Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học môn lịch sử báo chí việt nam nhà báo phan khôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................
CHƯƠNG I: Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Phan Khôi...............................
I. Đôi điều về nhà báo Phan Khôi.......................................................................
II. Hoạt động và sự nghiệp của nhà báo Phan Khơi.............................................
CHƯƠNG II: Phân tích một số tác phẩm báo chí tiêu biểu của nhà báo Phan
Khơi.......................................................................................................................
I. Bài báo “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào tai”......................................................
II. Bài báo “Học với sách và học với chung quanh ta”.......................................
III. Bài báo “Những chữ có họ với nhau”...........................................................11
CHƯƠNG III: Phương pháp làm báo của nhà báo Phan Khôi thông qua cuộc
đời, sự nghiệp và các tác phẩm báo chí của ơng.................................................15
I. Nhận xét phong cách viết báo của nhà báo Phan Khôi.................................15
II. Phương pháp làm báo của Phan Khôi trong các tác phẩm báo chí...............16
III. Khuynh hướng làm báo của Phan Khôi........................................................18
CHƯƠNG IV: Bài học kinh nghiệm về nghề báo cho bản thân.........................19
I. Để tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc, nhà báo phải có chun mơn
sâu rộng. Ngoại ngữ là lợi thế lớn đối với nhà báo.............................................19
II. Nhà báo cần rèn luyện tư duy phản biện và bản lĩnh nghề báo cho mình..........20
III. Phải là nhà báo có trách nhiệm với cơng việc và có đạo đức nghề
nghiệp tốt................................................................................................................
20
IV. Phải là một nhà báo của thời đại, bắt kịp xu hướng của thời đại..................22
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24

1


PHỤ LỤC...........................................................................................................25


LỜI MỞ ĐẦU
Khoảng thời gian trước năm 1945, nước ta là nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ còn Nam Kỳ là xứ thuộc địa.
Diễn biến chính trị ở nước ta khi ấy hết sức phức tạp, Pháp đã đề ra chính sách
báo chí của chính quyền thực dân từ đó đã làm nảy sinh dịng báo chí mới trong
nước ta: báo chí cách mạng. Dịng báo này đã gắn liền với cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân, đòi quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, được coi là
vũ khí tư tưởng - lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, nâng
cao tinh thân dân tộc và nhận thức chính trị của quần chúng nhân dân.
Báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945, có nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau, mỗi giai đoạn lại đánh dấu những bước phát triển mới của báo chí
Việt Nam khi ấy. Trong thời gian này, ra đời rất nhiều các tờ báo công khai và
hợp pháp, liên tục phát triển về số lượng, gần như có mặt ở khắp cả nước. Các tờ
báo cũng chú trọng đến chất lượng của bài báo và hình thức in ấn nhiều hơn.
Một số tờ báo, tạp chí tiêu biểu thời kỳ này như: Gia Định báo, Nơng cổ Mín
đàm, Đơng Pháp thời báo, Đơng Dương tạp chí, Thanh Niên,…
Báo chí thời kỳ này ghi nhận sự đóng góp của rất nhiều nhà báo đa tài từ
Bắc chí Nam, họ làm báo bằng tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và vì sứ
mệnh dân tộc. Một số tên tuổi các nhà báo thời kỳ này như Trương Vĩnh Ký,
Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Văn Vĩnh,… và nhiều nhà báo khác. Mỗi nhà báo
tuy có cách viết báo và phong cách làm báo khác nhau nhưng họ có điểm chung
là ln dùng ngịi bút sắc bén của mình để đưa thơng tin đến công chúng, lên án
xã hội và truyền bá tư tưởng cách mạng đến nhân dân.
Với đề bài: “Tìm hiểu về một nhà báo hoạt động trước năm 1945”, bài tiểu
luận này đã lựa chọn nhà báo Phan Khôi (1887 -1959), một tên tuổi nổi bật
trong giới nhà báo những năm 20, 30 của thế kỷ trước để tìm hiểu về cuộc đời,
sự nghiệp cũng như phân tích các tác phẩm báo chí và phương pháp làm báo của
ơng. Từ nội dung tìm hiểu trên, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình để
có thể trở thành một nhà báo giỏi trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu,



bài tiểu luận sử dụng các phương pháp tra cứu, phân tích, hệ thống, tổng hợp,…
để đưa ra nội dung hồn thiện nhất.

Nội dung bài tiểu luận: “Tìm hiểu về một nhà báo hoạt động trước năm
1945” gồm 4 phần chính:
- Chương I: Tìm hiểu về cuộc đời và và sự nghiệp của nhà báo Phan
Khơi
- Chương II: Phân tích một vài tác phẩm báo chí tiêu biểu của nhà báo
Phan Khôi
- Chương III: Phương pháp làm báo của nhà báo Phan Khôi
- Chương IV: Bài học kinh nghiệm về nghề báo cho bản thân.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Phan Khôi
I. Đôi điều về nhà báo Phan Khôi
Nhà báo Phan Khôi sinh ngày 6/10/1887 tại làng Bảo An, huyện Ðiện
Bàn, tỉnh Quảng Nam, là cháu ngoại của Tổng Ðốc Hồng Diệu. Ơng là con
trai trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, có dịng dõi nho gia.
Thừa hưởng truyền thống của gia đình, Phan Khơi học rất giỏi, nổi tiếng
trong làng. Năm 1905, khi ấy Phan Khôi 18 tuổi, ông đã dự kỳ thi Hương và
đỗ tú tài Hán học, đây là bằng cấp cao nhất của ông, do đó nhiều người gọi
ông là Tú Khôi.
Tuy nhiên, do thất vọng với nền cựu học, Phan Khôi nhảy sang học chữ
Quốc Ngữ. Trong thời gian này, chàng thanh niên trẻ tuổi có dịp gặp gỡ một
số chiến sĩ cách mạng Việt Nam nổi tiếng như Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh. Nhờ tiếp xúc với những nhà ái quốc nên tinh thần yêu nước và cách
mạng của chàng trai trẻ được bồi đắp và càng thêm nhiệt huyết.
II. Hoạt động và sự nghiệp của nhà báo Phan Khôi

