Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của diclodietyl sulfid lên protein, ADN trong cơ vân, gan và tác dụng điều trị của natri thiosulfat và naturenz trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.69 KB, 14 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y


Nguyễn Quốc Chiến



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DICLODIETYLSULFID
LÊN PROTEIN, ADN TRONG CƠ VÂN, GAN VÀ
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA NATRI THIOSULFAT VÀ
NATURENZ TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM



Chuyên ngành: Độc chất
Mã số: 62 72 50 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC




HÀ NỘI – 2008






CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Bằng Quyền
TS. Hoàng Công Minh


Phản biện 1: GS. TSKH. Đái Duy Ban

Phản biện 2: GS. TS. Đào Văn Phan

Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải



Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại
Học viện quân y
vào hồi 14 giờ 00 ngày 14 tháng 7 năm 2008


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Thư viện Học viện quân y
1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Diclodietyl sulfid (DCDS) là chất độc gây chết người thuộc nhóm
chất độc gây loét nát, được quân đội nhiều nước trang bị chính thức
trong vũ khí hóa học. DCDS được sử dụng nhiều lần từ cuối CTTG lần
thứ nhất cho tới tận những năm gần đây, để lại những hậu quả nặng nề.
Với khối lượng tồn đọng lớn, theo nhiều chuyên gia, DCDS vẫn có khả
năng được sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang. Đặc biệt gần đây
xuất hiện một nguy cơ mới là DCDS có thể được dùng vào mục đích
khủng bố.
Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của DCDS, nhiều công trình
nghiên cứu về chất độc này đã được tiến hành liên tục ở nhiều nước. Ở
Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về DCDS trong lĩnh vực y -
sinh học, song cho đến nay, một số vấn đề về tác động của DCDS vẫn
chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. DCDS là tác nhân alkyl hóa gây tổn
thương ADN, làm rối loạn tổng hợp protein, rối loạn chuyển hóa, suy
mòn. Tuy nhiên, chưa thấy có tài liệu nào công bố chi tiết về những biến
đổi hàm lượng và thành phần protein, ADN trong các mô sinh học. Do
chưa có thuốc chống độc đặc hiệu nên việc điều trị nhiễm độc DCDS
còn gặp khó khăn, chủ yếu vẫn là dùng natri thiosulfat kết hợp với điều
trị các tổn thương tại chỗ. Naturenz là một chế phẩm mới được sản xuất
từ các nguyên liệu tự nhiên trong nước. Naturenz có tác dụng chống oxy
hóa, cải thiện chức năng gan, tăng cường phục hồi cơ quan tạo máu, hạn
chế tổn thương do các chất độc hóa học gây nên. Điều này gợi ý cho
chúng tôi thử nghiệm sử dụng naturenz để điều trị nhiễm độc DCDS.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
2
1) Xác định sự biến đổi hàm lượng và thành phần protein, ADN trong
mô cơ vân, gan trên động vật nhiễm độc diclodietyl sulfid.
2) Đánh giá tác dụng của naturenz phối hợp với natri thiosulfat trong
điều trị nhiễm độc DCDS thông qua sự biến đổi hàm lượng và thành
phần protein, ADN trên động vật thực nghiệm.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
: Đề tài có đóng góp mới về mặt khoa học là:
1. Trên chuột nhắt trắng, DCDS gây giảm nhẹ hàm lượng ADN
trong gan và cơ; giảm hàm lượng protein trong gan và cơ; giảm hàm
lượng nhóm -SH và hoạt độ peroxidase trong gan; gây tổn thương oxy
hóa protein thể hiện ở tăng hàm lượng carbonyl protein. Phát hiện một
thành phần protein lạ trong cơ vân trên điện di ở ngày thứ nhất sau
nhiễm độc.
2. Điều trị theo hướng kết hợp chống oxy hóa bằng naturenz trên
động vật nhiễm độc DCDS đã thấy có kết quả tương đối tốt theo sự biến
đổi các chỉ tiêu trên.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:
Luận án gồm 135 trang, có 4 chương (không kể phần đặt vấn đề
và kết luận): Tổng quan; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Kết
quả; Bàn luận. Phần kết quả có 27 bảng, 6 ảnh và 12 biểu đồ. Luận án
tham khảo tổng cộng 183 tài liệu, trong đó 21 tài liệu tiếng Việt, 7 tài
liệu tiếng Nga và 155 tài liệu tiếng Anh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm chung của chất độc diclodietyl sulfid
DCDS, công thức hóa học S(CH
2
-CH
2
Cl)
2
, được trang bị trong
VKHH của quân đội nhiều nước do có độc tính cao, xâm nhập cơ thể
qua nhiều đường và gây ô nhiễm kéo dài. DCDS gây tổn thương alkyl
hóa cho hầu hết các đại phân tử sinh học, trong đó quan trọng nhất là
3

