CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh …..
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
TT
Họ và tên
Ngày,
tháng,
năm sinh
Nơi công tác
Chức
vụ
Tỷ lệ (%)
Trình độ đóng góp
chuyên
vào việc
môn
tạo
ra
sáng kiến
01
02
03
04
05
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ
đạo dạy và học theo chủ đề tích hợp ở trường THPT”
1. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục
2. Nội dung:
2.1. Giải pháp cũ thường làm:
Trước đây, ở tất cả các bộ môn trong nhà trường, việc dạy - học tích hợp
là việc làm thường xuyên, tuy nhiên chủ yếu là tính tự phát. Giáo viên lồng ghép
một số nội dung giáo dục kĩ năng sống, hay có liên hệ mở rộng đến kiến thức
của các môn học khác trong quá trình dạy. Phần mở rộng này không có tính chất
bắt buộc và rất khác nhau ở từng giáo viên, từng bài học, từng khối lớp.
Từ năm học 2012 - 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi
“Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THPT” và được đông đảo
giáo viên hưởng ứng tham gia dự thi. Trường THPT Võ Thị Sáu là một trong số
những tập thể đi đầu trong phong trào dự thi. Trong 2 năm học 2012 - 2013 và
2013 – 2014 giáo viên trong nhà trường đã xây dựng một số chủ đề dự thi và
luôn ý thức tích hợp kiến thức liên môn vào trong giảng dạy.
Tuy nhiên, thực tế quản lí và giảng dạy vẫn còn nhiều bất cập như:
- Kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường đã đề cập đến nhưng chưa
chú trọng đúng mức và triệt để về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp.
1
- Tập huấn về dạy học theo chủ đề tích hợp chủ yếu trên phạm vi hẹp, đối
với một số ít giáo viên chủ chốt theo chương trình của Sở Giáo dục – đào tạo,
của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Kế hoạch giáo dục của các bộ môn chưa xây dựng được các chủ đề tích
hợp có tính hệ thống theo năm học.
- Dạy học tích hợp chưa phổ biến ở các giáo viên; nhiều giáo viên vẫn
chưa thực sự hiểu rõ thế nào là dạy học tích hợp, dẫn đến việc áp dụng còn khiên
cưỡng, gò bó, máy móc.
- Việc xây dựng các chủ đề tích hợp để dự thi còn có tính chất “dò
đường”, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; chỉ có một số chủ đề ở một số môn, một
số giáo viên, tính chất lẻ tẻ, rời rạc còn rõ nét.
- Đa số các giờ học giáo viên tiến hành theo hình thức lồng ghép các kiến
thức môn học vào một tiết dạy vì thế vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức.
- Giáo viên chưa dành thời gian hợp lý để hướng dẫn, rút kinh nghiệm
cho học sinh.
* Ưu điểm của giải pháp cũ: Không tốn nhiều thời gian của thầy và trò
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ:
- Giáo viên chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, chưa đưa
những tình huống cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng ngày vào bài dạy để học
sinh tự tìm tòi, khám phá và tự đưa ra cách giải quyết. Vì thế hiệu quả giáo dục
chưa cao, chưa có tác dụng rõ rệt để khuyến khích học sinh tự học, tự sáng tạo;
chưa giúp học sinh hình thành được các năng lực theo yêu cầu đổi mới của giáo
dục.
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tính thực tế, không
gần gũi với đời sống hàng ngày vì các em không được đi thực tế, không được
tìm tòi, thảo luận nên các em thiếu kiến thức về môn học.
- Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo
nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
- Giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức trong thời gian 45’ trên lớp nên không
thể giúp học sinh hiểu sâu về kiến thức đã học
2.2. Giải pháp mới cải tiến
Để khắc phục những tồn tại của giải pháp cũ trong việc dạy học theo chủ
đề tích hợp và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lượng
giảng dạy, trong 2 năm học gần đây trường THPT Võ Thị Sáu đã tiến hành các
giải pháp cụ thể trong việc dạy học theo chủ đề tích hợp như sau:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý của nhà trường về
dạy học theo chủ đề tích hợp
2
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã luôn xác định dạy học theo chủ đề
tích hợp là nhiệm vụ trọng tâm và đã tiến hành đồng loạt nhiều giải pháp để triển
khai, phổ biến và khuyến khích giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm tham gia vào
các chủ đề dạy học tích hợp. Cụ thể:
- Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, trong đó đặt ưu tiên vấn
đề xây dựng chủ đề dạy học tích hợp, đưa ra yêu cầu dạy học theo chủ đề với
các tổ, bộ môn; đồng thời có các biện pháp khuyến khích giáo viên áp dụng dạy
học theo chủ đề tích hợp vào giảng dạy.
- Sau khi nhận được công văn phát động, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện
cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THPT” của Bộ và Sở
Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch một cách
chi tiết, cụ thể, rõ ràng, khoa học nhằm khuyến khích, động viên mọi giáo viên
trong trường cùng tham gia cuộc thi như:
+ Thực hiện đăng kí theo chỉ tiêu cụ thể đối với các tổ bộ môn
+ Tiến hành tập huấn theo đơn vị trường và theo đơn vị tổ nhóm chuyên
môn về mục đích, yêu cầu, các bước cần tiến hành khi xây dựng các chủ đề dạy
học tích hợp. Qua đó những giáo viên đã tiến hành dạy học theo chủ đề tích hợp
thành công cùng chia sẻ kinh nghiệm, giúp giáo viên trong trường áp dụng có
hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp vào giảng dạy.
+ Xem xét và duyệt các chủ đề tích hợp giáo viên đăng kí tham gia.
+ Tổ chức tiến hành báo cáo các sản phẩm dự thi “Dạy học theo chủ đề
tích hợp” cấp trường một cách nghiêm túc, chặt chẽ, có sự tham gia của tất cả
mọi giáo viên. Qua đó mọi người cùng nhau trao đổi, học hỏi để có sản phẩm dự
thi tốt nhất.
+ Hướng dẫn, thống nhất và kiểm soát chặt chẽ hình thức của các sản
phẩm dự thi cấp tỉnh và hỗ trợ kịp thời cho các sản phẩm dự thi quốc gia.
- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cần thiết để giáo viên tiến hành dạy học theo
chủ đề tích hợp.
- Dự giờ thường xuyên các tiết học dạy học theo chủ đề tích hợp để có
những góp ý, điều chỉnh kịp thời cho các giáo viên.
- Bố trí thời gian hợp lí để tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi giữa các tổ
bộ môn về các chủ đề dạy học, khuyến khích các bộ môn thống nhất dể xây
dựng những chủ dề liên môn, loại bỏ bớt những phần kiến thức trùng nhau giữa
các môn học.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên và học sinh đạt
thành tích cao trong các cuộc thi.
Giải pháp 2: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện
nghiêm túc các chủ đề dạy học tích hợp
- Các tổ nhóm chuyên môn đã bàn bạc, xây dựng kế hoạch, xin ý kiến
lãnh đạo nhà trường ngay từ đầu năm học; triển khai cho các thành viên trong
tổ. Trong quá trình trao đổi theo nhóm cá nhân, sinh hoạt chuyên môn trong tổ,
3
từng giáo viên đã có sự hợp tác với nhau trong nhóm, trong tổ và với các tổ,
nhóm khác trong trường để cùng nhau bàn bạc thống nhất và tìm ra chủ đề dạy
học tích hợp phù hợp với từng lớp dạy và đối tượng học sinh.
- Các nhóm chuyên môn nghiêm túc, tích cực tiến hành rà soát chương
trình, xây dựng khung PPCT nội bộ với các chủ đề dạy học tích hợp phù hợp.
