Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường thcs thuộc tỉnh ninh thuận năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.62 KB, 90 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất và có ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ con người. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, tổ chức
y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh sâu răng vào hàng thứ ba trong bảng xếp
hạng bệnh tật vì mức độ phổ biến (chiếm 90-99% dân số), thời gian mắc bệnh
sớm, ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi) và chi phí cho khám, chữa bệnh
rất lớn (vượt quá khả năng chi trả của mọi chính phủ, kể cả các nước phát
triển).[16]
Trong hơn 3 thập niên qua, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc
giải thích bệnh căn của sâu răng và nhiều nước đã triển khai nhiều biện pháp
phòng chống sâu răng thích hợp, nhờ đó mà các nước phát triển như
Australia, Mỹ, Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu tỷ lệ bệnh sâu răng có xu
hướng giảm dần, có nước các chỉ số đánh giá sâu răng đã giảm xuống còn
một nửa so với trước [23], [26], [27]. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy ở
các nước đang phát triển như Ảrập Xêút, Ấn độ, Nigeria, Ghana thì tỷ lệ
bệnh sâu răng còn rất cao và có xu hướng gia tăng [17], [18], [30].
Việt Nam là nước đang phát triển, trong hơn 10 năm qua, do điều kiện
kinh tế xã hội phát triển, chế độ dinh dưỡng của người dân có nhiều thay đổi
như việc sử dụng nhiều đường, sữa trong khi đó, người dân chưa nhận thức
đầy đủ về tác hại của bệnh sâu răng. [16] Nhiều công trình nghiên cứu đã cho
thấy tại nhiều địa phương, nhiều vùng khác nhau tỷ lệ bệnh sâu răng và chỉ số
sâu mất trám có xu hướng gia tăng [1], [13], [14]. Năm 1990, theo kết quả
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ nhất, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn
ở lứa tuổi 12 là 57,33%, ở lứa tuổi 15 là 60,0%[16]. Năm 2001, theo kết quả
điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần thứ 2 ở lứa tuổi 6-8 tuổi tỷ lệ sâu
răng sữa là 84,9 %, sâu răng vĩnh viễn là 25,5%, ở lứa tuổi 12-14 tỷ lệ sâu
1
răng vĩnh viễn là 64,1% [14]. Để giải quyết tình trạng này nhiều năm qua,
ngành răng hàm mặt đã thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng
miệng ban đầu mà trọng tâm là công tác nha học đường với 4 nội dung: giáo
dục nha khoa, dùng nước súc miệng có fluor 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và


điều trị sớm các bệnh răng miệng tại trường học. Ở những nơi triển khai tốt
công tác này đó mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả
của công tác này có khác nhau ở từng địa phương, một phần nguyên nhân là
do kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở
từng lúc, từng nơi. Trong độ tuổi học sinh THCS, nhìn chung song song với
kiến thức văn hoá thì kiến thức về sức khoẻ răng miệng cũng có tiến bộ hơn
bậc tiểu học.
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ với dân số hơn
570 ngìn người, điều kiện kinh tế đang còn nhiều khó khăn.Bệnh sâu
răng,viêm lợi rất phổ biến nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt nên việc phòng
và chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức.Thành Phố Phan Rang có
9.trường THCS với 1500 học sinh. Huyện Ninh Hải là một huyện nghèo,đời
sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn,ở đây có 11 trường THCS với
5956 học sinh.Với hai địa điểm nay trương trình nha học đường chưa được
quan tâm và triển khai, đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng sâu
răng, viêm lợi và một số yếu tố có thể liên quan đến bệnh răng miệng của học
sinh ở hai địa điểm trên một cách có hệ thống. Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên
quan ở học sinh tại 4 trường THCS thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2012”.
Với hai mục tiêu:
1- Xác định tỉ lệ sâu răng, viêm lợi ở học sinh tại 4 trường THCS
thuộc tỉnh Ninh Thuận.
2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi ở nhóm
học sinh trên.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH SÂU RĂNG
1.1.1. Định nghĩa [11]
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng

bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên
quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là
quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
1.1.2. Bệnh căn, bệnh sinh [6], [7], [11]
Trước năm 1970: Sâu răng được coi là một tổn thương không thể hồi
phục, và khi giải thích bệnh căn của sâu răng người ta dùng sơ đồ Keys, chú ý
nhiều tới chất đường và vi khuẩn Streptococcus mutans, nên việc phòng bệnh
sâu răng tập trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng
kỹ nhưng hiệu quả phòng sâu răng vẫn hạn chế.
Hình 1.1 Sơ đồ Keyes [6]
3
Đường
Vi khuẩn
Răng
Sõu
răng
- Sau năm 1975: Sâu răng được coi là một bệnh do nhiều nguyên nhân
gây ra, có thể chia làm 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ
Nhóm chính: có 3 yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra
* Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus
mutans là thủ phạm chính
* Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành
acide do tác động của vi khuẩn.
* Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng.
Ở đây người ta thấy men răng giữ một vai trò trọng yếu.
Nhóm yếu tố phụ: vai trò của nước bọt, di truyền, đặc tính sinh hoá cuả
răng…Nhóm này tác động làm tăng hay giảm nguy c¬ sâu răng.
Cũng từ sau năm 1975, White đã thay thế vòng tròn chất đường của sơ
đồ Keyes bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt, pH của

dòng chảy môi trường quanh răng vµ vai trß cña Fluor.

Hình 1.2. Sơ đồ White [6]
4
ChÊt nÒn
Vi khuÈn
R¨ng
SR
Chất nền
1.1.2.1. Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng:
Mảng bám răng là một màng mỏng bám trên bề mặt răng có chứa nhiều
vi khuẩn nằm trên khung vô định hình từ mucoid nước bọt và polysaccharide
(glucan) của vi khuẩn ngoài bào. Các acid sinh ra từ các chất có trên mảng
bám răng có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh sâu răng.
* Quá trình hình thành mảng bám răng
Trên bề mặt men răng sạch sau vài giây trong môi trường miệng sẽ được
bao phủ một lớp màng dính glycoprotein có nguồn gốc từ nước bọt. Khoảng
hơn 2 tiếng sau, các cầu khuẩn bắt đầu bám trên màng dính. Sau 24 tiếng,
Streptococcus chiếm tới 95% các chủng vi khuẩn nuôi cấy được trên mảng
bám. Sau 7 ngày Streptococcus cũng là chủng vi khuẩn chiếm ưu thế sau đó
các vi khuẩn sợi yếm khí xuất hiện. Vi khuẩn sợi yếm khí chiếm ưu thế ở
ngày thứ 14. Vi khuẩn thường xếp song song hoặc theo kiểu hàng rào bắt đầu
từ lớp sâu của mảng bám, bao gồm cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn và vi
khuẩn sợi. Vi khuẩn thường tập trung dày đặc nhất ở sát bề mặt men răng, dãn
ra ở phía tiếp xúc với nước bọt.
* Vai trò gây bệnh của mảng bám
Các chất đường từ thức ăn sẽ nhanh chóng khuyếch tán vào mảng bám,
được vi khuẩn chuyển hoá thành acid (chủ yếu là acid lactic, ngoài ra còn có
acid acetic và acid propionic). pH của mảng bám có thể giảm xuống tới 2 sau
10 phút ăn đường, mật độ tập trung cao của vi khuẩn trên mảng bám có vai

trò quan trọng trong hiện tượng giảm nhanh chóng pH ở mảng bám. Sau
khoảng 30- 60 phút, pH trở về chỉ số ban đầu do sự khuyếch tán của đường và
các acid mảng bám ra môi trường miệng và sự khuyếch tán của các ion chất
đệm từ nước bọt vào mảng bám. Các ion chất đệm này có vai trò hoà loãng và
trung hoà acid trong mảng bám. Nếu pH tới hạn của mảng bám < 5.5 thì sẽ
gây hiện tượng mất khoáng men răng
5
* Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh trong mảng bám
1. Streptococcus mutans: có khả năng gây sâu răng cao nhất trong
nghiên cứu thực nghiệm trên động vật.
2. Các chủng vi khuẩn khác như S. sanguis, S. mitis, S. oralis và các
loại Actinomyces và Lactobacillus cũng gây sâu răng trờn thực nghiệm.
Actinomyces đặc biệt có vai trò quan trọng trong sâu chân răng, kết hợp cùng
các chủng S. mutans và Lactobacillus. Do S. mutans và Lactobacillus có vai
trò chớnh gõy sâu răng nên trong điều tra dịch tễ học, người ta dùng test sàng
lọc đơn giản đánh giá mức độ của 2 vi khuẩn này trong nước bọt như là yếu
tố chỉ điểm bệnh sâu răng đang hoạt động.
1.1.2.2. Vai trò của carbohydrate
- Các loại carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau.
Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác.
Glucose, maltose, fructose galactose và lactose cũng có khă năng gây sâu răng
cao trong nghiên cứu thực nghiệm.
- Có thể chia thành 2 loại: đường nội sinh (đường trong hoa quả và rau) và
đường ngoại sinh (đường bổ sung, nước quả, sữa). Đường ngoại sinh có khả
năng gây sâu răng cao hơn do vậy nên giảm đường ngoại sinh trong chế độ ăn.
- Tỷ lệ sâu răng phụ thuộc vào cách thức và tần suất ăn đường hơn là
tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi người. Nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn khi ăn
đường giữa các bữa ăn (cung cấp carbohydrate dự trữ cho sự chuyển hoá của
vi khuẩn trên mảng bám) và khi ăn các loại đường dính trên bề mặt răng.
1.1.2.3. Các yếu tố bệnh nguyên khác

