Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Xây dựng quy trình định lượng một số chất cấm trong thịt heo bằng phương pháp lc ms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.61 MB, 197 trang )

B0Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN NGỌC TRÂM

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ
CHẤT CẤM TRONG THỊT HEO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN NGỌC TRÂM

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ
CHẤT CẤM TRONG THỊT HEO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất
Mã số: 60.72.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. PHẠM THÀNH SUÔL

CẦN THƠ – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khác nào.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2020

Học viên

Nguyễn Ngọc Trâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Luận văn đã hồn thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS. Phạm Thành Sl, PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Vân đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa dược trường Đại học Y Dược
Cần Thơ, Liên bộ mơn Hóa phân tích-Kiểm nghiệm-Độc chất trường Đại học Y
Dược Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám Đốc, Trung tâm kiểm nghiệm
Mekong Lab thuộc cơng ty TNHH NHONHO đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người than, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3
1.1. Tổng quan về các chất độc sử dụng trong thịt heo.............................................3
1.1.1. Salbutamol .......................................................................................................3
1.1.2 Clenbuterol .......................................................................................................4
1.1.3. Atropin ............................................................................................................5
1.1.4 Acepromazin ....................................................................................................6
1.1.5. Độc tính các chất phân tích sử dụng trong nghiên cứu ...................................7

1.2. Phương pháp xử lý mẫu QuEChERS .................................................................8
1.3. Phương pháp sắc ký lỏng siêu cao áp đầu dò khối phổ UPLC-MS/MS ..........11
1.3.1. Hệ thống UPLC ............................................................................................11
1.3.2. Đầu dò khối phổ ba lần tứ cực .....................................................................11
1.4. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ...14
1.4.1. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn ni trên thế giới ......................14
1.4.2. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn nuôi tại Việt Nam .....................15
1.5. Các nghiên cứu liên quan chất độc trong chăn nuôi ........................................17


iv
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................17
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...............................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................19
2.1. Đối tượng .........................................................................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................19
2.1.2.Tiêu chuẩn chọn mẫu .....................................................................................19
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................19
2.1.4. Hóa chất, chất chuẩn, thiết bị, dụng cụ .........................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................20
2.2.2. Cỡ mẫu ..........................................................................................................20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................29
3.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời salbutamol,
clenbuterol, atropin và acepromazin bằng phương pháp UPLC-MS/MS ...............29
3.1.1. Kết quả khảo sát điều kiện khối phổ tối ưu...................................................29
3.1.2. Kết quả khảo sát điều kiện sắc ký thích hợp .................................................30
3.1.3. Kết quả khảo sát xây dựng quy trình xử lý mẫu ...........................................32

3.2. Thẩm định quy trình phân tích .........................................................................34
3.2.1. Tính tương thích hệ thống .............................................................................34
3.2.2. Tính đặc hiệu chọn lọc ..................................................................................36
3.2.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn ..............................................................38
3.2.4. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng ...................................................39


v
3.3. Ứng dụng quy trình đã thẩm định để phân tích mẫu thịt heo ..........................41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .....................................................................................43
4.1. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời tồn lưu salbutamol, clenbuterol,
atropin, acepromazin trên thịt heo bằng sắc ký lỏng cao áp đầu dò khối phổ UPLCMS/MS………………………………………………………………………....…43
4.1.1. Khảo sát điều kiện khối phổ tối ưu ...............................................................43
4.1.2. Kết quả khảo sát điều kiện sắc ký thích hợp .................................................43
4.1.3. Kết quả khảo sát xây dựng quy trình xử lý mẫu ...........................................44
4.2. Thẩm định quy trình phân tích .........................................................................47
4.2.1. Tính tương thích hệ thống .............................................................................47
4.2.2. Tính đặc hiệu .................................................................................................48
4.2.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn ..............................................................49
4.2.4. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng ...................................................49
4.2.5. Độ đúng và độ chính xác ...............................................................................50
4.3. Ứng dụng quy trình đã thẩm định để phân tích mẫu thịt heo ..........................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................59
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Từ nguyên