- Giáo viên trong các tổ nhóm chuyên môn nghiêm túc thực hiện theo
PPCT chung về việc triển khai các chủ đề tích hợp đồng thời có những điều
chỉnh linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với những tiết không
dạy theo chủ đề tích hợp, giáo viên cũng thường xuyên xây dựng giáo án có
những nội dung liên hệ, mở rộng, lồng ghép với các kiến thức thực tế và kiến
thức các môn học khác. Ví dụ: Các tiết dạy đã kết hợp cả giáo dục lịch sử và địa
lý địa phương như cho học sinh tìm hiểu về Danh nhân Trương Hán Siêu, về các
di tích lịch sử tại địa phương như đền thờ Vua Đinh Lê, núi Non Nước.....
- Từng giáo viên đều có ý thức tìm tòi, xây dựng, tăng cường dự giờ, học
hỏi đồng nghiệp, rút kinh nghiệm và áp dụng dạy học theo các chủ đề tích hợp
nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới, mục tiêu của môn học. Nhiều giáo viên đã
tích cực tham gia vào cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và hướng dẫn học
sinh tham dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn vào tình huống thực tiễn” đạt kết
quả cao. Nhiều dự án dạy học theo chủ đề tích hợp đã giúp học sinh vận dụng
kiến thức của nhiều môn học, của các cấp học vào việc giải quyết những tình
huống cụ thể.
- Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ
nhóm chuyên môn đã phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh để cho các em học
sinh đi trải nghiệm thực tế để giúp các em thu thập thông tin, có được những
kiến thức thực tế rút ra từ những bài học cụ thể để áp dụng vào bài học.
- Thông qua việc thực hiện dạy học theo các chủ đề tích hợp, giáo viên đã
tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh cùng làm việc từ đó gây hứng
thú cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo
nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh.
Giải pháp 3: Thường xuyên hướng dẫn, động viên học sinh tham gia
vào các chủ đề tích hợp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tất cả học sinh đều được tham gia vào
các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, các em học sinh tự chia nhóm học
tập, tự phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm sao cho phù hợp
với trình độ của từng học sinh. Thông qua việc tự tìm hiểu, thu thập và xử lý
thông tin của nhiều môn học liên quan đên nội dung bài học, trao đổi thông tin
với các bạn trong lớp và trong nhóm các em có được sự hứng thú trong học tập
4
từ đó hình thành ở các em các kỹ năng tự học, tự sáng tạo, kỹ năng thu thập trao
đổi thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo và thuyết trình.
- Tất cả mọi đối tượng học sinh đều được thể hiện hết năng lực, khả năng
của chính mình trong học tập từ đó phát huy được tính tính cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh.
- Sau khi thực hiện một dự án dạy học theo các chủ đề tích hợp, học sinh
đã nâng cao được vốn hiểu biết, biết áp dụng những kiến thức đã học trong các
môn học vào các tình huống cụ thể từ đó giúp các em tự tin hơn và vững bước
vào đời.
Tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải
pháp cũ
- Về nội dung kiến thức
+ Dạy học theo một chủ đề thống nhất, được tổ chức lại theo hướng tích
hợp từ một phần trong chương trình học.
+ Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới
với nhau.
+ Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản,
chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
+ Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu
cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
- Về tổ chức dạy học
* Nơi tổ chức: Trong và ngoài lớp học.
* Cách thức:
Giáo viên: Có vai trò định hướng, giám sát hoạt động học tập.
Học sinh:
+ Bước 1: Học sinh được cùng giáo viên đề xuất ý tưởng, xác định mục
tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề.
+ Bước 2: Tìm hiểu thực tế, trong quá trình này các em được đóng vai nhà
báo, chuyên gia về vệ sinh thực phẩm, về y tế, về môi trường…để khảo sát, thu
thập, phỏng vấn người dân những thông tin cần thiết.
+ Bước 3: Lựa chọn, xử lý thông tin và đánh giá thông tin đó dựa trên sự
tham khảo ý kiến của giáo viên, các chuyên gia và kết hợp với tìm hiểu thông tin
trên mạng internet.
+ Bước 4: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng, có thư ký,
triển khai theo kế hoạch, có sổ theo dõi; mỗi nhóm trao đổi, thảo luận, khi gặp
khó khăn được giáo viên hỗ trợ kịp thời.