* Các yếu tố nội sinh của răng
Men răng: Khả năng hoà tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ fluor của
men răng do các tinh thể fluorapatite ít bị hoà tan bởi acid hơn các tinh thể
hydroxyapatite khi pH trên 4,5 (đây là pH tới hạn của fluorapatite).
6
Nồng độ ion fluor trong cấu trúc men răng có thể lên tới 2500- 4000
p.p.m (132-210àmol/l), nhưng nồng độ trong nước bọt chỉ ở mức 0,03 p.p.m
(1,6àmol/l). Do vậy sự kết hợp của ion fluor vào cấu trúc răng trong quá trình
phát triển hoặc sử dụng fluor tại chỗ sau khi răng mọc làm giảm sự huỷ
khoáng và tăng khả năng tái khoáng men răng.
- Hình thể răng: Răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự
tập trung mảng bám.
- Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám.
* Các yếu tố ngoại sinh
- Nước bọt: đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi các acid
gây sâu răng nhờ các yếu tố sau:
+ Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên
để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng.
Bằng chứng lâm sàng là chứng khô miệng (xerostomia) do tia xạ, do dùng thuốc
hoặc một số bệnh lý toàn thân có tỷ lệ sâu răng rất cao và nặng nề
+ Cung cấp các ion Ca
2+
, PO
4
3-
và Fluor để tái khoáng hoá men răng,
các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm
+ Tạo một lớp màng mỏng có vai trò như một hàng rào bảo vệ men
răng khỏi pH nguy cơ. Hàng rào này ngăn cản sự khuyếch tán của các ion
acid vào răng và các sản phẩm hoà tan từ apatite ra khỏi mô răng. Nó có thể

ức chế sự hình thành cao răng từ các ion calci và phosphate quá bão hòa trong
nước bọt.
+ Cung cấp các kháng thể IgG, IgM đề kháng vi khuẩn
Số lượng và chất lượng nước bọt thay đổi trong ngày, tăng vào ban ngày
và giảm trong đêm. Nước bọt không kích thích chứa ít chất đệm bicarbonate
và ion calci hơn so với ion phosphate. Nồng độ chất đệm bicarbonate có thể
tăng lên 60 lần khi có kích thích, ion calci tăng nhẹ, ion phosphate không
tăng. Giảm dòng chảy nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng
7
- Chế độ ăn: Chế độ ăn có chứa nhiều phosphate có thể giảm tỷ lệ sâu
răng. Tăng chất béo trong khẩu phần ăn có thể làm giảm tác động của các tác
nhân gây sâu răng. Ăn nhiều đường, nhất là ăn thường xuyên giữa các bữa ăn
chính làm tăng nguy cơ sâu răng. Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, đặc biệt
là ở trẻ nhỏ, bú bình kéo dài với sữa và các chất ngọt trong khi ngủ làm tăng
tỷ lệ sâu răng gây nên hội chứng bú bình.
- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, hàn răng không đúng cách sẽ
làm tăng sự lưu giữ thức ăn, mảng bám vi khuẩn do đó dễ làm tăng nguy cơ
sâu răng .
- Yếu tố di truyền: như hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm
với vi khuẩn Tuy nhiên nó chỉ tác động rất nhỏ so với yếu tố môi trường.
những gia đình có bố mẹ bị sâu răng nhiều thì con cái cũng có nguy cơ sâu
răng nhiều vì bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng.
* Miễn dịch với bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng có liên quan tới sự hình thành các kháng thể kháng S.
mutans trong nước bọt và trong huyết thanh, nhưng miễn dịch tự nhiên này rất
ít hiệu quả. Cơ chế miễn dịch trong bệnh sâu răng vẫn chưa được biết cụ thể.
1.1.2.4. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng
* Sự huỷ khoáng
Hydroxyapatite (Ca
10

