Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh bến tre năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ THẾ NHÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TỈNH BẾN TRE NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

CẦN THƠ – 2019


BỘ GIÁO DỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HỒ THẾ NHÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẦM CẢM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TỈNH BẾN TRE NĂM 2018
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG


Mã số : 60.72.01.63

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM THỊ TÂM

CẦN THƠ – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa
từng công bố.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Hồ Thế Nhân


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến tồn thể q thầy, cơ trường Đại học
Y Dược Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt khoảng thời gian học tập tại trường.
Tôi đặc biệt gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Phạm Thị Tâm đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn Thạc sĩ Y học này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bến Tre, Ban giám
hiệu trường, tập thể thầy cô và các em học sinh trường THPT Chuyên Bến Tre,
THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Trương Vĩnh Ký đã hỗ trợ tơi trong q trình
thu mẫu để thực hiện luận văn.

Luận văn cịn nhiều điều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của q
thầy cơ.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Hồ Thế Nhân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm ...................................................................... 3
1.2. Các phương pháp xác định trầm cảm............................................................ 7
1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ........................................................ 13
1.4. Các nghiên cứu về trầm cảm ....................................................................... 17
1.5. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 20
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................ 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 20
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 20

2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................. 29
2.2.6. Kỹ thuật hạn chế sai số.......................................................................... 30


2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 30
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ........................................................ 32
3.2. Tình hình trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông .................................. 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông .... 37
Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 49
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 49
4.2. Tình hình trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông .................................. 50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông .... 52
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CES-D

Diễn giải

Center for Epidemiological Studies Depression
Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm

DASS

Depression Anxiety Stress Scales
Thang đo trầm cảm lo âu căng thẳng

ĐLC

Độ lệch chuẩn

HS

Học sinh

ICD 10

International Classification of Disease-10
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần 10

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%.

OR

Odds Ratio
Tỷ số chênh


RADS

Reynolds Adolescent Depression Scale
Thang đo trầm cảm thanh thiếu niên Reynolds

SKTT

Sức khỏe tâm thần

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VTN

Vị thành niên

WFMH

World Federation for Mental Health
Liên đoàn sức khỏe tâm thần thế giới

WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ nặng của một giai đoạn trầm cảm .......................... 7
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của học sinh ...................................................... 32
Bảng 3.2. Đặc điểm dân tộc và tôn giáo của học sinh ........................................ 33
Bảng 3.3. Đặc điểm về sự phân bố theo trường học và khối lớp ........................ 34
Bảng 3.4. Đặc điểm về trình độ học vấn của cha mẹ học sinh ........................... 34
Bảng 3.5. Đặc điểm về nghề nghiệp của cha mẹ học sinh .................................. 35
Bảng 3.6. Đặc điểm tình hình trầm cảm ở học sinh ............................................ 36
Bảng 3.7. Liên quan giữa giới tính với trầm cảm ............................................... 37
Bảng 3.8. Liên quan giữa một số hành vi của học sinh với trầm cảm ................ 38
Bảng 3.9. Liên quan giữa tình trạng hơn nhân cha mẹ với trầm cảm ................ 39
Bảng 3.10. Liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình với trầm cảm ................ 39
Bảng 3.11. Liên quan giữa việc lớn lên bên cạnh cha mẹ ruột, số anh chị em trong
gia đình với trầm cảm ở học sinh ........................................................................ 40
Bảng 3.12. Liên quan giữa cảm nhận hạnh phúc gia đình với trầm cảm............ 40
Bảng 3.13. Liên quan giữa môi trường sống trong gia đình với trầm cảm......... 41
Bảng 3.14. Liên quan giữa các biến cố lớn xảy ra trong gia đình mà học sinh rất
khó khăn để vượt qua với trầm cảm .................................................................... 42
Bảng 3.15. Liên quan giữa những ngược đãi học sinh trải qua với trầm cảm .. 43
Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm khối lớp với trầm cảm ............................. 43
Bảng 3.17. Liên quan giữa những mâu thuẫn ở trường học với trầm cảm ......... 44
Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả học tập với trầm cảm .................................. 45
Bảng 3.19. Liên quan giữa áp lực học tập, gắn kết trường học với trầm cảm .... 45
Bảng 3.20. Liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội của học sinh với trầm cảm ............ 46
Bảng 3.21. Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa các biến liên quan với trầm cảm
ở học sinh ............................................................................................................ 47



