Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tiểu luận cao học môn tác phẩm báo chí - Phương pháp sáng tạo tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 44 trang )

Mở Đầu
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung
cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới
cho công chúng, báo chí luôn hoàn thiện mình mỗi ngày để có thể phát
triển. Trong đó Tác phẩm báo chí là một công trình do con người sáng tạo
nhằm thể hiện nhận thức về cuộc sống con người, đồng thời thể hiện thái
độ của chủ thể trước thực tại. Nó là một thông điệp tương đối hoàn chỉnh
được chuyển tải đến các tha nhân bằng các phương tiện truyền thông đại
chúng. Một tin ngắn, một bài phóng sự, một tiểu phẩm trên báo in, một bản
tin thời sự, một talkshow, một chương trình tường thuật bóng đá trên tivi,
một cuộc phỏng vấn, một bài nói chuyện chuyên đề trên radio, một bài viết,
một bức ảnh trên báo online… đều được coi là những tác phẩm báo chí.
Bởi vì đó là những thông tin về ai đó, về cái gì đó mà nhà báo ghi chép
được, nhận thức được và muốn truyền những ghi chép, nhận thức ấu đến
công chúng bằng báo in, sóng phát thanh, kênh truyền hình, mạng internet.
Để hình thành một tác phẩm báo chí hay là của quá trình hoạt động
lao động của nhà báo để hoàn thiện một tác phẩm hoàn chỉnh đưa đến cho
công chúng .Nó bao gồm nhiều hoạt động với các phương pháp khác nhau
để thực hiện nhưng các phương pháp bao hàm chủ yếu : Nghiên cứu văn
bản, Quan sát và phỏng vấn Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu,
phỏng vấn cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt,
hợp lý. Dưới đây là sự phân tích một số bài báo sưu tầm có sử dụng các
phương pháp để hình thành tác phẩm báo chí của nhà báo.
I. Các phương pháp nghiên cứu tư liệu, quan sát, phỏng vấn trong
việc thực hiện chủ đề tác phẩm báo chí.
1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
1.1.1 Khái niệm:

1



Thông thường phóng viên không có nhiều thời gian. Khi có có hỏa
hoạn hay một tai nan bất ngờ nào đó xảy ra, phóng viên phải lập tức có mặt
ở hiện trường, không kịp chuẩn bị thông tin cơ bản cần thiết. Ngoại trừ
những bài viết về sự kiện mang tính cấp bách, điểm tham khảo đầu tiên của
người phóng viên trên đó là nghiên cứu tư liệu.
Nghiên cứu tư liệu còn là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông
tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động
sáng tạo tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu văn bản không chỉ đơn thuần
là việc sao chép, trích dẫn mà là một thao tác trí tuệ. Và còn có thể nghiên
cứu qua internet để tìm kiếm những thông tin minh đang cần.
1.1.2 Đặc điểm
Trong hoạt động thu thập tư liệu, nghiên cứu văn bản thường là cơ
sở đầu tiên để phóng viên tiến hành các phương pháp khác.
Thông tin rút ra từ tại liệu văn bản giấy trắng mực đen thường ít
thiên vị và có độ tin cậy cao.
Các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước có tính chất chuẩn
mực (tương đối) vì đã được những cá nhân, hoặc tổ chức có thẩm quyền
phê duyệt. Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết…ít nhiều cũng được các cá
nhân, đơn vị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra..
Thông tin rút ra từ sách báo có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở
rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn.
Tuy nhiên, thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu
tiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo. Không nên lạm
dụng việc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu
làm thành các tác phẩm báo chí.
Tư liệu văn bản thường được phổ biến khá rộng rãi, vì vậy nếu khai
thác từ những nguồn tư liệu văn bản thì tính độc quyền trong thông tin sẽ ít.
Các phóng viên cũng có thể khai thác thông tin trên internet, với công
cụ tìm kiếm tiện lợi, phóng viên cũng dễ dàng tìm được , một văn bản theo
2



ý muốn. Chúng ta cũng có thể thu thập thông tin qua internet, nó chính là
nguồn thông tin khổng lồ. Là nguồn thông tin cực kỳ phong phú, đa dạng.
Nó còn là phương tiện truyền thông hiện đại, nó là nguồn thông tin tuyệt
vời cho phóng viên.
1.1.3 Những chú ý khi khai thác tư liệu
Cần xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản thuộc loại nào:
luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân…)
Xác định xem văn bản đó có phải là bản gốc hay bản sao. Phóng viên
cần xem xét văn bản với thói quen của nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm
căn cứ, chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc
cần phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác cao.
Chú ý thời gian ra đời của văn bản.
Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản.
Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước (tài liệu bí mật Nhà
nước là những tài liệu, thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực
chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học… các lĩnh vực khác mà
nhà nước không công bố hoặc chưa công bố).
Cũng cận thận khi sử dụng các loại tài liệu mà mình chưa quen. Một
số tài liệu phát hành có nội dung mang thành kiến do mục tiêu, lợi ích cá
nhân của đơn vị đó.
Và khi khai thác thông tin trên internet các phóng viên cần xác định
được độ tin cậy của những thông tin thu thập được. Các phóng viên khi sử
dụng một bài viết nào trên website hay nhớ kiểm tra nguồn thông tin. Và
thông tin trên internet bất kể người nào cũng có quyền truy cập nên thông
tin khai thác được sẽ ít có tính độc quyền.
1.2 Phương pháp quan sát
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm


