Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.79 KB, 72 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CO
2
: Cacbon điôxit
CO : Cacbon monoxit
GTVT : Giao thông vận thải
HĐ : Hoạt động
KCN : Khu công nghiệp
HĐND : Tội đồng nhân dân
N
2
O : Nitơ oxit
ÔNKK : Ô nhiễm không khí
PM
10
: Bụi có kích thước ≤ 10 µm
PM
2,5
: Bụi có kích thước ≤ 2,5 µm
SO
2
:Đioxit sunfua
SNNB : Số người nhiễm bệnh
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
BVMT : Bảo vệ môi trường
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
VOC : Nồng độ khí hữu cơ
LỜI MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Môi trường không khí không thể thiếu đối với hệ thống động vậât, thực
vật trên hành tinh. Song chất lượng của môi trường ngày càng xấu đi làm ảnh
hưởng không tốt đến hệ sinh vật. Trên thế giới, diễn biến của tình trạng này
ngày càng phức tạp hậu quả của tình trạng này là nhiệt độ môi trường tăng lên
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
và băng ở hai cực của trái đất tan ra dẫn đến nhiều vùng đất đang bị xoá sổ
trên bản đồ thế giới. Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh nhất
là ở các nước đang phát triển. Đây là một xu thế tất yếu của quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa, của xu thế toàn cầu hóa nhưng mặt trái của nó là gây
ra ô nhiễm môi trường đặc biệt là gây ra ô nhiễm không khí (ÔNKK) trầm
trọng.
Việt Nam cũng là một nước mà quá trình đô thị hóa đang diễn ra chóng
mặt nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số
thành phố khác. Hà Nội là thủ đô của cả nước và vốn đầu tư vào rất nhiều
trong đó tập trung xây dựng các khu đô thị lớn cũng theo đó lượng ô nhiễm
không khí rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Việc ước lượng những thiệt hại do ÔNKK gây ra đối với sức khỏe con
người là vấn đề đang được các nhà môi trường quan tâm nghiên cứu nhằm
tìm ra các giải pháp thích hợp để môi trường không khí được trong lành và
giảm những chi phí của nền kinh tế. Đây là một vấn đề quan trọng và em cũng
rất quan tâm đến vấn đề này nên em chọn đề tài: Lượng giá thiệt hại của ô
nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân là một trong những quận ô nhiễm không khí lớn nhất
của Hà Nội, khu công nghiệp không tập trung nằm trên địa bàn quận với cơ
sở sản xuất nên việc nghiên cứu sự ô nhiễm của Thanh Xuân rất cần thiết
nhằm tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề ÔNKK cho quận nói riêng và
cả thành phố Hà Nội nói chung.

Vấn đề môi trường tại Quận Thanh Xuân được rất nhiều cơ quan nghiên
cứu trong đó có TT – cơ quan em thực tập, đã tiến hành ”Chương trình kiểm
kê ÔNKK ” trên địa bàn Quận. Chương trình đã tính toán được lượng phát
thải các chất gây ô nhiễm không khí nhưng chưa lượng giá thiệt hại của ô
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
nhiễm đến sức khỏe của người dân. Do đó em thực hiện đề tài: Lượng giá
thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân.
Thời gian em thực tập tại Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên
môi trường và nhà đất Hà Nội thuộc sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, em đã
được đọc được báo cáo thực trạng môi trường quận Thanh Xuân. Báo cáo cho
biết mức độ ô nhiễm không khí của quận nhưng chưa lượng giá thiệt hại của ô
nhiễm đến sức khỏe của người dân nên em nghiên cứu đề tài này.
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của khí thải đối với sức khoẻ cộng đồng
và thực trạng vấn đề này trên địa bàn quận Thanh Xuân – Hà Nội.
- Đánh giá thiệt hại kinh tế từ ảnh hưởng của của khí thải đối với sức
khoẻ cộng đồng trên địa bàn quận.
- Một số kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khí
thải đối với sức khoẻ cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chi phí sức khoẻ.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp phân tích dựa trên thông tin sẵn có hoặc đã có nghiên
cứu trước.
- Phương pháp kiểm kê phát thải
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: ÔNKK trên địa bàn quận Thanh Xuân
Thời gian: Báo cáo thực trạngkiểm kê ÔNKK của quận năm 2007 và

