Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Kltn tác phẩm biếm họa trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 157 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÁC PHẨM BIẾM HỌA TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............................................8
1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của biếm họa trên báo chí.....................8
1.2. Các hình thức biểu đạt và truyền tải tác phẩm biếm họa......................26
1.3. Đặc điểm và vai trò của tác phẩm biếm họa và biếm họa trên báo chí. 32
1.4. Những yêu cầu đối với việc sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo chí. 41
Chương 2:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM BIẾM HỌA BÁO
CHÍ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Khát sát
báo Tuổi trẻ Online, Lao động Online và Dân trí).....................................47
2.1.Giới thiệu về báo Tuổi trẻ Online, Lao động Online và Dân trí............47
2.2..Khảo sát tình hình sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo Tuổi trẻ Online,
Lao động Online và Dân trí..........................................................................51
2.3..Đánh giá việc sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo Tuổi trẻ Online, Lao
động Online và Dân trí...............................................................................112
Chương 3:NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ TÁC PHẨM BIẾM HỌA TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................127
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo
chí hiện nay................................................................................................127
3.2. Một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tác phẩm biếm họa trên báo
mạng điện tử...............................................................................................131
KẾT LUẬN..................................................................................................136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................138
PHỤ LỤC.....................................................................................................141


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất hiện trên báo chí Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX


đến nay (theo bài viết: “Biếm họa, một nhân chứng lịch sử” (đăng trên
Tạp chí Tia Sáng số ra tháng 6-2012), tranh biếm họa đã trở thành một
công cụ hữu ích để những người làm báo thể hiện chính kiến của mình đối
với các vấn đề thời sự của xã hội. Tuy có lịch sử phát triển gần một thế kỉ
trên mặt báo nhưng cho đến nay, hệ thống lí luận về đặc điểm và tính chất
của loại hình này vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ
thống.
Từ năm 1998, khi thuật ngữ “thơng tin phi văn tự” xuất hiện, tranh
biếm họa được coi là một trong những yếu tố thể hiện thơng tin của
nhóm này (bên cạnh các yếu tố khác: ảnh, biểu đồ, bản đồ, đồ thị,…) Tuy
nhiên, chúng thường được xếp chung với thể loại tranh minh họa. Việc
khai thác và sử dụng tranh biếm họa trên báo chí trở thành một vấn đề
quan trọng đối với các cơ quan báo chí. Bởi lẽ, nếu nguồn thông tin này
không được khai thác một cách hợp lí, chính nó có thể sẽ gây ra hiện
tượng nhiễu thơng tin, thậm chí là phản thơng tin, tạo nên những hiệu ứng
xấu trong xã hội.
Xuất hiện tại Việt Nam trên báo chí ban đầu với hình thức xuất bản
là báo in, tác phẩm biếm họa theo dòng chảy phát triển của báo chí nước
nhà dần mất đi vị thế do những tác động khách quan và chủ quan. Nhiều
chuyên trang, chuyên mục có tiếng về biếm họa trên báo in dần dần được
thay thế và khơng cịn xuất bản. Báo mạng điện tử phát triển song có rất ít
các cơ quan, tịa soạn báo chí quan tâm đến việc đưa tác phẩm biếm họa
lên các trang báo mạng điện tử của mình càng khiến biếm họa báo chí mất
đi chỗ đứng, bị xem nhẹ mặc dù chứa đựng trong mỗi tác phẩm biếm họa
1


là một dạng thức thể hiện thông tin vô cùng đặc sắc và có giá trị nếu được
khai thác một cách bài bản và có tính định hướng, xác định rõ ràng về
chức năng, đặc trưng của biếm họa báo chí.