ADN và protein. Gần đây người ta cũng chỉ ra một số con đường trung
gian trong cơ chế gây độc như tổn thương oxy hóa thông qua các gốc tự
do và giảm các chất chống oxy hóa, chết tế bào theo chương trình,
1.2. Độc động học của diclodietyl sulfid
DCDS thâm nhập qua da, niêm mạc khá nhanh và được phân bố
toàn thân. Các phản ứng trong cơ thể gồm alkyl hóa trực tiếp, liên hợp,
thủy phân và oxy hóa. DCDS được chuyển hóa và thải trừ khá nhanh,
chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các thiodiglycol. Có nhiều phương
pháp phát hiện DCDS và các sản phẩm chuyển hóa của nó trong mẫu
sinh học và môi trường, phổ biến nhất hiện nay là sắc ký khí/khối phổ.
Gần đây người ta đã xác định được các ADN và protein bị alkyl hóa.
1.3. Các tổn thương và biểu hiện lâm sàng trong nhiễm độc
diclodietyl sulfid
Tùy theo liều và đường nhiễm, sau thời gian tiềm ngắn, DCDS
gây các tổn thương viêm - hoại tử tại chỗ và bội nhiễm khuẩn, dẫn tới
các biểu hiện lâm sàng ở da, niêm mạc mắt và đường hô hấp, và có thể
gây tử vong. DCDS hấp thu gây tác động toàn thân gồm các rối loạn
chuyển hóa, suy mòn, giảm miễn dịch, đặc biệt tác động mạnh tới các
mô tế bào đổi mới nhanh. Gần đây người ta quan tâm nhiều tới các tác
động dài kỳ sau nhiễm độc, chủ yếu gồm các rối loạn bệnh lý ở da, mắt,
đường hô hấp, thần kinh ngoại vi và gây ung thư.
1.4. Dự phòng và điều trị nhiễm độc diclodietyl sulfid
Hiện chưa có thuốc chống độc đặc hiệu; natri thiosulfat được
chấp nhận sử dụng làm thuốc chống độc toàn thân. Nguyên tắc chung
trong cấp cứu, điều trị nhiễm độc gồm: giảm hấp thu, giảm gánh nặng
của cơ thể, và can thiệp vào các cơ chế tác động đã biết. Nhiều thuốc
chống oxy hóa, trong đó có naturenz, được khẳng định có hiệu quả trong
điều trị nhiễm DCDS (Hoàng Công Minh, 2001; Bhattachrya R., 2006).
4
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng, trọng lượng trung bình 20g.
- Chất độc diclodietylsulfid do Học viện Quân y cung cấp.
- Thuốc điều trị: natri thiosulfat (Merck); naturenz do Viện Công nghệ
sinh học cung cấp dạng viên nén 0,50 g.
2. 2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân nhóm động vật nghiên cứu: Ngoài số lượng để nghiên cứu thăm
dò, số chuột nhắt dành cho nghiên cứu các chỉ tiêu chính được chia
thành 4 nhóm với ký hiệu và số lượng như sau: nhóm đối chứng (ĐC, 50
con), nhóm nhiễm độc DCDS không điều trị (DCDS, 100 con), nhóm
NĐ điều trị natri thiosulfat đơn thuần (NTS, 100 con), và nhóm NĐ điều
trị thiosulfat + naturenz (NTS+Nz, 100 con).
- Phương pháp và liều gây NĐ: Chuột được gây nhiễm độc qua da 1 lần
với liều 9 mg/kg thể trọng.
- Liều thuốc và cách dùng: natri thiosulfat tiêm màng bụng với liều 0,5
g/kg/ngày trong 3 ngày đầu. Naturenz cho uống với liều 250 mg/kg/ngày
trong 30 ngày.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp tiến hành
- Tỷ lệ động vật sống sót: xác định bằng cách đếm số lượng còn sống
vào buổi sáng, tính tỷ lệ %. Thời gian sống trung bình tính trong 30
ngày. Trọng lượng động vật: xác định bằng cách cân chính xác vào buổi
sáng. Trọng lượng gan, lách, thận: xác định bằng cách cân chính xác
ngay sau khi mổ động vật.
- Hàm lượng protein trong gan và cơ vân: thông qua định lượng nitơ
toàn phần theo phương pháp Kjeldahl. Tỷ lệ hàm lượng các thành phần
protein ở cơ vân và gan theo kích thước phân tử: Xác định bằng điện di
(SDS-PAGE) trong hệ đệm Tris-glycin. Hoạt độ enzym peroxidase trong
gan: Xác định theo phương pháp của Josephy (1982); Kết quả biểu thị
5
bằng IU/mg protein. Hàm lượng nhóm -SH trong gan: Xác định theo

phương pháp của Ellmann (1952); Kết quả biểu thị bằng nM/mg protein.
Hàm lượng carbonyl protein trong gan và cơ: Xác định bằng phương
pháp đo quang theo Adams (2001); Kết quả biểu thị bằng nM/mg
protein. Hàm lượng ADN trong gan và cơ vân: Tách chiết và định lượng
ADN theo Blin và Stafford (1976) có thay đổi, định lượng theo OD
260
.
Kiểm tra ADN bằng điện di trên gel agarose 0,4%.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu đều được xử lý thống kê; so sánh
thống kê giữa các nhóm DCDS - ĐC, 2 nhóm NĐ có điều trị với nhau
và với nhóm DCDS.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ và thời gian sống sót, thay đổi trọng lượng cơ thể, trọng
lượng gan, thận, lách động vật thực nghiệm
Bảng 3.2: Tỷ lệ chuột sống sót sau nhiễm độc với liều 9 mg/kg ở các
nhóm nghiên cứu
Nhận xét:
- Ở cả hai nhóm nhiễm độc có điều trị, tỷ lệ chuột sống sót
tăng đáng kể so với nhóm không được điều trị.
Bảng 3.3: Thể trọng chuột ở các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm
sau nhiễm độc (Đơn vị tính: g. X ± SD)
Nhóm
Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
n 30 25 20 15
ĐC
(1)
20,0 ± 1,1 21,7 ± 0,9 22,6 ± 1,5 24,9 ± 1,1
DCDS
(2)

19,4 ± 0,5

15,5 ± 0,7
**
17,0 ± 1,5
**
17,2 ± 1,8
**
NTS
(3)
19,3 ± 0,7 16,0 ± 1,1 17,7 ± 0,8 18,1 ± 1,2
(NTS+Nz)
(4)

19,3 ±1,0 17,7 ±1,2
**
18,4 ±0,7
**
20,0 ±0,7
**
**
: p < 0,01 (tương ứng theo p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
)
6
Nhận xét: - So với nhóm ĐC, nhóm DCDS có thể trọng thấp hơn ở

ngày thứ 7 (giảm 21,7% so với ban đầu), ngày thứ 15 và 30. Thể
trọng chuột nhóm NTS không khác biệt đáng kể so với nhóm DCDS
ở cả 4 thời điểm. Thể trọng chuột nhóm NTS+Nz cao hơn so với
nhóm DCDS và NTS ở 3 thời điểm sau, và đạt thể trọng ban đầu vào
ngày thứ 30.
Bảng 3.7: Tỷ lệ trọng lượng gan/ thể trọng chuột ở các nhóm sau
nhiễm độc tại các thời điểm khảo sát (mg/g. X ± SD, n = 10)
Nhóm
Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
63,6 ± 5,8 63,8 ± 3,3 63,7 ± 5,2 63,4 ± 2,4
DCDS
(2)
76,3 ± 9,8
**
49,2 ±12,6
**
53,7 ±11,1
**
55,3 ±7,5
**
NTS
(3)
70,6 ± 8,2 56,7 ± 5,2
*
56,4 ± 6,9 57,1 ± 3,6
NTS

+ Nz

(4)
67,3 ± 6,5
*
56,8 ± 4,7
*
61,0 ± 4,7
*
61,3 ± 3,5
*
*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - So với ĐC, nhóm DCDS có tỷ lệ trọng lượng gan/thể
trọng cao hơn ở ngày thứ nhất và thấp hơn ở 3 thời điểm sau. Nhóm
NTS có tỷ lệ trọng lượng gan/thể trọng chỉ cao hơn so với nhóm
DCDS ở ngày thứ 7. Nhóm NTS+Nz có trọng lượng gan ở ngày đầu
thấp hơn và 3 thời điểm sau cao hơn so với của nhóm DCDS.
Bảng 3.8: Tỷ lệ trọng lượng thận so với thể trọng chuột ở các nhóm
nghiên cứu tại các thời điểm khảo sát (mg/g. X ± SD, n = 10)
Nhóm
Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30