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của học sinh ..................................................... 32
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nơi ở hiện nay của học sinh............................................ 33
Biểu đồ 3.3. Nơi học sinh tìm đến khi gặp vấn đề khó khăn về tâm lý ............. 35
Biểu đồ 3.4. Tình hình trầm cảm theo giới tính ................................................. 36
Biểu đồ 3.5. Tình hình trầm cảm theo khối lớp .................................................. 37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trầm cảm (depression disorder) là một trong những rối loạn sức khỏe
tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới.
Trầm cảm là bệnh rối loạn về khí sắc, có những đặc điểm nổi bật như tâm trạng
u uất, mất đi sự thích thú, niềm vui, hoạt động giảm sút, cảm thấy tội lỗi hoặc
tự ti về bản thân. Các vấn đề trên có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát thường
xuyên, dẫn tới mất khả năng duy trì các thói quen sinh hoạt và làm việc hằng
ngày. Trong tình huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [16].
Theo WHO, trong năm 2015 có khoảng 322 triệu người trên thế giới hiện
đang sống với trầm cảm, ước tính 4,4% dân số tồn cầu, tăng hơn 18% trong
khoảng từ năm 2005 đến năm 2015. Trầm cảm phổ biến hơn ở nữ (5,1%) so
với nam giới (3,6%). Trong số các trường hợp trầm cảm thì khu vực Đơng Nam
Á chiếm tỷ lệ cao nhất 27% (85,67 triệu người) [86]. Theo báo cáo thống kê
năm 2017, tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Bến Tre đã khám và điều
trị 263 bệnh nhân (60 bệnh nhân điều trị nội trú, 203 bệnh nhân điều trị ngoại
trú), cao hơn so với năm 2016 với 258 bệnh nhân. Trong số bệnh nhân trầm
cảm thì nữ nhiều hơn nam, bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất 65
tuổi [2].
Vấn đề trầm cảm ở trẻ vị thành niên đặc biệt là đối tượng học sinh rất đáng
quan tâm, vì đây là lứa tuổi mà các em khơng hồn tồn là trẻ em và cũng chưa

phải là người lớn, giai đoạn này các em phải trải qua nhiều thay đổi quan trọng
tâm sinh lý. Giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ về nhân
cách, trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, năng lực giải quyết vấn đề khó khăn
còn hạn chế, trước áp lực nhiều mặt của cuộc sống (quan hệ bạn bè, thầy cô, áp
lực học tập, thi cử, sang chấn tâm lý,…) dễ gây cho các em những rối loạn về
tâm thần, nổi bật hơn cả là bệnh trầm cảm. Nếu không được quan tâm và can


2

thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả không chỉ cho cá nhân trẻ, mà cịn có gia đình
các em và sẽ trở thành gánh nặng cho cộng đồng. Một trong những hậu quả
nghiêm trọng của trầm cảm là trẻ có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử.
Vấn đề bệnh trầm cảm ở học sinh, trẻ vị thành niên là một vấn đề mới, quan
trọng và có ý nghĩa to lớn cần được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bến
Tre. Trước thực trạng như thế nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
phòng chống bệnh trầm cảm ngày càng được hiệu quả, việc cần thiết là đánh
giá thực trạng bệnh trầm cảm, xác định được các yếu tố liên quan đến bệnh.
Chúng tơi triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm và
một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông tại tỉnh Bến Tre
năm 2018” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ học sinh trầm cảm tại các trường Trung học phổ thơng tại tỉnh
Bến Tre năm 2018.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh Trung học phổ thông
tại tỉnh Bến Tre năm 2018.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm
1.1.1. Định nghĩa
Trầm cảm (depression disorder) là hiện tượng ức chế của các quá trình
hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp
như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm
mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê, thích thú cũ, giảm tập trung
chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp bản thân. Quá trình suy nghĩ chậm
chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số
trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong
trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất
ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi
xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Bệnh nhân thường có hội
chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi [16], [32].
Người bệnh rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập, giảm khả
năng lao động, thích ứng, dần dần tách rời xã hội, chất lượng cuộc sống bị giảm
sút sau mỗi giai đoạn trầm cảm. Càng trở nên trầm trọng khi trầm cảm trở nên
mạn tính, người bệnh có nguy cơ tự sát cao khi bị trầm cảm tái diễn. Trầm cảm
gia tăng còn thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma tuý, không chỉ gây ra những
thiệt hại cho cá nhân, rối loạn trầm cảm còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống
của gia đình và xã hội. Do tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng các rối loạn
trầm cảm nó đã trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
một vấn đề thời sự đang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt
là hình thái lâm sàng, chẩn đốn, điều trị và nguy cơ tái phát [16], [32].
1.1.2. Các thể bệnh lâm sàng của rối loạn trầm cảm
1.1.2.1. Trầm cảm ẩn
Các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế nổi bật, trong khi các triệu chứng ức
chế cảm xúc, ức chế tư duy và ức chế vận động thì rất mờ nhạt, khơng thể nhận



