Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

HÀNG HÓA CÔNG - CÁCH PHÂN LOẠI - ĐẶC TRƯNG - AI NÊN CUNG CẤP HÀNG HÓA CÔNG VÀ VẤN ĐỀ NGOẠI TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 37 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG
ĐỀ TÀI: NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HOÁ CÔNG
GVHD: PGS. TS. NGUYỄN HOÀ NHÂN
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4
1. TRẦN THÙY DUNG
2. TRẦN THỊ MINH THANH
3. NGUYỄN THỊ BẢO TRÂN
4. NGUYỄN LÊ ANH THƯƠNG
5. TRẦN THỊ TUYẾT VÂN
6. HỒ KIỀU THUÝ VY
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Đà Nẵng, tháng 03 năm 2014
PHẦN 1: NGOẠI TÁC
1.1 Khái niệm ngoại tác
Một ngoại tác xảy ra bất cứ lúc nào khi hành động của một đối tác làm cho đối tác
khác tốt hơn hay xấu đi, mà đối tác ban đầu không phải gánh chịu chi phí, vừa không
nhận lợi ích từ hành động đó.
Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hằng ngày với những mức độ và phạm
vi khác nhau. Ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ, như là bạn mở rađiô quá lớn, làm cho người
bạn cùng phòng học không được. Ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn như là mưa axít hay trái
đất nóng dần lên.
1.2 Lý thuyết ngoại tác
Ngoại tác có thể xảy ra trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa hoặc tiêu dùng, có thể là
tiêu cực hoặc tích cực.
1.2.1 Ngoại tác sản xuất tiêu cực
Chúng ta xem xét một kịch bản sau: Một vài nơi ở Việt Nam có nhà máy thép được
xây dựng gần dòng sông. Những nhà máy này sản xuất ra thép, nhưng nó cũng tạo ra một
chất “bùn quánh” - loại sản phẩm phụ không có ích gì đối với người chủ nhà máy thép.


Để loại bỏ sản phẩm phụ không hữu ích này, người chủ nhà máy thép xây dựng đường
ống dẫn chất bùn quánh đổ vào con sông. Mức bùn quánh tạo ra theo tỷ lệ sản lượng thép
sản xuất. Mỗi đơn vị thép tăng thêm tạo ra thêm một đơn vị bùn quánh.
Tuy nhiên, nhà máy thép không phải là đơn vị sản xuất duy nhất sử dụng dòng sông.
Xuôi theo hướng dòng sông chảy là vùng câu cá mà ở đó nhiều người làm nghề đánh cá
để sinh sống. Bởi vì nhà máy thép đổ bùn quánh vào dòng sông, nên cá ít sống ở đây, và
việc đánh bắt cá trở nên khó khăn và ít thuận lợi.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 2
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Kịch bản này là một ví dụ điển hình về vấn đề ngoại tác. Nhà máy thép tạo ra một
ngoại tác sản xuất tiêu cực cho những người đánh bắt cá. Sản xuất của nhà máy thép tạo
ra một tác động nghịch đảo đến tình trạng sinh sống của những người đánh bắt cá nhưng
lại không bồi thường mức tổn thất cho những người đánh bắt cá.
Hình 1.1 Ngoại tác sản xuất tiêu cực
Hình 1.1 trên đây minh họa thị trường thép được sản xuất bởi nhà máy này và so
sánh lợi ích tư nhân và chi phí sản xuất với chi phí và lợi ích xã hội. Lợi ích và chi phí tư
nhân là lợi ích và chi phí mà các chủ thể trong thị trường thép phải gánh chịu trực tiếp
(người mua và người bán). Lợi ích và chi phí xã hội là lợi ích và chi phí tư nhân cộng với
lợi ích và chi phí đối với bất kỳ các chủ thể bên ngoài thị trường thép – những chủ thể
chịu tác động bởi tiến trình sản xuất của nhà máy thép (người đánh cá).
Mỗi điểm trên đường cung phản ảnh chi phí biên của thị trường để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa – đó là chi phí biên tư nhân (PMC) của đơn vị hàng hóa thép. Tuy nhiên,
yếu tố quyết định kết quả phúc lợi của sản xuất là chi phí biên xã hội (SMC), bằng chi phí
biên tư nhân đối với người sản xuất để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa cộng cho bất
kỳ chi phí nào có liên quan đến sản xuất hàng hóa đó mà các chủ thể khác phải gánh chịu.
Nếu như không có thất bại thị trường thì PMC = SMC: chi phí xã hội của sản xuất thép
bằng với chi phí của người sản xuất thép.
Tuy nhiên cách tiếp cận này không đúng trong điều kiện có ngoại tác. Khi có ngoại
tác, thì SMC = PMC + MD, trong đó MD là mức tổn hại biên đối với các chủ thể bên
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 3

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
ngoài thị trường thép (người đánh bắt cá) từ mỗi đơn vị sản xuất. Giả sử mỗi đơn vị thép
sản xuất tạo ra chất bùn quánh giết chết cá với giá là 100 đôla, trong hình 1.1, đường cong
SMC chính là đường cong PMC, được di chuyển theo hướng đi lên bằng với chi phí tổn
hại biên 100 đôla. Ở tại đơn vị thép Q
1
(điểm A), chi phí biên xã hội là chi phí biên tư
nhân ở tại điểm đó (bằng với P
1
), cộng với 100 đôla (điểm B). Ứng với mỗi mức độ sản
xuất, chi phí xã hội là cao hơn 100 đôla so với chi phí tư nhân, bởi vì cứ mỗi một đơn vị
sản xuất thép tạo ra 100 đôla chi phí cho những người đánh cá nhưng không được bồi
thường.
Mỗi một điểm trên đường cầu thị trường thép phản ảnh tổng cộng mức sẵn lòng của
các cá nhân trong việc tiêu thụ thép hoặc là lợi ích biên tư nhân (PMB) của đơn vị thép.
Kết quả phúc lợi của tiêu dùng được xác định bằng lợi ích biên xã hội (SMB), đó là lợi
ích biên tư nhân của người tiêu dùng cộng với chi phí liên quan đến tiêu dùng thép, nên
SMB = PMB.
Hình 1.1 cho thấy cân bằng cạnh tranh thị trường tư nhân là điểm A với mức sản
lượng sản xuất Q
1
và giá cả P
1
. Đây cũng là mức tiêu dùng tối đa hóa hiệu quả xã hội. Thế
nhưng trong điều kiện có ngoại tác, điều này lại không phù hợp. Hiệu quả xã hội được xác
định liên quan đến đường cong chi phí và lợi ích biên xã hội, chứ không phải là đường
cong chi phí và lợi ích biên tư nhân. Khi có ngoại tác tiêu cực, các đường cong xã hội
(SMB và SMC) cắt nhau tại điểm C, với mức tiêu dùng là điểm Q
2
. Do người sản xuất