ĐC
(1)
12,8 ± 1,5 14,4 ± 0,8 14,4 ± 1,1 14,3 ± 0,7
DCDS
(2)
13,2 ± 1,5 12,3 ± 1,9
**
13,7 ± 1,8 13,9 ± 2,5
NTS
(3)
13,9 ± 1,7 14,1 ± 2,2
*
14,0 ± 1,6 14,0 ± 1,1
NTS

+ Nz
(4)
13,0 ± 1,7 13,7 ± 1,8
*
14,0 ± 1,7 14,0 ± 1,5
*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p

4-3
<0,05.
7
Nhận xét: - Tỷ lệ trọng lượng thận/thể trọng ở nhóm DCDS chỉ giảm
rõ rệt ở ngày thứ 7. Cả hai nhóm nhiễm độc được điều trị đều có tỷ lệ
trọng lượng thận/thể trọng ở thời điểm ngày thứ 7 cao hơn so với
nhóm không điều trị.
Bảng 3.9: Tỷ lệ trọng lượng lách so với thể trọng chuột ở các nhóm
nghiên cứu tại các thời điểm khảo sát (mg/g; X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
3,3 ± 0,4 4,1 ± 0,5 4,0 ± 0,3 4,0 ± 0,4
DCDS
(2)
3,5 ± 0,5 2,9 ± 0,4
**
3,4 ± 0,7
*
3,5 ± 0,6
*
NTS
(3)
3,3 ± 0,4 3,7 ± 0,5
*
4,0 ± 0,7
*
4,1 ± 0,7
*


NTS

+ Nz
(4)
3,4 ± 0,4 4,4 ± 0,7
**

5,1 ± 0,7
**

5,2 ± 0,8
**

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: Tỷ lệ trọng lượng lách/thể trọng ở nhóm DCDS thấp hơn
so với đối chứng ở các thời điểm ngày thứ 7, 15 và 30; nhóm NTS
cao hơn so với của nhóm DCDS ở 3 thời điểm sau; nhóm NTS+Nz
tăng liên tục và luôn tương đương hoặc cao hơn so với nhóm ĐC.
3.2. Hàm lượng nitơ trong gan và cơ vân

Bảng 3.10: Hàm lượng nitơ trong gan (mg/g) chuột ở các nhóm tại
các thời điểm khảo sát (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
24,37 ± 0,76

24,68 ± 0,63

25,18 ± 1,03

25,19 ± 0,98

DCDS
(2)
23,41 ± 1,56

23,44 ±1,43
*
23,21 ±1,87
**

23,29 ±1,60
**

NTS
(3)
23,36 ± 1,81

23,52 ± 1,55


23,92 ± 2,10

23,79 ± 2,07

NTS+Nz
(4)
23,19 ±1,96

23,58 ±1,37 25,17 ±0,78
**

25,23 ±1,25
**

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Hàm lượng nitơ trong gan nhóm DCDS thấp hơn đối
chứng ở ngày thứ 7, 15 và 30; Diễn biến hàm lượng nitơ có tương
8

quan thuận với diễn biến thể trọng (r = 0,81). Nhóm NTS có hàm
lượng nitơ tương đương với nhóm DCDS ở tất cả các thời điểm.
Nhóm NTS+Nz có hàm lượng nitơ cao hơn so với nhóm NTS ở ngày
thứ 30.
Bảng 3.11: Hàm lượng nitơ trong mô cơ vân (mg/g) các nhóm chuột
tại các thời điểm (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
29,99 ± 0,92

30,77 ± 0,87

31,25 ± 0,85

31,50 ± 1,05

DCDS
(2)
28,82 ± 2,01

27,44 ±1,91
**

27,86 ±2,06
**

28,48 ±2,17
**


NTS
(3)
28,56 ± 2,34

28,01 ± 1,75

28,77 ± 1,67

28,83 ± 2,39

NTS

+ Nz
(4)
28,78 ± 1,89

28,54 ± 1,28

29,30 ± 1,51

30,80 ±1,45
**

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2

và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Hàm lượng nitơ trong cơ vân nhóm DCDS giảm đáng
kể so với ĐC ở 3 thời điểm sau, và có tương quan thuận với thể trọng
động vật (r = 0,98). Nhóm NTS có hàm lượng nitơ không khác biệt
so với của nhóm DCDS (p
3-2
> 0,05). Ở nhóm NTS+Nz, hàm lượng
nitơ tăng dần theo thời gian, đến ngày thứ 30 thì tương đương với
của nhóm ĐC và cao hơn rõ rệt so với nhóm DCDS (p
4-2
< 0,05)
cũng như nhóm NTS (p
4-3
< 0,01).
3.3. Hàm lượng protein carbonyl trong mô gan và cơ vân động
vật thực nghiệm
Bảng 3.12 : Hàm lượng protein carbonyl (nM/mg) trong gan chuột ở
các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
3,77 ± 0,54 3,15 ± 0,68 3,75 ± 0,48 3,50 ± 0,69
DCDS
(2)
9,81 ± 1,91
**

9,26 ± 2,35
**
9,74 ± 2,09
**
7,40 ± 1,84
**
NTS
(3)
9,32 ± 1,60 9,49 ± 2,08 9,23 ± 2,22 7,77 ± 1,66
NTS

+Nz
(4)
9,89 ± 1,25 7,42 ± 1,83
*
5,89 ± 0,63
**
3,94 ± 0,87
**
*
: p < 0,05;
**
: p< 0,001 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X ±SD: p
4-3

<0,05.
9
Nhận xét: - So với đối chứng, hàm lượng carbonyl trong gan ở hai
nhóm DCDS và NTS đã tăng gấp gần 3 lần ngay ở ngày thứ nhất; Sự
khác biệt giữa hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê. Nhóm
NTS+Nz có hàm lượng carbonyl thấp hơn rõ ràng so với nhóm
DCDS cũng như nhóm NTS ở các thời điểm ngày thứ 7, 15 và 30 .
Bảng 3.13: Hàm lượng protein carbonyl (nM/mg) trong cơ vân
chuột ở các nhóm tại các thời điểm khác nhau (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
3,57 ± 0,50 3,16 ± 0,70 3,42 ± 0,57 3,26 ± 0,66
DCDS
(2)
9,34 ± 1,60
**

