Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tính lục địa của khí hậu và các loại biến trình năm của nhiệt độ không khí ở các đới khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.72 KB, 11 trang )

BÀI TẬP KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU ĐẠI CƯƠNG
Đề:Hãy trình bày về tính lục địa của khí hậu và các loại biến trình năm của nhiệt độ không khí ở
các đới khí hậu.
BÀI LÀM

I Tính lục địa của khí hậu
Khí tượng học là khoa học về khí quyển-vỏ không khí của Trái Đất.Do nghiên cứu các
quá trình vật lý đặc trưng cho Trái Đất,nên khí tượng học thuộc khoa học vật lý.Khí hậu học là
khoa học về khí hậu –tập hợp các điều kiện khí hậu đặc trưng cho một nơi nào đó và phụ thuộc
vào hoàn cảnh địa lý của địa phưong.Với ý nghĩa đó khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế
của con người như: nông nghiệp,sự phân bố địa lý của công nghiệp,giao thông đường bộ,đường
thủy,hàng không.
Chính vì vậy việc nghiên cứu về khí tượng và khí hậu là một điều không thể thiếu đối với chúng
ta.khí hậu ở mỗi vùng thì đều có những đặc trưng của nó trong đó việc nghiên cứu về tính lục
địa cũng như các loại biến trình năm của nhiệt độ không khí ở các đới khí hậu là một điều hết
sức cần thiết.
1.1Biên độ năm của nhiệt độ và tính lục địa của khí hậu.
Mọi khối khí mùa đông lạnh hơn còn mùa hè nóng hơn,vì vậy nhiệt độ không khí ở mỗi
nơi trên mặt đất biến đổi trong quá trình mội năm,nhiệt độ trung bình tháng vào mùa lạnh nhỏ
hơn vào mùa nóng.Nếu tính nhiệt độ trung bình thang theo dãy quan trắc nhiều năm cho một
nơi nào đó,ta sẽ đựơc những giá trị nhiệt độ trung bình tháng biến đổi đều đặn từ tháng này sang
tháng khác,chúng tăng từ tháng giêng hay tháng hai đến tháng bảy hay tháng tám và sau đó
giảm.
Như vậy hiệu nhiệt độ trung bình tháng của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất được gọi
là biên độ năm của nhiệt độ không khí
Trong khí hậu học người ta dùng biên độ năm của nhiệt độ tính theo giá trị trung bình nhiều
năm cho tháng.Biên độ năm của nhiệt độ không khí trước hết tăng theo vĩ độ địa lý.Tại miền
xích đạo,thông lượng bức xạ mặt trời ít bị biến đổi trong quá trình một năm,về phía cực thông
lượng bức xạ của mặt trời giữa mùa đông và mùa hè tăng,do đó biên độ nhiệt độ hàng năm cũng
tăng.Song trên đại dương cách xa miền bờ,sự biến đổi theo vĩ độ của biên độ năm không lớn
lắm.


Nếu như trên trái đất chỉ có đại dương,không có băng phủ biên độ hàng năm biến đổi từ 0
0
C ở
xích đạo đến khoảng 5-6
0
C ở cực.Trên thực tế ở phần phía nam Thái Bình Dương cách xa lục
địa,biên độ năm giữa vĩ độ 20 vào 60
0
tăng khoảng từ 3 đến 5
0
.song ở phần phía bắc Thái Bình
Dương hẹp hơn,nơi ảnh hưởng của lục địa lớn hơn,biên độ ở miền giữa vĩ độ 20-60
o
tưng từ 3-
15
o
C.
Biên độ năm của nhiệt độ(cũng như nhịêt độ ngày)trên lục địa lớn hơn trên biển nhiều.Thậm chí
trên các lục địa không lớn lắm ở nam bán cầu,biên độ năm lớn hơn 15
o
C,ở vĩ độ 60
o
trên lục địa
châu Á,Iacutchi giá trị này tới 60
o
.
Những biên độ nhỏ cũng thấy được nhiều nơi trên lục địa,thậm chí ở cách xa bờ biển,nơi không
khí từ biển thường xâm nhập vào,chẳng hạn như ở Tây Âu.Ngược lại biên độ lớn cũng thường
thấy ngay trên đại dương,nơi không khí từ lục địa thường lang tới,chẳng hạn như miền tây của
bắc Đại Tây Dương.Như vậy biên độ nhiệt độ nămkhông chỉ đơn giản phụ thuọc vào đặc tính

