Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 60 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I 5
CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH
KIÊN GIANG 5
.I ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN 5
II. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC 5
1. Nguồn nhân lực 5
1.1. Dân số và lao động 5
1.2. Trình độ lao động 6
2. Tài nguyên đất 6
3. Tài nguyên nước 6
4. Tiềm năng từ khoáng sản 6
5. Tiềm năng từ nông nghiệp, thủy sản 7
.III CƠ SỞ HẠ TẦNG 7
1. Hệ thống giao thông 7
2. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc 8
3. Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hoá 8
4. Tình hình cung cấp nước sạch 9
5. Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh 9
.II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10
1. Tăng trưởng GDP 10
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 11
2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 11
3. Kim ngạch xuất khẩu 12
.III TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12
.IV THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
PHẦN II 13
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2005. .13
.I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN 13


.II HIỆN TRẠNG CN - TTCN ĐẾN NĂM 2005 13
1. Số lượng cơ sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 13
2. Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15
2.1. Số lượng lao động 15
2.2. Năng suất lao động 16
3. Kết quả hoạt động của ngành công nghiệp 16
3.1. Giá trị sản xuất CN - TTCN (Giá cố định 1994) 16
3.2. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (VA) 18
4. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu 19
5. Trình độ công nghệ 19
6. Điều kiện môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp 20
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN QUA 21
1. Điểm mạnh 21
2. Điểm yếu 21
3. Thuận lợi 22
4. Khó khăn 22
5. Kết luận chung về tình hình công nghiệp của tỉnh 22
PHẦN III 24
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 24
GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 24
.I NHỮNG NhÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG 24
1. Các nhân tố ngoài nước 24
1.1. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới 24
1.2. Tác động của một số nền kinh tế thế giới 24
2. Nhân tố trong nước 26
1
3. Yếu tố ảnh hưởng của quan hệ kinh tế vùng: 27
.II DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU 27
.III QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 29
1. Quan điểm phát triển 29

2. Mục tiêu phát triển Công nghiệp 29
2.1. Mục tiêu tổng quát 29
2.2. Mục tiêu cụ thể 30
.IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 -
2015 34
A. Các nhóm ngành tập trung phát triển: 34
1. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 34
1.1. Dự báo 34
1.2. Định hướng phát triển 34
1.2.1 Công nghiệp khai khoáng 34
1.2.2. Sản xuất ximăng và clinker 35
1.2.3. Sản xuất bê tông 35
1.2.4. Sản xuất các loại vật liệu xây, lợp 36
1.2.5. Sản xuất vật liệu nhẹ, vật liệu chống ồn từ sét Keramzít 36
2. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm 37
2.1. Dự báo nguồn nguyên liệu 37
2.2. Định hướng phát triển 38
2.2.1. Chế biến đường 38
2.2.2. Chế biến rau quả 39
2.2.3. Xay xát và lau bóng gạo 39
2.2.4. Chế biến thuỷ hải sản 40
2.2.5. Công nghiệp chế biến súc sản 40
2.2.6. Chế biến bột cá, thức ăn gia súc 41
B. Các nhóm ngành kêu gọi đầu tư trong thời gian tới: 42
1. Sản xuất bánh kẹo các loại 42
2. Sản xuất sữa tươi, sữa hộp 42
3. Sản xuất beer, nước ngọt, nước có hương vị trái cây 42
4. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy 42
5. Công nghiệp cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu 43
5.1. Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử 43

5.2. Đóng và sửa chữa tàu 44
6. Công nghiệp khác 44
6.1. Sản xuất nước đá 44
6.2.Công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất 44
6.3. Công nghiệp in 45
6.4. Công nghiệp dệt may 45
6.5. Công nghiệp xử lý rác, nước thải 45
6.6. Các lĩnh vực chế biến khác 46
7. Tiểu thủ công nghiệp truyền thống và ngành nghề nông thôn 46
7.1. Nghề sản xuất nước mắm 46
7.2. Nghề chế biến khô 47
7.3. Nghề sản xuất men và nấu rượu 47
7.4. Nghề sản xuất bánh tráng 47
7.5. Nghề đất nung 47
7.6. Nghề mây tre đan (đan cần xé) 47
7.7. Nghề đan cỏ bàng 48
7.8. Nghề đan lục bình 48
7.9. Nghề chế tác các sản phẩm mỹ nghệ 48
7.10. Nghề nung vôi 48
8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 49
8.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện 49
8.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước 49
9. Xử lý môi trường sản xuất công nghiệp 50
.III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 50
.V ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRONG TỈNH 51
1. Mục đích quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung 51
2. Địa điểm quy hoạch các khu, cụm công nghiệp 52
2
.VI NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2020 52

.VII NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 53
PHẦN IV 54
GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 54
.I NHỮNG GIẢI PHÁP 54
1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp 54
2. Tổ chức sản xuất 54
3. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm 55
4. Giải pháp về thị trường 55
5. Tăng khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển 56
6. Đảm bảo các điều kiện môi trường và an tòan vệ sinh thực phẩm trong sản xuất công nghiệp 56
7. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ngành nghề 57
.II CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 57
.III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 58
1. Sở Công nghiệp 58
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính 58
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản 59
4. Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng: 59
5. Sở Thương mại 59
6. Sở Khoa học - Công nghệ 59
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố 59
KIẾN NGHỊ 59
KẾT LUẬN 60
LỜI NÓI ĐẦU
Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện tương đối thuận lợi trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tiềm năng để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
cũng rất đa dạng. Trong những năm qua, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh luôn được
duy trì và phát triển ổn định, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tuy nhiên, kết quả đạt
được so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh vẫn chưa tương xứng, nhất là tốc độ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh còn chậm, việc thu hút vốn đầu tư phát
triển công nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng đầu tư cho ngành công nghiệp chưa đúng mức, chưa

tạo động lực mạnh mẽ để huy động mọi nguồn nội lực trong tỉnh cũng như thu hút các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh nhà… đó là những vấn đề
cần phải được tiếp tục quan tâm trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong
thời gian tới.
Theo Nghị quyết Đại hội VII của Tỉnh Đảng bộ đề ra: "Phát triển công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các nhóm ngành có lợi thế về tài nguyên và
nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá các sản phẩm, vừa nâng lên chất lượng các sản phẩm truyền
thống, vừa tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh thị trường nội địa và thế giới”. Xuất phát từ
chủ trương trên, để ngành công nghiệp phát triển theo đúng định hướng chung của tỉnh, cần
thực hiện việc quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong một tương lai dài
3
để định ra những mục tiêu, định hướng phát triển của ngành nhằm khai thác triệt để lợi thế của
tỉnh, khuyến khích tối đa nguồn nội lực trong tỉnh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, đưa ngành công nghiệp phát triển ở tốc độ cao và bền vững trong những năm tới là điều
hết sức cần thiết.
“Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2020” được Sở Công nghiệp Kiên Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách
công nghiệp - Bộ Công nghiệp xây dựng trên các cơ sở:
- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-
2010.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2010.
- Quy hoạch phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm
2010.
- Qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh
thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN ngày 23/12/2005 của Bộ Công nghiệp về việc ban
hành Qui định tạm thời về qui hoạch phát triển công nghiệp.
- Quyết định số 3008/QĐ-UB ngày 3/12/2004 của UBND Tỉnh Kiên Giang về việc
phê duyệt đề cương và chi phí khảo sát lập qui hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Nguồn dữ liệu của Cục Thống kê Kiên Giang về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và công nghiệp nói riêng.
- Căn cứ tình hình thực tế của Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
4
PHẦN I
CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN
GIANG
.I ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN
Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL), có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchia dài 56,8 Km,
phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 Km.
Toàn tỉnh chia thành 13 huyện, thị xã, thành phố bao gồm: 01 thành phố thuộc tỉnh,
01 thị xã, 9 huyện ở đất liền và 2 huyện đảo, trải rộng trên 4 vùng sinh thái: vùng Tứ Giác
Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng Biển và Hải Đảo với tổng
diện tích tự nhiên 6.346,1 km
2
. Vùng biển có hai huyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ.
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống
Tây Nam. Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4 m, một số nơi có độ cao
dưới 0,0 m so với mực nước biển. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng
nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên.
Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như
lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ. Bao gồm: Sông Cái Lớn có chiều dài 60 km, sông Cái
Bé có chiều dài 70 km, sông Giang Thành có chiều dài 27,5km, sông Rạch Giá - Hà Tiên, kinh
Vĩnh Tế, kinh Tám Ngàn, kinh Rạch Giá - Long Xuyên, là những tuyến giao thông thuỷ
chính của tỉnh cũng như tiêu thoát nước chính trong mùa lũ. Ngoài ra, còn có các kinh rạch dày
đặc khác phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 2.055
km.

Khí hậu Kiên Giang được phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến
hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình mỗi năm từ 120 đến
140 ngày mưa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.0002.200 mm.
Với những thuận lợi riêng có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tạo cho Kiên Giang có
một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát
triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Là khu vực đã, đang và sẽ có nhịp độ
tăng trưởng kinh tế vào loại cao, nếu được đầu tư phát triển đúng qui hoạch.
II. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC
1. Nguồn nhân lực
1.1. Dân số và lao động
Là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Theo số liệu thống kê, đến năm 2005 số nhân khẩu
toàn tỉnh có 1.668.600 người, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên so với năm 2004 là 1,33%, giảm so
năm 1995 là 0,7%. Trong đó, số lao động trong độ tuổi có 1.026.750 người, chiếm 61,53% dân
số, trong số này có 879.214 người là lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc
dân, chiếm 52,6% dân số và tăng 41,29% so năm 1995, hàng năm số lao động có việc làm
được tăng lên từ 23.000-24.000 lao động/năm của giai đoạn 2001-2005, trong khi giai đoạn
1996-2000 chỉ thu hút khoảng 15.000-20.000 lao động/năm. Tuy nhiên, số lao động chưa có
việc làm đến năm 2005 vẫn còn ở mức cao 34.000 người và tỷ lệ thất nghiệp là 3,72%, có giảm
so năm 1995 là 1,51% nhưng mức giảm mỗi năm còn rất chậm.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ngày càng được duy trì đều đặn và ổn
định ở mức trên dưới 78%.
5
Dự báo dân số đến năm 2010 là 1,77 triệu người và năm 2015 là 1,9 triệu người, trong
đó dân số nông thôn chiếm trên 70% tổng dân số. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu bổ sung cho
phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thời gian tới.
1.2. Trình độ lao động
Song song với sự phát triển của lực lượng lao động phải tính đến trình độ lao động, để
đảm bảo thực hiện tốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Vì hiện nay lực lượng lao
động ở tỉnh ta chủ yếu là lao động nông thôn trình độ còn rất thấp, đa số chưa qua đào tạo