Năm 1907, Phan Khôi ra Hà Nội tham gia phong trào Ðông Kinh Nghĩa
Thục. Mặc dù học chữ Quốc Ngữ không lâu nhưng so với những người cùng
thời, Phan Khôi đã giỏi chữ Quốc Ngữ. Do đó, khi mới 20 tuổi Phan Khôi
được những người lãnh đạo của phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục giao viết
bài cho tờ Ðăng Cổ Tùng báo do phong trào này xuất bản.
Sau khi phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục bị đàn áp, Phan Khôi về
Nam Ðịnh rồi về Hải Phòng để ẩn náu lánh nạn. Vài tháng sau, Phan Khôi trở
về Quảng Nam, tham gia phong trào Văn Thân Cứu Quốc của nhà cách mạng
Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình địi giảm thuế cho dân vào
năm 1908, Phan Khôi bị thực dân Pháp bắt giam tại Faifo (Hội An) – Quảng
Nam. Trong thời gian ở tù, ông đã học thêm tiếng Pháp. Từ chỗ khơng biết gì,
sau vài năm ở tù, Phan Khơi có thể đọc thành thạo văn học Pháp. Đến năm
1914, ông được ân xá.


Trong thời gian 1916-1925, Phan Khôi cũng dành thời gian để cộng tác
với một số báo chí từ Bắc chí Nam. Năm 1917, Phạm Quỳnh phát hành Nam
Phong tạp chí. Phạm Quỳnh mời Phan Khôi cộng tác phụ trách phần Quốc
Văn, Phan Khôi đã nhận lời. Ở Nam phong, Phan Khôi bộc lộ tiềm năng của
một cây bút viết cả chữ Hán lẫn chữ Việt, cả nghị luận, khảo luận lẫn sáng tác
văn chương.
Năm 1919, Phan Khơi vào Sài Gịn cộng tác với tờ Lục Tỉnh Tân Văn
của Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, theo Phan Khơi, khi ấy trình độ thưởng
thức Quốc Văn của người dân Nam Kỳ chưa cao, nên bài ông viết “chẳng ai
thèm đọc thèm hiểu cả nên phải ôm bút trở về”.
Năm 1920, Phan Khôi lại trở ra Hà Nội cộng tác với tờ Thực Nghiệp
Dân báo và tạp chí Hữu Thanh của cụ Ngơ Ðức Kế. Năm 1928, cả hai tờ báo
bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, ơng lại trở vào Sài Gịn viết cho tờ
Thần Chung và tờ Phụ nữ Tân văn.
Năm 1931, Phan Khôi lại ra Hà Nội làm chủ bút cho tờ Phụ Nữ Thời

Ðàm, tuy nhiên ông vẫn cộng tác cho những tờ báo lớn trong Nam.
5 năm sau, tức năm 1936, ông vào Huế viết cho tờ Tràng An và sau đấy
xin phép xuất bản tờ Sông Hương. Đến năm 1939, tờ Sơng Hương bị đóng
cửa, Phan Khơi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Hán và viết tiểu thuyết.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông được Chủ
tịch Hồ Chí Minh mời từ Quảng Nam ra Hà Nội tham gia kháng chiến với
cương vị một nhà văn hóa. Hịa bình lập lại 1954, Phan Khơi về Hà Nội cùng
với các văn nghệ sĩ khác.
Phan Khôi cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng làm giám khảo
trong các giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Bởi vì là một nhà báo viết
văn, nên các tác phẩm văn chương, thơ ca của ông không quá nổi bật, nhưng
ông đã để lại một khối lượng tác phẩm văn thơ tương đối lớn như: Bàn về tế
giao (1918); Tình già (thơ mới - 1932); Chương Dân thi thoại (1936); Trở vỏ
lửa ra (1939); Tìm tịi trong tiếng Việt (1950); Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ


(dịch của Stalin, 1951); Việt ngữ nghiên cứu (1955); Lỗ Tấn (dịch năm 1957);
Ngẫu cảm (thơ chữ Hán); Viếng mộ ông Lê Chất (thơ chữ Hán); Ông Năm
chuột (truyện ngắn),... Ông cũng là một trong những người đầu tiên dịch Kinh
Thánh sang tiếng Việt.
Ngày 16/1/1959, Phan Khôi mất tại Hà Nội, hưởng thọ 72 tuổi.
Nhận xét: Phan Khôi là một con người rất đặc biệt: đặc biệt trong nhân
cách, trong văn chương, và trong mối quan hệ. Ít có người nào có mối quan
hệ rộng rãi và đa chiều như Phan Khôi. Trong các năm 1930 – 1932, Phan
Khôi cùng Diệp Văn Kỳ, Bùi Thế Mỹ và Đào Trinh Nhất được suy tôn là 4
nhà báo xuất sắc, được mệnh danh là nhóm Tứ đại của làng báo Sài Gịn.