5
+ Bước 5: Báo cáo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, trước toàn trường
trong buổi ngoại khóa.
* Đánh giá: Học sinh được tham gia cùng giáo viên đánh giá; tự đánh giá
bản thân; đánh giá chéo các bạn trong nhóm và các nhóm khác.
- Về hiệu quả dạy học:
+ Không khí lớp học: Học sinh chủ động, say mê tìm hiểu kiến thức, thảo
luận sôi nổi, đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả; các giờ học hào hứng và
hiệu quả.
+ Năng lực giải quyết các vấn đề thực tế: Học sinh đạt được các kỹ năng,
năng lực đã đề ra, tự tin trình bày ý kiến trước đám đông; biết vận dụng kiến
thức khoa học vào thực tế phục vụ cho đời sống.
- Về sản phẩm của học sinh: Học sinh trình bày kết quả thu được qua
các bài thuyết trình hoặc các sản phẩm mô hình, mô phỏng, các vở kịch....
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được khi thực hiện sáng kiến:
3.1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến có thể đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế (đặc biệt là kinh tế tri
thức) khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh, thông qua các trang mạng
violet.vn, doko.vn, ninhbinh.edu.vn,…
3.2. Hiệu quả xã hội
- Sáng kiến có khả năng áp dụng và tính thực tế cao nên đã được áp dụng
cho tất cả giáo viên trong trường và có thể nhân rộng trên toàn tỉnh.
- Áp dụng phương pháp dạy học theo sáng kiến này, tạo nên sự hứng thú,
yêu thích học tập của học sinh.
- Sáng kiến hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh một dung lượng kiến thức
khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹ năng tiến trình khoa
học như quan sát, thu thập dữ liệu (thông tin); xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại,
liên hệ…thông tin); suy luận và áp dụng thực tiễn. Sáng kiến hướng tới bồi
dưỡng các kỹ năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong
việc giải quyết vấn đề của học sinh.
- Sáng kiến góp phần thúc đẩy nhiều phong trào thi đua trong trường của
giáo viên và học sinh như phong trào hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn
20/11, 26/3…
- Sáng kiến là tiền đề quan trọng giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên có những
kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết đáp ứng được các yêu cầu để giảng dạy theo
chương trình sách giáo khoa mới.
Kết quả cụ thể sau khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến trong năm học 2016 - 20177, thành tích của
nhà trường đã có tiến bộ vượt bậc so với năm học 2015 - 2016, cụ thể là:
6
- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi tăng 5.83%, từ 8.0% năm học 20152016 lên 13.83% năm học 2016-2017.
- Được khen thưởng và nhận cờ Ba trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
cấp tỉnh.
- Xếp thứ Nhì trong Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017.
- Đạt giải Nhất cấp tỉnh toàn đoàn trong Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề
tích hợp dành cho giáo viên THPT” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THPT”.
- Năm học 2016 - 2017 tập thể nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động
xuất sắc.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4. 1. Điều kiện áp dụng
- Đối với các nhà quản lý và giáo viên:
Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, mỗi người quản lí và giáo viên
cần chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Căn cứ tình hình thực tế, hoàn cảnh, trình độ học sinh trong mỗi năm
học, mỗi lớp học để có sự điều chỉnh kế hoạch
+ Linh hoạt, đa dạng trong cách thức sử dụng các chủ đề dạy học tích
hợp.
+ Luôn đặt lên hàng đầu sự quan tâm, chia sẻ đến học sinh trong mỗi giờ
học và theo sát sự tiến bộ của học sinh qua chủ đề dạy học
+ Bổ sung thêm các chủ đề dạy học tích hợp khi cần thiết.
+ Để sử dụng hiệu quả việc dạy học theo các chủ đề tích hợp, giáo viên
cần xác định rõ nội dung chủ đề rõ ràng, thời lượng cho từng tiết dạy có thể áp
dụng phương pháp này, tránh tình trạng cho học sinh áp dụng một cách lan man,
không rõ chủ đề.
+ Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp học một
cách hiệu quả, tránh mất nhiều thời gian của học sinh.
- Đối với học sinh: Phải hiểu được phương pháp học theo chủ đề tích
hợp, liên môn và áp dụng một cách hiệu quả trong quá trình học .
4.2. Khả năng áp dụng
Sáng kiến này có khả năng áp dụng được đối với tất cả mọi đối tượng học
sinh ở tất cả các khối lớp trong tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh cũng như
trên toàn quốc.
Trên đây là bản tóm tắt nội dụng sáng kiến chúng tôi đã thực hiện trong
năm học 2016 – 2017. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là
trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
...... , ngày 03 tháng 11 năm 2017
XÁC NHẬN
T/M nhóm tác giả sáng kiến
7
CỦA LÃNH ĐẠO
Người làm đơn
8
PHỤ LỤC
TÓM TẮT MỘT SỐ DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP ĐẠT GIẢI
QUỐC GIA ĐÃ ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
I. DỰ ÁN 1:
1. Tên chủ đề: Bài 26 - Động cơ không đồng bộ ba pha
2. Môn: Công nghệ 12 - THPT.
3. Giáo viên thực hiện:
4. Đạt giải: Nhất tỉnh + Nhất Quốc Gia
5. Tóm tắt nội dung
Qua dự án học tập, học sinh được rèn luyện vận dụng những kiến thức
liên môn ở trên để giải quyết các vấn đề thực tiễn của dự án đồng thời tích hợp
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Ý nghĩa của dự án:
Giúp người học hiểu được Động cơ không đồng bộ ba pha và biết cách sử
dụng các động cơ điện một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn trong đời sống.
- Phương pháp dạy hoc:
+ Quan sát + đàm thoại, nêu vấn đề.
+ Giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học theo dự án.
- Thời lượng dự kiến: tiết trên lớp và 2 tuần làm việc nhóm học sinh ở
nhà.
- Hoạt động ngoại khóa (một buổi)
Giáo viên cùng học sinh tham gia một buổi đi hoạt động ngoại khóa tìm
hiểu về Động cơ không đồng bộ ba pha ở khoa Điện của trường Cao Đẳng nghề
LILAMA1. Đây là trường Cao đẳng nghề đóng trên địa bàn thành phố gần
trường các em học. Học sinh có thể chụp ảnh và phỏng vấn để có thêm tư liệu
hoàn thành dự án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi
ngoại khóa làm rõ các nội dung theo bộ câu hỏi đã định hướng từ tiết 2.
Các sản phẩm của học sinh các nhóm:
- Sản phẩm 1: Ảnh chụp minh họa hoạt động của các nhóm đã thực hiện
trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án.
- Sản phẩm 2: Sổ theo dõi dự án.
- Sản phẩm 3: Power Point trình bày kết quả các dự án của các nhóm.
9
- Sản phẩm 4: Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án.
II. DỰ ÁN 2:
1. Tên chủ đề: “Ô nhiễm môi trường ở tỉnh ...... : Nguyên nhân, hậu
quả và giải pháp”. (Environmental pollution in …. province: Causes,
consequences and solutions)
2. Môn: Tiếng Anh 11
3. Giáo viên thực hiện:
4. Đạt giải: Nhất tỉnh + Nhất Quốc Gia
5. Tóm tắt nội dung
- Giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức đã học ở các môn học khác
để giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống. Thông qua dự án các em có thể vận
dụng kiến thức ở các môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Địa lý, Văn học,
GDCD và Tin học vào giờ Tiếng Anh để nói về vấn đề bảo vệ môi trường tại
tỉnh ...... hiện nay, từ đó giúp các em nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh,
giúp các em tự tin, thích thú học bộ môn Tiếng Anh hơn.
- Sau khi thực hiện dự án học sinh sẽ hình thành được những năng lực
sau:
+ Năng hợp tác: Các em sẽ hình thành được kỹ năng làm việc theo
nhóm, đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.