trường lớp chính qui, chỉ học hỏi nhau qua kinh nghiệm thực tế nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu
tuyển dụng ngày càng cao của các doanh nghiệp có qui mô lớn.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt gần 9%,
tuy có tăng so năm 2000 là 4,72% nhưng vẫn còn thấp so tỷ lệ đào tạo bình quân chung cả
nước.
2. Tài nguyên đất
Kiên Giang có các nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn,
nhóm đất than bùn phèn, nhóm đất cát và nhóm đất đồi núi và phù sa cổ. Theo tài liệu điều tra
thì các nhóm đất ở Kiên Giang đều có thành phần cơ giới nặng, hạn chế hữu hiệu các yếu tố
phèn mặn nên rất thuận lợi để thâm canh tăng năng suất và đa dạng hoá cây trồng.
Diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang đến năm 2005 là 6.346,1 Km
2
tăng thêm 77
Km
2
so với năm 2000. Trong đó: đất trồng lúa chiếm 55,6%; đất lâm nghiệp chiếm 16,72%; đất
trồng cây công nghiệp và cây lâu năm chiếm 13,17%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm 5%; còn
lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất vườn tạp và qũi đất chưa sử dụng.
Theo qui hoạch chung của tỉnh, tổng diện tích đất sử dụng của Kiên Giang đến năm
2010 và 2015 là 6.346,13 Km
2
.
3. Tài nguyên nước
Theo tài liệu của chương trình cấp nước đô thị Kiên Giang, nguồn nước ngầm ở Kiên
Giang có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt ở các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một
phần Huyện An Minh, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành. Vùng còn lại chất lượng nước
không tốt thường bị phèn mặn nhưng tạm sử dụng được. Riêng các huyện đảo, nguồn nước
ngầm rất hạn chế.
Nguồn nước mặt của Kiên Giang được cung cấp chủ yếu từ Sông Hậu thông qua sông
Cái Lớn, Cái Bé, Cái Sắn với chất lượng nước mặt nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung

bình, có thể cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của vùng Tây Sông hậu,
Tứ giác Long Xuyên và một phần vùng Bán đảo Cà Mau. Nhưng đến đầu mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 7 hầu như toàn bộ nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn.
4. Tiềm năng từ khoáng sản
So nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên
khoáng sản. Cho đến nay, theo kết quả điều tra có 152 điểm quặng và mỏ của khoảng 23 loại
khoáng sản như: đá vôi ximăng, đá vôi hoá chất đolomit, photphorit, đá xây dựng granit, đá
xây dựng riolit, đá cát kết, cát thuỷ tinh, cát xây dựng, kao lin, sét ximăng, sét gạch ngói, sét
gốm, cuội sỏi, huyền, than bùn. Trong đó có 7 loại khoáng sản chính có tổng trữ lượng ước
1.199,73 triệu tấn.
Biểu 1: Trữ lượng khoáng sản
STT Loại khoáng sản Tổng trữ lượng
1 Đá xây dựng 135,9 triệu tấn
2 Đá vôi 440,0 triệu tấn
6
3 Than bùn 201,902 triệu tấn
4 Sét gạch ngói 358,128 triệu tấn
5 Cát thuỷ tinh 42,45 triệu tấn
6 Sét ximăng 21,35 triệu tấn
7 Laterite 0,775 triệu tấn
Với trữ lượng khoáng sản trên, tỉnh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công
nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như: chế biến đá xây dựng, sản xuất ximăng,
gạch ngói, phân bón, khai thác sỏi đỏ, đất, cát san lấp và phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp như: nung vôi, gốm thông thường, chế biến đá thủ công, đá mỹ nghệ.
5. Tiềm năng từ nông nghiệp, thủy sản
Diện tích đất nông nghiệp trong tỉnh ngày càng được mở rộng từ 459.359 ha năm
1995 tăng lên 576.356 ha năm 2005, trong đó cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp có sự thay
đổi rõ rệt. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết, mức độ đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa
học công nghệ,… đất nông nghiệp Kiên Giang phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, mía,
khóm, tiêu và nuôi trồng thủy sản. Hàng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa, hàng trăm ngàn tấn

mía, khóm, sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Theo tài liệu điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam và kinh nghiệm thực tế của
các ngư dân trong thời gian qua thì tiềm năng về thủy sản của vùng biển Kiên Giang có rất
nhiều, với các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, sò huyết, rau câu, tôm thẻ, cá
thu, mực, được trải dài trên bờ biển 200 km, với ngư trường rộng 63.290 Km
2
, trữ lượng
khai thác cho phép trên 200.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa
bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng 611.000 tấn và sản lượng cho phép khai thác là
40%. Số phương tiện khai thác những năm gần đây có sự sụt giảm rõ rệt do tình hình khai thác
gặp nhiều khó khăn, nhưng năng suất khai thác được đầu tư tăng thêm đảm bảo hiệu quả khai
thác, tính đến cuối năm 2005 có 7.400 chiếc với tổng công suất đạt trên 1.117.400 CV, tăng so
năm 2000 là 565 chiếc và 491.353 CV.
Ngoài ra, trữ lượng thủy sản phục vụ công nghiệp chế biến còn được mở rộng bằng
phương pháp nuôi trồng thủy sản và ngày càng phát triển mạnh. Vì phần lớn đất đai canh tác ở
Kiên Giang chiếm hơn 40% diện tích đất tự nhiên, rất ít núi cao, đồi trọc, trong đất liền có hệ
thống kênh rạch chằng chịt và rừng tràm che phủ, là môi trường thuận lợi cho phát triển mô
hình nuôi trồng thủy sản nội địa. Chủ yếu là nuôi tôm nước mặn và nước lợ, nuôi sò huyết theo
bãi triều, nuôi cá nước ngọt theo mương, vườn, ao đìa, ruộng lúa, rừng tràm,
Theo tài liệu của ngành thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng từ
13.049 ha năm 1995 tăng lên 34.628 ha năm 2000 và đến năm 2005 đạt 90.900 ha. Trong đó:
diện tích nuôi tôm phát triển mạnh nhất và chiếm tỷ trọng 81,55% trong cơ cấu đất nuôi trồng
thủy sản, với sản lượng tôm thu hoạch từ năm 2003 trở lại đây mỗi năm đạt trên 10.000
tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến, góp phần làm tăng giá trị sản xuất
CN-TTCN và xuất khẩu.
Như vậy, với tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh, nếu được đầu tư
khai thác đúng qui hoạch đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu ngành công nghiệp chế biến trong,
ngoài tỉnh đưa nền kinh tế - xã hội của vùng và của tỉnh phát triển.
.IIICƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Hệ thống giao thông

Kiên Giang có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không nối
liền các tỉnh trong cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, có cảng biển, cảng
sông, sân bay, thuận lợi cho thông thương, buôn bán và giao lưu phát triển kinh tế tỉnh nhà.
7
Trong hệ thống đường bộ có quốc lộ 80 là trục giao thông nối liền các tỉnh ĐBSCL và
các tỉnh khác trong nước cũng như đến cửa khẩu Xà Xía sang nước bạn Campuchia. Đặc biệt,
Kiên Giang có 02 quốc lộ 61 và 63 nối liền các tỉnh Cần Thơ (61) và Cà Mau (63). Ngoài hệ
thống quốc lộ chính, Kiên Giang còn có nhiều tỉnh lộ nối liền giao thông đến trung tâm xã và
các hương lộ nối liền các ấp rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
Mạng lưới giao thông đường bộ trong thời gian qua được quan tâm đầu tư, cải tạo
nâng cấp, xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung ương, cùng với sự
hỗ trợ của các ngành các cấp trong tỉnh nên nhìn chung ngày càng được cải thiện, nhất là mạng
lưới giao thông nông thôn từng bước hoàn thiện hơn. Tình trạng cầu tạm, cầu hẹp được nâng
cấp và ngày càng giảm dần thay vào đó là cầu bê tông, nhựa hoá đường bộ, nhiều bến xe, bến
phà được cải tạo kịp thời. Một số tuyến đường được nâng cấp như: đường Thứ 7 - Cán Gáo,
Tỉnh lộ 11, đường Tri Tôn - Hòn Đất, Tỉnh lộ 28, đường cơ động Bắc - Nam đảo Phú Quốc,
Góp phần nâng số tuyến đường giao thông đến trung tâm xã trong đất liền được nhựa hoá đạt
50% vào năm 2005. Dự kiến đến năm 2010 có 80% đường liên xã, trục xã được nhựa hoá hoặc
bê tông hoá.
Mạng lưới giao thông đường biển và đường sông trong tỉnh những năm qua cũng
được nâng cấp, các cảng biển, cảng sông được triển khai đầu tư khôi phục và đưa vào sử dụng
hiệu quả là cảng Hòn Chông, cảng Rạch Giá, cảng Hà Tiên, cảng Dương Đông - Phú Quốc,
cảng cá Tắc Cậu. Hiện tỉnh đã phát triển mạnh các tuyến tàu khách và tàu vận chuyển hàng hoá
ra các đảo như: Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, Thổ Chu. Đặc biệt là các tuyến tàu cao
tốc từ Rạch Giá đi Phú Quốc, Hòn Tre và ngược lại. Tuy nhiên, các tuyến giao thông vận
chuyển đường biển đến một số nước trong khu vực vẫn chưa được đầu tư khai thác, làm ảnh
hưởng rất nhiều đến việc thông thương hàng hoá, hạn chế đến tiềm năng to lớn của tỉnh.
Đường hàng không: Hiện Kiên Giang có 2 sân bay đang hoạt động là sân bay Rạch
Sỏi và Phú Quốc, đã được cải tạo và nâng cấp phục vụ cho máy bay dân dụng loại nhỏ, bình

