Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trong sự nghiệp cnh hđh ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.54 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................2
B. NỘI DUNG............................................................................................................................................3
I. Về quan điểm của Đảng: “Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững”..................................................................................................................................3
II . Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.............................................................................6
C. Kết luận................................................................................................................................................11
D. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................13

1


A.LỜI MỞ ĐẦU
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm
phát triển kinh tế xã hội. Trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, việc thực
hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa được coi là “nhiệm vụ trung tâm” trong cả
một chặng đường dài của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được
“nhiệm vụ trung tâm” ấy, chúng ta cần huy động rất nhiều nguồn lực khác nhau,
trong đó nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất đến thành cơng của
q trình CNH-HĐH chính là nguồn lực con người. Bởi lẽ con người là yếu tố
quyết định của lực lượng sản xuất, là yếu tố đứng ở vị trí hàng đầu trong các yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất. Hơn nữa, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
của quá trình CNH-HĐH, là nhân tố xây dựng quá trình đó nhưng cũng chính là
nhân tố sử dụng những thành quả của q trình đó, mặt khác thỏa mãn nhu cầu của
con người là mục tiêu mà quá trình CNH-HĐH hướng tới. Bởi vậy việc nghiên cứu
về vai trò cũng như tìm ra được các giải pháp để phát triển nguồn lực con người
trong quá trình CNH-HĐH là tất yếu và vô cùng quan trọng. Để làm được điều
này, chúng ta sẽ cùng phân tích quan điểm: “Lấy phát huy nguồn lực con người
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trong sự nghiệp CNH-HĐH
ở nước ta.”



2


B. NỘI DUNG
I. Về quan điểm của Đảng: “Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”
1. Nguồn lực con người
      Nguồn lực được hiểu là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần đã, đang và sẽ
tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy q trình
cải biến xã hội của một quốc gia dân tộc. Nguồn lực con người là tổng thể những
yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã
hội, v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát
huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt
động xã hội. Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với
tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã
hội.
2. Phát triển nhanh và bền vững
      Phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Báo cáo của
Ủy Ban Môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới. Trong báo cáo nêu rõ:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng
tổn hại đến nhu cầu tương lai”. Phát triển bền vững là một sự phát triển triển cân
đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường, không được xem nhẹ cực
nào.
      Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm
và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng.
3


3. Vì sao lại lấy phát huy nhân tố con người là yếu tố cơ bản để phát

triển nhanh và bền vững?
       Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của một quốc
gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 nguồn lực chủ yếu: vốn; khoa học và công
nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước trong đó,
nguồn lực con người được coi là yếu tố cơ bản, quyết định nhất, vì:
     - Các nguồn lực khác khơng có khả năng tự thân mà phải thơng qua nguồn lực
con người mới phát huy được tác dụng.
     - Các nguồn lực khác dùng thì hết, trái lại nguồn lực con người càng dùng càng
phát triển.
      Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và cơng nghệ, khoa học quản lí, và đội
ngũ cơng nhân lành nghề giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có
khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới.
Trên lĩnh vực kinh tế
      Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Để có
tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu : nhân tố tự nhiên, nhân tố con
người,các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn).
      Bởi vì về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực
lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Con người là một
đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng
các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát
huy tác dụng. Mặt khác, con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng
lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển. Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách
thể của các quá trình kinh tế-xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực.
4


      Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết
kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc

gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển
con người có độ lan tỏa đồng đều, nó mang lại sự cơng bằng hơn về cơ hội phát
triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển.
Trên lĩnh vực chính trị
      Con người là chủ thể của các tư tưởng chính trị nên con người phải có trình độ
hiểu biết về lí luận cũng như về thực tiễn nhất là các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo,
từ đó họ sẽ hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân đồng thời các cán
bộ nhà nước cịn tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước
đến nhân dân nhằm định hướng con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân
đã lựa chọn. Mặt khác, đối với nhân dân khi mà người dân có tri thức, có năng lực,
thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào
cơ quan nhà nước thì sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Trên lĩnh vực xã hội
Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, xóa đói
giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con người làm mục tiêu cao nhất của sự phát triển
xã hội.
        Ở đây, vị trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách là mục tiêu cao nhất
của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững chủ yếu không phải là
tạo ra nhiều hàng hóa, của cải mà nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người,
không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, giới tính, vùng miền. Vậy, để phát triển xã hội
bền vững, trước hết cần phát triển con người một cách bền vững, hay làm tăng
năng lực và phạm
5


vi lựa chọn của con người để họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
Từ thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua Đảng ta đã rút ra bài học kinh
nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới : Phát triển nhanh phải đi
đơi với nâng cao tính bền vững. Quan điểm của Đảng đã thể hiện sự quan tâm đặc

