Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Ảnh hưởng của các dự án sân golf ở Bình Thuận đến đời sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải tỏa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.65 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
7. Khung nghiên cứu.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
9. Cấu trúc dự kiến.
10. Lịch trình dự kiến.
11. Tài liệu tham khảo.
12. Phụ lục.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nhắc đến golf,người ta thường nghĩ ngay đến như là môn thể thao của giới quý tộc.
Mặc dù nó đã ra đời, và được yêu thích từ rất lâu ở Châu Âu, Châu Mỹ, và một số nước ở
Châu Á như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Việt Nam được đánh
1
giá là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển sân golf như lợi thế về địa hình, khí hậu,
và nhất là các chính sách đầu tư ưu đãi Nắm bắt kịp thời những yếu tố này, các nhà đầu tư
đã không ngần ngại đầu tư với số vốn khổng lồ cho các dự án sân golf ở Việt Nam từ Bắc chí
Nam. Và các dự án sân golf ở Bình Thuận - một địa phương được xem là có nhiều dự án sân
nhất nước - cũng được hình thành trên nền tảng đó.
Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà các sân golf hiện nay mang lại như: biến một
khu vực hoang hóa thành cơ sở du lịch cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho cả nước, giải quyết việc làm – thu nhập cho một số người dân Và dựa trên
những lợi ích đạt được đó mà một loạt các dự án sân golf đã ra đời khắp các tỉnh thành trên
cả nước. Trên thực tế, đa số dự án sân golf vừa qua bản chất không phải vì kinh doanh thể
thao, mà đằng sau đó là những lợi ích về bất động sản của các chủ đầu tư. Trong bối cảnh
khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, việc kinh doanh của các sân golf cũng bị ảnh
hưởng theo, nhất là khi các chủ đầu tư chủ yếu hướng vào loại sân golf tích hợp khu nghỉ


dưỡng (resort) để bán biệt thự, nhà ở cao cấp. Dù hiệu quả sân golf mang lại không cao
nhưng trong thời gian ngắn, hàng loạt sân golf được đầu tư xây dựng tại nhiều tỉnh, thành
trên cả nước.
Điều đáng lo ngại ở đây làsự phát triển ồ ạt của các dự án sân golf dẫn đến có những dự
án quản lý lỏng lẻo, đặt không đúng chỗ, lấy đất nông nghiệp, đất lúa, đất rừng, đất thổ cư…
làm sân golf . Dẫn đến đời sống người dân tại những nơi bị giải tỏa gặp nhiều khó
khănnhư :giá đất bồi thường thấp không đủ tiền mua nhà mới, mất đất sản xuất, việc làm
không ổn định, đời sống tinh thần bị xáo trộn…Xuất phát từ nhiều vấn đề vấn đề trên, nhóm
nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của các dự án sân golf ở Bình Thuận đến
đời sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải tỏa”.
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải
tỏa, những thuận lợi và khó khăn mà người dân đã, đang và sẽ đối mặt, từ đó thấy được
những mong muốn, nguyện vọng của họ để đưa ra những giải pháp hợp lí giúp ngăn ngừa,
cải thiện đồng thời nâng cao đời sống người dân nơi đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của các dự án sân golf ở Bình Thuận đến đời
sống kinh tế- xã hội người dân tại vùng bị giải tỏa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện và
2
nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
Từ những mục tiêu chung nêu trên, các mục tiêu cụ thể được đưa ra như sau:
• Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải
tỏa trong các dự án sân golf ở Bình Thuận.
• Mục tiêu 2: Tìm hiểu công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư của các dự ánsân golf ở
Bình Thuận.
• Mục tiêu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong đời sống kinh tế- xã hội của
người dân tại vùng giải tỏa.
• Mục tiêu 4: Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và những mong
muốn, nguyện vọng của người dân.

