Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bộ đề thi viết công chứng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.69 KB, 37 trang )


MỤC LỤC
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THI ...................................................................... 4
CÂU HỎI KÈM ĐÁP ÁN THAM KHẢO ........................................................................ 6
Câu 1.Anh chịu hiểu như thế nào về di tặng và tăng cho? ............................................
9 Câu 2.Anh A ủy quyền cho anh B thế chấp QSDĐ với yêu cầu: Để đảm bảo khoản
vay cho công ty M tại Ngân hàng X, số tiền vay 500 triệu, thời hạn vay 5 năm, chỉ để
trồng café ở DAKLAK, ccv nói đây ngồi phạm vi cơng chứng. Anh chị nhận định
như thế nào
về tình huống trên? ...................................................................................................... 9
Câu 3.Chị Lý kết hôn với Anh Kim, quốc tịch Hàn Quốc, anh Kim là chủ sở hữu Căn
hộ chung cư. Anh Kim đang muốn lập di chúc lại tài sản cho vợ, 2 con và bố mẹ. Nếu
bố mẹ khơng nhận thì tài sản để lại cho 2 con, sau khi anh Kim chết 5 năm mới mở di
chúc.
CCV đồng ý lập di chúc trên, nhưng yêu cầu công ty định giá để biết giá trị tiền cụ
thể để ghi vào di chúc, anh chị hãy nhận định, hướng giải quyết, cở sở pháp
lý? ............. ………………………………………………………………………………………
10
Câu 4.Xác định chính xác thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa gì trong hoạt động cơng
chứng. Căn cử xác định thời điểm? .......................................................................... 10
Câu 5.Người nhận di sản thừa kế để thờ cúng nhà đất có thể cho thuê nhà đất để lấy
tiền vào thờ cúng không? ...................................................................................... 11
Câu 6.CCV đang làm ở VPCC có khách hàng X thường xuyên đến thực hiện hoạt
động, CCV luôn soạn thảo hợp đồng theo ý chí của người u cầu có vi phạm quy
định pháp luật không? Tại sao? ................................................................................ 12
Câu 7. A,B là chủ đất và nhà đang thế chấp ngân hàng X. Giờ A,B cho Y thuê nhà.
Đến VPCC CCV hướng dẫn có giấy xác nhận đồng ý của ngân hàng về việc cho thuê
đúng không? Tại sao? Căn vào đâu? ....................................................................... 13
Câu 9.Di chúc khơng có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, được chứng
thực có cơng chứng, di chúc nào có hiệu lực pháp luật? Khi phân chia di sản CCV có
nghĩa vụ phái xác minh việc xác lập di chúc không? .............................................14


Câu 10: Vợ chồng A, B được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu một căn nhà trên
mảnh đất rộng 300m2. A muốn tặng cho người con riêng là C căn nhà đó có được


không? . 16 Câu 11: Đất của Cơ sở tôn giáo có được quyền mua bán, chuyển
nhượng, thế chấp
khơng? ....................................................................................................................... 16
Câu 12: Trách nhiệm của Công chứng viên theo Luật cơng chứng 2014? .............. 17
Câu 13: Người nước ngồi có được quyền mượn nhà hay không? .......................... 19
Câu 14: Thủ tục sáp nhập văn phịng cơng chứng? ................................................ 20
Câu 15: Sự khác nhau giữa quyền hưởng dụng và hạn chế phân chia di sản? ....... 22
Câu 16: Người khuyết tật có được làm người làm chứng, người giám hộ hay khơng?
24 Câu 17: Phiếu u cầu cơng chứng có cần thiết khơng? Cá nhân có được lấy văn
bản cơng chứng khơng? ............................................................................................ 24
Câu 18: Người dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc trong công chứng không?
................................................................................................................................... 25
Câu 19: Bố mẹ muốn tặng cho tài sản cho con trai và con dâu thì phải làm văn bản
nào?........................................................................................................................... 26
Câu 20: Ơng A có 3 người con và một người con nuôi. Sau khi chết ông A để lại di
chúc. Một người con bị tước quyền thì cháu có được thừa kế thế vị khơng? Con ni
tìm thấy
bố mẹ rồi có được hưởng di sản khơng? ................................................................ 26
Câu 21: Khi tặng cho nhà ở có cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ hay
không? Trường hợp bên nhận tặng cho 16 tuổi thì sao? ......................................... 27
Câu 22: Bằng những hiểu biết của anh (chị) và vận dụng kiến thức pháp luật hiện
hành hãy cho biết có được ủy quyền khi mang thai hộ hay
không? ............................................................................................................................
.. 27
Câu 23: So sánh tổ chức kinh tế và doanh nghiệp ................................................... 28
Câu 24: Bất cứ văn bản cơng chứng nào cũng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành?