quân mỗi tuần hoạt động 7 chuyến, đáp ứng được nhu cầu đi lại cho khoảng 450 lượt
khách/tuần.
2. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc
Trong thời gian qua mạng lưới bưu chính, viễn thông có tốc độ phát triển khá mạnh,
đi đôi với đầu tư phát triển điện, giao thông, phần lớn do thực hiện chủ trương CNH-HĐH
đất nước nên hệ thống thông tin liên lạc là một trong những vấn đề được quan tâm phát triển
đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Tính đến cuối năm 2005, mạng bưu cục trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi rõ rệt, số
lượng bưu cục giảm xuống còn 43 bưu cục, giảm so năm 1995 là 8 bưu cục nhưng số điểm bưu
điện văn hoá xã đến nay đạt 113 điểm trong khi năm 1995 chưa đầu tư được điểm nào. Số máy
điện thoại cố định đạt 213.672 máy, tăng 37,87% so năm 2000 (năm 2000 chỉ có 42.897 máy
điện thoại); 100% xã có máy điện thoại. Với mật độ điện thoại trung bình 12,8 máy/100 dân,
tăng 33,67% so năm 2000. Loại hình dịch vụ mới như điện thoại di động, thuê bao internet bắt
đầu phát triển từ năm 1999 nhưng đến năm 2005 tăng lên rất nhanh, trong đó: điện thoại di
động có 43.306 máy, dịch vụ internet có 4.900 máy thuê bao, Điều này cho thấy, tốc độ đô
thị hoá ngày càng phát triển mạnh trong thời gian qua.
3. Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hoá
Nguồn cung cấp điện cho các huyện, thị xã trong đất liền của tỉnh chủ yếu là từ nguồn
điện lưới Quốc gia, ngoài ra một số nhà máy còn có phụ tải điện chuyên dùng có nguồn phát
điện riêng ở đất liền như: Công ty xi măng Sao Mai, Công ty mía đường, Công ty xi măng Hà
Tiên 2. Vùng hải đảo nhu cầu điện được đáp ứng chủ yếu bằng các máy phát điện chạy bằng
dầu diesel hoặc xăng, gồm: đảo Phú Quốc có 8 máy, công suất 5MW; đảo Hòn Tre 2 máy; đảo
Tiên Hải - thị xã Hà Tiên có 02 máy, công suất 100 KW; Xã Lại Sơn - huyện Kiên Hải 02 máy,
8
công suất 464 KW; xã An Sơn - huyện Kiên Hải gồm có 02 hòn: Hòn Ngang và Hòn Củ Tron
được đầu tư 02 máy/hòn, tổng công suất 456 KW; xã Hòn Nghệ - huyện Kiên Lương 02 máy,
công suất 100KW; Hòn Heo - xã Sơn Hải - huyện Kiên Lương 01 máy, công suất 150 KW; xã
Hòn Thơm - huyện Phú Quốc 02 máy, công suất 126,4 KW.
Về đầu tư phát triển lưới điện, tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 137/139 xã
phường, thị trấn có điện từ điện lưới quốc gia và từ trạm phát điện do nhà nước đầu tư. Trong

đó: Đất liền có 122 /122 xã; các đảo có 15 /17 xã, còn 2 xã Gành Dầu và Bãi Thơm - huyện
Phú Quốc chưa có điện lưới quốc gia. Nâng tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên toàn tỉnh đến năm
2005 là 83,05%. Đã góp phần nâng sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người năm 2005 đạt 383
Kwh/người/năm, tăng so năm 1995 là 188 Kwh/người/năm (năm 1995 sản lượng điện tiêu thụ
đạt 195 Kwh/người/năm).
4. Tình hình cung cấp nước sạch
Đến năm 2005 toàn tỉnh có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế
31.300 m
3
/ngày/đêm. Trong đó Thành phố Rạch Giá công suất đạt 16.000 m
3
/ngày, Hòn Chông
2.000 m
3
/ngày, Thị trấn Kiên Lương 4.000 m
3
/ngày, An Biên 2.500 m
3
/ngày, Tắc Cậu 1.000
m
3
/ngày, Giồng Riềng 2.400 m
3
/ngày, Minh Lương 600 m
3
/ngày, Thị trấn An Minh 1.000
m
3
/ngày, Tân Hiệp 1.200 m
3

/ngày, Thị xã Hà Tiên 600 m
3
/ngày. Hiện tại nước sạch đã đáp ứng
được 76,60% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
5. Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh
Kiên Giang hiện có 02 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp: Kiên lương - Ba Hòn -
Hòn Chông và Cụm công nghiệp: Rạch Giá - Tắc Cậu - Bến Nhứt, là nơi tập trung các cơ sở
sản xuất công nghiệp có qui mô lớn, công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, tiên tiến trong các
ngành: sản xuất xi măng, chế biến thủy sản, bao bì, chế biến rau quả xuất khẩu,… và hàng năm
góp phần vào giá trị sản xuất chung rất đáng kể cho ngành công nghiệp Kiên Giang.
Đặc điểm của các cụm công nghiệp của Kiên Giang là có các hộ dân cùng cư ngụ
xung quanh khu vực nên vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là điều quan
tâm của Đảng, nhà nước và các ngành hữu quan của Tỉnh cũng như của địa phương nơi doanh
nghiệp đang hoạt động.
- Cụm công nghiệp: Kiên lương - Ba Hòn - Hòn Chông được qui hoạch từ năm 1995
theo quyết định số 240/BXD-KHĐT ngày 25/3/1995 của Bộ Xây dựng v/v “Phê duyệt nhiệm
vụ khảo sát thiết kế qui hoạch chung đô thị công nghiệp Kiên Lương”.
Tại thời điểm qui hoạch, diện tích của cụm công nghiệp này là 2.110 ha, bao gồm:
diện tích khu vực Kiên Lương: 553 ha, khu vực Ba Hòn: 524 ha và khu vực Hòn Chông: 1.033
ha.
Gắn với cụm công nghiệp này tập trung nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế, trữ
lượng lớn và hàm lượng chất lượng cao, thích hợp cho việc đầu tư phát triển ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng. Tập trung ở cụm công nghiệp này có 05 nhà máy sản xuất xi măng;
01 nhà máy liên doanh sản xuất bao bì; 01 nhà máy sản xuất gạch tuynel; 01 nhà máy chế biến
thủy sản đông lạnh; Ngoài ra, còn tập trung sản xuất nhiều ngành nghề khác như: khai thác đá,
sản xuất vôi nung, sản xuất nước đá,…
- Cụm công nghiệp: Rạch Giá - Tắc Cậu - Bến Nhứt.
Thành phố Rạch Giá được xem là trung tâm văn hóa và kinh tế - xã hội của Tỉnh Kiên
Giang, với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh bao gồm: điện, nước, hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc…, hoạt động sản xuất chế biến của cụm công nghiệp này là chế biến nông-

thủy sản, cơ khí sửa chữa, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Hiện tại đã có 05 nhà máy thủy
sản đông lạnh (04 Quốc doanh và 01 Đầu tư nước ngoài); 01 nhà máy chế biến khóm và nước
trái cây đóng hộp; 01 cơ sở sản xuất composite; 02 cơ sở sản xuất bê tông tươi, bê tông đúc sẵn
và nhiều cơ sở thuộc các ngành nghề khác như: sản xuất nước đá, xay xát lúa, sửa chữa cơ
khí…
9
Khu vực Tắc cậu thuộc xã Bình An - Huyện Châu Thành đã hình thành khu công
nghiệp cảng cá với mục đích là di dời các nhà máy chế biến thủy sản ra khỏi khu nội ô Thành
phố Rạch Giá. Diện tích sử dụng của khu công nghiệp này là 170 ha, đã hoàn thành đưa vào sử
dụng giai đoạn 1 với 32ha, hiện đang hoàn chỉnh giai đoạn 2. Ngành nghề đầu tư là chế biến
thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất nước đá và dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá,…
Khu vực Bến Nhứt - Giồng Riềng tập trung phát triển vùng nguyên liệu lúa, mía,
khóm. Tại đây đã có 01 nhà máy sản xuất đường công suất 1.000 tấn nguyên liệu/ngày và một
số phân xưởng xay xát gạo thuộc DNNN.
- Ngoài 02 cụm công nghiệp, Kiên Giang còn có khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và khu
kinh tế mở Phú Quốc:
Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên có diện tích 4.404ha, địa giới hành chính gồm 04
phường và 03 xã, trong đó có 01 xã biên giới, được thành lập theo quyết định số 158/1998/QĐ-
TTg ngày 3/9/1998 về việc “cho phép thành lập thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa
khẩu Hà Tiên, còn gọi là khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên”. Theo đó, được ưu tiên phát triển các
lĩnh vực: thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Tập
trung tại khu kinh tế cửa khẩu này hiện có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt hàng
như: bột cá, nước đá, sửa chữa cơ khí, các sản phẩm phục vụ du lịch như: đồi mồi, huyền,…
Hiện UBND Tỉnh đã có chủ trương xây dựng khu công nghiệp Thuận Yên - Thị xã Hà Tiên để
thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Đối với khu kinh tế mở Phú Quốc: hiện Tỉnh đang tiến hành đầu tư xây dựng khu
kinh tế mở Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao huyện Phú Quốc theo Quyết
định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát
triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” là điều
kiện rất thuận lợi cho việc thu hút và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công