2008
Kết cấu chuyên đề
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Chương 1: Ccơ sở lý thuyết về phương pháp lượng giá chi phí thiệt
hại của ÔNKK đối với sức khỏe người dân.
Chương 2: Thực trạng ÔNKK quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ
ÔNKK đến sức khoẻ người dân.
Chương 3: Định giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người
dân tại quận thanh xuân và các giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
BẢNG:
Bảng 1.1: Giới hạn cho phép của thành phần ô nhiễm khí thải động cơ
Bảng 1.2: Ước tính lượng xe máy, ô tô ở Hà Nội đến năm 2010 và 2020:
Bảng 1.3: Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khỏe
con người.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Bảng 1.4: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc
Bảng 2.1. Các phường quận Thanh Xuân
Bảng 2.2: Cơ cấu hành chính:
Bảng2.3: Lượng phát thải từ các nguồn phát thải trên địa bàn quân Thanh
Xuân
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK
Bảng 2.5: Lượng xe máy, ô tô, xe buýt, … lưu thông hàng ngày trên các đường
thuộc quận Thanh Xuân
Bảng 2.6: Hệ số ô nhiễm của các loại xe
Bảng 2.7: Ước tính lượng phát thải bụi do hoạt động giao thông năm 2007:

Bảng 2.8: Thời gian thông số hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các
cơ sở sản xuất thuộc nguồn điểm (năm 2008)
Bảng 2.9: Số người nhiễm bệnh tại quận Thanh Xuân do ảnh hưởng của
ÔNKK năm 2007 và 2008
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh của huyện đối chứng (Xã Phú Thị - Gia Lâm - Hà
Nội)
Bảng 3.2: Số người mắc bệnh không do ÔNKK
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh quận Thanh Xuân:
Bảng 3.4: số người nhiễm bệnh quận Thanh Xuân năm 2007 và 2008
Bảng 3.5: Chi phí chữa bệnh của người bệnh
Bảng 3.6: Chi phí sức khỏe của bệnh nhân mắc các chứng bệnh của quận
Thanh Xuân.
Bảng 3.7: Chi phí cơ hội của người bệnh quận Thanh Xuân
Bảng 3.8: Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân năm 2007, 2008
Bản đồ:
Hình 1: Bản đồ quận Thanh Xuân.
Sơ đồ:
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Sơ đồ quá trình cải thiện chất lượng không khí
Hình ảnh:
Ô nhiễm bụi quận Thanh Xuân
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thànhEm cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của T.S Lê Hà
Thanh và Th.S Nguyễn Công Thành cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa

Môi trường và Đô thị đã giúp em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường và Đô thị cùng
các cô chú, anh chị trong trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi –
Sở tài nguyên môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ anh chị phòng ban của
Ttrung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở tài nguyên môi
trường Hà Nội đã giúp em trong thời gian thực tập tại Ttrung tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ
CHI PHÍ THIỆT HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1.1. Ô nhiễm không khí
1.1.1. Môi trường là gì?
Có nhiều khái niệm về môi trường nhưng theo khái niệm rộng nhất thì ”
môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng
tới một vật thể hoặc sự kiện.
Theo ”Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa IX, kì họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa khái niệm
môi trường như sau:
”Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1. Luật bảo vệ
môi trường của Việt Nam).
1.1.2. Môi trường sống
1.1.2.1. Khái niệm
Môi trường sống là tập hợp những điều kiện bên ngoài như vật lý, hóa
học, sinh học có liên quan đến sự sống. Nó có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn

tại, phát triển của cơ thể sống. Những điều kiện đó chỉ có trên trái đất, trình
độ khoa học hiện nay chưa xác định được các hành tình nào trong vũ trụ có
môi trường phù hợp cho sự sống.
1.12.2. Các thành phần môi trường
Thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thành rất
phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí khác
nhau.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Thạch quyển : địa quyển chỉ là phần rắn của trái đất, có độ sâu từ 0 –
60 km tính từ mặt đất và độ sâu từ 0 – 20 km tính từ đáy biển, người ta gọi đó
là lớp vỏ trái đất.
Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hóa học, ngư các nguyên tố hóa
học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ.
Thạch quyển là cơ sở cho sự sống. là lớp vỏ lỏng không liên tục bao
quanh trái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi.
Thủy quyển bao gồm: đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng
tuyết.
Thủy quyển: là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí,
trong đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh
vật.
Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km
3
, nhưng khoảng 97%
trong đó là đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băng
thuộc bắc cực và nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử
dung được chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển.
Nước là thành phần môi trường cực kì quan trọng, con người cần đến
nước không chỉ cho sinh lí hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi.
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất, với ranh giới dưới là bề mặt
thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành
tinh. Khí quyển được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thủy
quyển và thạch quyển.
Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng,
gió, bão. Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp
có các yếu tố vật lý, hóa học khác nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần:
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
khoảng 79% là nitơ, 20% 0xy, 0,93% argon, 0,02% Ne, 0.03% CO
2
, 0,005%
He, một ít Hidro, trong không khí còn có hơi nước và bụi,
Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường nó được hình thành
sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất.
Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm:
nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển bao
gồm: đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Thủy
quyển: là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí, trong đất,
trong ao hồ, sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh vật.
Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km
3
, nhưng khoảng 97%
trong đó là đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băng
thuộc bắc cực và nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử
dung được chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển.
Nước là thành phần môi trường cực kì quan trọng, con người cần đến
nước không chỉ cho sinh lí hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi.
Sinh quyển là lớp vỏ sống của trái đất , một hệ thống động vô cùng
phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc
điểm xác suất. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt
chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển
là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng.
Trí quyển: từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não
con người ngày càng hoàn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nó
được coi là công cụ sản xuất, chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn,
làm thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta. vậy trí quyển bao gồm các bộ
phận trên trái đất, tại đó có tác động đến trí tuệ của con người. Trí tuệ là một
quyển năng động
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
1.1.3. Ô nhiễm môi trường
1.1.3.1. Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường
được khái niệm như sau:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, phạm
vi tiêu chuẩn môi trường.
Theo quan niệm của thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc vận
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng
gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường. Tuy nhiên môi trường chi được coi là bị ô nhiễm
nếu trong đó hàm lượng, nông độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến
mức có khả năng tác động xấu đến con người , sinh vật và vật liệu1.1.3.2.
Tiêu chuẩn môi trường
Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo nghĩa rộng tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mức môi trường, trong đó bao gồm tất cả những thông
số thành phần của môi trường được coi là trong sạch và an toàn. Những chuẩn

mực này được xây dựng phù hợp với cuộc sống của con người và có những
phương pháp nhất định để xác định chung.
Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 (khoản 5 điều 3) ghi ”Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường”.
Theo tiêu chuẩn môi trường không khí : Theo luật bảo vệ môi trường
Việt Nam: ” tiêu chuẩn môi trường không khí là những chuẩn mực, giới hạn
cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Bảng 1.1: Nồng độ cho phép tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh (mg/Nm2)
STT Thông số
Công thức
hóa học
TCVN 5939: 1995
(mg/m2)
Dự thảo TCVN 5938: 2005
(mg/m2)
Trung
bình
ngày
đêm
1 lần
tối đa 1 giờ
8
giờ

24
giờ
1
năm
Ghi chú
tương
đương
với
1
As hợp
chất tính
vô cơ
theo As As 0,003 0,39 0,07
TC Hoa
Kỳ
2
As hydrua
(Asin) AsH2 0,002 0,39 0,07
TC Hoa
Kỳ
3
Axit
clohydric HCl 0,05 60
Không
thay đổi
4 Axit nitric HNO3 0,15 0,4 400 50 3
Không
thay đổi
5
Axit

sunfuric H2SO4 0,1 0,3 50
TC Hoa
Kỳ
6
Bụi có
chứa
axit silic
Từ 50 %
đến
90% SiO2 150 50
Gộp
chung
các
mức
SiO2
7
Bụi có
chứa
amiang:
Chrydotil
MgO.SiO2.
H2O
1
sợi/
m2 Đề nghị
8
Cadmi
(khói gồm
oxit và kim
loại) theo