................................................................................................................................... 28
Câu 25: Anh (chị) hãy cho biết khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động công chứng được
quy định như thế nào? (Khiếu nại đối với việc từ chối công
chứng) .............................................................................................................................
29
Câu 26: Anh (chị) hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng?29
Câu 27: Công chứng viên gây thiệt hại mà khơng cịn tài sản để bồi thường cho người
u câu cơng chứng mà khơng cịn tài sản để bồi thường có được để em trai đứng ra
bảo đảm


không? ........................................................................................................................... 31
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THI:
Thứ nhất: Thi là việc của thi, thực tế là việc của thực tế nên cứ bám theo luật mà trả lời.
Thông thường, từ chối sẽ dễ hơn là lách luật để làm. Do đó, khi trả lời vấn đáp, nếu tìm
được lý do từ chối thì cứ từ chối yêu cầu cho nhẹ nhàng. Việc lách luật không phải việc
của cơng chứng viên. Nên nếu có ý định trả lời đồng ý thì nên nói trước luật quy định ra
sao, vi phạm cái gì, nên được phép từ chối. Sau đó mới nói tiếp, tuy nhiên vẫn có quan
điểm cho rằng …..
Thứ 2: Những trường hợp hỏi có nhiều ý để trả lời thường làm mồi để cho giám khảo
hỏi các câu tiếp theo. Do đó, nên sắp xếp ý tưởng rồi trả lời. Khi trả lời vấn đáp, nên tự
tin và trả lời một cách mạch lạc theo pháp luật.
Nếu pháp luật quy định nhiều nội dung hoặc khơng rõ luật quy định ở đâu thì cứ trả lời
rằng luật quy định là …. Nhưng luật cũng quy định là ….. do đó …..
Thứ 3: Thường vấn đáp sẽ là bốc đề, sau đó có thời gian 5-10 phút để chuẩn bị. Giấy
nháp thoải mái, nên cứ tập trung vào đề để trả lời cho tốt nội dung trong đề.
Đọc kỹ đề, vì thường câu sau sẽ có mối liên quan với câu trước theo kiểu:
“…Có cơng chứng được hay không? ... – Câu sau thêm nội dung: “Nếu làm được thì
…”
Thơng thường thì trường hợp này hiểu rằng có khả năng làm được. Mình mà trả lời

khơng làm được thì đến câu sau dễ ăn gậy. Do đó, đọc đề cho kỹ cũng là 1 điểm tốt.
Thứ 4: Sau khi hoàn thành xong phần câu hỏi theo đề và có thời gian chuẩn bị, Các
câu hỏi sau đó sẽ theo ý thích của người hỏi: Có thể là câu hỏi để vớt điểm hoặc câu
hỏi để cho thêm điểm.
Vậy nên, nếu phải nhận các câu hỏi khó tăng dần tức là khả năng cao bạn đã vượt qua
điểm 50 rồi.
Tuy nhiên, nếu sắp xếp câu hỏi theo dạng: Khó – dễ - dễ hơn thì xin chia buồn rằng bạn
có khả năng đang chới với ở mức dưới 50. Tuy nhiên, cứ mạnh dạn bày tỏ quan điểm,
vì luật cũng là từ cuộc sống mà ra. Cái gì theo suy nghĩ mình là đúng thì cứ mạnh dạn
trả lời, đôi khi người hỏi chưa chắc đã hiểu đúng tinh thần của luật :D
Thứ 5: Thơng thường thì sẽ ít trường hợp bị đánh dấu bài, nhưng nếu quay ngang ngửa,
hỏi nhiều sẽ bị chú ý và đưa lên hỏi sớm hơn, khơng cịn thời gian chuẩn bị nữa. Đằng


