Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.98 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

NGUYỄN KHÁNH LINH

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội

Chuyên ngành: Tài chình – Ngân hàng
Mã số: 83.40.201

Họ và tên: Nguyễn Khánh Linh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội - 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi với đề tài “Đẩy mạnh huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội” là cơng
trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa
học nào trước đây.
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Khánh Linh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau Đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2020
HỌC VIÊN

Nguyễn Khánh Linh


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ........................................................................... viii
DANH SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ....................................................................................... ix
TĨM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................ x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................... 7
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại........................................................... 7
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại....................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại....................................................... 7
1.1.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.............8
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại với nền kinh tế............................. 9
1.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại.......................... 11
1.2. Tổng quan huy động vốn của ngân hàng thương mại................................ 12
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn vốn huy động.......................13
1.2.1.1. Khái niệm........................................................................................... 13
1.2.1.2. Đặc điểm huy động vốn..................................................................... 13

1.2.1.3. Phân loại nguồn vốn huy động.......................................................... 14
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá huy động vốn....................................................... 17
1.2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động............................................................. 17
1.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.......................................... 17
1.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động..................................................................18


iv
1.2.2.4. Chi phí huy động vốn ......................................................................... 19
1.2.2.5. Kỳ hạn huy động vốn .......................................................................... 22
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương
mại .................................................................................................................... 23
1.2.3.1. Những yếu tố bên ngoài ..................................................................... 23
1.2.3.2. Những yếu tố bên trong ...................................................................... 24
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,HÀ NỘI ............... 28
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Đống Đa Hà Nội ................................................................................................... 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam – Chi nhánh Đống Đa .............................................................................. 28
2.1.2. Mơ hình tổ chức...................................................................................... 29
2.1.3. Khái qt kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn
2017-2019 ......................................................................................................... 31
2.1.3.1. Cung cấp dịch vụ Ngân hàng ............................................................. 32
2.1.3.2. Huy động vốn ..................................................................................... 37
2.1.3.3. Cho vay và đầu tư tín dụng ................................................................ 37
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 40
2.2. Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam – Chi nhánh Đống Đa trong thời gian 2017-2019 ..................................... 42
2.2.1. Quy mô huy động vốn ............................................................................ 43

2.2.2. Cơ cấu huy động vốn .............................................................................. 45
2.2.3. Các hình thức huy động vốn ................................................................... 48
2.2.3.1. Huy đông theo khách hàng ................................................................ 49
2.2.3.2. Huy động theo dịch vụ và hình thức tiền ........................................... 53
2.2.3.3. Các hình thức huy động vốn khác ...................................................... 57
2.2.4 Chi phí vốn huy động ............................................................................. 58


v
2.2.4.1. Thực trạng sử dụng vốn sau khi huy động.........................................61
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam Chi nhánh Đống Đa.................................................................................... 67

2.3.1. Kết quả đã đạt được............................................................................... 67
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................... 69
Kết luận chương 2................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI............................................................................................... 71
3.1. Định hướng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội giai đoạn 2020-2030............................................ 71
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Đống Đa............................................................................. 71
3.1.2. Định hướng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.............................................. 71
3.1.2.1. Xây dựng chiến lược huy động vốn luôn đi đôi với chiến lược sử dụng
vốn.................................................................................................................. 72

3.1.2.2. Khơng ngừng hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn qua Ngân hàng...72
3.1.2.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra- kiểm sốt......................................... 73
3.1.2.4. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển.................................................. 73
3.1.2.5. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.....74
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội............................................. 74
3.2.1. Tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn.......................75
3.2.2. Thực hiện tốt cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt........................78
3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ nhóm khách hàng nhất là nhóm khách hàng

VIP................................................................................................................... 79
3.2.4. Tăng cường chiến lược Marketing Ngân hàng...................................... 80
3.2.5. Tích cực tìm biện pháp giảm nợ quá hạn............................................... 82
3.2.6. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng..................................... 83


vi
3.2.7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên......................84
3.3. Kiến nghị........................................................................................................ 85
3.3.1. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam.........................................85
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước................................................................ 88
3.3.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước........................................................ 92
Kết luận chương 3................................................................................................... 94
KẾT LUẬN............................................................................................................. 95
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 97