Hiện nay, thực tế khai thác dịng tranh biếm họa cho thấy, trên
nhiều trang báo mạng điện tử, biếm họa đang được sử dụng một cách tùy
tiện và thiếu định hướng. Biếm họa đôi khi chỉ được sử dụng như một yếu
tố minh họa, thậm chí cịn bị coi là một công cụ để lấp đầy trang báo. Việc
khai thác biếm họa một cách thiếu chuyên nghiệp như thế không chỉ làm
giảm giá trị của dịng tranh này mà vơ hình chung cịn khiến cho báo chí
mất đi một kênh thông tin hấp dẫn và hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định thực hiện đề
tài: “Tác phẩm biếm họa trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và Giải pháp”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, theo khảo sát của tác giả, ở Việt Nam vẫn chưa có một
cơng trình nào đề cập một cách trực tiếp và cụ thể đến việc khai thác sức
mạnh của tranh biếm họa cho loại hình báo mạng điện tử. Duy chỉ có một
số cơng trình là thể hiện những kết quả nghiên cứu bước đầu về tranh biếm
họa báo chí, bao gồm:
- Sách “Biếm họa Việt Nam” của tác giả Lý Trực Dũng, Nxb. Mỹ thuật,
năm 2011 cũng là một cơng trình khoa học có giá trị tham khảo tốt.
Sách dày 193 trang, nội dung đã làm rõ những vấn đề chung nhất về
biếm họa như: khái niệm, lịch sử ra đời, vai trị của biếm họa trên báo
chí và trong đời sống xã hội.
- Cơng trình khoa học “Bước đầu tìm hiểu ngơn ngữ biếm họa” (Khóa
luận tốt nghiệp Khoa Lý luận phê bình lịch sử mỹ thuật - Trường Đại
học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, năm 1985) của Hà Xuân Nồng. Khóa
2


luận của Hà Xuân Nồng đã đề cập đến những về đề mang tính lý luận
về biếm họa, đặc biệt là ngôn ngữ và phương thức sáng tạo tác phẩm
biếm họa.

- Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, chun ngành báo in (Khoa Báo
chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) với đề tài “Tranh biếm họa trên
báo Tuổi trẻ cười (Khảo sát báo Tuổi trẻ Cười - bán nguyệt san của báo
Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2008)” của sinh viên Lê Thị Hồng Hà,
niên khóa 2005 - 2009, đã luận bàn về vấn đề này. Tác giả Lê Thị Hồng
Hà đã thực hiện khảo sát biếm họa trên báo Tuổi trẻ Cười trong thời
gian năm 2008, đồng thời phân tích thực trạng sử dụng biếm họa và đội
ngũ thể hiện biếm họa trên báo Tuổi trẻ Cười.
- Luận văn thạc sĩ báo chí học “Khai thác sức mạnh của tranh biếm họa
cho báo in Việt Nam”, năm 2015 của tác giả Nguyễn Khắc Huy, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác
giả Nguyễn Khắc Huy qua công trình nghiên cứu của mình đã làm rõ
được những yếu tố tạo nên sức mạnh của tranh biếm họa cũng như
những tác động của nó đến ngơn ngữ báo chí bên cạnh những vấn đề lý
luận và thực tiễn.
- Luận văn báo chí học “Tác phẩm biếm họa trên báo in Việt Nam hiện
nay”, năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Trâm, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Tác giả Nguyễn Thị Trâm đã hệ thống hóa được những
vấn đề lý luận về biếm họa và khảo sát thực tiễn việc sử dụng tác phẩm
biếm họa trong vòng 1 năm (năm 2013) trên 3 tờ báo: Lao động, Tuổi
trẻ Cười và Làng cười và cũng đã có những khuyến nghị khoa học có
giá trị lý luận và thực tiễn.
Tác giả cũng tìm thấy những đánh giá, phân tích về vai trò,
chức năng của biếm họa; những hoạt động sáng tạo biếm họa qua hàng
loạt bài báo khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm biếm họa. Tất cả
3


những nguồn thông tin nêu trên là những nguồn tư liệu tham khảo vô
cùng quý giá, giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc định hướng quá trình

nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đa phần đều chỉ
xem xét biếm họa ở một khía cạnh nhất định hoặc mới chỉ dừng lại ở việc
khảo sát, đánh giá việc sử dụng tác phẩm biếm họa ở loại hình báo in; đặc
biệt, những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tác phẩm biếm họa
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam chưa được phân tích một cách thấu
đáo. Chính vì vậy, từ những khoảng trống về mặt lí luận và thực tiễn đó,
tác giả quyết định thực hiện khóa luận này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài,
khóa luận sẽ khảo sát và phân tích tình hình thực tế việc sử dụng tranh
biếm họa trên 3 trang báo mạng điện tử trong 6 tháng. Qua đó, khái quát
quá trình hình thành, phát triển của tranh biếm họa trên báo chí Việt Nam;
làm rõ những yếu tố tạo nên giá trị của tác phẩm biếm họa báo chí. Từ đó,
khẳng định vai trị quan trọng của tác phẩm biếm họa trên báo chí nói
chung và trên báo mạng điện tử nói riêng, xem xét tác phẩm biếm họa là
một thể thể loại báo chí đặc biệt khi có sự kết hợp về giá trị nghệ thuật tạo
hình và giá trị thơng tin báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích trên, tác giả của khóa luận phải thực hiện
những nhiệm vụ chính sau:
- Tổng hợp, khái quát hóa hệ thống lý luận những vấn đề liên quan đến đề
tài nhằm xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu: khái niệm về
tranh biếm họa, biếm họa báo chí.
4


