Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần lớp 11a2 trường THPT số 2 Sa Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.92 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN
LỚP 11A2 TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA
Tác giả: Đào Thị Xương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT số 2 Sa Pa

Sa Pa, tháng 02 năm 2023


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................

2

I. Lý do chọn đề tài.......................................................................

2

II. Mục đích nghiên cứu...............................................................

3

III. Đối tượng nghiên cứu.............................................................

3



IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................

3

V. Phương pháp nghiên cứu..........................................................

4

NỘI DUNG..................................................................................

4

I. Cơ sở lý luận.............................................................................

4

II. Cơ sở thực tiễn………………………………………………..

5

III. Giải pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần lớp 11a2 trường THPT số 2 Sa Pa 9
IV. Kiểm chứng trước tác động và sau tác động

15

KẾT LUẬN

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………. .

17

1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Đơn vị trường THPT số 2 Sa Pa được thành lập vào năm 2005, năm học
2022-2023 với tổng số 12 lớp 497 học sinh.
Trường học được nằm trên địa bàn xã khó khăn, là một địa phương có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phụ huynh học sinh phần lớn nằm
trong diện lao động nghèo, hồn cảnh khó khăn. Vì thế việc đến trường của các
em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp cơng việc gia đình, thêm vào đó kinh tế
thiếu thốn khơng có điều kiện cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập
của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản, vắng
học ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng.
Tỷ lệ học sinh nghỉ học bỏ học giữa chừng của học sinh trường THPT số
2 Sa Pa tương đối lớn, việc duy trì tỷ lệ chuyên cần của trường chưa thực sự tốt
vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Riêng sĩ số lớp 11a2 trường THPT số 2 Sa Pa đã có sự thay đổi lớn giữa
năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023
So sánh duy trì sĩ số học sinh bỏ học của năm học 2021 – 2022 và năm
học 2022 – 2023 của lớp 11a2 như sau:
Năm học 2021 - 2022

Năm học 2022 - 2023

Tổng số HS HS bỏ học Tỷ lệ duy


Tổng số HS

HS bỏ học

trì sĩ số
41

4 (9,75%)

Tỷ lệ duy
trì sĩ số

90,25%

37

1 (2,7%)

97,3%

Đa số học sinh bỏ học là con em trong gia đình nghèo, thiếu sự quan tâm,
học sinh bỏ học đi làm nương rẫy và đi làm xa kiếm tiền về cho gia đình.
Sự phối hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường chưa cao, nhiều phụ
huynh cịn có tư tưởng trơng chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường, lên
nương, ở lán lâu ngày không về.
Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình,
thiếu niềm tin vào khả năng học tập, không theo kịp chương trình, thua kiến
thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán nản, mặc cảm muốn nghỉ học.
2



Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình,
thiếu niềm tin vào khả năng học tập, khơng theo kịp chương trình, thua kiến
thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán nản, mặc cảm muốn nghỉ học.
Một số em vì hồn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến tâm lí mặc cảm, tự ti
nên nuôi suy nghĩ muốn nghỉ học.
Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến sau: “ Một số giải pháp
duy trì tỷ lệ chuyên cần lớp 11a2 trường THPT số 2 Sa Pa”
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
Duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của
lớp 11a2 nói riêng, nhà trường nói chung.
Nâng cao ý thức của học sinh, qua đó giúp các em học sinh tự hoàn thiện
bản thân.
Tạo ra một tập thể lớp học đoàn kết để nâng cao chất lượng hoạt động do
nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức.
Hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng, rèn luyện cho các em sự tự tin
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
thành cơng. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Với đề tài này tơi muốn tìm ra giải pháp nhằm duy trì số lượng học sinh
lớp 11a2 nói riêng và góp cơng nhỏ vào việc duy trì tỷ lệ chuyên cần trường
THPT số 2 Sa Pa.
III. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11A2, Trường THPT số 2 Thị xã Sa Pa
IV. Phạm vi, đối tượng, khách thể
- Phạm vi: Lớp 11a2 trường THPT số 2 thị xã Sa Pa.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần lớp
11a2 trường THPT số 2 Sa Pa