thép không quan tâm đến sự kiện là cứ mỗi đơn vị thép sản xuất giết chết cá trong dòng
sông, nên đường cung không phản ảnh đúng chi phí sản xuất Q
1
ứng với điểm A mà đúng
ra là điểm B. Kết quả là quá nhiều thép sản xuất (Q
1
>Q
2
), và cân bằng thị trường tư nhân
không còn tối đa hóa hiệu quả xã hội.
Nếu di chuyển ra xa số lượng tối đa hóa hiệu quả xã hội thì chúng ta tạo ra tổn thất
xã hội, bởi vì khi đó những đơn vị hàng hóa được sản xuất và tiêu dùng đều làm cho chi
phí xã hội (SMC) vượt quá lợi ích biên xã hội (SMB). Trong ví dụ của chúng ta, tổn thất
xã hội được đo lường bằng diện tích tam giác ABC.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 4
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
1.2.2 Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
Ngoại tác không chỉ xảy ra ở khía cạnh sản xuất mà còn ở khía cạnh tiêu dùng.
Chúng ta cùng xem xét trường hợp hút thuốc lá. Nếu trong một nhà hàng cho phép việc
hút thuốc lá, khi đó việc hút thuốc lá của một người nào đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sự thưởng thức bữa ăn của những người khác trong nhà hàng, nhưng người đó lại không
bồi thường cho những người kia để bù lại ảnh hưởng tiêu cực này. Đây là một ví dụ về
ngoại tác tiêu dùng tiêu cực, nghĩa là sự tiêu dùng hàng hóa làm giảm đi tình trạng tiêu
dùng của người khác, sự tổn thất này không được bồi thường. Khi có ngoại tác tiêu dùng
tiêu cực, SMB – MD, trong đó MD là tổn thất biên mà người khác phải gánh chịu do tiêu
dùng một đơn vị hàng hóa của bạn. Giả sử hút một gói thuốc gây ra MD là 40 đôla.
Hình 1.2: Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
Hình 1.2 cho thấy cung, cầu trong thị trường thuốc lá. Cung và cầu phản ảnh PMC
và PMB. Cân bằng thị trường là ở điểm A, trong đó cung (PMC) bằng với cầu (PMB)
tương ứng mức tiêu dùng Q

1
và giá cả P
1
. SMC bằng với PMC vì không có ngoại tác liên
quan đến sản xuất thuốc lá. Tuy nhiên khi có ngoại tác, SMB bây giờ nhỏ hơn PMB bằng
40 đôla/gói thuốc. Đó là, ở những đơn vị sản xuất Q
1
(điểm A), lợi ích biên xã hội bằng
lợi ích biên tư nhân ở tại mức giá P
1
trừ đi 40 đôla (điểm B). Đối với một bao thuốc lá, lợi
ích xã hội thấp hơn 40 đôla so với lợi ích tư nhân, bởi vì cứ mỗi bao thuốc lá tiêu dùng
gây ra 40 đôla chi phí cho người khác mà họ không được bồi thường.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 5
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Mức độ tiêu dùng tối đa hóa phúc lợi xã hội, Q
2
, được xác định bởi điểm C, ở đó
SMB = SMC. Sự tiêu dùng thuốc lá quá mức bằng Q
1
– Q
2
: chi phí xã hội (điểm A trên
đường cong SMC) vượt quá lợi ích xã hội (trên đường cong SMB) cho tất cả các đơn vị
bao thuốc lá nằm ở giữa Q
1
và Q
2
. Kết quả là, có sự tổn thất xã hội trong thị trường thuốc
lá bằng diên tích tam giác ACB.

1.2.3 Ngoại tác tích cực
Không phải mọi ngoại tác đều xấu, cũng có một số ngoại tác tích cực liên quan đến
một thị trường mà ở đó các chủ thể hưởng thụ lợi ích sản xuất lớn hơn nhiều so với người
sản xuất, nhưng người sản xuất không được bồi thường.
Ví dụ: Giả sử, các cảnh sát thích bánh ngọt khi làm nhiệm vụ. Càng có nhiều bánh
ngọt được sản xuất gần nhà của bạn thì càng nhiều cảnh sát ở chung quanh nhà bạn. Điều
này tạo ngoại tác tích cực làm cho những người hàng xóm của bạn được bảm đảo an ninh.
Do đó, việc sản xuất bánh ngọt tạo ra ngoại tác sản xuất tích cực đối với bạn, cứ mỗi
một bánh ngọt được sản xuất làm gia tăng cơ hội một người cảnh sát ở gần nhà bạn khi
bạn cần anh ta.
Hình 1.3: Ngoại tác sản xuất tích cực
Hình 1.3 mô tả thị trường bánh ngọt và ngoại tác sản xuất tích cực đối với sản xuất
bánh ngọt: chi phí biên xã hội sản xuất bánh ngọt thực tế là thấp hơn chi phí biên tư nhân
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 6
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
bởi vì sản xuất bánh ngọt có tác động tích cực đến sự an toàn cho những người hàng xóm.
Giả sự lợi ích biên đối với người hàng xóm cho mỗi đơn vị bánh ngọt được sản xuất
(thông qua gia tăng sự hiện diện của cảnh sát và cải thiện tình hình an ninh), là một hằng
số EMB. Kết quả là SMC thấp hơn PMC với một mức là EMB. Vì thế, cân bằng tư nhân
trong thị trường bánh ngọt ở điểm A, tương ứng với số lượng Q
1
là cân bằng sản xuất
dưới mức khả năng so với mức tối ưu xã hội ở điểm B và số lượng Q
2
. Điều này do bởi
người chủ cửa hàng bán bánh ngọt không nhận thấy lợi ích tạo ra cho những người hàng
xóm (vì ông ta không được bồi thường một khoản lợi ích nào từ những người hàng xóm).
Bên cạnh ngoại tác sản xuất tích cực cũng có ngoại tác tiêu dùng tích cực. Hãy
hình dung người hàng xóm của bạn đang nỗ lực cải thiện cảnh quang chung quanh nhà
của ông ta. Chi phí cải thiện cảnh quanh tốn kém khoảng 1000 đôla, nhưng đối với ông ta