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


ATM

Tiếng Anh

Automatic
Machine

Teller Máy rút tiền tự động

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CP

Chính phủ

DVNH

Dịch vụ ngân hàng

DVNHTM

Dịch vụ ngân hàng thương mại

KH
L/C

Tiếng Việt


Khách hàng
Letter of Credit

Thanh toán bằng thư bảo đảm



Nghị định

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NXB

Nhà Xuất bản

POS

Point of Sales

SMS

Short
Services


TMCP

Máy quẹt thẻ
Message Dịch vụ nhắn tin
Thương mại cổ phần

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietinbank
Đống Đa

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
nhánh Đống Đa, Hà Nội

VN
WTO

Việt Nam
World
Organization

Trade Tổ chức thương mại quốc tế


viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang

Bảng 2.1: Danh sách dịch vụ tại Vietinbank Chi nhánh Đống Đa năm 2020........... 32
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 20182020 ........................................................................................................................... 33

Bảng 2.3: Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai
đoạn 2017-2019 ......................................................................................................... 36
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017-2019
................................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 20172019 ........................................................................................................................... 41
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 20162019.................................................................................................................. 44
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn
2017-2019.................................................................................................................. 45

Bảng 2.8: Huy động vốn theo kỳ hạn tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn
2017-2019.................................................................................................................. 47
Bảng 2.9: Huy động vốn tiền gửi của doanh nghiệp tại Vietinbank - Chi nhánh Đống

Đa giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................ 49
Bảng 2.10: Cơ cấu tiền gửi doanh nghiệp tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai
đoạn 2017-2019 ......................................................................................................... 50
Bảng 2.11: Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa
giai đoạn 2017-2019 .................................................................................................. 53
Bảng 2.12: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn
2017-2019.................................................................................................................. 54
Bảng 2.13: Kết quả huy động vốn bắng phát hành kỳ phiếu tại Vietinbank - Chi nhánh

Đống Đa giai đoạn 2017-2019 .................................................................................. 56
Bảng 2.14: Lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ (USD) trong hệ thống Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2017-2019 .............................................. 59



ix

Bảng 2.15: Lãi suất huy động vốn bằng nội tệ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam giai đoạn 2017-2019................................................................... 60
Bảng 2.16: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Vietinbank - Chi nhánh
Đống Đa giai đoạn 2017-2019.................................................................................. 62
Bảng 2.17: Kết quả hoạt động đầu tư chứng khoán tại Vietinbank - Chi nhánh Đống
Đa giai đoạn 2017-2019............................................................................................ 63
Bảng 2.18: Vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn tại Vietinbank - Chi nhánh Đống

Đa giai đoạn 2017-2019............................................................................................ 63
Bảng 2.19: Vốn huy động trung hạn cho va dài hạn tại Vietinbank - Chi nhánh Đống

Đa giai đoạn 2017-2019............................................................................................ 64
Bảng 2.20: Thực trạng nộ quá hạn và nợ khó địi tại Vietinbank - Chi nhánh Đống Đa

giai đoạn 2017-2019................................................................................................. 66

DANH SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức Vietinbank Chi nhánh Đống Đa..................................30


x
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài luận văn: "Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội" được trình bày theo 3 chương.
Phần mở đầu, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, tổng quan
nghiên cứu liên quan, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, và cuối cùng là bố cục của luận văn.
Trong chương 1, tác giả đã nêu một số vấn đề về cơ sở lý luận về ngân hàng
thương mại và huy động vốn của ngân hàng thương mại như: Khái quát về ngân
hàng thương mại; Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại; các tiêu
chí đánh giá huy động vốn; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại.
Trong chương 2, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích các hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa.
Từ cơ sở lý luận chương 1 và phân tích thực trạng chương 2, chương 3 tác
giả đóng góp các phương án nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.
Sau khi hồn thành cơng trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn được đưa
ra thực trạng trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng này.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh
doanh mỗi doanh nghiệp. Có thể nói rằng các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của
Nhà nước cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng khơng thể
thực hiện được nếu như khơng có vốn. Đối với các ngân hàng thương mại với tư
cách là một doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trị hết sức quan trọng. Huy động các nguồn vốn
khác nhau trong xã hội là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ngân
hàng thương mại. Vì vậy, các ngân hàng thương mại rất chú trọng đến cơng tác huy
động vốn, nó quyết định đến sự tồn tại của mỗi ngân hàng.
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn khi mà nguồn

vốn nhàn rỗi của người dân và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân tán qua
nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp
dẫn. Như gửi tại ngân hàng nước ngoài (nơi cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng
và hiện đại và là nơi có chất lượng dịch vụ tốt hơn do trình độ chun mơn cao hơn và
kinh nghiệm hoạt động lâu năm hơn), đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, đầu tư vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua các sản phẩm dịch vụ của các công ty
bảo hiểm, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiết kiệm bưu
điện,v.v…Hiện nay, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang trong
giai đoạn khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân, làm giảm đi lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư. Bênh cạnh đó,
việc lãi suất huy động liên tục điều chỉnh giảm dẫn đến người dân không mặn mà gửi
tiết kiệm mà sử dụng tiền nhàn rỗi cho các kênh đầu tư khác.
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa nói riêng cũng khơng tránh khỏi tình
hình chung là ngày càng gặp khó khăn hơn trong hoạt động huy động vốn. Riêng đối
với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, ngoài việc chịu