CHƯƠNG II: Phân tích một số tác phẩm báo chí tiêu biểu của nhà báo
Phan Khôi

Trong sự nghiệp viết báo của mình, Phan Khơi đã viết ra vơ số tác phẩm
báo chí cho rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Ở phạm vi bài tiểu luận, Chương II
sẽ giới thiệu và phân tích 3 tác phẩm báo chí tiêu biểu của nhà báo Phan Khôi,
được viết vào những năm 30 của thế kỷ trước.
I. Bài báo “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào tai”
Bài viết “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào tai” được in ở trang nhất của báo
Tràng An, số ra ngày 12/03/1935, thuộc thể loại thông tin – chính luận và
được viết bằng chữ Quốc ngữ1.
Hồn cảnh bài báo ra đời: khi được bạn đọc phản ánh chuyện bọn
cường hào ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế ngày nay) bắt vạ một phụ
nữ về một tội gì đó, vì ép cung khơng được nên chúng đã bắt đỉa bỏ vào mắt,
mũi, tai chị, gây thương tích nghiêm trọng; nhà báo Phan Khơi đã cử phóng
viên đi điều tra lấy đủ chứng cứ rồi viết bài “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào”
để tố cáo trước công luận.2
Về nhan đề: nhà báo sử dụng một sự việc có thật để đặt tên cho bài báo.
Nhan đề này ngắn gọn và có tính thời sự, giật gân cao, phản ánh, tố cáo tội ác
của bọn cường hào đối với dân chúng “thấp cổ bé họng”. Khi đọc được nhan
đề này, độc giả sẽ nhận thấy được sự ghê rợn, đáng sợ của sự việc, từ đó tiếp
tục đọc và tìm hiểu nội dung bài báo để biết được chân tướng sự việc đó.
Về cách mở bài: Ngay từ cách mở đầu bài báo, nhà báo đã khẳng định,
sự việc có một người phụ nữ bị bọn cường hào bắt vạ, rồi bỏ đỉa vào mắt,
mũi, tai là có thật, bởi vì có thể nhiều người đọc nhan đề bài báo sẽ khơng tin
đây là sự việc có thật, cho rằng nhà báo và tờ báo này đã bịa đặt, dựng
chuyện. Tuy nhiên, nhà báo có căn cứ và bằng chứng để viết nên bài báo này

Xem chi tiết bài báo “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào tai” tại Thư viện báo chí điện tử theo link:
/>Đọc “Nhớ cha tơi Phan Khôi”, tác giả Phan Thị Mỹ Khanh, NXB Đà Nẵng, năm 2017.
1



là lời tố cáo của người bị hại và sự bất bình của cơng chúng về sự việc nói
trên.
Hơn nữa, nhà báo cũng thể hiện rõ quan điểm, phong cách của tờ báo
Tràng An về sự việc lần này cũng như các vấn đề trong đời sống xã hội:
“chúng tôi có cái tinh thần riêng của chúng tơi nên chúng tơi khơng dám
bỏ qua chăng”.
Về nội dung: có thể khái quát nội dung bài báo này thành 4 phần: một, sự
hồi nghi về việc có đỉa trong tai, trong đầu của con người; hai, tịa soạn báo
cử phóng viên đi điều tra, xác thực và thu thập thông tin của sự việc; ba, đưa
ra sự thật với những chứng cứ thuyết phục; bốn, lên án sự vô trách nhiệm của
thầy thuốc và những người có chức quyền đồng thời lên tiếng bảo vệ quền lợi
của dân chúng.
Thứ nhất, nội dung bài báo giải thích tại sao việc có đỉa trong tai lại khó
tin bằng cách đưa ra lời nhận định của một người Pháp:“Câu chuyện trái với
khoa học quá!” và lời nhận định của một thầy thuốc tây: “Con đỉa không vào
ở trong đầu người ta lâu được. Việc ấy khơng thế có”. Bài báo đưa ra điều
này bởi vì người Pháp hay người phương Tây nói chung cũng am hiểu khoa
học nhiều hơn chúng ta. Bên cạnh đó, nhà báo cũng cho biết là các phóng
viên của tịa soạn khi hay tin này cũng rất hồi nghi; bởi vì con kiến, hay
những con bọ nhỏ bò vào tai người đã thấy khó chịu rồi, con đỉa to thế bỏ vào
tai mà cịn khó, chứ chưa nói đến tính huống lúc đó, khi người phụ nữ đó thì
ra sức chống cự, cịn bọn cường hào thì ra sức thi hành, ép cung. Do đó, có sự
nghi ngờ về tính chính xác của sự việc cũng là điều tất nhiên.
Thứ hai, nội dung bài báo giải thích lí do tại sao mà tòa soạn báo Tráng
An lại quyết định đi điều tra, tìm hiểu sự việc mặc dù có sự nhận định rằng sự
việc trên là vơ lý. Đó là vì khi người phụ nữ bị hại đến tố cáo tại tịa soạn báo,
các phóng viên nhận thấy sức khỏe của người phụ nữ này không tốt và đặc
biệt là bị đầu, đau tai. Kết hợp với những gì thơng tin mà người phụ nữ đưa



