Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ung thư vòm mũi họng và xạ trị tới chức năng thông khí vòi nhĩ, một số biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.13 KB, 14 trang )

































Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
trờng đại học y h nội



vũ trờng phong



Nghiên cứu ảnh hởng
của ung th vòm mũi họng v xạ trị
tới chức năng thông khí vòi nhĩ,
một số biện pháp khắc phục


Chuyên ngnh : mũi họng
Mã số
: 62.72.53.05





Tóm tắt luận án tiến sĩ y học



H nội - 2009





Công trình đợc hoàn thành tại
:
trờng đại học y h nội


Ngời hớng dẫn khoa học : GS. TS. Ngô Ngọc Liễn



Phản biện 1 : PGS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn
Phản biện 2 : PGS. TS. Nguyễn Văn Hiếu
Phản biện 3 : PGS. TS. Lê Sỹ Nhơn


Luận án đã đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc tổ
chức tại Trờng Đại học Y Hà Nội.

Vào hồi: 14 giờ ngày 14 tháng 1 năm 20102006.


Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Th viện Quốc gia
- Th viện Thông tin Y học Trung ơng
- Th viện Trờng Đại học Y Hà Nội.


Danh mục các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề ti luận án đ đợc công bố


1. V Trng Phong (2007), Bc u nghiờn cu nh hng ca tn
thng ung th vũm mi hng ti ch
c nng thụng khớ vũi nh,
Tp chớ Thụng tin Y Dc, 10, B Y t, Vin Thụng tin Y hc
Trung ng, tr. 33 35.
2. V Trng Phong (2007), Bc u nghiờn cu nh hng ca x
tr ti ch
c nng thụng khớ vũi nh ngi bnh ung th vũm mi
hng
, Tp chớ Thụng tin Y Dc, 11, B Y t, Vin Thụng tin Y
hc Trung ng, tr. 23 26.





1

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1 AJCC American Joint Committee of Cancer
2 COM Chronic Otitis Media
(Viêm tai giữa mãn tính)
3 EBRT External Beam Radio Therapy
(Xạ trị từ xa)
4 EBV Epstein- Barr Virus
5 IMRT Intensity – Modulated Radiation Therapy
(Xạ trị điều biến chùm tia)
6 NPC Nasopharyngeal Carcinoma

(Ung thư vòm mũi họng)
7 OME Otitis Media with Effusion
(Viêm tai giữa ứ dịch)
8 OTK Ống thông khí
9 PCR Polymerase chain reaction
(Phản ứng chuỗi tổng hợp)
10 PET Positrion Emission Computerized Tomography
(Chụp cắt lớp vi tính bức xạ ion dươ
ng)
11 PTA Pure Tone Average
(Ngưỡng nghe âm đơn trung bình)
12 SPECT Single Photon Emission Computerized Tomography
(Máy xạ hình cắt lớp đơn photon)
13 TKVN Thông khí vòi nhĩ
14 UCNT Undifferentiated Carcinoma of Nasopharyngeal Type
(Ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng)
15 UICC Union Internationale Contre Le Cancer
16 VCA Viral Capsid Antigen (Kháng nguyên vỏ vi rút)


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vòm mũi họng tiếng Anh gọi là Nasopharyngeal Carcinoma
(NPC) hiếm gặp ở các nước Âu - Mỹ nhưng ở 6 tỉnh miền Nam Trung
Quốc, các nước Đông Nam Á và Bắc Phi thường gặp hơn, riêng Việt Nam
nó đứng hàng đầu trong các ung thư Tai - Mũi - Họng và đầu cổ.
Ngày nay, với tiến bộ của khoa học, việc phát hiện và chẩn đoán
sớm NPC đã có nhiều thuận lợi. Lĩnh v
ực điều trị với xạ trị là chủ
yếu cũng có những thay đổi trong phác đồ cũng như kỹ thuật. Xu

hướng hóa xạ trị đồng thời (Concomitance Chemoradio Therapy) với
kỹ thuật xạ trị hoạt biến liều (IMRT) đã đem đến cho người bệnh
NPC triển vọng mới. Tuy nhiên bên cạnh đó xạ trị cũng còn nhược
điểm là gây ra biến chứng tớ
i một số cơ quan trong đó có cơ quan
thính giác. Đây là vấn đề vẫn cần được quan tâm.
Vì liên quan giải phẫu với vòm mũi họng nên vòi nhĩ dễ bị ảnh
hưởng bởi những bệnh tích ở vòm đặc biệt là NPC và các phương
pháp xạ trị cũng khó tránh khỏi tác động đến vòi nhĩ, qua đó đến tai
giữa và sức nghe của người bệnh.
Theo Nguyễn Đình Phúc, 50% khối u NPC xuất phát ở thành bên
và triệu chứng ù tai gặp ở 84% còn nghe kém là 70% .
RF. Mould đưa ra tỷ lệ viêm tai thanh dịch (Serous Otitis Media)
sau xạ trị là 21%. Theo Yi-Ho Young, viêm tai giữa ứ dịch (OME) 6
tháng sau xạ trị là 25%, nhưng sau 5 năm là 40%, trong đó 15%
chuyển thành viêm tai giữa mãn tính (COM).[104], [128]
Cùng với nâng cao hiệu quả điều trị, việc khắc phục những biến
chứng của xạ trị tới chức năng thông khí vòi nhĩ là cần thiết, vì nó
không những góp phần đảm bảo chất lượ
ng cuộc sống cho người
bệnh, mà còn giúp hạn chế những biến chứng như viêm tai giữa, suy

3
giảm thính lực và đặc biệt phòng tránh những biến chứng như viêm
tai xẹp nhĩ, cholesteatoma. Vấn đề này chỉ thực hiện được khi có sự
phối hợp giữa thầy thuốc chuyên khoa Ung thư và Tai – Mũi – Họng.
Chính vì thế, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của NPC và xạ trị
tới chức năng thông khí vòi nhĩ, một số biện pháp khắc phục”
được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên c

ứu ảnh hưởng của NPC và xạ trị tới chức năng thông
khí vòi nhĩ.
2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp tới
chức năng thông khí vòi nhĩ nhằm khắc phục tình trạng giảm
sức nghe sau xạ trị.
* Đóng góp mới của luận án:
1. Đưa ra đánh giá sự ảnh hưởng của NPC tới chức năng TKVN
qua tỷ lệ tai b
ị rối loạn TKVN ở người bệnh NPC.
2. Đánh giá sự ảnh hưởng của xạ trị tới chức năng TKVN qua tỷ lệ
tai rối loạn chức năng TKVN sau xạ trị ở người bệnh NPC.
3. Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp khắc phục tình
trạng rối loạn TKVN nhằm cải thiện sức nghe cho người bệnh
sau xạ trị NPC.
4. Bước đầu xây dựng quy trình xử trí chăm sóc người bệnh có
rối loạn TKVN sau xạ trị NPC.
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 153 trang. Ngoài phần Đặt
vấn đề : 2 trang; Kết luận 2 trang; Đề xuất : 1 trang, những đóng góp
mới : 1 trang. Luận án có 4 chương : Chương 1: Tổng quan 41 trang;
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang; Chương
3: Kết quả nghiên cứu 37 trang; Chương 4: Bàn luận 38 trang. Trong
luận án có 47 bả
ng; 11 hình; 5 biểu đồ. Có 132 tài liệu tham khảo
gồm 48 tài liệu tiếng Việt, 84 tiếng Anh.