nào cũng không trả lời được, tập trung vào làm việc của mình. Đừng để bị đánh dấu bài
thì thật sự rất thiệt thân.
Thứ 6: Thông thường số lượng đề thi sẽ giới hạn, nên nếu bạn nào thi hôm sau thì có
thể chia ra các nhóm, ghi câu hỏi và câu trả lời cho những câu mình chưa biết, note lại
và đọc luật. Lưu ý nhé: Đọc luật để xem luật quy định như thế nào, chứ đừng học vẹt.
Vì học vẹt hơm sau sẽ qn ngay.
Cuối cùng: Lưu ý rằng thi vấn đáp khơng có phúc tra, nên tạch thì sẽ tạch ln. Tuy
nhiên, tỷ lệ trượt vấn đáp thường thấp hơn nhiều so với trượt thi viết. Nói vậy để thấy,
những người thực sự hành nghề và học tập đầy đủ thì khơng cần q lo lắng về việc thi
vấn đáp.
Còn nếu như vấn đáp mà còn khơng xong, thì tức là bạn khơng có khả năng đỗ được
rồi. Bạn cần phải ôn luyện thêm.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tài liệu ôn thi cho lần sau được tốt hơn nhé. Thay mặt đội ngũ biên tập- -Trân Trọng!ĐỀ KIỂM TRA VẤN ĐÁP SỐ 01
(CHÍNH THỨC NHƯNG VẪN MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)

Phần I. Tình huống (50 điểm)

Vợ chồng ơng X và bà Y có thửa đất ở 50m 2 tại phường HT, huyện H, tính Q và đã
được UBND huyện H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011. Bà Y đang
thường trú tại quận M tỉnh L, ông X đang lao động tại Cộng hòa Liên bang Đức. Nay
hai vợ chồng muốn chuyển nhượng thừa đất nêu trên cho chị Z là người thường xuyên
sinh sống và có hộ khẩu tại thành phố K.
Câu hỏi 1. Tổ chức hành nghề công chứng nào có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng
chứng nói trên? Giải thích tại sao? (10 điểm)
Câu hỏi 2. Hãy nêu các giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ yêu cầu công chứng? (10
điểm)
Câu hỏi 3. Cơ sở pháp lý của việc yêu cầu các giấy tờ, tài liệu nêu trên? (10 điểm)


Câu hỏi 4. Do quen biết ông X, công chứng viên tư vấn ghi giá chuyển nhượng quyền
sử dụng 50m đất kể trên thấp hơn thực tế thanh toán. Hai bên nhất trí theo tư vấn của
cơng chứng viên. Cơng chíng viên có quyền tự vấn khơng? Anh/Chị bình luận gi về
cách làm của cơng chứng viên? Giải thích tại sao (20 điểm)
Phần II. Câu hói bổ sung (50 điểm)
(Phần này giảmn khảo có quyền tự đặt câu hỏi và phần bổ điểm nên các câu hỏi dưới
đây chỉ có tỉnh gơi ý, giảm khảo có thể lựa chọn các câu hỏi khác)
Câu hỏi 5. Có trường hợp nào có thể u cầu cơng chứng hợp đồng, giao dịch có đối
tượng là quyền sử dụng đất mà không cần yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khơng?
Câu hỏi 6. Trong trường hợp khơng có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu thì những
giấy tớ nào có thể thay thế hai loại giấy to này? Căn cứ pháp lý của việc sử dụng những
giấy tờ thay thế đó?
BỘ TƯ PHÁP
HỘI ĐỒNG KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
LẦN THỨ NHẤT
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VẤN ĐÁP
Câu 1

-

Tổ chức HNCC tỉnh Q ( 5 điểm)
Giải thích được lý do ( 5 điểm)

Câu 2 ( 10 điểm)
Các giấy tờ, tài liệu cần cung cấp là:
-

Phiếu u cầu cơng chứng

-

Dự tháo hợp đồng (nếu có).

-

CMND/hộ chiếu + hộ khẩu của Y.

-

Đăng ký kết hôn của X và Y.

-

Hợp đồng ủy quyền của X cho Y.


-


CMND/hộ chiểu + hộ khẩu cùa Z. (Nếu Z có chồng thì cần cung cấp CMND/hộ
chiếu + hộ khẩu của chồng Z. Nếu Z độc thân thi cần cung cấp giấy xác nhận tinh
trạng hôn nhân tại thời điểm Z nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của 50m2 đất.

Câu 3 ( 10 điểm)
-

Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng

-

Nghị quyết số 52/2010/NQ-CP về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh
vực quản lý của Bộ Tư pháp.

-

Nghị định số 0S/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, đã sửa đổi bằng Nghị
định số 170/2007/ND-CP và Nghị định số 10 106/2013/NĐ-CP.

-

Nghị định số 136/2007/ND-CP về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, sửa
đối bằng Nghị định số 165/2012/ND-CP.

