Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận án biến đổi thực hành lễ chùa ở hà nội trong bối cảnh đại dịch covid 19 (qua nghiên cứu trường hợp tại chùa phúc khánh, chùa hà và chùa thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.02 MB, 215 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lễ chùa là một sinh hoạt Phật giáo điển hình đồng thời là văn hóa
truyền thống của người dân Việt Nam. Từ lâu, cứ mỗi dịp tết đến xuân về hay
ngày mùng Một, ngày Rằm nhà nhà, người người lại cùng nhau lên chùa dâng
hương. Khi bản thân hay gia đình có những sự kiện đặc biệt như: Hiếu, hỷ, làm
ăn xa, chuyển đổi công việc, con cái đỗ đạt… người dân cũng có thói quen
thành tâm khấn vái nơi cửa chùa. Lễ chùa nhằm thỏa mãn những nhu cầu về
đời sống tâm linh; đó có thể là nguyện cầu những điều may mắn, bình an, sức
khỏe… đến với bản thân và gia đình hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là đến với
cửa Phật, cửa Thánh để tìm một chốn bình yên, thanh tịnh cho tâm hồn sau
những bộn bề, lo toan, căng thẳng của cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn. Trải qua
hàng nghìn năm, cùng với sự tồn tại và phát triển của Phật giáo, hoạt động này
đã trở thành nét văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
dân Việt Nam.
1.2. Từ năm 2019 trở lại đây, đại dịch Covid-19 đã tác động đến tất cả
các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; trong đó đời sống
tơn giáo tín ngưỡng cũng không ngoại lệ. Ngày 22/01/2020 (tức ngày
28/12/2019 Âm lịch) Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên.
Tính từ đó đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh với cấp độ
và số ca dương tính ngày càng gia tăng và phạm vi ngày càng mở rộng. Nếu
như những nghiên cứu về hoạt động lễ chùa trước đó đều khẳng định: Hoạt
động lễ chùa, hành hương tại các cơ sở tôn giáo đang nở rộ, gia tăng qua các
năm về số lượng với sự đa dạng về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi [37], [87],
[45]… thì ngược lại, trong 3 năm gần đây với sự xuất hiện của đại dịch Covid19 với những quy định về giãn cách xã hội, không tập trung đông người… cùng
những thay đổi về kinh tế đã tạo ra sự biến đổi trong thực hành sinh hoạt tôn


2
giáo tín ngưỡng. Hoạt động tơn giáo tín ngưỡng trong đó có thực hành lễ chùa


chịu tác động của kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ 4.0 và đặc biệt là
tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19... Biến đổi vốn là một quy luật tất yếu
trong sự vận động của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của con người, trong
đó có văn hóa. Và dưới sự tác động từ đại dịch Covid-19, liệu thực hành lễ chùa
- văn hóa truyền thống ở nước ta có bị hạn chế vai trò, suy giảm hoạt động bởi
những quy định thời đại dịch hay có những cách thức vận động mới? Bên cạnh
đó, có thể thấy bàn về những biến đổi về tơn giáo, tín ngưỡng từ trước đến nay
đã có nhiều cơng trình trong và ngồi nước tiếp cận và nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về biến đổi lễ chùa ở Việt
Nam, đặc biệt là những biến đổi từ tác động của đại dịch Covid-19 thì mới chỉ
dừng lại ở số ít các bài báo, tin tức… Do đó, nghiên cứu biến đổi thực hành lễ
chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là cần thiết để bổ sung khoảng trống
trong nghiên cứu về biến đổi thực hành lễ chùa nói riêng và biến đổi thực hành
tơn giáo tín ngưỡng ở nước ta nói chung.
1.3. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam; là
thành phố có hệ thống chùa được xếp hạng nhiều nhất cả nước. Nơi đây có mật
độ dân số đơng cùng hệ thống cơ sở tơn giáo tín ngưỡng dày đặc, nhiều nhất cả
nước với tổng số 5607 cơ sở tơn giáo tín ngưỡng, chiếm 12% tổng số cơ sở
trong cả nước [82, tr. 129]. Trước nay, hoạt động tôn giáo tại Hà Nội ln diễn
ra nhộn nhịp với những chiều kích đa dạng, phong phú về niềm tin tôn giáo,
thực hành tôn giáo và cộng đồng tơn giáo tín ngưỡng. Thủ đơ Hà Nội cũng là
“đầu tàu” thực thi và áp dụng chủ trương, đường lối chính sách, nghị định, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước; Ban tơn giáo Chính phủ. Do đó, đây sẽ là địa bàn
thuận lợi để khảo sát thực trạng và nhận diện những xu hướng biến đổi trong
thực hành sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng.
Đối với thực hành sinh hoạt lễ chùa, lựa chọn nghiên cứu khảo sát tại Hà


3


Nội với 426 ngôi chùa [90, tr. 322] là không khả thi. Vì thế, nghiên cứu sinh
(NCS) quyết định lựa chọn nghiên cứu trường hợp tại ba chùa: chùa Phúc
Khánh (Phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội), chùa Hà (phường
Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc
Oai, TP Hà Nội) với những lí do sau:
Một là, chùa Phúc Khánh, Chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội) đều là những
ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Từ trước đến nay, ba ngôi chùa đều thu hút đông
đảo người dân gần xa đến tham quan lễ Phật. Mỗi ngơi chùa đều có đặc điểm
riêng tạo nên sức hấp dẫn đối với Phật tử và nhân dân cả nước tạo nên hoạt
động lễ chùa sơi nổi.
Hai là, ba ngơi chùa này có sự khác biệt về vị trí để đảm bảo cung cấp
cái nhìn bao quát về hoạt động lễ chùa ở nội và ngoại thành Hà Nội. Chùa Phúc
Khánh thuộc phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, TP Hà Nội; Chùa Hà thuộc
phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội còn chùa Thầy thuộc xã Sài
Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay trở thành khu vực ngoại thành Hà
Nội do sự phát triển của q trình đơ thị hóa.
(3). Những địa điểm khảo sát này có một phần nền tảng dữ liệu về thực
trạng lễ chùa trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra [37], [65] góp phần giúp chúng
tơi nhận diện, so sánh thực hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 so
với thời gian trước đại dịch.
Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về sự biến đổi sinh hoạt lễ chùa tại chùa
Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội) trong bối cảnh đại dịch Covid-19
là khả thi và cần thiết; nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra
phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Giới y học dự
đốn cịn xuất hiện thêm nhiều biến thể mới ngoài biến thể Delta và Omicron
[108]. Thực hiện khảo sát về thực hành lễ chùa hiện nay là thiết thực nhằm phản
ánh thực trạng lễ chùa trước “khủng hoảng xã hội” - đại dịch Covid-19 cùng