chỉ đáng giá (lợi ích) là 800 đôla. Phòng ngủ của bạn đối diện với nhà của người hàng
xóm và bạn muốn cảnh quan đẹp hơn để ngắm nhìn và thư giãn. Đối với bạn, cảnh quan
tốt hơn mang lại cho bạn một giá trị là 300 đôla. Điều này nghĩa là, tổng cộng lợi ích biên
của xã hội về việc cải thiện cảnh quang của người hàng xóm là 1100 đôla (800+300). Bởi
vì lợi ích biên xã hội (1100 đôla) lớn hơn chi phí biên xã hội (1000 đôla), nên đó là hiệu
quả xã hội của việc cải thiện cảnh quang của người hàng xóm. Thế nhưng, người hàng
xóm của bạn có thể sẽ không cải thiện cảnh quang chung quanh nhà của ông ta, vì chi phí
tư nhân (1000 đôla) lớn hơn lợi ích tư nhân (800 đôla). Sự cải thiện cảnh quang có tác
động tích cực đến điều kiện sống bạn, nhưng trái lại người hàng xóm không được bồi
thường một khoảng chi phí nào từ bạn, kết quả dẫn đến một sự tiêu dùng hay thưởng thức
cảnh quang dưới mức khả năng.
1.3 Những giải pháp của khu vực tư về vấn đề ngoại tác
1.3.1 Mặc cả thương lượng và định lý Coase
1.3.1.1 Trường hợp người đánh cá sở hữu dòng sông và định lý Coase I
Một câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường không bồi thường cho những đối tác/ chủ thể bị tác
động bởi ngoại tác?
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 7
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Để xem xét thị trường thực hiện bồi thường những chủ thể bị tác động bởi ngoại tác như
thế nào, chúng ta hãy xem xét hai trường hợp nếu người đánh cá sở hữu dòng sông. Chắc
chắn lúc này, họ sẽ bắt buộc nhà máy thép bồi thường và yêu cầu chấm dứt đổ chất bùn
quánh vào dòng song vì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Họ có quyền làm điều đó, vì họ
là người sở hữu tài sản đối với dòng sông; quyền sở hữu trao cho họ khả năng kiểm soát
dòng sông.
Giả sử kịch bản của chúng xảy ra trong bối cảnh không có công nghệ kiểm soát ô nhiễm
để làm giảm bớt tổn thất của chất bùn quánh; cách duy nhất để giảm chất bùn quánh là
giảm mức sản xuất. Vì vậy, chấm dứt việc thải chất bùn quánh có nghĩa là đóng cửa nhà
máy. Trong trường hợp này nhà máy thép đưa ra đề nghị: họ sẽ trả cho những người đánh
cá 100 đôla cho mỗi đơn vị thép được sản xuất. Đây là mức bồi thường thiệt hại cho
những người đánh cá. Với điều kiện, nhà máy thép kiếm được lợi nhuận từ phần vượt quá

100 đôla trên mỗi đơn vị thép sản xuất. Như thế, đó là giải pháp tốt hơn so với việc nhà
máy thép đóng cửa.
Loại hình giải pháp này gọi là nội hóa ngoại tác. Bởi vì, những người đánh cá bây giờ có
quyền tài sản đối với dòng sông, họ đã dùng thị trường để giành được mức bồi thường từ
nhà máy thép vì sự gây ô nhiễm dòng song. Những người đánh cá ngầm ý đã tạo ra một
thị trường ô nhiễm bằng việc định giá hành vi xấu của nhà máy thép. Từ góc độ của nhà
máy thép, sự tổn hại gây ra cho những người đánh cá trở thành một khoản phí đầu vào,
bởi vì nó chi trả để được duy trì sản xuất.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 8
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Hình 1.4: Ngoại tác sản xuất tiêu cực và sự mặc cả
Điểm này được minh họa ở hình 1.4. Ban đầu, thị trường thép cân bằng ở điểm A, với số
lượng Q
1


giá P
1
, ở đó PMB = PMC
1
. Mức sản xuất thép tối ưu của xã hội là ở điểm B,
với sản lượng Q
2
và giá cả P
2
, ở đó SMB = SMC = PMC
1
+ MD. Do chi phí biên sản xuất
mỗi đơn vị thép tăng 100 đôla (chi phí thanh toán cho những người đánh cá), nên đường
cong chi phí biên tư nhân di chuyển theo hướng đi lên từ PMC

1
đến PMC
2
, bằng với
SMC. Nghĩa là, chi phí xã hội biên bằng chi phí biên tư nhân cộng cho 100 đôla. Bằng
việc cộng thêm 100 đôla vào chi phí biên tư nhân, ta có PMC = SMC. Như thế sẽ không
có sản xuất quá mức, bởi vì chi phí và lợi ích biên xã hội của mỗi đơn vị sản xuất là bằng
nhau.
Phần I của định lý Coase: Khi quyền tài sản được xác định rõ rang và sự mặc cả không
tốn kém chi phí, thì sự thương lượng giữa bên đối tác tạo ra ngoại tác và đối tác bị ảnh
hưởng bởi ngoại tác có thể dẫn đến số lượng thị trường tối ưu xã hội. Định lý này cho
rằng, ngoại tác không nhất thiết tạo ra thất bại thị trường, bởi vì sự thương lượng giữa các
bên đối tác có thể hướng người sản xuất (hoặc người tiêu dùng) gây ra vi phạm nội hóa
ngoại tác hoặc quan tâm đến những ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng của họ.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 9
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Định lý Coase đưa ra lý tưởng sự giới hạn vai trò rất đặc biệt của chính phủ trong quá
trình giải quyết ngoại tác, đó là: tạo lập quyền sở hữu hợp lý. Theo quan điểm của Coase,
giới hạn cơ bản để thực hiện giải quyết vấn đề ngoại tác của khu vực tư là sự thiết lập
quyền tài sản yếu kém. Nếu như chính phủ có thể thiết lập và tăng cường quyền tài sản
hợp lý thì khu vực tư sẽ giải quyết tốt vấn đề còn lại.
1.3.1.2 Trường hợp nhà máy thép sở hữu dòng sông và định lý Coase II
Định lý Coase có phần II rất quan trọng: Giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề ngoại
tác không tùy thuộc vào đối tác nào được phân định quyền sở hữu, miễn là có đối tác nào
đó được phân định quyền sở hữu. Chúng ta có thể chứng minh phần II của định lý này
bằng việc sử dụng ví dụ nhà máy thép. Giả sử nhà máy thép, chứ không phải là người
đánh cá, sở hữu dòng sông.
Trong trường hợp này, những người đánh cá không có quyền để yêu cầu người sở hữu chi
trả 100 đôla phí bồi thường cho mỗi đơn vị thép được sản xuất. Tuy nhiên, những người