Cd Cd 0,001 0,003 0,4 0,005
TC Hoa
Kỳ. TC
WHO
9 Clo Cl2 0,03 0,1 100 30
Không
thay
đổi
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
10 Crom Cr 0,003 0,001
TC Hoa
Kỳ
11
Hydrofloru
a HF 0,005 0,02 1
TC Hoa
Kỳ
12
Hydrocyan
ua HCN 0,01 0,01 10 10
TC Hoa
Kỳ
13
Mangan
Oxit
mangan Mn/MnO2 0,01 10 8 0,15
TC Hoa
Kỳ. TC

WHO
14 Niken Ni 0,001 1 0,004
TC Hoa
Kỳ
15 Thủy ngân Hg 0,0003 1
TC Hoa
Kỳ
Nguồn: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam
1.1.4. Ô nhiễm không khí
1.1.4.1. Khái niệm
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường được
định nghĩa như sau:
ÔNKK là sự có mặt của một chất khí lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó
chịu, giảm tầm nhìn xa...
1.1.4.2. Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Tác nhân tự nhiên : có nhiều tác nhân tự nhiên gây ô nhiễm môi
trường không khí như núi lửa, cháy rừng, bão bụi ...
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mê tan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thẩm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung
bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.

Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
Tác nhân nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ
yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động
của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình
sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây truyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được
hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu
gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hóa chất và
phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà
máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể
đến sinh hoạt của con người.
Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
Hệ thống giao thông vận tải độ thị của Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn
chế có quá nhiều nút giao thông (580 nút) và hầu hết là nút đồng mức, bao
gồm 279 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm và 1 ngã bảy.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Hà Nôị có dòng cường độ dòng xe lớn (1.800 – 3.600 xe/giờ), đường
hẹp, nhiều ngã ba, ngã tư, chất lượng xe kém, phân luồng hạn chế, các loại xe
đi lẫn lộn, luôn phải thay đổi tốc độ, dừng lâu (tốc độ trung bình chỉ đạt 18 –
32 km/h), do vậy khả năng phát thải khí ô nhiễm là rất lớn. Theo thống kê:
Các phương tiện giao thông cơ giới trước năm 1980 có khoảng 80% - 90%
dân số đi bằng xe đạp nhưng do nền kinh tế phát triển kéo theo đời sống con

người ngày càng được nâng cao, phương tiện đi lại cũng hiện đại. Người dân
chuyển sang phương tiện đi lại bằng xe máy là chủ yếu, ngày nay với khoảng
80% dân số đi bằng xe máy và ô tô con. Theo thống kê cho biết hiện nay ở Hà
Nội có khoảng trên 200 000 ô tô và 1,9 triệu xe máy, những phương tiện này
vừa tiêu tốn nhiều năng lượng là xăng, dầu và xả ra một lượng khí độc hại đối
với sức khỏe của con người đặc biệt là khí COx, lượng khí này đã góp phần
tác động rất xấu đến ô nhiễm không khí và sự nóng lên của môi trường không
khí. Lượng xe này đóng góp vào 70% làm gây ÔNKK. Không những vậy còn
gây tắc nghẽn giao thông gây ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 6 – 7 lần
so với bình thường.
Xét trên phạm vi toàn quốc cả khu vực đô thị và các khu vực khác, ước
tính hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng khí CO và gần 95%
lượng khí VOC
s
.
Xe máy là nguồn tác động đến ÔNKK nhiều nhất và xe buýt tác động ít
nhất. Khi ô tô đóng cửa và chạy điều hòa thì nồng độ bụi giảm 30 – 40%
nhưng nồng độ CO vẫn giữ nguyên so với trường hợp xe mở cửa kính và
không chạy điều hòa.
Hiện nay Hà Nội, vấn đề quy hoạch mang lưới giao thông và các điểm
giao thông cũng chưa hoàn chỉnh. Tại các khu đô thị mới, hệ thống cơ sở hạ
tầng dù được xây dựng mới nhưng năng lực vận tải cũng chưa đáp ứng được
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
yêu cầu bền vững của thành phố nên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn
tắc ở nhiều nơi.
- Nguồn cục bảo vệ môi trường tổng hợp năm 2007
Bảng 1.2: Ước tính lượng xe máy, ô tô ở Hà Nội đến năm 2010 và 2020:
Loại xe 2006 2010 2020