ra về sự việc, đã khiến các phóng viên phải đặt ra nhiều câu hỏi, và quyết
định đi tìm ra sự thật.
Tịa soạn báo đã cứ phóng viên đi tìm hiểu sự việc và thu thập thơng tin
chính xác. Sau khi đã có đủ chứng cứ xác thực, tịa soạn báo quyết định công
khai sự việc để công chúng được biết và bên cạnh đó có thể giúp cho khoa
học tìm ra những khía cạnh mới và phát triển: “phải tuyên bố cho người ta
biết, hoặc việc này sẽ giúp khoa học phát minh ra chơn lý chưa biết chừng”.
Thứ ba, sử dụng những chứng cứ có được để chứng minh sự việc người
phụ nữ đó đã bị bỏ đỉa vào tai là có thật. Bài báo kể ra những lần người phụ
nữ nôn ra đỉa, đỉa chui ra từ tai với thời gian và địa điểm xác định. Càng
thuyết phục hơn khi bài báo thu thập được thông tin từ người làm chứng sự
việc, người làm chứng cũng được nêu ra họ tên và địa chỉ đầy đủ: “người ghi
tên làm chứng lần này là ơng Võ Bình, con trai ơng Võ Liêm Sơn”. Do đó, sự
việc này là có thật, khơng phải bịa ra vơ căn cứ.
Thứ tư, bài báo đã khai thác được thêm thông tin là người phụ nữ này đã
nhiều lần cầu cứu lên quan trên và thầy thuốc, nhưng những gì nhận lại chỉ là
sự thờ ơ: “mấy lần mụ đã đến kêu van ở phủ Thừa và quan thầy thuốc mà các
ngài cứ đuổi mụ ra?”. Bên cạnh đó, tịa soạn cũng có chứng cứ là giấy chứng
bệnh của người phụ nữ do quan thầy thuốc viết cho, trong đó nhận định người
phụ nữ này bị điếc, tức là có bệnh, nhưng lại khơng được thầy thuốc quan tâm
cứu chữa: “có thế mới thấy cái nhân mạng của dân an nam là rẻ!”.
Qua đó, bài báo phản ảnh sự vơ tâm, vơ trách nhiệm, coi thường tính
mạng người dân của các quan thầy thuốc; hơn nữa con lên án sự vô trách
nhiệm của quan chức, họ biết rõ chuyện, là người có chức, có quyền, nhưng
họ thờ ơ với nhân dân và lộng quyền: “…có quyền muốn cho ai vào thì cho,
muốn đuổi ai thì đuổi!”. Quan phủ, quan thầy thuốc là những người được nhà
nước trả lương nhưng lại làm việc vô trách nhiệm với dân chúng.
Bài báo cũng lên tiếng bảo vệ, khẳng định quyền con người của người
phụ nữ, người phụ nữ ấy cũng có giá trị riêng, chứ khơng phải để người khác
trà đạp, ức hiếp.



Về cách kết luận: bài báo thể hiện sự mong muốn rằng quan lại, người có
chức trách hãy quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ bị hại
những như toàn thể dân chúng của đất nước. Bên cạnh đó, bài báo cũng chỉ ra
khoa học đơi khi còn nhiều điều chưa được khám phá hết, vẫn còn nhiều khía
cạnh mà chúng ta vẫn cần tìm hiểu và phát triển.
Về phương pháp viết báo: bài báo sử dụng và khai thác thơng tin mà
phóng viên thu thập, phỏng vấn được từ những người làm chứng sự việc. Đây
là phương pháp làm báo điển hình của những loạt bài mang tính chất điều tra
như thế này, mang lại tính chính xác cao và độ tin tưởng cho độc giả.
Nhà báo đã lấy những ví dụ từ đời sống hàng ngày, để làm bài báo dễ
hiểu, tiếp cận được với đơng đảo cơng chúng; bên cạnh đó bài báo cũng
tham khảo các nhận định từ người có chun mơn, hiểu biết để tăng tính
chính xác và độ tin cậy.
Nhận xét: đối với sự việc xảy ra, bài báo đã có sự điều tra cẩn thận, thu
thập bằng chứng xác thức để đưa sự việc ra công luận, tố cáo tội ác của bọn
cường hào, lên án sự vô tâm, vô trách nhiệm của người người có chức quyền
và lên tiếng bảo vệ những người dân “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Ở
đây, bài báo đã thực hiện hiệu quả chức năng thông tin và chức năng giám
sát, phản biện xã hội.
II. Bài báo “Học với sách và học với chung quanh ta”
Bài viết “Học với sách và học với chung quanh ta” được in ở trang đầu
của Báo Sông Hương, số ra ngày 8/8/1936, thuộc thể loại báo chí chính luận
và được viết bằng chữ Quốc ngữ3.
Về nhan đề: “Học với sách và học với chung quanh ta” là nhan đề khơng
q dài, nó vừa đủ để độc giả nắm bắt được tổng quan nội dung bài báo sẽ có
hai vấn đề chính, một là học từ sách, hai là học từ cuộc sống xung quanh
mình.
Xem chi tiết bài báo “Học từ sách và học với chung quanh ta” tại Thư viện báo chí điện tử theo link:

/>

Trong phần I của bài báo, cụ thể là đoạn 4, nhà báo Phan Khơi đã giải
thích nhan đề: “Học với sách, nghĩa là cứ sách mà học, lấy sách làm cái đối
tượng cho sự nghiên cứu; học với chung quanh ta nghĩa là học ra ngoài sách,
lấy vạn vật chung quanh ta làm cái đối tượng cho sự nghiên cứu”. Cách giải
thích này tuy đơn giản, chỉ giải thích từ nghĩa đen của từ ngữ, nhưng lại rất dễ
hiểu đối với đông đảo độc giả.
Về cách mở bài: Ngay từ cách dẫn dắt vào nội dung bài viết, nhà báo đã
chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa cách học của phương Đông và
phương Tây: “phương Tây suy ra thực – dụng nhiều, phương Đông suy ra
thực – dụng ít; phương Tây gần chân lý hơn, phương Đơng xa chân lý hơn”.
Từ đây, nhà báo đưa ra câu hỏi: “làm sao phương Tây có khoa học và người
ta biết chuộng nó? Cịn tại làm sao khoa học lại không sinh ra ở phương
Đông?
Bằng cách đưa ra sự thật về sự đối lập giữa sự học của phương Đông và
phương Tây, nhà báo khéo léo đặt ra vấn đề cần bàn luận trong bàn viết bằng
một câu hỏi rất sắc bén và lý luận.
Về nội dung: bài báo triển khai ba nội dung chính:
Thứ nhất, bàn luận về cách học của người phương Đông. Bài viết chỉ rõ,
người phương Đơng ở đây là chỉ “người Tàu và người mình”, tức đã có đối
tượng nghiên cứu cụ thể. Nhà báo lần lượt đưa ra những dẫn chứng về cách
học và cách dạy học của bậc hiền triết Trung Quốc như Khổng Tử, Trinh Tử,
bởi lẽ văn hóa Trung Hoa có sự tác động vô cùng sâu sắc đến các nước trong
khu vực; và nước Nam ta cũng tiếp thu rất nhiều từ văn hóa, tư tưởng của họ.
Bài báo chỉ ra khuyết điểm ở cách học của người phương Đông với nhận
định thẳng thắn: người phương Đông học về muôn vàn sự vật chỉ qua sách vở,
chỉ biết được tên gọi của sự vật, hiện tượng, chứ không hề rõ những hữu dụng
của chúng, khơng có ứng dụng, thực hành. Thêm vào đó, bài báo cũng đưa ra
đánh giá, đây là cách học cần đến sự chăm chỉ, cần cù song không thực sự