- Khảo sát thực trạng sử dụng tác phẩm biếm họa trên 3 tờ báo mạng điện
tử: Tuổi trẻ Online, Lao động Online, Dân trí trong thời gian 6 tháng đầu
năm 2019. Kết quả từ việc khảo sát thực trạng kể trên là cơ sở quan trọng

để chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng tác phảm biếm họa trên báo chí nói chung và trên báo mạng điện
tử nói riêng.
- Từ những mặt phân tích thực trạng sử dụng tác phẩm biếm họa ở các góc
độ thành cơng, hạn chế để đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động sử
dụng tác phẩm biếm họa trên báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử
nói riêng.
- Từ những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sử dụng tranh biếm họa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là tranh biếm họa
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là khía cạnh thực trạng
sử dụng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng tác động của nó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực tế việc khai thác tranh biếm họa ở 3
trang báo mạng điện tử trong nửa năm đầu 2019 (từ tháng 1/2019 – tháng
6/2019) qua các trang báo mạng điện tử: Tuổi Trẻ Online, Lao động
Online và Dân trí. Đây là 3 trang báo mang tính chính luận mạnh mẽ, có
sử dụng biếm họa (ở những mức độ khác nhau) như một phương thức để
làm phong phú thông tin cho trang báo của mình.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
5


Khóa luận được thực hiện dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước về báo chí Cách mạng, hệ thống lý thuyết về báo chí truyền
thơng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Khóa luận này lấy chất liệu từ hệ thống lí thuyết báo chí – truyền
thơng, cụ thể là lí thuyết của ngơn ngữ báo chí và một số lí thuyết
có liên quan khác: hội họa, mĩ học, tâm lí học,... Từ những nguồn
tài liệu sẵn có này, tác giả tiến hành định vị biếm họa trong hệ thống lí
thuyết báo chí – truyền thơng cũng như nêu bật những đặc điểm, tính chất
và sức mạnh của tranh biếm họa.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, so sánh, chứng minh:
Phân tích các sản phẩm báo chí trên 3 trang báo trong thời gian khảo sát 6
tháng để thực hiện một số thống kê về tần suất xuất hiện, nội dung, sự
phân bố theo lĩnh vực,… của biếm họa trên một số trang báo. Đó là những
biểu hiện thực tế đáng tin cậy và xác thực về q trình khai thác dịng
tranh này trong mơi trường báo chí.
Phương pháp phỏng vấn sâu: dùng để phỏng chun gia trong lĩnh
vực biếm họa báo chí, phóng viên, nhà báo vẽ tranh biếm họa tại các tòa
soạn.
Phương pháp điều tra xã hội học: thực hiện lập bảng hỏi, xác định
đối tượng, thời gian, hình thức thăm dị ý kiến của cơng chúng với mục
đích thu được kết quả định tính và định lượng về việc sử dụng tác phẩm
biếm họa trên báo mạng điện tử thông qua các trang báo khảo sát.
6


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lí luận, khóa luận này tập trung làm rõ vị trí của tranh biếm
họa báo chí với tư cách là một nhân tố độc lập trong hệ thống các phương
thức thể hiện thơng tin trên báo chí. Để làm rõ được vấn đề này, khóa luận
tập trung phân tích, tổng kết, hệ thống hóa các nội dung liên quan đến đặc

điểm, phân loại, chức năng, vai trò, phương pháp, yêu cầu sử dụng tác
phẩm biếm họa trên báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử nói riêng.
Đây chính là những kết quả quan trọng trở thành tài liệu tham khảo cho
những đề tài nghiên cứu tiếp theo về tác phẩm biếm họa trên báo mạng
điện tử.
Về mặt thực tiễn, khóa luận thơng qua kết quả nghiên cứu về thực
tế khai thác sử dụng của tác phẩm biếm họa trên báo mạng điện tử, trở
thành cơ sở giúp cho việc sử dụng thể loại thông tin này cho loại hình báo
báo mạng điện tử trở nên hiệu quả hơn.
7. Bố cục khóa luận
Tương ứng với những nội dung đã được nêu trong phần Mục tiêu
nghiên cứu, khóa luận được chia thành ba chương. Mỗi chương trình
bày những nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận của tác phẩm biếm họa báo chí trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Thực trạng sử dụng tác phẩm biếm họa trên báo mạng điện tử
ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo Tuổi trẻ Online, Lao động Online và
Dân trí)
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tác
phẩm biếm họa trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