• Mục tiêu 5: Dựa trên những mong muốn của người dân và việc phân tích mô hình
SWOT, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện đời sống người dân tại vùng
giải tỏa.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Ngày nay, bộ môn golf đã phát triển khá phổ biến khắp thế giới, theo đó với mục tiêu nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế các sân golf và khắc phục những mặt tồn tại của nó, nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập ngày càng nhiều vấn đề này, liên quan đến đề tài
nghiên cứu có:
- Nhóm đề tài nghiên cứu liên quan về mặt lý thuyết:
• Ngân hàng Phát triển châu Á,(1995).Chính sách tái định cư bắt buộc. Trong tài liệu
này,TĐC bắt buộc được xác định là chính sách đền bù và hỗ trợ ổn định lại cuộc
sống.Mục tiêu đặt ra cho việc TĐC là phải đảm bảo sau khi TĐC, những người bị
ảnh hưởng bởi dự án ít nhất đạt tới mức sống như họ lẽ ra có được nếu không có
dự án.
• Trần Xuân Quang, 8/1997. Tình hình thực hiện chính sách đền bù, TĐC và khôi phục
cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển tại các đô
thị và khu công nghiệp. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Đây là công trình đã khá thành
công trong việc đưa ra những đánh giá có tính khái quát về tình hình thực hiện các
chính sách đền bù, TĐC cho những người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án phát
triển.
• Dựán VIE/95/2004. (1998). Chính sách di dân châu Á: Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.Trong công trình này đã có nhiều bài viết đề cập ở những góc độ khác nhau
3
của việc di dời, giải toả, di dân TĐC. Cụ thể trong bài viết “Chính sách tái định cư
do kết quả của sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam”, (từ trang 180-195), tác giả
Trương Thị Ngọc Lan bàn đến thực trạng công tác TĐC hiện nay ở nước ta và tập
trung trình bày những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến đền bù
và TĐC.Tiếp theo, bài viết "Di dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị mới như
thành phố Hồ Chí Minh", tác giả Lê Văn Thành bước đầu đề cập đến những khó khăn,
thiệt thòi về việc làm mà người dân TĐC phải đương đầu.

• TS. Phạm Mộng Hoa - TS. Lâm Mai Lan.(2000).Tái định cư trong các dự án phát
triển: chính sách và thực tiễn: Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.Với công trình này,
các tác giả đã tập trung trình bày nội dung của các Nghị định, Thông tư quy định
về mặt pháp lý đối với việc đền bù, giải tỏa và trách nhiệm của Nhà nước đối với
người bị giải tỏa; đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết và hạn chế của chính sách
hiện hành trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa chính sách TĐC của Việt Nam với
chính sách TĐC của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất, kiến nghị,
bổ sung và điều chỉnh những chính sách hiện hành, làm cho những chính sách này
phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
• Nguyễn Quang Vinh, 2001. “Một số vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo-
chỉnh trang đô thị (CTĐT): giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất”.Xã hội
học, số 1, trang 12-15. Đây là một nghiên cứu Xã hội học về sự ảnh hưởng của các
dự án cải tạo - CTĐT đến việc làm và mức sống của nhóm dân cư nghèo ở TP. Hồ Chí
Minh.Cách tiếp cận của tác giả đã gợi mở ra những hướng nghiên cứu rất bổ ích về đề
tài biến đổi mức sống của nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hoá.
• Trần Hữu Toàn và Mai Văn Xuân, 2006. "Giải pháp để phát triển sản xuất cho bản
Vân Kiều ở khu TĐC xã Xuân Lộc-huyện Phú Lộc”.Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, số 5, trang 23-25. Từ thực trạng người dân TĐC gặp khó khăn trong
phát triển sản xuất, các tác giả đã khuyến nghị các giải pháp để giải quyết vấn đề
này.
• Khúc Thị Thanh Vân,2008.Ảnh hưởng của chính sách tái định cư đến đời sống người
dân sau tái định cư - Nghiên cứu trường hợp Thuỷ điện Bản Vẽ. Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ, Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh. Luận văn đi sâu phân tích các vấn đề liên
quan đến chính sách tái định cư trước, sau năm 1993, các văn bản pháp quy liên quan
đến ngành điện và khung chính sách về đền bù, tái định cư của dự án. Luận văn đưa ra
4
được những ảnh hưởng của chính sách tái định cư đối với cuộc sống sau tái định cư
của những người dân phải di chuyển trong các dự án phát triển, nhất là trong vấn đề
khôi phục lại cuộc sống; những tác động ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập cộng đồng
hoặc giữ gìn bản sắc văn hoá của nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số phải di chuyển với