-


Luật cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

-

Luật đất đai năm 2013,

-

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2013.

-

Luật hơn nhân và gia đình ăm 2014.

-

Nghị định số 126/2014 NĐ-CP hướng dẫn Luật bôn nhản và gia dinh năm 2014.

-

Luật hộ tịch năm 2014.

-

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014.

Câu 4: ( 10 điểm)
*
Công chứng viên khơng có quyền tư vấn mà chỉ có quyền giải thích rõ quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý
của việc tham gia hợp đồng, giao dịch (khoản 4 Điều 41 Luật công chứng)
*
Cách làm của cơng chứng viên là sai vì: 10 Gây thiệt hại cho nhà nước vì thất
thu thuế (theo Luật thuế thu nhập cả nhân).
-

Gây thiệt hại cho tổ chức hành nghề công chúng (vi giảm mức thu phi công
chứng, thù lao cộng chứng).


-

Vi pham Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Câu 5
Có 02 trường hợp (theo Luật đất đai năm 2013):
Chuyển đối quyền sứ dụng đất nông nghiệp.
-

Khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất,

Câu 6
Có thể sử dụng:
-

Chứng minh thư sỹ quan quân đội (theo Nghị định số 130/2008/NĐ-CP về giấy
chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam).
Hoặc Thẻ căn cước (theo Luật cản cước công dân năm 2014).
CÂU HỎI KÈM ĐÁP ÁN THAM KHẢO

(LƯU Ý: KHÔNG PHẢI ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC)

Câu 1.Anh chịu hiểu như thế nào về di tặng và tăng cho?
Trả lời
Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015:
Tặng cho tài sản là việc chủ sở hữu tài sản có nguyện vọng muốn trao lại quyền sở hữu
tài sản đó cho người khác có thể khơng có điều kiện hoặc có điều kiện nhưng sẽ khơng
vì mục đích kinh tế.
Tại Điều 671 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về di tặng như sau:
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc
di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng,
trừ trường hợp toàn bộ di sản khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người lập di
chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người
này”.


Câu 2.Anh A ủy quyền cho anh B thế chấp QSDĐ với yêu cầu: Để đảm bảo khoản
vay cho công ty M tại Ngân hàng X, số tiền vay 500 triệu, thời hạn vay 5 năm, chỉ
để trồng café ở DAKLAK, ccv nói đây ngồi phạm vi cơng chứng. Anh chị nhận
định như thế nào về tình huống trên?
Trả lời
Câu hỏi có nhiều điểm cần làm rõ. Trong trường hợp này ta có thể bóc tách ra các vấn
đề như sau:
Xác định nội dung của hợp đồng cần công chứng: Nếu cần cơng chứng Hợp đồng ủy
quyền thì HĐUQ khơng bị giới hạn về địa hạt.
-

vốn).


Hợp đồng thế chấp thì là biện pháp bảo đảm (không cần chi tiết nội dung vay

Hợp đồng vay tài sản: hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Tuy
nhiên, nếu muốn công chứng thì vẫn có thể làm được.

Theo Điều 54. Cơng chứng hợp đồng thế chấp bất động sản của Luật Công chứng
năm 2014:
“1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức
hành nghề cơng chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất
động sản.
2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ
và hợp đồng thế chấp đã được cơng chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo
đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế
chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng
hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện
việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì cơng
chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ cơng chứng hợp
đồng thế chấp tiếp theo đó”.

Câu 3.Chị Lý kết hôn với Anh Kim, quốc tịch Hàn Quốc, anh Kim là chủ sở hữu
Căn hộ chung cư. Anh Kim đang muốn lập di chúc lại tài sản cho vợ, 2 con và bố
mẹ. Nếu bố mẹ khơng nhận thì tài sản để lại cho 2 con, sau khi anh Kim chết 5
năm mới mở di chúc. CCV đồng ý lập di chúc trên, nhưng yêu cầu công ty định


giá để biết giá trị tiền cụ thể để ghi vào di chúc, anh chị hãy nhận định, hướng giải
quyết, cở sở pháp lý?
Trả lời:
Công chứng viên đồng ý lập di chúc là đúng (BLDS quy định áp dụng pháp luật Việt
Nam để giải quyết).