biệt tới con người trước hết và trên hết phải nêu cao vai trò của con người với tư
cách là chủ thể tích cực của q trình tác động cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên;
là phương tiện, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế đồng thời là mục tiêu
cao nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội. Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta hồn
tồn phù hợp với những tuyên bố quốc tế về phát triển bền vững, trong đó nổi lên
tư tưởng hàng đầu lấy con người là trung tâm của sự phát triển.
II . Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay
       Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Theo
kết quả điều tra (Tổng cục Dân số) năm 2011, Việt Nam có gần 87.611 nghìn
người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào.
Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao
khoảng 79% dân số cả nước, đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Rõ ràng Việt Nam
đang có một cơ hội "vàng" khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong
giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020.
       Trong đó, nguồn nhân lực nông dân chiếm số lượng đông nhất hơn 71% dân
số nhưng chất lượng vẫn còn yếu kém, nguồn nhân lực công nhân là gần 11% dân
số; nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm khoảng
3% dân số...;
       Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ
thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thơng hiện tại vẫn chiếm số đơng,
trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo số liệu
6


thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8
triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do
các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo
nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%.
       Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và

trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92;
trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật
bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước
khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB trong khi Hàn Quốc
là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59.
      Chất lượng đào tạo của các trường đại học còn nhiều hạn chế, đầu ra yếu về
chuyên môn, thiếu các kỹ năng mềm cần thiết chưa đáp ứng được nhu cầu của các
doanh nghiệp (DN). Điều này làm tốn kém thêm một khoản kinh phí khơng nhỏ
của các DN khi tuyển dụng lao động mới. Cái khó của các DN trong tuyển dụng
người lao động hiện nay là phần lớn SV sau khi ra trường vẫn chưa có định hướng
cụ thể về cơng việc của mình. Bên cạnh đó, về kiến thức chun môn, hầu hết các
lao động khi phỏng vấn để tuyển dụng đều không đạt yêu cầu, lúng túng khi thực
hiện các công việc cơ bản trong giai đoạn thử việc. Và nguyên nhân chính dẫn đến
thực trạng trên là thiếu yếu tố liên kết giữa nhà trường và DN.
      Có thể thấy, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau:
- Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa
được quy hoạch, khai thác, đào tạo hiệu quả,
- Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp cịn cao, lao động thiếu việc làm và khơng
việc làm cịn nhiều.

7


- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và
chất.
- Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề và vùng miền mất cân đối.
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nơng dân, cơng nhân, trí
thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự

nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Quan điểm cá nhân về thực trạng nêu trên
      Trước thực trạng về vấn đề nguồn lực con người ở nước ta hiện nay, theo em,
chúng ta cần phải có những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của
nguồn lực tiềm năng ấy.
     - Cần xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam
trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước; xây dựng nguồn nhân lực là trách
nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, của cả hệ thống
chính trị từ đó có chiến lược cụ thể phát triển nguồn nhân lực cho từng ngành, từng
nghề, từng lĩnh vực... gắn với thực tế hiện nay.
     - Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.
      Quan điểm của Đảng đã nêu rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà
phải được phát hiện và bồi dưỡng cơng phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu
không được phát hiện và sử dụng đúng chỗ, đúng lúc”. Vì lẽ đó, cần xây dựng
chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài đồng bộ, hợp lý
và thực hiện theo một quy trình thống nhất, liên hồn gồm nhiều giai đoạn, nhiều
khâu: phát hiện; đào
tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng; trong đó sử dụng vừa là mục tiêu vừa là động lực
của quy trình phát triển tài năng. Các cơ quan quản lý nhân sự kết hợp chặt chẽ với
các trường đại học nhằm phát hiện những ứng cử viên tiềm tàng nhưng tiềm năng.
     -Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách
lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
8


      Theo các chuyên gia, để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước mắt và
lâu dài cần phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân.
Khơng thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa trẻ còi cọc, ốm
yếu. Khơng thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi
dưỡng. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội,

chính sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng… Các
vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. trên
     - Phát triển giáo dục - đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, tay
nghề, hiểu biết pháp luật. Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực
từ nơng dân, cơng nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng các nguồn nhân lực phù hợp giảm thiểu thất nghiệp cũng như các chi phí phát
sinh.
     - Đảm bảo phát triển cân đối ngành nghề ngay từ khâu chọn ngành, đào tạo đại
học. Hầu hết cán bộ làm công tác tuyển sinh thuộc các trường đại học (ĐH) đều
thừa nhận tình trạng mất cân đối trong đào tạo hiện nay… Vì vậy, để giải quyết
tình trạng này, ngành GD & ĐT nói chung, các cơ sở đào tạo nói riêng cần đánh
giá đúng nhu cầu xã hội cần gì để định hướng đào tạo; chuyển từ đào tạo những gì
mình có sang
đào tạo những gì xã hội cần. Khơng nên mở ngành thiếu định hướng và thiếu tính
hệ thống, khảo sát, đánh giá nhu cầu.
     - Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học cần phải gắn kết chặt
chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà trường và các DN cần hỗ trợ chặt chẽ với
nhau trong việc định hướng đào tạo, tìm hiểu nhu cầu để tránh lãng phí nguồn lực
của xã hội.
     - Cải thiện thơng tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm
cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta
và trên thế giới. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về
9


nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề
trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh.
     - Nhà nước cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào
cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ
sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện

nay.
3. Trách nhiệm của bản thân
- Trong thời đại CNH- HDH hiện nay thanh niên đóng vai trị là nịng cốt để
giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững. là một thanh niên Việt Nam em đã ý
thức rõ được trách nhiệm của bản thân trong thời kì này.
- Vì vậy chúng ta phải rèn luyện cho mình kĩ năng tự học, ra sức học tập
VH, chính trị, để đáp ứng được nhu cầu của Xã hội, góp phần xây dựng Xẫ hội
vững mạnh. Muốn hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này, trước hết, tuổi trẻ Việt Nam
phải phát huy cao truyền thống hiếu học. Biết chủ động khắc phục mọi khó khăn,
chuyên cần và sáng tạo, nỗ lực thi đua học tập và rèn luyện, vươn lên chiếm lĩnh
những đỉnh cao khoa học và cơng nghệ. Nhanh chóng hội nhập với xu thế phát
triển của nền văn minh nhân loại, nắm bắt và tận dụng mọi thời cơ thâu tóm tri
thức, đẩy lùi nguy cơ, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Chúng ta phải không ngừng bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và rèn luyện ý thức trách
nghiệm đối với bản thân, đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Vươn lên, tích
cực học tập chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học và công nghệ góp phần giữ
vững an nninh chính trị ở địa phương, góp phần bảo vệ được độc lập chủ quyền,
tồn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; giữ gìn và phát huy giá trị
truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc; khơng tạo ra được hững ưu thế, lợi thế
đủ sức cạnh tranh và chủ động hội nhập. Trong ền kinh tế tri thức, dân tộc nào
vươn tới đỉnh cao của trí tuệ, dân tộc đó sẽ chiến thắng. Tụt hậu về trí tuệ sẽ là

10


nguy cơ của mọi nguy cơ. Thấm nhuần lý tưởng cách mạng trong giai đoạn đổi
mới phải hành động tự giác trong học tập.

C. Kết luận
Việc đẩy mạnh công cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước địi hỏi chúng ta

phải nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ ý nghĩa quyết định của nhân tố con người,
coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc
cách mạng. Nền cơng nghiệp hố, hiện đại hố là vì mục tiêu phát triển con người
tồn diện thì con người ở đây khơng chỉ hiểu với tư cách là người lao động sản
xuất mà còn với
tư cách là công dân của xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong
cộng đồng dân tộc, một con người trí tuệ trước vận mệnh quốc gia. Đó khơng chỉ
là đội ngũ những người lao động có năng suất cao những nhà khoa học giỏi, các
chuyên gia kỹ
thuật, các nhà doanh nghiệp biết làm ăn, những nhà quản lý, lãnh đạo có tài, mà đó
cịn là hàng triệu những công dân yêu nước, ý thức được cuộc sống đói nghèo và
nguy cơ tụt hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp chung.
      Nhìn lại tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập đến nay,
Đảng ta đã nhiều lần khẳng định "con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh
phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta". Trên thực tế
trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
11


thắng lợi khác, Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Dẫu sự chăm lo
cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành cơng như mong muốn, việc nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động cịn thấp, chính sách
giáo dục đào tạo còn hạn chế, song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân
dân. “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết
sức tránh" đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ trung tâm.
      Sinh viên có vai trị rất lớn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nước ta hiện nay, đây là nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đất nước. Đồng thời
cũng là người đi đầu trong các phong trào Đảng và Nhà nước đề ra, là người tiếp
thu tinh hoa văn hóa và khoa học cơng nghệ tiên tiến của thế giới. Điều đó địi hỏi
Đảng, Nhà nước và toàn dân cần quan tâm đến phương hướng

đổi mới giáo dục - đào tạo để sinh viên trở thành công cụ đắc lực cho công cuộc
phát triển đất nước, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu
cầu xã hội.

12


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình đường lối cách mạng của ĐCSVN - Nhà XB chính trị quốc gia, 2010.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI. NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.
10
3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố / Nguyễn
Thanh. - NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
4. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI / Trần Khánh Đức. NXB Giáo dục, 2010.
5. 1 số website:
Cổng thông tin điện tử chính phủ (gov.edu.vn).
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (cpv.org.vn).
Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình (gopfp.gov.vn)
dantri.com.vn; edu.com.vn
11

13



×