nghiệp nói riêng.
- Đầu năm 2005, Sở Công nghiệp được UBND Tỉnh giao khảo sát địa điểm và tiến
hành lập qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Thạnh Lộc - huyện Châu Thành theo Nghị định
36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, với qui mô 250ha, định hướng phát triển các nhóm
ngành: chế biến nông - thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí và tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp khác. Hiện Thủ tướng
Chính phủ đã thống nhất và có chủ trương giao cho UBND Tỉnh thực hiện việc đầu tư xây
dựng khu công nghiệp Thạnh Lộc - huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang.
.II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Tăng trưởng GDP
Giai đoạn 1996-2005 là mốc thời gian rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề ra. Tỉnh Kiên Giang đã tập
trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm
- ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông, giáo dục, nhìn lại 10 năm qua từ 1996-2005 nền kinh
tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm là 10,50%. Giai đoạn 1996-2000 tăng
7,99% (mục tiêu 7,92%) và 2001-2005 tăng 11,09% (mục tiêu 9-10%), với giá trị GDP năm
2005 đạt 10.834,9 tỷ đồng, tăng 12,83% so năm 2004 và tăng gấp 2,48 lần so năm 1995. Cả 02
giai đoạn thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục tiêu qui hoạch đề ra.
Với kết quả GDP bình quân giai đoạn 1996-2005 tăng khá nên GDP bình quân đầu
người cũng tăng lên (theo giá thực tế), từ 3,17 triệu đồng năm 1995 tăng lên 9,73 triệu đồng
năm 2005, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2005 đạt 9,53%.
Biểu 2: GDP các ngành thời kỳ 1995-2005
Chỉ tiêu Thực hiện (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)
10
1995 2000 2005 96-00 01-05
Tổng GDP 4.359,0 6.403,0 10.834,9 7,99 11,09
- Nông - lâm - thủy sản 2.650,7 3.594,0 5.236,9 6,28 7,82
- Công nghiệp - xây dựng 897,2 1559,0 3.204,0 11,68 15,50
- Dịch vụ 811,1 1.250,0 2.394,0 9,04 13,88
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Trong 10 năm qua (1996-2005) cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực,
nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự cân đối giữa các khu vực đúng theo chủ trương chung đề ra
là giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ. Kết quả thực tế cho thấy tỷ trọng của khu vực I trong GDP toàn tỉnh tuy có giảm nhưng
mức giảm mỗi năm còn chậm, không ổn định, đối với 02 khu vực còn lại cũng có tăng dần tỷ
trọng nhưng mức tăng mỗi năm không cao và không đều.
Biểu 3: Cơ cấu GDP các ngành thời kỳ 1995-2005
Chỉ tiêu
Thực hiện các năm (%)
1995 2000 2005
Tổng 100 100 100
Khu vực I: Nông - lâm - thủy sản 54,9 48,4 47,1
Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng 23,6 27,5 25,6
Khu vực III: Dịch vụ 21,5 24,1 27,2
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP với 54,9% năm 1995, giảm
xuống còn 47,1% năm 2005, dự kiến trong những năm tới mức giảm này vẫn còn chậm và tỷ
trọng trong GDP cũng còn giữ cao vì tiềm năng nông nghiệp của tỉnh còn rất lớn. Riêng ngành
thủy sản, công nghiệp, dịch vụ trong tương lai tỷ trọng sẽ tăng cao hơn, vì đang được tập trung
đầu tư qui hoạch.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Về chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế những năm qua cũng có sự thay đổi rõ
rệt, đã có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài nước vào thị trường Kiên Giang và chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Biểu 4: Cơ cấu kinh tế theo các thành phần từ 1995-2005
Chỉ tiêu
Thực hiện các năm (%)
1995 2000 2005
Tổng 100,00 100,00 100,00
- Quốc doanh 25,64 22,65 22,8

- Ngoài quốc doanh 74,36 70,71 69,8
- Đầu tư nước ngoài 0 6,57 7,4
11
3. Kim ngạch xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn về thị
trường như: cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997, dịch SART, dịch cúm gia
cầm và gần đây là vụ kiện bán phá giá tôm của Mỹ, nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu
vẫn tăng lên, từ 43,75 triệu USD năm 1995 tăng lên 68,38 triệu USD năm 2000 và năm 2005
đạt trên 220 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2000 là 9,34%; giai
đoạn 2001-2005 là 26,42%.
.IIITÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tính từ năm 2001 đến năm 2005, nguồn vốn huy động toàn xã hội đạt khoảng 19.861
tỷ đồng, chiếm 34% tổng GDP. Nguồn vốn trong dân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Giang, chiếm 61,40% trong tổng vốn đầu tư phát
triển toàn tỉnh.
Cơ cấu vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, trong đó nông lâm ngư nghiệp
chiếm 26%, công nghiệp - xây dựng 29%, dịch vụ 20%, các lĩnh vực xã hội 25%.
Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 1996-2005 mỗi năm thu
hút thêm 170 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1996-2005 đạt 7,44%. Cụ thể: giai đoạn
1996-2000 chỉ tăng 1,35% nhưng sang giai đoạn 2001-2005 tăng đến 13,89% do đầu tư mở
rộng cơ sở, công suất, cải tiến máy móc thiết bị của một số nhà máy chế biến hiện có như xi
măng, sản xuất trụ điện, chế biến thủy sản, nông sản, mặt khác nhờ đầu tư qui hoạch khu
cảng cá Tắc Cậu trong năm 2001 và đi vào hoạt động năm 2003 đã thu hút thêm 28 dự án đầu
tư mới.
.IV THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY
Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Kiên Giang những năm gần đây càng
phát triển mạnh, ngoài những thị trường truyền thống trong nước như: khu vực ĐBSCL,
TPHCM, các doanh nghiệp của tỉnh còn mở rộng quan hệ mua bán với trên 30 quốc gia và
vùng lãnh thổ như: Mỹ, EU, Nga, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Một số sản phẩm

ngoài quốc doanh dần dần đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu và ngày càng mở rộng thị
phần với các sản phẩm như: mực đông, nước mắm, chả cá đông,
12
PHẦN II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2005
.I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN
Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ VII (2001-2005) tỉnh Kiên Giang, đã xác định "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các nhóm ngành có lợi thế về tài nguyên và nguồn
nguyên liệu, phát triển những sản phẩm có thị trường, có hiệu quả với qui mô vừa và nhỏ, tập
trung đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm, vừa nâng lên chất lượng các sản
phẩm truyền thống, vừa tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh thị trường nội địa và thế
giới”.
Trong những năm qua ngành công nghiệp Kiên Giang có bước phát triển khá và đạt
được những kết quả nhất định, các cơ chế chính sách, biện pháp khuyến khích, ưu đãi đầu tư
sản xuất được ban hành, bước đầu đã tạo cơ sở để phát triển công nghiệp. Một số khu, cụm
công nghiệp đã được đầu tư xây dựng tuy còn chậm nhưng đã tập trung được sức sản xuất, khai
thác tốt các tiềm năng của tỉnh. Công tác chuyển đổi, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước được thực hiện đã phát huy vai trò làm chủ của người lao động, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tích cực tìm biện pháp để nâng cao
hiệu quả sản xuất, thực hiện tốt đầu tư đổi mới công nghệ, một số sản phẩm ngày càng có sức
cạnh tranh cao, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là đã có thương
hiệu xuất khẩu. Ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành công nghiệp làm động lực
thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
.II HIỆN TRẠNG CN - TTCN ĐẾN NĂM 2005
1. Số lượng cơ sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Năm 1995, toàn ngành công nghiệp có 10.445 cơ sở hoạt động, trong đó: khu vực
quốc doanh 17 đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1, doanh nghiệp tư nhân 342,
hợp tác xã 1 và trên 10.000 hộ sản xuất cá thể. Đến cuối năm 2005, số lượng cơ sở công nghiệp
có sự sụt giảm đáng kể (- 1.651 cơ sở), phần lớn do một số ngành nghề gặp khó khăn về thị

trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế không
cao nên đa số chuyển sang nghề khác, nhất là các ngành nghề truyền thống ngày càng giảm dần
cả về qui mô và số lượng cơ sở như: chế biến đường thủ công, đan lát, dệt chiếu, nấu rượu,
Mặt khác, từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời (năm 1999), các doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH phải áp dụng chế độ hạch toán độc lập, có sổ sách kế toán rõ ràng, trong khi một số
doanh nghiệp tư nhân được hình thành trước đây đa số qui mô nhỏ, ở vùng nông thôn nên thực
hiện vấn đề này rất khó khăn, vì thế một số DNTN đã chuyển hình thức kinh doanh sang cơ sở
cá thể và chịu mức thuế khoán. Vì vậy số cơ sở DNTN giảm dần, từ 342 cơ sở năm 1995 giảm
còn 293 năm 2000 và năm 2003 là 219 cơ sở, đến năm 2005 mới tăng lên 345 cơ sở, nhờ cơ
chế thông thoáng và môi trường đầu tư thuận lợi nên thành phần ngoài quốc doanh gia tăng.
(Biểu 5):
Biểu 5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp từ 1995-2005
Thành phần kinh tế
Số cơ sở (Cơ sở) Cơ cấu (%)
1995 2000 2005 1995 2000 2005
Toàn Tỉnh 10.445 9.508 8.794 100 100 100
- Doanh nghiệp nhà nước 17 13 13 0,17 0,14 0,15
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 1 3 3 0,009 0,03 0,03
13
- DN ngoài quốc doanh 10.427 9.492 8.778 99,83 99,83 99,82
+ Doanh nghiệp tư nhân 342 293 345
+ Công ty TNHH 24 25 61
+ Công ty cổ phần 2 1 7
+ Hợp tác xã 1 2 1
+ Cơ sở cá thể 10.058 9.171 8.364
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy số lượng công ty cổ phần tăng lên do thực hiện
chủ trương chuyển đổi, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò
làm chủ của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Về chuyển dịch cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp thì khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh chiếm tỷ trọng rất cao, hơn 99% (năm 2005), riêng số lượng cơ sở sản xuất thuộc khu

vực đầu tư nước ngoài trong thời gian này tuy có tăng lên nhưng tỷ trọng còn rất thấp (0,03%
năm 2005). Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị sản xuất công nghiệp thì khu vực ĐTNN có tốc độ
tăng khá cao (bình quân mỗi năm giai đoạn 1996-2005 tăng 89,19%) và chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong cơ cấu GO ngành công nghiệp từ 0,15% năm 1995 tăng lên 25,39% năm 2005,
trong khi khu vực ngoài quốc doanh chỉ tăng 11,14% bình quân giai đoạn 1995-2005 và tỷ
trọng ngày càng giảm xuống từ 33,42% năm 1995 giảm còn 26,57% năm 2005.
Theo cơ cấu số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế năm 2005 (biểu
6) thấy rằng: số cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến,
chiếm 98,62% trên tổng số cơ sở công nghiệp trong tỉnh, trong đó: lĩnh vực chế biến thủy sản
tham gia nhiều nhất tới 45,46% trên tổng cơ sở công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến
khác 24,73%, chế biến nông sản chiếm 9,66%, còn lại là nhóm ngành công nghiệp chế biến
lâm sản, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng,
Biểu 6: Cơ cấu số lượng cơ sở công nghiệp phân theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế
Cơ cấu cơ sở qua các năm (%)
1995 2000 2004 2005
Toàn Tỉnh 100 100 100 100
- Công nghiệp khai thác 0,94 0,60 0,79 0.91
- Công nghiệp chế biến, trong đó: 98,92 99,02 98,76 98,62
+ Chế biến VLXD 2,63 3,26 3,54 3,60
+ Chế biến thủy sản 52,49 47,75 47,00 45,46
+ Chế biến nông sản 8,70 7,92 9,61 9,66
+ Chế biến lâm sản 6,71 7,25 7,69 7,81
+ Cơ khí sửa chữa 6,21 9,37 7,69 8,74
+ Công nghiệp khác 23,24 24,42 24,44 24,73
- Sản xuất - phân phối điện, nước 0,14 0,38 0,45 0,47
14
Số cơ sở công nghiệp phân theo các địa phương trong tỉnh cũng có sự chênh lệch rõ
rệt, tập trung nhiều nhất là Thành phố Rạch Giá với 1.480 cơ sở, chiếm 16,82%; huyện Giồng
Riềng 13,13%; huyện Vĩnh Thuận 8,45%;

2. Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
2.1. Số lượng lao động
Số lượng cơ sở công nghiệp các năm qua tuy có sự giảm sút nhưng lực lượng lao
động trong ngành lại tăng lên rất nhiều, năm 2005 lao động công nghiệp toàn tỉnh đạt 37.441
người, chiếm 4,26% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và có tỷ
lệ tăng trưởng so năm 1995 là 8,32%. Phần lớn do công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước ngày càng có hiệu quả, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thêm một số dây chuyền
sản xuất mới và thu hút thêm số lao động vào làm việc, một số dự án lớn của tỉnh được triển
khai thực hiện trong khoảng thời gian này (1996-2005) như: sản xuất xi măng, chế biến khóm,
chế biến đường, đồ hộp, sản xuất bột cá, nước đá, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp triển
khai thực hiện có hiệu quả đã thu hút rất nhiều lao động tham gia sản xuất.
Nguồn nhân lực công nghiệp Kiên Giang tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm 79,49% trong tổng số lao động công nghiệp của tỉnh, phần lớn do đa
số cơ sở công nghiệp đều ở vùng nông thôn nên thu hút nhiều lao động, nhưng nhìn chung chất
lượng lao động còn thấp, số lượng qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này làm hạn chế khả
năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong thời gian qua.
Về chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành (biểu 7) cho thấy: ngành công
nghiệp chế biến có số lượng lao động tham gia nhiều nhất, với 35.740 người năm 2005, chiếm
95,45% trên tổng số lao động ngành công nghiệp và có mức tăng trưởng là 6,34% so năm
1995, trong đó: ngành công nghiệp chế biến thủy sản sử dụng nhiều lao động nhất (chiếm
48,67% trên tổng số lao động công nghiệp chế biến), số còn lại là lao động của ngành chế biến
nông sản, lâm sản, cơ khí sửa chữa,
Biểu 7: Lao động công nghiệp phân theo ngành năm 1995 - 2005
Ngành kinh tế
Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1995 2004 2005 1995 2004 2005
Toàn Tỉnh 34.507 37.381 37441 100 100 100
- Công nghiệp khai thác 513 983 1.202 1,48 2,62 3,21
- Công nghiệp chế biến, trong đó: 33.877 36.027 35.740 98,17 96,37 95,46
+ Chế biến VLXD 4.272 4.843 5.434 12,61 13,44 15,20

+ Chế biến thủy sản 17.349 17.537 16.687 51,21 48,67 46,69
+ Chế biến nông sản 3.556 2.911 3.260 10,49 8,08 9,12
+ Chế biến lâm sản 2.387 2.235 1.917 7,04 6,20 5,36
+ Cơ khí sửa chữa 2.406 2.636 2.726 7,107 7,31 7,63
+ Công nghiệp khác 3.907 5.865 5.716 11,53 16,27 15,99
- Sản xuất - phân phối điện, nước 117 371 499 0,33 0,99 1,33
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo địa phương cũng có sự chuyển biến, lao động thuộc
địa bàn Thành phố Rạch Giá giảm xuống rõ rệt, từ 13.031 người năm 1995 giảm xuống còn
10.977 người năm 2005, do di dời một số nhà máy xí nghiệp ra khỏi vùng nội ô Thành phố và
chuyển về khu cảng cá Tắc Cậu - huyện Châu Thành nên số lượng lao động địa bàn này tăng
15
lên từ 1.282 người năm 1995 tăng lên 3.425 người năm 2005, mặt khác do cảng cá được hình
thành thu hút thêm các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư sản xuất nên số lượng lao
động cũng tăng thêm. Còn lại các địa phương khác số lao động năm 2005 cũng tăng đáng kể so
năm 1995 như: huyện Kiên Lương, Giồng Riềng, Hòn Đất, Phú Quốc, do năm 1998 có sự
đầu tư của Công ty xi măng Sao Mai (nay gọi là Công ty xi măng Holcim), Công ty liên doanh
bao bì, một số xí nghiệp khai thác khoáng sản, Công ty mía đường Kiên Giang, một số doanh
nghiệp sản xuất nước đá, chế biến bột cá,
Tỷ trọng lao động công nghiệp phân theo vùng cho thấy: địa bàn Thành phố Rạch Giá
có số lao động chiếm nhiều nhất trong tổng số lao động công nghiệp toàn tỉnh, với 29,42%;
huyện Kiên Lương 14,91%; Châu Thành 9,15%; Hòn Đất; Giồng Riềng; Vĩnh Thuận;
2.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động công nghiệp thời gian qua có tốc độ tăng trưởng khá cùng với sự
phát triển của ngành công nghiệp. Cụ thể: năng suất lao động công nghiệp tính theo giá trị gia
tăng (VA) thì năm 1996 đạt 24,44 triệu đồng/người/năm đến năm 2005 tăng lên 75,75 triệu
đồng/người/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (1996-2005) là 12,99%,
vượt tốc độ tăng năng suất lao động của cả nước và khu vực ĐBSCL (bình quân cả nước giai
đoạn 1996-2000 tăng 11,86%, trong khi năng suất lao động công nghiệp tỉnh ta giai đoạn này
tăng 13,52%).
Tính theo cơ cấu năng suất lao động phân theo ngành thì ngành công nghiệp khác có

tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn 1996-2005 là 21,61%; tiếp theo là công nghiệp chế biến
nông sản 14,42%; công nghiệp chế biến thủy sản 13,04%;
Biểu 8: Năng suất lao động công nghiệp theo VA phân theo ngành
Ngành kinh tế
Số lượng (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)
1995 2005 1996 - 2005
Toàn Tỉnh 22,34 75,75 12,99
- Công nghiệp khai thác 9,75 28,29 11,24
- Công nghiệp chế biến, trong đó: 22,49 77,90 13,23
+ Chế biến VLXD 84,97 226,72 10,31
+ Chế biến thủy sản 17,18 58,49 13,04
+ Chế biến nông sản 10,69 41,10 14,42
+ Chế biến lâm sản 7,54 22,43 11,52
+ Cơ khí sửa chữa 3,33 5,87 5,85
+ Công nghiệp khác 9,47 67,00 21,61
- Sản xuất - phân phối điện, nước 34,19 36,07 0,54
3. Kết quả hoạt động của ngành công nghiệp
3.1. Giá trị sản xuất CN - TTCN (Giá cố định 1994)
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 đạt 1.999 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 7.295,19
tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 1995 (tăng 5.296,19 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân
10 năm qua (1996-2005) là 13,82%. Trong đó: mức tăng của năm sau luôn tăng cao hơn năm
trước, với 12,4% bình quân giai đoạn 1996-2000 và 15,26% của giai đoạn 2001-2005. Vượt chỉ
tiêu qui hoạch cũ đề ra 1,93% (chỉ tiêu tăng 13,33% giai đoạn 2001-2005).
GDP của ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 1996-2005 luôn duy trì được tốc
độ tăng trưởng khá cao là 13,57%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 tăng 11,68%; giai đoạn
2001-2005 tăng 15,50% vượt chỉ tiêu qui hoạch cũ đến 3,5% (chỉ tiêu là 11-12%).
16
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP toàn tỉnh ngày càng chiếm tỷ trọng cao,
từ 20,58% năm 1995 tăng lên 30,31% năm 2005, tuy nhiên vẫn còn thấp so chỉ tiêu qui hoạch
cũ đề ra (chỉ tiêu đến năm 2005 phải đạt tỷ trọng 30,77%).

Với tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GDP như trên cho thấy ngành công nghiệp ngày
càng phát huy được thế mạnh và luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH tỉnh
nhà.
Thời gian qua, hoạt động sản xuất của các thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích
cực, khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương và khu vực ngoài quốc doanh trong 10 năm
qua đã có sự đầu tư phát triển mạnh, máy móc thiết bị được cải tiến theo hướng hiện đại, chất
lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Đối với
khu vực ngoài quốc doanh từng bước có cơ chế chính sách phù hợp, ngày càng khuyến khích
và thu hút được khu vực này tham gia đầu tư phát triển, tạo ra giá trị sản xuất tăng khá. Đặc
biệt là khu vực đầu tư nước ngoài, tuy số lượng cơ sở rất ít so các khu vực khác, từ 1 cơ sở năm
1995 đến năm 2005 phát triển lên 3 cơ sở nhưng hiệu quả kinh tế của khu vực này rất khả
quan, tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng 10 năm qua của các thành phần
kinh tế được xếp theo thứ tự sau: Khu vực đầu tư nước ngoài, bình quân giai đoạn 1996-2005
tăng 90,13%; quốc doanh địa phương 14,55%; ngoài quốc doanh 11,24% và quốc doanh trung
ương 7,05%.
Nếu so với mục tiêu qui hoạch trước đây thì khu vực quốc doanh địa phương có tốc
độ tăng trưởng không đạt chỉ tiêu đề ra, mới đạt 14,55% (chỉ tiêu qui hoạch trước đây là
23,99%), nguyên nhân do một số doanh nghiệp nhà nước địa phương phải thực hiện cổ phần
hoá nên giá trị sản xuất khu vực này chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh.
Biểu 9: Tốc độ tăng GO theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế
GO (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)
1995 2000 2005 96-00 01-05
Toàn Tỉnh 1.999 3.586 7.295 12,40 15,26
- Doanh nghiệp nhà nước TW 868 925 1.715 1,28 13,14
- DN nhà nước địa phương 460 792 1.789 11,48 17,70
- DN ngoài quốc doanh 668 903 1.938 6,21 9,21
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 3 966 1.852 217,37 86,76
Về chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế thì khu vực quốc doanh trung ương tỷ
trọng ngày càng giảm, từ 43,42% năm 1995 giảm còn 25,79% năm 2000 và năm 2005 là