4

ra. Biểu hiện chính là đau, thường gặp là đau ở ống tiêu hóa (bệnh nhân đi khám
siêu âm, nội soi nhưng khơng thấy tổn thương gì), đau vùng trước tim (điện
tim, siêu âm tim, MRI khơng gì bất thường)….Đau thường mơ hồ, không cố
định, không đặc trưng cho cơ quan nào và không đáp ứng với điều trị. Bệnh
nhân lo lắng về bệnh nhưng họ khơng nghĩ mình bị trầm cảm, không đi khám
chuyên khoa tâm thần. Khi khai thác bệnh nhân có nhiều triệu chứng như khí
sắc giảm, mất hứng thú, mệt mỏi và mất năng lượng, giảm khả năng chú ý, ăn
kém, ngủ kém. Khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thì các triệu chứng trên
biến mất [16], [32].
1.1.2.2. Trầm cảm paranoid
Bệnh còn được gọi là trầm cảm loạn thần, trầm cảm có hoang tưởng. Đây
là thể nặng của trầm cảm. Cần lưu ý rằng các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác
chỉ xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm nặng có loạn thần mà thơi. Phải chú ý
yếu tố bệnh sinh để phân biệt với tâm thần phân liệt. Trầm cảm paranoid có đặc
điểm như các ảo thanh phù hợp khí sắc (ảo thanh bình phẩm tiêu cực về bệnh
nhân), nặng nhất là ảo thanh ra lệnh tự sát; thể hoang tưởng bị theo dõi, bị hành
hạ, bị đầu độc [16], [32].
1.1.2.3. Rối loạn trầm cảm do bệnh cơ thể
Chẩn đoán rối loạn trầm cảm do một bệnh cơ thể nếu rối loạn cảm xúc
được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của một bệnh cơ thể như xơ vữa động mạch,
nhược giáp, viêm đa khớp dạng thấp, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo
đường,…thì cần căn cứ vào tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong các
bệnh cơ thể mạn tính nêu trên, có một tỷ lệ rất cao bệnh nhân bị trầm cảm. Các
trường hợp này được xem là trầm cảm thứ phát do bệnh cơ thể gây ra [16], [32].
1.1.2.4. Rối loạn trầm cảm do một chất
Nếu rối loạn trầm cảm được coi là hậu quả sinh lý của việc sử dụng một
chất (lạm dụng ma túy, một thuốc hoặc một chất độc) khi đó chẩn đốn sẽ là



5

trầm cảm do một chất. Phải có bằng chứng lâm sàng và các xét nghiệm chứng
tỏ rằng bệnh nhân có dùng một chất có thể gây ra trầm cảm (ví dụ: trầm cảm
xuất hiện trong thời gian cai heroin, khi đó bệnh sẽ là trầm cảm do cai heroin).
Các chất dễ gây ra trầm cảm nhất là ma túy nhóm opioid (morphin, heroin,
thuốc phiện,…), ma túy nhóm kích thích thần kinh (cocain, amphetamin) và
các dẫn xuất của nó (methamphetamin), rượu, corticoid,…[16], [32].
1.1.2.5. Rối loạn tâm thần do chấn thương tâm lý
Khi có chấn thương tâm lý đủ mạnh như mất người thân, chứng kiến tai
nạn giao thông, thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản.
Bệnh nhân thường có ý nghĩ mình vơ dụng, ý nghĩ tự buộc tội, cho rằng mình
đã có lỗi, thậm chí bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát…Những cơn trầm
cảm đầu tiên rất có thể có chấn thương tâm lý đi trước, nhưng nó chỉ đóng vai
trị là yếu tố thuận lợi. Ở những cơn trầm cảm sau xuất hiện khơng hề có chấn
thương tâm lý [16], [32].
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ vị thành niên
Tuổi vị thành niên (VTN) là thời kỳ phát triển đặc biệt- thời kỳ xảy ra
đồng thời hàng loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến
đổi tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Độ tuổi VTN chưa được thống nhất giữa
các nước, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10-19 tuổi là
độ tuổi vị thành niên. Tại Việt Nam, lứa tuổi VTN là từ 10 đến 18 tuổi và được
chia làm 3 giai đoạn: VTN sớm (từ 10 đến 13 tuổi), VTN giữa (từ 14 đến 16
tuổi), VTN muộn (từ 17 đến 18 tuổi) [4].
Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì.
Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các
em nam trong khoảng từ 12-17 tuổi. Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ
VTN tùy theo từng giai đoạn phát triển mà có những biến đổi về tâm lý khác
nhau [4].