của mật đất và gần biên của địa phương một cách giản đơn.
Đại lượng này phụ thuộc vào tầng xuất của khối khí có nguồn gốc biển và lục địa tại địa
phương
Không những biển mà ngay trên các hồ lớn cũng giảm biên độ năm của nhiệt độ không khí và
do đó làm dịu khí hậu.Khoảng giữa hồ Bai Can biên độ nhiệt độ năm của nhiệt độ không khí là
30-31
o
C ở vùng bờ khoảng 36
O
C,còn ở vùng vĩ độ trên sông Iênhisêi là 42
o
C.
Song ở miền ngoại nhiệt đới biến trình năm còn biểu hiện rõ rệt,thậm chí ở miền trên của tầng
đối lưu và trong tầng bình lưu.Biến trình này được xác định bởi sự biến đổi theo mùa thì qua
điều kiện phát xạ và hấp thụ bức xại mặt trời của mặt đất cũng như của bản thân không khí.
Khí hậu trên biển với biên độ năm của nhiệt độ nhỏ thường gọi là khí hậu biển,khác với
khí hậu lục địa với biên độ nhiệt độ năm lớn.Song khí hậu biển lan đến cả vùng lục địa sát biển
nơi tầng xuất của không khí biển lớn.Có thể nói không khí biển đem khí hậu biển vào lục
địa.Ngược lại khu vực đại dương có không khí chuyển từ lục địa gần nhất thịnh hành khí hậu có
tính lục địa hơn là tính biển.
Khí hậu biển và lục địa:những khác biệt do đặc điểm đột nóng đại dương và lục địa cũng
như hiên tưọng bốc hơi từ bề mặt của chúng làm ảnh hưởng đến chế độ nhịêt độ và chế độ ẩm
của không khí(mây và mưa)là những yếu tố quyết định đặc điểm khí hậu ở từng khu vực.
Trước hết cần thấy rằng không khí trên các đại dương có độ ẩm tuyệt đối lớn hơn so với trên lục
địa.Điều đó dể hiểu nếu nhớ lại rằng trong một năm đại dương cấp cho khí quyển74calo/cm
2
nhờ bốc hơi và chỉ có 8kcal/cm
2
nhờ trao đổi nhiệt rối.Trong khi đó trên đất liền hai đại dương
này gần như bang nhau(25 và 24kclo/cm

2
).Những đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu biển và lục
địa htể hiện ở sự khác nhau đáng kể của giá trị trung bình cũng như quá trình ngày và quá trình
năm của nhiệt độ không khí.Nhiệt độ trung bình của không khí của đại dương lớn hơn trên lục
địa,giá trị nhiệt độ không khí trên lục địa có thể lớn hơn chỉ ở các vùng cận nhiệt đới và vùng
tín phong,ở đó lượng giáng thủy rất nhỏ,còn cân bằng bức xạ lại lớn.Vì vậy lượng nhiệt chi phí
cho bốc hơi lớn từ mặt đại dương sẽ làm giảm một chút nhiệt độ trung bình của mặt đại dương
so với lục địa.
Biên độ ngày của nhiệt độ không khí trên đất liền thường rất lớn,nhất là về mùa hè.ví dụ
ở Irơcũtcơ(Nga) vào tháng 7 biên độ ngày của nhiệt dộ không khí đạt tới 13,5
o
C trong khi đó
biên độ ngày của nhiệt độ đất là 29,8
o
C còn vào tháng 12 chúng bằng 5,7 và 6,2
o
C tương
ứng.Đặc biệt ở vùng sa mạc do không bị mất nhiệt cho bốc hơi,nên biên độ nhiệt độ ngày rât
lớn.ví dụ ở châu Phi biên độ ngày của nhiệt độ không khí đạt tới 43
o
C,còn của nhiệt độ đất là
80
o
C.Điều đó có thể giải thích là ban ngày cân bằng bức xạ dương,mặt đất bị đốt nóng mạnh
nhưng độ dẫn nhiệt của đất nhỏ nên nhiệt không truyền xuống sâu được mà truyền vào khí
quyển.Ban đêm vì không tích trữ được nhiệt trong ngày nên mặt đất bị nguội đi và do kết quả
trao đổi rối lớp khí quyển sát mặt cũng nguội theo.
Biên độ ngày của nhiệt độ nước các lớp mặt ở đại dương thường không đáng ,chỉ bằng khoảng
vài ba phần mười độ (0,4
o