4

những xu hướng biến đổi, từ đó góp phần gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp,
hạn chế những tiêu cực của phong tục lễ chùa trong hoàn cảnh mới.
Với tất cả những lí do trên, NCS quyết định chọn đề tài Biến đổi thực
hành lễ chùa ở Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (qua nghiên cứu
trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy) làm đề tài nghiên
cứu của luận án Tiến sĩ ngành Văn hóa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện thực trạng biến đổi của thực hành lễ chùa (một thực hành sinh
hoạt Phật giáo tiêu biểu) qua khảo sát đối tượng đi lễ chùa tại chùa Phúc Khánh
(quận Đống Đa, Hà Nội), chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và chùa Thầy
(huyện Quốc Oai, Hà Nội) trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đồng thời chỉ ra
xu hướng vận động và biến đổi của thực hành lễ chùa hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu tổng quan tài liệu, xác lập cơ sở lí luận và lí thuyết
nghiên cứu làm tiền đề để triển khai nội dung của luận án.
Hai là, phản ánh thực trạng biến đổi lễ chùa của người dân tại chùa Phúc
Khánh, chùa Hà và chùa Thầy trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở các khía
cạnh: Khơng gian và thời gian đi lễ, tần suất đi lễ, hình thức tham gia, đồ lễ,
cách thức thực hiện cơng đức và trình tự hành lễ. Đồng thời, nghiên cứu khẳng
định vai trò của hoạt động lễ chùa trong đời sống tinh thần của người dân.
Ba là, chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi trong thực hành lễ chùa tại
chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) và chùa
Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bốn là, bàn luận và đưa ra nhận định, đánh giá về xu hướng biến đổi của
thực hành lễ chùa của người dân tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy
(Hà Nội) nói riêng cũng như phản ánh phần nào xu hướng biến đổi thực hành


5

lễ chùa của người dân hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể khảo sát: Những người đi lễ chùa tại chùa Phúc Khánh (Đống
Đa, Hà Nội), chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) và chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội).
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Biến đổi thực hành lễ chùa - thực
hành sinh hoạt Phật giáo của người dân tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà
Nội), chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) và chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) trong bối
cảnh đại dịch Covid-19.
Cụ thể, khi triển khai và tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ
nghiên cứu biến đổi thực hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của
người dân hiện nay dựa trên các khía cạnh: Khơng gian và thời gian thực hành
lễ chùa, tần suất và hình thức tham gia lễ chùa, hệ thống đồ lễ và hoạt động
cơng đức/cúng dường và trình tự hành lễ tại chùa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Không gian nghiên cứu chính của luận án là ba ngơi chùa:
Chùa Phúc Khánh (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội), chùa Hà
(phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và chùa Thầy (xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai, TP Hà Nội).
+ Thời gian: Luận án nghiên cứu sinh hoạt lễ chùa của người dân trong
suốt quá trình lịch sử dựa trên các cứ liệu cho phép và trọng tâm là khảo sát
biến đổi thực hành lễ chùa của người dân tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và
chùa Thầy (Hà Nội) trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đã nêu, câu hỏi chính của luận án là: Thực hành
lễ chùa tại Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra như thế nào?
Cụ thể hơn, nghiên cứu cần làm sáng tỏ 03 câu hỏi phụ sau:



6
- So với hoạt động lễ chùa trước đại dịch, thực hành lễ chùa hiện nay
(2020-2022) của người dân tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), chùa Hà
(Cầu Giấy, Hà Nội) và chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) có diện mạo như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi của thực hành lễ chùa
trong bối cảnh đại dịch Covid-19?
- Thực hành lễ chùa có xu hướng biến đổi như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, luận án đặt ra giả thuyết:
Một là, hoạt động lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có diện mạo
mới, thay đổi từ hình thức này sang hình thức khác mà khơng biến mất. Thực
hành lễ chùa vẫn ln đóng một vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa tinh
thần của người dân, góp phần nâng đỡ đời sống tinh thần của người dân trong
nhịp sống hiện đại ngày nay.
Hai là, biến đổi tơn giáo tín ngưỡng là một tất yếu dưới sự chi phối của
hồn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh hiện nay mà cụ
thể là dưới sự tác động của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh đại dịch cùng với sự phát
triển của “chuyển đổi số” đang diễn ra mạnh mẽ, sinh hoạt Phật giáo - thực
hành lễ chùa của người dân tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy (Hà
Nội) có những biến đổi sâu sắc trên các khía cạnh: Khơng gian, thời gian đi lễ,
tần suất đi lễ, lễ vật và cúng dường, trình tự thực hành thắp/dâng hương…
Ba là, dưới tác động của bối cảnh, có những thành tố bị ảnh hưởng/hạn
chế và cũng có những thành tố mới được tạo đà phát triển làm nên diện mạo,
xu hướng khác so với sinh hoạt lễ chùa trước đại dịch Covid-19.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận liên ngành: Để có cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ
khác nhau về thực hành lễ chùa hiện nay, luận án sử dụng cách tiếp cận liên
ngành, trong đó trọng tâm là hướng tiếp cận văn hóa học tôn giáo. Tiếp cận liên



7

ngành dựa trên cứ liệu của nhiều ngành khoa học: Tơn giáo học, tâm lý học,
văn hóa học, xã hội học… để có những minh chứng nhằm nhận định, đánh giá
sâu sắc vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Để đánh giá chính xác và
có chiều sâu về hoạt động lễ chùa, luận án tập trung nghiên cứu trường hợp tại
chùa Phúc Khánh (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội), chùa Hà
(phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và chùa Thầy (xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai, TP Hà Nội). Ba điểm chùa này đều là những địa chỉ nổi tiếng
của thủ đô Hà Nội lại đảm bảo sự khác biệt về vị trí địa lí, yếu tố đặc sắc cùng
số lượng người tham gia lễ chùa đông đảo, đa dạng để tiến hành khảo sát.
Bên cạnh đó, luận án đặc biệt chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu định tính: Điền dã, quan sát, phỏng vấn, tổng hợp tư liệu trong nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu
Mục đích: Nghiên cứu tổng quan tài liệu, các cơng trình liên quan đến
thực hành lễ chùa và biến đổi thực hành lễ chùa để từ đó tìm ra những khoảng
trống và xác định vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu thứ cấp giúp
NCS có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước và soi chiếu với các dữ liệu
tại địa điểm khảo sát của luận án, từ đó thấy được sự biến đổi của thực hành lễ
chùa trong bối cảnh đại dịch hiện nay.
Nội dung cụ thể:
- Tổng hợp và phân tích các tư liệu liên quan đến hoạt động lễ chùa dưới
các góc nhìn văn hóa học, xã hội học, tâm lí học, tơn giáo học
- Tổng hợp và phân tích các tư liệu liên quan đến hoạt động lễ chùa tại
chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội).
- Tổng hợp và phân tích các tư liệu liên quan đối bối cảnh địa dịch Covid19: Tình hình diễn biến của các đợt dịch, ảnh hưởng chung của dịch bệnh đối