6

Thời kỳ VTN sớm (từ 10 đến 13 tuổi)
- Bắt đầu ý thức mình khơng cịn là trẻ con, muốn được độc lập.
- Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn.
- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè.
- Quan tâm đến hình thức bên ngồi và những thay đổi của cơ thể.
- Tị mị, thích khám phá, thử nghiệm.
- Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng.
- Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng [4].
Thời kỳ VTN giữa (từ 14 đến 16 tuổi)
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể.
- Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự
kiểm sốt của gia đình.
- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa.
- Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu.
- Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
- Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi.
- Bắt đầu thử thách các qui định, giới hạn mà gia đình, xã hội đặt ra [4].
Thời kỳ VTN muộn (từ 17 đến 18 tuổi)
- Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
- Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, chú trọng mối quan hệ gia đình.
- Chú trọng mối quan hệ riêng tư giữa 2 người hơn quan hệ theo nhóm.
- Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn.
- Biết phân biệt tình bạn và tình u, cách nhìn nhận tình u mang tính

thực tế hơn, có xu hướng muốn thử nghiệm tình dục [4].


7

1.2. Các phương pháp xác định trầm cảm
1.2.1. Chẩn đoán bệnh trầm cảm trên lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng trầm cảm tại Việt Nam áp dụng các nguyên tắc chẩn
đoán được mô tả trong ICD-10 (International Classification Diseases-10). Theo
ICD-10, chẩn đoán xác định một giai đoạn trầm cảm dựa vào các triệu chứng.
Bệnh nhân thường phải chịu đựng 03 triệu chứng đặc trưng như:
- Khí sắc trầm: biểu hiện bằng nét mặt, dáng điệu buồn rầu, ủ rũ;
- Mất quan tâm thích thú: khơng quan tâm đến mọi việc, khơng cịn ham
thích gì kể cả vui chơi.
- Mất hoặc giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: dễ mệt
mỏi, khơng cịn sức lực chỉ sau một cố gắng nhỏ.
Và 07 triệu chứng phổ biến: Giảm sút tập trung và sự chú ý; Giảm sút tự
trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc đưa ra quyết định; Ý tưởng buộc tội
và khơng xứng đáng; Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan; Ý tưởng và hành
vi hủy hoại hoặc tự sát; Rối loạn giấc ngủ; Rối loạn ăn uống và thay đổi trọng
lượng cơ thể (5%).
Thời gian tối thiểu của cả giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất là 2 tuần.
Theo WHO, trầm cảm được chia ra 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng [32].
Bảng 1.1. Phân loại mức độ nặng của một giai đoạn trầm cảm (WHO) [16]
Phân loại
trầm cảm
Triệu chứng
chủ yếu

Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa


Trầm cảm nặng

Ít nhất 2

Ít nhất 2

Cả 3

Triệu chứng
phổ biến

Ít nhất 2

3 hoặc 4

Ít nhất 4

Độ nặng
của triệu chứng

Khơng có triệu
chứng nặng

Có thể có một
số triệu chứng
nặng

Tất cả các triệu
chứng đều nặng


Thời gian của bệnh

Ít nhất 2 tuần

Ít nhất 2 tuần

2 tuần hoặc ít hơn


8

1.2.2. Một số thang đo trong nghiên cứu trầm cảm ở cộng đồng
1.2.2.1. Thang đánh giá trầm cảm
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton ra đời năm 1960. Thang thể hiện
một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng
của tình trạng trầm cảm và sự chuyển biến trong quá trình điều trị. Phiên bản
gốc 21 đề mục (Hamilton, 1960), thang đo cải tiến có 17 đề mục (Hamilton,
1967) là những đề mục tốt nhất để đánh giá các triệu chứng của rối loạn trầm
cảm [3], [56].
Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck được Beck A.T. (Mỹ) phát triển
bắt đầu năm 1962, gợi ý từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, nhất
là từ liệu pháp tâm thần. Thang đo này được WHO công nhận để đánh giá trạng
thái trầm cảm và hiệu quả của phương pháp điều trị, gồm 21 câu hỏi đánh số
thứ tự từ 1 đến 21, mỗi câu có từ 4 đến 6 mục nhỏ, tổng cộng 95 mục [3], [10].
Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS là thang tự đánh giá
nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William
M. Reynolds xây dựng năm 1986, RADS phiên bản 2 ra đời năm 2004. RADS
được sử dụng cho thanh thiếu niên từ 11 đến 20 tuổi. RADS gồm 30 đề mục để
đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm theo bốn thành

phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự
đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể [68].
Thang đo trầm cảm cộng đồng PHQ-9 là thang tự đo lường mức độ trầm
cảm sử dụng rộng rãi trong việc sàng lọc bệnh trầm cảm ở cộng đồng. Được
phát triển vào giữa những năm 1990 bởi Pfizer Inc. PHQ-9 gồm 9 câu hỏi đề
cập đến triệu chứng, trạng thái tinh thần đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn chẩn
đoán trầm cảm DSM IV. Từng mục có thang điểm từ 0 đến 3 dựa trên mức độ
triệu chứng ảnh hưởng trong 2 tuần qua. Tổng điểm tất cả 9 câu sẽ dao động từ