7


Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÁC PHẨM BIẾM HỌA TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của biếm họa trên báo chí
1.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm “Báo mạng điện tử”

Có nhiều cách hiểu khác nhau về báo mạng điện tử. Ngoài tên gọi báo
mạng điện tử, loại hình báo chí này cịn có nhiều tên gọi khác như: báo điện
tử, báo mạng, báo trực tuyến, báo online.
Tiếp cận với khái niệm báo mạng điện tử, có nhiều khái niệm thơng
dụng được đưa ra. Trong cuốn “Giáo trình thực hành Internet” (NXB. Thống
kê, năm 1999), tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng: “Báo điện tử là tên gọi
chỉ về một hệ thống thông tin kết nối con người và thơng tin tồn cầu qua hệ
thống máy tính” [33, tr.7]. Trong khi đó, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn trong cuốn
“Truyền thơng Đại chúng” (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001) đưa
ra khái niệm: “Báo điện tử là một siêu kênh thơng tin tồn cầu, cho phép liên
kết con người lại bằng kênh thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của
tồn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán” [21, tr.208]. Đối với
PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang, trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những
vấn đề cơ bản” (NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2011) đưa ra khái
niệm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [12, tr.53]. Mặc dù
có nhiều khái niệm được đưa ra về báo mạng điện tử tuy nhiên các định nghĩa
này đều có đặc điểm chung trên cơ sở về kỹ thuật, phương thức chuyển tải
thông tin đặc thù của loại hình báo mạng điện tử. Theo đó, báo mạng điện tử

8


là loại hình báo chí được phát hành trên mạng internet, sử dụng công nghệ
W.W.W (World Wide Web) và dành cho cơng chúng sử dụng mạng Internet.
Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về báo mạng điện tử một cách dễ hiểu
như sau: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí chuyển tải thơng tin đến
với cơng chúng thơng qua hệ thống mạng Internet có khả năng kết nối tồn
cầu bằng ngơn ngữ đa phương tiện.
- Khái niệm “Tác phẩm”

Theo “Từ điển tiếng Việt phổ thông” (NXB. Phương Đơng, năm 2002),
“Tác phẩm là cơng trình do nhà văn hóa, nghệ thuật, hoặc khoa học sáng tạo
ra. Ví dụ tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật” [27, tr.809].
Theo Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ:
“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và
khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm cịn
thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký
hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ
thể tác phẩm báo chí gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản
ánh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằm
đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các phương tiện
khác. Điều 11 của nghị định chỉ rõ: Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể
hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục như hội họa, đồ họa, điêu
khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện khác tồn tại dưới dạng độc
bản. Đối với loại hình đồ họa có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ
tự và có chữ ký của tác giả”. (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ,
ban hành năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan)

9


Tóm lại, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của con người cá nhân hay
tập thể trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào.
- Khái niệm “Biếm họa” và “Tác phẩm biếm họa”
Theo Hiệp hội Nghệ sĩ quốc tế vẽ Biếm họa (ISCA: The International
Society of Caricaturist Artists) thì, từ dùng thơng dụng nhất để chỉ biếm họa
chính là “caricature”. “Caricature” được dùng và được hiểu với mục đích là
làm sao một hình ảnh mà có thể diễn tả được nhiều ý nghĩa nhất. Chữ

“caricature” có nguồn gốc từ “caricare” tiếng Ý có nghĩa là cường điệu,
thêm vào. Chữ “caricare” lại chịu ảnh hưởng từ gốc Latinh “caruss” hay từ
“cara” tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “khn mặt”. Như vậy, từ “biếm họa”
có nguồn gốc sâu xa từ tiếng Ý, với ý nghĩa “khuôn mặt”, và khuôn mặt được
coi là điểm khởi đầu trong việc thể hiện của hầu hết các biếm họa.
Tiếng Anh, biếm họa là “cartoon” dùng để chỉ những bức vẽ ngộ
nghĩnh, mang tính gây cười và chế giễu. Tiếng Đức gọi biếm họa là
“Karikatur” và được sử dụng phổ biến. Từ “caricature” dịch sang tiếng Việt
là “biếm họa” và đây là từ dùng chính xác và phổ biến hơn cả.
Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” (Hội đồng Quốc gia chỉ
đạo biên soạn năm 1995):
“Biếm họa là bức vẽ nhằm chế giễu, châm biếm, là loại hình nghệ thuật
thể hiện các nhân vật hay sự việc bằng những đường nét làm biến dạng dựa
trên những đặc điểm về hình dáng hay tính cách của nhân vật, sự việc đó.
Biếm họa địi hỏi phải nắm vững kiến thức về hình họa, phải đạt hiệu quả gây
cười để chế giễu, đả kích, đả đảo cái xấu, xây dựng cái tốt. Các danh họa
Lêônađô đa vinchi (Italia), Goioa (Tây Ban Nha), Hôgơt (William Hogarth,
Anh) đã để lại nhiều tranh biếm họa [28, tr.215].

