Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác Lênin: Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa? Liên hệ tới hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.98 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hóa và
các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa? Liên hệ tới hàng hóa thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Họ và tên:

Phạm Thị Quỳnh

Mã sinh viên:

21010205

Lớp tín chỉ:

Kinh tế chính trị Mác - Lênin-1-1-22 (N12)

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đồng Thị Tuyền
Năm học:

2022 – 2023

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


NỘI DUNG....................................................................................................... 2
1.

Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hoá và

các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá ..................................................... 2

2.

1.1.

Lý luận về hàng hoá .......................................................................... 2

1.2.

Lý luận về giá cả và những yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá .. 2

1.2.1.

Lý luận của Các Mác .................................................................. 2

1.2.2.

Lý luận của Afreu Marshall ........................................................ 3

1.2.3.

Lý luận của Samuelson ............................................................... 4

Liên hệ tới hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai


đoạn hiện nay ................................................................................................... 5
2.1.

Tổng quan về hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ............... 5

2.2.

Hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay ...... 5

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 10


MỞ ĐẦU
Hàng hố đóng vai trị quan trọng và thiết yếu trong đời sống xã hội, là
hạt nhân căn bản của nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hoá luôn nhận được
sự quan tâm đặc biệt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên giá cả hàng hố ln biến động theo sự vận động của các cơ chế thị trường
và sự biến động của giá cả đồng thời ảnh hưởng ngược lại tới sự phát triển của
nền kinh tế hàng hoá.
Thuỷ sản là hàng hoá xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, giá cả thuỷ
sản biến động tác động trực tiếp tới chuỗi sản xuất và cung ứng thuỷ sản xuất
khẩu nói riêng và tồn bộ ngành ngư nghiệp Việt Nam nói chung. Do đó, việc
nghiên cứu cơ sở lý luận của các nhà kinh tế học về hàng hoá, các yếu tố ảnh
hưởng đến giá cả hàng hố, qua đó ứng dụng vào thực tiễn xuất khẩu hàng hoá
thuỷ sản của nước ta là cần thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.
Bởi vậy, tôi chọn “Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về
hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa? Liên hệ tới hàng hóa
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?” làm đề tài bài tiểu

luận kết thúc học phần mơn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

1


NỘI DUNG
1. Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hoá và
các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá
1.1.

Lý luận về hàng hố

Theo Kinh tế chính trị Mác – Lênin, hàng hố là sản phẩm của lao động,
có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán, có
thể tồn tại ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc dạng phi vật thể (vơ hình). Ví dụ:
quần áo do người lao động tạo ra, có thể thoả mãn nhu cầu che chắn cơ thể của
con người, được bày bán tại cửa hàng là một loại hàng hoá.
Các Mác đã phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hố, từ
đó phân biệt được 2 thuộc tính của hàng hố là giá trị sử dụng và giá trị. Cụ thể:
Giá trị sử dụng của hàng hố là cơng dụng của sản phẩm, có thể thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người, hình thành qua q trình lao động cụ thể,
là thuộc tính tự nhiên và là phạm trù vĩnh viễn.
Ví dụ: giá trị sử dụng của nhiên liệu (than, khí đốt, xăng, dầu) là để đốt,
tạo ra quang năng để chiếu sáng, nhiệt năng để sưởi ấm và chuyển hoá thành
động năng vận hành xe máy, ô tô,...
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong
hàng hoá, tích luỹ từ q trình lao động trừu tượng, là thuộc tính xã hội và là
một phạm trù lịch sử gắn với nền sản xuất hàng hoá. Giá trị là nội dung và cơ
sở để trao đổi, giá trị trao đổi là cách thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.
Ví dụ: so sánh lao động hao phí ẩn trong gà và thóc (giá trị), quyết định

giá trị trao đổi là 1 con gà = 10 kg thóc.
1.2.

Lý luận về giá cả và những yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá
1.2.1. Lý luận của Các Mác

Theo quan điểm của Các Mác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của
giá trị hàng hoá, giá trị là cơ sở quan trọng nhất để quyết định giá cả.