Tiếng Việt

1

CAN

Acetonitrile

2

AOAC

Association of Official
Analytical Chemists

3

EtOAc

Ethyl acetate

4

EU


European Union

5

FA

Acid formic

6

FDA

Food and Drug Administration

Cục quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ

7

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

8

LOQ


Limit of Quantification

Giới hạn định lượng

9

ML

Maximum limit

Giới hạn tối đa

10

QuEChERS

Quick, Easy, Cheap, Effective,
Rugged, Safe

Nhanh, dễ dàng, rẻ, hiệu
quả, ổn định, an toàn

11

RSD

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối


12

SPE

Solid phase extraction

Chiết pha rắn

13

UPLC-MS/MS

Ultra Performance Liquid
Chromatography – Mass
Spetrometry

Sắc ký lỏng siêu hiệu
năng ghép khối phổ 3 lần
tứ cực

14

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

15


ACE

Acepromazin

16

ATRO

Atropin

17

CLEN

Clenbuterol

18

DĐVN V

Dược điển Việt Nam 5

19

SAL

Salbutamol

20


SKĐ

Sắc ký đồ

21

TPCT

Thành phố Cần Thơ

Hiệp hội các nhà hóa học
phân tích chính thức

Liên Minh Châu Âu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nghiên cứu phân tích chất cấm bằng lc-ms/ms..................................17
Bảng 1.2. Các nghiên cứu phân tích chất cấm bằng phương pháp khác...................17
Bảng 1.3. Các nghiên cứu phân tích chất cấm tại việt nam ......................................18
Bảng 2.1. Thơng tin về các chất chuẩn đối chiếu sử dụng trong nghiên cứu ...........19
Bảng 2.2. Các dung mơi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ..................................20
Bảng 2.3. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu .......................................20
Bảng 2.4. Giới hạn sai lệch cho phép tối đa của tỉ lệ ion ..........................................25
Bảng 2.5. Mã hóa các mẫu thịt ..................................................................................27
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát điều kiện khối phổ tối ưu ..............................................29
Bảng 3.2. Điều kiện sắc ký thích hợp tách hỗn hợp chuẩn sal, clb, atro, ace và nội
chuẩn sal d9, clb d9 ...................................................................................................31

Bảng 3.3. Kết quả xử lý mẫu từ qt1 (không sử dụng đệm, không sử dụng d-spe) ..........32
Bảng 3.4. Kết quả xử lý mẫu từ qt2 (không sử dụng đệm, sử dụng d-spe) ..............33
Bảng 3.5. Kết quả xử lý mẫu từ qt3 (sử dụng đệm nh4oh, không sử dụng d-spe) ...........33
Bảng 3.6. Độ thu hồi các chất cấm từ 3 quy trình xử lý mẫu ...................................33
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống ..............................................35
Bảng 3.8. Tỉ lệ ion định tính và định lượng các chất cấm ........................................37
Bảng 3.9. Khoảng tuyến tính, phương trình hồi quy và hệ số tương quan ...............38
Bảng 3.10. Lod, loq của các chất phân tích ..............................................................39
Bảng 3.11. Độ đúng, độ chính xác trong ngày của phương pháp .............................40
Bảng 3.12. Độ đúng, độ chính xác liên ngày của phương pháp ...............................41
Bảng 3.13. Độ thu hồi của các chất ...........................................................................41
Bảng 3.14. Kết quả phân tích 15 mẫu thịt heo trên địa bàn các chợ tại tpct .............42


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của salbutamol ..............................................................3
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của clenbuterol ..............................................................4
Hình 1.3. Cơng thức cấu tạo của atropin sulfat. ..........................................................5
Hình 1.4. Cơng thức cấu tạo của acepromazin. ..........................................................6
Hình 1.5. Quy trình xử lý mẫu theo phương pháp quechers .......................................9
Hình 1.6. Cấu tạo đầu dị khối phổ 3 tứ cực .............................................................13
Hình 2.1. Ba quy trình xử lý mẫu khảo sát ...............................................................24
Hình 3.1. Phổ đồ mảnh tối ưu và các mảnh con của sal, ace ....................................30
Hình 3.2. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn ace, atro, sal, clb và nội chuẩn sal d9, clb d9
ở điều kiện khối phổ và sắc ký tối ưu .......................................................................31
Hình 3.3. Biểu đồ gradient của acn 0,1% fa .............................................................32
Hình 3.4. Độ thu hồi ace, atro, sal, clb từ 3 quy trình xử lý mẫu..............................34
Hình 3.5. Skđ 6 mũi tiêm liên tiếp của atro ..............................................................35