2

ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên cịn bị chi phối bởi các quy định từ
phía Ngân hàng Nhà nước và từ phía Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Vì
vậy, việc đưa ra được giải pháp để vừa tăng trưởng và vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt
động huy động vốn là hết sức khó khăn đối với Chi nhánh trong tình hình cạnh tranh
ngày càng gay gắt hiện nay. Việc không phát triển tốt hoặc giảm sút nguồn vốn huy
động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Đống Đa. Trong đó, hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là hoạt động tín
dụng. Nguồn vốn để cho vay giảm không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động, mà còn ảnh
hưởng đến nguồn tài nguyên để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh
doanh, gián tiếp làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế, khi mà hiện nay thị phần cho

vay các dự án lớn, dài hạn trên địa bàn vẫn chủ yếu do các NHTMQD thực hiện, trong
đó chủ yếu do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thực
hiện cho vay. Do vậy, tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu
Xuất phát từ vai trò của hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh
của NHTM là cơ sở để ngân hàng chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến
quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng, quyết định khả năng
thanh tốn và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường; nên đây là đề tài được
khá nhiều tác giả chọn làm cơng trình nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác
giả đã tích cực tìm hiểu, thu thập thơng tin, tham khảo các cơng trình, luận văn khoa
học có nội dung tương tự đã được cơng nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền
tảng cho quá trình hình thành luận văn của mình, cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Phượng (2017), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã nêu lên được lý luận cơ bản về khái niệm huy
động vốn, các hình thức, vai trị của hoạt động huy động vốn. Luận văn cũng đưa ra các
tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn: mức tăng trưởng về quy mô, mức tăng
trưởng thị phần, cơ cấu huy động, kiểm sốt chi phí huy động và rủi ro trong huy động
vốn; đồng thời cũng đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động


3

huy động vốn. Trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn trong giai đoạn từ năm
2014 – 2016. Trong đó, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
để từ đó đề ra những giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn. Luận văn chưa đánh giá được tiêu

chí chi phí huy động vốn hợp lý trong hoạt động vốn; chưa nêu được các giải pháp
để huy động vốn mà Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Quy
Nhơn đang áp dụng.

Mai Xuân Kiên (2018), Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Kinh Tế Quốc dân. Trong đề tài này, ở Chương 1 tác giả Mai Xuân
Kiên đã đưa ra lý luận cơ bản về khái niệm hoạt động huy động vốn, các hình thức huy
động vốn, vai trị của hoạt động huy động vốn của NHTM. Tác giả nêu lên được quan
điểm mở rộng huy động vốn, các tiêu chí đánh giá mở rộng huy động vốn và các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng huy động vốn của NHTM. Trên nền tảng cơ sở lý
luận, tác giả đã đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2015 - 2017. Đánh giá những kết quả đạt được,
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Hà
Nội. Tuy nhiên, tác giả đánh giá được tiêu chí huy động vốn hợp lý trong hoạt động
huy động vốn; chưa đánh giá được cơ cấu hợp lý giữa các hình thức huy động vốn, chỉ
mới đánh giá cơ cấu theo kỳ hạn và theo loại tiền.

Phạm Trọng Vũ (2018), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Quản
trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Đối với đề tài này, ở Chương 1 tác giả Phạm
Trọng Vũ đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động huy
động vốn của NHTM; đã đưa ra được cơ sở lý luận cơ bản về nguồn vốn huy động của
NHTM, khái niệm hoạt động huy động vốn, phân loại nguồn vốn huy động và trò của
nguồn vốn huy động. Tác giả đã nêu rõ quan điểm và nội dung về tăng cường