cộng đồng tiếp nhận người tái định cư. Luận văn còn đề xuất những khuyến nghị cho
việc lập chính sách hoặc bổ khuyết các hoạt động trong quá trình thực hiện xây dựng
phương án tái định cư, chương trình khôi phục cuộc sống trong một dự án phát triển,
nhất là dự án xây dựng đập.
- Nhóm đề tài liên quan về mặt phương pháp luận.
• GS.Tương Lai, (1994). Hiện trạng và triển vọng cải thiện nhà ở, mức sống, môi
trường sống của người nghèo đô thị - trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Với
phương pháp điều tra Xã hội học, các tác giả đã thành công trong việc mô tả, đánh
giá mức sống của nhóm người nghèo đô thị.
• Đề tài của Hồ Phi Long,2006. Thực trạng và giải pháp hệ thống kiểm soát nội bộ
nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần
đầu tư Tam Đảo. Đại học Huế. Luận văn cho rằng một trong những nguyên nhân gây
ra tình trạng kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sân golf là việc quản lý lỏng
lẻo trong các khâu thu phí của khách và đề nghị có hệ thống kế toán và kiểm soát chặt
chẽ. Chuyên đề mô tả thực trạng các chu trình hoạt động kinh doanh tại sân golf Tam
Đảo và đánh giá tính kiểm soát trong quá tŕnh hoạt động kinh doanh này và những rủi
ro có thể gặp phải. Qua đó đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm kiểm soát tốt hơn
nữa các hoạt động trong chu tŕnh quản lư tài chính đối với các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ golf, hạn chế các sai sót và gian lận có thể xảy ra. Tất cả những điều
này đ̣i hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống kế toán và kiểm soát chặt chẽ.
• Đề tài nghiên cứu khoa học của Thạc sĩ Thẩm Quốc Chính, 2007.Golfing với việc thu
hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh. Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Marketing, luận văn đã nêu ra được vai trò của golf trong phát triển kinh tế xã
hội của khu vực đồng thời đề ra các chiến lược thiên về về qui hoạch, phát triển cơ sở
hạ tầng để thu hút khách du lịch. Để tăng hiệu quả kinh doanh của các dự án sân golf,
ngoài yếu tố kỹ thuật còn có yếu tố quản lý, rất nhiều nghiên cứu đã giải quyết vấn đề
phát triển bền vững cho các dự án golf.
5
• Tiến sĩ Lê Quang Hùng, 2009.Phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung,Viện chiến lược phát triển. Luận án sử dụng tổng hợp các phương

pháp phổ biến sau đây: Phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thống kê;
phương pháp so sánh; phương pháp dự báo; phương pháp phân tích ma trận SWOT;
phương pháp bản đồ. Ngoài những phương pháp kể trên, tác giả còn sử dụng quan
điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm về lý thuyết hệ thống để nghiên
cứu. Đặc biệt tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát theo mẫu 4 nhóm
nhân lực cốt yếu ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với 4 bảng câu
hỏi gồm 1.245 phiếu điều tra hoàn tất được sử dụng để đánh giá, phân
tích.
• Đề tài nghiên cứu khoa học của Thạc sĩ Đoàn Anh Thư, 2010.Chiến lược Marketing
cho Sân gôn Montgomerie Links Vietnam.Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Ở đây, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như tìm
kiếm, thu thập số liệu thứ cấp có sẵn được lưu giữ bởi doanh nghiệp để phân tích, so
sánh, đánh giá, hoặc thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra chọn mẫu đối
tượng cần nghiên cứu, phân tích dữ liệu, tổng hợp, thống kê. Dựa trên việc đi sâu phân
tích, đánh giá từng tác động, ảnh hưởng của các yếu tố thuận lợi, bất lợi cho sân golf
theo hình thức ma trận SWOT. Kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của sân golf,
các hoạt động Marketing và kết quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp trong thời gian
qua, để đưa ra chiến lược Marketing tổng thể cho sân golf trong thời gian sắp đến.
Trên cơ sở chiến lược đó, sân golf sẽ định hướng, triển khai các kế hoạch chi tiết và cụ
thể cho từng giai đoạn, và thực hiện một cách có hiệu quả nhất, tối đa hóa lợi nhuận,
và quan trọng nhất là được đánh giá như là một sân golf đẳng cấp quốc tế bậc nhất
không chỉ trong nước, mà còn trong khu vực Đông Nam Á, và Châu Á.
• Luận văn của Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Mai, 2011.Xây dựng chiến lược Marketing
của công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang ( Hamaco).Luận văn đã sử dụng ma trận
SWOT phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
cùng với phân tích, so sánh những số liệu thứ cấp thu thậpđược sau đó đưa những
chiến lược kinh doanh củacông ty Cổ phần vật tư Hậu Giang.
- Nhóm đề tài liên quan đến kết quả nghiên cứu .
6
• Võ Mai Anh, 2006. Thực trạng và giải pháp hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng

cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư
Tam Đảo. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Công Nghiệp, TP.Hồ Chí
Minh. Luận văn mô tả thực trạng các chu trình hoạt động kinh doanh tại sân golf Tam
Đảo và đánh giá tính kiểm soát trong quá trình hoạt động kinh doanh này và những rủi
ro có thể gặp phải. Qua đó đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm kiểm soát tốt hơn
nữa các hoạt động trong chu trình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ golf, hạn chế các sai sót và gian lận có thể xảy ra. Tất cả những điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống kế toán và kiểm soát chặt chẽ.
• Nguyễn Hoài Nam, 2007.Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn
huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội . Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Kinh tế,
TP.Hồ Chí Minh. Luận văn Đánh giá việc thực hiện chính sách, những ưu điểm, thuận
lợi cũng như những khó khăn, tồn tại của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú
Xuyên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần đẩy nhanh tiến độ
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của
huyện Phú Xuyên.
• Trần Huyền Công, năm 2008.Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư
của công trình thuỷ điện Sơn La . Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Thành
Phố Hồ Chí Minh. Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về di dân tái định
cư và vấn đề sinh kế bền vững trong các dự án tái định cư của các công trình thuỷ
điện. Đánh giá đúng thực trạng khôi phục sinh kế bền vững trong xây dựng và triển
khai các dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La nói chung, ở các điểm điều
tra sâu nói riêng. Rút ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và
những nguyên nhân của chúng.Đề xuất các biện pháp tiếp tục khôi phục sinh kế một
cách bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La dựa trên
một số kế hoạch tái định cư đã và đang triển khai của dự án thuỷ điện Sơn La và kinh
nghiệm của dự án thuỷ điện Hoà Bình.
• Trần Kim Nhung, 2009.Ảnhhưởng của các loại hỗn hợp đất vùng rễ cỏ lên sinh
trưởng của hai giống cỏ tifdwarf và tifeagle tại sân golf Thủ Đức, TP. Hồ Chí

7
Minh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Lâm,TP. Hồ Chí Minh.Luận văn tập trung đi
vào ảnh hưởng của đất đến sự tăng trưởng của cỏ tại những sân golf.
• Hoàng Nam Anh, 2011. Ảnh hưởng của sân golf đối với môi trường sinh thái và xã
hội. Luận văn tôt nghiệp của Thạc sĩ, Đại học sư phạm, TP. Hồ Chí Minh. Luận văn
cho rằng việc phát triển sân Golf thời gian qua đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi
trường và xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường lại bị đang bị bỏ ngỏ. Bảo vệ
môi trường của hoạt động sân Golf lại càng mới mẻ. Các cơ quan quản lý môi trường
địa phương đã không thực hiện đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do các dự án
đầu tư xây dựng sân Golf gây ra, cũng như việc đánh giá và giám sát thực hiện các
cam kết về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chủ đầu tư đề xuất trong
báo cáo về môi trường…. Mặt khác, do nhận thức chủ quan của chủ đầu tư trong công
tác nhận định, đánh giá các tác động môi trường cũng như chưa áp dụng hiệu quả các
biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng là nguyên nhân gây ra
tình trạng ô nhiễm.
• Một cuộc Tọa đàm về sân golf và kinh tế golf tại Việt Nam đã được Báo Đầu tư tổ
chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương, Hiệp hội Golf Việt Nam và đại diện các nhà đầu tư. Một
trong những vấn đề được quan tâm thảo luận tại cuộc Tọa đàm là: Có phải Việt Nam
có quá nhiều sân golf và golf đang xâm hại đến đất trồng lúa, ảnh hưởng đến an ninh
lương thực? Theo ông Hoàng Ngọc Phong, Phó viện trưởng Viện chiến lược phát triển
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Cả nước hiện có 29 sân golf đã đi vào hoạt động và 61
sân golf nằm trong quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Kết quả rà soát 90 sân golf này mới đây cho thấy, các sân golf đều gắn với
các vùng, địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, là các
vùng đất cát, đất trống đồi trọc, không có khả năng sản xuất nông nghiệp và trồng
rừng” .
< />• Cũng trong buổi tọa đàm này Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài cho
rằng:“Cần nghiêm cấm lấy đất lúa làm sân golf nhưng không có nghĩa "đây là môn thể thao
có tội". Trước kia, một sân golf ở Thủ Đức được cấp phép nhưng từ đây cũng dấy lên cuộc

phản đối "ảnh hưởng đến môi trường khi chặt cây để xây sân golf. Quốc hội cử đoàn gồm 7
8
người vào khảo sát, tôi đã phải giải thích, những cây bị chặt không có giá trị sử dụng nữa,
lúc đó dư luận mới bớt đi…Nếu đặt ra tiêu chí, quy hoạch tuyệt đối sẽ làm mất đi tính thị
trường. Làm thế nào để người dân thay đổi được quan điểm về sân golf thì lúc đó đất nước
mới phát triển được".
• Ông Hoàng Ngọc Phong, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư : “Về kết quả phân tích chất lượng nước và đất tại khu vực có các dự án
sân golf, Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường báo về kết quả phân tích
chất lượng nước thải, lấy mẫu đất sân golf để xác định tồn dư của các loại hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất và nước của sân golf cho thấy các thông số
được kiểm tra đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường”.
< />nam.html>
Bên cạnh đó còn có rất nhiều sách báo, tạp chí…trên nhiều phương tiện truyền thông đề
cập nhiều vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài thực hiện nghiên cứu điều tra trên các hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án sân golf ở
Bình Thuận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
4.2.1. Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/11/2012 đến 01/12/2012.
4.2.2. Phạm vi không gian.
Phạm vi không gian của đề tài gồm 2 khu vực có các dự án sân golf nhiều nhất tại Bình
Thuận, đó là dải bờ biển từ xã Tân Thắng (huyện Hàm Tân) đến xã Hòa Thắng (huyện Bắc
Bình) dài 120 km .
4.2.3. Phạm vi nội dung.
Tìm hiểu ảnh hưởng của các dự án sân golf ở Bình Thuận đến đời sống người dân tại
vùng giải tỏa sau đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nơi
đây. Đề tài chỉ tập trung đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của các dự án này đến khía cạnh đời
sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải tỏa không đề cập đến khía cạnh khác.