3


*Quan sát: Là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào
các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp
xúc nghe nhìn.
*Đối tượng quan sát: có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản như
quan sát quang cảnh, hiện trạng, quan sát con người, quan sát đồ vật…
1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát
*Ưu điểm:
Trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, quan sát được coi là một
phương pháp không thể thiếu để thu thập những tư liệu nóng hổi, sống
động cho bài viết.
Tiến hành các hoạt động quan sát, phóng viên phải tiếp cận trực tiếp
với hiện thực. Hình thức tiếp cận này thường để lại cảm xúc ấn tượng về
con người, sự kiện mà họ đã quan sát, tiếp xúc
Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối
tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá
mức độ tin cậy của thông tin.
*Nhược điểm:
Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện
thực cuộc sống qua quan sát của phóng viên luôn gắn liền với sự nhìn nhận,
xem xét và trạng thái tâm lý của bản thân họ.
Hoạt động quan sát bị giới hạn mới thời gian, không gian. Mặc dù có
thể có các phương tiện kỹ thuật trợ giúp, nhưng phóng viên cũng khó quan
sát được các sự kiện diễn ra trong phạm vi rộng lớn về không gian.
1.2.3 Cách quan sát để đạt hiệu quả cao
Không nên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa vào tác phẩm của
mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉ làm bài viết thêm
rườm rà, loãng thông tin. Nên khi thực hiện phương pháp quan sát cần phải

chú ý:
4


*Quan sát tìm ra ý nghĩa
Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền
với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện.
Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng
là quan sát có chủ đích. Phóng viên không chỉ sao chép sự kiện một cách
máy móc mà bằng thông tin tác động vào ý thức người đọc, góp phần vào
việc định hướng dư luận xã hội.
*Quan sát phải có suy luận, phán đoán
Năng lực quan sát của phóng viên thể hiện ở chỗ họ nhìn thấy những
cái mà người khác nhìn không thấy.
*Quan sát trong sự so sánh
Người phóng viên quan sát và cảm nhận trực tiếp ở thời điểm
hiện tại được so sánh, đối chiếu với những cái mà anh ta đã biết. Phóng
viên có thể so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự
vật hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm,
hoàn cảnh, giai đoạn khác nhau.
*Huy động các giác quan trong quan sát và thận trong khi kết luận
Quan sát phải có sự tập trung chú ý cao độ. Khi quan sát cần phải sự
dụng các giác quan để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các
sự vật hiện tượng.
1.3 Phương pháp phỏng vấn
1.3.1 Khái niệm
Phỏng vấn là cuộc giao tiếp, đối thoại có tính chất động, vì
vậy khi thực hiện cần linh hoạt, mềm dẻo. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện
mà phóng viên có thể thỏa thuận với người trả lời về hình thức giao tiếp,
hoàn cảnh, địa điểm giao tiếp…

1.3.2 Vai trò của phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn có thể thực hiện được nhanh, tiết kiệm thời
gian và công sức.
5


Bằng phương pháp phỏng vấn phóng viên có thể tái hiện được sự
kiện đã xảy ra hoặc xảy ra bất ngờ qua lời kể của các nhân chứng mà phóng
viên
không có điều kiện được chứng kiến, tham dự.
Thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất
khách quan từ nguồn tin trực tiếp, đặc điểm này tạo độ tin cậy giá trị cho
thông tin.
Phương pháp phỏng vấn có thể làm phóng viên an tâm hơn với những
thông tin thu thập được vì những người trả lời phỏng vấn phải có trách
nhiệm với những gì mình phát ngôn.
Nếu khai thác một cách khéo léo, phóng viên có thể nắm giữ trong tay
những thông tin độc quyền. Đó là những thông tin riêng không có mặt
trong các bản báo cáo, tổng kết…
Phỏng vấn là một phương pháp tinh vi, đặc biệt, trong việc khám phá
thế giới nội tâm của nhân vật. Nơi khơi gợi và tìm kiếm được những điều
chỉ có trong đầu và trái tim của người trả lời. Tất nhiên muốn có được
những thông tin đó phóng viên phải có nghệ thuật thuyết phục lòng người.
1.3.3. Những điều cần chú ý khi tiến hành phỏng vấn
Để chuẩn bị viết về một tin thời sự nên chú ý đến những mẩu báo cũ
liên quan đến chủ đề định viết. Để chuận bị viết một bài chân dung, bạn
cần tìm hiểu những tính cách đặc trưng, những đam mê, gia đình, bạn bè,
và thói quen của đối tượng. Để chuận bị cho bài điều tra, bạn cần biết
những chi tiết thuộc chủ đề và bản thân đối tượng mà bạn phỏng vấn.
Nên xác định thời gian để thuận lợi cho người được phỏng vấn nhưng