C ở xích đạo đến 0,1
O
C ở vĩ độ cao).Biên độ nhiêtl không khí lớn hơn
một ít từ 1,5
o
c ở xích đạo đến 0,8
o
C0ở vĩ độ cao,vì khí quyển hấp thụ trực tiếp bức xạ mặt trời.
Sự khác biệt về quá trình năm của nhiệt độ không khí trên đại dương và lục địa ít hơn so với
quá trình ngày,tuy nhiên nó vẩn rất đáng kể.Ở xích đạo biên độ năm của nhiệt độ không khí trên
đại dương đạt giá trị cực tiểu nhỏ hơn 1
o
C.Còn trên lục địa khoảng 5/10
o
C,ở vùng nhịêt đới biên
độ có thể đạt 5
o
c trên đại dương và 20
o
c trên lục địa
Tây Âu nơi quanh năm thịnh hành không khí Đai Tây Dương kí hậu biển hiện rõ rệt,ở miền cực
tây châu âu biên nhiệt độ không khí chỉ khoảng vài độ.Cách xa Đại Tây Dương tiến sâu vào lục
địa ở xa Đại Tây Dương,biên độ năm của nhiệt độ tăng nói môt cách khác tính lục địa của khí
hậu tăng.Ở miền đong sibir biên độ năm tăng đến vài chục độ.Mùa hè ở đây nóng hơn ở tây
âu,mùa đông khí hậu khắc nghiệt hơn nhiều.Độ gần biển của miền đong sibir đối với Thái Bình
Dương không có giá trị đáng kể vì hoàn lưu chung khí quyển nhất là mùa đông không tạo điều
kiện cho không khí từ Thái Bình Dương thâm nhập vào sibir.Chỉ có ở miền viễn đông,mùa hè
các khối khí di chuyển từ đại dương làm giảm nhiệt độ và do gió làm giảm biên độ năm của
nhiệt độ.
Trên cùng vĩ độ,biên độ trung bình năm ở Torơshap là 6

o
C còn ở iacutchi là -11
o
C nghĩa là
tính cho cả năm khí hậu lục địa lạnh hơn khí hậu biển.Điều đó có nghĩa là ở miền ôn đới và
miền cực biên độ lớn hơn trong khí hậu lục đia so với trong khí hậu biển không những do nhiệt
độ mùa hè tăng mà còn do nhiệt độ mùa đông giảm .ở miền nhiệt đới điều kiện có khác tại đây
biên độ nhiệt độ nhiệt độ trên lục địa lớn không những do mùa đông lạnh hơn mà còn do mùa
hè nóng hơn.Vì vậy miền nhiệt đới nhiệt độ trung bình năm trong khí hậu lục địa lớn hơn trong
khí hậu biển.
Nếu đi từ tây sang đông vào trung tâm lục địa Âu Á,nhiệt độ trung bình của tháng nớng nhất
và tháng lạnh nhất ,nhiệt độ trung bình và biên độ trung bình hàng năm đều bị biến đổi.Điều đó
được thấy rõ từ số liệu của một số trạm trên vĩ tuyến 52
o
Ta thấy rõ là theo chiều từ tây sang đông nhiệt độ mùa hè tăng nhiệt độ mùa đông giảm và niệt
độ trung bình năm giảm biên độ nhiệt năm tăng.
Kinh độ Tháng 1 Tháng 7 Năm Biên độ
Irlanđia 10
o
W +7 +15 +10 8
Tây Đức 7
o
E +1 +17 +9 16
Vacxoovi 21
o
E -5 +18 +7 23
Cuôcxkơ 36
o
E -10 +19 +5 29
Cranbua 55

o
E -15 +22 +3 37
Tây sibir 80
o
E -18 +22 +3 40
Nêinxkơ 116
o
E -30 +23 -2 53
Ở vùng vĩ độ trung bình biên độ năm của nhiệt độ không khí thường rất đa dạng ngay trên
cùng một vĩ độ.ví dụ đối với vĩ tuyến 52
0
bắc chúng biến đổi từ 8 đối với vùng đảo đến 48
0
đối
với vùng sâu trong lục địa .Ở vùng cận cực,biên độ năm có giá trị còn lớn hơn nữa,đạt tới 60
o
c
trên lục địa và 20
o
C trên đại dương.gần về cự biên dộ năm của nhiệt độ không khí giảm một ít .
Đại dương có sự ảnh hưởng lớn đến sự thành tạo mây,mưa trong khí hậu lục địa và biển.Trong
vùng nhiệt đới do sự thịnh hành dòng gió đông nên ở các bờ đông lục địa đối diện gió có sự tích
tụ v à nâng lên của các khối không khí ẩm gần các dãy núi.Do đó ở các bờ biển và các vùng
phía tây của các đại dương trong đới gió tín phong thường quan trắc thấy độ ẩm tương đối
cao,nhiều mây và nhiều mưa,lượng mưa đạt tới 2000/4000mm trong năm.
Các phần tay lục địa vì gió tín phong thổi từ đất liền nên có khí hậu tưiưng đối khô và ít mưa.
ở vùng vĩ độ trung bình nơi thịnh hành gió tây,đại dương ảnh hưỏng nhiều nhất đến phía tây các
lục địa.vùng này có nhiệt độ không khí trung bình năm cao hơn và biên độ ngày và biên độ
ngày và năm nhỏ hơn so với vùng trung tâm và đông các lục địa.Trong mùa lạnh các khối
không khí thổi từ đại dương vào với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lục địa tạo nên điều kiện tốt để