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1
NGHIÊN CỨU NPC VÀ LIÊN QUAN VỚI CHỨC NĂNG SINH
LÝ VÒI NHĨ

1.1.1 Nghiên cứu NPC trên Thế giới và Việt Nam
Ung thư vòm họng (NPC) liên quan đến vùng địa lý và chủng tộc.
Ở Châu Âu NPC hiếm gặp với tỷ lệ mắc ít hơn 1/100.000 người/năm.
Ở Mỹ, NPC chiếm khoảng 2% trong ung thư đầu cổ, trong khi ở
Trung Quốc NPC chiếm đến 18% tổng số các loại ung thư. [101] Ở
HongKong NPC đứng thứ 2 sau ung thư phổi.
Ở Việt Nam, trước 1955 NPC được xếp vào loại u cổ bên do hình thái di
căn hạch cổ. Từ 1955 bắt đầu bằng các nghiên cứu của Trần Hữu Tước, sau
đó là của Phạm Thuỵ Liên (1993), Võ Tấn (1984), Đặng Hiếu Trưng (1959),
Trần Hữu Tuân (1989)… nghiên cứu về các phương diện khác nhau như
dịch tễ, lâm sàng, miễn dịch, điều trị học… [23], [30], [40], [45], [47]. Hàng
năm bệnh viện K Hà Nội điều trị hơn 300 người bệnh NPC .
Tuổi và giới: nam mắc cao h
ơn nữ 2-3 lần. Tuổi hay gặp là 45 -55.
1.1.2 Nghiên cứu sự liên quan giữa NPC và xạ trị tới tai giữa
Ảnh hưởng của NPC tới tai đã được công nhận.Theo nghiên cứu
của: Lee, Foo, Law trên 4.768 người bệnh NPC trong 10 năm (1976-
1985) ở HongKong thấy 2.975 người có các triệu chứng ở tai, chiếm
tỷ lệ 62.4%. [86]
Trong nghiên cứu của Yi- Ho Young ở Đài Loan, ở 966 người
bệnh NPC có 270 người (28%) có các triệu chứng cơ năng về tai nh
ư
ù tai, đút nút tai hoặc nghe kém. [130]
* Cơ chế ứ dịch hòm nhĩ (middle ear effusion) ở người bệnh NPC:
Sự tiết dịch trong hòm nhĩ đã được cho là do rối loạn độ thông
thuận (compliance) của vòi nhĩ (Bluestone-1985).Với người bệnh
NPC, ngoài trường hợp khối u bít tắc lỗ vòi, nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng đến độ thông thuận vòi nhĩ được cho là do tổn thương cơ

5

căng màn hầu bởi sự xâm lấn của khối u (Sade-1994). [114], [96]
Tuy nhiên gần đây, một nguyên nhân khác được phát hiện trong nghiên
cứu của W.K. Low ở người bệnh NPC khi thấy có những trường hợp ứ
dịch hòm nhĩ mà cơ căng màn hầu bình thường (qua điện cơ) nhưng sụn
vòi nhĩ thì tổn thương do khối u xâm lấn (qua MRI). [96]
Điều này giải thích tại sao có những trường hợp lỗ vòi không bị bít
tắc nhưng chức năng vòi vẫn bị rối loạn, thậm chí vẫn có dịch trong
hòm tai. Cũng theo nghiên cứu của W.K. Low (Singapore 1997) tỷ lệ
ứ dịch trong hòm nhĩ ở người bệnh NPC lên đến 40%. [95]
* Ảnh hưởng của xạ trị tới tai - viêm tai ứ dịch sau xạ trị NPC
Bệnh lý ở tai cũng là biến chứng hay gặp của xạ trị và ù tai, nghe
kém là những triệu chứng thường được chú ý nhất. T
ỷ lệ nghe kém
được đánh giá khoảng 25% sau 1 năm và 45% sau 5 năm ở viện
Gustave - Roussy. Nghe kém thường là điếc dẫn truyền xảy ra không
hoặc có liên quan với viêm tai ứ dịch, mức suy giảm thính lực thường
25 - 30 dB chủ yếu ở các tần số trầm. [Theo 54]
Chính vì tổn thương chức năng vòi nhĩ sau xạ trị kéo dài nên cần có
biện pháp khắc phục nhằm tránh những biến chứng lâu dài và cải
thiệ
n sức nghe cho người bệnh. Cân bằng áp lực giữa hòm nhĩ và bên
ngoài được lập lại bằng phương pháp trích rạch màng nhĩ và đặt OTK.
Đã có những nghiên cứu so sánh kết quả điều trị giữa nhóm tai chỉ
trích rạch màng nhĩ nhiều lần và nhóm có đặt OTK [128][129].
Ngoài việc lập lại cân bằng áp lực giữa hòm nhĩ và bên ngoài, việc sử
dụng máy trợ thính cũng được khuyên dùng. Để có thể sử dụng máy trợ
thính trong những trường hợp chảy tai, năm 2007 Gordon Soo tại bệnh
viện trường đại học Trung Quốc của Hồng Kông đã nghiên cứu áp dụng
máy trợ thính gắn vào xương (BAHA – Bone-anchored hearing aid)
[117] cho những người bệnh suy giảm thính lực sau xạ trị NPC.

