Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Truyền thu đọc hiểu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.3 KB, 10 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến trường tiểu học Đăk-Ơ
- Hội đồng sáng kiến huyện Bù Gia Mập
Tôi ghi tên dưới đây:
STT

Họ và tên

Ngày
tháng,năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức
danh

1

Âu Thị Tấm

27/11/1995

Trường
Tiểu học


Đăk-Ơ

Giáo
Viên

Trình
độ
chun
mơn
Đại Học

Tỉ lệ (%)
đóng góp vào
việc tạo ra
sáng kiến
100%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp truyền thụ
cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu phân môn Tập đọc ở lớp 2.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm học 2021-2022
- Mô tả bản chất sáng kiến:
- Tình trạng trước khi đưa ra sáng kiến:
Hiện nay ở trường tiểu học cho ta thấy kỹ năng đọc – hiểu của học sinh chưa
đồng đều, các em đọc cịn yếu, dẫn đến tình trạng nhàm chán khi đọc mà không hiểu
nội dung cần đọc. Thời gian các em học tập học trực tuyến rất ít, nhưng các em khơng
đủ học mơn tập đọc mà cịn phải học các mơn khác. Vì vậy ở nhà các em phải có thời
gian học tập. Đối với học sinh yếu cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến các em. Chính vì
vậy tơi đã sử dụng phương pháp là: đến thăm gia đình học sinh, tìm hiểu hồn cảnh,

đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa trong gia đình, kiểm tra góc học tập của các em,
tiếp xúc với gia đình và tâm sự với phụ huynh học sinh về sự cần thiết của việc học
tập và nhất là môn Tập đọc, yêu cầu gia đình tạo điều kiện và kèm cặp thêm những
lúc các em học ở nhà. Tôi thường xuyên liên lạc với gia đình và đề ra những phương
pháp học tập cụ thể cho từng em, từng đối tượng học sinh. Các giờ học trực tuyến, tôi
thường xuyên gọi các em đọc yếu, đọc chậm, đọc còn đánh vần không hiểu nội để đọc


2

bài rồi uốn nắn, sửa chữa những câu, từ do học sinh đọc sai, sửa ngay tại lớp. Tôi đưa
ra những câu hỏi dễ hiểu nhằm giúp các em hiểu được nội dung mình cần đọc được
tốt hơn. Mặt khác tôi thường xuyên giao bài về nhà, trước khi học tơi kiểm tra, nhận
xét các em đọc cịn yếu. Từ đó việc truyền thụ cho học sinh kĩ năng đọc tốt và hiểu
nội dung được tốt hơn, và giúp các em u thích mơn học tích cực học hơn.
- Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến này giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng đọc –
hiểu, để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Biết thêm
những từ ngữ ( gồm cả những thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu ) về lao động sản xuất, văn
hoá, xã hội, bảo vệ Tổ Quốc. Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng /
phút ), nắm được ý chính của bài. Rèn luyện cho học sinh phát triển một số tư duy cơ
bản như: Phân tích, tổng hợp, phán đốn. Bồi dưỡng tư duy, tình cảm và tâm hồn lành
mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện thái độ ứng xử đúng mức trong cuộc
sống, hứng thú đọc sách và u thích mơn học. Phương pháp truyền thụ cho học sinh
kĩ năng đọc – hiểu phân môn Tập đọc ở lớp 2 đảm bảo tính mới, khơng trùng với
phương pháp của tác giả nào trước đó đã được áp dụng, không trùng với phương pháp
nào đã được mơ tả trong sách báo, tài liệu,...dưới bất kì hình thức nào, có thể tiếp cận
cơng khai. Phương pháp đã áp dụng phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.
- Các bước thực hiện sáng kiến
- Bước 1: Phương pháp dạy phân môn Tập Đọc ở lớp 2

+ Nội dung dạy học:
Rèn luyện kỹ năng đọc: Trong giờ Tập đọc, tôi cố gắng dành nhiều thời gian
cho các em luyện đọc. Ưu tiên cho các em đọc nhiều hơn, nhận xét các em nhiều hơn
để các em nhận ra chỗ sai của mình.
          Đối với các từ khó đọc, tôi thường viết trên Slide PowerPoint, dùng màu gạch
chân các âm tiết cần phát âm. Khi đọc mẫu, tôi nhắc các em chú ý kĩ cách cô phát âm:
môi – răng – lưỡi khi phát âm. Sau đó, tơi cho các em đọc lại các từ, các câu chứa từ
đó.
  