3


- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 11a2 của trường THPT số 2 thị xã
Sa Pa.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và nghiên cứu tài
liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng đang diễn ra tại trường
THPT, trường THPT số 2 Sa Pa, lớp 11a2 trường THPT số 2 Sa Pa.
- Phương pháp điều tra: Các bảng hỏi khảo sát.
- Phương pháp thống kê phân tích số liệu.
- Thực nghiệm mơ hình giải pháp:
+ Điều tra khảo sát số lượng học sinh lớp 10a2 năm học 2021-2022 (nay
là lớp 11a2 năm học 2022-2023)
+ Khảo sát các câu hỏi thực nghiệm đối với học sinh 11a2
+ Kiểm chứng thực nghiệm.

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần
khơng nhỏ hình thành và ni dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý khơng có dấu đỏ. Ngày nay, với sự
nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ
nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều
khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ
chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng
thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách
nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần
4



xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một
nhà trường vững mạnh.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội, là
cánh tay nối dài của hiệu trưởng. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm
sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo
và tài năng, có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định
quản lý của hiệu trưởng đối với lớp mình phụ trách, đồng thời là người chịu
trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất
lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp khi tổngkết năm học.
Giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường, các
tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với
các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường
Trường THPT số 2 Sa Pa đặt tại địa bàn Xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh
Lào Cai, đây là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên,trường tơi ln nhận
được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương, sự đồng lòng của phụ
huynh học sinh. Những năm gần đây tỷ lệ học sinh đi học có tăng lên, chất
lượng giáo dục cũng có sự chuyển biến tốt hơn.
Tuy nhiên, thành phần học sinh của trường nói chung, lớp tơi chủ nhiệm
nói riêng đến từ nhiều vùng quê khác nhau, thuộc cả địa bàn khu vực thị xã Sa
Pa, tỉnh Lào Cai. Các em đi học xa nhà, nhiều em thuộc vùng I không được
hưởng chế độ của nhà nước, đây cũng là những trở ngại nhất định đối với việc
duy trì tỷ lệ chun cần.
Nhà trường ln đặt vấn đề duy trì tỷ lệ chun cần lên hàng đầu, chính vì
vậy Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến cơng tác chủ nhiệm.


5


Nhà trường luôn tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, xây dựng nhà
trường theo tiêu chí “trường học hạnh phúc”.
Nhà trường đưa ra nhiều biện pháp để duy trì tỷ lệ chun cần, ví dụ như:
xây dựng mới, chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động giáo dục
của nhà trường.
Nhà trường luôn đề cao tiêu chí xây dựng trường học an tồn, qua đó tạo
tâm lí an tâm cho các bậc phụ huynh khi đưa con lên học tại trường.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua các
việc: Triển khai hội nghị công tác chủ nhiệm lớp đầu năm học để thông qua các
văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm của giáo viên, chấm điểm thi đua của
đoàn trường, của tổ trực, việc chấm điểm và xếp loại cơ sở vật chất của các lớp
Nhà trường chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chủ nhiệm, duyệt và góp ý cho
giáo viên về kế hoạch chủ nhiệm đều đặn, giao chất lượng giáo dục học sinh cho
giáo viên, định ra các tiêu chí thi đua lớp tiên tiến, lớp xuất sắc cho tập thể học
sinh, lao động tiên tiến, lao động xuất sắc cho giáo viên, khen thưởng cho giáo
viên đạt thành tích lao động tiên tiến, lao động xuất sắc, lớp tiên tiến, lớp xuất
sắc, học sinh đạt các thành tích trong năm học.
2. Thực trạng lớp 11a2
2.1. Thuận lợi:
2.1.1. Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có ý thức thức và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt
tình với học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có khả năng nắm bắt được mục tiêu, kiến thức, có kỹ
năng, lập được kế hoạch chủ nhiệm lớp tương đối khoa học.
Luôn cố gắng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, quan tâm sát sao
đến học sinh lớp chủ nhiệm.