Xe máy 1.700.000 2.270.000 6.800.000
Xe Ô tô 157.000 219.800 307.720

Nguồn viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2007
môi trường, 2007
Với lượng xe như vậy hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
tương lai thì hàm lượng bụi, SO
2
, NO
x
, và CO phát thải cũng rất lớn, đặc biệt
là lượng CO thải ra từ xe máy cao gấp nhiều lần so với lượng thải từ ô tô.
Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động dân sinh
Hoạt động của các hộ gia đình ở đô thị đó là hoạt động đun nấu bằng
than, dầu, củi cũng đóng góp vào việc làm ô nhiễm không khí, mặc dù không
lớn so với các nguồn khác. Hiện nay đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện đặc biệt là những người dân ở các đô thị lớn, việc đun nấu thường sử
dsụng điện, bếp ga nhiều hơn là than củi. Tuy nhiên chi phí cho việc sử dụng
điện, ga trong đun nấu ngày càng tăng nên nhiều người dân tại các thành phố
đang có xu hướng quay trở lại dùng than do đó nếu không có biện pháp thích
hợp thì việc đun nấu bằng than, dầu, củi cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể góp phần
làm ÔNKK. Đặc biệt là ở các khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cổ có
mật độ nguồn phát thải lớn hơn các khu vực khác, ước tính gấp 10 lần các khu
vực có mức sống cao
Phát thải khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây
ra:

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể hút
và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Đối với mỗi ngành công nghiệp lượng nguồn thải độc hại nhiều hay ít
phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt, công nghệ đốt nhiên liệu, phương pháp
công nghệ sản xuất, cũng như trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất. Nói
chung nguồn thải do quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm có nồng độ chất
độc hại rất cao và tập trung trong một không gian nhỏ
Phát thải khí ô nhiễm do hoạt động xây dựng.
Bên cạnh hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng là
nguồn phát sinh bụi lơ lửng với lượng rất lớn. Ước tính 70% lượng bụi lơ
lửng ở Hà Nội là do hoạt động xây dựng gây ra: xây dựng, sửa chữa nhà cửa,
đường xá, cống rãnh, vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng ... Đặc
biệt do việc quản lý sửa chữa đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống
thông tin, cáp điện không tốt, luôn xảy ra hiện tượng đào, lấp đường, gây mất
vệ sinh, ô nhiễm bụi nghiêm trọng tại khu vực ...
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá, hoạt động xây
dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị bao gồm cả xây dựng các công
trình cấp thoát nước, công trình giao thông và nhà ở tại các đô thị diễn ra hết
sức mạnh mẽ. Mặc dù dã có quy định về che chắn bụi tại các công trình xây
dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liêu nhưng việc phát tán bụi từ
các hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Hoạt động xây dựng phát triển ở các quy mô được đầu tư từ nguồn vốn
nhà nước lẫn đầu tư từ các nguồn vốn doanh nghiệp và tư nhân. Tại Hà Nội,
diện tích nhà ở do nhân dân tư xây dựng chiếm khoảng 30% tổng diện tích