9

0 đến 27. Phân loại trầm cảm dựa vào tổng điểm các câu trả lời, chia 5 mức:
không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, vừa, nặng vừa, nặng [28], [47], [51].
Thang đo trầm cảm CES-D thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát
bệnh tật của Mỹ, CES-D là bảng câu hỏi tự đánh giá, sử dụng để sàng lọc trầm
cảm và phát hiện những nguy cơ rối loạn trầm cảm. CES-D đánh giá mức độ
trầm cảm trong 1 tuần trước điều tra, gồm 20 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm từ
0-3 điểm dựa trên 4 mức độ biểu hiện [67], [75].
- Hầu hết hoặc mọi lúc (5-7 ngày).
- Thỉnh thoảng hoặc thời gian trung bình (3-4 ngày).
- Một vài hoặc ít thời gian (1-2 ngày).
- Hiếm khi hoặc không khi nào (ít hơn 1 ngày).
Điểm được tính từ 0-3 điểm tương ứng với 4 mức độ trả lời: hiếm khi đến
hầu hết mọi ngày. Riêng câu 4, 8, 12 và 16 trong thang đo mang ý nghĩa tích
cực nên được tính điểm bằng cách tính ngược lại từ điểm 3 cho câu trả lời hiếm
khi đến điểm 0 cho câu trả lời hầu hết mọi ngày. Tổng điểm dao động trong
khoảng 0-60 điểm. Nếu >5 câu hỏi trong thang đo khơng được trả lời thì sẽ
khơng được tính điểm. Nếu từ 1-5 câu khơng được trả lời sẽ tính điểm bằng
cách.

Tổng điểm x 20
Điểm =

Số câu được trả lời

CES-D đã được kiểm định và sử dụng rất nhiều trong các điều tra cộng
đồng với đối tượng VTN ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới [36], [54],
[88]. Các nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá độ tin cậy của thang đo này ở đối
tượng VTN với kết quả Cronbach’s α=0,82-0,89 [7], [25], [79]. Ưu điểm của
thang đánh giá này là được sử dụng ở cộng đồng để phân biệt các trường hợp
có nguy cơ trầm cảm cần có can thiệp tiếp theo, các câu hỏi trong thang đo ngắn


10

gọn, dễ sử dụng [13], [54], [67]. Chúng tôi nhận thấy đây là thang đo phù hợp
để đánh giá tình hình trầm cảm ở đối tượng HS THPT.
Điểm cắt được đề nghị cho thang điểm này là <16 là không có nguy cơ
trầm cảm, ≥16 là có nguy cơ trầm cảm [39], [67]. Trong nhiều nghiên cứu trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, các nhà nghiên cứu chọn điểm cắt ≥25 là trầm
cảm thật sự, với độ nhạy, độ đặc hiệu cao [7], [43], [79].
1.2.2.2. Thang đánh giá áp lực học tập
Thang đo áp lực học tập (Educational Stress Scale for Adolescents –
ESSA): Thang đo áp lực học tập trong thanh thiếu niên được phát triển bởi Sun
(2011) bao gồm 16 câu hỏi, mỗi câu được cho điểm từ 1-5 tương ứng 5 mức độ
thang đo Likert rất không đồng ý đến rất đồng ý, số điểm càng cao cho thấy HS
phải chịu áp lực học tập càng lớn với hệ số tin cậy nội tại Cronbach’s α=0,82.
Tổng điểm dao động từ 16-80 điểm. Điểm cắt được đề nghị là <50 (áp lực thấp),
50-58 (áp lực trung bình), >58 (áp lực cao). Thang đo này bao gồm 5 vấn đề về
áp lực học tập:

- Áp lực việc học (4 câu): câu 4, 5, 6, 11.
- Lo lắng về điểm số (3 câu): câu 8, 9, 10.
- Sự chán nản (3 câu): câu 1, 12, 13.
- Sự mong đợi ở bản thân (3 câu): câu 14, 15, 16.
- Khối lượng bài vở (3 câu): câu 2, 3, 7 [77].
Thang đo ESSA được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về áp lực học tập
ở HS Việt Nam với độ tin cậy Cronbach’s α=0,83-0,86 [7], [18], [78].
1.2.2.3. Thang đo gắn kết trường học
Thang đo sự gắn kết với trường học (School Connectedness Scale-SCS):
thang đo được phát triển bởi Resnick và cộng sự (1997) bao gồm 5 mục, sử
dụng thang điểm từ 0-4 tương ứng rất không đồng ý đến rất đồng ý. Với điểm
tích lũy từ 0 đến 20, điểm càng cao thì càng có nhiều sự gắn kết trường học.