+ Năng lực giao tiếp: Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử
nhất là khi đi phỏng vấn và trình bày trước mọi người.
+Năng lực tự học: Qua dự án các em sẽ phát triển được năng lực tự học tốt
hơn thông qua việc tự tìm tòi và lựa chọn các tài liệu phù hợp cho chủ đề học tập.
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Học sinh hình thành được
năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề từ đó đưa ra các cách giải quyết thích
hợp cho từng vấn đề.
+ Năng lực tính toán: Các em sẽ biết cách tra cứu thông tin và phân
tích số liệu từ đó biết cách quan sát, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp số liệu.
+ Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Qua dự án học sinh biết vận
dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, cụ thể trong dự
án này là vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh ...... . Cụ thể:
- Học sinh tham gia giải quyết dự án:
+ Nhóm 1: Làm phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ công ty môi trường
và dịch vụ Thành phố ...... và người dân quanh các khu vực bị ô nhiễm ở khu
vực chợ Rồng - TP ...... và làng nghề đá mỹ nghệ tại xã Ninh Vân thuộc Hoa
Lư, tỉnh ...... và thực hiện tìm thông tin trả lời câu hỏi về nguyên nhân của việc
ô nhiễm môi trường ở những khu vực này.
+ Nhóm 2: Làm phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh ...... và người dân quanh các khu vực bị ô nhiễm ở khu vực nhà
10
máy đạm Khánh Phú - Yên Khánh, làng nghề làm bánh, bún tại thị trấn Ninh Yên Khánh, tỉnh ...... và thực hiện tìm thông tin trả lời câu hỏi về hậu quả của
việc ô nhiễm môi trường ở ở những khu vực này.
+ Nhóm 3: Thu thập dữ liệu từ các nhóm 2 và 3 để đưa ra những giải
pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh ...... .
+ Nhóm 4: Thu thập dữ liệu từ các nhóm để viết 1 kịch bản và đóng
tiểu phẩm để tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường tại tỉnh ...... .
Trình bày và đưa ra thông điệp về vấn đề bảo vệ môi trường
- Sau khi thực hiện dự án học tập, các em học sinh đã nhận thức tốt hơn
về tình hình ô nhiễm môi trường tại tỉnh ...... và từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường xung quanh. Thông qua dự án học tập, các em đã nâng cao được khả
năng giao tiếp, khả năng thuyết trình bằng Tiếng Anh, giúp các em tự tin hơn khi
nói Tiếng Anh.
III. DỰ ÁN 3:
1. Tên chủ đề: “Quang hợp, tăng năng suất cây trồng thông qua điều
khiển quang hợp và vấn đề ô nhiễm môi trường”.
2. Môn: Sinh học
3. Giáo viên thực hiện:
4. Đạt giải: Nhất tỉnh + Nhất Quốc Gia
5. Tóm tắt nội dung
- Kiến thức liên môn: Sinh vật, Hóa học, Địa lý, GDCD, Tin học, Kỹ năng
sống
- Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn cuộc sống: Thông qua việc thực
hiện dự án học tập giúp học nâng cao năng lực của mình, có phẩm chất và năng
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Giúp học sinh học tập thông
minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri
thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và
mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
- Thời gian thực hiện: Dự án gồm 3 tiết, 1/2 ngày tìm hiểu thực tế và thời
gian hoạt động trao đổi trong nhóm học sinh tại nhà, nghiên cứu tài liệu trên
phòng thư viện, phòng Tin học của trường THPT ......., tp. ...... .