Hình 3.6. Sắc ký đồ mẫu trắng ..................................................................................36
Hình 3.7. Sắc ký đồ mẫu dung mơi hịa tan ..............................................................36
Hình 3.8. Sắc ký đồ mẫu trắng thêm hỗn hợp chuẩn ace, atro, sal, clb nồng độ
20ppb. ........................................................................................................................37
Hình 3.9. Tỷ số s/n xác định loq của sal, clb, atro, ace .............................................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thịt heo là một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu, nguồn cung cấp
đạm chính cho các bữa ăn hàng ngày. Trong chăn nuôi, salbutamol, clenbuterol là
hai trong những chất được người chăn nuôi trộn vào trong thức ăn gia súc nhằm làm
giảm lớp mỡ dưới da, tăng khối lượng cơ, tăng trọng lượng, qua đó làm tăng giá
thành sản phẩm. Atropin, acepromazin là những chất được thương lái tiêm vào heo
trước khi vận chuyển, giết mổ giúp heo trấn tĩnh, giảm lo lắng, chống ói mửa và
giảm tỷ lệ tử vong. Thuốc còn làm các mạch máu heo co lại giúp thịt trông hồng
hào, bắt mắt hơn. Việc sử dụng bất hợp pháp chất cấm trong chăn nuôi ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe cộng đồng. Các chất này tồn dư trong thịt sau khi chế biến, gây
nguy hại cho người sử dụng (như tăng nhịp tim, huyết áp, lo lắng, run cơ …) thậm
chí tử vong. Do đó, lượng tồn lưu các chất này trong thực phẩm đã bị cấm khơng
được có ở nhiều nước trên thế giới. [14]. Các nghiên cứu cho thấy clenbuterol ổn
định trong mô động vật sau giết mổ và đã được chứng minh là không phân hủy
trong nước sôi ở 100°C, do đó, có khả năng tồn tại lâu trong mơ ngay cả khi xử lý
nhiệt độ cao như chiên và luộc [35], [41].
Ở Việt Nam, các chất thuộc nhóm beta–agonist trong đó có salbutamol,
clenbuterol được xếp vào danh mục 22 hóa chất bị cấm của Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thơn [3]. Tuy nhiên, các chất này vẫn cịn bị một bộ phận người dân sử
dụng trái phép trong chăn ni, do đó, ngay sau khi có thơng tin về việc nguyên liệu

salbutamol có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong chăn ni, Bộ Y tế đã tích
cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích
nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là với trường hợp của salbutamol. Cục quản lý dược
đã có Cơng văn số 21590/QLD-KD ngày 20/11/2015 thơng báo đến các cơ sở nhập
khẩu các Sở Y tế, Tổng cục hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu
salbutamol [3], [5], [12]. Việc định lượng chính xác tồn lưu của các chất cấm trong
thức ăn chăn nuôi là vấn đề cần được quan tâm trong công tác kiểm tra chất lượng
sản phẩm. Đồng thời, việc xác định tồn dư các chất này trong thịt một số gia súc là