nhà đã xây dựng trên địa bàn thành phố.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá ÔNKK
Để tính được thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra cho sức khỏe con
người chúng ta phải hiểu được các yếu tố nào, thành phần nào của không khí
ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Các yếu tố thường được sử dụng để đánh
giá mức độ ô nhiễm và tác động đến con người là: Bụi (PM), SOx, NOx,
Benzen, chì (Pb), Asen (As).
1.3.1. Bụi (PM)
Bụi PM
10
bao gồm các hạt có kích thước ≤ 10Mm, tùy theo tính chất vật
lý, hóa học của bụi có thể gây ra các tác hại khác nhau cho bộ máy hô hấp con
người như hen suyễn, viêm phổi, phù nề, phế nang các bệnh hô hấp khác,
bệnh về mắt, về da. Bụi PM10 là bụi nhỏ có thể xuyên qua khẩu trang. Ngoài
ra còn ảnh hưởng đến động thực vật khác, phá hủy các vật liệu, các công trình
xây dựng, và gây biến đổi khí hậu....
Hoạt động xây dựng là nguồn thải phát bụi nhiều nhất.
1.3.2. CO
2
Ngày môi trường thế giới 5/6/2007 với chủ đề: ”băng tan - một vấn đề
nóng bỏng” nhằm tập trung vào các tác động của sự biến đổi khí hậu đối với
hệ sinh thái vùng cực và những vùng nhạy cảm trên thế giới. Và nguyên nhân
chính làm băng tan đó là do sự gia tăng của khí nhà kính mà chủ yếu là khí
CO
2
. Khi nồng độ CO
2
tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên
khoảng 3
0

C, nhiệt độ tăng lên đã làm băng ở hai vùng cực tan nhanh và mực
nước tăng hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng đối với tất cả các nước trên thế
giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sự
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Nếu mực nước biển tăng lên 5m thì 16% diện tích Việt Nam sẽ
biến mất, với 35% dân số bị ảnh hưởng và thiệt hại khoảng 35% GDP. Hiện
nay sông MeKong là một trong 10 con sông lớn trên thế giới đang phải đối
mặt với nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng, một trong những nguyên nhân chính là
sự biến đổi khí hậu.
1.3.3. SO
2
.
Khi đốt cháy các năng lượng như: than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng
sunfua tạo ra khí lưu huỳnh điôxit (SO
2
) gây ra kích thích hô hấp mạnh. Nếu
không may hít phải có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản . Nồng độ
SO
2
lớn có thể tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh
khí phế quản. Đối với những người mắc bệnh hen thì khí SO
2
có thể gây viêm
phổi, viêm phế quản mãn tính , bệnh tim mạch, tăng sự mẫn cảm. Ảnh hưởng
đến thực vật, nó làm giảm hoạt tính enzim, kìm hãm quá trình quang hợp và
những hoạt động trao đổi khác, ngoài ra SO
2

gây mưa axit. Hoạt động sản
xuất công nghiệp là nguồn phát thải SO
2
nhiều nhất
1.3.4. NO
x
Có nhiều loại nitơ (NO
x
) do các hoạt động của con người thải vào khí
quyển như NO, NO
2,
N
2
O. Chúng được phát sinh từ đất, phân động vật, từ quá
trình đốt cháy nhiên liệu. Trong đó N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính và
nó được phát thải đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng của nó tăng dần
trên phạm vi toàn cầu. Hoffman và Wells (1987) cho biết các loại phân
khoáng và những quá trình tự nhiên khác chiếm tỉ lệ 70-80%, đốt cháy nhiên
liệu tạo ra khoảng 20-30% lượng N2O phát thải vào khí quyển. N2O xâm
nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong nhiều năm. Chỉ khi đạt tới
tầng trên của khí quyển, nó sẽ tác động chậm chạp với nguyên tử oxy.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Nitơ oxit ở nồng độ cao có thể gây chết người vì có thể liên kết với
huyết sắc tố tới hàng nghìn lần nhanh hơn cả oxi. Nó gây chảy máu trong, gây
viêm, ung thư phổi và NO2 gây ra mưa axit.
1.3.5. Benzen (C6H6)
Benzen phát thải vảo không khí do quá trình bay hơi của một số dung
môi chứa benzen như: sơn, xăng... Benzen là dung môi hữu vơ có tính độc rất