9,39 ± 1,47
**

8,80 ± 1,68
**

6,56 ± 1,29
**

NTS
(3)
8,53 ± 1,08 8,74 ± 1,50 8,20 ± 1,79 5,80 ± 1,37

NTS+Nz
(4)
8,59 ± 1,84 6,70 ± 2,06
**

5,35 ± 0,95
**

3,34 ± 1,34
**

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Nhóm DCDS và nhóm NTS có hàm lượng carbonyl
trong cơ vân tương đương nhau ở các thời điểm và cao hơn rõ rệt so
với nhóm ĐC. Ở nhóm NTS+Nz, hàm lượng carbonyl ngày thứ nhất
cũng tăng cao như ở nhóm DCDS, nhưng sau đó đều thấp hơn so với
nhóm DCDS và trở về mức bình thường vào ngày thứ 30.
3.4. Hoạt độ peroxidase và hàm lượng nhóm -SH trong gan
Bảng 3.14: Hoạt độ peroxidase (IU/mg protein) trong gan các nhóm

chuột tại các thời điểm khảo sát (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
8,83 ± 1,20

8,85 ± 1,14 9,02 ± 1,06 8,96 ± 0,97
DCDS
(2)
9,23 ± 1,24

6,27 ± 1,02
**
7,65 ± 0,88
**
7,73 ± 1,38
*
NTS
(3)
9,38 ± 1,30

7,10 ± 1,38 7,52 ± 1,45 8,19 ± 1,52
NTS+Nz
(4)
9,53 ± 1,16

8,21 ± 1,34
**
8,86 ± 1,54
*

10,71 ± 1,92
**

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
10
Nhận xét: - Ở nhóm DCDS, hoạt độ POD thấp hơn so với nhóm ĐC
ở ngày thứ 7, 15 và 30 (p
2-1
< 0,05); giảm nhiều nhất vào ngày thứ 7
(giảm 29,2%). Hoạt độ POD trong gan của nhóm NTS không khác
biệt so với nhóm DCDS. Nhóm NTS+Nz có hoạt độ POD tương
đương với của nhóm ĐC, riêng ngày thứ 30 lại cao hơn đối chứng.
Bảng 3.15: Hàm lượng nhóm sulfhydryl trong gan chuột tại các thời
điểm sau nhiễm độc (nM/mg protein. X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
0,31 ± 0,03 0,35 ± 0,04 0,35 ± 0,04 0,31 ± 0,03
DCDS

(2)
0,28 ± 0,05 0,21 ± 0,03
**
0,25 ± 0,04
**

0,25 ± 0,04
**

NTS
(3)
0,27 ± 0,05 0,29 ± 0,05
**
0,30 ± 0,04
**

0,28 ± 0,04
NTS

+ Nz)
(4)

0,30 ± 0,05 0,31 ± 0,04
**
0,35 ± 0,04
**

0,31 ± 0,03
**


*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Ở nhóm DCDS, hàm lượng nhóm -SH giảm ở ngày thứ 7
(giảm 39,5% so với ĐC), ngày thứ 15 (-27,8%) và 30 (-20,0%). Hàm
lượng -SH trong gan nhóm NTS chỉ cao hơn nhóm DCDS (p
3-2
<
0,01) ở ngày thứ 7 và 15. Nhóm NTS+Nz có hàm lượng -SH tự do
tương đương với của nhóm ĐC tại cả 4 thời điểm và cao hơn so với
nhóm NTS vào ngày thứ 15 và 30.
3.5. Hàm lượng ADN trong gan và cơ vân chuột
Sau khi tách chiết, các mẫu ADN gan và cơ đều có độ sạch
nằm trong giới hạn cho phép định lượng (OD
260
/OD
280
> 1,7).
11
Bảng 3.16: Hàm lượng ADN trong mô gan chuột (µg/g) tại các thời
điểm sau nhiễm độc (X ± SD, n = 10)

Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
9617 ± 961

9721 ± 919 10461 ± 1011

10753 ± 991
DCDS
(2)
9409 ± 1111

8569 ± 1066
**
9447 ± 1126
*
11630 ± 1706

NTS
(3)
9514 ± 1369

9411 ± 885
*
10504 ± 1229
*

11020 ± 1301

NTS


+ Nz
(4)

9445 ± 986

9921 ± 926
**
10309 ± 1048
*

10559 ± 1170

*
: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Hàm lượng ADN ở nhóm DCDS ngày thứ 7 và 15 thấp
hơn do với ĐC. Mức độ giảm thì không lớn (≈ 13% so với ĐC).
Nhóm NTS và NTS+Nz có hàm lượng ADN cao hơn rõ rệt so với
nhóm DCDS ở các thời điểm ngày thứ 7 và 15.
Bảng 3.17: Hàm lượng ADN trong mô cơ vân chuột (µg/g mô) tại

các thời điểm sau nhiễm độc (X ± SD, n = 10)
Nhóm Ngày 1 Ngày 7 Ngày 15 Ngày 30
ĐC
(1)
5842 ± 522 6190 ± 477 6626 ± 442 6955 ± 347
DCDS
(2)
4739 ± 562
**
4911 ± 555
**
6766 ± 845 7046 ± 698
NTS
(3)
5346 ± 552
*
5570 ± 465
**
6946 ± 683 7003 ± 812
NTS

+ Nz
(4)

5757 ± 551
**
5954 ± 567
**
6931 ± 652 6903 ± 791
*

: p < 0,05;
**
: p< 0,01 (tương ứng p
2-1
, p
3-2
và p
4-2
). X±SD: p
4-3
<0,05.
Nhận xét: - Ở nhóm DCDS, hàm lượng ADN trong cơ vân thấp hơn
so với nhóm ĐC chỉ ở ngày thứ nhất và thứ 7. Hai nhóm được điều
trị có hàm lượng ADN tại các thời điểm ngày thứ nhất và ngày thứ 7
đều cao hơn rõ rệt so với nhóm DCDS.

12
3.6. Hình ảnh điện di ADN tách từ gan và cơ vân chuột


Ảnh 3-1: Hình ảnh điện di ADN genom mẫu gan và cơ vân chuột các
nhóm ngày thứ nhất và ngày thứ 7 (không dùng kit). Ký hiệu mẫu: 1 - 8:
mẫu ngày thứ 1 (lần lượt của 4 nhóm ĐC-DCDS-NTS-NTS+Nz - mỗi
nhóm 2 mẫu, mẫu số lẻ là gan, số chẵn là cơ); từ 9 - 16: mẫu ngày 7
(theo 4 nhóm tương tự ngày 1); a-i: mẫu ngày 15 và k-r: mẫu ngày 30
(xếp theo thứ tự 4 nhóm như ngày 1, mẫu gan xen kẽ mẫu cơ).