Sau 5 năm mới được khai nhận di sản thừa kế thì hợp pháp. Nhưng thời điểm mở thừa
kế thì được ấn định ln là thời điểm người để lại di chúc chết (Điều 611 BLDS).
Yêu cầu định giá tài sản là sai (Tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của BLDS).
Câu 4.Xác định chính xác thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa gì trong hoạt động
công chứng. Căn cử xác định thời điểm?
Trả lời
Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm
Tịa án tun người có tài sản là đã chết.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định những người thừa kế: người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế, người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn
sống, người thừa kế là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền, nghĩa vụ của người chết để lại.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định di sản thừa kế của người chết để lại, là thời
điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế.
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì thời điểm mở thừa kế là
thời điểm để xác định:

Thứ nhất, những tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản khi người đó
chết bao gồm những gì; giá trị là bao nhiêu;…. để giải quyết việc phân chia di sản cho
những người thừa kế.

Thứ hai, xác định được người thừa kế tại thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế
này được xác định như sau: người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở
thừa kế, người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế phải thành thai trước thời điểm người
để lại di sản chết. Những người chết trong cùng một thời điểm không được hưởng thừa
kế của nhau; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế cần được xác định chính xác theo giờ, phút mà



người để lại di sản chết, nếu không xác định được chính xác giờ, phút người để lại di
sản chết thì thời điểm mở thừa kế được tính theo ngày mà người để lại di sản chết.
Đối với người bị mất tích thì căn cứ vào quyết định của Tịa án tuyên bố người đó là đã
chết, thời điểm mở thừa kế là ngày chết được xác định trong quyết định của Tịa án.
Nếu khơng xác định được ngày chết, thì ngày mà quyết định của Tịa án tun bố người
đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là thời điểm mở thừa kế.

Thứ ba, Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa về mặt thời hiệu. Theo đó, việc từ
chối nhận di sản, khởi kiện về quyền thừa kế phải tiến hành trong một thời gian nhất
định kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thứ tư, việc xác định thời điểm mở thừa kế cịn có ý nghĩa trong việc xác định
pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản và phân chia di sản.

Câu 5.Người nhận di sản thừa kế để thờ cúng nhà đất có thể cho thuê nhà đất để
lấy tiền vào thờ cúng không?
Trả lời
Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã
chết, quyền về tài sản của người đó.
Theo Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong
di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện
đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để
thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những
người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng
để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người
thuộc diện thừa kế theo pháp luật.


2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản
của người đó thì khơng được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Như vậy, theo quy định tại điều 645 BLDS năm 2015 thi người nhận di sản thừa kế để
thờ cúng nhà đất không thể cho thuê nhà đất để lấy tiền vào thờ cúng. Mà người nhận
di sản phải chỉ được phép sử dụng vào việc thờ cúng.

Câu 6.CCV đang làm ở VPCC có khách hàng X thường xuyên đến thực hiện hoạt
động, CCV luôn soạn thảo hợp đồng theo ý chí của người u cầu có vi phạm quy
định pháp luật không? Tại sao?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 41 Luật Công Chứng năm 2014:
CCV soạn thảo theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng
“ 1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ
khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng,
giao dịch.
2.
Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của
Luật này.
Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm
pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì cơng chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao
dịch.
2.
Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng
viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người u cầu cơng chứng
đồng ý tồn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của

hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người u cầu cơng chứng xuất trình
bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời
chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.
=> Do đó, trong trường hợp công chứng viên khi soạn thảo hợp đồng theo ý chí của
người yêu cầu mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi
phạm pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội thì khơng vi phạm pháp luật.
Nếu nội dung, ý định giao kết hợp đồng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội… thì
mới vi phạm.


Câu 7. A,B là chủ đất và nhà đang thế chấp ngân hàng X. Giờ A,B cho Y thuê nhà.
Đến VPCC CCV hướng dẫn có giấy xác nhận đồng ý của ngân hàng về việc cho
thuê đúng không? Tại sao? Căn vào đâu?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 thì khi muốn cho thuê đất
đang được thế chấp tại ngân hàng thì bạn phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết
về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho
bên nhận thế chấp là ngân hàng được biết.
Khi bạn đã thông báo cho Ngân hàng được biết, bên Ngân hàng sẽ xem xét, kiểm tra
trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình
thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì “người sử dụng đất
được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Như vậy, đất mà bạn đang thế chấp tại ngân hàng bạn có quyền cho người khác thuê
đất nhưng phải thông báo cho ngân hàng được biết về tình trạng đất, các thơng tin đối
với đất đang được thế chấp.
Tuy nhiên, cần xét đến thêm về nội dung hợp đồng thế chấp có cần sự đồng ý của ngân
hàng khơng? Nếu có thì vẫn cần xác nhận của Ngân hàng (Nguyên tắc thỏa thuận
không được làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bên thứ ba).

