tác
động mạnh của q trình đơ thị hóa, mức độ biến đổi thường diễn ra nhanh hơn so


với những nơi đã chịu sự tác động trước đó mỗi phong tục tập quán đều chịu một
phần không nhỏ của q trình đơ thị hóa giao lưu văn hóa của người dân nơi đây.




×