IV. DỰ ÁN 4:
1. Tên chủ đề: “Giáo dục địa phương: Danh nhân Trương Hán Siêu
và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng”
2. Môn: Văn học
3. Giáo viên thực hiện:
4. Đạt giải: Nhất tỉnh + Ba Quốc Gia
5. Tóm tắt nội dung
11
Bài học theo chủ đề tích hợp “Giáo dục địa phương: Danh nhân
Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng” cũng nhằm hướng đến
mục tiêu xây dựng hiểu biết và mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa học sinh và
nơi cư trú. Về mặt thực tiễn dạy học, bài học giúp học sinh vận dụng kiến thức
thực tế và kiến thức của các môn học Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, Tin học,
Hội hoạ để giải quyết các vấn đề của bài học. Về mặt thực tiễn đời sống, bài học
có giá trị trong việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Bài học đuợc tiến hành theo cách thức dạy học theo dự án kết hợp dạy học
theo nhóm và dạy học truyền thống. Tiến trình dạy học gồm 3 tiết dạy - học và
HS làm việc ở nhà.
V. DỰ ÁN 5:
1. Tên chủ đề: “Độ ẩm không khí”
2. Môn: Vật lý
3. Giáo viên thực hiện:
4. Đạt giải: Nhì tỉnh + KK Quốc Gia
5. Tóm tắt nội dung
a. Mục tiêu:
- Dự án có sự liên hệ kiến thức của các môn Sinh học 10, Địa lí 10, Tin.
- Thông qua kiến thức về độ ẩm của không khí các em sẽ nắm được đặc
điểm, tính chất và vận dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
b. Ý nghĩa của dự án:
- Thực tiễn dạy học:
+ Tích hợp các môn Sinh học10, Tin, Địa lí10 trong dự án"Độ ẩm của
không khí" giúp các em hình thành tư duy khái quát, tổng hợp, phân tích, giải
quyết vấn đề chẳng hạn như tại sao phải giữ gìn sức khỏe khi độ ẩm không khí
thay đổi quá cao hoặc quá thấp, phài có biện pháp gì để chống ẩm, ứng với độ
ẩm nào thì cây cối phát triển ...Các em sẽ nhận thấy được logic, tính thống nhất
của các môn học, từ đó sẽ hiểu bài một cách sâu sắc và quan trọng hơn có thể
vận dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Sau bài học này các em có thể biết được
ảnh hưởng của độ ẩm không khí và vận dụng vào thực tế đời sống.
+ Dạy học tích hợp nhiều môn giúp cho giáo viên, cũng như học sinh nâng
cao trình độ nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức sâu rộng hơn, bài giảng thực tế hơn.
- Thực tiễn đời sống xã hội: Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật,các thiết bị điện tử hiện đại đã giúp các em hiểu sâu hơn về độ ẩm không
khí và ảnh hưởng của nó thông qua phim ảnh, báo chí, mạng, dã ngoại... Học
sinh có khả năng nắm được các kiến thức đó nhưng các em lại chưa vận dụng
được một phần vì các bài học này chưa có sự liên kết,các em học nhiều về lí
thuyết nhưng không hiểu thực tế như thế nào, nếu học sinh chịu khó học hỏi và
cùng với thầy cô giáo nghiên cứu những kiến thức liên quan thì rất có ý nghĩa
thực tiễn .
12
c. Kết quả đạt được:
- Học sinh hoàn thiện được các câu hỏi trong hoạt động nhóm do giáo
viên yêu cầu từ tiết trước để đảm bảo tốt phần kiểm tra bài cũ ở dự án. Lớp chia
thành 03 nhóm: đại diện một học sinh trong nhóm lên trình bày.
- Sau khi các em tham gia dự án này, nắm được kiến thức về độ ẩm của
không khí một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Điều quan trọng hơn, các em có thể
vận dụng kiến thức này trong thực tiễn.
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình:
+ Nhóm 1: Học sinh chuẩn bị nội dung về “Sự ảnh hưởng của độ ẩm
không khí tới sức khỏe con người và các biện pháp phòng tránh” bằng phần
mềm soạn giảng Power Point ngắn gọn và đại diện học sinh lên trình bày
+ Nhóm 2: Tập làm MC về bản tin “Dự báo thời tiết” địa phương với nội
dung liên quan đến độ ẩm của không khí. Đại diện một số học sinh lên trình bày.
13