8
với kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…; các Chỉ thị, quy định, báo cáo về tình
hình dịch bệnh đối với hoạt động tổ chức và thực hành sinh hoạt tơn giáo, tín
ngưỡng tại các cơ sở trên địa bàn thủ đơ Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
Nội dung và số liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề của luận án được NCS
tìm kiếm, chọn lọc, phân loại, phân tích thơng tin qua các kết quả của tài liệu
nghiên cứu trong bước đầu nghiên cứu và được tiến hành bổ sung, cập nhật
trong suốt quá trình thực hiện. Khối tài liệu này được tập hợp qua sách, báo,
luận án, tạp chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động lễ chùa. Bên cạnh đó, luận
án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được công bố từ các trang web chính thức
như:

Cổng

thơng

tin

của

Bộ

Y

tế

về

đại


dịch

Covid-19

( Bộ Y tế ( Giáo hội Phật giáo
Việt Nam ( Trang tin của Giáo hội
Phật giáo thành phố Hà Nội ( />5.2.3. Phương pháp khảo sát điền dã: Phương pháp quan sát tham dự,
phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng trong quá trình
thực hiện đề tài luận án.
Quan sát tham dự: NCS tham dự thực hành lễ chùa tại chùa Phúc Khánh,
chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội) để thực hiện ghi hình, quan sát người tham gia
thực hành lễ chùa, quan sát cơ cấu, cách thức giao tiếp xã hội… của người đi
lễ chùa, quan sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đồ lễ diễn ra xung quanh chùa...
NCS quan sát thực hành lễ chùa ở các công đoạn: Chuẩn bị đồ lễ, thực hiện
dâng/thắp hương, cúng dường và công đức, thực hiện nghi lễ tại các Ban thờ…
NCS có mặt tại các địa điểm nghiên cứu, quan sát tham dự hoạt động lễ
chùa của người dân diễn ra. NCS nhận thấy những e dè khi tham gia hoạt động
lễ chùa khi có những ca dương tính Covid-19 đầu tiên, ưu tiên an toàn và hạn
chế tiếp xúc tối đa khi thực hành lễ chùa trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng
của đợt 2, đợt 3 với sự gia tăng về số lượng, chủng loại của các biến thể Covid-


9
19 và “cảm giác thả lỏng”, an tâm của người dân trong bối cảnh bùng phát dịch
bệnh đợt thứ 4 (khi thực hiện 5K và tiêm phòng đầy đủ 2 đến 3 mũi vacxin
phịng Covid-19)... Trong suốt q trình đó, NCS nhìn nhận trực quan, thu thập
thơng tin về sự vận động, thay đổi của thực hành lễ chùa hiện nay so với thời
điểm trước năm 2019 cũng như khám phá quan điểm/nhìn nhận của người dân
về sự biến đổi này.

Phỏng vấn sâu: Phương pháp được thực hiện nhằm khám phá và nhận
diện bức tranh lễ chùa của người dân hiện nay. những thông tin thu thập được
từ phỏng vấn sâu (định tính) sẽ góp phần đối chiếu, minh định với những thông
tin thu thập được từ bảng hỏi (định lượng) để đảm bảo kết quả nghiên cứu.
Đồng thời, phỏng vấn sâu cũng được thực hiện để bổ sung thông tin minh họa
và cụ thể hóa thơng tin định lượng đã thu thập được bằng bảng hỏi về biến đổi
của thực hành lễ chùa, đồng thời xác định nguyên nhân của những biến đổi này.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu nhóm đối tượng là những người
đi lễ chùa.
Số lượng cuộc phỏng vấn sâu: 25 cuộc phỏng vấn. Trong đó, tại Hà thực
hiện 11 cuộc phỏng vấn (07 nữ, 04 nam); tại chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội)
thực hiện 8 cuộc phỏng vấn (06 nữ, 02 nam); tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa,
Hà Nội) thực hiện 08 cuộc phỏng vấn (04 nữ, 02 nam).
Nội dung phỏng vấn sâu tập trung xoay quanh các vấn đề: Tần suất đi lễ
chùa trước và trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cảm nhận khi đi lễ chùa trong
bối cảnh đại dịch Covid-19, cách sắm đồ lễ, trải nghiệm tham gia các sinh hoạt
Phật giáo tại chùa…
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn thực hiện 11 cuộc phỏng vấn với nhóm đối
tượng quản lí di tích chùa (03 người) và nhóm người kinh doanh dịch vụ ở gần
chùa hoặc các vãi tại chùa (08 người) để có cái nhìn đa chiều về những thay đổi
trong hoạt động lễ chùa trong bối cảnh hiện nay.


10
Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Được NCS sử dụng để thu thập cứ liệu khoa
học nhằm đánh giá hiện trạng và sự biến đổi của thực hành lễ chùa đồng thời
tìm kiếm xu hướng vận động, biến đổi của thực hành lễ chùa trong bối cảnh
hiện nay. NCS sử dụng tổng số 507 phiếu trưng cầu ý kiến và sau đó xử lí bằng
phần mềm SPSS for Window. Trong đó, tổng số phiếu thu thập được từ chùa
Hà là 187 phiếu (102 nữ, 85 nam); tổng số phiếu khảo sát tại chùa Thầy (Quốc

Oai, Hà Nội) là 160 phiếu (112 nữ, 48 nam); tổng số phiếu khảo sát tại chùa
Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) là 160 phiếu (107 nữ, 53 nam).
Q trình thu thập thơng tin: Thời gian mở chính của chùa Phúc Khánh,
chùa Hà và chùa Thầy là 7h00 đến 17h00 trong ngày. Tuy nhiên, do người đi
lễ chùa bắt đầu đông từ khoảng 8h00 đến 16h00 nên cuộc khảo sát ở các chùa
thường được nhóm điều tra viên tiến hành từ 8h30 đến 16h30 trong ngày. Thời
gian tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi là tháng Hai, tháng Ba năm 2022 (bao
gồm ngày mùng Một, ngày Rằm và cả ngày thường trong tháng). Chúng tôi
tuân thủ 5K theo quy định phòng chống dịch tại các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng,
chuẩn bị phiếu phỏng vấn dưới 2 dạng là dạng phiếu in trên giấy A4 và phiếu
điện tử biểu mẫu trên Google Form. Cách chúng tôi tiếp cận phỏng vấn là mẫu
thuận tiện, ngẫu nhiên: Sau khi kết thúc lượt phỏng vấn đầu tiên, điều tra viên
sẽ tiếp cận người lễ chùa tiếp theo để thực hiện cuộc phỏng vấn kế tiếp. Đơi
khi, điều tra viên có thể tiến hành đồng thời phỏng vấn song song (thường là 2
người) đối với những nhóm người đi lễ chùa. Mỗi điều tra viên trong vòng 60
phút thường phỏng vấn được khoảng 10 - 12 người đi lễ chùa.
Phỏng vấn có 2 hình thức: Tiếp cận và xin phép người đi lễ chùa thực
hiện phỏng vấn trực tiếp trên phiếu in sẵn (do điều tra viên hỏi, đối tượng phỏng
vấn trả lời và điều tra viên ghi lại đáp án). Cách thức hai, xin phép người phỏng
vấn trả lời bảng hỏi thông qua link Google Form bằng cách trao đổi và chia sẻ
qua zalo hoặc trả lời trực tiếp trên ứng dụng điện thoại của điều tra viên (áp