chúng ta nên đề nghị thời gian.
Chọn không gian quen thuộc của người được phỏng vấn. Nên mang
theo máy ghi âm và sổ ghi chép. Chuẩn bị câu hỏi trước khi đi phỏng vấn,
đặt câu hỏi mở để cho người được phỏng vấn được suy nghĩ và nói.
6


Khi bắt đầu phỏng vấn không nên ập vào phỏng vấn luôn mà nên tạo
một không khí thoải mái bằng cuộc trò chuyện nhỏ nhỏ để cho người bị
phỏng vấn không có cảm giác đang bị chất vấn mà như một cuộc nói
chuyện bình thường.
Luôn chuận bị tinh thần để xử lý mọi tình huống có thể sẽ xảy ra trong
cuộc phỏng vấn.
II. Phân tích các thông tin chi tiết nổi bật từ các phương pháp
thu thập tài liệu trong việc thực hiện chủ đề của Tác phẩm báo chí.
Tác phẩm :
Lá thư của ông bố trước khi tưới xăng đốt con
trên báo vnexpress ra ngày 5/5/2011
"Hôm nay, tôi viết lên những dòng tâm sự này mong muốn những
ai đọc được hãy sẻ chia thông cảm về tình cảnh của tôi", đó là phần mở
đầu lá thư Vũ Văn Quang viết 10 ngày trước khi ra tay nhẫn tâm với
đứa con 3 tuổi.
Ngày 4/5 trong căn nhà nhỏ nền láng xi măng, hầu như không có đồ
đạc tại xã Tế Thắng (Nông Cống, Thanh Hóa), bà Đỗ Thị Ứng (mẹ của Vũ
Văn Quang) nằm co ro như một cái xác vô hồn.
Có khách, bà gượng dậy cố tiếp chuyện. “Từ khi nó đốt con, tôi cũng
chả thiết sống nữa. Đau xót lắm. Giận con bao nhiêu lại nghĩ thương cháu
bấy nhiêu... Chẳng biết tôi có còn được nhìn lại mặt cháu nữa không”,
người đàn bà lam lũ giàn giụa nước mắt.


7


Bà Ứng: "Từ khi nó đốt con, tôi cũng chả thiết
sống nữa". Ảnh: Lê Hoàng
Bà cho biết, vợ chồng Quang lục đục mấy năm nay, ly thân cũng từ
lâu. "Nhiều lần khuyên bảo không được, nay chúng quyết định ly hôn, tôi
cũng không cản nổi", bà nói.
Bà Ứng bảo từ khi ký vào đơn chia tay vợ (ngày 17/4), Quang trở nên
cục cằn. Anh ta thường xuyên uống rượu, đập phá và chửi bới ầm ĩ trong
nhà. Trong cơn say, Quang dọa sẽ giết vợ, giết con.. Theo bà Ứng thì
dường như Quang đã muốn tìm đến cái chết cùng với con trai ngay sau khi
ký đơn.
Kể đến đây, bà bỗng ngừng lời, lần dưới chiếu đưa ra một tờ giấy viết
kín 3 mặt bảo đó là thư Quang để lại cho người thân. "Mấy hôm trước, tôi
dọn nhà đã phát hiện ra thư này", người đàn bà giải thích.
Bức thư viết tay bằng bút bi, nét chữ gọn gàng đề ngày 17/4. Bức thư
tuyệt mệnh được mở đầu bằng dòng chữ: "Sự sáng ngộ của người cha và sự
bất hạnh của những đứa con

8


Nội dung bức thư mẹ Quang cung cấp

9


10



Tiếp đó, Quang viết: "Hôm nay tôi viết lên những dòng tâm sự này
mong muốn những ai đọc được bài viết của tôi hãy sẻ chia thông cảm về
tình cảnh của tôi. Tôi lớn lên trong một gia đình rất nghèo. Tuy là một
người có chí hướng làm ăn nhưng tôi lại là con trưởng nên gánh nặng đôi
vai của tôi rất nặng, nặng đến nỗi các bạn cũng không tả nổi gánh nặng của
tôi. Đã hai lần kết hôn tôi đều dang dở hai đứa con tôi đều làm tôi khổ".