đánh cá cũng quan tâm đến việc chi trả cho nhà máy thép để họ sản xuất ít thép hơn. Nếu
như những người đánh cá hứa thanh toán 100 đô cho mỗi đơn vị thép không được sản
xuất, thì nhà máy thép sẽ coi 100 đôla là chi phí tăng thêm cho mỗi đơn vị thép được sản
xuất. Việc những người đánh cá từ chối thanh toán 100 đôla cho mỗi đơn vị thép không
được sản xuất có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất giống như là bị ép buộc phải thanh
toán 100 đôla thêm cho mỗi đơn vị thép được sản xuất. Nếu như nhà máy thép quyết định
sản xuất thêm một đơn vị thép thì họ sẽ mất đi 100 đola tiền bồi thường từ những người
đánh cá. Một lần nữa, đường cong chi phí biên tư nhân bao gồm chi phí cơ hội, dịch
chuyển đến đường cong chi phí biên xã hội. Vì thế không có xảy ra sản xuất thép quá
mức.
Trong cả hai trường hợp đều dẫn đến kết quả như nhau về sản lượng và về mức độ ô
nhiễm
1.3.1.3 Các giả thiết của định lý Coase
Trong phân tích trên ta có hai giả thiết quan trọng là
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 10
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
- Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp
- Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của
họ và có thể ngăn chặn một cách hợp pháp
Dù vậy, các ngoại tác như ô nhiễm không khí có thể liên quan đến hàng triệu người. Do
đó ta khó có thể tưởng tượng được việc tập hợp tất cả mọi người lại để thương lượng mặc
cả với chi phí thấp. Hơn thế, ngay cả khi quyền sở hữu đối với không khí là có thể thiết
lập được thì người chủ cũng không thể nào chỉ ra được ai trong số hàng vạn người gây ô
nhiễm tiềm năng là phải chịu trách nhiệm cho phần không khí của họ hay tỷ lệ gây ô
nhiễm thiệt hại nào mà mỗi người phải chịu.
Định lý Coase chỉ thích hợp cho các trường hợp trong đó chỉ có một vài bên liên quan và
các nguồn của ngoại tác được xác định đầy đủ. Ngay cả khi đã có những điều kiện trên,
sự chỉ định quyền sở hữu cũng liên quan trên quan điểm phân phối thu nhập.
1.3.1.4 Những hạn chế của giải pháp của định lý Coase
Như trên đã phân tích, định lý Coase thiết lập vai trò thích hợp của chính phủ trong

nền kinh tế và nêu lên các giải pháp giải quyết vấn đề thất bại thị trường. Tuy nhiên, thực
tế, định lý Coase không thể giải quyết nhiều loại hình ngoại tác, gây ra thất bại thị trường.
• Vấn đề phân tích trách nhiệm.
Vấn đề đầu tiên là liên quan đến phân định trách nhiệm. Dòng sông rất dài, có nhiều
nguồn gây ô nhiễm khác dọc theo dòng sông gây ra làm chết cá. Nguồn cá bị cạn kiệt vì
lý do tự nhiên, như là bệnh tật hoặc sự gia tăng của các con thú ăn thịt trong dòng sông.
Trong nhiều trường hợp không thể quy trách nhiệm ngoại tác cho một chủ thể cụ thể.
• Xác định mức tổn thất.
Xác định mức tổn thất cũng có nhiều vấn đề cần phân tích. Chúng ta giả sử mức tổn
thất có giá trị cố định là 100 đô la. Con số này đến từ đâu trong thực tế? Chúng ta có thể
tin những người đánh cá nói đúng con số mà họ phải chịu hay không? Họ cứ cường điệu
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 11
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
hóa mức tổn thất để được nhận nhiều tiền bồi thường hay không? Số tiền thanh toán được
phân phố trong số những người đánh cá như thế nào ?
Vấn đề quy trách nhiệm
Quy trách nhiệm có phải là rào chắn để nội hóa ngoại tác hay không còn tùy thuộc vào
bản chất của ngoại tác. Nếu như loa stereo của tôi chơi quá lớn gây phiền phức đến việc
học tập của bạn, thì việc quy trách nhiệm và tổn thất là rõ ràng. Tuy nhiên,trong trường
hợp khí hậu nóng dần lên toàn cầu, làm sao chúng ta có thể quy trách nhiệm một rõ ràng
khi mà sự thải cacbon đến từ nhiều nguồn khác nhau? Làm sao chúng ta quy mức độ tổn
thất rõ ràng khi mà một số cá nhân muốn khí hậy thế giới nóng lên, trong khi số còn lại
thì không? Có lẽ giải pháp Coase thích hợp cho những ngoại tác được xác định địa điểm
rõ ràng và xảy ra ở phạm vi nhỏ so với ngoại tác lớn hơn và toàn cầu.
• Vấn đề yêu sách của người sở hữu trong giải pháp của Coase
Giả sử cứ mỗi đơn vị bùn quánh thải ra từ nhà máy thép làm chết cá với giá trị là 1 đô
là và nếu có 100 người đánh cá thì tổng số thiệt hại là 100 đô la cho mỗi đơn vị thép được
sản xuất.
Giả sử tất cả những người đánh cá đều có quyền sở hữu tài sản đối với dòng sông và
nhà máy thép không thể sản xuất trừ khi tất cả những người đánh cá đều đồng ý. Giải

pháp của định lý Coase là mỗi một người đánh cá ( trong số 100 người) đến nhận khoản
tiền thanh toán 1 đô la cho mỗi đơn vị thép sản xuất và nhà máy thép liên tục sản xuất
thép. Cứ như vậy cho đến người đánh cá cuối cùng. Thế nhưng, một tình huống mới xảy
ra là, người đánh cá cuối cùng nhận thấy rằng: nhà máy thép không thể sản xuất nếu như
không có sự cho phép của ông ta bởi vì ông ta sở hữu một phần dòng sông. Tại sao ông ta
lại chấp nhận 1 đôla cho mỗi đơn vị thép sản xuất? Đã thanh toán hết 99 đôla để vượt qua
hàng rào cản cuối cùng và tiến hành sản xuất. Tại sao không yêu cầu 2 đô là và hơn nữa?
Ví dụ trên minh họa vấn đề yêu sách của người sở hữu trong giải pháp của Coase.
Quyền sở hữu dòng sông là thuộc của nhiều người: quyền sở hữu được chia sẽ thì trao
cho mỗi người sở hữu quyền lực vượt trội so với tất cả những người còn lại. Nếu như
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 12
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
người đánh cá còn lại đều nhận thấy trước rằng đây là vấn đề cốt lõi trong giải pháp của
Coase thì họ sẽ gắng để là người cuối cùng trong cuộc thương lượng. Như vậy, kết quả sẽ
làm cho cuộc thương lượng bị phá vỡ và không thể thực hiện giải pháp Coase.
• Vấn đề người thụ hưởng tự do không trả tiền
Để giải quyết vấn đề yêu sách của người sở hữu, đơn giản chúng ta có thể phân định
quyền sở hữu cho một người thương lượng duy nhất, trong trường hợp này là nhà máy
thép có được hay không? Điều này lại làm nảy sinh vấn đề rắc rối mới.
Giả sử nhà máy thép có quyền sở hữu dòng sông và chấp nhận giảm sản xuất 1 đơn vị
thép để nhận 100 đô la từ người đánh cá. Khi đó, giải pháp Coase nghiêng về giải pháp là
người đánh cá phải chi trả 100 đôla cho nhà máy thép để di chuyển đến mức sản xuất tối
ưu. Giả sử mức giảm tối ưu của nhà sản xuất thép( chi phí xã hội biên bằng lợi ích xã hội
biên) là 100 đơn vị.Như vậy,100 người đánh cá tổng cộng phải trả 10000 đô la để cho nhà
máy thép cắt giảm 100 đơn vị.
Giả sử bạn là người đánh cá cuối cùng để thanh toán tiền. Nhà máy thép đã nhận được
99000 đô la để sẵn long giảm sản xuất 99 đơn vị thép sẽ mang lại lợi ích cho nhau cho tất
cả những người đánh cá, bởi tất cả họ cùng chia sẽ lợi ích của dòng sông. Vì thế, kết quả
là nếu bạn không chi trả 100 đô la của bạn,bạn vẫn đánh bắt cá bình thường.Song, cần
thấy rằng sự tổn thất sẽ được tránh khỏi hoàn toàn nếu như bạn bỏ ra 100 đôla để mua sự