Ảnh 3-2: ADN genom tách từ mẫu gan và cơ vân (xếp xen kẽ mẫu gan-

cơ; sử dụng kit của Sigma). Nhóm ĐC (a, b, k, l, 1, 2, 9, 10), nhóm
DCDS (c, d, m, n, 3, 4, 11, 12), nhóm NTS (e, g, o, p, 5, 6, 13, 14) và
nhóm NTS+Nz (h, i, q, r, 7, 8, 15, 16) tại các thời điểm: ngày thứ nhất
(A), thứ 7 (B), 15 (C) và thứ 30 (D).

13
Nhận xét: chưa phát hiện có sự thay đổi ADN nào giữa các
nhóm cũng như giữa các thời điểm. Tiến hành phân tích một số mẫu
bằng kit của hãng Sigma cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng
kể về hàm lượng ADN, song hình ảnh điện di có cải thiện rõ rệt (ảnh
3-2).
3.7. Kết quả nghiên cứu protein cơ vân và gan chuột bằng điện di


Ảnh 3-4: Trắc diện mật độ quang gel điện di protein mẫu gan cả 4 nhóm
chuột tại các thời điểm.
Ảnh trái: ngày thứ 7; ảnh phải: ngày thứ 30.
Trên các gel polyacrylamid sử dụng, bằng phần mềm chúng tôi đã
phân tích được từ 42 - 50 thành phần protein theo kích thước phân tử
trong các mẫu gan của động vật.
Bảng 3-18: Thành phần protein trong gan chuột ngày thứ nhất
Bảng 3-19: Các thành phần protein trong gan chuột ngày thứ 7
Bảng 3-20: Các thành phần protein trong gan chuột ngày thứ 15
Bảng 3-21: Các thành phần protein trong gan chuột ngày thứ 30
Nhận xét chung: So với thời điểm ngày thứ nhất, các thành phần
protein trong gan theo kích thước phân tử xác định được ở 3 thời điểm
sau có chênh lệch không lớn. Giữa các nhóm ở mỗi thời điểm có một số
khác biệt nhất định về khối lượng tương đối ở một vài thành phần, song
sự chênh lệch là không lớn và chưa có chiều hướng rõ ràng. Tỷ lệ khối
14

lượng của từng thành phần nhìn chung chưa khác biệt đáng kể giữa các
nhóm. So sánh giữa các thời điểm cũng chưa thấy có sự thay đổi đáng kể
nào về kích thước các thành phần cũng như khối lượng tương đối của
từng thành phần.


Ảnh 3-6: Trắc diện mật độ quang gel tách protein cơ vân của các nhóm
chuột ngày thứ nhất. A: Nhóm ĐC; B: nhóm DCDS.
Bảng 3-22: Các thành phần protein trong cơ vân chuột ngày thứ nhất
Nhận xét: Cả 3 nhóm DCDS, NTS và NTS+Nz có một thành
phần protein kích thước 32,2 kDa với khối lượng tương đối trung bình
khoảng 1,4% mà không phát hiện thấy ở một số mẫu cơ của nhóm đối
chứng. Còn lại không thấy có khác biệt đáng kể nào về số lượng, kích
thước cũng như khối lượng tương đối của các thành phần protein giữa
các nhóm.
Bảng 3-23: Các thành phần protein trong cơ vân chuột ngày thứ 7
Bảng 3-24: Các thành phần protein trong cơ vân chuột ngày thứ 15
Bảng 3-25: Các thành phần protein trong cơ vân chuột ngày thứ 30
Nhận xét chung: Các gel sử dụng đã tách được khoảng 40 thành
phần protein của mẫu cơ vân theo kích thước phân tử, trong đó các
thành phần chính là 200 - 42,8 - 35,8 - 31 - 23,2 - 16 và 10,7 kDa. Tại
các thời điểm, các thành phần protein trong cơ vân chuột xác định được
A

B

15
tương đối giống nhau, chưa phát hiện thấy thành phần bất thường nào ở
các nhóm gây nhiễm độc. Khối lượng tương đối của một số thành phần
có dao động chút ít ở các thời điểm song không thể hiện một xu hướng

chắc chắn nào.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của chất độc diclodietyl sulfid đến động vật thực
nghiệm trên các chỉ tiêu nghiên cứu
Tác động gây chết động vật thực nghiệm của diclodietyl sulfid
Với các liều 6,5 - 9 - 11,5 và 14 mg/kg, DCDS gây chết và giảm
thời gian sống trung bình của chuột có tương quan với liều nhiễm.
Ảnh hưởng của diclodietyl sulfid tới thể trọng và trọng lượng gan, thận, lách
Nguyên nhân gây suy mòn trong nhiễm độc cho tới nay được giải
thích theo gợi ý từ những rối loạn chuyển hóa bao gồm tăng tiêu hủy các
protein và chết tế bào, hạn chế đường phân do cạn kiệt NAD
+
và rối loạn
tổng hợp các enzym.
Ở ngày thứ nhất, tỷ lệ trọng lượng gan/thể trọng tăng cao có thể
do gan bị xung huyết. Ngày thứ 7, 15 và 30, tỷ lệ trọng lượng gan/thể
trọng thấp hơn đối chứng có thể do hậu quả của các tổn thương hoại tử,
do cạn kiệt các dự trữ glycogen, mỡ, acid amin và protein trong gan dưới
tác động của chất độc. Kết quả giảm trọng lượng thận có thể liên quan
đến giảm các vật chất dự trữ (đường, lipid, protid) ở tạng và toàn bộ cơ
thể nói chung. Ngoài ra trọng lượng thận giảm ở đây cũng có thể liên
quan đến các tổn thương chết tế bào, hoại tử xảy ra trong nhiễm độc. Ở
nhóm nhiễm độc không được điều trị, tỷ lệ trọng lượng lách/thể trọng
chuột giảm mạnh nhất ở ngày thứ 7 (-29,3%). Nguyên nhân chủ yếu có
thể là hoại tử và chết tế bào do CĐ tác động mạnh lên các mô sinh sản
nhanh.
16
Ảnh hưởng của diclodietyl sulfid tới hàm lượng và thành phần protein
trong mô cơ vân và gan động vật
Qua kết quả của nhóm DCDS, chúng tôi nghĩ rằng có thể hàm

lượng nitơ ở gan và cơ giảm theo kiểu hai kỳ, trong đó kỳ đầu giảm
trong vòng 24 giờ (có hồi phục tạm thời), sau đó ổn định ở mức thấp cho
tới ngày thứ 30. Trong cơ thể, DCDS tạo thành phức hợp các protein
alkyl hóa, dẫn tới thay đổi cấu trúc và làm mất chức năng của chúng.
Những phân tử này sẽ bị loại bỏ - chủ yếu nhờ enzym (protease), đồng
thời có sự tổng hợp bù đắp để duy trì ổn định về cấu trúc và chức năng
cho các mô cơ quan. Tuy nhiên, trong nhiễm độc DCDS, cả ADN có thể
cũng bị tổn thương. Chúng tôi cho rằng, giảm hàm lượng protein còn
liên quan đến những rối loạn chuyển hóa chung, trong đó cạn kiệt NAD
+