hình thành mây mưa.Vì vậy vào mùa thu đông các bờ tây lục địa có cực đại lượng mưa.Độ ẩm
tương đối có mây và mưa cực tiểu thường quan sát thấy vào các tháng mùa xuân hay đầu mùa
hè khi đại dương lạnh hơn lục địa.
Càng tiến sâu vào lục địa ảnh hưởng của đại dương đến khí hậu càng giảm.
Theo tính toán của V.V Suleykin thì ở vùng vĩ dộ trung bình khu vực xibir gần veckhôtanxkơ ít
chiệu ảnh hưỏng của đại dương nhất.Ông cho điều này là nguyên nhân tồn tại ở đay nhiệt độ
không khí thấp nhất địa cầu(trừ nam cực)hay hình thành cực lạnh ở đây.Trên các lục địa nhất là
ở các vùng nội địa sự suy giảm ảnh hưỏng của đại dương không những làm tăng biên độ giao
động năm và ngày và nhiệt độ không khí mà còn làm dịch chuyển cực đại lượng mưa từ mùa
đông khi trên lục địa thịnh hành thời tiết xoáy nghịch,sang mùa hạ.Trong khi đó độ ẩm tương
đối của không khí mây,tầng suất,sương mù và mưa,khoảng thời gian mưa kéo dài vẫn giữ cực
đại vào mùa thu đông ở những vùng khá xa biển.Chỉ ở các vùng nội đại cực địa mây lượng mưa
và số ngày mưa hoàn toàn chuyển sang hè,còn mùa đông só ngày nắng nhiều và chuyển sang
lượng mưa ít.
Ở các vùng phía đông lục địa thuộc các vĩ độ trung bình hoàn lưu gió mùa có ảnh hưởng đáng
kể đến khí hậu,điều này hầu như không tồn tại ở vùng phía tây hoàn lưu gió mùa mùa đông
ngăn cảng các khối không khí ẩm thâm nhập từ đại dương vào lục địa.vì vậy ở các vùng phía
đông lục địa không xa bờ tồn tại lượng mây,mưa cực tiểu trong mùa đông,mùa hè thường ẩm
nhiều mây hay mưa.
Càng ra xa ngoài đại dương mùa đông khô càng chuyển nhanh thành mùa đông ẩm ướt,và cực
đại lượng mưa càng chuyển từ hè sang đông,đólà nét đặc trưng của khí hậu biển vùng ôn đới và
cận nhiệt đới.
Ảnh hưởng của sự phân bố đại dương và lục địa lên hoàn lưu khí quyển,hoàn lưu nước đại
dương và chế độ nhiệt của chúng.Sự khác nhau của chế độ nhiệt của khí quyển trên đại dương
và lục địa dẫn đến sự khác biệt nhau trong áp suất khí quyển,cũng như sự phân bố nhiệt độ
trường áp suất không cố định trong năm và thể hiện rõ qua mùa hè và mùa đông.Mùa đông
nhiệt độ không khí trên đại dương cao hơn trên lục địa tạo nên dòng không khí hướng lục địa từ
ra đại dương,cơ chế phát sinh hoàn lưu đó có thể giải thích như sau trong khối không khí lạnh
giá trị bậc trắc áp nhỏ hơn so với trường hợp khối khí nóng.Vì vậy trong khi áp suất ở mặt đất
như nhau thì ở một độ cao nào đó xuất hiện độ nghiêng mặt đẳng áp về phía khối không khí

lạnh.Độ nghiêng mặt đẳng áp sẽ làm xuất hiện chuyển động về hướng khối không khí lạnh
dòng khí đó làm cho trọng lượng cột không khí giảm trên biển và tăng trên lục địa,điều đó làm
xuất hiện trên mặt trái đất vùng áp suất cao trên lục địa và thấp trên biển và do đó làm phát sinh
dòng chuyển động của khối không khí từ lục địa ra biển(gió mùa mùa đông),mùa hè hiện tượng
xảy ra ngược lại(gió mùa mùa hạ)
tuy nhiên cần chú ý rằng mùa hè chênh lệch nhiệt độ giữa đại dương và lục địa ít hơn mùa
đông,nói chung trong dòng hưóng đông hình thành điều kiện dòng lực (hội tụ và phân kỳ các
dòng không khí trên cao)làm cho áp suất phân bố trên đại dương và lục địa phù hợp với tác
động của các yếu tố nhiệt.
Ở bờ đông các lục địa dòng gió mùa được tăng cường vì nó cùng hướng với dòng địa đới.Mùa
hè dòng hướng đông giảm vì gradien nhiệt độ theo kinh tuyến giảm,vì vậy ở bờ đông các lục địa
gió mùa mùa hạ trở nên mạnh hơn các dòng địa đới còn ở các bờ tây hoàn lưu gió mùa lại làm
tăng dòng địa đới vì vào mùa này hoàn lưu gió mùa cũng có hướng đông.
ở Bắc cực do tồn tại thảm băng tác dụng sưởi ấm của đại dương nhỏ hơn so với ôn đới,ở các
biển ven thủy vưc Bắc Cực vào mùa hè một số nơi băng tan,khí hậu mang tính lục địa hơn so
với vùng trung tâm,dù sao lương nhiệt cung cấp qua lớp băng cũng làm cho khí hậu mang tính
lục địa hơn ở vùng nam cực,nơi mà phần lớn là đất liền.Việc nghiên cứu sự trao đổi nhiệt giữa
các vĩ tuyến và giữa đại dương với lục địa thúc đẩy v.v.sulykin phát biểu một lý thuyết về
nguồn gốc vật lý giữa khí hậu và thời tiết.Ông gọi nó là lý thuyết sóng xâysin nhiệt áp .Theo lý
thuyết này sự biến đỏi thời tiết cũng như khí hậu của một khu vực nào đó là hậu quả dao động
cường độ các dòng nhiệt giữa xích đạo với các cực và giữa đại dương với lục địa.
Bầu khí quyển và dòng hải lưu có ảnh hưởng đặc biệt đến khí hậu lục địa,hơi nước và nhiệt
độ di chuyển từ đại dương vào bầu khí quyển và rồi được gió mang đến lục địa,nhiều yếu tố
khống chế khí hậu ở một số khu vực nhưng chắc chắn đóng vai trò quan trọng nhất là gió và hải
lưu.
ở nam bán cầu cũng có dòng hải lưu và gió như bắc bán cầu nhưng thay vì lệch về hướng phải
chúng lệch về phía trái trong nhóm hải lưu về cực,ngược lại dòng hải lưu lạnh chạy dọc theo bờ
phía đông của bồn đại dương về xích đạo.Như vậy trên đường trên đường di chuyển hải lưu
chảy xuyên qua đới gió mậu dịch và đới gió tây,hơi nước và bầu khí quỷên nhận từ dòng hải lưu
được phân bố lại cho gió.