2


Lượng giá trị của hàng hoá là lao động hao phí để tạo ra hàng hố, chịu
sự chi phối của năng suất lao động và độ phức tạp của lao động. Những hàng
hoá phức tạp yêu cầu nhiều thời gian lao động để tạo ra sẽ có giá trị cao hơn
những hàng hố giản đơn có thể hồn thiện trong thời gian ngắn hơn, do đó có
giá cả cao hơn. Ví dụ: điện thoại iPhone đắt hơn điện thoại nút bấm Nokia, sợi
tơ tằm đắt hơn sợi bông.
Bên cạnh giá trị, giá trị tiền tệ và quy luật cung – cầu của thị trường cũng
tác động tới sự lên xuống của giá cả hàng hố. Cụ thể:
Khi tiền tệ có giá, người tiêu dùng có thể dùng ít tiền hơn để mua nhiều
hàng hoá hơn, giá cả thấp hơn. Ngược lại, khi tiền tệ mất giá, giá cả bị đẩy lên,
người dân tốn nhiều tiền hơn để mua ít hàng hố hơn. Ví dụ: do siêu lạm phát
kéo dài từ năm 2008, đơ la Zimbabwe trượt giá, tờ 100 nghìn tỉ đơ la Zimbabwe
chỉ có thể mua vài ổ bánh mì tại thời điểm năm 2016.
Theo quy luật cung – cầu, khi cung bằng cầu thì giá cả = giá trị, khi cung
nhỏ hơn cầu thì giá cả hạ thấp, khi cầu nhỏ hơn cung thì giá cả tăng cao. Giá cả
vận động xoay quanh trục giá trị theo những biến động của cung – cầu. Tại Việt
Nam, ngày 28/01/2021, khi Hà Nội xuất hiện ca mắc Covid 19 đầu tiên, nhu
cầu về khẩu trang y tế của người dân tăng cao, giá cả của khẩu trang tăng mạnh

từ 18-24 nghìn đồng/hộp lên mức 36-40 nghìn đồng/hộp.
1.2.2. Lý luận của Alfred Marshall
Alfred Marshall là giáo sư kinh tế chính trị học của Đại học tổng hợp
Cambridge, nổi tiếng với lý thuyết giá cả. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng
mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau, hình thành theo người
mua và người bán. Đối với người mua, giá cả được quyết định bởi lợi ích giới
hạn của hàng hố. Đối với người bán, giá cả hàng hố được quyết định theo chi
phí sản xuất. Giá cả được hình thành một cách tự phát do tác động của mối
quan hệ cung – cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả
cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm
3


dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất,
thế cân bằng được thiết lập”.
Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung,
cầu và giá cả cân bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá
cả. Ngồi ra, sự độc quyền cũng tác động đến giá cả. Các nhà độc quyền thường
giảm sản lượng để nâng giá bán, thu về lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, giá cả hàng
hố cịn chịu ảnh hưởng của độ co giãn của “cầu” – phản ứng của “cầu” trước
sự thay đổi của giá,...
Nhìn chung, các yếu tố chi phối giá cả theo Marshall bao gồm: quan hệ
cung – cầu (trong ngắn hạn), chi phí sản xuất (trong dài hạn) và độc quyền (ích
lợi giới hạn), độ co giãn của cầu.
1.2.3. Lý luận của Paul A. Samuelson
Paul A. Samuelson là nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn
Kinh tế học, đi đầu trường phái chính hiện đại với chủ trương điều hành nền
kinh tế bằng cả cơ chế thị trường và bàn tay nhà nước.
Samuelson đưa ra nhận định, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá và dịch vụ, thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự nguyện trao đổi

nhiều loại hàng hoá khác nhau, là “quả cân trong cơ chế thị trường”. Giá cả
hàng hoá chi phối và bị chi phối bởi cung cầu. Khi nhu cầu tăng lên, giá cả hàng
hoá tăng, người bán sản xuất nhiều hơn. Khi sức tiêu thụ giảm, người bán sẽ hạ
thấp giá trị hàng hoá để giảm số lượng tồn kho. Giá bán thấp sẽ kích thích số
người mua tăng lên nhưng người lao động cắt giảm lượng hàng hoá sản xuất.
Kết quả là cung – cầu được duy trì ở thế cân bằng.
Học thuyết của Samuelson đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều
tiết nền kinh tế thị trường. Thông qua sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp
luật, chính sách,... để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường
như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, hiện tượng độc quyền, giá cả hàng hoá cũng
được điều chỉnh một cách phù hợp.
4