cao đối với sức khỏe con người và động vật. Ngày nay đã cấm không được sử
dụng. Benzen tác động đến hệ thần kinh làm đau đầu, chóng mặt, ở nồng độ
cao có thể gây chết người
1.3.6. Chì (Pb)
Bụi Pb được hình thành do quá trình đốt nhiên liệu như xăng pha chì,
nấu Pb.... Pb là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khỏe con người và động
vật. Khi vào cơ thể con người nó được tích tu lại rồi đến một mức độ nào đó
mới bắt đầu gây độc hại. Chì tác động mạnh vào hệ thần kinh (đặc biệt là trẻ
em) làm giảm tính thông minh, tác động vào máu, thận và tác động lên enzim
có liên quan đến sự tạo máu.
1.3.7. Asen (As)
Ở nồng độ thấp nó kích thích sự sinh trưởng nhưng ở nồng độ cao nó gây
độc hại cho đời sống động vật và thực vật. Trong cơ thể con người động vật
AS làm giảm sự ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, gây hội chứng dạ dày,
ngoài ra gây ung thư, nếu hàm lượng cao xâm nhập trong cơ thể thì gây tử
vong ngay.
................................................................................................................
Bảng 1.3: Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức
khỏe con người.
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Tác nhân
ô nhiễm
Nguồn phát sinh
Tác dụng bệnh lý đối với
người
Anđehyt
Từ quá trình phân ly dầu, mỡ
và glyxerin bằng phương pháp

nhiệt
Gây buồn phiền, cáu gắt,
làm ảnh hưởng đến bộ máy
hô hấp
Amoniac
Từ quá trình hóa học trong sản
xuất phân đạm, sơn hay thuốc
nổ.
Gây viêm tấy đường hô hấp.
Asin (AsH
3
)
Từ quá trình hàn nối sắt, thép
hoặc que hàn có chứa acsen
Làm giảm hồng cầu trong
máu, tác hại thận, gây bệnh
vàng da
Cacbon
Ống xả khí ô tô, xe máy, ống
khói đốt than
Giảm bớt khả năng lưu
chuyển ôxy trong máu
Clo
Tẩy vải sợi và các quá trình hóa
học tương tự
Gây nguy hại cho toàn bộ
đường hô hấp và mắt.
Hidro
clorua
Tinh luyện dầu khí và tinh

luyện nhiên liệu có nhựa đường
Gây mỏi mệt toàn thân
Hidro
xyanit
Khói phun ra, các lò chế biến
hóa chất, mạ kim loại.
Gây tác hại đối với tế bào
thần kinh, đau đầu làm khô
họng, mờ mắt.
Hidro sunfit
Công nghiệp hóa chất và tinh
luyện nhiên liệu có nhựa đường
Giống mùi trứng thúi, gây
buồn nôn, gây kích thích
mắt và họng
Nito oxit
Ống xả khói ô tô, xe máy, công
nghệ làm mềm hóa than
Gây ảnh hưởng đến bộ máy
hô hấp, muội xâm nhập vào
phổi
Sunfua
dioxit
Quá trình đốt than và dầu khí
Gây tức ngực, đau đầu, nôn
mửa,
Tro, muội,
khói
Từ lò đốt ớ các ngành công
nghiệp

Đau mắt và có thể gây bệnh
ung thư
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Nguồn giáo trình công nghệ môi trường
1.4. Mô hình đánh giá chi phí thiệt hại của ÔNKK đối với sức khỏe người
dân
1.4.1. Kinh tế học ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng
Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc
vao 2 yếu tố: Tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với
tác động ấy, Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như thay
đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức
khỏe con người. Tác động cũng có thể mang tính hóa học như ảnh hưởng của
mưa axit đối với các công trình, nhà cửa...
Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sự không
hài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích. Khi ô
nhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế. Ô nhiễm về mặt
kinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động vật lý của
ô nhiễm làm suy làm lợi ích của minh. Nếu một người bị tác động vật lý của
chất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó, thì cũng xem như
không có ô nhiễm về kinh tế ( ví dụ: một số người vẫn ngủ ngon và không
quan tâm đến tiếng ồn xung quanh).
Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đó
các tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay
tiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến cho
những hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài.
Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một
hình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và