giảm đi đơn vị thép sản xuất cuối cùng và khi đó sự chia sẽ như nhau trong số 100 người
đánh cá. Thật là rất công bằng,nhưng động cơ già bạn lại không chi trả? Đây là ví dụ về
người hưởng thụ tự do không trả tiền: khi một cá nhân đầu tư nhưng mang lại lợi ích
chung, thì cá nhân sẽ đầu tư dưới mức tiềm năng. Nhận thức được động cơ này, những
người đồng nghiệp đánh cá của bạn cũng sẽ không chi trả 100 đôla của họ, và ngoại tác sẽ
không được giải quyết.
• Chi phí giao dịch và vấn đề thương lượng.
Cuối cùng cách tiếp cận của Coase bỏ qua vấn đề cơ bàn: đó là rất khó để thương
lượng khi có nhiều cá nhân ở một bên hoặc hai bên thương lượng. Một trăm người đánh
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 13
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
cá có đồng long với nhau hay không trong việc tính toán bao nhiêu số tiền phải trả hoặc
đòi bồi thường đối với nhà máy thép? Vấn đề này càng khó khăn hơn khi ngoại tác xảy ra
ở mức độ lớn như là khí hậu nóng lên toàn cầu, trong đó có hàng tỷ lợi ích khác nhau ở
cùng một bên thương và không biết làm thế nào để tổng hợp thành lợi ích chung.
Hơn nữa, vấn đề này cũng quan trọng thậm chí đối với những ngoại tác có phạm vi
nhỏ. Về lý thuyết, người hàng xóm của tôi và tôi có thể thương lượng để giải quyết thỏa
đáng vấn đề mà tôi chơi nhạc lớn làm ảnh hưởng đến việc học của ông ta. Thực tế, liệu tôi
có thể khuyên họ chấp nhận tiếng nhạc lớn hoặc là tôi trả cho ông ta một khoản tiền?
Tương tự, nếu người ngồi cạnh tôi trong nhà hàng hút thuốc, chẳng lẽ tôi phải trả 5 đôla
để ông ta thôi hút thuốc. Nhìn chung, thế giới không thể hoạt động theo cách thức như các
nhà kinh tế mong muốn.
1.3.2 Giải quyết bằng liên kết
Một cách khác để đối phó với ngoại tác là “nội bộ hóa” nó bằng cách kết hợp lại các bên
có liên quan. Giả sử ta chỉ có một người gây ô nhiễm và một người chịu ô nhiễm như
trường hợp nhà máy thép và người đánh cá ở trên. Nếu họ cùng kết hợp hoạt động của họ
lại thì lợi nhuận từ doanh nghiệp liên kết của cả hai sẽ cao hơn tổng lợi nhuận của từng cá
nhân khi họ không có sự kết hợp. Thực vậy, nếu không hoạt động cùng với nhau được, họ
đơn giảng là đang quẳng tiền xuống sông. Khi đó thị trường có thể cung cấp động cơ để
hai công ty hợp nhất lại – người đánh cá có thể mua nhà máy thép, nhà máy thép có thể

mua lưới đánh cá của người đánh cá, hoặc có người khác mua cả hai. Khi hai bên hợp
nhất lại, ngoại tác được nội bộ hóa đi. Ví dụ, nếu nhà máy thép mua lại thuyền đánh cá,
họ sẵn sảng sản xuất ít sản phẩm hơn trước bởi vì tại điểm hoạt động biên có thể làm tăng
lợi nhuận từ thuyền đánh cá hơn là giảm lợi nhuận từ nhà máy. Do vậy, ngoại tác có thể
không tồn tại, và thị trường là hiệu quả.
1.3.3 Giải quyết theo các quy ước xã hội
Không giống như các công ty, các cá nhân không thể hợp nhất lại để “nội bộ hóa” ngoại
tác. Dù vậy, các quy ước xã hội có thể được xem như là nỗ lực buộc mọi người phải quan
tâm đến các ngoại tác do họ gây ra. Học sinh trong trường được dạy xả rác là vô trách
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 14
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
nhiệm và không “đẹp”. Nếu việc dạy dỗ là hiệu quả, đứa trẻ hiểu rằng ngay cả khi nó phải
chịu một ít chi phí để mang rác đến thùng rác, nó vẫn thực hiện hành động này bởi vì chi
phí đó là bé hơn chi phí lên người khác khi có rác trên đường. Chúng ta nghĩ đến một quy
tắc vàng: hãy nghĩ đến người khác như là đến bản thân mình. Một cách khác giải nghĩa
quy tắc trên là: “trước khi bạn hành động, hãy nghĩ đến chi phí và lợi ích biên ngoại vi
của hành động đó”. Những quy tắc đạo đức làm cho con người thông cảm người khác và
do đó nội bộ hóa được các ngoại tác. Do vậy, các quy tắc đạo đức điều chỉnh lại các
khiếm khuyết của thị trường.
1.4 Khu vực công giải quyêt vấn đề ngọai tác
Những người hoạch định chính sách công có thể thực hiện 3 loại giải pháp để giải quyết
vấn đề liên quan đến ngoại tác tiêu cực.
1.4.1 Đánh thuế để điều chỉnh
Chúng ta đã thấy rằng mục tiêu nội hóa ngoại tác của Coase có lẽ rất khó để đạt
được trong thực tiễn của thị trường tư nhân. Chính phủ có thể đạt được kết quả tương tự
bằng việc đánh thuế vào nhà máy thép với giá trị MD cho mỗi đơn vị thép được sản xuất.
Hình 1.5 minh chứng sự tác động của một chính sách thuế như vậy. Thị trường
thép ban đầu cân bằng ở điểm A, ở đó cung (= PMC
1
) bằng với cầu (= PMB = SMB) và