Nơi ẩm ở xích đạo bốc hơi mạnh và cung cấp độ ẩm cho không khí,ở vùng biển tây của đại
dương gió mậu dịch mang nhiều hơi nước với nhiệt độ đến vùng lục địa chung quanh tạo nên
mưa nhiều và nhiệt độ cao hoặc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.Ở phía đông của bồn đại dương gió
mậu dịch thổi từ lục địa ra,ngang qua dòng hải lưu lạnh,nước lạnh nên ít bốc hơi hơn nữa gió
thổi mạnh ở bề mặt đẩy về phía tây của bồn đại dương.
Một dòng trôi tương ứng mang nước lạnh di chuyển từ sâu lên để thay thế cho phần nước bị đùa
đi,kết quả là một lục địa rộng lớn nằm ở phần phía đông của bồn đại dương từ vĩ độ 15,35 bắc
và nam trở thành sa mạc,sa mạc nóng bởi vì chúng xuất hịên ở khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt
đới và khô là do dòng hải lưu lạnh không cung cấp hơi nước cho không khí.
Dòng hải lưu nóng ở vùng biển phía tây của bồn đại dương hợp với gió tây ở vĩ độ 30-60 độ
bắc.Do hải lưu nóng ,sự bốc hơi nứơc mạnh nên không khí có độ ẩm cao một lượng mưa tương
đối được bão tố mang vào lục địa ở rìa phía tây của bồn đại dương có độ ẩm cao hơn nhiều,thật
vậy lục địa ở phía đông thì ẩm,ẩm hơn ở phía tâycủa bồn đại dương có cùng vĩ độ.Điểm đặc
bịêt này được ghi nhận ở Bắc Đại Tây Dương chịu ảnh hưởng to lớn của hải lưu gufl stream,các
điều kiện như vậy cũng xúât hiện ở Thái Bình Dương mưa nhiều khí hậu ôn hòa ở bắc Ái Nhĩ
Lan,Tô Cách Lan và Bắc Nauy ở Đại Tây Dương.Khí hậu tương tư như vậy xuất hiện ở bờ biển
thuộc tiểu bang Oregon,Washington và pritish Columbia(Mỹ) thuộc bờ đông Thái Bình
Dương,ở nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương thì không có lục địa ở vĩ độ này.
1.2 Những hệ số của tính lục địa
Giữa khí hậu biển và khí hậu lục địa còn có sự khác biệt về biên độ ngày của nhiệt độ và
về chế độ ẩm và về chế độ giáng thủy …tuy nhiên biên độ năm vẫn biểu thị tính lục địa rõ hơn
cả.
Biên độ năm của nhiệt độ còn phụ thuộc vào vĩ độ địa lý.Ở miền vĩ độ thấp biên độ năm của
nhiệt độ nhở hơn so với miền vĩ độ cao,thậm chí ngay cả trên lục địa.Như vậy để tính trị số đặc
trưng cho tính lục địa của khí hậu được chính xác ta phải loại trừ ảnh hưởng của vĩ độ đối với
biên độ năm của nhiệt độ.
Hiện có nhiều phương pháp tính những chỉ số của tính lục địa của khí hậu tùy thuộc vào biên độ
năm của nhiệt độ và vĩ dộ địa phương.Đặc biệt thường dùng hơn cả là chỉ số của Gorơclimsri