2

rất cần thiết về mặt quản lý để đánh giá tình hình mức độ sử dụng các chất này
trong thức ăn chăn nuôi và đưa ra cảnh báo về vệ sinh an tồn thực phẩm nếu có.
Việc nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định nhóm beta-agonist trong
thức ăn chăn nuôi đã được nhiều tác giả thực hiện dựa trên những kỹ thuật khác
nhau. Nhưng ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề định lượng atropin, acepromazin
trong thịt heo. Tại Việt Nam và trên thế giới, các beta agonist bị cấm đưa vào thực
phẩm, và việc sử dụng atropin, acepromazin cho gia súc trước khi giết mổ là trái
phép. Do các chất đều là chất bị cấm đưa vào nên lượng tồn lưu thường rất thấp,
việc phân tích đa tồn lưu thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, yêu cầu phương pháp
phân tích cần có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để dễ dàng phát hiện tồn lưu của các
chất này trong nền mẫu ở hàm lượng vết (vài phần tỉ - ppb). Phương pháp
QuEChERS (viết tắt của Quick, Easy, Cheap, Effective, Ruged và Safe) được biết
đến là một phương pháp xử lý mẫu tuy đơn giản nhưng hiệu quả, có thể ứng dụng
trên nhiều nền mẫu nhưng vẫn đảm bảo độ sạch tương đối để tiến hành phân tích,
khi kết hợp với thiết bị sắc ký lỏng ghép nối đầu dò khối phổ (LC/MS) đã tiến hành
định lượng thành công tồn lưu của các thuốc trừ sâu, kháng sinh, độc tố nấm trong
rau củ, thịt, thủy sản, ngũ cốc,…. Vì những lý do đó nghiên cứu này được tiến hành
với tên đề tài: “Xây dựng quy trình định lượng một số chất cấm trong thịt heo

bằng phương pháp LC-MS/MS” với 2 mục tiêu:
1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời salbutamol,
clenbuterol, atropin và acepromazin bằng phương pháp LC-MS/MS.
2. Ứng dụng quy trình đã xây dựng để kiểm tra salbutamol, clenbuterol,
atropin và acepromazin trong một số mẫu thịt heo.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các chất độc sử dụng trong thịt heo
1.1.1. Salbutamol
- Công thức phân tử: C13H21O3N.
- Khối lượng phân tử: 239,152 đvC.
- Công thức cấu tạo:

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của salbutamol
- Tên gọi: 2–(tert–Butylamino)–1-(3–hydroxyethyl–2–hydroxyphenyl) ethanol
Tính chất: Bột tinh thể trắng hay gần như trắng. Hơi tan trong nước, tan
trong ethanol 96 %. Chảy ở khoảng 155°C kèm theo phân hủy [10].
Salbutamol được biết đến là thuốc thường sử dụng trong các bệnh lý hô hấp:
Điều trị triệu chứng cơn hen cấp tính. Điều trị triệu chứng đợt kịch phát trong bệnh
hen hoặc phế quản mạn tính tắc nghẽn cịn phục hồi được. Dự phòng cơn hen do
gắng sức. Thăm dò chức năng hô hấp để kiểm tra sự phục hồi của tắc phế quản [9].
Định lượng hoạt chất theo DĐVN V: hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 5 mL
acid/formic khan (TT), thêm 35 mL acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung
dịch acid percioric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp
chuẩn độ đo điện thế. 1 mL dung dịch acỉd percioric 0,1 N (CĐ) tương ứng với
57,67mg (C13H21NO3)2H2SO4.
Định lượng Clenbuterol trong thực phẩm theo FDA [42]:

Xử lý mẫu: mẫu được chia nhỏ và làm đồng nhất bằng máy xay, bảo quản ở
<-10oC, cân 5g mẫu cho vào ống ly tâm 50mL, thêm 60µL chuẩn và nội chuẩn,
thêm 4mL ACN và 1mL isopropanol, thêm 1,2g NaCl lắc 2 phút, thêm 4g Na2SO4


4

và 0,5g MgSO4 lắc 2 phút, ly tâm 5 phút, hút lấy phần dịch, thổi khơ, hịa lại với
nước, lọc qua màng vào vial.
Định lượng bằng UPLC-MS/MS, điều kiện sắc ký: pha động: kênh A: acid
formic:nước 0,1, kênh B: ACN. Tốc độ dịng: 0,3mL/phút. Nhiệt độ cột: 50oC. Thể
tích tiêm mẫu: 10µL. Thời gian chạy mẫu: 9,5 phút.
1.1.2 Clenbuterol
- Cơng thức phân tử: C12H18Cl2ON2
- Khối lượng phân tử: 276,0796 đvC
- Cơng thức cấu tạo

Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của clenbuterol
- Tên gọi: 2–(tert–butylamino)–1–(4–amino–3,5–dichlorophenyl)ethanol
Tính chất: bột rắn, ít tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 174-175,5oC
Trong y học clenbuterol là thuốc cường giao cảm chọn lọc trên receptor beta
2, được dùng để điều trị cắt cơn hen, tuy nhiên cũng kích thích cả beta 1, làm tăng
nhịp tim. Được dùng làm thuốc giãn phế quản. Không sử dụng cho bệnh mạch
vành, loạn nhịp tim, cao huyết áp, đái tháo đường, cường giáp. Dùng kéo dài liên
tục, tác dụng có thể giảm dần do số lượng receptor hoặc beta 2 ở màng tế bào sau
xinap giảm. Không sử dụng cho bệnh mạch vành, loạn nhịp tim, cao huyết áp, đái
tháo đường, cường giáp [19].
Định lượng clenbuterol trong thuốc thú y theo TT 57/2012/TT BNNPTNT:
dùng kit ELISA có LOD nhỏ hơn 0,2ppb, phân tích bằng sắc ký [2].
Định lượng Clenbuterol trong thực phẩm theo FDA [42]:



5

Xử lý mẫu: mẫu được chia nhỏ và làm đồng nhất bằng máy xay, bảo
quản ở <-10oC, cân 5g mẫu cho vào ống ly tâm 50mL, thêm 60µL chuẩn và nội
chuẩn, thêm 4mL ACN và 1mL isopropanol, thêm 1,2g NaCl lắc 2 phút, thêm 4g
Na2SO4 và 0,5g MgSO4 lắc 2 phút, ly tâm 5 phút, hút lấy phần dịch, thổi khơ, hịa
lại với nước, lọc qua màng vào vial.
Định lượng bằng UPLC-MS/MS, điều kiện sắc ký: pha động: kênh A: acid
formic:nước 0,1%, kênh B: ACN. Tốc độ dòng: 0,3mL/phút. Nhiệt độ cột: 50oC.
Thể tích tiêm mẫu: 10µL. Thời gian chạy mẫu: 9,5 phút
1.1.3. Atropin
Công thức phân tử: C34H46N2O6.H2SO4.H2O
Khối lượng phân tử: 695 g/mol
Cơng thức cấu tạo

Hình 1.3. Cơng thức cấu tạo của atropin sulfat.
Atropin sulfat: bis[(1R,3r,5S)-8-methyl-8-azabicyclo [3.2.1]oct-3-yl (2RS)-3hydroxý-2-phenyl propanoat] sulfat monohydrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 %
C34 H46 N2O6.H2SO4,tinh theo chế phẩm khan [10].
Tính chất: Tinh thể khơng màu hay bột kết tinh màu trắng hoặc gần như
trắng. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % [10].
Điều trị triệu chứng co thắt cơ trơn ở bộ máy tiêu hóa, đường mật, đau quặn
thận. Ngộ độc thuốc trừ sâu (phospho hữu cơ, carbamat), chất độc thần kinh, nấm.
Nhịp tim chậm, hạ huyết áp trong hồi sức cấp cứu tim - phổi, sau nhồi máu cơ tim,
do dùng nitroglycerin, tiền mê. Triệu chứng ngoại tháp, hội chứng Parkinson do
thuốc. Hiện nay thường ít được dùng trong bệnh Parkinson vơ căn vì kém hiệu quả
hơn. Chỉ định khác: Phịng say tàu - xe. Atropin có thể kết hợp với các thuốc kháng
histamin, thuốc co mạch để điều trị một số triệu chứng cảm cúm, ho [9].