Trong giờ học, tơi cũng thường xun tổ chức các trị chơi về luyện đọc để tạo
hứng thú cho các em như  trị Truyền điện: Cơ giáo mời một học sinh đọc một câu.
Sau khi đọc xong, em đó sẽ mời bất kì em nào đọc câu tiếp theo. Trị chơi này các em
đều trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đọc. Các em con hứng thú vì mình được quyền
mời các bạn khác. Hay trị chơi Ghép chữ: Tơi chuẩn bị những câu có trong bài Tập
đọc nhưng bị khuyết một số từ quan trọng, các em sẽ điền từ cần điền vào chỗ chấm.
Đội nào có nhiều đáp án đúng hơn và đọc được câu trọn vẹn nhanh hơn sẽ thắng.


3

Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thông qua phần hướng dẫn văn bản sư phạm
cuối bài tập đọc chú thích và giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài, giúp học
sinh nắm được ý chính của đoạn, tập nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết
trong bài tập đọc.
Kết hợp rèn kỹ năng nghe, nói.
Qua việc hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài, giáo viên giúp các em
có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe nói, nghe giáo viên và các bạn đọc, nghe giáo viên
hướng dẫn bài học hoặc các bạn trả lời câu hỏi, nói trước cả lớp nội dung bài học.
Cung cấp và mở rộng vốn sống.
Các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 phản ánh nhiều lĩnh

vực khác nhau là gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh
em trên đất nước ta đến hoạt động các văn hóa giáo dục, khoa học, thể thao và các vấn
đề lớn của xã hội như bảo vệ hịa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các
dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ.
Thông qua hệ thống bài tập đọc qua chủ điểm và các lĩnh vực khác nhau qua
những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài, phân mơn tập đọc cịn cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn
đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như đề tài, cốt truyện, nhân vật, qua đó rèn
luyện nhân cách cho học sinh.
+ Phương pháp tập đọc.
Phương pháp đàm thoại :  
Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các em thích hoạt
động và hoạt động bằng lời nói, giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài,
học sinh tự trả lời toát ra nội dung bài, muốn đọc diễn cảm được bài thì trước hết phải
cảm thụ được bài văn, phải tái hiện được các nhân vật có hình tượng đẹp, hoặc nhân
vật, nội dung chính trong bài. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em bằng câu hỏi dễ
hiểu, dễ nhớ, dễ trả lời.
Phương pháp trực quan:
Phương pháp này phù hợp với tư duy, với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Giáo viên có thể dùng nhiều hình thức trực quan: trực quan bằng lời nói, trực quan
bằng dáng điệu, trực quan bằng nét mặt, trực quan bằng các động tác hình mẫu, trực
quan bằng vật thực, trực quan bằng tranh ảnh, trực quan bằng băng hình.
Trong đó trực quan bằng giọng điệu của giáo viên là hình thức trực quan sinh
động và có hiệu quả cao nhất có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc, mỗi bài


4

thơ, bài văn viết ở thể loại khác nhau, nên mỗi bài có giọng đọc khác nhau, có bài
giọng nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu yếm, có bài đọc với