2004, Li J, Tang A đưa ra kỹ thuật nhằm bảo tồn chức năng vòi sau xạ
trị, đó là đặt catheter vào vòi nhĩ qua nội soi mũi (Swan - Gans

6
Thermodilution Catheter). Qua 37 trường hợp, tình trạng tiết dịch trong
tai giữa được cải thiện chiếm tỷ lệ 43,2%.
Tại Việt Nam đã có những nhà Tai – Mũi – Họng và ung thư quan tâm
đến vấn đề trên nhưng chưa có số liệu đánh giá ảnh hưởng của NPC và xạ
trị tới chức năng TKVN cũng như kết quả các biện pháp khắc phục.
1.2
GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG LIÊN QUAN BỆNH LÝ NPC VÀ CHỨC
NĂNG VÒI NHĨ
1.2.1 Giải phẫu họng mũi (vòm mũi họng)
Họng mũi gồm có một trần, một thành sau, một thành trước, hai
thành bên và một sàn họng hay thành dưới.
*Thành trước: Thông phía trước với hốc mũi qua lỗ mũi sau
*Thành trên và sau Có hình thái như một vòm, tương ứng với 2/3
sau của thân xương bướm và một phần của mảnh nền xương chẩm.
*Thành bên: Có lỗ vòi nhĩ và hố Rosenmuller, là nơi hay có xuất
phát đi
ểm của ung thư vòm.
*Thành dưới: Là một thành ảo, mở thông xuống họng miệng.
1.2.2 Vòi nhĩ
Vòi nhĩ hay vòi Eustachi là một ống thắt ở giữa cấu tạo bởi
phần vòi nhĩ xương nằm ở trên thông với hòm nhĩ và phần vòi
nhĩ sụn nằm ở dưới thông với vòm họng.
Niêm mạc lót vòi nhĩ là niêm mạc đường hô hấp với biểu
mô trụ giả tầng có lông chuyển, có khả năng quét theo chiều từ
tai giữa đến vòm mũi họng.
1.2.2.4 Các cơ liên quan

Các cơ liên quan đến chức năng vòi gồm 4 cơ chính là : Cơ căng màn
hầu (tensor veli palatini); Cơ nâng màn hầu (levator veli palatini); Cơ loa
vòi (salpingo pharyngeus); và cơ căng màng nhĩ (tensor tympani). Trong
đó cơ căng màn hầu có vai trò quan trọng trong hoạt động mở vòi nhĩ.

7
1.3 SINH LÝ VÒI NHĨ
1.3.1 Chức năng sinh lý vòi nhĩ
Ngày nay 3 chức năng sinh lý của vòi nhĩ được công nhận là:
Thông khí tai giữa; bảo vệ tai giữa; dẫn lưu làm sạch những xuất tiết ở
hòm nhĩ xuống họng. Trong đó thông khí là chức năng quan trọng nhất.
1.3.2 Các phương pháp thăm dò chức năng vòi nhĩ
Kết hợp các phương pháp thăm dò chức năng vòi với đo thính lực giúp
thầy thuốc nhận định khá chính xác về tình tr
ạng hoạt động của vòi nhĩ.
1.3.2.1 Soi tai, Soi vòm họng: Dùng gương ,đèn soi hoặc ống nội soi
để đánh giá tình trạng màng nhĩ, lỗ vòi.
1.3.2.2 Soi vòi nhĩ bằng ống soi mềm: Không được thực hành rộng
rãi do đòi hỏi trang thiết bị và kỹ thuật.
1.3.2.3 Các Nghiệm pháp: Politzer; Valsalva; Toynbee;bơm vòi nhĩ;
1.3.2.4 Đo nhĩ lượng: Là nghiệm pháp cơ bản để đánh giá chức năng
vòi. Phương pháp này cho kết quả
đáng tin cậy về tình trạng của hòm
nhĩ như đẳng áp, giảm áp, ứ dịch, từ đó suy ra tình trạng của vòi nhĩ.
Đánh giá kết quả dựa vào phân loại dạng nhĩ đồ cơ bản của Jerger
và có tham khảo phân loại hình thái nhĩ đồ theo hoành đồ và tung đồ
nhĩ lượng của Nguyễn Tấn Phong.
Việc đo thính lực âm đơn cũng giúp đánh giá chức năng vòi nhĩ.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Cho từng mục tiêu.
2.1.1 Mục tiêu 1
* Ảnh hưởng của NPC
Gồm 187 người bệnh NPC với 374 tai, là tất cả người bệnh NPC ở
khoa Xạ I Bệnh viện K trong thời gian nghiên cứu từ tháng 5 năm
2006 đến tháng 7 năm 2007.

8
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh đã được chẩn đoán xác định
NPC qua mô bệnh học tại bệnh viện K, hoặc bệnh viện Tai – Mũi –
Họng Trung Ương và tham gia quá trình thăm khám nội soi, đo nhĩ
lượng - thính lực trước khi điều trị NPC.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh đã xạ trị và những người bệnh
có tiền sử viêm tai chẩy mủ hoặc có viêm tai màng nh
ĩ đóng kín từ
trước khi phát hiện triệu chứng liên quan đến NPC.
* Ảnh hưởng của xạ trị tới chức năng TKVN
- Là những tai có chức năng thông khí vòi nhĩ bình thường (có thể
cả hai tai hoặc chỉ ở một tai của người bệnh) tại thời điểm chưa xạ trị.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Tai của người bệnh không theo dõi được nhĩ
l
ượng và thính lực trong quá trình xạ trị.
Chúng tôi chọn cả hai bên tai của người bệnh vì một số lý do: Tổn
thương NPC ở các giai đoạn bệnh khác nhau với đa số trường hợp u
lan rộng ở giai đoạn T2 trở lên. Mặt khác, với kỹ thuật xạ từ xa,
trường chiếu đối xứng như đang áp dụng, tác động của xạ trị tới cả 2
bên vòm và vòi nhĩ như nhau do nh
ững cấu trúc này đều nằm trong
thể tích mục tiêu (Target volume).

2.1.2 Mục tiêu 2
Đối tượng là những tai có rối loạn TKVN trước, trong và sau khi xạ
trị ở những người bệnh tham gia đầy đủ quá trình can thiệp, đánh giá.
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp và đánh giá trên từng trường hợp.
Kết hợp khám lâm sàng, nội soi với đo nhĩ lượng - thính lực ở người
bệnh NPC tại những thời điểm khác nhau. Xử l ý số liệu bằng phần mềm
EPIINFO 6.04 và STATA 9.2.
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ khám Tai - Mũi - Họng + bộ dụng cụ trích màng nhĩ. Đèn soi
tai Siegle với kính bơm hơi của hãng Welch Allyn.

9
- Máy nội soi ống cứng của hãng Karl-Storz và ống nội soi mềm
của hãng Optim Máy đo nhĩ lượng, thính lực, buồng cách âm.