hiệu quả: “Ấy vậy mà cũng đã phải còng lưng, mỏi miệng đọc kinh Thi, thuộc


ba trăm thiên như cháo mới có được cái hiệu quả thế kia, cái hiệu quả dường
như không hiệu quả!”.
Thứ hai, bàn luận về cách học của người phương Tây. Bài báo cho thấy,
người phương Tây không chỉ học từ sách vở, mà họ cịn học rộng ra bên
ngồi thực tiễn: “kẻ học ở đó cịn học rộng ra bên ngồi sách, khơng chỉ bo
bo với sách mà thơi”. Họ học từ sách, song khơng dừng lại ở đó, mà luôn đặt
nghi vấn cho mọi vấn đề, rồi thực hành để kiểm chứng, kiểm tra xem những
gì trong sách viết có đúng hay khơng. Đây cũng chính là cơ sở phát triển khoa
học ở phương Tây. Qua đó, nhà báo cũng đã giải quyết được vấn đề đặt ra ban
đầu là tại sao phương Tây có khoa học và người ta biết chuộng nó.
Thứ ba, khẳng định việc học muốn đặt được hiệu quả thì học phải đi đơi
với hành, phải đem những gì học từ sách vở ra để thực hành, để kiểm chứng
và nghiên cứu, có như thế mới khám phá ra được nhiều điều, phát triển khoa
học, phát triển được đất nước: “có thể, học thuật mới mỗi ngày một mới”.
Với cách triển khai nội dung một bài báo chính luận như trên, độc giả,
dù là trí thức hay những người lao động cũng có thể dễ dàng nắm bắt được
nội dung của bài báo và hiểu được thông điệp mà nhà báo muốn truyền tải.
Về cách kết luận: bài báo kết luận ngắn gọn, chỉ gồm một câu nhưng đủ
để khái quát thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả và một lần
nữa khẳng định việc học phải có thực hành, phải áp dụng vào thực tế thì mới
đạt được hiệu quả.
Về phương pháp viết bài: vì đây là thể loại báo chí chính luận, nên bài
báo đã sử dụng các phương pháp lập luận, trước hết là sử dụng phương pháp
phân tích để chỉ ra cách học của người phương Đông và người phương Tây;
sau đó chứng minh những cách học đó có hiệu quả hay khơng bằng cách đưa
ra những ví dụ cụ thể trong đời sống; rồi so sánh cách học của hai bên và đưa
ra kết luận.



Trong bài báo, nhà báo cũng đưa ra cách nhìn nhận thẳng thắn vào vấn
đề, khơng ngại phê bình những điều chưa tiến bộ của thế hệ trước và kêu gọi
mọi người hãy tiếp thu cách học của người phương Tây.
Bài báo cũng sử dụng nhiều ví dụ minh họa rất gần gũi trong cuộc
thường ngày; sử dụng nhiều câu hỏi để đặt vấn đề với độc giả và đặc biệt là
có sử dụng câu cảm thán: “Tiếc thay bọn họ cũng lại đâm đầu vào sách!”.
Nhận xét: thời kỳ này là sự giao thoa giữa văn hóa phương đơng và
phương tây, nên bài báo có tính thời sự tại thời điểm đó và nó cũng truyền tải
thơng điểm tích cực đến nhân dân.
III. Bài báo “Những chữ có họ với nhau”
Bài báo “Những chữ có họ với nhau” được in trong chuyên mục “Quốc
văn nghiên cứu” của Báo Sông Hương, số ra ngày 1/8/1936, là một tác phẩm
thuộc thể loại báo chí chính luận khác của nhà báo Phan khôi, được viết bằng
chữ Quốc ngữ4.
Về nhan đề: “Những chữ có họ với nhau”, nhan đề này chỉ gồm sáu chữ,
tuy ngắn gọn, nhưng vẫn khái quát lên được nội dung mà bài báo sẽ triển
khai, độc giả cũng dễ dàng hiểu được.
Về cách mở bài: Cách vào bài của bài báo này khơng mấy “tích cực”,
bởi vì ngay từ đầu, nhà báo đã đề cập đến nỗi sợ, nỗi hoang mang của nhiều
người về giá trị của chữ Quốc ngữ: “Có nhiều người sợ cho chữ Quốc ngữ sẽ
khơng thành ra được thứ văn tự tinh thâm cao diệu…Có người lại cịn sợ rằng
tiếng nói lâu đời phải thay đổi, rồi cái dấu ấy không khéo cũng sẽ thành ra vô
dụng nữa”.
Bài báo đã thu hút sự chú ý của độc giả khi đặt ra vấn đề mà độc giả
đang quan tâm – giá trị của chữ Quốc ngữ ngay từ lời mở đầu. Bởi lẽ, tại thời
điểm này, chữ Quốc ngữ chưa phổ cập, đông đảo công chúng còn chưa biết
rõ, hiểu sâu về chữ Quốc ngữ, nên cách mở đầu của bài báo này đã thu hút sự
quan tâm của độc giả, khiến họ phải đọc hết bài báo để tìm hiểu vấn đề.