Q
1
đơn vị thép được sản xuất ở mức giá P
1
. Xét ngoại tác với mức chi phí MD, thì sản
xuất tối ưu xã hội tại thời điểm B,ở đó chi phí và lợi ích biên xã hội bằng nhau. Giả sử
chính phủ đánh thuế trên một đơn vị thép sản xuất với mức thuế là MD.Thuế này được
xem như là một khoản chi phí đối với người sản xuất thép và như vậy sẽ làm dịch chuyển
đường chi phí biên tư nhân lên bằng MD cho mỗi đơn vị thép được sản xuất. Điều này tạo
ra đường cong PMC mới, đó là PMC
2
, bằng với đường cong SMC. Kết quả là, thuế đã
làm nội hóa ngoại tác một cách hiệu quả và dẫn đến kết quả tối ưu xã hội (điểm B, số
lượng Q
2
). Thuế đơn vị mà chính phủ đánh trên mỗi đơn vị thép giống như là trường hợp
những người đánh cá sở hữu dòng sông. Mô hình này được gọi là thuế điều chỉnh.
A.C.Pigou là nhà kinh tế đầu tiên đưa ra giải pháp này để giải quyết vấn đề ngoại tác.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 15
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Hình 1.5: Đánh thuế Pigou để giải quyết vấn đề ngoại tác
1.4.2 Trợ cấp
Như đã đề cập trước đây, không phải tất cả ngoại tác đều là tiêu cực. Trong nhiều trường
hợp chẳng hạn như: cửa hàng bán bánh cam hoặc cảnh quang đẹp của người hàng xóm là
những ngoại tác tích cực.
Giải pháp của Coase đối với những trường hợp như là cửa hàng bán bánh cam là thu một
khoản tiền của người hàng xóm để thanh toán cho cửa hàng bán bánh cam để sản xuất
bánh cam hơn nữa (để thu hút nhiều cảnh sát hơn), nhưng điều này thì không khả thi.
Chính phủ có thể đạt được kết quả tương tự bằng chính sách trợ cấp cho chủ cửa hàng để
giảm bớt chi phí, qua đó sản xuất nhiều bánh cam hơn. Số tiền tài trợ cấp chính xác bằng

với lợi ích của những người hàng xóm.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 16
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Hình 1.6: Trợ cấp Pigou để giải quyết ngoại tác
Sự tác động trợ cấp được minh chứng trong hình 1.6. Trong thị trường bánh cam, ban đầu
điểm cân bằng ở vị trí A, ở đó PMC1 bằng với PMB, và Q1 bánh cam được sản xuất với
mức giá P1. Xét ngoại tác tích cực với lợi ích MB, thì sản xuất tối ưu xã hội ở điểm B, ở
đó chi phí biên xã hội bằng với lợi ích biên xã hội. Giả sử chính phủ trợ cấp trên đơn vị
bánh cam được sản xuất là S=MB. Mức trợ cấp này làm giảm đi chi phí biên sản xuất
bánh cam, theo đó làm dịch chuyển đường cong chi phí biên tư nhân xuống bằng MB cho
mỗi đơn vị được sản xuất. Kết quả là tạo ra đường cong PMC mới, PMC
2
bằng với đường
cong SMC. Trợ cấp đã khiến cho chủ cửa hàng nội hóa ngoại tác tích cực và thị trường di
chuyển từ một tình trạng sản xuất dưới mức tiềm năng đến mức sản xuất tối ưu.
1.4.3 Điều tiết lượng sản xuất
Đánh thuế, trợ cấp là các công cụ giải quyết vấn đề ngoại tác theo cơ chế giá. Bên cạnh
đó, chính phủ có thể điều tiết lượng sản xuất để giải quyết ngoại tác. Trở lại nhà máy thép
trong hình 1.7. Chính phủ có thể yêu cầu nhà máy thép không được sản xuất nhiều hơn
mức sản lượng Q
2
.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 17
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Hình 1.7: Quy định số lượng
Trong một thế giới lý tưởng, đánh thuế Pigou và điều tiết lượng sản xuất có tác động như
nhau. Thế nhưng trong thực tế, thuế chưa phải là phương tiện có hiệu quả để giải quyết
vấn đề ngoại tác. Còn điều tiết lượng sản xuất thường là sự lựa chọn truyền thống của
nhiều quốc gia trên thế giới.
PHẦN 2. HÀNG HÓA CÔNG

2.1. Khái niệm hàng hoá công
Trong nền kinh tế xã hội, các loại hàng hóa được sản xuất và cung cấp hằng ngày
có thể chia thành 2 loại: hàng hóa công và hàng hóa cá nhân. Điểm phân biệt giữa hàng
hóa công so với hàng hóa tư nhân ở chỗ nó có thể cung cấp lợi ích cho nhiều người cùng
một lúc, trong khi hàng hóa tư nhân chỉ có thể cung cấp lợi ích cho một người sử dụng
duy nhất tại một thời điểm.
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 18
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Hàng hoá công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng
thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời
hưởng thụ lợi ích của nó. Hàng hóa công là loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong
tiêu dùng. Tính cạnh tranh về tiêu dùng biểu hiện cùng một lúc có hơn một người tận
hưởng những lợi ích từ hàng hóa công, và chi phí đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các đối
tượng tiêu dùng tăng thêm này là zero.
Từ khái niệm trên có thể rút ra những đặc tính của hàng hóa công:
- Tính tiêu dùng chung hay tính không có cạnh tranh trong tiêu dùng
Đặc tính này thể hiện, khi tăng thêm 1 người tiêu dùng hàng hóa công sẽ không làm
giảm đi lợi ích của những người tiêu dùng tăng thêm là zero. Ngọn hải đăng là loại hàng
hóa công không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Nhiều tàu thuyền đi lại trên biển cùng
một lúc đều tiêu dùng loại hàng hóa này. Nếu có tăng thêm hoặc giảm bớt đi một tàu
thuyền thì không làm ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của các tàu thuyền khác. Tương
tự, an ninh quốc phòng cũng là loại hàng hóa công không có tính cạnh tranh. Khi dân số
có tăng lên đi chăng nữa thì không phải vì thế mà lợi ích của người dân hưởng thụ từ hàng
hóa này bị giảm xuống.
- Tính không loại trừ trong tiêu dùng
Tính không loại trừ thể hiện không thể loại trừ hoặc rất tốn kém để loại trừ một người
nào đó tiêu dùng hàng hóa mà không chịu trả tiền cho hành động tiêu dùng của mình.
Ngọn hải đăng tạo ra một loại hàng hóa không thể loại trừ, vì không thể ngăn được bất cứ
một tàu thuyền nào hưởng thụ lợi ích dẫn đường của nó. Hoặc sẽ rất là tốn kém trong việc
loại trừ các cá nhân ra khỏi việc sử dụng các công viên. Để loại trừ đòi hỏi phải xây dựng