23,51%. Tỷ trọng của khu vực quốc doanh địa phương, ngoài quốc doanh giai đoạn 1996-2000
có mức sụt giảm nhưng sang giai đoạn 2001-2005 đã tăng ổn định. Riêng tỷ trọng của khu vực
đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GO ngành công nghiệp. Tuy nhiên, so
chỉ tiêu qui hoạch được phê duyệt trước đây thì 3 khu vực quốc doanh trung ương, ngoài quốc
doanh và đầu tư nước ngoài tỷ trọng đến năm 2005 đều vượt mục tiêu đề ra, trong khi khu vực
quốc doanh địa phương giảm rõ rệt.
Biểu 10: Cơ cấu GO theo thành phần kinh tế (%)
Thành phần kinh tế
Chỉ tiêu QH cũ Thực hiện
1995 2000 2005 1995 2000 2005
Toàn Tỉnh 100 100 100 100 100 100
17
- Doanh nghiệp nhà nước TW 43,42 25,67 21,00 43,42 25,79 23,51
- DN nhà nước địa phương 23,01 21,61 33,89 23,01 22,09 24,53
- DN ngoài quốc doanh 33,42 25,32 20,79 33,42 25,18 26,57
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 0,15 27,38 24,30 0,15 26,94 25,39
Về chuyển dịch cơ cấu theo các nhóm ngành: thì công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ
trọng cao (trên 98%) trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong đó: các mặt hàng chế
biến vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản vẫn là những mặt hàng có nhiều lợi thế, với giá trị
cao hơn các ngành chế biến khác. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành cũng có sự phát
triển nhanh và đều vượt chỉ tiêu tăng trưởng qui hoạch cũ đề ra, chỉ riêng nhóm ngành sản xuất
và phân phối điện nước chưa đạt mục tiêu qui hoạch.
Biểu 11: Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GO phân theo nhóm ngành
STT Ngành
Cơ cấu (%) Tốc độ tăng (%)
QH cũ Thực hiện QH cũ Thực hiện
2000 2005 2000 2005 01-05 01-05
01 Công nghiệp khai thác 1,04 1,05 1,14 0,97 13,36 11,47
02 Công nghiệp chế biến 98,58 98,19 98,49 98,60 13,24 15,29
03 CN SX & PP điện nước 0,36 0,75 0,36 0,43 30,84 19,36

Tổng số 100 100 100 100 13,33 15,26
Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp ở các huyện, thị, thành trong 10 năm qua
cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là những năm gần đây (2001-2005) một số huyện có tốc
độ tăng trưởng vượt mức qui hoạch và tăng mạnh so giai đoạn trước đó (1996-2000), phần lớn
do thị trường tiêu thụ ngày được mở rộng, các sản phẩm công nghiệp của tỉnh ngày càng được
quan tâm nâng cao chất lượng và thị phần được mở rộng, không riêng trong tỉnh, trong khu vực
ĐBSCL mà còn vươn tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên giá trị tăng lên. Mặt khác,
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu cụm công nghiệp từng bước được hoàn chỉnh thu
hút thêm các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất cũng là động lực thúc đẩy công nghiệp các
huyện phát triển. Một số huyện, thị có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây
(2001-2005) và tăng cao so giai đoạn trước gồm có: Huyện Châu Thành tăng 54,76%; Thị xã
Hà Tiên tăng 20,73%; Thành phố Rạch Giá tăng 20,11%; huyện Giồng Riềng tăng 17,8%;
Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất công nghiệp thì ngược lại, huyện Kiên Lương chiếm
tỷ trọng cao nhất với 49,09% năm 2005; Thành phố Rạch Giá 32,93%; huyện Châu Thành
4,99%; huyện Phú Quốc 3,93%; còn lại các huyện khác chỉ chiếm tỷ trọng từ 1 - 2% trong cơ
cấu công nghiệp chung.
3.2. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (VA)
Giá trị tăng thêm (VA) sản xuất công nghiệp trong 10 năm qua cũng tăng trưởng
mạnh, từ 771 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 1.394 tỷ đồng năm 2000 và đến năm 2005 là 2.836 tỷ
đồng, với tốc độ tăng giai đoạn 1996-2000 là 12,57% và 2001-2005 là 15,26%.
Nếu phân VA theo thành phần kinh tế thì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
1996-2005 cũng giống như tốc độ tăng GO, khu vực đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 62,8%;
kế đến là quốc doanh địa phương tăng 19,97%; ngoài quốc doanh tăng 10,29% và cuối cùng là
quốc doanh trung ương tăng 7,63%. Tuy nhiên, tính theo tỷ trọng của từng thành phần kinh tế
trong cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp thì tỷ trọng VA của khu vực quốc doanh
18
trung ương cao hơn tỷ trọng GO đến 6,21% năm 2005 và tỷ lệ VA/GO cũng cao nhất luôn đạt
trên 47% mỗi năm, vì ở đây tập trung 2 sản phẩm có giá trị cao là xi măng và Clinker thương
phẩm luôn ổn định sản xuất và thị trường tiêu thụ. Khu vực đầu tư nước ngoài, tỷ lệ VA/GO
bình quân giai đoạn 1995-2005 đạt 38,28%/năm; ngoài quốc doanh đạt 36,83%/năm và quốc

doanh địa phương tỷ lệ VA/GO đạt trên 30%/năm. (Phu lục số 6)
Tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) là một trong những
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện hiệu
quả của ngành công nghiệp nghiêng về công nghiệp chế biến. Theo số liệu thống kê cho thấy
bình quân mỗi năm từ 1995-2005 tỷ lệ VA/GO toàn ngành công nghiệp Kiên Giang luôn đạt ở
mức trên dưới 38%/năm và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng tương ứng với
tốc độ tăng giá trị tăng thêm, không chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp
chế biến của tỉnh luôn ổn định và phát triển, phù hợp với định hướng chung của ngành, của
tỉnh.
4. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu
Trong 10 năm qua (1996-2005), hoạt động xuất khẩu của tỉnh ngày càng được các
doanh nghiệp quan tâm thực hiện, công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm ngày càng được đẩy
mạnh, góp phần mở rộng quan hệ mua bán với trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, EU,
Nga, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Một số doanh nghiệp đã tổ chức gian hàng
giới thiệu sản phẩm ở các Hội chợ trong và ngoài nước, đồng thời đăng ký mẫu mã hàng hoá,
giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet, Từ đó, góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu
ngày một tăng lên, nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 1995 là 43,75 triệu USD, thì năm 2000
tăng lên 68,38 triệu USD và năm 2005 là 221 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng của giai đoạn
này khá cao, bình quân mỗi năm tăng 16,41%, trong đó: giai đoạn 1995-2000 tăng 9,34% và
2001-2005 tăng 23,94%.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực, thủy sản là mặt hàng có điều
kiện nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, thời gian qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, nếu như
giai đoạn 1996-2000 chỉ tăng 1,74%/năm thì giai đoạn 2001-2005 tăng lên 22,97%/năm. Nông
sản xuất khẩu chủ yếu là gạo chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng những
năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm, còn các sản phẩm khác như: khóm các loại, dừa, tiêu,
sản lượng xuất khẩu ít, giá trị không cao.
Thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu chủ lực của tỉnh vẫn là các doanh nghiệp quốc
doanh, nhưng đặc biệt thời gian qua đã có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh trong hoạt động xuất khẩu, chủ yếu là lĩnh vực chế biến thủy sản được 9 đơn vị với các
sản phẩm như: nước mắm, tôm đông, cá đông, mực đông, cá cơm khô và khô các loại. Đóng

góp một phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tỉnh nhà và đưa một số sản phẩm công
nghiệp quan trọng tăng nhanh trong thời gian qua.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng nhanh trong 10 năm qua (1996-2005) như: tôm đông
tăng 29,94%/năm; mực đông 17,28%; hải sản khô 16,17%; cá đông 10,7%;
5. Trình độ công nghệ
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất luôn được các doanh
nghiệp quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và
tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua (2001-2005) đã có nhiều doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nhưng đa số thuộc khu vực quốc doanh, đầu
tư nước ngoài, riêng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ có những doanh nghiệp qui mô
sản xuất lớn mới đủ điều kiện nâng cấp, cải tạo máy móc thiết bị, các cơ sở cá thể công nghệ
đa số còn lạc hậu, trình độ thấp.
So với qui hoạch trước đây đã khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ các ngành, các
doanh nghiệp rất rõ ràng, chính xác, đến nay vẫn chưa có sự thay đổi nào lớn. Trong phạm vi
qui hoạch này chỉ bổ sung thêm một số lĩnh vực có đầu tư, đổi mới công nghệ như: lĩnh vực
19
sản xuất xi măng, đến nay các doanh nghiệp sản xuất xi măng của tỉnh đều được chứng nhận
đạt tiêu chuẩn HTQLCL ISO 9001:2000; Lĩnh vực chế biến thủy sản, nhiều doanh nghiệp đã
mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, lắp đặt máy móc thiết bị, tiên tiến hiện đại như công nghệ
cấp đông nhanh IQF, các tủ đông tiếp xúc, kho trữ đông để đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy
sản; các doanh nghiệp chế biến khô đã tăng cường đổi mới phương pháp sản xuất, từ phơi sấy
dưới ánh nắng mặt trời chuyển sang phương pháp sấy khô bằng lò ga, sấy điện nhằm nâng cao
chất lượng khô các loại và tiêu thụ được thị trường trong và ngoài tỉnh, đảm bảo hướng tới xuất
khẩu; Các nhà máy chế biến nước mắm mạnh dạn đầu tư trang bị thêm hệ thống xử lý và lọc
nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, hệ thống chiết chai chân không và dây chuyền xử lý
nhiệt khép kín; Đối với ngành chế biến nông sản, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mạnh
dạn đầu tư dây chuyền lau bóng gạo theo công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng gạo xuất
khẩu; đầu tư hệ thống chuyền tải lúa gạo từ ghe lên nhà máy và ngược lại, góp phần nâng cao
chất lượng hàng hoá, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và hạ giá thành sản phẩm.
6. Điều kiện môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp

- Môi trường công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Kiên Giang có cụm công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông thuộc huyện
Kiên Lương, tập trung chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 nhà máy
sản xuất xi măng, đều có hệ thống xử lý nước thải và khí thải, nhưng mức độ xử lý môi trường
chưa đạt yêu cầu theo quy định, riêng chỉ có nhà máy xi măng Holcim là có hệ thống xử lý
tương đối đạt tiêu chuẩn môi trường. Phần lớn các nhà máy còn lại, hệ thống xử lý chưa đạt
hiệu quả theo báo cáo đánh giá tác động môi trường như đã đăng ký, có một vài nhà máy thiết
bị công nghệ cũ kỹ, lạc hậu và các doanh nghiệp có qui mô nhỏ chưa đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, khí thải đúng tiêu chuẩn quy định, đã góp phần gây ra ô nhiễm môi trường cục
bộ trong vùng hoạt động của nhà máy, làm ảnh đến các hộ lân cận.
Các tác động trong thai thác đá vôi, đất đỏ, tạo tiếng ồn lớn, tiếng nổ mìn khai thác đá
vôi ở khoảng cách 100 m có thể đạt trên 130dBA; tiếng ồn do các xe vận tải nặng từ 50-
115dBA; độ rung lớn trong khu vực bán kính 400 m cách điểm đặt mìn, đây là những vấn đề
bức xúc trong thời gian qua chưa khắc phục được. Việc khai thác sét, đất đỏ đã làm thay đổi
chất lượng nước mặt trong khu vực, có thể làm hạ thấp mực nước ngầm khu vực do bơm tháo
khô mỏ, làm biến đổi chất lượng nước dưới đất, cũng như làm tăng nồng độ chất rắn lơ lửng
trong nước mặt ở khu vực lân cận, gây acid hóa đất và nước trong vùng nếu như mưa chảy
tràn, làm mất thảm thực vật tại vùng khai thác, dẫn tới làm mất khả năng giữ nước bổ sung cho
nguồn nước ngầm, gây xói lở…tạo các ao, hồ, gây mất mỹ quan vốn có trong khu vực.
- Môi trường khu công nghiệp Tắc Cậu chế biến hải sản
Hiện nay, khu công nghiệp chế biến hải sản khu vực cảng cá Tắc Cậu thuộc huyện
Châu Thành, tập trung trên 30 xí nghiệp chế biến hải sản, tuy nhiên cho đến nay chỉ có có một
vài cơ sở lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo qui định của Luật
bảo vệ Môi trường, còn lại hầu hết các xí nghiệp đều trì hoãn lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường hay lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo Luật định.
Một số xí nghiệp chế biến thủy sản chưa xây dựng hệ thống xử lý môi trường,
trong quá trình họat động nước thảy, thảy trực tiếp ra sông, làm ô nhiễm môi trường, tạo ra các
mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của
công nhân làm việc trong xí nghiệp và dân cư trong vùng xung quanh. Vấn đề phát triển các cơ
sở chế biến thủy sản không theo quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng không chú trọng yếu tố

môi trường dẫn đến việc thay đổi lớn chất lượng môi trường sống của những người lao động tại
cơ sở cũng như dân cư các vùng phụ cận. Lượng phế phẩm từ chế biến hải sản hằng năm rất
lớn, tuy được tái chế làm phân bón, nhưng phương pháp thu gom, lưu trữ và vận chuyển các
phế phẩm này chưa hợp lý còn rơi vãi gây ô nhiễm môi trường.
20
Mặt khác, đối với các cơ sở sản xuất tập trung trong khu công nghiệp phần lớn chưa
xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nên đã gây ra nhiều ô nhiễm.
- Môi trường một số hoạt động công nghiệp khác
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, còn rất nhiều cơ sở chế biến hải sản vừa và
nhỏ còn nằm xen kẻ trong khu dân cư không có khả năng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất
thải, nước thải, góp phần gây ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và
giải quyết sớm. Các nhà máy chế biến rau quả, nhà máy đường có các âu thuyền nhằm phục vụ
cho các ghe thuyền thu mua nguyên liệu, nguồn nước tại các âu thuyền này thường bị ô nhiễm
nặng do nước thải từ nhà máy. Quy hoạch khu, cụm phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp chưa hoàn chỉnh, còn nhiều cơ sở chế biến thủy sản chưa có xây dựng hệ thống xử lý,
nước thảy trực tiếp thảy qua sông, kênh rạch… không được xử lý làm ô nhiễm môi trường
nguồn nước mặt.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN
QUA
1. Điểm mạnh
Nhìn chung Kiên Giang là tỉnh có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh trong khu vực
ĐBSCL, với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vịnh Thái Lan, gần các nước ASEAN như
Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Singapo và có địa hình đa dạng bao gồm: sông, biển, núi,
đồng bằng và hải đảo. Tất cả những vị trí đó tạo cho Kiên Giang những điều kiện thuận lợi
trong giao thương buôn bán với các tỉnh bạn trong khu vực và là cầu nối các tỉnh miền Tây
Nam bộ với bên ngoài, đặc biệt là có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực.
Mặt khác, Kiên Giang còn là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa hàng hoá của cả
nước, với tiềm năng quỹ đất nông nghiệp rộng lớn để trồng các loại khóm, mía, tiêu, dừa, các
loại cây công nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt.
Ngoài ra, các nguồn lợi khác từ khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng cũng rất

phong phú, tiềm năng về ngư trường rộng lớn với các loại thủy sản đa dạng, cũng là điều kiện
thuận lợi để phát triển công nghiệp.
Một lợi thế quan trọng khác của Kiên Giang là có môi trường đầu tư thuận lợi, đặc
biệt là khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và khu du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc. Hai khu vực
này đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định qui hoạch phát triển, theo đó khu vực kinh tế
cửa khẩu Hà Tiên thực hiện theo Quyết định số 158/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
cho phép áp dụng một số chính sách tại khu vực này; còn huyện Phú Quốc thực hiện theo
Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án
phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
Quyết định số 38/2006/QĐ-TTg ngày 14/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
qui chế tổ chức và hoạt động của đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới - tỉnh Kiên Giang.
Tiến trình gia nhập AFTA, WTO sẽ tạo điều kiện cho Kiên Giang mở rộng thị trường
cho các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu và nhập khẩu các công nghệ tiên tiến khác. Trên cơ
sở đó, có thể khẳng định Kiên Giang là một trong những địa phương có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
2. Điểm yếu
Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nhưng Kiên
Giang là tỉnh nằm xa khu kinh tế trọng điểm phía Nam, xa Thành phố Hồ Chí Minh, nên mối
liên kết giữa Kiên Giang với các vùng còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư cũng
như giao lưu kinh tế.
Là tỉnh có thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản, nguồn nguyên liệu tuy dồi dào
nhưng giá cả, chất lượng không ổn định và chưa đồng nhất về quy cách. Công nghiệp chế biến
các mặt hàng này vẫn chưa phát triển, chủng loại mặt hàng chế biến chưa đa dạng, chủ yếu là
xuất khẩu những sản phẩm sơ chế và đông lạnh là nhiều nên giá trị đạt được chưa cao.
21
Trang bị kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp trong tỉnh tuy có đổi mới nhưng còn
chậm so yêu cầu, thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là khu vực ngoài quốc doanh.
Chất lượng nguồn nhân lực ở Kiên Giang còn thấp, số lượng lao động được đào tạo
chính qui còn quá ít, chưa đáp ứng tốt yêu cầu trong giai đoạn phát triển hiện tại cũng như
trong tương lai.

3. Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh,
Bộ Công nghiệp sự hỗ trợ của các Sở ngành tỉnh, các địa phương trong hoạt động phát triển
công nghiệp.
Các cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp Kiên Giang ngày càng thông
thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
Điều kiện cơ sở hạ tầng Kiên Giang luôn được quan tâm đầu tư phát triển, nhất là cơ
sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước … từ đó tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu
tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Thuỷ sản và Công nghiệp.
4. Khó khăn
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt quyết liệt, nhất là thị trường xuất
khẩu, sự biến động của thị trường trong nước và thế giới thời gian qua như: dịch SART, dịch
cúm gia cầm, vụ kiện bán phá giá tôm của Mỹ, tác động đến hiệu quả sản xuất cũng như khả
năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Khó khăn về vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
thuộc khu vực ngoài quốc doanh có qui mô nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể. Nguyên nhân chủ
yếu là do tài sản thế chấp để vay vốn có giá trị thấp, nên nguồn vốn vay không đủ để mở rộng
sản xuất, thay đổi trang thiết bị.
5. Kết luận chung về tình hình công nghiệp của tỉnh
Trong thời gian qua, hoạt động của ngành công nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn,
trở ngại nhưng nhìn chung vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá và vượt chỉ tiêu qui hoạch đề ra.
Ngành nghề chế biến vẫn chưa được phát triển mới, nhưng đã tập trung theo mục tiêu định
hướng là phát huy thế mạnh của Tỉnh, để phát triển nhóm ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế về
tài nguyên và nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá các sản phẩm, nâng lên chất lượng các sản phẩm
truyền thống, có sức cạnh tranh thị trường nội địa và thế giới.
Việc đầu tư phát triển các cơ sở trong thời gian qua (1996-2005) từng bước phát triển,
góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức nộp ngân sách cho nhà
nước và hỗ trợ thúc đẩy một số ngành dịch vụ khác cùng phát triển. Vấn đề cổ phần hoá doanh
nghiệp được đẩy mạnh, tạo cho doanh nghiệp thế chủ động trong chỉ đạo điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của