Xem chi tiết bài báo “Những chữ có họ với nhau” tại Thư viện báo chí điện tử theo link:
/>

Về nội dung: nhà báo triển khai bài viết thành 2 phần, phần đầu nhà báo
lập luận để chứng minh chữ Quốc ngữ cũng có nguyên tắc và giá trị riêng và
phần sau đó, tác giả đưa ra gần 30 ví dụ về những chữ có cũng họ với nhau,
để độc giả thấy được từ ngữ của nước Nam rất phong phú, đa dạng.
Phần đầu, nhà báo đưa ra ví dụ về chữ Hán và chữ Pháp, bởi vì người
Việt ta đã có lịch sử nghìn năm học và nghiên cứu chữ Hán, rồi chữ Nôm và
đến thế kỷ XIX, chúng ta tiếp cận và học tiếng Pháp, nên hai ngôn ngữ này đã
quen thuộc với chúng ta. Chữ Hán có quy luật của chữ Hán, chữ Pháp cũng có
nguyên tắc của chữ Pháp, và bất kỳ ngôn ngữ nào cũng vậy, chữ Quốc ngữ
cũng không ngoại lệ.
Tác giả, một người cam hiểu về chữ Quốc ngữ, cũng đã thừa nhận rằng:
“Tiếng Việt Nam ta có hơi cheo leo một chút”. Để chứng minh cho điều này,
nhà báo đưa ra ví dụ là chữ “cha” – tức người sinh ra mình. Một chữ đồng
nghĩa với “cha” là “pa”, nhưng khơng phải khi chúng ta dùng chữ “pa” thì
chữ “cha” sẽ không được dùng nữa. Nhà báo đã nắm bắt được tâm lý của độc
giả khi họ lo sợ chữ Quốc ngữ sẽ chẳng có giá trị, nên ngay sau đó đã nhà báo
đã “mở đường”, giúp độc giả tiếp tục tìm hiểu về chữ viết của dân tộc.
Nhà báo đưa ra lời khuyên với độc giả: “Cái chức vụ chúng ta bây giờ
là phải nghiên cứu tiếng mẹ đẻ, tìm thấy những cái phép tắc tự nhiên trong nó
mà chỉ ra cho người ta biết”. Lời khuyên này cũng tương tự như một lời kêu
gọi mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu, cùng nhau học chữ Quốc ngữ, để cho
các nước khác thấy ngôn ngữ của dân tộc chúng ta cũng hay như thế nào.
Phần sau, để dẫn dắt độc giả đến với các ví dụ về những chữ có cùng
một gốc, cùng họ với nhau, nhà báo đã khéo léo đưa ra luận điểm là bất cứ
ngôn ngữ nào cũng có nguyên tắc này, cũng có họ từ với nhau, kể cả tiếng
Pháp hay tiếng ta, chứ không phải do nhà báo xun tạc, bịa ra.
Có gần 30 ví dụ về những chữ cùng họ đưa đưa ra, ở mỗi ví dụ đều được

đánh số nên độc giả có thể dễ dàng theo dõi. Cách mà nhà báo triển khai ví dụ
rất dễ hiểu, bởi nhà báo cịn giải thích nghĩa của mỗi chữ được đưa ra và lấy


ví dụ về chữ đó: “chữ mồm là gồm cả các bộ phận cái miệng, sanh ra: mỏm
là cái mồm của lồi thú, như cái mỏm chó, móm là cái mồm đã biến hình đi,
như móm miệng”.
Sau cùng tác giả khẳng định tiếng Việt có nguyên tắc và ý nghĩa, chúng
ta cần phải học, nghiên cứu, sử dụng chữ Quốc ngữ để hiểu được những giá
trị của ngôn ngữ này.
Về cách kết luận: nhà báo một lần nữa khẳng định để hiểu được chữ
Quốc ngữ, chúng ta phải học và tìm hiểu về nó, ắt sẽ có thể sử dụng thành
thạo. Còn những nỗi sợ, nỗi lo của nhiều người được đề cập ở đầu bài viết
cũng chỉ là nỗi lo hư vơ, khơng giải quyết được vấn đề gì: “Phải làm như thế
mới được, chứ cứ gào nhau “bồi đắp quốc văn” sng là vơ ích”.
Về phương pháp viết báo: bài báo này thuộc thể loại báo chí chính luận
nên cũng sử dụng các phương pháp lập luận như phân tích ví dụ về chữ “cha”,
chứng minh bất cứ ngơn ngữ nào cũng có ngun tắc bằng cách đề cập đến
chữ Hán và chữ Pháp và bác bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực của nhiều người
rằng chữ Quốc ngữ ko có giá trị.
Nhà báo đưa ra các ví dụ về những chữ có cùng họ bằng cách liệt kê lần
lượt các chữ đó, giải thích ngắn gọn nhưng vẫn rõ nghĩa để độc giả dễ hiểu.
Nhận xét: Thời điểm này chữ Quốc ngữ chưa phổ cập, phần lớn là giới
trí thức mới biết được. Bên cạnh đó, cịn nhiều người còn đang nghi ngờ,
chưa hiểu rõ về chữ Quốc ngữ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm sử
dụng chữ Quốc ngữ của mình, nhà báo Phan Khơi càng đảm bảo được độ tin
cận, tính chính xác của bài báo. Do đó, bài báo này có tính thời sự, được độc
giả quan tâm tại thời điểm năm 1935.