11


Bé Linh được bác sĩ tiên lượng nhiều khả năng
sẽ không há được miệng, mũi bị dính lỗ không thở
được.
Anh ta nói chỉ yêu duy nhất chị Lê Thị Hà (người vợ hai, mẹ bé Vũ
Quốc Linh). "Đây là người đã sinh cho tôi đứa con trai kháu khỉnh, là nòi
giống của gia đình tôi", Quang viết.
Trong thư Quang thừa nhận: "Sai lầm lớn nhất của đời tôi là sống
buông thả. Giờ đây, tôi chẳng biết làm gì để vợ tôi tha thứ".
Khi bị vợ tuyệt tình, Quang trải lòng: "Từ lúc cô ấy đi khỏi nhà, tôi
đau khổ rất nhiều. Tôi biết tôi đã sai và mong bà ngoại tha thứ... Bố con tôi
phải quỳ suốt đêm để bà hiểu tấm lòng của tôi với vợ tôi. Có lần tôi đã phải
tìm đến cái chết để mọi người hiểu tình cảm của tôi dành cho vợ...”.
Sau khi nói lên nghi ngờ vợ có người đàn ông khác, Quang viết trong
thư: "Chắc có lẽ khi lấy cái chết của tôi và của con trai tôi, cô ấy mới tỉnh
ngộ… Ngày ký vào lá đơn ly hôn cũng là ngày cô ấy phải mất đi người
chồng mà thương yêu cô nhất và đứa con cô phải vất vả chạy vạy thuốc
thang mới sinh ra”.
Bà Ứng cho biết, đây là lần đầu tiên đưa bức thư này cho người ngoài
xem. Nếu cơ quan công an hỏi thì bà cũng sẽ cung cấp.

12


Hiện Quang đã bị tạm giam, khởi tố bị can về hành vi giết người.
Theo cơ quan điều tra, ngày 27/4 Quang chở con trai 3 tuổi đến trước cửa
nhà mẹ vợ, đổ xăng lên người đứa nhỏ và châm lửa đốt... Anh ta bỏ đi
trong tiếng kêu khóc của con... Gia đình bên ngoại đã vội dập lửa, đưa bé đi
cấp cứu. Hiện tình trạng sức khỏe nạn nhân rất nguy kịch.
6 ngày trước đó, khi TAND huyện Nông Cống mời hai vợ chồng
Quang đến hòa giải chuyện ly hôn, anh ta đã tưới xăng lên bé Linh lăm lăm
dọa đốt trước sân tòa....
Lê Hoàn
Phân tích :
Đây là tác phẩm thuộc thể loại điều tra cụ thể là ông bố tưới xăng đốt
con các phương pháp được tác giả sử dụng ở đây bao gồm:phương pháp
phỏng vấn và phương pháp khai thác tài liệu bằng văn bản
Phương pháp phỏng vấn :
Nhân vật được phỏng vấn ở trong bài là bà Đỗ Thị Ứng (mẹ của Vũ
Văn Quang) với mục đích khai thác thông tin, để đọc giả có thể tiếp cận rõ
hơn từ hướng người thân của Vũ Văn Quang .Nỗi khổ đau của bà thông
được thể hiện thông lời kể :“Từ khi nó đốt con, tôi cũng chả thiết sống
nữa. Đau xót lắm. Giận con bao nhiêu lại nghĩ thương cháu bấy nhiêu...
Chẳng biết tôi có còn được nhìn lại mặt cháu nữa không” . Hổ dữ còn
không ăn thịt con huống hồ còn là con ruột của mình .Bà cho biết, vợ
chồng Quang lục đục mấy năm nay, ly thân cũng từ lâu. "Nhiều lần khuyên
bảo không được, nay chúng quyết định ly hôn, tôi cũng không cản nổi” .
“Bà Ứng bảo từ khi ký vào đơn chia tay vợ (ngày 17/4), Quang trở nên cục
cằn. Anh ta thường xuyên uống rượu, đập phá và chửi bới ầm ĩ trong nhà.
Trong cơn say, Quang dọa sẽ giết vợ, giết con.. Theo bà Ứng thì dường như
Quang đã muốn tìm đến cái chết cùng với con trai ngay sau khi ký đơn.” .

Qua lời phỏng vấn sự thật dần dần bộc lộ do mâu thuẫn gia đình mà
dẫn đến hành động tẩm xăng đốt đứa bé trong đó ai cũng có lỗi cả chỉ có
13


đứa bé là chịu thiệt thòi .Tác giả trong bài chỉ phỏng vấn mỗi người thân
của Vũ Văn Quang còn thiếu những lời phỏng vấn của làng xóm, chính
quyền địa phương để cung cấp cho đọc giả điều sát thực hơn.
Phương pháp khai thác tài liệu :
Bài viết có tài liệu là bức thư mà Quang viết trươc khi tẩm xăng đốt
con mình để dẫn chứng cho hành động của mình . Chính những tư liệu này
tác giả đã đưa vào bài để người đọc có thể nhìn rõ hơn chân tướng sự việc
qua lời kể của Quang