2. Liên hệ tới hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
2.1.

Tổng quan về hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam

Thuỷ sản là một trong những ngành tiềm năng, đứng thứ 5 trong 10 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu
của Việt Nam là Âu – Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, với các loại thuỷ sản chủ
yếu là: tôm, cá tra, các ngừ, nhuyễn thể, cua ghẹ,... dưới dạng đông lạnh, sấy
khô hoặc bán thành phẩm. Bất chấp những thách thức từ tự nhiên (nạn ngập
mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, thiên tai, dịch bệnh,...), sự khủng hoảng của
nền kinh tế quốc dân và thế giới trong và sau đại dịch Covid 19, nửa đầu năm
2022, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, sau
đó vượt mốc 10 tỷ USD trong tháng 11 năm 2022, tăng 27% so với cùng kì
năm ngối. Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu cá tra đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần

62%; xuất khẩu tôm đạt 4,1 tỷ USD, tăng 14,6% (theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn).
2.2.

Hàng hố thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay

Nhìn chung, giá cả hàng hố thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong
những năm qua chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trường như quy
luật giá trị hàng hoá, quy luật cung – cầu, giá trị tiền tệ và cả những chính sách
kinh tế do Nhà nước Việt Nam các tổ chức kinh tế thế giới ban hành.
Năng suất lao động của hoạt động khai thác thuỷ sản của nước ta chưa
cao do tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới, nguồn
cung cho xuất khẩu hạn chế. Vẫn còn sự thiếu liên kết trong các khâu của hoạt
động sản xuất và quản lý chất lượng (vấn đề bảo quản, sử dụng kháng sinh, chế
phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản,...). Hiện trạng này dẫn tới chi phí sản
xuất thuỷ sản xuất khẩu tăng trong khi chất lượng thuỷ sản xuất khẩu không
cao, thiếu đồng đều, không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm ASC, MoC, MSC,... Đồng thời với những thủ đoạn cạnh tranh không
5


lành mạnh (tự hạ giá, bán phá giá) để nhận hợp đồng xuất khẩu giữa các doanh
nghiêp trong nước và sự cạnh tranh quyết liệt từ các cường quốc xuất khẩu thuỷ
sản như Trung Quốc, Canada,..., giá cả thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong
nhiều năm dù có tăng lên nhưng vẫn luôn ở mức thấp so với các quốc gia trên
thế giới.
Tháng 5 năm 2018, giá cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 3,42
USD/kg, trong khi giá cá tra của Trung Quốc là 6,77 USD/kg. Năm 2017, thuỷ
sản Việt Nam nhận thẻ vàng từ Uỷ ban châu Âu EC do không tuân thủ Quy
định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy

định (IUU), trong trường hợp không sớm thực hiện các biện pháp chống IUU,
nếu bị thẻ đỏ, ngành thuỷ sản Việt sẽ mất trắng thị trường châu Âu EU và thiệt
hại ước tính tới 480 triệu USD mỗi năm.
Điển hình nhất, cá tra vốn là mặt hàng xuất khẩu “độc quyền” của Việt
Nam sang gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với mức giá và tổng
kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối năm
2019, khi các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia đầu tư đẩy mạnh việc mở
rộng diện tích ni trồng và tăng sản lượng cá tra, Việt Nam dần đánh mất thế
độc quyền dù vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong ngành xuất khẩu cá tra – Việt
Nam: 1,3 triệu tấn, Ấn Độ: 650 nghìn tấn, Bangladesh: 150 nghìn tấn, Indonesia:
110 nghìn tấn, Trung Quốc (đảo Hải Nam): 10 nghìn tấn. Cá tra Việt Nam đánh
mất lợi thế độc quyền, liên tục bị ép giá, giá cá nguyên liệu trong nước giảm
sâu (15.000 – 17.000 đồng /kg) do nuôi trồng ồ ạt, khiến giá cá tra xuất khẩu
giảm mạnh xuống dưới 2,2 USD/kg vào giai đoạn tháng 2 đến tháng 6 năm
2020, đạt mức thấp kỉ lục.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự tăng trưởng về sản lượng, các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn tới
việc nâng cao giá trị của mặt hàng này, nhằm nâng cao giá bán ra để thu được
lợi ích kinh tế lớn hơn. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi từ chỗ xuất khẩu
6