doanh nghiệp.
Công tác qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu được tập trung triển khai tốt đáp ứng
cơ bản nhu cầu cho công nghiệp chế biến, tình hình đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp
cũng đạt được hiệu quả cao. Từ đó, đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất
ngày càng nhiều, với 95 dự án được triển khai thực hiện trong thời gian qua (2001-2005). Bên
cạnh những kết quả đạt được nhưng so với mục tiêu vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục
như sau:
- Tốc độ phát triển công nghiệp tuy có tăng nhưng chưa ổn định, cơ cấu hàng nông
sản, hải sản chế biến tăng chậm, chưa bền vững. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của tỉnh như gạo,
thuỷ sản đông lạnh, khóm, tuy chất lượng có nâng lên, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh
kém, phần lớn do sản phẩm còn đơn điệu, sản phẩm xuất khẩu còn ở dạng thô chỉ qua sơ chế
nên giá trị không cao. Một số sản phẩm thời gian qua chưa được quan tâm phát triển nên ngày
22
càng khó khăn và mất dần thị trường như: dệt chiếu, đồ đất nung, đan lát, hiện nay đang khôi
phục lại.
- Sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ chưa hình thành được các khu, cụm công nghiệp chế
biến tập trung, chưa tạo được mối liên kết mạnh mẽ giữa các khâu sản xuất, chế biến và hợp
đồng tiêu thụ hàng hoá.
- Công tác qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu được quan tâm triển khai thực hiện
và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung công tác qui hoạch chưa đồng bộ, phát
triển chậm so kế hoạch, một số vùng tuy được đầu tư qui hoạch nhưng năng suất thấp, chưa
đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của các nhà máy. Đầu tư cơ sở hạ tầng chậm chưa khuyến khích
đầu tư công nghiệp ở các vùng sâu vùng xa, tốc độ phát triển ở các vùng này còn thấp so tiềm
năng nguyên liệu và lao động tại địa phương.
- Các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển công nghiệp Kiên
Giang trong thời gian qua luôn được vận dụng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh. Nhưng nhìn
chung hiệu quả chưa cao, do đó chưa khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế, đặc biệt
là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đầu tư sản xuất. Chưa có chính sách hỗ trợ cho các
cơ sở mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ; chưa xây dựng và ban hành được chính sách hỗ trợ
cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, sử dụng năng lượng tiết

kiệm hoặc chưa có chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng Công nghiệp chế biến nông - thủy
sản của tỉnh.
- Những khó khăn chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp vẫn chưa được khắc phục, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh với Sở Công nghiệp chưa chặt chẽ làm cho việc phản ảnh, tổng hợp tình hình
sản xuất công nghiệp chung trên địa bàn chưa đầy đủ, kịp thời. Mặt khác, sự phối hợp tổ chức
thực hiện giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ, chưa sâu sát cũng là nguyên nhân tạo ra
những mặt hạn chế trong quá trình quản lý và thúc đẩy sản xuất phát triển.
23
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
.I NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KIÊN
GIANG
1. Các nhân tố ngoài nước
1.1. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới
Xu hướng toàn cầu hoá về hợp tác kinh tế quốc tế là hướng đi tất yếu, kinh tế thế giới
đang dịch chuyển theo hướng nền kinh tế toàn cầu, tự do hoá về thương mại, đầu tư và tài
chính. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới đã hình thành và Việt Nam đã được tham gia vào một
trong các tổ chức kinh tế đó là khu vực mậu dịch Đông Nam Á (AFTA), tổ chức hợp tác kinh
tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp định thương mại Việt -
Mỹ, đồng thời đang tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập vào
các tổ chức này là cơ hội để Việt Nam thu hút các nguồn vốn đầu tư và tiếp cận khoa học công
nghệ tiên tiến trên thế giới, mở rộng được thị phần và tạo thế đứng vững chắc trên thị trường
quốc tế.
Kiên Giang là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế một khi Việt Nam tham
gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), với vị trí địa lý thuận lợi trong giao dịch mua bán
với các nước trong khu vực ASEAN và đặc biệt là có một địa điểm thu hút khách du lịch cũng
như các đối tác để đầu tư phát triển kinh tế. Sắp tới đây Kiên Giang sẽ trình Chính phủ phê
duyệt nâng cấp cửa khẩu Xà Xía lên thành cửa khẩu Quốc tế, đối diện với cửa khẩu song

phương Prék Chák-Kông Pông Trách của Campuchia, đồng thời nâng cấp nhiều cửa khẩu phụ
lên thành cửa khẩu chính. Như vậy, sẽ thuận lợi trong quan hệ mua bán với các nước trên thế
giới.
Quá trình toàn cầu hoá là sự liên kết ngày càng chặt chẽ các loại hình thị trường như:
thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường lao động,… thông
qua việc cắt giảm tiến tới xoá bỏ các rào cản đang tồn tại giữa các nước (bao gồm cả những
hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá được giao lưu tự
do giữa các nước, tiến dần tới các thị trường thống nhất và thị trường thế giới vận hành theo
các qui chế của WTO.
Trong bối cảnh này, các nước kém phát triển sẽ phải chịu những sức ép cạnh tranh rất
nặng nề của các nước phát triển về đầu tư vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, chất xám,
thông qua việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do, cởi bỏ hàng rào thuế quan và bằng các
phương tiện kinh tế, chính trị khác,…. Chính sách toàn cầu hoá và khu vực hoá, đối với Việt
Nam sẽ là một thách thức lớn, có cả mặt tích cực và tiêu cực, nếu biết nắm bắt cơ hội và chọn
lựa phương thức tiếp cận thích hợp, đòi hỏi phải có những giải pháp sáng tạo, đồng bộ, hữu
hiệu mới có cơ may vượt ra khỏi sự kiềm toả của các nước đã phát triển và tạo thế đứng vững
chắc trên thị trường thế giới.
1.2. Tác động của một số nền kinh tế thế giới
- Kinh tế Mỹ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua tạo cơ hội rất có ý nghĩa cho Việt
Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh sang thị trường Mỹ, và cũng
tạo điều kiện cho những nhà đầu tư Mỹ hoạt động trên thị trường Việt Nam tiếp cận với nguồn
vốn của Mỹ, như nguồn vốn EXIM Bank để mở rộng đầu tư,… Đồng thời, các tổ chức hỗ trợ
của Mỹ cũng sẽ có điều kiện đẩy mạnh các hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam trong
việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra như các doanh
24
nghiệp Việt Nam sẽ hoạt động trên cùng một mặt bằng với các doanh nghiệp khác ở thị trường
này. Điều này có nghĩa là việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ có ý
nghĩa quyết định trong việc tận dụng các cơ hội Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ
tạo ra.

Việt Nam có thể bán sang Mỹ nhiều loại sản phẩm như: may mặc, da giày, sản phẩm
nhiệt đới, lương thực, thực phẩm, hải sản. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng
cao, nếu như năm 1995, Mỹ mới nhập khẩu từ Việt Nam là 169,5 triệu USD, đến năm 2004 đã
gấp 29,5 lần năm 1995, tăng 40,3%/năm, cao gấp 2,4 lần tốc độ chung. Mặt khác, ở Mỹ còn có
hơn 5.000 doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực tạo ra lợi thế lớn cho
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường Mỹ liên tiếp gặp phải những khó khăn, hết kiện bán phá giá cá basa
đến tôm, dựng hạn ngạch đối với dệt may, đến tiền đặt cọc …
- Kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và là nước đứng thứ 3 đầu tư vào Việt
Nam, với tổng vốn khoảng 4,35 tỷ USD tính đến năm 2004, Nhật Bản là thị trường lớn của
Việt Nam. Năm 1995, Nhật Bản đã nhập từ Việt Nam là 1.461 triệu USD, đến năm 2004 đạt
3.502,4 triệu USD, chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm tháng đầu năm
2005, Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới 37,5%, cao gấp đôi tốc độ chung.
- Kinh tế EU
Các nước trong cộng đồng kinh tế Châu Âu đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế
thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, văn hoá,… với Việt Nam. Là nơi có nền công nghiệp
hàng đầu thế giới đặc biệt là trong một số lĩnh vực kỹ thuật lâm nghiệp, đại dương học, thiết bị
lạnh,… Các nước này vừa là thị trường, vừa là đối tác hợp tác liên doanh với ta. Việt Nam có
khả năng cung ứng một phần nhu cầu của Châu Âu về các hàng dệt may, da giày, nông sản chế
biến, một số sản phẩm nhiệt đới và một số hàng thủ công mỹ nghệ khác,… và nhận lại sự
chuyển giao kỹ thuật trung bình hoặc một số kỹ thuật cao.
- Kinh tế Trung Quốc
Với quy mô của thị trường hơn 1 tỷ dân, GDP khoảng 1.000 tỷ USD, cơ cấu kinh tế
và mức độ công nghệ trung bình. Trung Quốc đang nổi lên là một nền kinh tế mới cạnh tranh
quyết liệt với các nước đang phát triển. Với sự kiện gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ trở thành
đối thủ cạnh tranh chính với ASEAN trong các lĩnh vực xuất khẩu hay thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, đòi hỏi mỗi quốc gia trong ASEAN cũng như Việt Nam cần phải có những chính sách
điều chỉnh hợp lý.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam, lại là thị trường gần. Trong tương

lai, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đến
năm 2010 từ 10 tỷ USD lên 15 tỷ USD (đến năm 2004 đã đạt xấp xỉ 7,2 tỷ USD). Trung Quốc
là một thị trường đặc biệt quan trọng có nhiều nhu cầu mà Việt Nam có thể đáp ứng như: lương
thực, thực phẩm (gạo, ngô, khoai, sắn), hoa quả, chuối, hải sản, chè, cà phê, cao su, apatit,
chromit và ngược lại Việt Nam có thể mua của Trung Quốc một số mặt hàng như: bông, nhựa
đường, ống tráng kẽm, sắt thép, vật liệu xây dựng trang trí nội thất, vải,… Ngoài ra, Việt Nam
có thể hợp tác liên doanh với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
- Kinh tế các nước ASEAN
ASEAN là khối liên kết kinh tế khu vực mà tỷ trọng ngoại thương chiếm tới hơn 30%
trong cán cân thương mại của Việt Nam. Trong những năm qua, ASEAN đã đóng góp một
phần vốn FDI quan trọng đối với Việt Nam, tính đến hết năm 2004, tổng vốn đầu tư của
ASEAN vào Việt Nam là 5.206,3 triệu USD, bằng 17,35% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Các
dự án đầu tư của ASEAN thường tập trung vào một số lĩnh vực công nghiệp, lắp ráp, xây dựng,
khách sạn và du lịch. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước ASEAN có nhiều bước phát
triển tốt, tính đến hết năm 2004:
25

×