8. A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đang bị thi hành án trả 2 tỷ cho bà
B, A khơng có tài sản để đảm bảo để thi hành án nên bị hoãn xuất cảnh. A ủy
quyền cho C; trả tiền thay A, không hủy ngang hợp đồng. C có xuất trình sổ tiết
kiệm 3 tỷ.
CCV từ chối vì trái quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền và đơn phương chấm
dứt hợp đồng ủy quyền khơng có thù lao. Hỏi như vậy có được khơng?
Trả lời
Từ chối là có thể. Căn cứ vào điều 283 BLDS:
Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay
mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người
thứ ba khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.


Trường hợp này vẫn có thể ủy quyền nếu như có sự đồng ý của bà B. Đồng ý cho C đại
diện do A thực hiện nghĩa vụ.
Câu 9.Di chúc khơng có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, được
chứng thực có cơng chứng, di chúc nào có hiệu lực pháp luật? Khi phân chia di
sản CCV có nghĩa vụ phái xác minh việc xác lập di chúc khơng?
Trả lời
*Di chúc khơng có người làm chứng:
Theo Điều 633. Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng:
“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 của Bộ luật này”.
Theo điều 631. Nội dung của di chúc:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a)


Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b)

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

b)

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

c)

Di sản để lại và nơi có di sản.

2.

Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội
dung khác.

2.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang
thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di
chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm
chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
Như vậy, có thể thấy di chúc khơng có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó
được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di
chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt
buộc nhưng người lập di chúc khi khơng có người làm chứng nên thực hiện thủ tục



công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương
lai.
*Di chúc có người làm chứng,
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh
máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai
người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người
lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631
và Điều 632 của Bộ luật này”.
*Di chúc công chứng hoặc chứng thực:
Điều 635. Di chúc có cơng chứng hoặc chứng thực:
“Người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Như vậy, Căn cứ theo các quy định trên thì khơng có quy định nào bắt buộc di chúc
phải cơng chứng, di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng,
bằng văn bản. Bằng văn bản có thể cơng chứng, chứng thực hoặc khơng cơng chứng,
chứng thực vẫn có hiệu lực khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.
* Khi phân chia di sản CCV có nghĩa vụ phái xác minh việc xác lập di chúc:
Các Công chứng viên (đặc biệt tại các Văn phịng cơng chứng) sẽ phải tự đi điều tra,
xác minh (bằng nhiều phương pháp như hỏi thông tin từ hàng xóm của gia đình người
chết hoặc từ những người thân của người để lại di chúc) về việc cha đẻ, mẹ đẻ của
người đó đã chết thật hay chưa. Thậm chí, có trường hợp, Cơng chứng viên cịn bí mật
đến tận nhà người để lại di chúc chỉ để quan sát ảnh thờ cúng của cha đẻ, mẹ đẻ của
người để lại di chúc. Dù vậy, đây chỉ là các phương pháp của cá nhân Cơng chứng viên
để có thể kết luận việc mở thừa kế và loại bỏ quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào di chúc của cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc. Ngồi ra, cũng có trường hợp,
Cơng chứng viên tự đưa ra tiêu chí xác định dựa trên độ tuổi của người để lại di chúc

khi qua đời. Cụ thể, do chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của pháp luật nên khá
nhiều Công chứng viên tự cho rằng, nếu người để lại di chúc chết khi đã trên 85 tuổi thì
có thể loại bỏ cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc ra khỏi diện thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc. Bởi lẽ, nếu tính tốn cơ học bằng việc cộng tuổi của


người để lại di chúc với độ tuổi cần thiết để có thể sinh ra người để lại di chúc thì
đương nhiên khi đó cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã hơn 100 tuổi và có
lẽ rất ít người cịn có thể sống đến thời điểm này. Còn nếu trường hợp người để lại di
chúc chết trước khi đủ 85 tuổi (hoặc có thể tùy thuộc quan điểm của từng Cơng chứng
viên) thì các Cơng chứng viên sẽ lại phải tự điều tra, xác minh và đưa ra quyết định
cuối cùng, chủ yếu dựa vào “niềm tin nội tâm” của chính bản thân họ (trích 1 bài viết
nào đó tìm được).
Câu 10: Vợ chồng A, B được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu một căn nhà trên
mảnh đất rộng 300m2. A muốn tặng cho người con riêng là C căn nhà đó có được
khơng?
Trả lời (Tham khảo)
Theo quy định Điều 33 Luật hôn nhân gia đình có quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
2.

Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu đất của vợ chồng có được sau kết hơn là
tài sản chung vợ chồng trừ trường hợp vợ chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng
hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp khơng có căn cứ để
chứng minh là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung. Như vậy tài sản quyền sử
dụng đất có diện tích 300m2 được coi là tài sản chung của hai vợ chồng A và B. Người
chồng và người vợ trong trường hợp này mỗi người sẽ có quyền đối với thửa đất này là
giống nhau. Theo nguyên tắc tài sản chung thì mỗi người sẽ có cơng sức đóng góp một
nửa, và định đoạt một nửa số tài sản chung này. Trong trường hợp này A chỉ có quyền
định đoạt ½ thửa đất 300 m 2, nếu A muốn cho con riêng là C hoàn tồn có thể. Nhưng


A chỉ được phép tặng cho ½ khối tài sản trên hay nói một cách khác A chỉ được phép
tặng cho 150 m2 thuộc quyền sử dụng, định đoạt của mình.
Câu 11: Đất của Cơ sở tơn giáo có được quyền mua bán, chuyển nhượng, thế chấp
không?
Trả lời
-

Một là, Khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo gồm: “Cơ sở
tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường,
tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở
khác của tôn giáo”
Hai là, Đất của cơ sở tôn giáo theo Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định là:
“Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu
viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác
của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
vào chính sách tôn giáo của
Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo”; thuộc loại đất sử dụng ổn
định lâu dài (tại Khoản 7 Điều 125 Luật đất đai 2013)
Và cơ sở tôn giáo nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất (tại
điểm g, khoản 1, Điều 169, Luật Đất đai 2013) “g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử
dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất;…”
=> Như vậy, đất của cơ sở tôn giáo là loại đất được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền (cấp tỉnh) căn cứ vào chính sách tơn giáo của Nhà nước và quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được phê duyệt quyết định giao cho cơ sở tôn giáo được cấp phép hoạt
động. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tơn giáo thì điều kiện phải
là: cơ sở tôn giáo phải được cấp phép hoạt động; đất khơng có tranh chấp; khơng phải
là đất nhận chuyển nhượng, tặng cho sau
ngày 01 tháng 07 năm 2004 (khoản 4
điều 102 luật đất đai 2013) quy định.
-

Ba là, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo

Căn cứ Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của cơ sở tô giáo,
cộng đồng dân cư sử dụng đất như sau:
“1. Cơ sở tơn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy
định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.


2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; khơng được thế chấp, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất…”
=> Điều này chứng tỏ rằng cơ sở tôn giáo được giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng, mua bán , thế chấp quyền sử dụng đất
dưới mọi hình thức. (Vấn đề di tặng không được nhắc đến trong luật đất đai nên có

quan điểm là vẫn có thể sang tên được nhóm biên tập có quan điểm khơng đồng ý.
Chuyển lại cho nhà nước rồi nhà nước giao cho cơ sở tơn giáo thì có thể).
Câu 12: Trách nhiệm của Công chứng viên theo Luật công chứng 2014?
Trả lời
Theo khoản 2 điều 17 luật Cơng chứng

Cơng chứng viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đối với các nguyên tắc hành nghề
cơng chứng đó là: ln phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong cơng việc của
mình; tn thủ đúng theo tinh thần của hiến pháp và pháp luật đã quy định; đứng ra
chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người u cầu cơng chứng về tính hợp pháp
của văn bản mình đã cơng chứng; tn thủ theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của
việc hành nghề công chứng, các nguyên tắc sát sườn của việc hành nghề công chứng.

Công chứng viên phải hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng cụ thể,
tổ chức hành nghề cơng chứng này phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý về việc hành
nghề là hợp pháp, đủ tư cách thực hiện nghề nghiệp.