Tác phẩm :
Dân thảnh thơi đốn cây xẻ gỗ, kiểm lâm “không nỡ bắt”
Trên Dân trí ra ngày 13/11/2010
Vài năm trở lại đây, rừng phòng hộ tiểu khu 205 không ngày nào được
yên bình. 8 hộ gia đình ngày ngày “chuyên tâm” phá rừng cùng một đàn bò
kéo, chưa kể những người đến lấy gỗ và lâm tặc, đủ để “thổi bay” rừng
thành núi trống, đồi trọc.
Cứ vài chục mét lại có một “xưởng” cưa gỗ

14


Những tấm gỗ được xẻ vuông vức ngay trong rừng rồi thảnh thơi nằm chờ
xe bò đến kéo về. Kiểm lâm không bắt nên... không phải vội
Là một trong những cánh rừng phòng hộ còn sót lại của huyện Chư
Păh, tỉnh Gia Lai, rừng tiểu khu 205, ở xã Ia Khươl đang bị tàn phá một

cách triệt để. Được một người dân tộc J’rai, thuộc làng Broch, xã Ia Khươl
tận tình dẫn đường, chúng tôi mới có dịp ghi lại những hình ảnh phá rừng
khốc liệt của người dân và lâm tặc nơi đây.
Từ bìa rừng đi sâu vào 2km, trước mắt chúng tôi, rừng đang trở thành
những “nhà máy” cưa cây, xẻ gỗ. Điều đáng nói ở đây, những “công
xưởng” này không chỉ xuất hiện dày đặc, cách nhau chỉ vài chục mét, mà
còn nằm “nhởn nhơ” ngay hai bên đường mòn đi vào rừng. Gỗ được cưa
xong không phải vận chuyển vội vã mà được “chế biến” đàng hoàng, thảnh
thơi ngay tại gốc cây. Mới nhìn cứ ngỡ người dân đang dọn gỗ trồng
trong... vườn nhà.

15


Những chú bò có nhiệm vụ chính là kéo gỗ
Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của chúng tôi trước đống gỗ đã được xẻ nhẵn
mịn, người dẫn đường chua chát nói: “Chỉ vài năm nữa ở đây không còn
rừng nữa đâu, để hôm khác tôi sẽ dẫn mọi người qua bên dãy núi kia, ở đó
rừng trọc lóc luôn”.
Anh cho biết, những khối gỗ đã được xẻ nhẵn này đều là của người
dân làng Kách. Chọn được cây gỗ nào, họ cưa cây đó, xẻ ngay tại chỗ, sau
đó là mở đường đi và chờ bò nhà mình đến kéo về. Vào sâu hơn mới là gỗ
của lâm tặc người Kinh.
Thậm chí nhiều cây gỗ lớn đã được hạ nhưng vì bị xẻ không đúng ý
nên thành đồ... bỏ đi. Có những cây họ chỉ lấy vài mét gỗ bên dưới gốc, từ
giữa trở lên đường kính chừng 30cm cũng bị bỏ lại. Lại có những cây
đường kính lên đến cả mét, đã bị hạ xuống nằm lăn lóc trên suối đã mọc
rêu cũng không thấy ai động đến vì dân không mở được đường đến tận nơi

16



cho bò vào kéo. Cũng có những thân gỗ lớn bị bỏ vì sau khi cưa xuống mới
biết cây đã bị sâu ăn ruỗng một phần...
Khắp nơi trong rừng chỉ thấy ngổn ngang những cảnh cây “chết” như
thế.

Gỗ "chết" ngổn ngang khắp cánh rừng
Gọi kiểm lâm, họ cứ “ừ... ừ...”
Ngày nào cũng vậy, có 8 hộ dân làng Kách gồm các nhà Rơchâm (Rc)
Đoach, Rc Ang Lúi, Rc Nhiuh, Rc Hlíu, Rc Anglem, Rc Nghliuh, Siu Hnit,
Siu Alai cùng “bám” rừng cưa, xẻ những cây gỗ lâu năm, dùng bò kéo về
tận nhà, chờ những ô tô của lâm tặc đến và bán với giá rẻ mạt. Không ai
ngăn cản, họ thỏa sức phá rừng.
“Ngày nào họ cũng đi rừng cưa gỗ, dùng bò kéo về tận nhà. Cứ hai, ba
ngày lại có xe ô tô đến mua vào chiều tối chở đi. Nhiều người không có bò
kéo, phải vào những nhà này để mua về làm nhà”, một người dân cho biết.
Người dẫn đường cho biết thêm: 3 người Kinh thường lái xe ô tô lớn
vào làng mua gỗ của những người này có tên là Dũng (trú tại làng Đại An,
xã Ia Khươl), Phát (cũng ở làng Đại An) và anh Phú (ở xã Hòa Bình).
17


Hỏi sao không báo kiểm lâm, anh bảo: “Mình điện kiểm lâm miết mà
không thấy lên bắt, khi điện thì cứ ừ ừ. Có lúc điện còn không bắt máy
nữa”.