11

Thang đo được các tác giả sử dụng với hệ số tin cậy nội tại cao Cronbach’s α=
0,79-0,82. Với điểm cắt được các tác giả xác định bằng cách lấy giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn [18], [58], [78].
1.2.2.4. Thang đo ngược đãi
Các hình thức ngược đãi: các câu hỏi thang đo lường ngược đãi 4 hình
thức (ngược đãi tình cảm, bỏ mặc, ngược đãi thể xác, lạm dụng tình dục) được
xây dựng, phát triển từ nhiều bộ câu hỏi khác nhau: thang đo RCT2 (the Revised
Conflict Tactics Scale), bộ câu hỏi JVQ (the Juvenile Victimization
Questionnaire), bộ câu hỏi CTQ (the Childhood Trauma Questionnaire) [34],
[37], [76]. Thang đo ngược đãi được áp dụng, hiệu chỉnh cho người Việt Nam
từ các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2006) với hệ số tin cậy nội tại
Cronbach's α cho từng hình thức ngược đãi dao động từ 0,63 đến 0,81 [41],
nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt (2009) [62], Lê Thị Ngọc Dung (2015) [8].
- Ngược đãi tình cảm bao gồm 7 giá trị: bị quát mắng; bị sỉ nhục; làm cho

cảm thấy có lỗi; làm cho xấu hổ trước mặt người khác; làm cho cảm thấy bản
thân là người xấu; không muốn bạn được sinh ra trên đời và bị dọa đánh hay
giết. Với 5 mức từ 1-5 điểm, tương ứng: 1-chưa bao giờ, 2-hiếm khi, 3-thỉnh
thoảng, 4-thường xuyên và 5-luôn luôn. Tổng điểm dao động từ 7 đến 35 điểm.
- Bỏ mặc là những trường hợp trẻ không nhận được sự chăm sóc từ người
thân gồm 7 giá trị: khơng được ăn no mặc dù gia đình có khả năng (trừ kiêng
ăn); phải mặc quần áo bẩn, rách rưới hoặc không đủ ấm; khơng được chăm sóc
đầy đủ khi bị bệnh; làm bản thân cảm thấy là người không quan trọng; không
được để ý đến; không gần gũi và không là chỗ dựa cho trẻ. Với 5 mức từ 1-5
điểm tương ứng: 1-chưa bao giờ, 2-hiếm khi, 3-thỉnh thoảng, 4-thường xuyên
và 5-luôn luôn. Tổng điểm dao động từ 7 đến 35 điểm.
- Ngược đãi thể chất gồm 6 giá trị: bị xơ đẩy, làm ngã hoặc bị ném vật gì
vào người; bị nhốt vào nơi chật hẹp; bị trói; bị đá vào người; bị tát hoặc bị đánh;


12

bị bóp cổ. Với 5 mức từ 1-5 điểm tương ứng: 1-chưa bao giờ, 2-hiếm khi, 3thỉnh thoảng, 4-thường xuyên và 5-luôn luôn. Tổng điểm dao động từ 6 đến 30
điểm.
- Lạm dụng tình dục bao gồm 8 giá trị: lời lẽ thơ tục về tình dục với bạn;
bắt nhìn phần kín của họ; bắt xem những cảnh về tình dục trên băng video, trên
báo ảnh; bắt xem những cảnh tình dục ngồi đời; bị người khác chạm vào phần
kín; bị ép sờ phần kín của người khác; bị ép quan hệ tình dục nhưng khơng
thành; bị ép quan hệ tình dục đã thành. Với 3 mức điểm: 1-chưa bao giờ, 2-một
lần và 3-trên một lần. Tổng điểm dao động từ 8 đến 24 điểm.
Ước lượng mức độ ngược đãi trong quần thể nghiên cứu, các nhà nghiên
cứu khuyến nghị điểm cắt ≥ trung bình + 1 độ lệch chuẩn để xác định những
trẻ gánh chịu mức độ ngược đãi nặng nề hơn [8], [41], [62].
1.2.2.5. Thang đánh giá hỗ trợ xã hội
Thang đo sự hỗ trợ xã hội (Multidimensional Scale of Perceived Social

Support-MSPSS): Zimet và cộng sự (1988) đã thiết kế bộ công cụ này đánh
giá sự hỗ trợ của xã hội, bao gồm 12 mục với hệ số Cronbach’s α=0,88. Thang
đo đánh giá 3 vấn đề: sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, người quan trọng khác.
- Sự hỗ trợ từ người quan trọng: gồm câu 1, 2, 5, 10.
- Sự hỗ trợ của gia đình: gồm câu 3, 4, 8, 11.
- Sự hỗ trợ của bạn bè: gồm câu 6, 7, 9, 12.
Thang điểm từ 1-7 tương ứng với từng mức độ trả lời rất rất không đồng
ý-rất rất đồng ý. Điểm càng cao chứng tỏ nhận được nhiều sự hỗ trợ. Đánh giá
mức độ hỗ trợ được xác định bằng cách lấy tổng điểm chia 12, đánh giá qua 3
mức 1-2,9 (hỗ trợ thấp); 3-5 (hỗ trợ trung bình); 5,1-7 (hỗ trợ cao) [92].