giọng phấn khởi, náo nức. Do đó giáo viên cần đọc đúng thể loại, ngữ điệu, tránh đọc
một cách đều đều. Khi đọc phải biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nụ cười.
Trực quan bằng dáng điệu: Giáo viên thể hiện được dáng điệu đúng nội dung
bài học, giúp học sinh hiểu và dễ nhớ.
Trực quan bằng nét mặt: Nét mặt giáo viên bộc lộ vui buồn theo giọng đọc và
theo nội dung bài.
Trực quan bằng vật thực: Khi giảng giáo viên dùng vật thực để học sinh minh
họa theo bài.
Trực quan bằng tranh ảnh: Giáo viên đưa tranh ảnh mẫu phù hợp với nội
dung bài.
Trực quan bằng băng hình: Giáo viên cho học sinh nghe giọng đọc của học
sinh đọc, có thể cho học sinh luyện đọc theo.
Phương pháp luyện đọc thực hành:
Là phương pháp chủ yếu trong giờ tập đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh được rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo về đọc, để phát hiện từ quan trọng, những
hình ảnh tiêu biểu, làm các bài tập để xác định cách đọc và thơng hiểu về nội dung,
nắm ý chính. Thơng qua đọc đoạn, nắm được mục đích đọc chủ yếu, đọc cá nhân, trả
lời câu hỏi để thấy được kết quả ngay tại lớp.
Phương pháp trò chơi :
Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài.
trong cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi trò
chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo nhân vật; thi đọc diễn cảm một đoạn văn hoặc
một đoạn thơ. Trước khi học sinh tham gia trò chơi thi đọc giáo viên đưa ra tiêu chuẩn
đánh giá để giúp học sinh nắm được cách chơi, luật chơi, cách nhận xét đánh giá để
tạo cho học sinh tham gia chơi một cách tích cực, vui vẻ, bổ sung cho giờ học đạt hiệu
quả cao.
Tóm lại : Muốn để phân mơn Tập đọc đạt kết quả cao, thì người giáo viên
phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp trên thì giờ dạy mới không ngắt
quãng, gián đoạn. Người giáo viên phải luôn biết lấy học sinh làm trung tâm. Vai trò
của người giáo viên trong tiết học chỉ là người hướng dẫn, tổ chức tiết học sao cho

phù hợp với đối tượng của học sinh mình, giúp học sinh tìm ra cách đọc tốt nhất, đọc
hiểu nội dung trong bài Tập đọc trong giờ Tập đọc.


5

- Bước 2: Phương pháp truyền thụ cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu môn
phân môn Tập đọc ở lớp 2
+ Luyện đọc đúng
Để thực hiện được tốt 4 kỹ năng ( đọc đúng, đọc nhanh, đọc thầm, đọc hiểu,
đọc diễn cảm) người giáo viên cần phải có những phương pháp thực hiện như thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất. Mọi sự thành công trong tiết học phụ thuộc rất nhiều vào
việc thiết kế một bài dạy tùy từng nội dung của từng bài, từng tiết học. Do đó giáo
viên cần thiết kế bài dạy cho phù hợp thì tiết học mới đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số suy nghĩ, những giải pháp đã từng
vận dụng xen lẫn vào các tiết dạy.
Đọc đúng là sự tái hiện không đọc thừa, không xót từng âm, vần , tiếng, đọc
đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn ngữ chuẩn, tức là đọc đúng chính
âm. Nói cách khác là khơng đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng
bao gồm đọc đúng, thanh, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ ( đọc đúng ngữ điệu ). Luyện đọc
đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt. Học sinh trường
tơi thường khi đọc hồn tồn đọc sai thanh ngã, thanh sắc, vần ương -> ươc, an -> at,
ot ->on, là do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Như vậy cần luyện cho học sinh
cách đọc như sau.
Luyện đọc đúng các tiếng, từ có dấu ngã, có ý thức phân biệt sai nghĩa của từ,
nếu như sai dấu thanh; Không đọc; “ giá gạo”, “ em bé ngá” mà phải đọc, “giã gạo”, “
em bé ngã”. Khi học sinh đọc sai giáo viên cần hướng dẫn các em đọc phát âm những
tiến từ có dấu ngã là: luồng hơi bật ra, lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên, độ mở của miệng
rộng để hơi thốt ra ngồi.
Luyện đọc đúng các tiếng, từ có vần an/at, ương/ ươc, ot/on, anh/ang khi học

sinh phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ, giáo viên nên phát âm mẫu chuẩn
cho học sinh đọc theo, nếu học sinh nào yếu thì giáo viên nên đánh vần những vần
đọc sai đó. Ví dụ: vần “ang” trong từ “ đàng hoàng” học sinh thường đọc và viết là “
đàn hồn”, vần “ng” trong từ “rau muống” học sinh thường đọc là “ rau muốn ”…
giáo viên yêu cầu đánh vần uông,ang, ương, ươc, an, at để học sinh phân biệt và khắc
sâu dẫn đến việc đọc đúng.
Luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ngữ điệu của câu cần phải
dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng,
khi đọc không được tách một từ ra làm hai.
Dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp sẽ giúp các em xác định cách ngắt nhịp
đúng các câu.