10


“Từ điển Tiếng Việt” (Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, năm
2010) do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên giải thích “Biếm họa là tranh châm
biếm có tính chất gây cười” [20, tr 86].
“Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thơng” do tác giả Đặng Thị Bích
Ngân chủ biên, xuất bản năm 2007 giải thích “Biếm họa là “lối vẽ có nội
dung, đường nét, hình khối, đặc điểm nhân vật được bóp méo hay bị làm biến
dạng và mang tính kì cục, khơi hài, nhằm đả kích, gây cười, châm biếm người
hay sự việc nào đó” [19, tr.35].

Tác giả Trần Tiểu Lâm trong cuốn “Giáo trình mỹ thuật” (Tập 1, NXB
Đại học sư phạm, năm 2007) giải thích “Biếm họa là thể loại đặc biệt của đồ
họa báo chí, các họa sĩ có thể dùng thủ pháp cường điệu, biến thể, bóp méo
hình dạng… để phục vụ cho mục đích nhấn mạnh, phê phán, chỉ trích một vấn
đề nào đó. Biếm họa có thể gây ra tiếng cười mang tính chất đả kích những
thói hư tật xấu trong đời sống xã hội” [14, tr.93].
Tóm lại, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm biếm họa,
nhưng có thể hiểu: Biếm họa là một loại hình mỹ thuật sử dụng thủ pháp
cường điệu nhằm phản biện, có quan điểm riêng và có chất trào lộng về một
vụ việc, một sự kiện xã hội mang tính tinh thần hay vật chất.
Về khái niệm “Tác phẩm biếm họa”, tác giả Lý Trực Dũng, trong cuốn
sách “Biếm họa Việt Nam” đã khẳng định “tác phẩm biếm họa là một thể loại
“báo chí nghệ thuật” cực kỳ đặc thù nằm giữa đường biên giao nhau của mỹ
thuật và thơng tấn báo chí” [7, tr.187].
Trong khi đó, mặt dùng khơng đưa ra khái niệm về “tác phẩm biếm
họa”, nhưng tác giả Đặng Bích Ngân, trong cuốn “Từ điển Mỹ thuật phổ
thông” đã phần nào lý giải một cách rõ ràng về loại tác phẩm đặc biệt này.
Theo tác giả Đặng Bích Ngân: “Biếm họa là tranh vẽ theo lối biếm họa luôn
gắn liền với các hoạt động thực tiễn chính trị, xã hội, thời sự. Có loại tranh
11


biếm khơi hài, có loại đả kích thói hư tật xấu trong cuộc sống, một hủ tục văn
hóa cũ hay một đường lối chính trị sai lầm” [18, tr.35].
Tóm lại, tác phẩm biếm họa đó là một tác phẩm tranh vẽ sử dụng hình
họa có bút pháp tạo hình đặc biệt là bóp méo, cường điệu hóa sự vật, nhân
vật. Qua đó tác giả truyền tải những thơng điệp của người họa sĩ vẽ tranh
đến với độc giả, kết hợp với việc tạo ra tiếng cười châm biếm, sâu cay. Tác
phẩm biếm họa thường được đăng tải trên báo chí qua các hình thức báo in,
báo mạng hoặc các hình thức in ấn khác như sách, pa nô,…