5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu.
5.1.1. Số liệu thứ cấp.
- Trực tiếp thu thập số liệu từ cơ quan quản lí của địa phương. Số liệu bao gồm: bảng số
9
liệu về hộ dân tham gia nông nghiệp, bảng số liệu về hộ dân bị mất đất, bảng số liệu
diện tích đất nông nghiệp bị mất do các dự án sân golf,…
- Tham khảo số liệu từ sách, báo, Internet…
5.1.2. Số liệu sơ cấp.
Phỏng vấn bảng hỏi các hộ dân bị ảnh hưởng trong vùng nghiên cứu thiết lập mô hình
SWOT.
- Phương pháp lấy mẫu: phương pháp không ngẫu nhiên với kiểu mẫu phán
đoán( lấy 2 khu vực có các dự án sân golf nhiều nhất tại Bình Thuận, đó là dải bờ
biển từ xã Tân Thắng (huyện Hàm Tân) đến xã Hòa Thắng (huyện Bắc Bình) dài 120
km gồm 12 dự án ; phương pháp ngẫu nhiên với kiểu mẫu phân tầng ( mỗi dự án
chọn ngẫu nhiên 20 hộ).
- Số mẫu: 240 mẫu (mỗi dự án là 20 mẫu cho 12 dự án).
5.2. Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp các số liệu từ các bảng số liệu xin được của cơ quan địa
phương, so sánh qua các năm, phân tích tổng hợp và đưa ra nhận xét.
- Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu số liệu, từ đó rút ra các kết luận, các
xu hướng để đánh giá thực trạng đời sống người dân tại vùng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: phân tích những thuận lợi, khó khăn cơ hội và
thách thức của các hộ dân nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các dự án sân golf ở Bình Thuận đến đời sống kinh tế- xã
hội của người dân tại vùng giải tỏa, một số câu hỏi được đặt ra như sau:
• Nhóm câu hỏi 1: Thực trạng đời sống kinh tế- xã hội của người dân tại vùng giải tỏa
trong các dự án sân golf ở Bình Thuận như thế nào? Đặc điểm vị trí, địa điểm và
không gian sống tại nơi tái định cư như thế nào?

• Nhóm câu hỏi 2: Công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư của các dự án có phù hợp
chưa?
• Nhóm câu hỏi 3: Những thuận lợi và khó khăn trong đời sống kinh tế- xã hội của
người dân tại vùng giải tỏa là gì?
• Nhóm câu hỏi 4: Các chính sách hỗ trợ của các cấp lãnh đạo có đáp ứng được những
mong muốn, nguyện vọng của người dân chưa?
• Nhóm câu hỏi 5: Dựa trên những mong muốn của người dân và việc phân tích mô
hình SWOT, có những giải pháp nào để nâng cao, cải thiện đời sống người dân tại
vùng giải tỏa?
10
7. Khung nghiên cứu.
8. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.
8.1. Đóng góp về lý luận.
- Đề tài hệ thống lại ảnh hưởng của các dự án sân golf đến đời sống kinh tế- xã hội của người
dân tại khu giải tỏa.
- Vận dụng các lý thuyết về biến đổi xã hội, lý thuyết hệ thống và lý thuyết di dân để giải
thích quá trình biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở Bình Thuận.
- Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học cho việc xác định và hoạch định các
chính sách mà Bình Thuận cần thực hiện cho cư dân vùng tái định cư để phát triển kinh tế
xã hội bền vững.
8.2. Đóng góp về thực tiễn.
- Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân tại vùng giải tỏa .
- Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo quản lý ở
Bình Thuận và các địa phương có điều kiện tương tự trong việc hoạch định và thực hiện
chính sách đền bù giải toả và tái định cư.
11
Chính sách đền bù,
giải tỏa và tái định