Đường mòn kéo gỗ trong rừng
Sự thờ ơ của kiểm lâm và “công cuộc” phá rừng thoải mái của người
dân làng Kách khiến chính thôn trưởng làng Kách - ông Siu Vở - cũng

không khỏi thắc mắc: “Mấy gia đình này họ ở trên rừng miết, họp thôn họ
cũng không đi. Họp giao ban, tôi báo cáo Ủy ban xã, kể cả kiểm lâm là
làng mình đi làm gỗ. Họ cứ trả lời ờ ờ… nhưng có thấy họ làm gì đâu. Lâu
lâu họ đi kiểm tra nhưng thấy gỗ không bắt. Cái đó mình cũng không hiểu
được”.
Chúng tôi tìm đến trạm cửa rừng Tơ Vơn của cụm kiểm lâm địa bàn
xã Ia Khươl, xã Hòa Phú, Tơ Ven, Hà Tây, nằm cách làng Kách chừng
2km. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Lài, kiểm lâm phụ trách địa bàn
xã Ia Khươl khẳng định: “Từ trước đến nay rừng bị phá hết rồi. Gỗ ra cục
nào bọn tôi bắt cục đó. Tôi sống, ăn, ngủ ở trong đó luôn, ít nhất 2 ngày tôi
vô một lần, tôi còn mắc võng ngủ ở trong đó. Bọn tôi vào kiểm tra thấy là
phá hủy tang vật, không cho họ lấy luôn. Tụi tôi làm gắt gao quá nó sợ rồi,
nó chỉ làm lén lút thôi”.
18


Đề cập chuyện hàng ngày vẫn có xe bò chở gỗ từ rừng ra, ông Lài lý
luận: “Đồng bào nó dùng xe bò chở một cục mình không nỡ bắt. Người
đồng bào khó làm lắm, nó còn xảy ra an ninh chính trị nữa. Bắt nó cả làng
chạy ra đàn áp lực lượng chức năng”.
“Đó là mưu sinh, nhu cầu làm nhà ở, kiểm lâm cơ sở chỉ vận động,
tuyên truyền, mưa dầm thấm lâu” - ông Lài nói thêm.
Với tốc độ phá rừng kinh hoàng ở đây, có lẽ khi kế sách “mưa dầm
thấm lâu” của kiểm lâm đủ... “thấm”, rừng đã trọc từ bao giờ!
Thiên Thư
Phân tích:
Tác phẩm thuộc thể loại phóng sự . Tác giả bài viết đã sử dụng thành
công 2 phương pháp là quan sát và phỏng vấn.
Phương pháp quan sát :
Phương pháp này được thể hiện bằng sự trải nghiệm của chính tác giả

là nhân chứng cho sự kiện .Sự quan sát của tác giả được thể hiện ngay ở
đầu bài viết ghi lại những hình ảnh phá rừng khốc liệt của người dân và
lâm tặc nơi .Bằng sự quan sát bao quát toàn bộ rừng tiểu khu 205, ở xã Ia
Khươl huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Trước con mắt tác giả quan sát toàn
bộ rừng đang dần biến thành khu công xưởng : “rừng đang trở thành
những “nhà máy” cưa cây, xẻ gỗ. Điều đáng nói ở đây, những “công
xưởng” này không chỉ xuất hiện dày đặc, cách nhau chỉ vài chục mét, mà
còn nằm “nhởn nhơ” ngay hai bên đường mòn đi vào rừng. Gỗ được cưa
xong không phải vận chuyển vội vã mà được “chế biến” đàng hoàng, thảnh
thơi ngay tại gốc cây. Mới nhìn cứ ngỡ người dân đang dọn gỗ trồng
trong... vườn nhà.” . Bao quát được toàn bộ cảnh chặt phá rừng của người
dân và lâm tặc tác giả chuyển sang quan sát từng cái cụ thể hơn là những
cây gỗ đã bị đốn hạ. “Thậm chí nhiều cây gỗ lớn đã được hạ nhưng vì bị xẻ
không đúng ý nên thành đồ... bỏ đi. Có những cây họ chỉ lấy vài mét gỗ
bên dưới gốc, từ giữa trở lên đường kính chừng 30cm cũng bị bỏ lại. Lại có
19


những cây đường kính lên đến cả mét, đã bị hạ xuống nằm lăn lóc trên suối
đã mọc rêu cũng không thấy ai động đến vì dân không mở được đường đến
tận nơi cho bò vào kéo. Cũng có những thân gỗ lớn bị bỏ vì sau khi cưa
xuống mới biết cây đã bị sâu ăn ruỗng một phần...” Từ đó cho thấy sự quan
sát khéo léo của tác giả lột tả hoàn toàn cảnh hoang tàn của rừng trước bàn
tay của người dân qua hình ảnh quan sát này gợi lên cho người đọc cảm
giác sợ hãi.
Phương pháp phỏng vấn :
Tác giả đã lựa chọn rất hợp lý người được phỏng vấn từ người dân,
đến người dẫn đường và kiểm lâm người chịu trách nhiệm bảo vệ rừng mà
hầu như không có mặt như điều tác giả muốn thể hiện trên tít của mình .
Người dân thì rất thản nhiên trước tình trạng này mà như không có gì :