CHƯƠNG III: Phương pháp làm báo của nhà báo Phan Khôi thông qua
cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm báo chí của ơng
I. Nhận xét phong cách viết báo của nhà báo Phan Khơi
Mỗi nhà báo đều có tính cách, suy nghĩ, tư tưởng khác nhau, chính
những điều này đã tạo nên phong cách làm báo riêng của mỗi nhà báo. Khi
độc giả đọc được một bài báo bất kỳ, cũng có thể nhận ra văn phong của nhà
báo, phong cách viết báo chính là điểm nhấn, dấu ấn của mỗi nhà báo đối với
độc giả.
Nhà báo Phan Khôi cũng có phong cách viết báo riêng của mình. Phong
cách nổi bật hơn cả là “gây sự” trên báo chí. Nhiều người nhận xét Phan Khơi
có phẩm chất “Quảng Nam hay cãi”: trực ngơn, thẳng tính, khơng vị nể,
khơng khoan nhượng. Nguyễn Đăng Mạnh gọi Phan Khơi là người có cảm
hứng “gây sự”. Cùng với đặc điểm chỉ nói lý khơng nói tình, bác học mà bình
dân, hài hước châm biếm..., yếu tố “gây sự” đó đã làm nên một phong cách
nghị luận, bút chiến độc đáo, giúp Phan Khôi khẳng định được cái tơi cá nhân
của mình với thế hệ trí thức đương thời. Ơng có rất nhiều bài báo tranh luận
nảy lửa về các vấn đề trong đời sống cũng như trong lĩnh vực văn học, thi ca
những năm 20, 30. Một minh chứng là chùm bài tranh luận phản bác”cái
thuyết nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII” đăng trên Đông
Pháp thời báo, số 720 và 721 để tranh luận với bài báo của Trần Huy Liệu đã
đăng ở số trước đó về vấn đề này. Chính sự tranh luận, lật ngược vấn đề, nhìn
nhận vấn đề từ nhiều góc độ nên những bài báo của Phan Khôi rất triết lý và
sâu sắc.
Điều làm nên sự nổi tiếng trong phong cách viết báo của Phan Khơi là
lối phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và
thực dân Pháp. Tính hài hước kết hợp với một tư duy phê phán sắc sảo, đã tạo
ra một phong cách chính luận mang dấu ấn thật sự đậm nét Phan Khôi. Châm
biếm giễu nhại mà không kém phần thâm thúy, đấy là văn phong bút chiến
của Phan Khôi. Với hàng trăm bài báo phê phán những thói hư, tật xấu của



con người, những bất công trong xã hội thực dân phong kiến,... ông để lại dấu
ấn sâu đậm tronng nền báo chí nước nhà những năm đầu thế kỷ.
Một điều nổi bật khác góp phần tạo nên phong cách làm báo của Phan
Khôi là ý thức trách nhiệm của ông. Ơng là người có trách nhiệm trong cơng
việc làm báo của mình, ơng cũng từng khẳng định điều này trong một bài báo
đăng trên tờ Phụ nữ văn tân số 125, năm 1932: “Chúng tôi nhận định cái
cách làm báo của chúng tôi: Một là không a dua với xã hội, cho nên gặp điều
gì sai lầm, chúng tơi khơng tị hiềm gì hết mà cứ việc chữa sửa; một là phải đi
trước xã hội, cho nên chúng tôi tùy theo sức lực của mình mà mỗi ngày mỗi
cống hiến thêm những cái mới cái lạ cho bà con”.
Có thể nói cách dùng từ ngữ cũng là yếu tố tạo nên phong cách làm báo
của Phan Khơi. Ơng khơng q coi trọng vấn đề là lớn hay bé, ông quan tâm
nhiều hơn đến những cái được cho là tiểu tiết, chẳng hạn như cách dùng từ,
đặt câu, ngắt câu, dấu chấm, dấu phẩy phải đặt sao cho đúng chỗ,... – là
những cái mà nhà báo không thể xem nhẹ. Đặc biệt, nhà báo rất đề cao chữ
Quốc ngữ - ngôn ngữ dân tộc và ông cũng thể hiện điều này qua nhiều tác
phẩm báo chỉ của mình.
Một yếu tố nữa tạo nên phong cách viết báo của Phan Khôi là kiến thức
sâu rộng, un bác. Ơng là một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý
phương Tây, tiếp thu nhiều luồng tư tương mới, theo hướng đa văn hóa, tiếp
thu tinh hoa văn hóa của cả phương Đơng như Trung Quốc, Nhật Bản và
phương Tây như Anh, Pháp,... Ông thông thạo cả 4 ngôn ngữ: chữ Hán, chữ
Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ, điều này đã giúp ông có những tác phẩm
phân tích, so sánh các ngơn ngữ rất khoa học và biện chứng.
II. Phương pháp làm báo của Phan Khơi trong các tác phẩm báo chí
Trong các tác phẩm báo chỉ của mình, nhà báo Phan Khơi sử dụng rất
nhiều phương pháp làm báo để bài báo trở nên hấp dẫn, logic, có sức thuyết
phục và thu hút độc giả.



Thứ nhất, nhà báo Phan Khơi có rất nhiều tác phẩm báo chí thuộc thể
loại báo chí chính luận. Trong những tác phẩm đó, nhà báo đã sử dụng những
phương pháp lập luận như: giải thích vấn đề; phân tích sự việc; chứng minh
bằng những minh chứng cụ thể, rõ ràng; bình luận vấn đề; so sánh các sự vật,
hiện tượng với nhau và bác bỏ đi những ý kiến, quan điểm chưa đúng, chưa
chính xác. Dù là thể loại báo chí chính luận hay bất cứ thể loại nào, hễ cứ viết
báo, thì những bài báo ơng viết cũng sử dụng những phương pháp lập luận
này, bởi chúng giúp cho bài báo trở nên logic, có sức thuyết phục.
Thứ hai, nhà báo sử dụng phương pháp tư duy phản biện trong các bài
báo thuộc thể loại thông tin – chính luận của mình. Trong các bài báo, Phan
Khơi dùng tư duy phản biện để phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo
các cách nhìn khác, ở góc độ khác cho vấn đề đã đặt ra, nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Chính những lập luận phản biện này
đã giúp cho bài báo của ông rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công
tâm. Bài báo “Người đàn bà bị bỏ đỉa vào tai” là ví dụ rõ nét nhất về phương
pháp tư duy phản biện mà nhà báo đã dùng.
Thứ ba, khai thác thông tin từ những người làm chứng cho sự việc là
phương pháp mà nhà báo Phan Khôi đã sử dụng trong các tác phẩm báo chí
của mình. Thay vì chỉ đưa ra những thơng tin đơn thuần, những lập luận khơ
khan, thì việc dẫn ra những câu trả lời của người được phỏng vấn sẽ làm bài
báo thêm sinh động và có độ tin cậy cao hơn. Khi chưa xác định rõ sự việc
đúng sai thế nào, để cần thêm bằng chứng thì Phan Khôi cũng như các đồng
nghiệp của ông, đã đi phỏng vấn những người biết, liên quan đến sự việc để
điều tra, khai thác và thu thập thông tin một cách chính xác.
Thứ tư, cách sử dụng ví dụ để minh họa cho bài báo cũng là một phương
pháp làm báo đáng chú ý ở Phan Khôi. Nhà báo thường dùng những ví dụ cụ
thể lấy trong đời sống thường ngày của người dân để giải thích các phạm trù,
quy luật, làm cho các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, sinh động. Nói cách
khác, ơng đã diễn giải những lý thuyết cao siêu, trừu tượng để cho công