13

1.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm
1.3.1. Yếu tố thuộc về cá nhân
Giới tính: Đa số tác giả nhận xét, trầm cảm gặp ở HS nữ nhiều hơn ở HS
nam [6], [7], [79]. Điều này được lý giải do các yếu tố nội tiết thay đổi trong
quá trình phát triển và sinh sản. Ảnh hưởng của nội tiết đặc biệt liên quan đến
tuổi dậy thì. Trong cả nam và nữ có tỷ lệ trầm cảm như nhau trước khi dậy thì,
phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2-3 lần nam giới khi đến tuổi dậy thì.
Nhiều phụ nữ trải nghiệm những thay đổi tâm trạng trong khoảng thời gian kinh
nguyệt, sự dao động nội tiết tố xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng góp
phần vào hội chứng tiền kinh nguyệt biểu hiện bởi lo âu, trầm cảm, tính khí thất
thường xảy ra trước khi có kinh khoảng một tuần [16],[ 32]. Đối với nam giới,
trầm cảm không phải là hiếm gặp. Một số bằng chứng cho thấy trầm cảm ở nam
giới có liên quan đến việc sử dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện. Theo thống
kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm thì xu hướng
tự tử cao hơn [16].
Hành vi cá nhân: những người có hành vi có hại cho sức khỏe như dùng

rượu thường xuyên, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,…Đặc điểm chung của các
chất này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khối, hưng phấn nhưng
sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế
các hoạt động tâm thần [66]. Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát
bệnh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành nghiên cứu từ năm 2005-2008 cho thấy có sự
liên quan giữa trầm cảm và hút thuốc lá. Số điếu thuốc tăng theo tình trạng trầm
trọng của bệnh trầm cảm [52]. Theo Nguyễn Thanh Cao (2013) tỷ lệ trầm cảm
ở nhóm có sử dụng ma túy cao nhất (13,6%), dùng rượu thường xuyên (4,3%),
hút thuốc lá (2%) [5].


14

1.3.2. Yếu tố thuộc về gia đình
Kinh tế gia đình: mức sống nghèo liên quan đến những lo lắng, bế tắc
trong việc lo toan những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Nó đóng vai trị như
một sang chấn tâm lý mạnh, trường diễn cho người sống trong hoàn cảnh đó,
vì thế mà HS nghèo có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với đối tượng không nghèo.
HS nghèo hoặc gia đình kiếm tiền đủ sống có nguy cơ trầm cảm (44,4%) cao
hơn HS có điều kiến sống thoải mái/giàu (38,6%) [7].Trong tình trạng thu nhập
thấp và đặc biệt đối với dân cư sống dưới mức nghèo khổ bị stress nhiều nhất
(WHO 2009), nợ nần là yếu tố chủ yếu gây tình trạng tâm lý căng thẳng, hình
thành các rối loạn tâm thần [86].
Hạnh phúc gia đình: một số đặc điểm như HS sống chung với ai trong
gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, HS từ những gia đình tan vỡ có cha
mẹ ly dị, khơng sống chung với cha hoặc mẹ, con cái cãi nhau liên tục với cha
mẹ thì có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với những HS khác [20]. Theo
Nguyễn Thanh Hương (2009), mối quan tâm chăm sóc của cha mẹ là yếu tố
bảo vệ làm giảm sự trầm cảm và lo âu ở trẻ VTN. Nghiên cứu của Rigby (2007)
trên 1.432 HS THCS tuổi 12-16 tại thành phố Adelaide của Úc cho thấy SKTT

kém có liên quan đến sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ [14], [69].
Mơi trường sống gia đình có ảnh hưởng đến vấn đề trầm cảm ở HS. Theo
một số nghiên cứu, HS lớn lên phải sống với người nghiện rượu, nghiện ma
túy, HS thường xuyên bị gia đình văng tục, chế giễu, làm nhục hoặc bị đánh
đập là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm [7], [18], [79]. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Tấn Đạt ghi nhận HS sống trong gia đình có người nghiện
rượu tăng nguy cơ trầm cảm gấp 1,83 lần; HS sống trong gia đình có người
nghiện ma túy tăng nguy cơ trầm cảm gấp 5,14 lần; HS bị gia đình thường
xuyên văng tục, chế giễu, làm nhục tăng nguy cơ trầm cảm 2,69 lần; HS bị gia
đình thường xuyên bị đánh đập tăng nguy cơ trầm cảm 2,98 lần (p<0,05) [7].