2.1.2. Học sinh lớp 11a2
Phần lớn học sinh tham gia học tập và sinh hoạt tại trường, nên thuận lợi
cho việc quản lý, duy trì tỷ lệ chuyên cần.
Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tương đối tốt, tích cực tham gia
6


các hoạt động của lớp, của Đoàn thanh niên, của nhà trường tổ chức.
Đã có một bộ phận phụ huynh quan tâm đến con em, thường xuyên giữ
liên lạc với giáo viên chủ nhiệm.
Một bộ phận học sinh trong lớp rất tích cực và hăng hái tham gia hoạt
động của lớp, trường.
Một số các em đã biết quan tâm chia sẻ với bạn bè, với thầy cơ. Chia sẻ
những khó khăn, vướng mắc của bản thân với giáo viên chủ nhiệm.
Có em cố gắng theo đuổi ước mơ học tập mặc dù gia đình khơng muốn
con tiếp tục đến trường, như em Phàn Phẩy Tá, Lồ Thị Say.
2.2. Khó khăn:
Đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu vùng xa,
vùng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, giao thơng đi lại trắc trở
Nhiều em học sinh hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: bố mẹ ly hôn,
em sống cùng bà nội đã tuổi cao sức yếu. Có em có cha hoặc mẹ mất khả năng
lao động, có em học sinh thuộc diện hộ nghèo, có em học sinh mồ cơi cha hoặc
mẹ, chính vì vậy nhiều hơm các em phải nhịn bữa sáng. Có em học sinh nhà
cách xa trường hơn 40 cây số, giao thơng đi lại khó khăn, vất vả.
Đa số các em cịn rụt rè, thiếu tính tự tin, khơng dám bộc bộ bản thân,
nên gây khó khăn cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm.
Một số học sinh học lực yếu kém thường bi quan trước lực học của mình,
thiếu niềm tin vào khả năng học tập, khơng theo kịp chương trình, thua kiến
thức bạn bè dẫn đến tâm lý chán nản, mặc cảm muốn nghỉ học.
Một số em vì hồn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến tâm lí mặc cảm, tự ti

nên ni suy nghĩ muốn nghỉ học.
Một số học sinh có biểu hiện: biết khơng nói, khơng biết cũng khơng hỏi
trong q trình học tập.
Một số em học sinh có những thói quen xấu trong học tập và sinh hoạt
như học đối phó, cẩu thả, lười biếng, ích kỷ; ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao,
chậm thích nghi với mơi trường.
7


Ý thức học tập của đa số các em chưa thực sự tốt dẫn đến kết quả học tập
không cao, đó là nguyên nhân dẫn đến tâm lý muốn bỏ học.
Một số học sinh khác thì gặp khó khăn về phương tiện đi lại do nhà xa,
đường đi học phải qua nhiều đồi dốc, khe suối hiểm trở đặc biệt là mùa mưa nên
cũng hay nghỉ học hoặc các em chỉ đến trường học buổi sáng, buổi trưa về nhà
ăn cơm, buổi chiều nghỉ ở nhà không đến lớp nữa
Một số phụ huynh cịn có tư tưởng trơng chờ, phó mặc con em mình cho
nhà trường, lên nương, ở lán lâu ngày khơng về.
Có phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng về việc học tập của con em
mình, cho nên xin cho con nghỉ cả tháng về nhà trông nhà cho bố mẹ lên nương.
Có phụ khi biết con có ý định nghỉ học thì lại bng câu “thơi nghe theo ý
con vậy” gây khó khăn cho việc duy trì tỷ lệ chuyên cần.
Đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, có trường hợp
phụ huynh đến trường mà khơng biết con em mình học ở lớp nào, giáo viên nào
chủ nhiệm. Phụ huynh ít tham gia họp phụ huynh. Ít liên lạc hoạc khơng bao giờ
tự liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của con em
mình. Có trường hợp phụ huynh khơng nói được tiếng phổ thơng nên cũng gây
khó khăn cho việc trao đổi về việc học tập của học sinh với phụ huynh.
Có bậc phụ huynh khơng gần gũi được với con em mình dẫn đến tất cả
việc học tập, sinh hoạt hoạt của con đều phó mặc cho nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm.