(PO
4
)
6
(OH)
2
)và Fluorapatite - thành phần chính
của men, ngà bị hoà tan khi pH giảm dưới mức pH tới hạn. pH tới hạn của
hydroxyapatite là 5,5 và pH tới hạn của fluorapatite là 4,5.
* Sự tái khoáng
Quá trình tái khoáng ngược với quá trình huỷ khoáng, xảy ra khi pH
trung tính, có đủ ion Ca
2+
và PO
4
3-
trong môi trường nước bọt.
Fluor + Hydroxyapatite → Fluoro Apatite có sức đề kháng cao hơn, có
khả năng đề kháng sự phá huỷ của H
+
→ chống sâu răng.
8
Hỡnh 1.3. S túm tt c ch sõu rng [7]
C ch sinh bnh hc ca sõu rng c th hin bi s mt cõn bng
gia quỏ trỡnh hy khoỏng v tỏi khoỏng. Nu quỏ trỡnh hy khoỏng ln hn
quỏ trỡnh tỏi khoỏng thỡ s gõy sõu rng.
Sõu rng = Hy khoỏng > Tỏi khoỏng
1.1.3. Cỏc phõn loi bnh sõu rng [2]
Tu theo tỏc gi m cú nhiu cỏch phõn loi khỏc nhau nhng c bn vn
da trờn 5 loi l hn ca Black. Theo din bin sõu rng, cú: sõu rng cp tớnh

v sõu rng món tớnh. Theo mc tn thng, cú: sõu men, sõu ng nụng, sõu
Cỏc yu t bo v:
+ Nc bt, dòng chảy nớc bọt
+ Kh nng khỏng acid ca men
+ Fluor cú b mt men rng
+ Trỏm bớt h rónh
+ Ca
++
, PO4
3-
quanh rng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng tốt
Cỏc yu t gõy mt n nh lm sõu rng:
+ Mng bỏm vi khun
+ Ch ăn đờng nhiều lần
+ Nc bt thiu, giảm dòng
chảy nớc bọt hay acid
+ Acid t d dy tro ngợc
+ pH < 5
+ Vệ sinh răng miệng kém
9
ngà sâu. Theo bệnh sinh, có: sâu răng tiên phát, sâu răng thứ phát, sâu răng tái
phát. Phân loại theo mức độ tổn thương được ứng dụng nhiều nhất
- Sâu men(S1): tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng
rõ. Khi chúng ta nhìn thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đường
men ngà.
-Sâu ngà: khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu
ngà. Sâu ngà được chia làm 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3), đây
là 2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.

* Các phân loại mới về bệnh sâu răng [11], [31]
Ngày nay các tác giả thường sử dụng 2 bảng phân loại mới để chẩn đoán
và điều trị đó là: phân loại theo site and size, phân loại theo Pitts
* Phân loại theo “Site and size”(dựa vào vị trí và mức độ tổn thương)[11]
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng
Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể
tái khoáng
2: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu
còn đủ, cần tạo lỗ hàn
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các
phương tiện lưu giữ cơ sinh học
10
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu
giữ cơ học hoặc phục hình
Để đáp ứng nhu cầu dự phòng cá nhân Brique và Droz đã bổ sung thêm cỡ 0,
là những tổn thương có thể chẩn đoán được và có khả năng tái khoáng hoá
được
* Phân loại theo Pitts:
Hình 1.4. sơ đồ phân loại của Pitts [31]
11
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
(International Caries Detection and Assessment System)[31]
Mã số Mô tả
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh

2 Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men ( không lộ ngà)
4 Có bóng đen bên dưới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5 Có lỗ sâu lộ ngà răng
6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng
1.1.4 Dịch tễ học sâu răng
* T×nh h×nh s©u r¨ng ë trÎ em trªn thÕ giíi
Tại hội nghị Alma Ata (1978), WHO đã công bố có hơn 90% dân số thế
giới mắc bệnh sâu răng và đã phát động chương trình hành động vì sức khỏe
răng miệng cho con người đến năm 2000. Đồng thời có chương trình giúp đỡ
cho tất cả các nước trên thế giới triển khai chương trình này. Qua hai thập kỷ,
chương trình này đã phát huy được hiệu quả to lớn ở nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam. Việc triển khai chương trình phòng bệnh răng miệng phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ở mỗi nước, nên kết quả
thực hiện còn ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh răng miệng trên thế giới ngày
nay có hai khuynh hướng rõ rệt.
Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng
rất nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có từ 8-10 răng sâu hoặc đã bị
mất do sâu. Sau một thời gian tích cực sử dụng fluor dưới nhiều hình thức để
phòng sâu răng ở các nước này đang có sự giảm rõ rệt về sâu răng như Mỹ,
các nước Bắc Âu, Anh [6], [37].
12
Ở các nước đang phát triển: Thập kỷ 1960 tình hình sâu răng ở mức thấp
hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMFT tuổi 12 ở thời kỳ này từ
1,3-3,0; thậm chí một số nước dưới 1,0 như Thái Lan, Uganda, Zaire. Gần
đây, sâu răng có chiều hướng tăng lên trừ một số nước như Hồng Kông,
Singapore, Malayxia [6], [37].
Hình1.5. Khuynh hướng phát triển của bệnh sâu răng [35]
Chỉ số DMFT ở một số nước như sau [36]:
ÚC 1997 4,8