sớm gây ức chế đường phân, tăng giải phóng các enzym tiêu hủy protein
nội bào, tăng tiêu thụ protein vào chuyển hóa năng lượng.
- Ảnh hưởng tới hàm lượng thành phần carbonyl protein
Kết quả hàm lượng carbonyl trong gan và cơ cho thấy, DCDS có
tác động gây tổn thương protein do tăng gánh nặng oxy hóa khá sớm và
tình trạng này còn kéo dài tới ngày thứ 30. Nguyên nhân của hiện tượng
này theo các tài liệu là do mất cân bằng giữa sự hình thành và khả năng
trung hòa các ROS (tăng tạo gốc tự do oxy hóa và chủ yếu do giảm GSH).
- Ảnh hưởng tới thành phần protein theo kích thước phân tử
So sánh kết quả về kích thước và khối lượng tương đối của các
thành phần chính trong mẫu gan giữa các nhóm và giữa các thời điểm
chưa phát hiện thấy có sự thay đổi khác lạ nào đáng kể. Đối với mẫu cơ,
ở ngày thứ nhất có phát hiện một thành phần khác biệt ở cả 3 nhóm
nhiễm độc, kích thước 32,2 kDa, khối lượng khoảng 1,4%. Đây có thể là
sự thay đổi kích thước (cả tăng do gắn thêm các đoạn peptid hoặc giảm
do phân tử bị phân cắt) của thành phần nào đó. Do mẫu chứa quá nhiều
17
thành phần nên riêng bằng điện di (SDS-PAGE) chỉ có thể khẳng định
những thay đổi tương đối lớn về kích thước và trọng lượng phân tử

protein.
Ảnh hưởng của diclodietyl sulfid tới hoạt độ peroxidase và hàm lượng
nhóm -SH trong gan động vật
Ở ngày thứ nhất, hoạt độ POD gan nhóm DCDS có xu hướng tăng
cao, đồng thời hàm lượng carbonyl protein cũng tăng đáng kể. Điều này
gợi ý rằng, gánh nặng oxy hóa tăng rất sớm, và đáp ứng tăng hoạt độ
POD có thể đã xảy ra ngay trong 24 giờ đầu, đến thời điểm phân tích thì
đã bắt đầu có ức chế tổng hợp gây giảm dần hoạt độ enzym này (cũng
như các enzym chống oxy hóa khác; Husain, 1996), phù hợp với kết quả
hàm lượng nitơ trong gan và cơ vân ngày thứ nhất.
Hàm lượng nhóm -SH giảm ở ngày thứ 7, 15 và 30 do DCDS gây
alkyl hóa các nhóm chức của axit amin và protein - trong đó có nhóm -
SH, do tăng mạnh các gốc tự do oxy hóa, và cũng có thể do các rối loạn
chuyển hóa protein do alkyl hóa các acid nucleic ở gan Nhiều nghiên
cứu cũng đã chứng minh một cơ chế chủ yếu khử độc DCDS trong cơ
thể là liên hợp với GSH và cystein, những chất khử giàu -SH, vì thế
giảm hàm lượng -SH là kết quả hợp lý, phản ánh sự tham gia của các
protein, enzym chứa nhóm chức này trong quá trình chuyển hóa chất độc
(Gautam A., 2006). Hoạt độ POD trong gan chuột nhóm DCDS có
tương quan thuận rất chặt chẽ với với hàm lượng nhóm -SH (r = 0,97, p
< 0,001). Tương quan này gợi ý tới khả năng giảm các dạng hoạt động
của POD phụ thuộc GSH (GPx). Trong điều kiện có tăng gánh nặng oxy
hóa, cơ thể thường có đáp ứng tăng hoạt độ POD để đối phó. Nhưng ở
đây, phản ứng này có thể không xảy ra do tác động ức chế tổng hợp
protein nói chung của DCDS. Khả năng này được củng cố bằng tương
18
quan thuận rất chặt chẽ giữa hoạt độ POD và hàm lượng nitơ trong gan
(r = 0,79; p < 0,001).
Ảnh hưởng của diclodietyl sulfid tới hàm lượng ADN trong cơ vân và
gan

Hàm lượng ADN trong gan và cơ giảm là do phản ứng tiêu hủy
các ADN bị tổn thương, do loại bỏ các tế bào hoại tử. DCDS là chất độc
gây alkyl hóa ADN trong nhân tế bào, dẫn tới các tổn thương như đứt
chuỗi (đứt chuỗi đơn hoặc đứt đoạn), đột biến, tạo ADN dị hình. Giảm
hàm lượng ADN cũng có thể liên quan đến chết tế bào theo chương
trình do DCDS. Hàm lượng ADN trong gan và cơ vân giảm ở các thời
điểm khác nhau có thể liên quan đến quá trình phân bố của DCDS.
4.2. Tác dụng của natri thiosulfat đơn thuần và kết hợp naturenz
trong điều trị nhiễm độc diclodietyl sulfid
Tác dụng của thuốc điều trị trên các chỉ tiêu tỷ lệ sống sót, thể trọng và
trọng lượng gan, thận, lách
Phù hợp với các tài liệu kinh điển về điều trị NĐ DCDS, natri
thiosulfat đã làm tăng được tỷ lệ chuột sống sót ở các thời điểm. Điều trị
kết hợp thêm naturenz không mang lại hiệu quả đáng kể, song dường
như sau ngày thứ 15, chuột không bị chết thêm như khi chỉ dùng natri
thiosulfat đơn thuần. Mặc dù không loại trừ hoàn toàn được sự giảm thể
trọng, song naturenz hạn chế đáng kể được ảnh hưởng này của DCDS,
đồng thời giúp thể trọng hồi phục sớm hơn. Cơ chế có thể là nhờ tác
dụng hỗ trợ chống độc của naturenz (hạn chế rối loạn chuyển hóa, chống
oxy hóa, làm tăng đường máu, protein máu và hàm lượng -SH).
So sánh thống kê cho thấy, điều trị bằng natri thiosulfat đơn thuần
hạn chế được thay đổi trọng lượng gan chỉ ở ngày thứ 7, song cần lưu ý
rằng đây cũng là thời điểm có thay đổi sâu sắc nhất. Điều trị bằng natri
19
thiosulfat phối hợp với naturenz mang lại hiệu quả rõ rệt trên chỉ tiêu
trọng lượng gan. Qua chỉ tiêu này có thể thấy, phối hợp thêm các thuốc
với natri thiosulfat trong giai đoạn sớm có giá trị hạn chế tác động của
nhiễm độc. Điều trị bằng thiosulfat đơn thuần hoặc kết hợp naturenz đều
hạn chế đáng kể sự giảm trọng lượng thận cũng như lách ở ngày thứ 7.
Khi điều trị thêm bằng naturenz, trọng lượng lách chuột tiếp tục tăng ở