thuỷ sản thô, đông lạnh qua xuất khẩu thuỷ sản bán thành phẩm hoặc các chế
phẩm thuỷ sản có giá trị và giá thành cao hơn như bột cá, dầu cá tra, chả cá,
surimi,..., riêng chả cá và surimi xuất khẩu đã đạt mức 195 triệu USD trong nửa
đầu năm 2022.
Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP.PRO,
Giám đốc truyền thông VASEP - bà Lê Hằng nhận định: Chính sách Zero Covid
của Trung Quốc khiến cho các ngành sản xuất của nước này đều bị ảnh hưởng,
trong đó có ngành thuỷ sản. Hoạt động ni trồng và khai thác thuỷ sản diễn ra

hạn chế. Do sản lượng thuỷ sản không đủ cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất
khẩu, Trung Quốc càng phải gia tăng nhập khẩu từ các nước để bù đắp sự thiếu
hụt này.
Nguồn cung thuỷ sản thiếu hụt trong bối cảnh thị trường phục hồi nhanh
chóng, đặc biệt khi nhu cầu thị trường tăng cao trong 6 tháng cuối năm do Tết
Nguyên đán và các lễ hội khiến cho giá cá xuất khẩu tăng cao hơn vào giai đoạn
này. Điển hình, giá trung bình cá tra phile đơng lạnh (mã HS 030462) Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 2,28
USD/kg. Trong đó giá xuất khẩu trung bình trong tháng 9 đạt mức cao nhất từ
đầu năm, với 2,73 USD/kg.
Mặt hàng cá minh thái Alaska xuất khẩu của của Nga và Trung Quốc
(nguồn nguyên liệu nhập trực tiếp từ Liên bang Nga, chế biến tại Trung Quốc
và tái xuất khẩu ra nước ngoài) bị cấm xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu do lệnh
trừng phạt của Mỹ và EU từ sau xung đột vũ trang Nga – Ukraine. Ơng Nguyễn
Anh Thư, Phó Tổng giám đốc CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Mỹ cho biết,
giá cá tra philê đông lạnh xuất khẩu sang EU sau Covid-19 đã tăng khoảng
15%. Giá cá tra bình quân xuất khẩu đi châu Âu chỉ đạt 2,7 USD/kg, đã tăng
lên 3,45 USD/kg trong 2 quý đầu năm 2022. Bà Đỗ Thị Thanh Thủy, Giám đốc
Kinh doanh Tập đoàn Nam Việt (Navico - ANV), lý giải hậu đại dịch, nhiều
quốc gia mở cửa trở lại, thị trường Mỹ và châu Âu thiếu nguồn cung cấp cá thịt
7


trắng từ Nga và Trung Quốc, nguyên liệu cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
không đủ cung ứng do nạn ngập mặn, nhất là cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ
và Châu Âu. Điều này khiến giá cá tra đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước châu Âu đi lên.
Bộ Thương mại Mỹ DOC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá mức 2,39
USD/kg trên toàn quốc với cá tra, cá basa Việt Nam khiến giá cá tra xuất khẩu
vào Mỹ tăng mạnh lên mức 4,5 USD/kg, cao nhất từ trước tới nay, trong khi

trước đây cá tra xuất khẩu vào Mỹ thường chỉ đạt từ 2,9-3,1 USD/kg.
Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt mức trung bình
9,96 USD/kg, tăng 0,85 USD/kg so với tháng 5/2021. Trung bình 5 tháng đầu
năm 2022, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đạt 9,98 USD/kg, tăng 11,5% so
với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu thị trường tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo báo cáo định kì của Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam ngày
26/09/2022, lạm phát và vấn đề tỉ giá tiền tệ đang gây sức ép lên việc xuất khẩu
hàng hoá thuỷ sản của Việt Nam vào những tháng cuối năm. Mâu thuẫn Nga –
Ukraine và các bên liên quan dẫn tới sự lạm phát về giá cả năng lượng như
xăng, dầu, khí đốt tại và lạm phát giá thực phẩm. Tình trạng lạm phát này được
dự đốn có nguy cơ làm gián đoạn sự hồi phục thị trường thuỷ sản xuất khẩu
của Việt Nam sau đại dịch Covid 19. Khi đồng tiền Euro, Yên Nhật,... mất giá,
người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu
từ Việt Nam.