chúng khi đọc có thể hiểu được một cách dễ dàng. Cùng với đó là lối so sánh
ví von kết hợp với việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ linh hoạt rất quen
thuộc với dân gian,... Vì thế, vấn đề dù lớn đến đâu cũng được ơng trình bày
thật sự sáng tỏ, dễ hiểu.
Thứ năm, nhà báo thực hiện phương pháp đề cập trực tiếp, đi thẳng vào
vấn đề chính. Các nhan đề bài báo của Phan Khơi đa phần đều dẫn dắt trực
tiếp vào nội dung của bài, ngắn gọn, súc tích, khơng vịng vo. Cách viết báo
này giúp bài báo được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, cung cấp đủ
thông tin đến độc giả. Bên cạnh đó, cách viết báo này cũng giúp độc giả tìm
kiếm được ngay thơng tin khi đọc từ những dịng đầu của bài báo và dễ dàng
nắm khái quát được nội dung vấn đề.
III. Khuynh hướng làm báo của Phan Khơi
Qua phân tích các tác phẩm báo chí của nhà báo Phan Khôi và bối cảnh
lịch sử những năm 20, 30 của thế kỷ trước, có thể nhận thấy khuynh hướng
làm báo của ơng.
Đầu tiên phải nói đến, là khuynh hướng tranh luận trên diễn đàn báo chí
của Phan Khơi. Theo những lập luận của ông ở các bài báo, có thể thấy Phan
Khơi là người có suy nghĩ đa chiều, nhìn nhận vấn đề, sự việc ở nhiều góc độ
khác nhau. Ơng khai thác thơng tin từ nhiều khía cạnh, rồi mới đưa ra kết luận
của sự việc, chỉ rõ đúng hay sai, điều gì cịn chưa sáng tỏ, ông hẹn độc giả ở
số báo của kỳ sau. Ông cũng không ngại tranh luận với các nhà báo khác, điều
ơng mong muốn là tranh luận để tìm ra sự tổng quan, chính xác, đa phương
diện của vấn đề, sự việc.
Hai là, tác phẩm báo chí của ơng là cơng cụ lên án tội ác của bọn thực
dân Pháp và bọn cường hào, địa chủ phong kiến. Có nhiều người đã từng làm
việc với nhà báo Phan Khôi kể lại, dù nhiều bài báo của ông phê phán, lên án
sự độc ác của các thế lực trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, dù đã động chạm
đến những người có chức quyền, nhưng ơng khơng hề sợ, bởi lẽ những điều



ông nói là sự thật, không thể cãi được. Nên những bài báo của ông vẫn được
phát hành và nhận được sự quan tâm của độc giả.
Ba là, qua các bài báo, Phan Khôi giúp công chúng nâng cao hiểu biết,
tiếp thu và học tập những văn hóa mới, đồng thời lên tiếng bảo vệ quyền con
người. Đọc rất nhiều bài báo của Phan Khơi, có thể nhận thấy được khuynh
hướng này, như ba tác phẩm báo chí đã phân tích ở trên cũng đã chỉ ra điều
này. Đây là một điều tích cực trong những bài báo của ơng, để lại dấu ấn với
đông đảo công chúng.
CHƯƠNG IV: Bài học kinh nghiệm về nghề báo cho bản thân
Qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi, phân tích
những tác phẩm báo chí của nhà báo cũng như biết được những phương pháp
làm báo của ơng, có thể học tập rất nhiều về con người nhà báo, về cách làm
báo và cả trách nhiệm của ông với công việc này. Nhà báo Phan Khôi là một
tấm gương sáng cho chúng ta, những nhà báo tương lai của đất nước, từ đây
chúng ta có những bài học kinh nghiệm về nghề báo cho bản thân mình.
Đối với một nhà báo tương lai, cần phải xác định rõ tư tưởng và có
những định hướng đúng đắn cho bản thân ngay từ bây giờ để góp phần xây
dựng nền báo chí nước nhà.
I. Để tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc, nhà báo phải có
chun mơn sâu rộng. Ngoại ngữ là lợi thế lớn đối với nhà báo.
Nhà báo là người đưa thông tin đến công chúng, lên án những điều xấu,
những điều sai trái trong cuộc sống, phản biện xã hội. Để làm được những
điều này, yêu cầu đầu tiên mà nhà báo phải đáp ứng được đó là phải có kiến
thức sâu rộng và có chuyên môn nghiệp vụ tốt. Như nhà báo Phan Khôi,
những tác phẩm báo chí của ơng ln sâu sắc và chiều sâu, được độc giả mến
mộ, bởi lẽ, ông đã dùng những gì mình đã học, dùng những kiến thức, chun
mơn, phương pháp làm báo của mình để tạo nên những tác phẩm xuất sắc ấy.
Hơn nữa, nhà báo phản ánh mọi lĩnh vực của cuộc sống, nên việc có sự hiểu




×