Do phong tục tập quán, tín ngưỡng của một số dân tộc trên địa bàn như:
dân tộc HMông, Dao theo đạo thường nghỉ tết Noel, dân tộc Hmông thường ăn
tết nguyên đán đến hết rằm tháng giêng, tục lệ kéo vợ. Việc tổ chức hiếu, hỉ
của một số dân tộc kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng
học sinh đi học chuyên cần.
Học sinh thuộc dân tộc Xa Phó sinh sống trên địa bàn Sa Pa thường nghỉ
học giữa chừng để đi làm thêm phụ giúp gia đình.
Tất cả khó khăn trên đã gây ra nhiều khó khăn cho giao viên chủ nhiệm
và nhà trường về việc duy trì tỷ lệ chuyên cần.
8


III. Giải pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần lớp 11a2 trường THPT số 2
Sa Pa
1. Phối hợp với nhà trường
Nhà trường thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục để
nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước
cho nhân dân, phụ huynh học sinh, học sinh để mọi người hiểu được ích lợi của
việc học tập và tự giác nhắc nhở quan tâm, đưa con em tới lớp, tới trường thông
qua các buổi họp phụ huynh đầu năm học, cuối học kỳ I, sơ kết học kỳ I
Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đưa ra các
giải pháp giáo dục học sinh như: tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các em có vi
phạm nội quy của trường, lớp nhiều lần.
Nhà trường phối kết hợp với UBND các xã để vận động học sinh ra lớp,
thông tin với xã kịp thời với những trường hợp học sinh tảo hôn, ra khỏi địa
phương.
Phối hợp với nhà trường đảm bảo cơ sở vật chất như: phòng học, phòng
chức năng, máy chiếu, ti vi để phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Phối hợp với nhà trường có giải pháp xử lí dứt điểm những học sinh vi
phạm nghiêm trọng nội quy của trường, lớp.

2. Phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên nhà trường, thường xuyên tổ
chức các sân chơi bổ ích cho học sinh: văn nghệ, thể dục thể thao...qua đó thu
hút được học sinh tham gia, từ đó giúp các em học sinh thư giãn đầu óc sau mỗi
giờ học căng thẳng, làm cho các em học sinh thêm yêu trường bám lớp.
Tổ chức các buổi ngoại khoá về hướng nghiệp, giúp cho các em học sinh
định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, qua đó giúp các em thêm quyết
tâm theo đuổi con đường học hành.
Đoàn trường phối kết hợp với các các cơ quan chức năng tuyên truyền
tới học sinh về các tệ nạn xã hội, qua đó giúp học sinh ý thức được việc làm nào
là đúng, việc làm nào là sai trái, để tham gia học tập đầy đủ hơn.

9


Thơng qua các hoạt động của Đồn trương cho thấy các em đến trường
không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi. nhằm
làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Cơng đồn, đồn thanh niên thường
xun thực hiện cơng tác thăm gia đình, đến nhà vận động học sinh hay nghỉ học
không ra lớp, động viên, thăm hỏi những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn.
3. Đối với giáo viên chủ nhiệm
3.1. Phẩm chất và năng lực
Muốn làm tốt cơng tác chủ nhiệm thì địi hỏi giáo viên phải có phẩm chất
và năng lực.
Là giáo viên phải có sự hiểu biết tồn diện nhiều lĩnh vực, có những
năng lực chung, năng lực sư phạm, đặc biệt có những phẩm chất của người cha,
người mẹ, người bạn của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm vừa là thầy cô bộ môn đứng trên bục giảng, vừa là
người bạn tâm tình với các em, đơi khi cịn trở thành một tư vấn tâm lý.
Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo
viên giỏi về chuyên mơn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử
lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị, là nhà tư vấn và hỗ trợ học sinh
trong các hoạt động dạy học và giáo dục.
Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, khơng có tinh thần trách nhiệm
cao thì khó mà hồn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân
cách, đạo đức, lối sống của học sinh sẽ bị ảnh hưởng
Giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ được sự chuẩn mực trước học sinh và
phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh. Vì mỗi một cử chỉ, một việc làm hay
một câu nói của giáo viên đều là mẫu để học sinh làm theo. Ý thức được điều
đó, tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu, tham
khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp để hồn thiện mình và hiểu rõ về công