““Ngày nào họ cũng đi rừng cưa gỗ, dùng bò kéo về tận nhà. Cứ hai, ba
ngày lại có xe ô tô đến mua vào chiều tối chở đi. Nhiều người không có bò
kéo, phải vào những nhà này để mua về làm nhà”, một người dân cho biết.”
.
Kiểm lâm người giữ rừng bảo vệ rừng là công việc chính của họ chặt
phá rừng công khai, ngang nhiên rầm rộ thế mà không không nghe , không
thấy, không biết: “Mình điện kiểm lâm miết mà không thấy lên bắt, khi
điện thì cứ ừ ừ. Có lúc điện còn không bắt máy nữa”.
Tiếp đó tác giả đi phỏng vấn kiểm lâm của huyện thì câu trả lời nhận
được rất khác với những gì chứng kiến và điều người dân vừa kể: “Từ
trước đến nay rừng bị phá hết rồi. Gỗ ra cục nào bọn tôi bắt cục đó. Tôi
sống, ăn, ngủ ở trong đó luôn, ít nhất 2 ngày tôi vô một lần, tôi còn mắc
võng ngủ ở trong đó. Bọn tôi vào kiểm tra thấy là phá hủy tang vật, không
cho họ lấy luôn. Tụi tôi làm gắt gao quá nó sợ rồi, nó chỉ làm lén lút thôi”.
Người được phỏng vấn là ông Trần Văn Lài, kiểm lâm phụ trách địa bàn xã
Ia Khươl. Điều này làm cho bài viết mang tính khách quan hơn, tạo sức
mạnh thuyết phục độc giả tiếp nhận
Tác phẩm:
Sống cùng tài xế
Trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 16/05/2011

20


Không ít tài xế, nhất là tài xế chạy đường dài, có quan niệm rất đơn
giản về “cái chết”. Cuộc đời lái xe của họ cũng gắn liền với một lối sống
buông thả đầy nguy hiểm.

Một chiếc xe tải gặp nạn trên đèo Cả vào sáng 3-5 - Ảnh: S.Bình
Bước chân lên xe là tài xế bước vào “cuộc trường chinh”. Trong “cuộc

trường chinh” này có lắm chuyện vui ít, buồn nhiều.
“Sợ nhưng quen rồi”
Đầu tháng 5, chúng tôi theo chân một xe container 40 feet chở 30 tấn hàng
đông lạnh từ TPHCM ra Hà Nội. Tài xế là Nguyễn Văn Thọ, phụ xe là
Nguyễn Duy Bằng, cả hai đều trên 30 tuổi, cùng ngụ ở Bình Định, có nhiều
năm trong nghề. Xe nhận hàng tại một kho bãi ở quận 12 với lời nhắn của
chủ: “Hàng hóa cả tỉ đồng, phải có mặt chiều 4-5 tại Hà Nội”. Tài xế Thọ
gật đầu, sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân và xuất phát.
Sau một chặng dài vượt qua xa lộ Hà Nội đông đúc, xe tới địa phận xã
Bình Minh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), Thọ cho xe tăng tốc. Một
tay giữ vôlăng, anh mở điện thoại cười nói rôm rả, xe container cồng kềnh
vẫn ào ào chạy.
21


Bỗng cách đầu xe chừng 50m, hai thanh niên tay cầm dây, rẽ đám kẹt xe
bên đường lao sang lộ, tạo lối đi cho các trẻ mặc đồng phục học sinh đi
qua. Tài xế Thọ bỏ nhanh điện thoại, hai tay bám chặt vôlăng, nhổm chân
nhịp thắng, đầu xe container khừng khựng theo từng tiếng kêu “rèn rẹt”.
Khi xe dừng hẳn cũng là lúc chúng tôi chúi đầu trong buồng lái, nhìn
xuống đường đầu xe chỉ cách sợi dây chắn đường hơn 1m. Phía trước mặt,
gần 20 em nhỏ vẫn hồn nhiên cười nói, xô đẩy nhau... Tài xế Thọ thản
nhiên tiếp tục nghe điện thoại, trong khi phụ xe Bằng nằm ngủ co ro trên
chiếc giường nhỏ trong buồng lái.
Khoảng 21 giờ, xe dừng ăn cơm tại một quán vắng ở ven TP Phan Thiết

22


“Một năm bao hai xác”