K=C

Trong đó A là biên độ năm của nhiệt độ,còn biểu thức 12sinα là biên độ trung bình năm của
nhiệt độ trên đại dương trong đới giữa 30 và 60 vĩ độ,trong đó α là vĩ độ.
Như vậy ta lấy biên độ năm thực tế hàng năm trừ đi biên độ năm của vĩ độ α trong khí hậu đại
dương trung bình nào đó.Hệ số C được xác định theo giả thuyết là tính lục địa trung bình trên
đại dương bằng 0(nghĩa là A=12sinα)đối với veckhôianxkơ,C=100.
Từ công thức có dạng
K=
s.p khromop đưa ra chỉ số lục địa đỗi khác về nhiều.Biên độ đơn thuần đại dương,nghĩa là biên
độ hoàn toàn ở trên đại dưong không có ảnh hưởng của lục địa,tương tự như phần trung tâm của
miền nam Thái Bình Dương rất xa lục địa được xac định tùy thuộc vào vĩ độ.Đối với biên độ
đơn thuần đại dương bằng không có nghĩa là A=12sinα ta có biểu thức
A=5,4sinα
Sau đó lấy hiệu giữa biên độ năm thực tế của địa phương Avà biên độ đơn thuần đại dương nói
trên và chia cho nhiệt độ thực tế
K=
Chỉ số lục địa này chỉ rõ phần biên độ năm của nhiệt độ không khí ở nơi nào đó gây nên do ảnh
hưởng của nhiệt độ không khí trên trái đất và ảnh hưởng của lục địa trong biên độ năm của
nhiệt độ.
Tại những vùng trung tâm của ba đại dương Nam bán cầu chỉ số k nhỏ hơn 10%.Nhưng ở miền
bắc Đại Tây Dương ,giá trị này lớn hơn 25%,ở miền cực tây châu âu giữa khoảng 50-70% ở
miền trung và tây bắc châu á ,thậm chs lớn hơn 90%.Chỉ só này cũng lớn hơn 90% tại những
vùng miền tây châu úc và miền bắc châu phi và nam mỹ.
Như vậy nếu chỉ xét biên độ năm của nhiệt độ thì khí hậu có tính chất biển lớn nhất hình thành
trên lục địa dù sao vẫn chịu ảnh hưởng của lục địa hơn trên đại dương.Hơn nữa thậm chí ở vùng
trung tam dại tây dương,ảnh hưởng của lục địa tới biên độ năm của nhiệt độ chỉ lớn hơn ảnh
hưỏng của đại dương một ít.
Điều đó rõ rang là do không khí ở lục địa thường lan ra biển,chỉ ở miền ôn đói của đại dương
nam bán cầu ,ảnh hưởng của lục địa tới biên độ năm của nhiệt độ không đáng kể .
N.N Ivanop khi tính hệ số lục địa,ngoài biên độ năm của nhiệt độ ông còn tính đến những đặc
trưng có liên quan với tính lục địa như biên độ ngày của nhịêt độ và độ hụt bão hòa .ông đề ra

công thức
K=
ở đây A,a là biên độ năm và biên độ ngày của nhịêt độ .
D là độ hụt bão hòa(tính trung bình nhiều năm)
Theo công thức này khí hậu chiệu ảnh hưởng như nhưu của biển và lục địa tương ứng với chỉ số
100%,hệ số tố thấp ở gần đảo Macuôri(phía nam new zealand là 37%,còn hệ số cực đại ở miền
trung á và miền trung sahara(250-260%)
II Biến trình năm của nhiệt độ không khí.

Các loại biến trình năm của nhiệt độ không khí ở các đới khí hậu
Ta có thể phân chia những loại biến trình năm của nhiệt độ không khí phụ thuộc vào vĩ độ và
tính lục địa như sau:
2.1 Loại xích đạo.
Biên độ nhỏ,vì sự khác biệt trong thông lượng mặt trời trong quá trình một năm không lớn còn
thời gian thông lượng bức xạ mặt trời lớn nhất trên giới hạn của khí quyển trùng với thời gian
có lượng mây và lượng giáng thủy cực đại.Giữa lục địa biên độ khoảng 5
o
C ở vùng bờ biển nhỏ
hơn 3
o
C ở đại dương là 1
o
C hay nhỏ hơn trên đảo Monden (vĩ độ 4
o
N 155
o
W)biên độ chỉ
khoảng 0,5
o
C.Trong biến trình kiểu này thường có 2 cực đại của nhiệt độ sau khi mặt trời ở

tương đối thấp.Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Biên
độ
Jacacta(Inva 6,2
o
N;106,8
o
Đ)
25,8 25,8 26,2 26,7 26,8 26,5 26,3 26,5 26,8 26,8 26,5 26,1 26,4 1,0
Môngala(Xuđăng,5,2
o
B,1,8
o
Đ)
27,2 27,8 28,5 27,2 26,1 25,4 24,3 24,4 25,1 25,7 25,7 26,4 26,2 4,2

2.2 Loại nhiệt đới.

Biên độ lớn hơn so với xích đạo,biên độ khoảng 5
o
C trong lục địa khoảng 10-15
o
C.có một cực
đại và một cực tiểu trong quá trình một năm,phần lớn là sau khi mặt trời ở cao nhất và thấp
nhất.Ở khu vực gió mùa,cực đại của loại biến trình này thường thấy trước gió mùa mùa hè,gió
này làm giảm nhiệt độ do đem lại mây và mưa.