10


tác chủ nhiệm, từ đó tìm ra những biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm đạt
hiệu quả cao nhất.
3.2. Nắm bắt được tình hình học sinh lớp chủ nhiệm
K.Đ.Usin - Nhi đã nói rằng: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con
người về mọi mặt”. Người giáo viên chủ nhiệm muốn nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục của lớp mình thì phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp với
lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của từng học sinh trong lớp. Do đó khi
nhận lớp, cơng việc đầu tiên của tơi là tiến hành tìm hiểu nắm vững tình hình
học sinh.
Bản thân tơi, ngay sau khi nhận vụ chủ nhiệm thì việc đầu tiên phải làm
là phải nắm bắt được tình hình, hồn cảnh gia đình của từng học sinh. Việc biết
được hồn cảnh học sinh thế nào thì có thể thơng qua các kênh thông tin như: hồ

sơ học bạ, giấy khai sinh của học sinh, thơng qua chính việc giáo viên tâm sự,
gần gũi với học sinh. Thông qua bạn bè của học sinh, thông qua phụ huynh.
Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu, biết được hoàn cảnh của từng em học
sinh mà lớp mình chủ nhiệm, ví dụ như: lớp mình chủ nhiệm có bao nhiêu học
sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Em học sinh nào mồ côi cha mẹ, em học sinh
nào có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Em học sinh nào có nguy cơ bỏ học. Qua
đó giáo viên chủ nhiệm sẽ có biện pháp động viên, giúp đỡ, khích lệ học sinh
tham gia học tập.
Trao đổi trực tiếp với học sinh để biết được những khó khăn vướng mắc
của các em. Nhằm giúp các em tháo gỡ khó khăn để đi học đều, chuyên cần hơn.
Với vấn đề này, hằng ngày giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lý do nghỉ học ngay từ
ở các em. Vào những buổi đầu năm, có em với lý do áo quần bị ướt, giặt chưa
khơ, có em lý do khơng có dép. Có em phải ở nhà để trơng em. Vào những ngày
trời mưa, đa số các em đều có lý do là khơng có áo mưa để đi học … Từ các lý
do mà các em nêu ra, giáo viên chủ nhiệm đã nói chuyện trực tiếp với cha mẹ
các em để khắc phục các vấn đề mà các em mắc phải. Phân tích để phụ huynh
hiểu được tầm quan trọng của việc đi học chuyên cần và đề nghị phụ huynh phối
hợp để tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
11


Nắm bắt học sinh thông qua mạng xã hội Facebook: phần lớn học sinh
lớp 11a2 có tài khoản Facebook, đây cũng là một kênh thông tin giúp cho giáo
viên chủ nhiệm nắm bắt phần nào tình hình của học sinh.
3.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của
các em, nắm bắt hồn cảnh gia đình từng học sinh để kịp thời động viên giúp đỡ
các em, đồng thời vận động cha mẹ học sinh quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt
hơn cho con em mình học tập.
Tìm hiểu nắm bắt nguyên nhân tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên

lớp; trực tiếp đến nhà những học sinh vắng học để tìm hiểu lý do và thông báo
việc vắng học trong ngày của học sinh cho cha mẹ học sinh biết. Trường hợp
học sinh vắng nằm tại kí túc xá của trường thù giáo viên phải năm được lí do.
Xử lí ngay, kịp thời những học sinh vi phạm nghỉ học khơng lí do, phối
hợp với gia đình động viên học sinh ngay khi biết em học sinh có tư tưởng nghỉ
học.
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục học sinh, động viên học sinh
theo học.
Gần gũi với đồng bào, đi sâu đi sát với quần chúng để tìm hiểu phong tục
tập quán, lối sống của đồng bào.
Thương yêu, quan tâm và gần gũi với học sinh; coi học sinh như con của
mình, ln động viên khuyến khích các em trong q trình học tập; tạo điều kiện
cho các em chủ động tham gia q trình tiếp thu kiến thức.
Tích cực học tập tiếng địa phương để thuận lợi cho việc giao tiếp, trao đổi
với người địa phương và phục vụ giảng dạy.
Làm hết trách nhiệm của 1 giáo viên chủ nhiệm khi làm các chế độ cho
học sinh. Động viên phụ huynh, học sinh làm các loại hồ sơ chế độ mà mình
được hưởng theo chính sách của Đảng và nhà nước. Việc làm đó giúp đỡ được
phần lớn các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có thể tiếp tục theo học
Giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển lớp học,
bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học.
12