các hàng rào xung quanh, nhưng cách làm này sẽ làm mất cảnh quan thành phố và phải bỏ
thêm chi phí thuê người thu vé vào cổng.
Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, sự tiêu dùng này không
nhất thiệt được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả. Xét dịch vụ lau rửa vệ sinh nhà
cửa trong một kí túc xá. Đây là một dạng hàng hóa công theo bản chất – mọi người đều
hưởng lợi ích từ đó và rất khó loại trừ được ai đó hưởng dịch vụ phòng tắm toilet chung
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 19
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
sạch sẽ cả. Nhưng giá trị đối với những sinh viên thích sống sạch sẽ cao hơn những sinh
viên ít quan tâm đến vệ sinh lắm. Tương tự, trong ví dụ quốc phòng, những người quan
tâm lo lắng đến việc xâm lăng cướp bóc của quân ngoại xâm sẽ đặt cho dịch vụ quốc
phòng giá trị cao hơn người cảm thấy đã tương đối an toàn, với các điều kiện khác là
không thay đổi. Thực sự như vậy, người ta có thể có quan điếm rất khác nhau về việc cho
giá trị của một loại hàng hóa dịch vụ công là tích cực hay tiêu cực (giá trị dương hay âm).
Khi xây dựng xong một hệ thống tên lửa bảo đảm được an toàn cho họ thì giá trị sẽ là
dương. Với người khác nghĩ rằng hệ thống tên lửa là tốn kiém vô ích và không giúp gì
được trong việc chống kẻ thù thì giá trị của nó sẽ là âm.
2.2. Phân loại hàng hoá công
Hàng hóa công có 2 loại: hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy.
Hình 2.1: Hàng hóa công thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy
Hình vẽ 2.1, trục hoành biểu hiện mức độ tiêu dùng chung từ 0 đến 1; tại 0 là không
thể tiêu dùng chung và tại 1 là hoàn toàn tiêu dùng chung. Trục tung biểu hiện mức độ
loại trừ từ 0 đến 1; tại 0 là không thể loại trừ và tại 1 là loại trừ hoàn toàn.
Tại điểm A, mức độ loại trừ bằng 0 và mức độ tiêu dùng chung bằng 1. Những hàng hóa
ở điểm A gọi là hàng hóa công thuần túy (HHCTT). Khi hàng hóa công thuần túy được
cung cấp thì tất cả các cá nhân trong cộng đồng đều được tiêu dùng, ví dụ như: an ninh
quốc phòng, ngọn hải đăng, truyền thanh và truyền hình. Tại điểm B, mức độ tiêu dùng
chung bằng 0 và mức độ loại trừ bằng 1. Những hàng hóa ở điểm B gọi là hàng hóa cá
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 20
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1

nhân thuần túy (HHCNTT). HHCNTT chỉ tạo ra lợi ích cho những người nào chi tiền ra
để mua nó. HHCNTT có tính cạnh tranh và loại trừ đối với bất kỳ ai không sẵn lòng thanh
toán theo cơ chế giá thị trường.
Trong thực tế, việc phân loại hàng hóa công không có tính tuyệt đối. Rất ít hàng hóa
công thỏa mãn được đầy đủ hai đặc tính của nó. Đa số hàng hóa công được cung cấp với
mức độ chỉ ở dưới điểm A. Những hàng hóa công này được gọi là hàng hóa công không
thuần túy. Bởi lẽ, điều này phụ thuộc vào điều kiện thị trường và tình trạng kỹ thuật công
nghệ. Chẳng hạn, phòng đọc sách của thư viện tổng hợp quốc gia là một loại hàng hóa
công khi chỉ có số người đọc sách có mặt vừa đủ diện tích của phòng. Nhưng khi số
lượng người đọc sách tăng lên, thì sẽ gây ra vấn đề tắc nghẽn. Điều này sẽ ảnh hưởng
không tốt đến những người đọc sách và nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Mỗi người đọc
sách sẽ tiêu dùng một số lượng như nhau của thư viện, nhưng khi có quá đông người sử
dụng thì có sự tắc nghẽn nên giá trị của nó sẽ giảm. Như vậy, hàng hóa công có thể tắc
nghẽn và đặc tính không cạnh tranh không còn đúng một cách tuyệt đối đối với hàng hóa
công. Cũng như tính không cạnh tranh, tính không loại trừ không phải là tuyệt đối. Sự tắc
nghẽn giao thông trong các thành phố đông đúc là một ví dụ điển hình. Để kiểm soát tình
hình giao thông ra vào các thành phố, ở một số quốc gia, chính phủ áp dụng công nghệ
hiện đại để đánh giá mức độ sử dụng con đường bằng song radio xác định những chiếc xe
hơi đi qua và ghi nợ một cách tự động vào những tài khoản trả trước. Nếu công nghệ này
thành công, thì việc tính tiền đối với những chiếc xe sử dụng những con đường thành phố
đông đúc có thể thực hiện. Lúc này việc lưu thông qua các con đường trong thành phố
này trở nên loại trừ qua giá.
Như vậy, hàng hoá công thuần tuý là hàng hoá hội tụ cả 2 thuộc tính không tranh
giành và không loại trừ.
Hàng hoá công không thuần tuý là hàng hoá chỉ có một trong 2 thuộc tính hoặc có
cả 2 thuộc tính nhưng một trong 2 thuộc tính mờ nhạt. Hàng hoá công không thuần tuý có
2 loại:
- Hàng hoá công có thể loại trừ bằng giá: là những thức hàng hoá mà lợi ích do chúng
tạo ra có thể định giá (thu phí qua cầu…)
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 21