2.3 Loại ôn đới.
Tại đây cực trị của nhiệt độ thường thấy sau ngày đông chí và hạ chí,cần thêm là trong khí hậu
biển,chúng chậm xuất hiện hơn trong khí hậu lục địa,ở Bắc Bán Cầu,cực tiểu thường thấy trên

lục địa tháng 1,còn trên biển vào tháng 2 hay tháng 3,trên biển thường tháng 8 thậm chí đôi khi
tới tháng 9.Điều đó rõ ràng là do sự khác biệt trong quá trình đốt nóng và truyền nhiệt của lục
địa và biển đã xét ở trên.
Tại miền ôn đới khí hậu lục địa được đặc trưng bởi mùa đông lạnh và mùa hè nóng hơn so với
khí hậu biển.Ở đây những mùa chuyển tiếp có đặc tính khác biệt,trong khí hậu biển điển
hình,mùa xuân lạnh hơn mùa thu còn trong khí hậu lục địa mùa xuân ấm hơn.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Biên
độ
Mônolulu(quần đảo Hawai,21,3
o
N;157,9
o
W)
+22 +22 +22 +23 +24 +25 +25 +26 +26 +25 +24 +23 24 4,0
Alit-Xơrinz(châu Úc,21,6
o
S;133,6
o
E)
+28 +28 +24 +20 +15 +12 +12 +14 +18 +23 +26 +27 +21 16
+22 +24 +28 +33 +35 +32 +28 +27 +28 +27 +23 +21 +27 14
Mùa xuân đặc biệt ấm ở vùng thảo nguyên và sa mạc kazactan,Turan,Mông Cổ lớp tuyết phủ
không dày lắm tan sớm và không cản trở quá trình đốt nóng thổ nhưỡng,song ở những khu vực
có lớp tuyết phủ dày (ví dụ như phần châu Âu của Nga và miền Tây Xibêri) thường mất một
lượng nhiệt lớn cho tuyết tan,mùa xuân thường lạnh hơn mùa thu tương tự như trong khí hậu
biển.
Trong khí hậu biển,biên độ năm ở miền ôn đới thậm chí đạt tới khoảng 10-15
o
C trong khí hậu
lục địa khoảng 25-40

o
C,còn ở châu Á có thể đạt quá 60
o
C.
Có thể chia miền ôn đới thành các đới nhỏ:cận nhiệt đới,ôn đới và đới cận cực.Mùa chuyển tiếp
chỉ biểu hiện rõ ở ôn đới,trong đó khí hậu lục địa và khí hậu biển có sự khác biệt nhau lớn nhất.
2.4 Loại cực
Cực tiểu trong biến trình hàng năm chuyển dịch tới thời gian xuất hiện của Mặt Trời trên đường
chân trời sau đêm cực kéo dài,nghĩa là sang tháng 2 tháng 3 ở Bắc Bán Cầu và tháng 7 tháng 1
ở Nam Bán Cầu,biên độ trên lục địa(Grennamdi,châu Nam Cực)rất lớn khoảng 30-40
o
C.Trong
khí hậu biển của miền cực trên các đảo và miền rìa lục địa,biên độ nhỏ hơn,song vẫn tới khoảng
20
o
C hay lớn hơn.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Biên
độ
Montevideo(24,9
o
S,56,2
o
E)
+23 +22 +20 +17 +14 +11 +10 +11 +13 +15 +18 +21 +16 13
Batda(33,3
o
N,44,4
O
E)
+9 +12 +16 +22 +28 +32 +35 +35 +32 +25 +18 +11 +23 26

Luân đôn(Anh 51,5
o
N,0,0
o
E)
+5 +5 +6 +8 +12 +15 +17 +16 +14 +10 +6 +5 +10 12
Matxcơva(55,8
o
N,37,6
o
E)
-10 -10 -5 +4 +12 +15 +18 +16 +10 +4 -2 -8 +4 28
Lacuchi(52,3
o
N,104,3
O
E)
-20 -18 -10 0 +8 +14 +17 +15 +8 0 -11 -18 +1 37
Sikkithâumua(65,1
o
N,22,7
O
E)
-1 -1 -1 +1 +5 +9 +11 +10 +8 +4 +1 -1 +3 12
Arkhangensk(64,6
o
N,40,5
O
E)
-12 -12 -8 -1 +6 +12 +15 +13 +8 +1 -5 -10 0 27