Cơng chứng viên có nghĩa vụ thực hiện việc giải thích cho người yêu cầu công
chứng được hiểu rõ về các quyền lợi cũng như các nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu công chứng, về ý nghĩa cũng như các hậu quả pháp lý có thể xảy ra của
việc cơng chứng văn bản, hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch đó. Trường hợp nếu
cơng chứng viên mà từ chối u cầu cơng chứng của người u cầu cơng chứng thì có
nghĩa vụ phải giải thích rõ về lý do từ chối cơng chứng của mình cho người u cầu
cơng chứng được biết hoặc bổ sung giấy tờ nếu trong trường hợp có thể bổ sung.

Cơng chứng viên có nghĩa vụ đối với việc tôn trọng cũng như bảo vệ quyền, các
lợi ích hợp pháp của người có u cầu cơng chứng văn bản của họ. Ở đây người yêu
cầu công chứng được hiểu là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc người u cầu cơng
chứng cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngồi mà có u cầu cơng chứng đối với
hợp đồng, giao dịch, bản dịch của họ.




Công chứng viên phải đảm bảo đối với nội dung mình đã cơng chứng ln được
tuyệt mật, khơng được tiết lộ nội dung mình đã cơng chứng cho người khác biết trừ
trường hợp được sự đồng ý của người yêu cầu công chứng bằng văn bản hoặc trong
một số trường hợp mà pháp luật có quy định rõ ràng về tính bảo mật của văn bản.

Ngồi việc thực hiện hành nghề cơng chứng thì cơng chứng viên cịn có nghĩa vụ
phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy chuẩn để nâng cao
nghiệp vụ cũng như cập nhập các quy định mới của pháp luật trong cơng tác hành nghề
cơng chứng của mình ln được chính xác và đúng quy định của pháp luật.

Công chứng viên có nghĩa vụ phải thực hiện việc tham gia các tổ chức xã hội –
nghề nghiệp của công chứng viên theo quy định của nghề. Tổ chức xã hội – nghề
nghiệp của cơng chứng viên được hiểu ở đây đó là những tổ chức hoạt động dưới cơ
chế tự quản được thành lập và hình thành ở cấp trung ương và cấp tỉnh với mục đích
đại diện cho cơng chứng viên cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
công chứng viên đang hoạt động công chứng.
Các tổ chức cơng chứng này có các hoạt động cụ thể như tham gia cùng cơ quan nhà
nước trong công việc tiến hành việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công chứng cũng
như bồi dưỡng nghiệp vụ ngành; các tổ chức hành nghề công chứng tham gia trong việc
ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với các cơ quan
có thẩm quyền trong các việc bổ nhiệm hay việc miễn nhiệm đối với công chứng viên,
tham gia thành lập, sáp nhập các tổ chức hành nghề công chứng, chuyển nhượng, chấm
dứt các hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng này và một số nhiệm vụ khác
mà pháp luật quy định và có liên quan đến hoạt động cơng chứng theo quy định của
Chính phủ; ngồi ra cuối cùng thì tổ chức hoạt động hành nghề cơng chứng cịn có
nghĩa vụ tham gia vào hoạt động giám sát đối với công việc tuân thủ quy định của pháp
luật về công chứng cũng như quy tắc của đạo đức hành nghề cơng chứng nhất định.


Cơng chứng viên có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mình
đã cơng chứng cũng như có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công
chứng về văn bản mà công chứng viên đã công chứng. Công chứng viên cũng có nghĩa
vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phịng cơng chứng mà
cơng chứng viên đó là cơng chứng viên hợp danh đang làm việc

Cơng chứng viên sẽ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng
như của tổ chức hành nghề cơng chứng mà mình làm cơng chứng viên và cơng chứng
viên cịn chịu sự quản lý của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà ở
đó họ là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp này.



Cuối cùng ngồi các nghĩa vụ trên thì cơng chứng viên cịn có các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
theo quy định.
Câu 13: Người nước ngồi có được quyền mượn nhà hay khơng?
Trả lời:
Có. Vì pháp luật không cấm.
Vấn đề mở rộng: Liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài.
Liên quan đến người nước ngồi thì đặc biệt lưu ý 2 điều đấy là điều 159 và 160:
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam
của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a)

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam
theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;


a)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, chi nhánh, văn phịng đại diện của
doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại
Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
b)

Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thơng qua các hình
thức sau đây:
a)
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và
pháp luật có liên quan;
a)
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ
chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm
quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. (Lưu ý thêm nghị định 99 hướng
dẫn luật nhà ở thì chỉ được phép mua trực tiếp từ chủ đầu tư).
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1.
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của
Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư
và có nhà ở được xây dựng trong dự
án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.




×