15

Tiền sử gia đình và yếu tố di truyền: người họ hàng mức độ 1 (cha, mẹ,
con, anh, chị em ruột) của người mắc trầm cảm có nguy cơ bị trầm cảm cao
hơn người bình thường từ 2-3 lần. Nghiên cứu về các cặp sinh đôi: Những cặp
sinh đôi cùng trứng, nếu một người bị trầm cảm thì nguy cơ người kia mắc bệnh
là 50%. Cịn những cặp sinh đơi khác trứng, nếu một người bị trầm cảm thì
nguy cơ người còn lại bị chỉ là 10-25%. Nghiên cứu ở gia đình có cả bố và mẹ
bị rối loạn trầm cảm thì có tới 50-70% các trường hợp con cái của họ cũng mắc
bệnh [16], [24]. Kết quả nghiên cứu Kim Bảo Giang (2013), tỷ lệ trầm cảm ở
người có tiền sử gia đình về bệnh tâm thần là 8,8% cao gấp 2 lần so với người
khơng có tiền sử gia đình về các bệnh tâm thần [9].
Sang chấn tâm lý liên quan đến người thân: Cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng của những sang chấn trong cuộc sống khi chẩn đốn trầm cảm. Những
sang chấn nặng, cấp tính như người thân qua đời hay thiên tai thảm khốc... hoặc
những sang chấn không nặng nhưng kéo dài, trường diễn như mệt mỏi trong
quan hệ gia đình, bệnh nặng kéo dài...
1.3.3. Yếu tố thuộc về nhà trường

Khối lớp: khối lớp càng cao tương ứng với sự gia tăng nội dung chương
trình học, càng về cuối cấp HS phải nổ lực để đạt kết quả thật tốt, có thể lựa
chọn được trường danh tiếng, ngành nghề mình mong muốn. Việc này địi hỏi
HS phải học tập thật nhiều, áp lực học tập cao làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt (2003) ở HS THPT ghi nhận có sự tăng lên tỷ
lệ trầm cảm theo khối lớp, lớp 10 (6,4%), lớp 11 (8,9%), lớp 12 (11,3%) [6].
Sự gắn kết trường học: được thể hiện qua cảm nhận của HS về trường
học và con người ở đây. HS cảm thấy gần gũi với mọi người; cảm thấy thích
thú khi là HS của trường; trường học là nơi an toàn, HS được đối xử thật công
bằng ở trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy HS ít có sự gắn kết với trường học
có nguy cơ trầm cảm cao HS có sự gắn kết mạnh với trường học [7],[ 18].


16

Quan hệ với thầy cô, bạn bè: Quan hệ giữa thầy cô giáo, nhân viên nhà
trường với HS, các em thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ ít bị trầm
cảm hơn HS chưa từng nhận giúp đỡ. Bên cạnh đó, những HS hay bị thầy cơ la
mắng, hăm dọa, sỉ nhục, các hình phạt về thể chất (phạt đứng, quỳ, đánh bằng
thước,…) có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn [7], [18]. Những HS thỉnh thoảng/
thường xuyên bị bắt nạt có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,7 lần HS chưa từng bị
bắt nạt (p=0,05) [18].
Áp lực học tập: HS hằng ngày phải đối mặt với nhiều bài học ở trường,
nhiều bài tập về nhà, nhiều bài kiểm tra, nhiều kỳ thi; HS thất vọng về điểm
học tập của bản thân, cảm thấy kết quả học tập của mình làm thầy cơ, cha mẹ
thất vọng nhiều; HS lo lắng kết quả học tập thua kém bạn bè, điều đó sẽ ảnh
đến cuộc sống tương lai của mình...Tất cả gây nên sức ép rất lớn, tác động xấu
đến SKTT của HS. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả học tập học kỳ
trước càng thấp thì nguy cơ trầm cảm HS càng cao [7],[ 18],[ 20].
1.3.4. Yếu tố thuộc về cộng đồng và xã hội

Sự hỗ trợ của nhà trường, cộng đồng, xã hội trong công tác tư vấn, hỗ trợ
tâm lý HS đáp ứng các nhu cầu của các em như tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính,
hơn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản VTN phù hợp với lứa tuổi; tư vấn, giáo
dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa; phịng, chống bạo lực, xâm hại và xây
dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện; tư vấn tăng cường
khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy
cơ, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác,…
Các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục thể thao, diễn đàn giao lưu
và hoạt động xã hội khác mà các em có thể dễ dàng tìm đến. Từ đó giúp các em
phát triển kỹ năng, rèn luyện nhân cách, xây dựng đời sống tinh thần khỏe
mạnh.


×