11
dụng đối với người đi lễ chùa trẻ tuổi, có khả năng sử dụng ứng dụng zalo trên
điện thoại). Hai cách thức phỏng vấn đều cho kết quả tương đương nhau. Trong
q trình thực hiện phỏng vấn, chúng tơi gặp khó khăn khi tỉ lệ người từ chối
tiếp nhận phỏng vấn khá cao. Đối với chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) và
chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) tỉ lệ từ chối phỏng vấn là 30 - 40% tổng số người
được tiếp cận, tỉ lệ từ chối tại chùa Thầy là khoảng 10 - 20%. Trong bối cảnh

tình trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài, người đi lễ chùa e ngại những tiếp xúc,
trao đổi đồng thời nhiều người không muốn chia sẻ và tiết lộ những thông tin
với điều tra viên.
5.2.4. Phương pháp dân tộc học trực tuyến: Trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 có những diễn biến phức tạp cùng với đó thực hành lễ chùa khơng
chỉ diễn ra trực tiếp tại các chùa truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ trong
khơng gian mạng. Do đó, NCS áp dụng phương pháp dân tộc học trực tuyến
(hay còn gọi là phương pháp dân tộc học mạng) để khảo sát, phân tích, đánh
giá diện mạo cũng như xu hướng biến đổi của thực hành lễ chùa trên một số
nền tảng Internet: Web, facebook…
5.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu: NCS dựa tên những tư
liệu, thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát điền dã, quan sát tham dự,
kết quả xử lí phiếu điều tra bảng hỏi, tài liệu phỏng vấn sâu…; luận án sẽ mơ
tả và hồn thiện bức tranh về hiện trạng thực hành lễ chùa tại chùa Phúc Khánh,
chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội) cùng với những biến đổi nhanh chóng trong
bối cảnh đại dịch Covid-19.
NCS triển khai đối sánh hoạt động lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid19 với hoạt động lễ chùa những năm trước đại dịch (khoảng 10 năm trước đại
dịch) (thực hiện qua kết quả khảo sát trên cùng đối tượng người đi lễ chùa (thể
hiện qua các câu hỏi Q3, Q4, Q8 - Q11, Q15 - Q18) [Phụ lục 1, tr. 169 - 175].
Đồng thời, trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, NCS sẽ có những phân tích, đánh giá về hiện trạng và xu hướng biến


12
đổi của thực hành lễ chùa hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là cơng trình vận dụng cơ sở lí luận về thực hành sinh hoạt tơn
giáo và lí thuyết biến đổi văn hóa, lí thuyết chức năng trong nghiên cứu thực
hành lễ chùa - một sinh hoạt thực hành Phật giáo tiêu biểu và điển hình.

Bằng những kết quả khảo sát thực tiễn và kế thừa từ các nghiên cứu trước
đó, luận án đã xây dựng bức tranh về thực hành lễ chùa của người dân tại chùa
Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy (Hà Nội) dưới ảnh hưởng và tác động của
bối cảnh đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, luận án bàn luận và dự báo những xu
hướng của thực hành lễ chùa trong tương lai tại ba điểm chùa nói riêng và tại
Hà Nội nói chung.
Kết quả trên sẽ góp phần làm đa dạng, phong phú, rộng mở thêm những
lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu biến đổi thực hành sinh hoạt tơn giáo
nói chung và thực hành lễ chùa nói riêng trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là cơng trình nghiên cứu có hệ thống về thực hành sinh hoạt lễ
chùa của người dân qua khảo sát trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và
chùa Thầy (Hà Nội). Đây sẽ là nguồn tư liệu thực tiễn, hữu ích cho những ai
quan tâm, nghiên cứu về thực hành lễ chùa và biến đổi thực hành lễ chùa.
Luận án bàn luận và góp phần chỉ báo các xu hướng biến đổi của thực
hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng như hậu Covid-19.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bảo tồn và phát huy thực hành
sinh hoạt văn hóa Phật giáo, bảo tồn và phát huy những giá trị Phật giáo nói
riêng và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung. Điều này cũng góp
phần khẳng định xu thế hiện thực hóa, gắn đạo với đời, khẳng định những đóng
góp của văn hóa Phật giáo trong q trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam thơng qua thực hành lễ chùa. Bên cạnh đó, cũng khẳng định vai trị, chức


13
năng của thực hành lễ chùa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (13 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo
(16 trang) và Phụ lục (48 trang), nội dung nghiên cứu của luận án được trình
bày trong 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa bàn
nghiên cứu (35 trang)
Chương 2. Truyền thống lễ chùa trong văn hóa Việt Nam (33 trang)
Chương 3. Thực hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (Khảo
sát tại chùa Phúc Khánh, chùa Hà và chùa Thầy) (31 trang)
Chương 4. Thực hành lễ chùa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một
số vấn đề bàn luận (31 trang)