6

Với cách dạy như trên số học sinh đọc sai giảm xuống rõ rệt.
+ Luyện đọc nhanh.
Đọc nhanh còn gọi đọc lưu lốt, đọc trơi chảy, phương pháp đọc nhanh giáo
viên hướng dẫn cho học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm, từ,
câu, đoạn bài. Giáo viên cần điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách
soạn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính trong bao nhiêu phút, định tốc độ như
thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
+ Luyện đọc thầm, đọc hiểu.
Đây là kỹ năng được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc
mấy máy môi đến đọc bằng mắt, không mấp máy môi. Giáo viên phải tổ chức q
trình từ ngồi vào trong, cần kiểm sốt q trình đọc thầm của học sinh bằng cách xác
định đọc thầm cho học sinh từng đoạn, khi học sinh đọc thầm giáo viên cũng phải đọc
thầm theo để đề phòng hoặc phát hiện những học sinh không đọc thầm mà đã giơ tay (
nếu thấy học sinh đọc quá nhanh, nhanh hơn cả cô), giáo viên đưa ra câu hỏi từ đoạn
đó. Nếu thấy học sinh lúng túng thì có nghĩa là em đó khơng đọc bài.

Với những phương pháp như trên, bắt buộc học sinh phải đọc thầm để tìm
hiểu nội dung bài. Giờ tập đọc cũng kiểm tra như vậy, từ đó giúp các em tích cực tự
giác học tập. Đối với học sinh yếu, tôi luôn động viên, khuyến khích các em phát huy
được phong trào đọc thầm cho học sinh.
+ Luyện đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm tức là biết làm chủ ngữ điệu để bộc lộ cảm xúc của bài đọc, đọc
diễn cảm không những đạt được yêu cầu đọc đúng mà còn kèm theo cử chỉ, lời nói để
góp phần diễn tả nội dung bài.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy để đọc được diễn cảm người giáo viên
cần chuẩn bị các bước sau:
Soạn bài chu đáo, nắm được nội dung bài, đọc kỹ bài để thể hiện được ngữ
điệu đọc, cường độ đọc bài đó ra sao? đọc cao giọng, nhấn giọng ở những từ nào? nét
mặt vui, buồn thể hiện ở những từ ngữ nào trong bài.
Yêu cầu học sinh đọc bài nhiều lần ở nhà, tập đọc theo ngữ điệu sao cho phù
hợp với nội dung bài đọc đó. Khi học trực tuyến giáo viên hướng dẫn học sinh có thể
tiếp thu nhanh cách đọc đúng và đọc diễn cảm.
Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, vật thực cho giờ học,
Slide ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện cho học sinh.
Đối với bài tập có lời đối thoại, giáo viên nên xây dựng màn kịch ngắn với nội
dung của bài, học sinh sắm các vai nhân vật đó để đọc bài.