1.1.2. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của biếm họa và biếm họa trên
báo chí
- Trên thế giới:
Các nhà khảo cổ học trên thế giới đã tìm ra những hình họa châm biếm
cổ xưa nhất trên giấy Papyrus từ thời cổ đại ở Ai Cập và trên tượng nhỏ, lọ
gốm ở Hy Lạp, trên tường và cột nhà ở Italia. Đó là bằng chứng cho thấy sự
xuất hiện rất sớm của biếm họa trong xã hội loài người. Bên cạnh đó là việc
thuật ngữ biếm họa “caricature” cũng có nguồn gốc từ tiếng Italia. Điều đó
cho thấy, biếm họa có sự khởi nguồn từ châu Âu.
Thời Trung cổ, những bức hình châm biếm được tìm thấy trên các trụ,
cột của nhiều nhà thờ châu Âu và trong những trang sách với vai trị là các
hình minh họa. Những bích họa, tranh khắc gỗ ở các cơng trình kiến trúc theo
phong cách La Mã hay Gothic cũng xuất hiện với những hình ảnh mang tính
chất hài hước, châm biếm.
Trong thời cải cách tơn giáo ở phương Tây đã có rất nhiều truyền đơn
in hình giễu cợt giữa Đạo Tin lành và Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, cho đến
tận Thế kỷ 14, tại châu Âu biếm họa tồn tại vẫn mang tính khuyết danh
(không biết rõ tác giả của các tác phẩm biếm họa là ai).
12


Đến thời kỳ Phục Hưng ở phương Tây, người ta mới ghi nhận được
những bức tranh mang phong thái biếm họa xuất hiện tên tác giả, nội dung
của tranh phản ánh những xung đột trong đời sống và chính trị xã hội. Một số
tác phẩm biếm họa được tìm thấy trong gia tài hội họa của Leonardo da Vinci
(1452 - 1519), khi danh họa này bênh vực người tàn tật bằng cách mời họ làm
mẫu vẽ biếm họa chân dung nhằm đả kích xã hội. Theo đó, Leonardo da
Vinci là một họa sĩ tồn năng người Ý. Ơng được cho là “cha đẻ” của biếm
họa hiện đại ở Phương Tây.
Tạp chí biếm họa đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Hà Lan năm

1701, có tên là Asop in Europa, chuyên đăng tranh biếm về các vấn đề chính
trị. Ở Pháp, gắn liền với các sự kiện cách mạng, nhà xuất bản phái cộng hòa
đồng thời là một họa sĩ có tên là Charles Philipon đã cho ra mắt cơng chúng
tạp chí biếm họa La Caricature vào năm 1830 và Le Charivari vào năm 1832.
Nhiều nhà nghiên cứu về truyền thông và nghệ thuật ở châu Âu đã ghi nhận
La Caricature là tờ nhật báo châm biếm chính trị đầu tiên của thế giới. Đối
tượng mà tờ báo này vẽ châm biếm trong suốt mấy năm đầu xuất bản, đó là
nhà vua Louis Philippe.
Sau này, một tờ báo biếm họa nổi tiếng xuất hiện là, đó là tờ Punch, ra
đời ở Anh năm 1841. Nghĩa đen cái tên Punch là “cú đấm”. Ngay từ những số
xuất bản đầu tiên, tờ báo châm biếm và trào phúng này đã liên tục tung ra
những “cú đấm” chí mạng, tấn cơng vào hai đối tượng tiêu cực chính của xã
hội thời bấy giờ, đó là thói hợm hĩnh người của giới thượng lưu và những
chiêu trò làm giàu siêu lợi nhuận, xem tiền là trên hết của giới tài phiệt Anh.
Nối tiếp thành công của các tờ báo trên, hàng loạt quốc gia khác ở châu
Âu cũng đã xuất bản sản phẩm báo chí châm biếm, và sử dụng biếm họa, như:
Kladderadatsh (Đức, năm 1848); Nebelspalter (Thụy Sĩ, năm 1875), Krokodil

13


(Liên Xô), Szpillki (Ba Lan), Dikobraz (Tiệp Khắc), Ludas Matyi (Hungari),
Starschel (Bungari), Eulenspiegel (Đức)…
Các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí và biếm họa có chung quan điểm,
biếm họa chủ yếu đăng trên báo bắt đầu từ năm 1827, sau hơn 200 năm báo
chí ra đời. Đến đầu thế kỷ 19, những tiến bộ của kỹ thuật in, như kỹ thuật in
phẳng, đã góp phần vào bước phát triển vượt bậc của biếm họa trên báo chí.
Trước đó, để in tranh biếm họa, người ta buộc phải sử dụng kỹ thuật khắc gỗ
và khắc đồng vừa tốn kém lại vừa mất rất nhiều thời gian.
Thời kỳ biếm họa bùng nổ và ghi dấu ấn rõ nét trên báo chí thế giới