6

Định lượng hoạt chất theo DĐVN V: hòa tan 0,500 g chế phẩm vảo 30 mL
acid acetic khan (TT), làm ấm dung dịch nếu cần. Để nguội. Chuẩn độ bằng dung
dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) và xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn
độ đo điện thế. 1 mL dung dịch acidpercỉoric 0,1N (CĐ) tương đương với 67,68 mg
C34H46N2O6.H2SO4.
Định lượng atropin trong thực phẩm theo EU [44]:
Xử lý mẫu: mẫu được nghiền qua rây 0,5 mm hoặc nhỏ hơn, cân 4g mẫu (có
thể dùng nhiều hơn) vào ống ly tâm 50mL, thêm chuẩn, thêm dung môi 0,4% acid
formic trong MeOH:H2O (60:40), trộn đều, ly tâm, hút phần dịch trong qua ống siêu
lọc, ly tâm, hút phần dịch lọc vào vial.
Định lượng bằng HPLC-MS/MS, điều kiện sắc ký: pha động: kênh A: 10mM
amonium carbonat trong nước pH 9, kênh B: ACN. Tốc độ dịng: 0,4mL/phút.
Nhiệt độ cột: 50oC. Thể tích tiêm mẫu: 2-5µL. Thời gian chạy mẫu: 15 phút.
1.1.4 Acepromazin
Cơng thức phân tử: C19H22N2OS
Khối lượng phân tử: 326,5g/mol
Công thức cấu tạo

Hình 1.4. Cơng thức cấu tạo của acepromazin.
Tính chất: bột rắn, tan ít trong nước, sơi ở 230oC, nhiệt độ nóng chảy thấp
<25oC. Acepromazin thuộc nhóm phenothiazin là 10H-phenothiazine thay thế bởi
một nhóm acetyl ở vị trí 2 và nhóm propyl 3- (dimethylamino) ở vị trí 10. Là thuốc
chống loạn thần phenothiazine, một ketone thơm, hợp chất amino bậc ba [48].
Định lượng acepromazin theo hướng dẫn của Agilent [29]:


7


Xử lý mẫu: cân 2g mẫu cho vào ống ly tâm 50mL, thêm 10 mL dung dịch
ACN và axit formic 5%, trộn 5 phút, ly tâm 5 phút, hút phần nổi phía trên thêm vào
ống EMR-L 1 g, đã được hoạt hóa với 5 mL dung dịch amoni axetat 5 mM, ly tâm,
hút phần dịch nổi phía trên chuyển sang ống ly tâm 15 mL có 2 g MgSO4, ly tâm,
lấy phần dịch thêm vào polypropylene.
Định lượng bằng HPLC-MS/MS, điều kiện sắc ký: pha động: kênh A: nước
+ 0,1% acid formic, kênh B: ACN. Tốc độ dòng: 0,5mL/phút. Nhiệt độ cột: 30oC.
Thể tích tiêm mẫu: 15µL. Thời gian chạy mẫu: 12 phút
Định lượng acepromazin theo hướng dẫn của Shimadzu [40]:
Xử lý mẫu: cân 5g mẫu cho vào ống ly tâm 50mL, thêm dung dịch ether vào,
lắc, ly tâm 5 phút, hút phần nổi phía trên đem đi thổi khơ, hịa tan lại bằng
methanol-nước (1:1), lọc qua màng lọc 0,22µm vào vial.
Định lượng bằng HPLC-MS/MS, điều kiện sắc ký: pha động: kênh A: 2 mM
ammonium formate, 0.1% acid formic, kênh B: methanol. Tốc độ dịng:
0,35mL/phút. Nhiệt độ cột: 40oC. Thể tích tiêm mẫu: 5µL.
1.1.5. Độc tính các chất phân tích sử dụng trong nghiên cứu
Nhóm beta-agonist (salbutamol, clenbuterol) thường được thêm vào thức ăn
gia súc nhằm tăng thể trọng của vật nuôi. Các chất này tồn dư trong thịt sau khi chế
biến, gây nguy hại cho người sử dụng như tăng nhịp tim, huyết áp, lo lắng, run cơ
…, thậm chí tử vong. Do đó, tồn lưu các chất này trong thực phẩm đã bị cấm ở
nhiều nước trên thế giới [14]. Độc tính clenbuterol thường biểu hiện với nhịp tim
nhanh với hoặc không thiếu máu cục bộ cơ tim, cũng như hạ kali máu và tăng
đường huyết. Rối loạn vận động tương tự như rối loạn vận động do thuốc an thần,
bao gồm cả rối loạn vận động muộn, cũng đã được báo cáo. Trong chăn nuôi,
salbutamol được đưa vào trong thức ăn gia súc nhằm giảm lớp mỡ dưới da, tăng
khối lượng cơ, tăng trọng đối với vật nuôi. Theo nhiều nghiên cứu, salbutamol gây
hại cho gia súc và cả người nếu ăn phải thịt vật ni có sử dụng các loại thức ăn có
trộn salbutamol, vì nó là chất kích thích mạnh, làm suy nhược chức năng gan [18].
Khi ăn các thực phẩm có các chất độc nhóm beta agonist, người dùng có thể bị