2000 0,8
Nhật 1957 2,8
1993 3,6
Đan Mạch 1980 5,0
2003 0,9
Đức 2005 0,7
Ý 2004 1,1
* Tình hình sâu răng ở Việt Nam
13
C¸c n*íc ph¸t triÓn
RÊt cao
( >6,6)
Cao
( 4,5-6,5)
Trung b×nh
(2,7-4,4)
ThÊp
(1,2-2,6)
RÊt thÊp
( 0-1,1)
C¸c n*íc ®ang ph¸t triÓn
Theo kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 1,
năm 1990[15]:
Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng: 55,69% Chỉ số DMFT là 1,82
Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng: 60,33% Chỉ số DMFT là 2,16.
Theo kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2,
năm 2002 [22]:
Ở nhóm tuổi 12: Tỷ lệ sâu răng: 56,60% Chỉ số DMFT: 1,87
Ở nhóm tuổi 15: Tỷ lệ sâu răng: 67,60% Chỉ số DMFT: 2,16
Qua đó cho thấy sâu răng tăng dần theo tuổi cả về tỷ lệ sâu răng và chỉ

số DMFT [15]. Nhìn chung, những năm 1980 và 1990, sâu răng ở Việt Nam
có xu hướng tăng và không đều ở các vùng, miền trong cả nước [22].
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sâu răng
Các yếu tố nguy cơ được phân chia thành các nhóm sau [16]:
- Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống.
- Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
- Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ, của cha mẹ học sinh.
Các tác giả thường mô tả các yếu tố nguy cơ, không phân tích sâu về các
mối liên quan giữa chúng và bệnh sâu răng ở trẻ em [16].
1.1.5.1. Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các tập quán ăn uống
liên quan đến bệnh sâu răng ở trẻ em như tần xuất sử dụng các đồ ăn thức
uống có nhiều đường, ăn thêm bữa phụ buổi tối, đồ ăn thức uống nóng lạnh,
đồ ăn cứng, tiền sử bú bình, khẩu phần ăn:
Al Ghanin đã phân tích đa biến về các mối liên quan giữa chế độ ăn
có nhiều sữa hộp, tần suất sử dụng đồ ăn uống ngọt, trẻ có tiền sử bú
14
bình với các bệnh sâu răng và sâu-mất-trám răng, kết luận rằng những
yếu tố này liên quan chặt chẽ với các bệnh sâu răng [24]. Okeigbemen
nghiên cứu ở Nigeria năm 2004 cho thấy tỷ lệ học sinh có ăn phụ buổi
tối là rất cao 87,5% nhưng tỷ lệ sâu răng ở đây lại thấp. Điều này có thể là do
những trẻ này sử dụng bàn chải răng cao (95,8%) [29].
Petersen và CS nghiên cứu ở Thái Lan (2001) báo cáo tỷ lệ sử dụng đồ
uống ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường, chè đường, nước ngọt và liên
quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70-96,3% tùy độ tuổi và chỉ số DMFT là 8,1
răng/học sinh. Đồng thời tác giả cũng nêu lên tập quán sử dụng đồ ngọt nhiều
ở những người theo đạo Hồi và đặc biệt là ở nữ học sinh [30].
Theo Trần Văn Trường và CS, tỷ lệ trẻ em sử dụng đồ uống có ga, có
đường, nước hoa quả, nước chè, ăn kem, ăn bánh quy, ăn kẹo, bổ sung đường vào
đồ ăn là khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu được trình bảy ở bảng dưới đây [22]:

Bảng 1.2. Tỷ lệ học sinh có sử dụng đồ ngọt ít nhất 1 lần/ ngày
Tuổi
Nước
có ga
Nước
hoa
quả
Sữa bò
Nước
chè
Kem
Bánh
quy
Kẹo
6-8 78,8 83,0 68,0 46,9 66,7 67,4 64,4
9-11 66,4 71,9 65,7 35,3 58,7 58,7 62,6
12-14 67,9 61,7 71,4 36,4 63,3 63,3 66,0
15-17 68,7 55,1 61,4 45,2 61,5 61,5 57,9
1.1.5.2. Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc vệ sinh răng miệng
Một số tác giả nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu về các yếu tố
chăm sóc răng miệng như hiểu biết về chăm sóc răng, khám định kỳ răng, thói
15
quen chải răng, tuổi sử dụng bàn chải, thuốc, vật liệu chải răng:
Rao và CS cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học sinh có chải răng ít
nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc đánh răng, 3,1% dùng
tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [32].
Okeigbemen và CS thông báo 81,4% học sinh chưa bao giờ được khám
răng tại các cơ sở y tế, 95,8% có sử dụng bàn chải răng [16].
Petersen và CS cũng thông báo tỷ lệ học sinh chải răng 1 lần/ngày là
88% [30].