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
- Hàng hoá công có thể tắc nghẽn: là những hàng hoá mà khi có thêm nhiều người
cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu
dùng trước đó bị giảm sút.
2.2. Vấn đề cung cấp hàng hoá công
2.2.1. Cung cấp hàng hóa tư tối ưu
Trước khi thiết lập mô hình làm thế nào quyết định lượng hàng hóa công tối ưu,
chúng ta hãy đánh giá điều kiện cung cấp tối ưu hàng hóa tư. Hình dung nền kinh tế có 2
người B và J, đang quyết định lựa chọn tiêu dùng cookies (C ) và ice cream (IC) - hai loại
hàng hóa tư. Để phân tích cho đơn giản, giả sử giá cả của cookies là 1 đô la. Hình 2.2 cho
thấy thị trường của ice cream.
Số lượng IC tiêu dùng của mỗi người tương ứng vơi mức giá của nó. Đường cầu về
IC của thị trường là tổng cộng đường cầu của hai người theo chiều ngang. Nghĩa là, ứng
với mỗi mức giá IC nhất định chúng ta tính nhu cầu của ông B và ông J, rồi sau đó cộng
lại để xác định tổng cầu thị trường, Cụ thể, ở mức giá 2 đô la, ông B có nhu cầu 2 đơn vị
IC và ông J là 1 đơn vị IC, nên tổng cầu xã hội được xác định với số lượng là 3 đơn vị IC
(2 đơn vị + 1 đơn vị). Tương tự, ở mức giá 3 đô la, tổng cầu xã hội được xác định ở mức
là 1 đơn vị IC (ông J: 0.25 đơn vị và ông B: 0.75 đơn vị). Đường tổng cầu phản ánh lợi
ích xã hội biên (MSB) về tiêu dùng mặt hàng IC hay còn gọi là giá trị đối với xã hội về
việc tiêu dùng IC.
Đường cung thị trường về mặt hàng IC phản ánh chi phí biên sản xuất IC. Trong thị
trường hoàn hảo, đường cung này phản ánh chi phí xã hội biên (SMC) sản xuất IC – chi
phí này đối với xã hội cho việc sản xuất IC. Điểm cân bằng xảy ra khi SMB = SMC. Đây
là điểm mà cung cầu cắt nhau. Trong hình 2.2, điểm cân bằng là điểm E, giả sử xác định ở
mức giá 2 đô la, tương ứng thị trường có 3 đơn vị IC được cung cấp.
Hình 2.2: Thị trường của ice cream
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 22
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ này theo toán học: B có sở thích về cookies
(C ) và ice cream (IC): U

B
(C,IC) và J cũng vậy: U
J
(C,IC)
+ Tối đa hóa thỏa dụng đòi hỏi đường đẳng dụng của mỗi người tiếp tuyến với
đường ngân sách:
Đối với B: MU
B
IC
/ MU
B
C
= MRS
B
IC
= P
IC
/ P
C
Đối với F: MU
J
IC
/ MU
J
C
= MRS
J
IC
= P
IC

/ P
C
+ Tại điểm cân bằng , mỗi người chắc chắn không quan tâm giữa việc đổi 2
cookies để lấy 1 ice cream. Nếu Ben thích IC thì sẵn lòng đổi lấy 2 IC, Ferry không thích
IC thì sẵn lòng đổi 1 IC để lấy 2 C.
+ Xét khía cạnh cung, hàng hóa IC được sản xuất cho đến điểm chi phí biên bằng
với lợi ích biên hay là bằng với giá cả thị trường (điều kiện thị trường hiệu quả):
MC
IC
=P
IC
.
+ Điều kiện hàng hóa tư cung cấp tối ưu: Khi chi phí biên bằng lợi ích biên
MRS
IC
= MC
M
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 23
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Trong điều kiện không có thất bại thị trường, sự cân bằng thị trường tư nhân phản ánh
hiệu quả xã hội:
MRS = SMB
MC = SMC
2.2.2. Cung cấp hàng hóa công tối ưu
Bây giờ giả sử ông B và ông J không lựa chọn giữa mặt hàng cookies và ice cream
mà thay vào đó là lựa chọn missiles (hàng hóa công) và bánh. Giả sửa mặt hàng cookie có
giá là 1 đô la. Một sự khác biệt giữa mặt hàng missiles và ice cream là các cá nhân không
thể thực hiên tiêu dùng mặt hàng missiles theo các đặc điểm riêng của họ. Bởi vì missiles
là hàng hóa công, cho nên với bất kỳ số lượng missiles nào được cung cấp thì các cá nhân
đều tiêu dùng như nhau. Hình 2.3 cho thấy thị trường của Missiles.

Ông B và J có sở thích khác nhau về missiles (M) và cookies (C ) nên họ sẵn lòng
chi trả với những mức giá khác nhau để có được một lượng tiêu dùng chung. Ông B có
đường cầu về M hơi phẳng, ông ta chỉ sẵn lòng thanh toán 2$ để có được đơn vị M đầu
tiên và 1$ cho 5 đơn vị M. Trong khi ông J có đường cầu M khá dốc, ông ta sẵn lòng chi
trả 4$ để có đơn vị M đầu tiên và 2$ cho 5 đơn vị M.
Bởi vì M là hàng hóa công nên bất kỳ lượng M nào mà được chọn bởi ông B và ông
J đều phải bằng nhau. Để xác định tổng cầu thị trường về hàng hóa M, chúng ta không thể
cộng theo chiều ngang như hàng hóa tư, mà thay vào đó là cộng theo chiều dọc, bằng việc
cộng thêm giá cả mà mỗi cá nhân sẵn lòng thanh toán để có được lượng M cố định. Ông
B và ông J sẵn lòng chi trả 6$ để có được 1 đơn vị M đầu tiên nhưng sự sẵn lòng thanh
toán của họ sẽ giảm đi khi số lượng M gia tăng. Cụ thể ở đây, họ chỉ sẵn lòng chi trả 3$
để có được 5 đơn vị M.
Hình 2.3 Thị trường của missiles
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 24
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NHÓM 4 - LỚP: K26-TNH-DN1
Chúng ta cũng có thể miêu tả mối quan hệ này bằng toán học: B có sở thích cookie và
missile: U
B
(C,M) và J cũng vậy : U
J
(C,M)
+ Đối với B, missile biên có giá trị:
MU
B
M
/ MU
B
C
= MRS
B

M,C
+ Đối với J, missile biên có giá trị
MU
J
M
/ MU
J
C
= MRS
J
M,C
+ Lợi ích biên xã hội (SMB) của tên lửa là tổng cộng tỷ suất thay thế biên của Ben
và Jerry:
MRS
B
M,C
+ MRS
J
M,C

+ Chi phí xã hội biên (SMC) là chi phí biên sản xuất 1 đơn vị M:
MC
M
+ Điều kiện hàng hóa công cung cấp tối ưu: Chi phí biên bằng tổng tỷ lệ thay thế
biên xã hội:

i
MRS
i
M,C

= MC
M
2.3. Tranh luận về sản xuất hàng hoá công của khu vực tư
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG TRANG 25

×