4


huy động vốn: gia tăng quy mô huy động vốn, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ,
chi phí huy động vốn; đồng thời tác giả cũng nêu lên được tiêu chí đánh cũng như yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực
trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa trong giai
đoạn 2015 - 2017. Trong đó, tác giả đã nêu rõ những biện pháp Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội, chi nhánh Khánh Hòa đã thực hiện nhằm tăng cường huy động vốn
trong những năm qua; đồng thời tác giả đã đánh giá những thành tựu, hạn chế trong
công tác huy động vốn và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản đó là: hạn chế về quy mơ,
cơ cấu nguồn vốn, về chất lượng dịch vụ và về chi phí huy động vốn. Sau cùng, tác giả
đưa ra những giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội chi nhánh Khánh Hòa như: nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao chất lượng sản
phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới; đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp cận khách
hàng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các cơng trình nghiên cứu đã đánh giá khái quát được tình hình hoạt động
huy động vốn của NHTM, có thể đánh giá cụ thể cho từng hoạt động của các
NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được sự đánh giá toàn diện cho
hiệu quả hoạt động của NHTM trên khía cạnh định tính và định lượng. Tuy nhiên
điều kiện môi trường quốc tế, môi trường quốc gia và xu thế phát triển của NHTM
cũng dần thay đổi với sự phát triển của khoa học công nghệ. Các tiêu thức đánh giá
về hiệu quả hoạt động cũng như tình hình áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế mới
cho các NHTM (như Basel II) cũng chưa được chú trọng đề cập tới trong các đề tài.
Luận văn “Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội” định hướng tiếp tục nghiên cứu phạm vi được mở rộng

hơn về huy động vốn của các NHTM Việt Nam, đồng thời đi sâu tìm hiểu các biện
pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về huy động vốn tại
Vietinbank Chi nhánh Đống Đa, nên đề tài vẫn có tính thực tiễn cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục tiêu nghiên cứu


5

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng hoạt động
huy động vốn của Vietinbank – Chi nhánh Đống Đa, từ đó đề xuất các định hướng
và giải pháp có cơ sở khoa học nhằm đẩy mạnh huy động tại Chi nhánh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứ ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể

sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân
hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
- Phân tích định hướng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động nguồn
vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động
huy động vốn từ khách hàng cá nhân, tổ chức gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích thực trạng huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa như: Quy mô
nguồn vốn huy động; Cơ cấu nguồn vốn huy động;Chi phí nguồn vốn huy động; Kỳ

hạn nguồn vốn huy động.
- Về thời gian: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động huy
động vốn tại Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai
đoạn 2017-2019, và đề ra giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động.


6
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp thơng kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp; đồng thời, kế thừa những nghiên cứu trước đây về đề tài liên quan đến
hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại để phân tích, đánh giá, từ đó đưa ra
kết luận và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.

6. Kết cấu luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn ngồi phần mở đầu, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và huy động vốn tại Ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.


7

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các ngân
hàng thương mại, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ
chức tài chính nào khác, NHTM ln được coi là bách hố tài chính, cung ứng rất
nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” để xây dựng khái niệm
NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài
chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng
Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khố XII thơng qua ngày 16/6/2010:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.”.
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch
vụ thanh toán qua tài khoản.”.
Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và cung ứng
nhiều dịch vụ tài chính, khái niệm Ngân hàng thương mại có thể được xây dựng từ
nhiều bình diện khác nhau. Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên
khắp thế giới, quy định pháp luật của từng quốc gia lại có thể mở rộng tối đa hoặc
hạn chế hoạt động của Ngân hàng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định.


8


Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, khái niệm về Ngân hàng
thương mại được xây dựng theo cách tiếp cận truyền thống qua chức năng và các
hoạt động cơ bản của nó. Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và
cung ứng dịch vụ thanh tốn trong nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại được biểu hiện qua
chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi suất; chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn – tài
sản; chuyển đổi rủi ro nguồn vốn – tài sản; và tích tụ và tập trung tư bản.
1.1.1.2. Đặc trưng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Một là, về cấu trúc tài chính và tài sản: là doanh nghiệp có quy mơ lớn, hệ số
nợ rất cao và cấu trúc tài sản đặc biệt: Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có quy
mơ lớn trên cả góc độ vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Ở Việt Nam, vốn chủ sở hữu của
các Ngân hàng thương mại là hàng nghìn tỷ đồng. đối với các Ngân hàng thương mại
trên thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh Ngân
hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã
rất lớn, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên
ngoài Ngân hàng. Cấu trúc tài sản của Ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Phần lớn tài sản
của Ngân hàng thương mại là tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình thái vật
chất giản đơn chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tử được lưu giữ trong một
thiết bị nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại thường có xu hướng liên tục
phát triển các sản phẩm, cơng cụ tài chính mới.
Hai là, hoạt động của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và
chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống luật pháp: Trên giác độ tài chính
doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng
cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của Ngân hàng thương mại lại là tiền gửi với
đặc trưng có thể bị rút ra trước hạn với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ
Ngân hàng không được hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực
tiếp. Hơn nữa, Ngân hàng thương mại tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa




×