2.2.2 Sơ đồ nghiên cứu





Lâm sàng: Cơ năng, thực thể Nội soi
Các nghiệm pháp Thính lực, nhĩ lượng
(Valsalva – Toynbee) CT scan



















NPC: 374 tai của 187 người bệnh
(Đã xác định mô bệnh học)
Không rối loạn
TKVN
Có rối loạn
TKVN
Không rối loạn
TKVN
Nghiên cứu ảnh
hưởng của xạ trị

Nghiên cứu ảnh
hưởng của NPC
Can thiệp toàn thân, tại chỗ:
Vòm – Vòi nhĩ – Màng nhĩ
Đánh giá tình trạng TKVN và

hiêu quả can thiệp
Có rối loạn
TKVN
Ngay sau xạ trị
Sau khi can thiệp
Mục
Tiêu
2
Mục
Tiêu
1
Xạ / Hóa xạ trị

10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 TÌNH HÌNH CHUNG
* Tuổi và giới
Bảng 3.1 Tuổi
Nam Nữ
Tuổi
n n

10 – 19 2 2
4
20 – 29 5 4
9
30 - 39 17 5
22
40 – 49 40 22

62
50 – 59 38 16
54
60 – 69 23 5
28
70 – 79 7 1
8
N 132 55
187
Tuổi trẻ nhất gặp trong nghiên cứu là 15 và cao nhất là 78 tuổi. Nhóm
tuổi bị bệnh cao nhất là 40 - 49 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ là 132/55.
3.2
ẢNH HƯỞNG NPC ĐẾN CHỨC NĂNG NGHE
3.2.1 Triệu chứng cơ năng ở tai
Bảng 3.10 Triệu chứng cơ năng ở tai
Triệu chứng
N= 374
Bình
thường
Ù
tai
Nghe
kém
Óc
ách
Tự
vang
Đau
tai
n 211 147 89 24 22 3

% 56,4 39,3 23,8 6,4 5,9 0,8
Ù tai (39,3%), nghe kém (23,8%) là 2 nhóm triệu chứng hay gặp
nhất. Sự khác biệt với các nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


11
3.2.2 Thính lực
Bảng 3.13 Kết quả PTA
PTA < 20dB 20 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 N
n 132 157 62 18 5 374
% 35,3 42 16,6 4,8 1,3 100
Trong những tai có PTA từ 30 dB trở lên thì nhóm nằm trong khoảng
31- 40 dB chiếm tỷ lệ cao nhất 16,6% so với các nhóm còn lại 41 – 50 dB
là 4,8% và nhóm 51-60 dB là 1,3% . (P<0,05)
3.2.3 Nhĩ đồ
3.2.3.1 Nhĩ đồ và tình trạng rối loạn thông khí
Bảng 3.14. Dạng nhĩ đồ
Nhĩ đồ Dạng I Dạng II Dạng III Dạng IV Thủng N
n 264 35 47 25 3 374
% 70,6 9,4 12,6 6,7 0,8 100
Tai có nhĩ đồ bình thường (dạng I) chiếm 70,6%. Như vậy:
Tỷ lệ tai có rối loạn TKVN do NPC là 29,4% (110/374) trong đó
viêm tai giữa ứ dịch là 19,3% (72/374).
3.2.3.2 Liên quan nhĩ đồ với chụp CT scan vòi nhĩ
Trong 66 trường hợp CT scan thấy có che lấp lỗ vòi nhĩ tỷ lệ rối loạn
TKVN là 78,8% (52/66). Ở 81 trường hợp không thấy che lấp vòi nhĩ
thì vẫn có 16,1% có rối loạn TKVN 1 bên hoặc 2 bên (13/81).
Bảng 3.19 Liên quan nhĩ đồ với CT scan vòm
Tình trạng vòi
TKVN

Bị
che lấp
Không
bị che lấp

n 14 68 82
Không rối loạn TKVN
% 21,2 84 55,8
n 38 11 49
Rối loạn TKVN 1 bên
% 57,6 13,6 33,3
n 14 2 16
Rối loạn TKVN 2 bên
% 21,2 2,5 10,9
N 66 81 147


12
3.2.4 Nhĩ đồ với NPC
3.2.4.1 Ảnh hưởng của vị trí khối u tới nhĩ đồ
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của vị trí khối u tới nhĩ đồ
Thành bên Vị trí u
Nhĩ đồ
Hố Rosenmuller Gờ loa vòi
Thành
sau trên
Không
xác định

n 75 27 155 7

Dạng I
% 58,6 64,3 86,1 29,2
264
n 16 6 8 5
Dạng II
% 12,5 14,3 4,4 20,8
35
n 20 7 11 9 Dạng
III
% 15,6 16,7 6,1 37,5
47
n 15 2 5 3 Dạng
IV
% 11,7 12,5
25
Thủng 2 1 3
N 128 42 180 24 374
Tỷ lệ rối loạn TKVN ở những trường hợp u thành bên là 40%
(68/170) cao hơn so với u ở thành sau trên 13,9% (25/180). (P<0,05).
3.2.4.2 Ảnh hưởng của giai đoạn khối u và giai đoạn bệnh tới nhĩ đồ
* Ảnh hưởng của giai đoạn khối u tới nhĩ đồ
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của mức độ khối u tới nhĩ đồ
Giai đoạn khối u

Dạng nhĩ
đồ
T1 T2 T3 T4

Dạng I 82 62 47 73 264
Dạng II 2 5 9 19 35

Dạng III 5 4 15 19 47
Dạng IV 1 8 16 25
Thủng 1 1 1 3
N 90 76 80 128 374
Tai của người bệnh u giai đoạn T1-T2 nhĩ đồ bình thường là 82/90
(91,1%) và 62/76 (81,6%).Nhưng ở giai đoạn T3 – T4, là 47/80 (58,8%)
và 73/128 (57%). (P<0,05).

13
* Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh tới nhĩ đồ
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh tới nhĩ đồ
Giai đoạn bệnh

Nhĩ đồ
Giai đoạn
I
Giai đoạn
II
Giai đoạn
III
Giai đoạn
IV

n 26 67 49 122
Dạng I
% 86,7 88,1 61,2 64,9
264
n 1 3 9 22
Dạng II
% 11,2 11,7

35
n 2 5 15 25
Dạng III
% 18,7 13,3
47
n 1 7 17
Dạng IV
%
25
Thủng 1 2 3
N 30 76 80 188
Tai của người bệnh NPC giai đoạn 1-2 tỷ lệ nhĩ đồ bình thường là
86,7%;và 88,1%. Nhưng giai đoạn 3 – 4 là 61,2% và 64,9%. P< 0,05.
3.3
ẢNH HƯỞNG CỦA XẠ TRỊ NPC
3.3.1 Thính lực của tai không rối loạn TKVN trước xạ
Bảng 3.30 Thay đổi thính lực của tai không rối loạn TKVN trước xạ
Thính lực trước và sau xạ trị - PTA (dB)
Thời điểm
≤ 20 20-30 31-40 41-50 51-60 ≥60
N
n 118 115 6
Trước xạ

% 49,4 48,1 2,5
n 30 113 81 15 Sau xạ

% 12,6 47,3 33,9 6,3
239
Trước xạ trị có 264 tai nhĩ đồ bình thường. Một số người bệnh bỏ

điều trị hoặc không đo được nhĩ đồ sau xạ nên chỉ còn 239 tai.
Sự thay đổi rõ rệt nhất ở mức 31– 40 dB. Trước xạ trị tỷ lệ 2,5%
nhưng sau xạ trị lên đến 33,89% (P<0,0001; χ
2
= 79,04).