14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình liên quan đến biến đổi tơn giáo tín ngưỡng
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu thế giới về biến đổi tơn giáo tín ngưỡng
Thực hành sinh hoạt tôn giáo nhất là thực hành nghi lễ tôn giáo là một
phần quan trọng khơng thể thiếu của bất kì tơn giáo nào. Qua dịng chảy của
thời gian, chịu những tác động của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội… sự biến đổi của thực hành tơn giáo tín ngưỡng là một tất yếu. Đi
sâu vào những nghiên cứu về biến đổi tơn giáo tín ngưỡng nói chung và biến
đổi thực hành tơn giáo tín ngưỡng nói riêng trong giai đoạn gần đây, trên thế
giới xuất hiện hai xu hướng nghiên cứu biến đổi tôn giáo tín ngưỡng
Thứ nhất, xu hướng nghiên cứu biến đổi tơn giáo tín ngưỡng do ảnh
hưởng của sự phát triển cơng nghệ thông tin và Internet
Trong Religion and the Internet (Tôn giáo và mạng Internet) (2006),
tác giả Heide Campbell đã chỉ ra sự biến đổi của tôn giáo manh nha vào
những năm 1995, 1996 [99, tr. 3] khi có sự xuất hiện và phát triển của
Internet. Tác giả khẳng định dưới tác động của Internet đã tạo nên các hình
thức tơn giáo trực tuyến qua các trang web, phòng trò chuyện và các nhóm

thảo luận qua email. Khơng gian thờ phụng mới cũng được thiết lập và bước
đầu ở dạng các trang web. Song hành với đó, nghi lễ mạng và cách thức thực
hành tôn giáo qua không gian mạng được cấu thành. Trong các diễn đàn trực
tuyến, các buổi cầu nguyện được tập hợp hàng tuần vào một thời điểm cụ
thể. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần hình thành “cộng
đồng tơn giáo trực tuyến” (cộng đồng ảo) bên cạnh các cộng đồng tôn giáo
truyền thống tại các địa phương.


15
Ở bài viết “Religion and the Internet: A microcosm for studying Internet
trends and implications” (Tôn giáo và Internet: Một mô hình thu nhỏ (để)
nghiên cứu các xu hướng và tác động của Internet) (2013) [102], Heide
Campbell tiếp tục khẳng định những kết nối trực tuyến - ngoại tuyến, cộng đồng
và quyền lực trực tuyến đều liên quan đến thực tiễn xã hội. Cùng chung nội
dung này, tác giả chi tiết hóa bằng bài viết “Rethinking the online-offline
connection in the study of religion online” (Suy nghĩ lại về kết nối trực tuyến –
ngoại tuyến trong việc nghiên cứu tôn giáo trực tuyến) [100] để bàn về mối
quan hệ giữa sinh hoạt trực tuyến và ngoại tuyến của tôn giáo qua khảo sát
mạng xã hội. Trong đó, tác giả phân tích và chỉ ra việc sử dụng và lựa chọn
công nghệ trực tuyến khơng tách khỏi bối cảnh ngoại tuyến. Hay nói một cách
khác, thực hành ngoại tuyến hướng dẫn niềm tin và hành vi trực tuyến.
Trong cuốn sách Creating Church Online: Ritual, Community and New
Media (Sáng tạo Nhà thờ Trực tuyến: Nghi lễ, Cộng đồng và Phương tiện mới)
(2017) [105], tác giả Tim Hutching phản ánh sự tồn tại nhà thờ trực tuyến của
cộng đồng Cơ đốc dựa trên nền tảng Internet bắt đầu từ những năm 1990 đến
nay. Khi internet đã trở thành nền tảng chính cho tin tức, kinh doanh, giáo
dục… thì nhiều nhà thờ cũng đã chuyển sang không gian mạng như một lĩnh
vực truyền giáo, nơi mọi người có thể tìm thấy đức tin bằng cách tham gia cầu
nguyện, tham dự các buổi lễ… Tác giả khẳng định hàng trăm nghìn người hiện

đang tham gia vào các hội nhóm trực tuyến đã tạo ra các loại nghi thức, hình
thức quản lí, cộng đồng và mạng lưới ảnh hưởng toàn cầu mới. Điểm nổi bật
trong nghiên cứu của Hutchings là nhiều người tham gia nhà thờ trực tuyến
trong khi vẫn kết nối với các Hội thánh địa phương. Điều này trái ngược so với
các thăm dò dư luận Cơ đốc giáo trước đó khi dự đốn các nhà thờ trực tuyến
sĩ dần thay thế các Hội thánh địa phương.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra trong bối cảnh


16
Internet, “thực hành” tôn giáo trên Internet đang tăng lên. Hệ quả là có sự hình
thành các cộng đồng tơn giáo online (cộng đồng ảo) ở khắp các nền tảng, nghi
lễ online, không gian tôn giáo online đa dạng…và mối quan hệ mật thiết giữa
sinh hoạt tôn giáo trực tuyến và sinh hoạt tôn giáo trực tiếp.
Thứ hai, xu hướng nghiên cứu biến đổi tơn giáo tín ngưỡng do đại dịch
Covid-19
Đại dịch Covid-19 xuất hiện trên thế giới từ cuối năm 2019 cho đến nay.
Trước nguy hiểm của đại dịch Covid-19, vấn đề về cách ứng phó và những thay
đổi của tơn giáo, trong đó có Phật giáo cũng nóng lên trên tồn cầu. Bởi lẽ, tơn
giáo trước nay ln gắn với sinh hoạt cộng đồng mà trong bối cảnh đại dịch,
đặc biệt trong giai đoạn đầu virut Corona “càn quét” ở châu Á, thế giới chưa
sản xuất được vacxin phịng bệnh thì giãn cách, khơng tập trung là ngun tắc
hàng đầu để ứng phó với đại dịch. Từ thực tiễn này, thúc đẩy sự ra đời của các
nghiên cứu trên thế giới xoay quanh biến đổi của tôn giáo để nhằm ứng phó
với đại dịch.
Bài viết “On Face Masks as Buddhist Merit: Buddhist Responses to
Covid-19. A Case study of Tibetan Buddhism in Shanghai” (Những phản ứng
của Phật giáo đối với Covid-19. Một nghiên cứu điển hình về Phật giáo Tây
Tạng ở Thượng Hải) (2020) [104] của tác giả Kai Shmushko phản ánh thực
trạng các cơ sở hoạt động tôn giáo Phật giáo ứng phó với đại dịch, xem xét tác

động của đại dịch đối với nhóm tín đồ Phật tử tại gia ở Thượng Hải. Kết quả
nổi bật là trong bối cảnh đại dịch, nhóm tín đồ đã hỗn các cuộc hành hương;
trong vài tháng đầu của đại dịch, nhóm đã hủy bỏ các buổi tụng kinh và học tập
tập trung. Thay vào đó, mỗi cá nhân tín đồ thực hiện lễ nghi, tụng kinh riêng
tại phòng. Trong bối cảnh đại dịch, với tình trạng khẩu trang cịn thiếu nguồn
cung, nhóm đã triển khai sản xuất khẩu trang để kinh doanh (được tác giả gọi
là dạng kinh tế lễ nghi).