8

chóng mặt, ù tai, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, về lâu dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư,
ảnh hưởng tới nòi giống, gây hệ lụy nặng nề cho tương lai sau này [15].
Nhóm ức chế đối giao cảm (atropin), những phát hiện phổ biến nhất do dùng
quá liều là nhịp tim nhanh, khó thở, sốt và khơ trong màng nhầy. Những tác dụng
phụ này có thể được thấy trong một phạm vi rộng từ làm trống dạ dày chậm đến lú
lẫn, mê sảng và hôn mê. Trong một báo cáo về trường hợp được công bố ở Đức,
bệnh nhân đã bị tiêm nhầm 20mg atropine và khơng có dấu hiệu nghiêm trọng về hệ
thần kinh trung ương hoặc hô hấp. Tuy nhiên, các tác động ngoại vi như mẩn đỏ
trên da, làm khô màng nhầy và sốt đã được quan sát thấy ở mức cao liều lượng [47].
Nhóm an thần (acepromazin), acepromazin là một dẫn xuất phenothiazine
được giới thiệu vào những năm 1950 để điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên,
khơng lâu sau đó khơng cịn sử dụng trên người do hiệu quả kém nhưng nhiều tác
dụng phụ, tuy nhiên, vẫn sử dụng phổ biến trong thú y thuốc. Ở cả động vật nhỏ và
lớn, acepromazin được sử dụng để chống say tàu xe, an thần và giảm lo âu trước
phẫu thuật. Triệu chứng ngộ độc: huyết áp hạ, nhịp tim tăng, nhịp thở giảm, hô hấp
chậm, nhanh chóng đi vào trạng thái buồn ngủ. Thời gian bán thải là 2,95 giờ [27].
1.2. Phương pháp xử lý mẫu QuEChERS
Trước phương pháp QuEChERS, phương pháp phân tích đa dư lượng được
sử dụng phổ biến, tuy nhiên khi đánh giá trên nhiều phương diện nhận thấy có nhiều
yếu tố thúc đẩy cần phát triển một phương pháp tiếp cận mới, các yếu tố liên quan
đến môi trường, sức khỏe và kinh tế, rủi ro đối với con người và môi trường, năng
suất, khối lượng mẫu, giảm thời gian và chi phí, giảm tiêu thụ dung mơi… Phương
pháp QuEChERS phát triển rất sớm (1960), thời điểm đó phương pháp đơn giản
nhưng phạm vi ứng dụng hẹp, những năm 1980-2000 phạm vi được mở rộng hơn
tuy nhiên cách xác định, hướng dẫn phân tích khá phức tạp, tính chọn lọc và tính
đặc hiệu kém. Hiện tại phương pháp đơn giản, tinh gọn, giảm thiểu chi phí, có khả

năng tự động hóa [33]. Phương pháp Quechers cổ điển được mô tả theo sơ đồ sau:


9

Cân 10g mẫu cho vào ống ly tâm 50mL
Thêm 10ml acetonitril, lắc mạnh 1 phút
Thêm 4g MgSO4+1g NaCl, lắc mạnh 1 phút
Thêm dung dịch nội chuẩn, lắc 30s và ly tâm

Lấy phần tách ra thêm MgSO4 và chất hấp
phụ
Thêm “Chất bảo vệ chất phân tích”