Vị trí tái định cư Điều kiện kinh tế- xã hội môi

trường
Các chi phí và vấn
đề khác
Giá sinh hoạt
Ảnh hưởng của các dự án sân
golf ở Bình Thuận đến đời sống
kinh tế- xã hội của người dân tại
vùng giải tỏa.
Thu nhập và việc
làm
SWOT
Một số giải pháp
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến biến đổi đời sống xã hội trong quá trình tái
định cư.
9. Cấu trúc dự kiến.
Chương 1: Cơ sở luận
1.1. Khái niệm ảnh hưởng.
1.2. Khái niệm dự án.
1.3. Khái niệm sân golf.
1.4. Khái niệm các yếu tố kinh tế- xã hội.
1.5. Ma trận điểm mạnh- điểm yếu và cơ hội- nguy cơ ( SWOT).
1.6. Khái niệm về giải tỏa, tái định cư.
1.7. Những Chính sách và quy định về đền bù giải tỏa, tái định cư.
Chương 2: Thực trạng đời sống kinh tế- xã hội người dân ở Bình Thuận tại vùng giải
tỏa.
2.1. Đời sống kinh tế- xã hội người dân ở Bình Thuận trước khi giải tỏa.
2.1.1. Đời sống kinh tế.
2.1.1.1. Việc làm.
2.1.1.2. Thu nhập bình quân.

2.1.1.3. Phương thức sản xuất.
2.1.1.4. Chi tiêu.
2.1.1.5. Tài sản và môi trường.
2.1.1.6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ.
2.1.2. Đời sống xã hội.
2.1.2.1. Quan hệ xã hội.
2.1.2.2. Trật tự xã hội.
2.1.2.3. Phúc lợi xã hội.
2.2. Đời sống kinh tế- xã hội người dân ở Bình Thuận sau khi giải tỏa.
2.2.1. Đời sống kinh tế.
2.2.1.1. Việc làm.
2.2.1.2. Thu nhập bình quân.
2.2.1.3. Phương thức sản xuất.
2.2.1.4. Chi tiêu.
2.2.1.5. Tài sản và môi trường.
2.2.1.6. Khả năng tiếp cận các dịch vụ.
2.2.2. Đời sống xã hội.
2.2.2.1. Quan hệ xã hội.
2.2.2.2. Trật tự xã hội.
2.2.2.3. Phúc lợi xã hội.
Chương 3: Chính sách đền bù, giải tỏa và tái định cư của các dự án sân golf.
3.1. Chính sách đền bù, giải tỏa.
12
3.1.1. Hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Quy định về giá đền bù.
3.1.3. Chính sách khác.
3.2. Chính sách tái định cư.
3.2.1. Hỗ trợ nhà ở.
3.2.2. Chính sách tạo việc làm.
3.2.3. Chính sách khác.

Chương 4: Những thuận lợi và khó khăn trong đời sống kinh tế- xã hội của người
dân tại vùng giải tỏa.
4.1. Thuận lợi.
4.1.1. Việc làm.
4.1.2. Không gian sống.
4.1.3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ.
4.1.4. Chính sách xã hội.
4.2. Khó khăn.
4.2.1. Việc làm.
4.2.2. Không gian sống.
4.2.3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ.
4.2.4. Chính sách xã hội.
Chương 5: Các chính sách hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và những mong muốn, nguyện
vọng của người dân tại vùng giải tỏa.
5.1. Các chính sách hỗ trợ của các cấp lãnh đạo.
5.1.1. Chính sách về đền bù, tái định cư.
5.1.2. Hỗ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…).
5.1.3. Chính sách tạo việc làm.
5.1.4. Các chính sách khác.
5.2. Những mong muốn, nguyện vọng của người dân tại vùng giải tỏa.
5.2.1. Chính sách về đền bù, tái định cư.
5.2.2. Hỗ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…).
5.2.3. Chính sách tạo việc làm.
5.2.4. Các chính sách khác.
13
Chương 6: Phân tích mô hình SWOT và các giải pháp.
6.1. Mô hình SWOT.
6.1.1. Thuận lợi.
6.1.2. Khó khăn.
6.1.3. Cơ hội.

6.1.4. Thách thức.
6.2. Đề xuất giải pháp.
6.2.1.1. Chính sách về đền bù, tái định cư.
6.2.1.2.Chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…).
6.2.1.3. Chính sách tạo việc làm.
6.2.1.4. Các chính sách khác.
6.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
6.2.2.1. Hỗ trợ đền bù, tái định cư.
6.2.2.2. Hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
10. Lịch trình dự kiến.
STT Nội dung
Từ 01/11/2012 đến 01/12/2012
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
1
Họp nhóm, lựa chọn
đề tài.
2
Tìm tài liệu có liên
quan
3 Tổng hợp tài liệu.
4 Xây dựng đề cương.
5 Xây dựng bảng hỏi
6 Đi thu thập số liệu
7 Xử lý số liệu
8 Phân tích số liệu
9 Rút ra kết luận
10
Hoàn thành nghiên
cứu
11. Tài liệu tham khảo.