David và CS cho rằng trẻ không sử dụng bàn chải răng thì có nguy cơ
sâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác [28].
Trần Văn Trường và CS cũng thông báo về tỷ lệ học sinh chải răng,
dùng kem chải răng, nước súc miệng, số lần chải răng/ngày và đặc biệt là mô
tả hành vi chăm sóc răng miệng. Kết quả nghiên cứu như sau [21] [22]:
Bảng 1.3. Tỷ lệ học sinh chăm sóc răng miệng ở Việt Nam năm 2002
Tuổi
Chải răng
hôm trước
Dùng kem
chải răng
Dùng
nước súc
miệng
Chải răng
1 lần/ngày
Chưa từng
được
khám
răng
6-8 87,1 94,5 45,1 41,7 63,3
9-11 91,9 92,2 47,6 42,6 61,6
12-14 97,8 90,4 45,0 41,1 74,0
15-17 99,5 93,2 38,7 42,4 69,6
1.2. Bệnh viêm lợi:
1.2.1. Giải phẫu lợi:
Bao gồm lợi tự do và lợi bám dính.
- Lợi tự do: gồm có bờ lợi tự do (đường viền lợi) và nhú lợi (núm lợi).
Bình thường lợi tự do hình lượn sóng ôm sát xung quanh một phần thân răng
16

và cổ răng. Đường viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần
kẽ giữa hai răng đứng cạnh nhau. Mặt trong của đường viền lợi và núm lợi
cùng với phía ngoài của thân răng có khe hở gọi là khe lợi. Khe này sâu 0,5 -
1mm. Khi răng mới mọc có thể có chiều sâu 0,8 - 2mm. Đáy khe lợi ở ngang
cổ răng.
- Lợi bám dính: Vùng lợi dính hơi gồ lên, nối tiếp từ phần lợi tự do đến
phần niêm mạc di động.
1.2.2. Sinh bệnh học viêm lợi :
Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao, ở trẻ em chủ yếu
là bệnh viêm lợi.
Bệnh quanh răng do nhiều nguyên nhân như thiếu sinh tố, sang chấn
khớp cắn, vi khuẩn và VSRM kém trong đó vi khuẩn và VSRM kém tạo
nên cặn bám răng là nguyên nhân chính.
Cặn bám răng hình thành trên bề mặt răng ngay sau khi ăn. Cặn bám
răng được hình thành và phát triển khi môi trường trong miệng giàu chất dinh
dưỡng, nhất là đường Saccharose. Lúc đầu cặn bám là vô khuẩn, về sau vi
khuẩn xâm nhập và phát triển thành mảng bám vi khuẩn (MBVK) sau 2 giờ.
Ở giai đoạn này, các cặn bám dễ dàng được làm sạch bằng cách chải răng.
Thành phần trong cặn bám răng: vi khuẩn chiếm chủ yếu đến 70% trọng
lượng, còn 30% là chất tựa hữu cơ. Các vi khuẩn này xâm nhập vùng quanh
răng gây viêm, phá hủy tổ chức. Tác động của chúng có thể là trực tiếp do
hoạt động của vi khuẩn sản sinh ra các men, nội độc tố, các sản phẩm đào
thải hoặc gián tiếp do vai trò kháng nguyên của chúng.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi cặn bám răng hình thành được 7 ngày.
Ở thời kỳ răng sữa : Lợi xung quanh các răng sữa có khả năng đề kháng
17
được với viêm gây ra do mảng bám. Khi ngừng chải răng 3 tuần thì có sự
khác nhau về đáp ứng ở tổ chức lợi giữa trẻ em và người lớn.
Ở thời kỳ răng hỗn hợp : thời kỳ này có đặc điểm là răng không đều và
có sự thay đổi nội tiết tố.