17
Trong bài viết “Covid-19 and Korean Buddhism: Assessing the Impact
of South Korea’s Coronavirus Epidemic on the Future of Its Buddhist
Community” (Covid-19 và Phật giáo Hàn Quốc: Đánh giá tác động của đại dịch
Coronavirut đối với tương lai của cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc) (2021) [96],
tác giả Cheonghwan Park và Kyungrae Kim đã phản ánh thực trạng ba tôn giáo
của đất nước là Công giáo, Phật giáo và Tin lành đối mặt với thách thức bị giảm
thu nhập và hạn chế phạm vi mở rộng, phát triển. Trước những thách thức của
đại dịch, nhóm tác giả đề xuất khuyến nghị: Thiết lập hệ thống giáo dục Phật
giáo trực tuyến, thu hút những người ủng hộ qua các nền tảng truyền thơng xã
hội khác nhau, phát triển chương trình học tập ảo, các lớp thiền ảo cho những
người trong tình trạng cách li xã hội.
Như vậy, để ứng phó với “khủng hoảng xã hội” là một đại dịch nguy
hiểm, tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới đã thích ứng dựa trên nguyên tắc giảm
nhẹ tối đa thiệt hại của đại dịch Covid-19. Tơn giáo tín ngưỡng ứng phó với đại
dịch thơng qua sự biến đổi về thực hành sinh hoạt tôn giáo và biến đổi về cộng
đồng tơn giáo. Trong đó, xét riêng về hoạt động thực hành sinh hoạt tôn giáo,
bản chất thay đổi trong bối cảnh đại dịch chính là xu hướng thiết lập, gia tăng
và đa dạng các hoạt động trực tuyến. Vậy, liệu rằng ở Việt Nam, dưới tác động
của đại dịch Covid-19, thực hành tôn giáo có biến đổi giống với xu hướng của
thế giới hay khơng?

1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về biến đổi tơn giáo tín
ngưỡng và biến đổi thực hành tơn giáo tín ngưỡng
Trong những năm gần đây, các cơng trình liên quan đến biến đổi tơn giáo
tín ngưỡng khá phong phú và có chiều hướng gia tăng về số lượng. Nhìn chung,
các cơng trình đều khẳng định thực trạng phát triển của sinh hoạt tơn giáo tín
ngưỡng ở Việt Nam. Điển hình như các cơng trình luận án tiến sĩ Văn hóa học:
Biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong q trình đơ thị hóa


18
của Lê Thị Thu Hiền (2017) [31], Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa của Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (2019) [73];
Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Loan
(2019) [45]… Cùng với đó là các bài viết, tiêu biểu như bài tạp chí “Những
biến đổi trong đời sống lễ nghi ở làng nghề La Phù, Hoài Đức, Hà Tây” của
Nguyễn Thị Thanh Bình (2006) [12]; “Những biến đổi trong hành lễ của một
bà đồng gọi hồn ở vùng cao phía Bắc Việt Nam” của tác giả Phan Đăng Nhật
và Oscar Salemink (2003) [61]; Bài viết “Câu chuyện “Cô Đa Đai”: Thực hành
tôn giáo tại một ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội” (2015) của tác giả Nguyễn Thị
Hiền [32]; Bài viết “Sự biến đổi tâm thức tôn giáo truyền thống của người Tây
Nguyên hiện nay” (2014) của tác giả Phạm Quỳnh Phương [71], “Biến đổi đời
sống tôn giáo - Một yếu tố cần tính đến trong việc hồn thiện chính sách tơn
giáo” của tác giả Đỗ Quang Hưng trên Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo (2018) [35]…
Đa phần, các tác giả đều khẳng định biến đổi tơn giáo, tín ngưỡng là tất yếu
của quy luật vận động tự nhiên, xã hội, lịch sử. Ở mỗi cơng trình dựa trên bối cảnh
nông thôn mới hoặc đô thị mới; ảnh hưởng và tác động của q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tồn cầu hóa, biến đổi tơn giáo tín ngưỡng ở mỗi địa phương,
khu vực sẽ có những diện mạo ít nhiều khác nhau theo cả 2 xu hướng: (1).
Gia tăng một số hoạt động tơn giáo tín ngưỡng trong bối cảnh mới và (2).
Xu hướng đơn giản hóa một số thực hành tơn giáo, tín ngưỡng truyền thống.

Trong bài viết “Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (2015) tác giả Chu Văn Tuấn
[84] cung cấp tổng quan về 3 khía cạnh biến đổi tơn giáo trong bối cảnh hội
nhập quốc tế:
(1). Xu hướng biến đổi niềm tin tôn giáo
(2) Xu hướng biến đổi về thực hành tôn giáo
(3). Xu hướng biến đổi về cộng đồng thực hành tôn giáo


19
Tác giả khẳng định:
Q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với những yếu tố khác
nhau như sự phát triển của khoa học công nghệ, các lĩnh vực thông
tin truyền thông đã khiến cho đời sống tôn giáo có nhiều sự biến đổi.
Sự biến đổi của tơn giáo diễn ra trên tất cả các khía cạnh: niềm tin,
thực hành và cộng đồng cũng như trên các cấp độ cá nhân, gia đình
và cộng đồng. Sự biến đổi của niềm tin tôn giáo không chỉ phản ánh
xu hướng nhu cầu tơn giáo mà cịn phản ánh những đặc điểm niềm
tin xã hội [84, tr. 37-38].
Trong cơng trình gần đây Biến đổi tôn giáo dân gian trong chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Mai chủ biên (2021)
[51] cùng chung quan điểm của với tác giả Chu Văn Tuấn ở việc khẳng định
biến đổi tôn giáo dân gian hiện nay (thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ thổ thần,
thờ Thần tài, thờ cúng nhiên thần, linh vật…) đã và đang diễn ra trên nhiều
phương diện như: Chủ thể tôn giáo, thực hành nghi lễ, biến đổi về cơ sở tơn
giáo và mục đích thực hành nghi lễ…
Trong cơng trình Sự biến đổi của tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện
nay của tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm [48] đã phản ánh sự
biến đổi về lễ vật, không gian, cách thức thực hành… dưới tác động của kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong bài viết “Sự biến đổi đời sống tơn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0”, (2019); tác giả Nguyễn Phú Lợi
[126] khẳng định sự biến đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam trên các phương
diện: Diện mạo và cấu trúc tôn giáo, biến đổi niềm tin và biến đổi phương thức
truyền giáo và sống đạo. Tác giả khẳng định về sự xuất hiện sinh hoạt online:
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đời sống tâm
linh - tơn giáo ở nước ta đang có sự biến đổi sâu sắc, xuất hiện loại