1. Nguyễn Bạch Nguyệt - Từ Quang Phương. (2004).Kinh tế đầu tư: NXB Thống kê.
2. Nguyễn Bạch Nguyệt.(2005).Lập dự án đầu tư: NXB Thống kê.
3. Nguyễn Hồng (2007).“Điều thó vị của Golf”.Golf và cuộc sống, số 3,trang13-15.
14
4. Robert Bicknell (2007).“Mảnh đất vàng”. Golf Việt nam,số 7,trang 18-21.
5. Robert Bicknell (2009).“Định hướng phát triển”.Golf Việt nam, số 9,trang 26-28.
6. Nguyên Vũ. “Các dự án sân golf tại Bình Thuận: "Đắp chiếu" và chờ làm biệt
thự”, />%20content/live/vir/web
%20contents/chude/kinhtedautu/doisongxahoi/80e9415f7f000001012748d0c1617b8c, truy
cập 26/10/2012.
7. Duy Khánh, “Kinh doanh sân golf: Lượng át chất”, />doanh-san-golf-luong-at-chat-508284.htm, truy cập 26/10/2012.
12. Phụ lục.
PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT.
Kính thưa Anh/ Chị, chúng tôi là sinh viên Khoa Địa Lý, chuyện ngành Địa Lý kinh tế -
Phát triển vùng,trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của các dự án sân golf
ở Bình Thuận đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại vùng giải tỏa”. Nhằm đưa
ra những giải pháp cụ thể trong tương lai giúp nâng cao đời sống người dân nằm trong vùng
quy hoạch, giải tỏa.
Chúng tôi rất mong Anh/Chị sẽ dành chút thời gian của mình chia sẻ những thông tin của
Anh/Chị để hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tất cả những thông tin mà
Anh/Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Phần I: Thông tin cá nhân
Xin Anh/ chị cho biết một số thông tin cá nhân sau:
- Họ và tên: Giới tính: Độ tuổi:
- Nghề nghiệp: Trình độ học vấn:
- Số thành viên trong gia đình:
- Địa chỉ:
Phần 2 : Nội dung.

I. Thực trạng đời sống người dân nằm trong vùng giải tỏa của các dự án sân
golf.
Xin khoanh tròn vào các đáp án mà Anh/ chị chọn.
15
Câu 1: Tại nơi ở cũ Anh/ chị làm nghề gì?
a. Nghề nông.
b. Công nhân.
c. Buôn bán.
d. Khác ………
Câu 2: Tại nơi ở cũ, thu nhập hàng tháng của Anh/ chị như thế nào?
a. Rất cao (trên 10 triệu).
b. Cao (từ 5-10 triệu).
c. Trung bình (từ 2 - 5 triệu).
d. Thấp (từ 1- 2 triệu).
e. Rất thấp (dưới 1 triệu).
Câu 3: Tại nơi ở cũ, chi phí sinh hoạt của gia đình Anh/ chị trung bình hàng tháng/người là
bao nhiêu?
a. Rất cao (trên 2 triệu).
b. Cao (>1,5 - 2 triệu ).
c. Trung bình (từ 1- 1,5 triệu).
d. Thấp (từ 500 - < 1triệu).
e. Rất thấp (dưới 500 nghìn).
Câu 4: Trước khi giải tỏa, đất của quý vịđược sử dụng với mục đích gì?
a. Đất nhà ở.
b. Đất cho thuê.
c. Đất sản xuất.
d. Khác (ghi rõ)
Câu 5: Tại nơi ở cũ, không gian nhà ở của Anh/ chị như thế nào?
a. Rất rộng (trên 200 m
2

).
b. Rộng (từ 100 - 200m
2
).
c. Bình thường (từ 50- < 100m
2
).
d. Hẹp (từ 25- <50m
2
).
e. Rất hẹp (dưới 25m
2
).
Câu 6: Tại nơi ở cũ, Anh/ chị tiếp cận những dịch vụ công cộng (trạm y tế, internet, bưu
điện…) như thế nào?