1.2.3. Dịch tễ học bệnh viêm lợi :
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi
ở các nước trên thế giới đều cao, có nơi tỷ lệ này là trên 90% [28].
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ 1,
năm 1990 thì tỷ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 95% [15], trong đó:
Hà Nội: 84%
Thành phố Hồ Chí Minh 100%
Hải Hưng 100%
Cao Bằng 88%

18
Trần Văn Trường và CS công bố tình trạng viêm lợi ở Việt Nam qua
điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần 2, năm 2002 như sau [22]:
Bảng 1.4.Tình trạng viêm lợi ở Việt Nam năm 2002
Lứa tuổi Tỷ lệ chảy máu lợi Tỷ lệ có cao răng
6-8 42,7 25,5
9-11 69,2 56,8
12-14 71,4 78,4
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm lợi :
Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi chia thành các nhóm sau:
- Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ em và cha mẹ
học sinh (tuổi, giới )
- Nhóm yếu tố nguy cơ về yếu tố tự nhiên, môi trường (địa dư, Fluor, độ
cứng nguồn nước sinh hoạt…)
- Nhóm yếu tố nguy cơ về kiến thức, thái độ, hành vi vệ sinh răng miệng.
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Học sinh đang học tại 4 trường THCS : Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn
Trỗi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Thái Bình tỉnh Ninh Thuận
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Học sinh không hợp tác tốt với thầy thuốc.
- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Không đầy đủ phiếu thu thập thông tin.
-Không học tại 4 Trường trên.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
• Từ tháng 11năm 2011 đến tháng 11 năm 2012
• Địa điểm nghiên cứu:
-Tại 4 trường Trung học cơ sở thuộc tỉnh Ninh Thuận là: Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Trỗi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Thái Bình
- Viện đào tạo Răng Hàm Mặt trường Đại Học Y Hà Nội.
2.2 Phương pháp nghiên cứu [12], [13], [14]
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu : Theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu
20
Theo công thức tính cỡ mẫu: [12]
2
2
)2/1(
d
pq
xZn
α−
=
Trong đó:
n: cỡ mẫu

Z
(1-
α
/2)
: Độ tin cậy ở mức xác xuất 95% (≈ 1,96)
p: Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của cộng đồng
q = 1 - p: Tỷ lệ không mắc bệnh răng miệng của cộng đồng
d: Khoảng sai lệch mong muốn của kết quả nghiên cứu từ mẫu so với
quần thể
p = 0,6 (Theo kết quả điều tra của Trần Văn Trường năm 2000)
d = 0,03; có n = 1025
Trong tổng số mẫu được chọn (n = 1025) chia ra thành 4 tầng tuổi, mỗi
tầng tuổi tương đương với một khối học. Thực tế đã nghiên cứu được 1148
học sinh.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
- Chọn địa điểm: Chọn hai địa điểm là thanh phố Phan Giang và
huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận
- Chọn trường: Chọn ngẫu nhiên 4 trường THCS tại hai địa điểm kể trên
gồm : các trường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Trỗi, Lương Thế Vinh, Nguyễn
Thái Bình
- Chọn lớp: Trong mỗi trường chọn ngẫu nhiên trong 4 khối học mỗi
khối 2 lớp
21
- Ở mỗi lớp tiến hành điều tra cơ bản toàn thể học sinh trong lớp.
Kết quả chọn mẫu được 4 trường THCS:
Tổng số đối tượng nghiên cứu của lớp được chọn vào mẫu là 1148. học sinh.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
2.2.6.1. Các biến số độc lập
Tuổi

Giới
Kiến thức, thái độ, hành vi VSRM của học sinh
2.2.6.2. Các biến số phụ thuộc
Tỷ lệ sâu răng
Chỉ số DMFT
Tỷ lệ viêm lợi
Chỉ số lợi GI
Chỉ số CPITN
Chỉ số DI-S
2.2.5. Các chỉ số đánh giá : [4], [5], [6].
Để đánh giá tình hình sức khoẻ răng miệng, trong điều tra dịch tễ học sử
dụng nhiều chỉ số khác nhau nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử
dụng một số chỉ số sau:
2.2.5.1. Chỉ số sâu-mất-trám răng vĩnh viễn (DMFT) [7].
Dùng cho răng vĩnh viễn với tổng số răng là 32 răng. Răng chưa mọc, răng
thừa, răng sữa không được tính vào chỉ số này. Chỉ số này gồm 3 thành phần:-
Sâu (DT) : gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng. Khi sâu răng chưa
hình thành lỗ sâu thì dựa vào một trong các dấu hiệu dưới đây:
• Vùng men bên cạnh chỗ trám bít hố rãnh bị mờ và đáy mềm
• Ở các mặt nhẵn thấy dấu hiệu mất can xi hoặc dùng thám trâm
khám thấy ráp hoặc mềm hoặc mắc thám trâm.
22
• Ở các mạt bên thấy men răng bị gián đoạn rõ.
• Chuẩn đoán phân biệt sâu răng :
o Thiểu sản men răng: Thường tổn thương có đáy cứng.
o Lõm hình chêm ở cổ răng: Có hình đặc biệt như quyển sách
mở hai mặt lõm, nhẵn và cứng.
o Răng nhiễn fluor: Thường gặp ở hai răng đối xứng.Mức độ
nhẹ thì có những đốm hay vệt trắng nhỏ hay trắng đục, ở
mức độ nặng thì men răng lỗ rỗ, gồ gề, mặt nhai bị hư, có