Trong các hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị định hướng
cho học sinh, tham mưu, cố vấn khi cần thiết, tuyệt đối không làm thay việc.
Giáo viên chủ chủ nhiệm phải lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt
động dạy học và giáo dục. Với vai trò định hướng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thực
hiện “giao quyền” cho học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực
người học, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Từ đó giúp cho học sinh mạnh

dạn tự tin hơn.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định
quản lý của hiệu trưởng đối với lớp mình phụ trách, đồng thời là người chịu
trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất
lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp khi tổng kết năm học.
Giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường, các
tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với
các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị là cha là mẹ của học sinh, đặc biệt học
sinh lớp 11a2 phần lớn là sinh hoạt tại kí túc xá của trường.
Hằng ngày, giáo viên chủ nhiệm theo dõi ngày nghỉ của học sinh và
thống kê vào bảng để nhắc nhỡ các em. Bên cạnh đó, bảng thống kê ngày nghỉ
học sinh cũng giúp giáo viên chủ nhiệm biết được em nào nghỉ bao nhiêu buổi
để về tận gia đình tìm hiểu và động viên các em đến lớp và thống kê ngày nghỉ
vào sổ theo dõi chất lượng học sinh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp hoạt động hiệu quả, lực lượng này có
nhiệm vụ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm phát hiện ra những hành vi sai trái
của học sinh trong lớp, để có biện pháp xử lí kợp thời.
Phối hợp với đồn thanh niên và ban quản lý kí túc xá để nắm bắt kợp
thời tình hình của lớp chủ nhiệm.
Khuyến khích, động viên các em tham gia vào các hoạt động văn nghệ,
thể dục thể thao của lớp, trường. Qua đây các giúp các em phát hiện ra năng
khiếu của mình, giúp các em thêm yêu trường bám lớp.
13


Tổ chức các nội dung ngoại khố hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tham gia
trong giờ sinh hoạt lớp.
Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhanh nhẹn, quản lí lớp tốt.
Đưa ra nhiều giải pháp để duy trì học sinh, như: thành lập đội tự quản
riêng của lớp tại khu kí túc xá, thành lập đội “ Đôi bạn cùng tiến”, sắp xếp chỗ
ngồi trên lớp hợp lí, giúp các em hồ nhập với cộng đồng và không bỏ học giữa
chừng.
Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có thành tích tốt
trong học tập và trong các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao. Đối với những
em chưa có cố gắng hoặc có hành động chưa đúng thì giáo viên chủ nhiệm cũng
phải có kĩ năng xử lí để các em khơng ngại, xấu hổ trước các bạn, qua đó giúp
các em khơng những biết sửa sai mà cịn cảm thấy mình được tôn trọng. Đây
cũng là giải pháp tốt để duy trì học sinh.
4. Phối hợp với giáo viên bộ mơn
Phối kết hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh, thường xuyên
thăm hỏi học sinh thông qua giáo viên bộ môn.
Trao đổi với giáo viên bộ môn về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của
của từng học sinh lớp chủ nhiệm, thơng qua đó giúp giáo viên bộ mơn hiểu được
học sinh để có biện pháp dạy học, giáo dục phù hợp.
Kết hợp với giáo viên bộ môn xử lý ngay đối với trường hợp học sinh vi
phạm, không nghiêm túc trong giờ học.
Thông tin cho giao viên bộ môn biết về những trường hợp học sinh cá
biệt, trường hợp học sinh chấp hành tốt.
Lắng nghe những phản ánh của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp
mình chủ nhiệm. Qua đó giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh tốt hơn.
5. Phối hợp với phụ huynh
Kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt nhất