Câu 7: Thời gian qua lại của Anh/ chị với hàng xóm tại nơi ở cũ như thế nào?
a. Thường xuyên (6-7 lần/ tuần).
b. Bình thường (4-5 lần/tuần).
c. Thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần ).
d. Hiếm khi (1 lần/tuần).
e. Không bao giờ.
16
Câu 8: Tại nơi ở cũ của Anh/ chị tình hình an ninh trật tự có được đảm bảo không?
a. Có.
b. Không.
Câu 9: Anh/ chị được hưởng những chính sách xã hội nào tại nơi ở cũ? (có thể chọn nhiều
đáp án).

a. Chính sách hỗ trợ việc làm.
b. Chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất.
c. Trợ cấp cho người có công với Cách mạng, người nghèo…
d. Khác ……
Nếu Anh/ chị chưa chuyển đến nơi ở mới thì không trả lời từ câu 10 – 17.
Câu10: Hiện tại thu nhập hàng tháng của Anh/ chị như thế nào?
a. Rất cao ( trên 10 triệu).
b. Cao ( từ 5-10 triệu).
c. Trung bình ( từ 2 - 5 triệu).
d. Thấp ( từ 1- 2 triệu).
e. Rất thấp ( dưới 1 triêu.
Câu 11: Hiện tại chi phí sinh hoạt của gia đình Anh/ chị trung bình hàng tháng/người là bao
nhiêu?
a. Rất cao (trên 2 triệu).
b. Cao (>1,5 - 2 triệu ).
c. Trung bình (từ 1 – 1,5 triệu).
d. Thấp từ 500 -< 1 triệu).
e. Rất thấp (dưới 500 nghìn).
Câu 12: Hiện tại đất của Anh/chịcó được dùng đểsản xuất hay không?
a. Có.
b. Không.
Câu 13: Tại nơi ở mới, không gian nhà ở của Anh/ chị như thế nào?
a. Rất rộng (trên 200 m
2
).
b. Rộng (từ 100 - 200m
2
).
c. Bình thường (từ 50- < 100m
2

).
d. Hẹp (từ 25- <50m
2
).
e. Rất hẹp (dưới 25m
2
).
Câu 14: Tại nơi ở mới, khả năng tiếp cận những dịch vụ công cộng (trạm y tế, internet, bưu
điện…) của Anh/ chị như thế nào?



Câu 15: Thời gian qua lại của Anh/ chị với hàng xóm hiện tại như thế nào?
a. Thường xuyên (6-7 lần/ tuần).
17
b. Bình thường (4-5 lần/tuần).
c. Thỉnh thoảng (2-3 lần/ tuần ).
d. Hiếm khi (1 lần/tuần).
e. Không bao giờ.
Câu 16: Tại nơi ở mới của Anh/ chị, tình hình an ninh trật tự có được đảm bảo không?
c. Có.
d. Không.
Câu 17: Anh/ chị được hưởng những chính sách xã hội nào tại nơi ở mới? (có thể chọn nhiều
đáp án).
a. Chính sách hỗ trợ việc làm.
b. Chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất.
c. Trợ cấp cho người có công với Cách mạng, người nghèo…
d. Khác ……
Câu 18: Khoảng cách tới nơi làm việc so với nơi cũ như thế nào?
a. Rất xa (> 2km).

b. Xa (1-2 km).
c. Bình thường (500m- <1km).
d. Gần (100- <500m).
e. Rất gần (< 100m).
II. Chính sách đền bù, giải tỏa và tái định cư của các dự án sân golf.
Câu 19: Anh/ chị có được hỗ trợ sản xuất kinh doanh sau khi giải tỏa không?
a. Có.
b. Không.
Nếu có thì được hỗ trợ dưới hình thức nào?


Câu 21: Đất của Anh/ chị trong vùng giải tỏa được bền bù với giá bao nhiêu /m
2
?

Câu 21: Anh/ chị có được hỗ trợ di dời, tái định cư sau khi giải tỏa hay không?
a. Có.
b. Không.
Nếu có thì được hỗ trợ dưới hình thức nào?


Câu 22: Nếu không được hỗ trợ nhà tái định cư, số tiền đền bù của Anh/ chị có đủ tiền để
mua nhà mới không?
18
a. Có.
b. không
Câu 23: Nếu không được hỗ trợ nhà tái định cư, Anh chị mua nhà mới với hình thức nào?
a. Trả góp.
b. Trả một lần.
c. Khác …

Câu 24: Nếu mua nhà bằng hình thức trả góp thì trả trong thời gian bao lâu?

III. Những mong muốn, nguyện vọng của người dân tại vùng giải tỏa.
Câu 25: Anh/ chị mong muốn chính sách hỗ trợ về sản xuất kinh doanh như thế nào?


Câu 26: Anh/ chị mong muốn chính sách hỗ trợ về việc làm mới như thế nào?


Câu 27: Anh/ chị mong muốn chính sách đền bù, giải tỏa như thế nào?


Câu 28: Anh/ chị mong muốn chính sách về di dời, tái định cư như thế nào ?


Hết
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của Anh/ Chị.
Chúc Anh/Chị và gia đình sức khỏe và hạnh phúc.
19

×