vết màu nâu đen.
o Men răng đổi màu: Có thể do hư răng bởi sang chấn ở răng
sữa làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn, hay có thể do
nhiễm sắc ngoại lai.
- Chỉ số DMFT: chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn. Chỉ số DMFT nói
lên số răng vĩnh viễn sâu trung bình ở mỗi cá thể bao gồm răng vĩnh viễn sâu
chưa được điều trị, răng vĩnh viễn sâu đã được trám và răng vĩnh viễn đã mất
do sâu.
- Mất (MT): Răng mất không còn trên cung hàm do sâu
- Trám (FT): Răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát.
Chỉ số DMFT của cỏ thể là tổng số răng vĩnh viễn bị sâu, bị mất và
được trám trên mỗi người được khám.
Chỉ số DMFT của quần thể là tổng số răng vĩnh viễn (sâu+ mất+ trám)
của quần thể trên số người được khám
DT/DMFT : Tỷ lệ răng sâu không được điều trị trong cộng đồng
(MT+FT)/ DMFT là tỷ lệ răng sâu được điều trị trong cộng đồng.
23
Khám theo mẫu phiếu điều tra Tổ chức Y tế Thế giới, ghi đầy đủ các
mục cần điều tra. Mã số trong phiếu khám được quy ước theo WHO [33].
Bảng 2.1. Quy ước của WHO về ghi mã số DMFT
Tình trạng răng Mã số DMFT
Răng tốt 0
Răng sâu 1
Răng đã hàn và có sâu 2
Răng đã hàn nhưng không sâu 3
Mất răng do sâu răng 4
Mất răng do lý do khác 5
2.2.5.2. Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN):
Chỉ số CPITN do Ainamo và cộng sự giới thiệu năm 1983, chỉ số này nhằm
mục đích khám phát hiện và hướng dẫn cá thể hoặc nhóm các cá thể về nhu

cầu điều trị quanh răng.
- Lựa chọn răng khám (áp dụng cho trẻ em): Chia hàm răng thành sáu
vùng lục phân, đánh giá mỗi vùng một răng:
Bảng 2.2. Phân vùng lục phân
16 11 26
46 31 36
Khi răng được chỉ định khụng còn thì vùng đó không được tính
- Dụng cụ khám: Trâm thăm dò nha chu của WHO. Đầu bi tròn đường
kính 0,5 mm có các vạch đánh dấu các khoảng 3,5mm; 5,5mm.
- Cách khám: Xác định độ sâu của túi lợi, chảy máu và cao răng.
24
Đưa nhẹ đầu thăm khám vào rãnh lợi và giữ tiếp xúc với bề mặt răng với
lực khoảng 20g để phát hiện cao răng và đánh giá độ sâu của túi lợi dựa vào
cột màu:
+ < 3,5 mm
+ 3,5- 5,5 mm
+ > 5,5 mm
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ CPITN 0: Tổ chức quanh răng bình thường
+ CPITN 1: Chảy máu nhẹ sau thăm khám
+ CPITN 2: Có cao răng trên hay dưới lợi
+ CPITN 3: Túi lợi sâu 3,5 - 5,5 mm
+ CPITN 4: Túi lợi sâu > 5,5 mm
Ở trẻ em chỉ dùng 3 mó số CPITN 0,1,2. Trẻ có mã số 0 tức là có tổ chức
quanh răng lành mạnh, mã số 1 và 2 là viêm lợi
- Cách ghi chép:
Sử dụng đồ hình quanh răng cho mỗi người
Gạch chéo vùng mất răng
Đánh dấu vùng có mã số cao nhất
- Phân loại nhu cầu điều trị: Theo các mức độ: 0, I và II

+ 0: Không cần điều trị (CPITN0)
+ I: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng (CPITN1)
+ II: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, làm nhẵn các mặt răng,
loại trừ cặn bám răng, sửa lại các sai sót của phục hình răng ( CPITN 2).
Tính toán CPITN cho một người: Chỉ số CPITN của cá thể là mã số
cao nhất của người đó thấy được qua thăm khám. Qua đó thấy được mức
độ bệnh lý cao nhất cần điều trị và khối lượng công việc tối đa cần thực
hiện trong quá trình điều trị cho cá thể đó.
- Tính toán CPITN cho nhóm:
25

×