14
3.3.2 Nhĩ đồ của tai không rối loạn TKVN trước xạ
Bảng 3.31 Nhĩ đồ ở tai không rối loạn TKVN trước xạ
Nhĩ đồ
sau xạ
Tai
Dạng
I
Dạng
II
Dạng
III
Dạng
IV
Thủng
N
n 164 23 41 8 3 239
68,6 9,6 17,2 3,3 1,23 100
68,6% 9,6% 20,5%
%

31,4%
Có 164 tai sau xạ trị nhĩ đồ bình thường (68,6%). Tỷ lệ tai rối loạn
TKVN là 31,4%. Trong đó 20,5% (49/239) có viêm tai giữa ứ dịch.

3.3.3 Ảnh hưởng vị trí u tới nhĩ đồ sau xạ trị
Bảng 3.32 Ảnh hưởng vị trí khối u tới nhĩ đồ sau xạ trị
Vị trí u
Thành bên
Dạng nhĩ đồ
sau xạ trị
Hố
Rosenmuller
Gờ loa
vòi
Thành
sau
trên
Không
xác
định

n 53 20 88 3
Dạng I
% 71,6 71,4 67,7 42,9
164
n 21 8 42 4 Dạng II, III,
IV, thủng
% 28,4 28,6 32,3 57,1
75
N 74 28 130 7 239
Ở những tai không bị rối loạn TKVN trước xạ trị, tỷ lệ rối loạn
TKVN sau xạ trị không khác biệt ở những nhóm có vị trí u khác nhau.
3.3.4 Ảnh hưởng giai đoạn u (T) tới nhĩ đồ sau xạ trị
Bảng 3.33 Ảnh hưởng mức độ u tới nhĩ đồ sau xạ trị

Giai đoạn bệnh
Dạng nhĩ đồ
T 1 T 2 T 3 T 4


n 53 41 30 40
Dạng I
% 68,8 68,3 69,8 67,8
164
n 24 19 13 19 Dạng II, III,
IV, thủng
% 31,2 31,7 30,2 32,2
75
N 77 60 43 59 239

15
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rối loạn TKVN của
những tai có u ở các giai đoạn khác nhau (P= 0,99; χ
2
= 0,05).
3.3.5 Ảnh hưởng giai đoạn bệnh tới nhĩ đồ sau xạ trị
Bảng 3.34 Giai đoạn bệnh với nhĩ đồ sau xạ trị
Giai đoạn bệnh
Dạng nhĩ đồ
I II III IV

n 19 42 30 73
Dạng I
% 76 68,9 71,4 65,8
164

n 6 19 12 38
Dạng II, III,
IV, thủng
% 24 31,2 28,6 34,2
75
N 25 61 42 111 239
Ở những tai không rối loạn TKVN trước xạ thì sau xạ tỷ lệ rối
loạn TKVN không khác biệt với những giai đoạn bệnh khác nhau.
3.4
ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP
3.4.1 Đánh giá hiệu quả can thiệp
3.4.1.1 Thay đổi triệu chứng ở tai sau đặt OTK
Trước đặt OTK triệu chứng ù tai gặp ở 51/53 trường hợp (96,2%)
nhưng sau đặt OTK tỷ lệ này còn 13/53 (24,5%). Trước đặt OTK tỷ
lệ nghe kém là 45/53 (81,9%), sau đặt OTK là 6/53 (11,3%).
Bảng 3.40 Thay đổi triệu chứng cơ năng tai sau đặt OTK
Triệu chứng
cơ năng
Giai đoạn
Ù
tai
Óc
ách
Tự
thính
Nghe
kém
Đau
tai
N

n 51 8 14 45 2
Trước đặt OTK
% 96,2 15,1 26,4 84,9 3,8
n 13 6
Sau đặt OTK
% 18,9 11,3
53


16
* Thay đổi thính lực sau khi đặt OTK
Bảng 3.41 Thay đổi thính lực sau khi đặt OTK
Thính lực
Thời điểm (dB)
≤ 20 21-30 31-40 41-50 51-60
N
n 9 29 10
Trước đặt
% 17 54,7 18,9 164
n 6 39 7 1
Sau đặt
% 11,3 73,6 13,2 1,9
53
Tỷ lệ tai có PTA trước đặt OTK mức 31 – 40 dB là 54,1%; sau đặt
OTK còn 13,2% (P<0,01). Nhóm PTA 41 – 50 dB trước đặt OTK là
18,87%; sau đặt OTK còn 1,9% (P<0,01).
3.4.1.2 Thay đổi triệu chứng ở tai sau trích rạch màng nhĩ
Bảng 3.42 Triệu chứng cơ năng sau trích rạch màng nhĩ
Triệu chứng
cơ năng

Giai đoạn
Ù
tai
Óc
ách
Tự
thính
Nghe
kém
N
n 44 6 8 46
Trước trích rạch
% 81,5 11,1 14,8 85,2
n 18 15
Sau trích rạch
% 33,3 27,8
54
Triệu chứng ù tai, nghe kém trước trích rạch là 81,5% và 85,2%;
sau trích rạch còn 33,3% và 27,8%.
3.4.1.3 Thay đổi thính lực sau khi trích rạch màng nhĩ
Trước khi trích rạch nhóm tai có PTA 31 – 40 dB chiếm tỷ lệ 63%,;
sau trích rạch còn 29,3%. Nhóm PTA 41–50 dB có 14,8% trước rạch
và sau trích rạch là 5,6%. (P<0,001).
Bảng 3.43 Thay đổi thính lực sau khi trích rạch màng nhĩ
Thính lực
Thời điểm(dB)
≤ 20 20-30 31-40 41-50 51-60
N
n 10 34 8 2 Trước trích
rạch

% 18,5 63 14,8 3,7
n 2 33 16 3 Sau trích
rạch
% 3,7 61,1 29,3 5,6
54

17
3.4.2 Biến chứng
3.4.2.1 Tình trạng màng nhĩ – biến chứng sau đặt OTK
Bảng 3.45 Tình trạng màng nhĩ – biến chứng sau đặt OTK
Có biến chứng Màng nhĩ
n
Không có
biến chứng
Chảy dịch Tắc ống Tụt ống
N
n 28 16 7 2 53
% 52,8 30,2 13,2 3,8 100
Có 52,8% OTK thông và không chảy dịch. Ống không tắc nhưng
có chảy dịch chiếm 30,2%, tắc ống 13,2% và tụt ống 3,8%.
3.4.2.2 Tình trạng màng nhĩ – biến chứng sau khi trích rạch màng
nhĩ đơn thuần
Bảng 3.46 Tình trạng màng nhĩ – biến chứng sau khi trích rạch
Màng nhĩ
n
Liền sẹo
Không
liền - khô
Không liền –
Chảy dịch

N
n 39 6 9 54
% 72,2 11,1 16,7 100
Có 39 tai màng nhĩ liền sẹo chiếm 72,2%; màng nhĩ còn lỗ thủng:
6 tai (11,1%); màng nhĩ chảy dịch: 9 tai (16,7%)

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1
TÌNH HÌNH CHUNG
* Tuổi và giới
Tuổi trẻ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 78, tuổi trung bình của nữ là
46 ± 11,99, nam là 50±12,41. Tỷ lệ giữa nam / nữ là 2,4/1 (P<0,01),
phù hợp với nhiều nghiên cứu về NPC.