20
hình sống đạo mới: sống đạo online. Mặc dù các tôn giáo đều cho
rằng, việc sống đạo online, kể cả lễ chùa online, tham dự thánh lễ
online hay cúng giỗ online không thể thay thế cho sống đạo trực tiếp,
song các tơn giáo đều khơng phản đối, thậm chí cịn khuyến khích lối
sống đạo trực tuyến này để thu hút tín đồ thời cách mạng cơng nghiệp
4.0 [126].
Như vậy, các cơng trình về biến đổi tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện
nay được đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với nội dung
nổi bật là: (1) Trọng tâm biến đổi là sự gia tăng thực hành mới và đơn giản hóa
các thực hành tơn giáo tín ngưỡng truyền thống. (2). Trong bối cảnh tồn cầu
hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0, lối sống đạo trực tuyến được khuyến khích
(nhưng sự tồn tại của lối sống đạo trực tuyến rất mờ nhạt so với thế giới).
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lễ chùa và biến đổi
thực hành lễ chùa
1.1.2.1. Các cơng trình liên quan đến lễ chùa
Hoạt động đi chùa lễ Phật được đề cập với nhiều hướng tiếp cận khác
nhau: văn hóa, xã hội, tơn giáo, tâm lí… Cho đến nay, có nhiều cơng trình
nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề này, có thể chia những tài liệu này thành
3 nhóm tiếp cận như sau:
Một là, nhóm cơng trình nghiên cứu tiếp cận tôn giáo học và triết học:

Những nghiên cứu tơn giáo học trong q trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu có
dành sự quan tâm cho vấn đề đi lễ chùa nhưng chưa sâu sắc, cụ thể. Đó là các
cơng trình như: Đời sống tín ngưỡng, tơn giáo - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay (2013) của Nguyễn Hoài Sanh [74], cơng
trình luận án Triết học Ảnh hưởng của văn hóa tơn giáo trong đời sống tinh thần
xã hội Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Văn Lợi [46]. Trong quá trình phản ánh
thực trạng bức tranh đời sống văn hóa tơn giáo hiện nay, các cơng trình này đều


21
khẳng định sự gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trong đời sống xã hội
trong đó có hoạt động lễ chùa.
Bên cạnh đó là nhóm cơng trình tập trung phản ánh và khai thác các nghi
lễ thờ cúng tại các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng trong đó có nghi lễ tại các chùa:
Nghi lễ Phật giáo (2012) của Trương Bội Phong [68]; Nghi lễ thờ cúng tổ tiên,
đền chùa, miếu phủ (2007) của Trương Thìn [79]; Tập tục và nghi lễ dâng
hương của nhóm tác giả Tuệ Nhã và Diệu Nguyệt, hiệu đính bởi Thích Thanh
Tứ [60]… Các cơng trình này mơ tả và giới thiệu về các nghi lễ Phật giáo một
cách sâu sắc như nghi lễ: Dâng hương, cúng hoa, cúng đèn, cách ăn uống, nghi
thức quy y, nghi thức phóng sinh, nghi thức khai quang…. [68, tr. 17-24], [60,
tr. 176, 180 - 181], [79, tr. 89 - 94]. Nhóm cơng trình này đã giới thiệu về các
nghi lễ thờ cúng tại chùa trong đó có giới thiệu cách sắm lễ và trình tự hành lễ
tại chùa theo đúng quy định của Phật giáo. Tuy nhiên, cách thức sắm lễ và trình
tự hành lễ chung của người dân (những người khơng quy y) thì chưa được đề
cập, phản ánh.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu xã hội học: Các cơng trình nghiên cứu
xã hội học cũng lưu ý đến hiện tượng này và đã đưa ra những kết quả nhất định
cho việc khảo sát hoạt động của người đi lễ chùa và những mối tương tác xã
hội của hoạt động này. Tiêu biểu trong số đó là ấn phẩm sách Chân dung xã
hội của người đi lễ chùa (2012) của tác giả Hoàng Thu Hương [37]. Dựa trên

lí thuyết chức năng, lí thuyết hành động xã hội, lí thuyết trao đổi; tác giả Hồng
Thu Hương tập trung phác thảo chân dung những người đi lễ chùa tại chùa
Quán Sứ và chùa Hà (Hà Nội) qua các đặc trưng về giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo đồng thời chỉ ra vị trí, vị thế của ngơi chùa có
sự tác động đến cơ cấu xã hội của người đi lễ chùa. Tác giả khẳng định: “Những
người đi lễ chùa vào ngày rằm và ngày mồng một tuy là một nhóm “động”, có
tính “mở” nhưng nhóm này có sự ổn định tương đối về mặt cơ cấu và tính chất


22
của khuôn mẫu thực hành nghi lễ” [37, tr. 189].
Tương ứng với mục tiêu và đích đến như tác giả Hoàng Thu Hương, tác
giả Trần Thị Thúy Hằng mang đến những kết luận cho hoạt động lễ chùa ở
miền Trung qua khảo sát phỏng vấn sâu tại chùa Từ Đàm (Thành phố Huế) với
đề tài cấp cơ sở: Các yếu tố tác động đến hoạt động đi lễ chùa (Qua khảo sát
tại chùa Từ Đàm (Thành phố Huế) (nghiệm thu năm 2015) [29]… Cũng dưới
góc nhìn xã hội học, tác giả Hoàng Thị Phương chọn đối tượng là sinh viên của
trường Đại học Hồng Đức để triển khai bài viết: “Thực trạng đi lễ chùa của sinh
viên trường Đại học Hồng Đức” [69] và “Nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức” [70]…
Có thể nói, kết quả nổi bật trong cách tiếp cận xã hội học là đã trả lời cho
câu hỏi “Những người đi lễ chùa là ai?”. Với các nhóm khách thể nghiên cứu
khác nhau, các tác giả đã vẽ lên bức tranh về cơ cấu của những nhóm người đi
lễ chùa tại thời điểm nhất định (thường là ngày rằm, mồng một).
Ba là, nhóm cơng trình thuộc những nghiên cứu văn hóa học: Các cơng
trình tiếp cận dưới góc độ văn hóa học phần lớn được đề cập qua các bài báo,
tạp chí, phóng sự, tin tức… Những cơng trình này đa phần tập trung theo 4
hướng chủ đạo sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, điển hình như các cơng trình: Đầu năm đi
lễ Phật (2009) của Nhóm Quảng Văn [64]; “Chuyện đi lễ chùa hái lộc đầu

xuân” (1997) của Nguyễn Thu Hường [39], “Đi chùa - Những bước đầu của
hành trình tâm linh” (2013) của tác giả Thiện Ý [144], “Đầu xuân đi chùa lễ
Phật và xin chữ” (2017) của Thiên Đức Mạnh Hùng [118]… Các cơng trình
thuộc nhóm này đa phần là các bài báo, tin tức, sách... Nội dung của các cơng
trình trong nhóm tập hợp những ghi nhận, cảm xúc hoặc những mơ tả hành
trình tham gia vào hoạt động lễ chùa tại một điểm hay một cụm di tích nào đó.
Đồng thời các bài báo đều khẳng định lễ chùa, đặc biệt lễ chùa đầu xuân là một tập