các thời điểm ngày 15 và 30. Có thể naturenz có tác dụng tăng cường sự
phát triển của lách giống một số chế phẩm chống oxy hóa khác như hà
thủ ô đỏ, tam thất, và có khả năng đây là một phản ứng của điều hòa
miễn dịch trong nhiễm độc DCDS khi được điều trị hỗ trợ bằng
naturenz.
Tác dụng của các thuốc điều trị trên hàm lượng và thành phần protein
trong mô cơ vân và gan động vật
Kết quả thực nghiệm cho thấy, natri thiosulfat không chống được
tác động gây giảm hàm lượng protein trong mô gan do nhiễm độc. Điều
trị kết hợp naturenz đã hạn chế được tình trạng này, nhưng phải đến
ngày thứ 15 mới bắt đầu có hiệu quả. Theo kết quả ở bảng 3-11 có thể
nói, riêng natri thiosulfat có tác dụng nhất định song chưa có ý nghĩa
thống kê. Nhóm NTS+Nz có hàm lượng nitơ tương đương với nhóm ĐC
ở ngày thứ 30; và ở ngày thứ 15 cũng thể hiện chiều hướng bắt đầu có
hiệu quả (p = 0,054).
Việc điều trị bằng natri thiosulfat đơn thuần không giải quyết
được tình trạng tăng hàm lượng carbonyl trong gan và cơ vân chuột
nhiễm độc. Từ các kết quả hàm lượng carbonyl có thể nói, naturenz đã
hạn chế có hiệu quả các tổn thương oxy hóa cả ở gan và cơ vân, tác
dụng này của thuốc bắt đầu thể hiện rõ sau 15 ngày. Tác dụng này dễ
giải thích do naturenz chứa nhiều oxidase thực vật cũng như các chất
chống oxy hóa tự nhiên, và đã được chứng minh là có tác dụng trong cải
20
thiện chức năng gan, giải độc, chống oxy hóa ở người và động vật nhiễm
độc trong một số nghiên cứu trước đây (Đỗ Thị Tuyên & cs., 2003).
Từ mẫu dịch nghiền mô tách được rất nhiều thành phần protein
(mô gan khoảng 50 và mô cơ khoảng 40 thành phần). Điều này cho thấy
khả năng tách khá lớn của điện di (SDS-PAGE), nhưng mặt khác lại hạn
chế khả năng đánh giá những thay đổi nếu có trong kích thước phân tử
của các protein. Ở ngày thứ nhất, trong cơ vân của các nhóm gây nhiễm

độc có xuất hiện một thành phần khác lạ (32,2 kDa), với khối lượng
trung bình 1,4%. Các kỹ thuật proteomics có thể sẽ làm rõ được bản chất
của thành phần này.
Tác dụng của các thuốc điều trị tới hoạt độ peroxidase và hàm lượng
nhóm -SH trong gan động vật nhiễm độc
Từ kết quả ở bảng 3-14 cho thấy, tác dụng điều trị của natri
thiosulfat đơn thuần trên hoạt độ POD là chưa chắc chắn. Tuy nhiên, kết
quả này cũng gợi ý đến chiều hướng hồi phục hoàn toàn hoạt độ POD
gan ở nhóm NTS. Điều trị kết hợp thiosulfat và naturenz đã ngăn chặn
được tình trạng giảm hoạt độ POD. Điều này có thể giải thích bằng
lượng các enzym oxidase và chất chống oxy hóa nguồn gốc tự nhiên khá
phong phú trong thành phần của thuốc, đồng thời cũng khẳng định một
trong những con đường tác động của naturenz trong điều trị nhiễm độc.
Chúng tôi cho rằng, hoạt độ POD ở nhóm NTS+Nz ngày thứ 30 cao hơn
đối chứng phản ánh đáp ứng của POD gan đối với tăng gánh nặng oxy
hóa do nhiễm DCDS vẫn còn tiếp diễn. Và như vậy, giảm hoạt độ POD
trong gan khi nhiễm DCDS liên quan nhiều đến sinh tổng hợp protein
enzym này hơn là liên quan đến các cơ chế điều hòa enzym thông
thường. Khi đó, hiệu quả hồi phục hoạt độ POD trong gan của các thuốc
điều trị sẽ chủ yếu là thông qua tác dụng bảo vệ và phục hồi các thành
phần tham gia sinh tổng hợp (như các ADN, ARN, acid amin…) để đáp
21
ứng với cơ chế điều hòa enzym. Do hiệu quả thực tế của nó, natri
thiosulfat đã được chấp nhận sử dụng làm thuốc chống độc toàn thân
trong nhiễm độc DCDS từ lâu, dù không phải là đặc hiệu. Cơ chế tác
dụng của thuốc này chưa được làm rõ hoàn toàn, nhưng người ta thừa
nhận nó là một chất cho -SH tham gia vào các quá trình khử độc ở gan.
Các kết quả (bảng 3-15) gợi ý rằng, natri thiosulfat có hiệu quả điều trị
xét trên chỉ tiêu hàm lượng nhóm –SH, và hiệu quả này chỉ duy trì được
trong 15 ngày. Mặt khác, điều này cũng cho thấy tác động của nhiễm

độc trên hàm lượng –SH là khá dai dẳng. Kết quả ở nhóm NTS+Nz cho
thấy naturenz rõ ràng có tác dụng hồi phục lượng -SH trong gan chuột bị
nhiễm độc; và tác dụng này được hiệp đồng khi phối hợp với natri
thiosulfat. Cơ chế của hiệu quả này theo dự đoán là do naturenz có tác
dụng chống các gốc oxy hóa, bảo vệ các nhóm -SH của protein. Ngoài
ra, các acid amin trong thành phần của thuốc cũng có giá trị như một
nguồn bổ sung nhóm -SH.
Tác dụng của các thuốc điều trị tới hàm lượng ADN trong cơ vân và
gan
Dựa trên kết quả thay đổi hàm lượng ADN ở nhóm nhiễm độc
không điều trị (bảng 3-18, 3-19), chúng tôi thấy điều trị bằng natri
thiosulfat đơn thuần cũng như kết hợp với naturenz đã ổn định được
hàm lượng ADN trong gan và cơ vân chuột ở các thời điểm có biến đổi.
So sánh giữa hai nhóm có điều trị cho thấy, naturenz không có tác dụng
rõ rệt trong việc chống các biến đổi hàm lượng ADN trong mô. Tác
dụng bảo vệ ADN của thiosulfat và các chất chống oxy hóa đã được
nhiều tác giả chứng minh (Baskin S. I., 2000).