ta gọi đó là ” Nội hóa các chi phí ngoại ứng”.
1.4.2. Tác hại của ÔNKK đên sức khỏe cộng động
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí với trị số nồng độ
tối đa cho phép. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất tương
đối, sức khỏe của con người vẫn bị ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài ngay cả với
nồng độ chất độc hại ở dưới mức tối đa cho phép bởi đối với nhiều chất sẽ
không có giới hạn tiếp xúc. Hơn nữa, trong môi trường không khí ô nhiễm với
sự có mặt của nhiều chất độc hại, chúng sẽ tương tác hoặc cộng hưởng tác
động đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loại chất ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm, thời gian tiếp xúc
và tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc... Con người có thể bị ảnh hưởng
cấp tính như ngộ độc (benzen), ngạt (CO) dẫn đến tử vong khi tiếp xúc với
môi trường bị ô nhiễm không khí ở nồng độ cao và bị ảnh hưởng mạn tính từ
rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, tăng bệnh
tật, giảm tuổi thọ… khi tiếp xúc ở nồng độ thấp trong khoảng thời gian dài.
Hệ thống hô hấp là cửa ngõ xâm nhập đầu tiên của các tác nhân gây
bệnh, trong điều kiện môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra các tổn
thương ở phổi, làm suy giảm chức năng phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm
phế quản, viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi... Ô nhiễm không khí còn
tác động đến hệ thống tim mạch, mặc dù cơ chế gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ
ràng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho thấy, những
bằng chứng về mối liên quan giữa ô nhiễm bụi (PM10, PM2,5) với các bệnh
về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng tim và các bệnh về
mạch vành. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ thống thần
kinh trung ương và thần kinh thực vật gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ăn

kém, khó ngủ, khó tập trung, ra mồ hôi…
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người được thể
hiện bằng sơ đồ hình tháp. Theo đó, số người chịu ảnh hưởng do ô nhiễm
không khí sẽ giảm đi theo mức độ trầm trọng của sự tác động. Việt Nam đang
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm
không khí đang là một trong những thách thức đối với các nhà quản lý đồng
thời cũng là mối quan ngại của các nhà khoa học, các cấp chính quyền và
cộng đồng hiện nay.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người đặc biệt đối
với đường hô hấp làm cho sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa
trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng phổi bị suy giảm có thể gây ra các bệnh
liên quan đến phổi sau: bệnh hen suyễn, viêm phế quản, lao, dị ứng, gây ung
thư, bệnh tim mạch, làm giảm tuổi thọ con người ...Các nhóm cộng đồng nhạy
cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang
thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, thường xuyên phải làm việc
ngoài trời... mức độ ảnh hưởng của từng người phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô
nhiễm.
Theo thống kê của bộ y tế trong những năm gần đây các bệnh về đường
hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc, nguyên nhân là từ bụi, SO
2
, NO
x
, CO,
chì ...
Bảng 1.4: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc

STT Bệnh
Số người mắc bệnh trên
100000 dân
Tỷ lệ %
1 Các bệnh viêm phổi 415.09 4.16
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: T.S. Lê Hà Thanh
2
Viêm họng và viêm
amidan cấp
309.40 3.09
3
Viêm phế quản và viêm
tiểu phế quản cấp
305.51 3.06
Nguồn niên giám thống kê y tế năm - 2005 - bộ y tế
Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp của dân cư sống gần các khu công nghiệp đô
thị (khu công nghiệp Thượng Đình – Thanh Xuân chiếm 14.6% ) cao gấp 2.3
lần so với nông thôn. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở công nghiệp ( Khu
Thượng Đình (Hà Nội) là 6,4%) cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng (xã
Phú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) là 2,8%).
Bảng 1.5.Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người
dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội
Bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng ô
nhiễm Thượng Đình
(%)
Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng đối
chứng (%)

Viêm phế quản mãn 6,4 2,8
Viêm đường hô hấp trên 36,1 13,1
Viêm đường hô hấp
dưới
17,9 15,5
Triệu chứng về mắt (hội
chứng SBB - sick
28,5 16,1
Hội chứng về mũi (hội
chứng SBS)
17,5 13,7
Triệu chứng về họng
(hội chứng SBS)
31,4 26,3
Triệu chứng về da (hội
chứng SBS)
17,6 6,5
Triệu chứng thần kinh
thực vật (hội chứng
30,6 21,5
Nguyễn Thị Lý Lớp KTMT 47
25

×