18
4.2
ẢNH HƯỞNG NPC ĐẾN CHỨC NĂNG TAI
4.2.1 Triệu chứng cơ năng ở tai
Theo bảng 3.10, ù tai xuất hiện ở 147 tai (39,3%) nghe kém ở 89
tai (23,8%). tiếng óc ách ở 24 tai (6,4%) (P< 0,05)
4.2.2 Nhĩ đồ và tình trạng rối loạn TKVN
Theo bảng 3.14, có 264 tai nhĩ đồ bình thường (70,6%). Như vậy, tỷ
lệ tai có rối loạn TKVN là 29,4%. Trong đó nhóm tai nhĩ đồ dạng III có
tỷ lệ cao nhất (12,6%). (P< 0,05). Tỷ lệ này chứng tỏ tỷ lệ viêm tai giữa
ứ dịch là biến chứng hay gặp nhấ
t ở tai của người bệnh NPC.
Những biểu hiện rối loạn TKVN qua nhĩ đồ cũng phù hợp với triệu
chứng cơ năng ở tai, tình trạng màng nhĩ, các nghiệm pháp thăm dò
và kết quả đo thính lực .
4.2.3 Liên quan kết quả chụp CT scan vòi nhĩ và nhĩ đồ

Trong 147 người chụp có 66 trường hợp CT scan có hình ảnh che
lấp vòi nhĩ (44,9%) thì có 78,8% trường hợp có rối loạn TKVN.
Trong 81 trường hợp CT scan không th
ấy hình ảnh khối che lấp lỗ
vòi (55,1%) thì vẫn có 16,06% số tai có rối loạn TKVN 1 hoặc 2 bên.
Mối liên hệ trên giữa CT csan và kết quả nhĩ đồ chứng tỏ CT scan
cũng có giá trị giúp định hướng và chẩn đoán rối loạn TKVN ở
những người bệnh trên CT scan có khối che lấp vòi nhĩ.
4.2.4 Ảnh hưởng của NPC tói nhĩ đồ
4.2.4.1 Ảnh hưởng của vị trí khối u tới nhĩ đồ
B
ảng 3.20 cho thấy tỷ lệ tai có rối loạn TKVN ở những trường
hợp u thành bên hố Rosenmuller là 41,4%; gờ loa vòi là 35,7%. Tỷ lệ
rối loạn TKVN chung của thành bên là 40% (68/170), nhóm u thành
sau trên là 13,9% (P<0,001). Như vậy u thành bên vòm gây rối loạn
TKVN nhiều hơn hẳn so với u xuất phát thành sau trên. Kết quả này
phù hợp với đặc điểm giải phẫu liên quan giữa vòi nhĩ – tai giữa với
vị trí xuất phát của khối u.

19
4.2.4.2 Ảnh hưởng của giai đoạn khối u, giai đoạn bệnh tới nhĩ đồ
* Ảnh hưởng của giai đoạn u tới nhĩ đồ
Bảng 3.23 cho thấy những tai ở người bệnh có khối u giai
đoạn T 1-T2 có tỷ lệ nhĩ đồ bình thường là 91,1% và 81,6%,
nhưng giai đoạn T 3 - T 4 là 58,8% và 57%. Kết quả này chứng
tỏ khi khối u càng phát triển lan rộng thì nhĩ đồ càng bị ảnh
hưởng và tỷ lệ rối loạn TKVN tăng theo sự phát triển của khối u .
* Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh đến nhĩ đồ:
Trong những tai người bệnh NPC giai đoạn I - II tỷ lệ nhĩ đồ bình
thường là 86,7% và 88,1%. Nhưng ở giai đoạn III – IV , tỷ lệ này chỉ

còn 61,2% và 64,9%. (P<0,05) Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ rối loạn TKVN tăng tỷ lệ thuận với giai đoạn tiến triển khối u
cũng như giai đo
ạn bệnh.
4.3
ẢNH HƯỞNG CỦA XẠ TRỊ NPC
Trong 264 tai không rối loạn TKVN trước xạ trị chỉ còn 239 tai là
của những người bệnh tham gia đầy đủ xạ trị và theo dõi, đánh giá
sau xạ trị. Chính sự thay đổi chức năng TKVN ở 239 tai này sẽ cho
thấy ảnh hưởng của xạ trị tới chức năng TKVN .
4.3.1 Thính lực của tai không rối loạn TKVN trước xạ
Ảnh hưởng xạ trị NPC đến cơ quan thính giác khá phức tạp và

ng đang được nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Rối loạn
chức năng TKVN cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
đến sức nghe của người bệnh thông qua hiện tượng tắc vòi nhĩ, gây
viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai xẹp nhĩ, túi co kéo và nguy hiểm nhất
là viêm tai xương chũm với cholesteatoma. [27], [33], [36]
Qua bảng 3.30, so sánh thính lực trước và sau xạ trị cho thấy trước
xạ có 49,4% (58+60/239) tai có PTA< 20 dB, 115 tai có PTA từ 21 –
30 chiếm 48,1% và chỉ có 6 tai có PTA mức 31 – 40 dB (2,5%). Kết
quả này khác hẳn sau xạ trị, tai PTA< 20 dB chỉ còn 12,6% (30 /239)
và tai có PTA 21 – 30 dB là 47,3% (52 + 61/239), nhưng tai có PTA
31 – 40 dB tăng lên 33,9% .