Tại một quán nhậu trong
(Bình Thuận), tài xế Thọ chiết một bãi xe thuộc P.Hoàng Văn Thụ,
chai rượu từ trong bình lớn mang theo Hà Nội tối 4-5, trong lúc “trà dư
nhắm vài ly, miệng lẩm bẩm: “Uống tí tửu hậu”, tôi nghe một tài xế
mới ngủ được”. Tôi hỏi: “Hồi nãy suýt bàn bên cạnh nhắc đến chuyện
chút nữa xe cán mấy đứa nhỏ, anh “một năm bao hai xác” mà rợn
không sợ?”. Thọ bảo: “Sợ nhưng quen người. Nghĩa là chủ xe dặn dò
rồi”.

cánh tài xế nếu có cán người thì
cán cho chết, chủ xe sẽ “bao”
hai xác/năm, nếu tài xế vượt
mức đó thì tự chịu.
Tuy nhiên, một tài xế lại cho
rằng đó chỉ là lời đồn miệng,
không ai tàn nhẫn đến mức đó.
Khi tôi hỏi: “Thực tế đã có
nhiều trường hợp tài xế lùi xe
cán chết nạn nhân dù người này
chỉ bị thương ở chân”, lập tức
một tài xế khác chen vào: “Thế
thì ác quá, thà như người ta sắp
chết cán còn được, thằng này ác
quá!”.

Ăn cơm xong, cả ba chúng tôi leo lên xe, mỗi người một góc. Đang chập
chờn, tôi bỗng thấy chiếc xe bị dằn mạnh. Nhìn quanh, té ra xe đang chạy
với tốc độ cao. Lúc này khoảng hơn 1 giờ sáng, người ôm vôlăng là phụ xế
Bằng, cởi trần trùng trục, vừa lái xe vừa rít thuốc lá. Bằng bảo: “Đêm vắng
tranh thủ chạy gấp”.

23


Hơn 8 giờ sáng hôm sau xe qua đèo Cả (Phú Yên) trong sương mù dày đặc,
trước xe của tài xế Thọ là một xe container đang đổ dốc và suýt va vào
chiếc xe tải nhỏ chạy cùng chiều khiến chiếc xe tải chao đảo, tài xế xe này
phải đánh tay lái cho xe ép vào phía vách núi, chiếc xe tải trườn “reng
reng” một đoạn rồi dừng lại, nằm im bên bờ đá. Chứng kiến cảnh tai nạn,
tài xế Thọ lắc đầu nói: “Cả nhà không ai muốn tôi chạy xe tải nhưng vẫn
phải làm”.
Vừa qua khỏi đèo Cù Mông (Bình Định), xe đậu lại trước một dãy quán
bình dân. Đây cũng là nơi dừng chân của xe container, xe tải. Sau khi tắm
giặt, cánh tài xế tụ nhau rôm rả bên chai rượu. Thọ gặp nhiều đồng nghiệp
quen nên bàn nhậu khá đông. Say sưa một lát, Thọ kiểm tra nhiệt độ thùng
container rồi lên xe xuất phát. Dưới hàng quán, nhiều tài xế vẫn “chén chú
chén anh”.
Tối 4-5, xe container của Thọ có mặt tại bãi xe ở P.Hoàng Văn Thụ,
quận Hoàng Mai, Hà Nội. Sau khi giao hàng, Thọ cho xe tìm chỗ nghỉ lại
bên lề đường dưới chân cầu Đỗ Xá (quận Thường Tín, Hà Nội) để hai ngày
sau nhận hàng về TPHCM. Tại đây, Thọ bị phạt vì đậu xe không đúng chỗ
và còn bị đám giang hồ “vặt” hết 800.000 đồng.

24


Mỗi lần kiểm tra xe tài xế phải mang theo hung khí như thế này - Ảnh: S.BÌNH
Máu đổ bên đường
Tài xế xe tải Đoàn Mạnh Khiêm (quê Sơn La) nhớ mãi một chuyện cách
đây ba năm. Đêm hôm đó tài xế Khiêm đang cho xe chậm rãi vượt dốc
đoạn thuộc địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhìn

qua kính chiếu hậu mờ sương, anh Khiêm hốt hoảng khi thấy một chiếc xe
máy đang bám sát, người ngồi phía sau với tay bấu chặt vào xe tải. Biết
bọn cướp sẽ lấy hàng, anh Khiêm gọi người bạn đang ngủ phía sau, sau đó
anh nghe tiếng la thảm thiết, một bàn tay của tên cướp rớt lại trên xe...
Anh bảo: “Tải hàng đêm ở các tỉnh miền núi thường xuyên bị cướp,
lần đó buôn chuyến hàng lớn, tôi phải cho người theo ngủ canh hàng, ai
ngờ nó lấy phảng chém đến rớt tay tên cướp”.
Tài xế Lê Văn Điệp (ngụ Bình Dương) chạy xe tải trên một số tuyến
đường ra miền Trung và lên Tây nguyên cũng kể gặp cướp thường xuyên.
25


×