chính là trong các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc như Pháp - Anh,
Pháp - Đức; rồi chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và lần thứ hai
(1939 - 1945). Bởi những biến động về chính trị - xã hội là nguồn đề tài vô
tận của biếm họa. Nhiều họa sĩ biếm đã dũng cảm dùng ngịi bút của mình để
phê phán bản chất của chủ nghĩa đế quốc, những mâu thuẫn gay gắt trong xã
hội tư bản đương thời… Hầu hết các tờ báo có uy tín lúc đó của các nước
như: Liên Xơ, Hungary, Bulgaria, Đan Mạch, Đức đều dành một diện tích
nhất định trên mặt báo để đăng tải các tác phẩm biếm họa. Những tác phẩm
biếm họa được đăng tải thời kỳ đó đã khắc họa một cách rất sinh động về bản
chất của cuộc chiến tranh xâm lược, âm mưu của chủ nghĩa đế quốc... Nổi
tiếng thời gian này là tên tuổi các họa sĩ biếm như: John Heartfield, Loriot
(Đức), Tomi Ungerer (Pháp), Bistrup (Đan Mạch)…
Tóm lại, báo chí thế giới đã sớm nhận ra và tận dụng thế mạnh của
biếm họa để thông tin, tuyên truyền tới độc giả những sự kiện, vấn đề nóng
hổi của của đời sống xã hội. Bàn về lịch sử phát triển của biếm họa trên thế
giới, họa sĩ Lý Trực Dũng (Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam) khẳng định:
“Lịch sử biếm họa là lịch sử của những dân tộc biết cười... Tiếng cười châm
biếm, hài hước trí tuệ dưới hình thức nghệ thuật tạo hình vì dân chủ, tự do và
14


sự tiến bộ xã hội, tự hoàn thiện, phá tan sự vô minh, khuất tất. Vậy nên từ
nhiều thế kỉ qua, trong nền báo chí thế giới, dù nhân loại phải trải qua những
biến động xã hội dữ dội đặc biệt trong Thế kỉ 20, biếm họa vẫn luôn giữ một
vị trí trang trọng trong lịch sử” [7, tr 187].
- Ở Việt Nam:
Vào thế kỷ 15, thời nhà Lý, những bức tranh có ý nghĩa châm biếm, đả
kích các thói hư, tật xấu của xã hội xuất hiện trong dòng tranh Đông Hồ. Các
bức tranh dân gian Đông Hồ vốn vẫn được coi là nơi tái hiện toàn cảnh cuộc
sống xưa kia với những phong tục, lễ nghi, những quan niệm đạo đức và lối

sống cũ. Trong số đó có khơng ít những bức tranh mang hơi hướng châm
biếm, tiêu biểu trong dịng tranh Đơng Hồ. Dịng tranh này ra đời từ khoảng
Thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu Thế kỷ 20. Mang trong mình những
nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn, dịng tranh Đơng Hồ có đề
tài rất phong phú, phản ánh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống,
sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nơng thơn
Bắc Bộ. Trong đó có khơng ít bức tranh mang thiên hướng châm biếm được
coi là khởi thủy của biếm họa như bức Đánh ghen, Hứng dừa, Đám cưới
chuột... Sự xuất hiện của những bức châm biếm trong dịng tranh Đơng Hồ
cho chúng ta thấy rằng từ xa xưa biếm họa đã được sử dụng rộng rãi như một
món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Việt
Nam.

15


Hình 1.1: Tranh dân gian Đơng Hồ “Đám cưới chuột”
Trên báo chí, người Việt Nam đầu tiên vẽ biếm họa để đăng trên báo
cách mạng chính là Nguyễn Ái Quốc với những bức tranh đả kích được đăng
trên tờ Le Paria (Người cùng khổ - cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thuộc
địa, in bằng tiếng Pháp) xuất bản ở Pháp từ tháng 04/1922 đến 04/1926.
Nguyễn Ái Quốc vừa làm chủ bút, vừa là phóng viên, biên tập viên kiêm cả
trị sự, in ấn, phát hành. Trên báo Người cùng khổ, ngồi những tác phẩm nghị
luận, bình luận Nguyễn Ái Quốc cịn bố trí in cả tranh châm biếm, tranh đả
kích - hay chính là biếm họa do Người vẽ. Tuy chưa có sự thống kê chính
xác, nhưng báo Người cùng khổ đã in gần 30 bức biếm họa. Điển hình là các
bức tranh như:“Mau lên! Đi”, “Văn minh bề trên”, “Chủ nghĩa tư bản”,
“Triển lãm thuộc địa”, “Hội nghị An - giê”, “Sự phục thù của Tu-tăng Camông”. Thông qua các bức tranh này, thái độ lên án tội ác của bọn thực dân
và tinh thần đấu tranh cách mạng với quyết tâm chống kẻ thù xâm lược được
hiện lên dưới nét vẽ châm biếm, đả kích của Người mang tính chiến đấu mạnh