22
KẾT LUẬN

1. Chất độc diclodietyl sulfid gây nhiễm qua da với liều 9 mg/kg thể
trọng đã gây những thay đổi ở chuột nhắt trắng như sau:
- Sau 30 ngày, 55 % chuột nhắt trắng bị chết, thời gian sống trung
bình là 14,5 ngày. Thể trọng chuột giảm xuống mức thấp nhất ở thời
điểm ngày thứ 7 sau nhiễm độc, và đến ngày thứ 30 vẫn chưa hồi
phục. Tỷ lệ trọng lượng gan so với thể trọng tăng cao ở ngày thứ nhất
và giảm ở các thời điểm ngày thứ 7, 15 và 30. Tỷ lệ trọng lượng thận
và lách so với thể trọng giảm mạnh nhất ở ngày thứ 7.

2. Diclodietyl sulfid gây giảm hàm lượng ADN ở gan với mức độ
vừa phải từ ngày thứ 7 và hồi phục ở ngày thứ 30; ở cơ vân giảm
ngay từ ngày thứ nhất và hồi phục ở ngày thứ 15 sau nhiễm độc.
Không có hình ảnh tổn thương ADN trên điện di.
3. Diclodietyl sulfid gây giảm hàm lượng nitơ trong gan và cơ vân
chuột từ thời điểm ngày thứ 7, sau 30 ngày chưa hồi phục. Diễn biến
hàm lượng nitơ trong cơ vân có tương quan thuận rất chặt chẽ với thể
trọng động vật (r = 0,98). Bằng điện di (SDS-PAGE) phát hiện thành
phần protein lạ kích thước 32,2 kDa, khối lượng trung bình 1,4%
trong cơ vân chuột ở ngày thứ nhất sau nhiễm độc diclodietyl sulfid.
Diclodietyl sulfid gây tăng gánh nặng oxy hóa để lại ảnh
hưởng rõ rệt trên protein, thể hiện ở: Hàm lượng carbonyl protein
trong gan và cơ vân chuột tăng gấp 2 - 3 lần so với bình thường ngay
từ ngày thứ nhất. Hoạt độ enzym peroxidase và hàm lượng nhóm
sulfhydryl trong gan chuột giảm từ ngày thứ sau nhiễm độc
(peroxidase giảm 29,2%; -SH giảm 39,5%). Tình trạng tăng gánh
nặng oxy hóa này chưa có dấu hiệu hồi phục sau 30 ngày.
23
4. Điều trị bằng natri thiosulfat đơn thuần làm tăng tỷ lệ động vật
sống sót sau nhiễm độc diclodietyl sulfid; hạn chế được sự giảm
trọng lượng gan, thận và lách chuột ở thời điểm ngày thứ 7 sau
nhiễm độc; hạn chế được sự giảm hàm lượng nhóm sulfhydryl trong
gan ở ngày thứ 7, 15, và những biến đổi hàm lượng ADN trong gan
và cơ vân.
- Điều trị bằng naturenz kết hợp với natri thiosulfat đã tăng được
hiệu quả hơn so với natri thiosulfat đơn thuần: giúp động vật hồi
phục thể trọng sớm hơn; hạn chế có hiệu quả tình trạng giảm hàm
lượng nitơ trong gan và cơ vân; chống tăng hàm lượng protein
carbonyl trong gan và cơ, hạn chế tốt hơn sự giảm hàm lượng nhóm
sulfhydryl và hoạt độ peroxidase trong gan.


KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về ảnh hưởng của chất độc
diclodietyl sulfid lên các thành phần ADN và protein bằng các kỹ
thuật phân tích hiện đại; đặc biệt là làm rõ sự có mặt và bản chất của
thành phần protein lạ (kích thước 32 kDa) xuất hiện trong mẫu cơ
ngày thứ nhất sau nhiễm độc trên điện di.
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả của naturenz trong điều trị
nhiễm độc diclodietyl sulfid với các liều khác nhau và với thời gian
dài hơn.


24
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÓM TẮT LUẬN ÁN

ADN Axit desoxyribonucleic
CĐ Chất độc
CTTG Chiến tranh thế giới
DCDS Diclodietyl sulfid
GSH Glutathione
NAD Nicotinamide adenyl dinucleotide
NĐ Nhiễm độc
PADPR Poly(ADP-ribose) polymerase
POD Peroxidase
ROS Reactive oxygene species
SDS-PAGE Sodium dodecyl sulphate polyacrylamide
gel electrophoresis
-SH Nhóm sulfhydryl
VKHH Vũ khí hóa học


















NHỮNG BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Quốc Chiến, Hoàng Công Minh, Nghiêm Danh Bảy
(2007), “Sự thay đổi thể trọng, khối lượng gan, lách, thận chuột nhắt
nhiễm độc DCDS qua da và tác dụng điều trị của natri thiosulfat và
naturenz.”, Y học thực hành, 573, tr. 68-71.

2. Nguyễn Quốc Chiến, Lại Văn Hòa, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn
Bằng Quyền, Hoàng Công Minh (2007), “Sự thay đổi hàm lượng
protein carbonyl trong mô gan, cơ vân chuột nhắt bị nhiễm độc
diclodietyl sulfid qua da và tác dụng điều trị của natri thiosulfat và
naturenz”, Các báo cáo khoa học - Hội nghị khoa học hóa sinh y

dược năm 2007 (Hà Nội và các tỉnh phía Bắc), tr. 142 - 146.

3. Nguyễn Quốc Chiến, Hoàng Công Minh, Đỗ Thị Tuyên, Nguyễn
Thị Ngọc Dao (2007), “Sự thay đổi hoạt độ enzyme peroxidase, hàm
lượng nhóm sulfhydryl trong gan chuột nhắt nhiễm độc diclodietyl
sulfid qua da và tác dụng điều trị của natri thiosulfat và naturenz”,
Dược liệu, 12, tr. 185-188

4. Nguyễn Quốc Chiến, Hoàng Công Minh, Lại Văn Hòa, Nguyễn
Hồng Minh, Nguyễn Cẩm Thạch, Vũ Quang Hợp (2008),
“Nghiên cứu sự thay đổi protein, ADN trong gan và cơ vân chuột
nhắt nhiễm độc diclodietyl sulfid và tác dụng của thuốc điều trị”, Y
học thực hành, 597+598, tr. 28 – 31

×