8


KẾT LUẬN
Hàng hoá là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hoá là
biểu hiện bằng tiền của giá trị, tức lượng lao động kết tinh trong hàng hố đã bị
hao phí để tạo ra hàng hố đó. Thơng qua nghiên cứu quan điểm lý luận của
Các Mác, A. Marshall và P. A. Samuelson, có thể kết luận: giá cả của hàng hoá
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm giá trị hàng hoá, giá trị tiền tệ, quy
luật cung – cầu, chi phí sản xuất, vấn đề độc quyền và các chính sách kinh tế.
Thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt
Nam với mức tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, song giá cả xuất
khẩu vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, thiếu ổn định và khó phát triển bền
vững. Bên cạnh những yếu tố thuộc về kinh tế thị trường, một phần nguyên
nhân là do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn

chuộng xuất khẩu thuỷ sản thô thay vì chế biến, sản xuất chế phẩm thuỷ sản có
giá trị gia tăng cao, chưa đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và
chưa xử lý vấn đề khai thác, xuất khẩu thuỷ sản bất hợp pháp IUU một cách
triệt để.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang siết chặt an ninh lương thực, những
chính sách áp thuế chống bán phá giá nặng nề lên hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu
của nước ta đồng thời với những thuận lợi về các hiệp định tự do thương mại
như EVFTA, RECP,... doanh nghiệp Việt Nam cần thiết tận dụng mọi cơ hội
để nâng cao giá trị, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản, khéo léo chuyển
đổi sản xuất và cơ cấu sản phẩm hàng hoá theo sự biến động của thị trường.
Nhà nước Việt Nam cần đưa ra những quy định khắt khe hơn trong khâu quản
lý khai thác, nuôi trồng và cạnh tranh xuất khẩu thuỷ sản, đảm bảo sản phẩm
thuỷ sản Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, được xuất
khẩu chính ngạch sang những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc,...

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác –
Lênin (Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội
2. Cảnh Kỳ (03/11/2020), Giá cá tra tăng trở lại sau thời gian dài giảm
sâu, Báo Tiền phong, />3. Đức Minh (11/08/2021), Thẻ phạt của châu Âu đe doạ ngành thuỷ sản
Việt Nam, Báo điện tử VnExpress, />4. Hà Quý Tình, Trần Hậu Hùng (2008), Giáo trình Lịch sử các học
thuyết kinh tế, NXB Tài chính, Hà Nội
5. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (30/11/2022), Xuất
khẩu thuỷ sản tới cuối tháng 11/2022 đạt 10,2 tỷ USD, Trang thông tin
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam,

/>6. Lê Thuý (31/05/2018), Cá tra Việt bán rẻ do... tự hạ giá, Báo Doanh
nghiệp Việt Nam VnBusiness, />7. Văn Thọ (13/04/2022), Hiệp định (RECP): Mở ra cơ hội thúc đẩy xuất
khẩu thuỷ sản tại các thị trường tiềm năng, Trang thông tin điện tử
Tổng cục Thuỷ sản, />
10


8. Văn Thọ (26/09/2022), Lạm phát và tỷ giá: Gây áp lực lên xuất khẩu
thuỷ sản những tháng cuối năm, Trang thông tin điện tử Tổng cục Thuỷ
sản, />9. VTV Digital (19/09/2016), 100 nghìn tỷ dollar Zinbabwe mua được...
vài ổ bánh mì, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam,
/>10.VTV Digital (01/12/2022), Xuất khẩu thuỷ sản vượt 10 tỷ USD, Báo
điện tử Đài truyền hình Việt Nam, />
11



×