14


Tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh ở các buổi họp phụ huynh trong năm

học. Thơng qua đó, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho phụ huynh biết tầm
quan trọng của việc cho con em mình đến trường theo học.
Thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh của
những em học sinh cá biệt.
Là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh, đặc biệt có những trường hợp
em học sinh khơng thể tìm được tiếng chung với phụ huynh.
Động viên kịp thời những gia đình gặp khó khăn về kinh tế để đảm bảo
học sinh đi học đầy đủ, không nghỉ học giữa chừng.
Động viên phụ huynh học sinh làm các loại chế độ cho con em mình
được hưởng chế độ do nhà nước quy định.
Kịp thời thông báo cho phụ huynh khi các em có biểu hiện vi phạm, để
phụ huynh và giáo viên xử lí ngay dấu hiệu vi phạm từ trong trứng nước.
IV. Kiểm chứng trước tác động và sau tác động:
Trước tác động

Sau tác động

Năm học 2021 - 2022

Năm học 2022 - 2023

Tổng số HS

HS bỏ học

Tỷ lệ duy

Tổng số HS

HS bỏ học


trì sĩ số
41

4 (9,75%)

Tỷ lệ duy trì
sĩ số

90,25%

37

1 (2,7%)

97,3%

Bảng thống kê trên đây là một minh chứng cho thấy hiệu quả của sáng
kiến.
Đối với năm học 2021 – 2022, giáo viên chủ nhiệm duy trì số lượng được
90,25%. Đến thời điểm hiện tại của năm học 2022 - 2023, tơi duy trì được
97,3%. 01 em học sinh nghỉ học là em Lý Thị Oanh, do hồn cảnh gia đình khó
khăn, mẹ mất khả năng lao động, bố thường đi làm thuê nhà, hai em nhỏ đang
học cấp hai. Em Oanh đi làm thuê để đỡ gia đình.
Một số em đã có ý định bỏ học ngay đầu năm học 2022 – 2023: Em Vàng
A Dê, do gia đình là hộ nghèo, em muốn ở nhà giúp đỡ bố mẹ. Em Chảo Láo
San, đã nghỉ học được một tuần vì lý do không muốn đi học nữa. Em Chảo Cờ
Mẩy Tâm, nghỉ học một tuần vì em khơng muốn đi học, đi làm thêm để đỡ mẹ.
15



Em Chảo Mùi Ghển, phụ huynh không muốn con tiếp tục theo học, muốn con đi
lập gia đình. Em Tẩn Láo Lở, muốn bỏ học ở nhà giúp gia đình, do gia đình gặp
khó khăn, bố bệnh tật...Cịn một số em đơi khi có tư tưởng nghỉ học: Phạm Văn
Hiệp, Tẩn A Dương.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên, đến thời điểm hiện tại đầu học kì 2
năm học 2022 – 2023 tơi đã duy trì sĩ số được 97,3%.

PHẦN III. KẾT LUẬN
Vấn đề duy trì tỷ lệ chuyên cần là một trách nhiệm lớn của một giáo viên
chủ nhiệm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm công tác tại vùng đặc biệt khó khăn,
vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Để làm tốt công tác này, giáo
viên chủ nhiệm phải là người có tâm huyết, bám trường, bám lớp, coi học trò
như con, thậm chí coi học trị là người bạn.
Giáo viên chủ nhiệm phải là người có phẩm chất, năng lực. Ln tự đổi
mới mình, ln tự nâng cao tay nghề để phù hợp với nhiều lứa thổi học trò.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa học sinh với nhà trường, với phụ
huynh, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với giáo viên bộ môn. Là cầu
nối giữa học sinh với học sinh, để duy trì tỷ lệ chuyên cần tốt nhất.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).
2. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
3. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
4. Tâm lý học giáo dục - Bộ GD & ĐT.
5. Nghệ thuật hợp tác thầy trị – Tác giả Nguyễn Cơng Điền, Nhà xuất bản trẻ.

6. Thấu hiểu tâm lý học đường – NXB dân trí – tác giả Ánh Hoa sưu tầm
7. Tâm lý lứa tuổi và giáo dục – NXBHCM – Mạc Văn Trang

17



×