20
4.3.2 Nhĩ lượng của tai không rối loạn TKVN trước xạ
Kết quả nhĩ đồ sau xạ trị cho thấy chỉ còn 164 tai có nhĩ đồ dạng 1
(68,6%) như vậy còn 75 tai còn lại là có vấn đề về chức năng TKVN với
số lượng 23 tai có nhĩ đồ dạng II (9,6%); 41 tai có nhĩ đồ dạng III

(17,2%) và 8 tai có nhĩ đồ dạng IV (3,3%). Qua kết quả trên có thể thấy
ảnh hưởng của xạ trị tớ
i chức năng TKVN là rất rõ rệt. Trong tổng số
239 tai không rối loạn TKVN trước xạ, tỷ lệ rối loạn TKVN sau xạ là
75/239 – 31,4%, trong đó viêm tai giữa ứ dịch là 20,5% (49/239 tai).
Ling – Feng Wang và cộng sự, theo dõi 395 tai của 220 người bệnh
NPC tại bệnh viện trường Đại học Koushung Đài Loan thấy tỷ lệ viêm
tai giữa ứ dịch sau xạ trị là 29,6% (117/395).
Yi – Ho Young gặp viêm tai giữa ứ dịch sau xạ trị 6 tháng là 25%,
nhưng sau 5 nă
m tăng lên 40%, trong đó có 15% là viêm tai giữa mãn
tính (COM).
4.3.3
Ảnh hưởng vị trí u, giai đoạn u và giai đoạn bệnh tới nhĩ
đồ sau xạ trị
Giai đoạn trước xạ trị thì vị trí u được đánh giá là một yếu tố ảnh
hưởng rất rõ đến rối loạn TKVN, đặc biệt những u ở thành bên do liên
quan vị trí giải phẫu với vòi nhĩ. Nhưng sau xạ trị dường như vị trí u lại
không còn ảnh hưởng như trước nữa.
Kết quả bảng 3.32 thấy tỷ lệ nhĩ đồ không bình thường là 28,4% vớ
i u
ở hố Rosenmuller; 28,6% với u ở gờ loa vòi và 32,3% với những trường
hợp u ở thành sau trên. Những tỷ lệ này khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,005).
Bảng 3.33 cho kết quả tai u giai đoạn T1 có tỷ lệ rối loạn TKVN là
31,2%; giai đoạn T2 là 31,7% ; giai đoạn T3 là 30,3% và giai đoạn T4 là
32,2%. Sự thay đổi tỷ lệ rối loạn TKVN sau xạ không còn tăng tỷ lệ
thuận theo giai đoạn của khối u.
Bả
ng 3.34 cho thấy trong 25 tai ở người bệnh giai đoạn 1 thì có 6 tai

rối loạn TKVN chiếm 24%; giai đoạn 2 là 31,2%; còn ở giai đoạn 3 và 4
là 28,6% và 34,2%. Rối loạn TKVN cũng không tăng theo giai đoạn
bệnh như ở giai đoạn chưa xạ trị.

21
Những kết quả trên cho thấy với những trường hợp tai chưa bị rối loạn
TKVN trước xạ trị thì những đặc điểm của khối u như giai đoạn u, vị trí,
giai đoạn bệnh không còn ảnh hưởng rõ rệt mà chính quá trình xạ trị lại
có vai trò chính ảnh hưởng đến chức năng TKVN.
4.4
ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP
4.4.1 Thay đổi triệu chứng cơ năng ở tai sau khi đặt OTK
Kết quả bảng 3.40 cho thấy triệu chứng cơ năng ở tai đã được cải
thiện rõ rệt sau khi đặt OTK
Có 51 tai (88,7%) có cảm giác ù trước khi can thiệp nhưng tỷ lệ này
chỉ còn 13 tai (18,9%) sau khi đặt OTK (P< 0,0001). Tương tự như triệu
chứng ù tai, các triệu chứng cơ năng khác ở tai cũng giảm rõ rệt và nhiều
triệu chứng hoàn toàn biế
n mất sau khi đặt OTK. Triệu chứng nghe kém
từ 84,9% trước đặt OTK đã giảm xuống còn 11,3%, các triệu chứng óc
ách, tự thính và đau tai hoàn toàn biến mất sau đặt OTK.
Kết quả này cho thấy việc đặt OTK đã cải thiện rõ rệt những cảm
giác khó chịu ở tai của bệnh nhân sau xạ trị.
4.4.1.1 Thay đổi thính lực sau đặt OTK
Trước khi can thiệp PTA ở mức 31 – 40 dB chiếm tỷ lệ cao nhất
54,7% nhưng sau khi đặ
t OTK còn 13,2%. Nhóm tai có PTA ở mức
41 – 50 dB trước khi đặt là 18,87% nhưng sau đặt OTK chỉ còn 1,9%
P<0,001. Kết quả trong nghiên cứu cho thấy sau khi đặt OTK sức
nghe của người bệnh tăng lên rõ rệt và kết quả này cũng phù hợp với

những thay đổi triệu chứng cơ năng ở tai của người bệnh
4.4.1.2 Triệu chứng cơ năng tai sau trích rạch màng nhĩ
Bảng 3.42 cho thấy triệu chứng cơ năng ở tai cũng gi
ảm rõ rệt sau
trích rạch. Triệu chứng ù tai, nghe kém trước trích rạch là 81,5% và
85,2% ; sau trích rạch còn 33,3% và 27,8%. P<0,001.
Cũng giống như với đặt OTK, những triệu chứng óc ách, tự thính
hay đau trong tai đều biến mất sau trích rạch màng nhĩ. Sự biến mất
của các triệu chứng này cho thấy đây chính là những triệu chứng gây
ra do rối loạn TKVN ở những người bệnh sau xạ trị.

22
4.4.1.3 Thính lực sau trích rạch màng nhĩ
Bảng 3.43 cũng cho thấy sự thay đổi thính lực cũng theo chiều
hướng tốt lên, tỷ lệ tai có PTA 31- 40 dB trước can thiệp là 63% sau
can thiệp còn 29,3% (P<0,01). Nhóm tai có PTA 51 – 60 db có 2 tai
(3,7%) cũng giảm không còn trường hợp nào sau trích rạch. Tương
ứng với kết quả trên, nhóm có PTA ≤ 20 và 21 – 30 dB tăng lên sau
can thiệp. Sự cải thiện sức nghe này cũng phù hợp với những thay
đổi triệu chứng cơ năng của tai người bệnh tr
ước và sau can thiệp.
So sánh sự thay đổi qủa kết quả thính lực sau thiệp giữa đặt OTK
và trích rạch cũng thấy tỷ lệ tai có PTA 31 – 40 dB ở nhóm trích rạch
là 29,3% cao hơn 13,1% ở nhóm đặt OTK. (P = 0,039 < 0,05). Sự so
sánh này ở nhóm tai có PTA ở mức 21 – 30 dB và 41 – 50 dB cũng
cho kết quả tương tự. Như vậy có thể thấy sự cải thiện thính lực ở
nhóm đặt OTK tốt hơn so với nhóm trích rạch màng nhĩ.
4.4.2 Biến chứng
4.4.3.1 Biến chứng sau đặt OTK
Bảng 3.45 cho kết quả OTK thông thoáng: 52,8%, không tắc

nhưng chảy dịch chiếm 30,2%, tắc OTK chiếm 13,2%. Đây là những
trường hợp dáy tai + chất nhày mủ trong hòm tai chảy ra đọng lại bịt
kín OTK, việc xử trí cần tránh hút lôi OTK ra ngoài.
4.4.3.2 Màng nhĩ sau trích rạch – biến chứng
Theo bảng 3.46 màng nhĩ sau trích rạch được đánh giá: Màng nhĩ
liền lại 72,2%; không liền và có chảy dịch 16,7%; không liền nhưng
không chảy dịch 11,1%.
Nhữ
ng trường hợp màng nhĩ liền lại và có hiện tượng ứ dịch đều
được trích rạch lại. Ở 39 trường hợp màng nhĩ liền lại, do được đo lại
nhĩ lượng, nên việc đánh giá cho điểm theo các tiêu chí, triệu chứng
cơ năng ở tai, thính lực và nhĩ đồ cũng cho thấy có 24 trường hợp đạt
kết quả khá (61,5%); tốt 12,8%; trung bình 20,5% và kém chỉ có
5,1%. (Bảng 3.47)