Veckhôianxkơ(67,5
o
N,133,4
o
E)

-50 -44 -30 -13 +2 +13 +15 +11 +2 -15 -37 -46 -16 65
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Biên
độ
Grinkhabo(78
o
N,14,2
O
E)
-16 -18 -20 -14 -5 +2 +5 +5 0 -6 -11 -14 -8 25
Môngala(72,1
o
N,96,6
o
E)
-34 -44 -55 -63 -63 -67 -67 -71 -67 -59 -44 -32 -55 39
Ngoài ra biến trình năm của nhệt độ không khí còn liên quan đến biến thiên của nhiệt độ trung
bình tháng:
Vì những biến đỗi không có chu kỳ mỗi năm xảy ra khác nhau nên nhiệt độ trung bình năm của
không khí ở mỗi nơi vào những năm khác nhau sẽ khác nhau.Chẳng hạn ở Matxcơva,nhiệt độ
trung bình năm vào năm 1962 là 1,2
o
,vào năm 1965 là 6,1
o
.

Người ta gọi giá trị độ lệch trung bình của nhiệt độ trung bình tháng so với giá trị chuẩn khí hậu
học là biến thiên của nhiệt độ trung bình tháng.giá trị này càng lớn nếu những biến đổi không có
chu kỳ của nhịêt độ tại địa phương làm cho mỗi tháng vào những năm khác nhau có những đặc
tính khác nhau xảy ra càng mạnh.
Vì vậy biến thiên của nhiệt độ hàng tháng tăng theo vĩ độ,ở miền nhiệt đới nhỏ ở miền ôn đới
lớn.Trong khí hậu biển giá trị này nhỏ hơn trong khí hậu lục địa.
Biến thiên đặc biệt lớn ở những khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu lục địa và khí hậu biển,ở đó
trong một số năm có thể do khối khí biển,trong những năm khác nhau do không khí lục địa
khống chế.
Những nhiễu động trong biến trình năm của nhiệt độ không khí
Nếu biểu diễn bằng phương pháp đồ thị biến trình năm của nhiệt độ không khí theo giá trị trung
bình tháng,nghĩa là theo 12 giá trị ta sẽ được đường cong đều đặn dưới dạng hình sin.
Nếu biểu diễn biến trình năm của nhiệt độ theo số liệu trung bình ngày(hay theo giá trị trung
bình 5 ngày)thì qua chu kỳ nhiều năm(thậm chí qua 100 năm) đường cong sẽ không hoàn toàn
điều đặn.Trên đường cong này sẽ có những nhiễu dưới dạng răng cưa gây nên bởi những biến
đổi không có chu kỳ của nhiệt độ.
Những đoạn răng cưa này không điều đặn có thể thấy được từ ngày này qua ngày khác.
Điều đó có nghĩa là những biến đổi không có chu kỳ của nhiệt độ qua các ngày mạnh đến mức
thậm chí trên đường cong trung bình năm cũng không hoàn toàn bị san bằng.
Một số giao động trong biến trình nhiệt độ đặc biệt đáng kể và kéo dài liên tục trong nhiều ngày
điều đó chẳng hạn có thể do nhiệt độ giảm vào mùa xuân.Kết quả là nhiệt độ trung bình nhỏ
hơn nhiều năm
Ngược lại vào mùa thu vào khoảng cuối tháng 9 đâu tháng 10 khi nhiệt độ nói chung giảm
thường có sự giảm chậm tạm thời thậm chí có năm sự giảm chậm này được thay thế bằng sự
tăng của nhiệt độ trong một vài ngày thậm chí đến 5 ngày những thời kì có đợt nóng mùa thu
này được gọi là sự kéo dài của mùa hè.
Ngoài ra còn có sự phân bố của nhiệt độ không khí ở gần mặt đất tất cả đã góp vào biến trình
năm của nhiệt độ không khí tạo nên sự đa dạng của chúng.
Như vậy tóm lại, qua đó, ta thấy được đôi nét về tính lục địa của khí hậu và các loại biến
trình năm của nhiệt độ không khí ở các đới khí hậu. Tất cả đã tạo nên sự đa dạng của khí hậu và

chính điều đó đã tạo nên sự phân bố khác nhau ở từng vùng miền trên trái đất tạo nên sự thay
đổi khí hậu hiện nay .Vì vậy khó mà chỉ bằng một lý thuyết nào đó mà giải thích được tất cả sự
da dạng của đặc trưng thời tiết và chế độ khí hậu mà chúng ta được thấy hàng ngày ở khắp nơi
Vì vậy con người chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về khí hậu để ta có thể đoán
bắt được tình hình khí hậu mà có kế hoạch hợp lí hơn cho cuộc sống.

×