Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ sóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.88 KB, 2 trang )

Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Sóng
Mục lục nội dung
• Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Sóng
Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Sóng
Cảm xúc chính là điệu hồn của bài thơ, vậy nên “thơ hay là thơ chín đỏ cảm xúc” (Xuân
Diệu). Ở hai khổ thơ năm và sáu, Xuân Quỳnh đã phổ cả điệu hát của tâm hồn mình vào đó, rồi
mang nỗi nhớ trong tình yêu lên một tầng cảm xúc mới. Đồng thời, cũng khẳng định nét đẹp tâm
hồn bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
“Con sóng dưới dịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức”
Nỗi nhớ là cung bậc cảm xúc mn thuở trong tình yêu, nhưng nỗi nhớ ấy qua màng lọc tâm
hồn của mỗi nhà thơ lại được tái hiện một cách riêng, độc đáo và mang đậm phong cách của
người nghệ sĩ ấy. Ca dao mang nỗi nhớ vào bằng cách diễn đạt giản dị, giống như tâm hồn mộc
mạc của người dân xưa “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”? Cái ngẩn ngơ
ấy, đến thơ trung đại được diễn đạt bằng những hình ảnh hàm súc, cơ đọng hơn, nỗi nhớ làm hao
huyết cả thời gian, mà cũng như đang giằng xé con người trong niềm cơ đơn đợi chờ mịn mỏi
“ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. Đến thơ mới, Nguyễn Bính mang nỗi niềm tương tư ấy của
mình giăng mắc khắp các miền không gian, nỗi nhớ của con người chuyển dịch thành không gian
nhớ nhau, cái nhớ trong thơ Nguyễn mới thật đậm chất của một nhà thơ chân quê. Đến Xuân
Quỳnh nỗi nhớ vẫn là cảm xúc da diết, bổi hồi bồi hồi ấy trong tình u, nhưng được biểu đạt
qua hình tượng sóng nên càng mang sức gợi mới mẻ, hấp dẫn, hiện đại. Con sóng dào dạt, đại
dương mênh mơng, vì thế mà vừa gợi nỗi nhớ, vừa gợi cơn khát mong cồn xé của trái tim. Nỗi
nhớ ấy không được ngoại hiện, nhưng lại nhấn chìm thời gian vượt mọi khơng gian, xâm chiếm


cả trong tiềm thức ý thức, vô thức, để đạt đến đường biên của khả giải, bất khả giải. Tưởng
chừng như trái tim yêu tha thiết mà cũng mãnh liệt đấy đang tự hát lên điệu hồn mình, đang


mang nỗi nhớ lấp đầy pháp trường trắng cô đơn cô độc ấy. Nỗi nhớ một lần nữa xuất hiện, và
đến Xuân Quỳnh thực sự đã mang một sắc thái biểu đạt mới.
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.

Thế giới trong trái tim em, chỉ có một phương anh duy nhất. lời khẳng định chắc nịch ấy
của một trái tim yêu vừa tha thiết mà cũng thật mãnh liệt biết bao. Đó chẳng phải là tấm lòng
thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam mn thuở trong tình u ư? Do đó, ta thấy ở
đây, Xuân Quỳnh đã đi vào hồn mình, tự hát điệu hồn mình, nhưng lại chạm đến hồn muôn
người, muôn nẻo, khơi gợi sự đồng cảm mãnh liệt trong tâm hồn người đọc.
Thơ Xuân Quỳnh xưa nay vẫn vậy, vẫn nhỏ nhẹ, khiêm nhường, để lắng lịng cùng ta về
những tâm tình đã cũ, về những câu chuyện tưởng như đã phai màu trong cuộc sống hiện tại,
nhưng đó mới chính là những giá trị vĩnh hằng mà nhân loại hướng đến, do đó mà có sức trường
cửu mãnh liệt trong tâm hồn người đọc.
Các bài viết liên quan:



Soạn bài: Sóng (hay nhất)
Soạn bài: Sóng (ngắn nhất)



×