7

Sau đó giáo viên gọi từng nhóm học sinh lần lượt lên bảng nhập vai đọc bài,
như vậy tất cả học sinh trên lớp đều làm việc, được luyện nói và được thể hiện nét mặt
thông qua các nhân vật mà mình nhập vai. Qua các giờ học như vậy, học sinh sẽ tiến
bộ dần, các em sẽ tự tin hơn ở bản thân mình, tạo ra tiết học đạt kết quả cao.
- Những thông tin cần được bảo mật: không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Trường Tiểu học Đăk-Ơ đóng trên địa bàn xã nên tương đối thuận lợi. Tình
hình kinh tế, văn hóa, xã hội của xã trong những năm gần đây ngày càng phát triển, an
ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện, đa số gia đình phụ huynh học sinh có nền kinh tế khá ổn định nên
việc chăm sóc cho con cái và nhu cầu nâng cao chất lượng học tập cho con em được
quan tâm nhiều hơn.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những phương pháp dạy
học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều
khiển khéo léo gây bầu khơng khí sơi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý
thức tự giác của học sinh.
- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của giải
pháp:
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những phương pháp
dạy phân môn Tập đọc như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát hiệu quả cuối học kì
I cho 2 lớp ở khối 2 và có số liệu như sau:
Lớp Tổng số Trước và Đọc tốt và
học sinh sau khi áp hiểu nội
dụng sáng
dung
kiến
2.1

2.6

Đọc tốt
hiểu nội
dung còn
lủng củng

Đọc chưa

hiểu nội
dung

Đọc còn đánh
vần Không
hiểu nội dung

Trước

14
(41,2%)

10
(29,4% )

6
(17,6%)

4
(11,8%)

Sau

19
(55,9%)

12
(35,3%)

2

(5,9%)

1
(2,9%)

Trước

12
(37,5%)

10
(31,3%)

6
(18,7%)

4
(12,5%)

Sau

17
(53,1%)

12
(37,5%)

2
(6,3%)


1
(3,1%)

34

32


8

Trong quá trình chuẩn bị lên lớp giáo viên phải là người phát hiện ra những
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Khi giảng giáo viên cần chú ý đến nội dung của bài
tập đọc, giáo viên phải phát âm chuẩn, đúng ngữ điệu, giọng đọc truyền cảm. Mặt
khác giáo viên phải tự tìm tịi, sáng tạo, có những phương pháp thích hợp, đồng thời
phải là người gần gũi, thân thiện với các em để các em lấy đó làm niềm tin trong giờ
học, có như vậy kết quả mới được nâng cao. Bản thân tôi luôn coi trọng những
phương pháp như đã nêu ở trên. Nó giúp cho tơi trong việc giảng dạy phân mơn Tập
đọc nói riêng và các mơn học khác nói chung đều đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các phương pháp trên qua một
thời gian tôi thấy lớp tơi có chuyển biến rõ rệt về học môn Tập đọc cũng như chất
lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các
em tiếp thu bài tốt, khơng khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “ học mà vui,
vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc dạy học
môn Tập đọc cho học sinh không những làm cho các em ln có thói quen chuẩn bị
tốt trước khi học và có ý thức nề nếp trong từng mơn học mà cịn giúp các em chủ
động sáng tạo hơn khi học tập.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể
cả áp dụng sáng kiến lần đầu , kể cả áp dụng thử:
- Ý kiến của trường tiểu học Đăk-Ơ.

Sáng kiến “Phương pháp truyền thụ cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu phân môn
Tập đọc ở lớp 2” đã mang lại lợi ích thiết thực.Trong từng tiết học, từng cơng việc cụ
thể các em đều được trau dồi về kiến thức văn học và kĩ năng khi học môn Tập đọc để
các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.
Sau khi dạy thực nghiệm với phương pháp cụ thể dễ áp dụng giúp học sinh
mạnh dạn, tự tin hơn khi học mơn Tập đọc. Bên cạnh đó cũng giúp tôi nâng cao thêm
được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong công tác dạy học.
- Danh sách giáo viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu:


9

STT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức

Trình độ

danh

chun

mơn

Nội dung
cơng việc hỗ
trợ

01

Nguyễn Thị Thu
Thủy

1975

Trường TH
Đăk- Ơ

Giáo
viên

Cao đẳng
Sư phạm

Tham gia áp
dụng sáng
kiến

02

Vũ Thị Nguyệt


1981

Trường TH
Đăk- Ơ

Giáo
viên

Đại học
Sư phạm

Tham gia áp
dụng sáng
kiến

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đăk - Ơ, ngày 16 tháng 2 năm 2022
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Âu Thị Tấm

Địa chỉ mail:
Số điên thoại: 0342882877


10




×