mẽ, sâu sắc.
16


Hình 1.2: Tranh “Văn minh bề trên” do Nguyễn Ái Quốc vẽ đăng trên báo Le
Paria số 5 ngày 01/08/1922
“Văn minh bề trên” là tranh vẽ một người dân An Nam gầy gị đội nón
lá, quần áo rách tả tơi, phải kéo một ông chủ Tây to đùng, nằm ngửa mồm phì
phèo xì gà, quát người phu xe “Mau lên!” được ghi bằng 3 thứ tiếng: Việt
Nam, Tây Ban Nha và Pháp… Bức tranh lột tả kiếp thân trâu ngựa khơng chỉ
là thực trạng của người Việt, mà cịn thực trạng chung của tất cả các nước
thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ. Dưới tranh, tác giả kí bút hiệu Nguyễn AQ.
Lịch sử báo chí Việt Nam ghi nhận sự ra đời của tờ báo quốc ngữ Việt
Nam đầu tiên là tờ Gia Định báo, 1865. Nhưng tranh biếm họa được chính
thức đăng ở một tờ báo Việt Nam thì muộn hơn rất nhiều: Vào đầu những
năm 30 của thế kỷ trước ở trên tuần báo Loa , tuần báo Phong Hóa , tuần báo
Ngày Nay... Đặc biệt, với sự ra đời của hai nhân vật biếm họa huyền thoại Lý
Toét, Xã Xệ...

17


Ngay sau báo Người cùng khổ, một số tờ báo trào phúng được in bằng
tiếng Việt đã chính thức ra đời, mở đầu cho một thời kỳ báo chí với nhiều tính
đả kích, châm biếm, hài hước. Đó là các tờ như: Loa, Con ong, Phong hóa,
Ngày Nay, Vịt Đực, Thằng bờm… ra đời và đây cũng chính là những tờ báo
in đầu tiên ở Việt Nam sử dụng biếm họa. Tạp chí Loa ra đời ngày
08/02/1932, được đặt dưới sự điều khiển của ông Bùi Xuân Học, nhưng linh
hồn của tờ báo chính là họa sĩ Cơn Sinh Đỗ Mộng Ngọc với những tranh biếm
cười cợt chính phủ thuộc địa, nhà cầm quyền thời bấy giờ; biếm họa trên tạp

chí Loa làm nên tính trào phúng đặc biệt của tờ báo, tuy vậy báo ra được 103
số thì bị đình bản. Tờ Con Ong được hiểu theo nghĩa đen là con ong chuyên
châm chích, phát hành ngày thứ tư hàng tuần tại Hà Nội trong những năm
1939-1940, cũng là một tờ báo đăng tải rất nhiều tranh châm biếm, tranh đả
kích. Báo Phong hóa và Ngày nay xuất bản những năm 1932-1935 do nhà văn
Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam
(Nguyễn Tường Lân) chủ biên cũng là những tờ báo nổi tiếng với việc sử
dụng biếm họa.
Được coi là một phần trong sự bùng nổ của báo chí quốc ngữ vào thập
niên 1930, Phong hố và Ngày nay có nội dung phản ánh xã hội thành thị sôi
nổi lúc bấy giờ với nhiều biến động, cái mới thay thế cái cũ, khiến con người
cũng thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Sự hấp dẫn độc giả cịn phải kể
đến phần đóng góp quan trọng về mặt mỹ thuật, cụ thể hơn là biếm họa. Các
tranh biếm với nội dung đả phá những tục lệ cổ hủ lạc hậu, đả đảo nhân vật
thời danh, phê phán sự thay đổi chóng mặt của xã hội lúc bấy giờ; nhưng kỹ
thuật thể hiện thì lại là các bức vẽ lạ, lời bình đi kèm dí dỏm lại có duyên.

18


Hình 1.3: Trang nhất của tuần báo Phong hóa số 125, ngày 23/11/1934
Trang nhất của báo Phong hóa có đăng bức biếm họa với một kích
thước rất lớn, kèm lời thoại như sau: Ông Nguyễn Tiến Lãng: Đệ mới mua cái
19



×