23
tục phổ biến trong văn hóa Việt Nam đem lại cho con người những cảm xúc hi vọng
vào những điều tốt đẹp:
Hướng nghiên cứu thứ hai: Bao gồm những phân tích, phản ánh mặt
tiêu cực của vấn đề hoặc có thể đưa ra lời khuyên để ứng xử văn hóa khi đi
lễ chùa nói riêng và khi đến các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng nói chung. Đó là
văn hóa ứng xử với môi trường, ứng xử với con người, ứng xử với thần linh.
Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu theo Phật của tác giả Thích Thanh Từ
(2000) [137], “Giữ gìn văn hóa trong lễ hội chùa” của Vũ Đình Anh (2010)
[4], “Văn hóa đi chùa của người trẻ: Đi chùa đúng pháp, được phước” của
Thích Nhật Từ [135], “Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa” của Lâm Vũ [142],
“Cần làm gì khi đến chùa” của Thích Cung Minh [127]… Các cơng trình này
giải thích, hướng dẫn và hướng mọi người đến những ứng xử đúng đắn khi
tham gia lễ chùa:
Thắp nhang không phải là văn hóa gốc của Phật giáo (từ Ấn Độ).
Thắp nhang là văn hóa tín ngưỡng tại Trung Quốc, người Việt Nam
do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc nên có thói quen sử dụng
từ lâu. Tơi nghĩ, giới trẻ và mọi thành phần khi đi chùa chỉ thắp một
nén nhang tượng trưng. Chùa nào ở trước chánh điện có một lư hương
lớn bằng đồng, bằng đá hoặc bằng một chất liệu gì đó nghĩa là vị trụ
trì ở đó có dụng ý muốn chúng ta cắm nhang vào lư hương đó. Khi

vào chánh điện chúng ta chỉ chắp tay để trải nghiệm đời sống tâm
linh và tinh thần, không cần phải thắp nhang nữa [136].
Bên cạnh đó, các bài viết cịn có nội dung phản ánh những mặt trái trong
văn hóa lễ chùa của một bộ phận nhỏ những người đi chùa hiện nay như: hiện
tương chen lấn xô đẩy, thương mại hóa, trần tục hóa, dùng đồ lễ mặn, xả rác
thải ra môi trường, trang phục chưa phù hợp khi đi lễ chùa (nhất là đối với tầng
lớp thanh niên)… đồng thời hướng đến việc nâng cao ý thức, giáo dục hành vi


24
phù hợp trong hoạt động lễ chùa, tiêu biểu như các cơng trình: “Giới trẻ và văn
hóa lễ chùa đầu năm” của tác giả Hồng Yến (2017) [145], “Nóng” văn hóa ăn
mặc nơi đền chùa và văn hóa ứng xử nơi lễ hội” của Bích Ngọc [129], “Giáo
dục hành vi đi lễ chùa phù hợp lối sống mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay”
của tác giả Phạm Thị Thương (2017) [81]…
Hướng nghiên cứu thứ ba: Nhóm các cơng trình đề cập đến niềm tin,
phản ánh cách thức tổ chức và quản lí về về văn hóa tơn giáo tín ngưỡng trong
đó có sinh hoạt lễ chùa. Khẳng định lễ chùa là một “phong tục đẹp”, “văn hóa
đẹp” của người Việt Nam đã tồn tại hàng nghìn năm nay, đáp ứng những nhu
cầu tinh thần của nhân dân, cần được duy trì và phát triển. Đó là các cơng trình
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa miếu phủ của tác giả Trương Thìn [79]; Phật
giáo trong lịng người Việt của tác giả Hạnh Nguyên [57]; Một vài đóng góp
của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam của Lê Đức Hạnh [27]; Tơn giáo trong
mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương [22];,
đề tài cấp Bộ Tác động của thực hành tín ngưỡng và các hoạt động lễ hội đến
lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Thị Hiền [33]…
Đời sống tâm linh của một bộ phận người Việt thực hành tín ngưỡng,
tham gia vào các hoạt động của lễ hội truyền thống được biểu hiện
trong nhiều hình thức phong phú, mặc dù họ khơng theo một tơn giáo

chính thống nào, nhưng họ vẫn vào chùa lễ Phật, tham dự các lễ cầu
siêu, cầu an trong chùa. Họ cũng đi lễ các đình, đền, phủ để cầu sức
khỏe, cầu tài, cầu lộc, cầu công danh địa vị. Đôi khi những cầu cúng
này không phải là những điều cao siêu, giải thoát mà thể hiện mong
muốn trong cuộc sống thường nhật như cầu con cái ngoan ngoãn, học
giỏi, công việc thuận lợi, may mắn, hạnh phúc [33, tr. 68].
Cùng chủ đề này cịn nhiều bài viết cơng bố trên các tạp chí, hội thảo như:


25

Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo,Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Giác ngộ,
Tạp chí Di sản văn hóa, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xã hội học… tiêu biểu như
các bài viết: “Về xu hướng thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo” của tác
giả Minh Chi [17], “Giá trị của sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo trong xã hội hiện
đại” của tác giả Đào Thị Vinh [91], “Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn
hóa xã hội Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Xn Tài [76]…
Hướng nghiên cứu thứ tư: Nhóm cơng trình tập trung khai thác và khẳng
định vai trị, giá trị của văn hóa Phật giáo trong đó có hoạt động lễ chùa đồng
thời cũng khẳng định sự gia tăng của các sinh hoạt Phật giáo hiện nay. Cơng
trình luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học của Dương Thị Thu Hà Văn hóa
Thiền tơng trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay [26], Giá trị và chức năng
cơ bản của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay [18] do tác giả Hoàng
Văn Chung (chủ biên) cung cấp một số giá trị (giá trị nhận thức, giá trị đạo đức)
và chức năng cơ bản của Phật giáo bao gồm: Liên kết xã hội; hỗ trợ xã hội và
giáo dục về đạo đức và lối sống [18, tr. 84].
Như vậy, có thể khẳng định trong nghiên cứu về lễ chùa trước đến nay
có một số điểm nổi bật như sau:
Về lí thuyết nghiên cứu: Các cơng trình sử dụng các lí thuyết chính như:
Lí thuyết chức năng xã hội, lí thuyết trao đổi xã hội…

Về phương pháp tiếp cận: Có sự đa dạng với các cách tiếp cận: Tơn giáo
học, xã hội học và văn hóa học.
Về phương pháp nghiên cứu: Hầu hết các cơng trình điều vận dụng các
phương pháp định tính như: Quan sát, phỏng vấn kết hợp với miêu tả, phân
tích, diễn giải để vẽ lên bức tranh về sinh hoạt lễ chùa nói riêng và sinh hoạt
tơn giáo tín ngưỡng nói chung.
Về nội dung nghiên cứu: Đặt trong bối cảnh sau Đổi mới và sự phát triển
của kinh tế thị trường, các công trình trên phản ánh 5 nội dung chính liên quan


×