23
KẾT LUẬN
1. Ảnh hưởng của NPC
- Ảnh hưởng của NPC tới chức năng thông khí vòi nhĩ là rất rõ rệt, triệu
chứng cơ năng, tình trạng màng nhĩ và kết quả đo thính lực phù hợp với
kết quả đo nhĩ đồ cho thấy tỷ lệ rối loạn TKVN do NPC là 29,4%
(110/374). Trong đó tỷ lệ viêm tai giữa ứ dịch là 19,3% (72/374).
- Vị trí xuất phát khối u ở thành bên có ả
nh hưởng đến tỷ lệ rối loạn
TKVN rõ rệt hơn so với các vị trí khác. Những tai ở người bệnh có u xuất
phát từ vị trí thành bên có tỷ lệ rối loạn TKVN là 40% (68/170), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ rối loạn TKVN ở những tai khối u xuất
phát từ thành sau trên 13,9% (25/180).
- Giai đoạn khối u và giai đoạn bệnh cũng ảnh hưởng đến rối loạn
TKVN, t

ỷ lệ rối loạn TKVN cũng tăng tỷ lệ thuận với giai đoạn khối u (T)
và giai đoạn bệnh (S).
- Hình thái CT scan vòm cũng là một yếu tố gợi ý chẩn đoán, những
trường hợp trên CT scan có hình ảnh che lấp lỗ vòi nhĩ thì tỷ lệ tai có rối
loạn TKVN là 78,8% (52/66).
2. Ảnh hưởng của xạ trị đến rối loạn chức năng TKVN
- Trong những tai không bị rối loạ
n TKVN trước xạ trị, kết quả thăm
khám đánh giá chức năng thông khí vòi nhĩ sau xạ trị cho thấy tỷ lệ rối
loạn TKVN sau xạ trị là 31,4% (75/239) tai, trong đó viêm tai giữa ứ dịch
là 20,5% (49/239).
- Với những tai không bị rối loạn TKVN trước xạ thì chính quá trình xạ
trị lại ảnh hưởng chủ yếu đến chức năng TKVN chứ không phải do đặc
điểm vị trí, giai đoạ
n khối u hay giai đoạn bệnh NPC.
3. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp biến chứng rối loạn TKVN
- Hai biện pháp đặt OTK và trích rạch màng nhĩ + hút dịch đều có hiệu
quả cải thiện rõ triệu chứng cơ năng cũng như tình trạng suy giảm sức
nghe ở người bệnh có rối loạn TKVN sau xạ trị NPC đồng thời cũng có
tác dụng hạn chế, đề phòng những biế
n chứng mạn tính như viêm tai giữa,
xẹp nhĩ cholesteatoma.
* Với những trường hợp đặt OTK:
Triệu chứng ù tai, nghe kém trước đặt OTK là 51/53 (96,2%) và 45/53
(84,9%); sau đặt tỷ lệ tương ứng còn 13/53 ( 24,5%) và 6/53 (11,3%).

24
Thính lực: Trước đặt OTK có 29/53 tai (54,7%) PTA ở mức 31 – 40 dB,
sau đặt OTK còn 7/53 tai (13,2%). Trước đặt OTK có 10/53 tai (18,9%)
PTA 41 - 50 dB, sau đặt còn 1/53 (1,9%). (P<0,01)

* Với những trường hợp trích rạch màng nhĩ đơn thuần:
+ Triệu chứng ù tai trước khi rạch là 44/54 tai (81,5%), nghe kém là
46/54 tai (85,2%) nhưng sau trích rạch tương ứng còn 18/54 (33,3%) và
15/54 (27,8%). Thính lực: Trước trích rạch có 34/54 tai (63%) PTA ở mức
31 – 40 dB, sau trích còn 16/54 tai (29,3%).
Với nhóm tai PTA 41 – 50 dB trước trích rạch là 8/54 (14,8%), sau trích
rạch còn 3/54 (5,6%), (P<0,01).
* Những trường hợp màng nhĩ liền lại sau trích rạch kết quả nhĩ đồ
tại
thời điểm này cho thấy có 22/39 tai (56,4%) còn biểu hiện rối loạn TKVN
trong đó 16/39 tai (41%) còn biểu hiện ứ dịch trong hòm nhĩ.

ĐỀ XUẤT

1. Cần có sự kết hợp của bác sĩ hai chuyên khoa ung thư và Tai Mũi
Họng để phát hiện, xử trí những rối loạn TKVN và biến chứng của nó trên
người bệnh NPC. Các bác sĩ hai chuyên khoa cần thống nhất về thời gian
và quy trình phát hiện, xử trí những biến chứng này.
2. Tạm đề xuất quy trình thăm khám phát hiện và chẩn đoán biến chứng
của rối loạn TKVN ở người bệnh NPC ở 4 giai đ
oạn :
- Giai đoạn 1: Trước xạ trị: Phát hiện và chẩn đoán những rối loạn
TKVN qua nội soi, đo thính lực – nhĩ lượng. Xử trí
những biến chứng của những rối loạn TKVN.
- Giai đoạn 2: Trong thời gian xạ trị: Phát hiện, chẩn đoán và xử
trí những biến chứng của rối loạn TKVN lưu ý thời
gian tuần thứ tư sau x
ạ trị (35 – 40 Gr).
- Giai đoạn 3: Sau xạ trị: Phát hiện, chẩn đoán và xử trí những rối
loạn TKVN và các biến chứng của nó sau xạ trị.

Thời gian: Trong tuần đầu đến 10 ngày sau khi kết
thúc xạ trị.
- Giai đoạn 4: Sau ra viện: Theo dõi kết quả xử trí và khắc phục
những biến chứng của điều trị. Thời gian: Khám lại
cùng với lịch khám lại c
ủa bác sĩ chuyên khoa ung thư.

×