GC-MS (và LC-MS)
Hình 1.5. Quy trình xử lý mẫu theo phương pháp QuEChERS
QuEChERS được phát triển đầu tiên là phương pháp chiết xuất thuốc trừ sâu
trong rau quả, kết hợp với phương pháp làm sạch loại bỏ đường, lipit, acid hữu cơ,
sterol, protein, sắc tố và nước dư thừa. Kỹ thuật này cho chúng ta một phương pháp
thay thế, thân thiện với môi trường, thay cho chiết xuất lỏng - lỏng truyền thống.
Quá trình này bao gồm hai bước đơn giản. Đầu tiên, các mẫu đồng nhất được chiết
xuất và phân vùng bằng dung môi hữu cơ và dung dịch muối. Sau đó, phần nổi phía
trên được chiết tách và làm sạch bằng cách sử dụng kỹ thuật chiết pha rắn phân tán
(dSPE) [28].
Năm 2003, Anastassiades và Lehotay giới thiệu một phương pháp mới để
phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, sau này được gọi là QuEChERS (viết
tắt của quick, easy, cheap, effective, rugged và safe). QuEChERS là một phương
pháp phân tích đa tồn lưu thuốc trừ sâu trong nhiều loại nền mẫu khác nhau, chỉ cần
có khoảng 70 – 100% nước trong thành phần (mẫu khô được cho thêm nước). Như
tên gọi của nó, chuẩn bị mẫu theo QuEChERS có nhiều thuận lợi so với các phương

pháp truyền thống [21].


10

Hiện nay, ACN vẫn là dung mơi chính để chiết các chất ban đầu. Người ta đã
tiến hành nghiên cứu, so sánh giữa các dung môi ACN, EtOAc, aceton; chọn ACN
làm dung mơi chiết, vì nhận thấy ACN có tính chọn lọc (ít đồng chiết xuất nhưng
vẫn bao phủ phổ thuốc trừ sâu rộng), tương thích với các ứng dụng LC và SPE,
khơng clo hóa, hịa trộn được với nước (tốt cho quá trình chiết xuất ban đầu), ACN
tách khỏi pha nước bằng thêm muối mà không cần dung môi không phân cực, loại
bỏ nước dễ dàng hơn (với MgSO4) so với khi sử dụng aceton. Bên cạnh đó ACN
cịn một số nhược điểm khó bay hơi, chỉ tương thích với một số hệ thống, độ hòa
tan lipid thấp. Phương pháp QuEChERS sử dụng muối để loại tạp và tách nước ra
khỏi dung môi chiết, qua nghiên cứu tỷ lệ muối NaCl thêm vào, nhận thấy ngồi
muối chính là MgSO4, NaCl làm giảm lượng chất nền đồng chiết xuất. Kết quả các
nghiên cứu còn chỉ ra giữa lắc và khuấy trộn: lắc có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, sử
dụng SPE cổ điển giúp làm sạch mẫu mà không cần nhiều điều kiện phức tạp: chân
không, áp suất, không phải phân kênh, kiểm sốt dịng chảy, làm khơ, khơng cần
bước rửa giải, khơng pha lỗng dịch chiết, khơng bay hơi, cần ít chất hấp thụ hơn,
nhanh hơn và rẻ hơn, không cần kinh nghiệm. Trong khi SPE phân tán giúp loại bỏ
tạp đồng thời [33].
Phương pháp Quechers không ngừng được cải tiến, để đáp ứng yêu cầu phát
triển phương pháp ngày càng đơn giản, tinh gọn, nhưng vẫn đúng với nguyên tắc
của Quechers. Nếu phương pháp QuEChERS gốc thường chỉ áp dụng trên mẫu rau,
củ, quả tươi thì đến hiện tại có thể áp dụng trên nhiều nền mẫu khác nhau kể cả thức
ăn chứa nhiều béo, thức ăn khô. Đối với thức ăn nhiều chất béo: các lipid chiết đồng
thời sẽ được loại bỏ trước khi phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc trừ sâu
không phân cực có thể phục hồi <70% (ví dụ: HCB và DDT). Khả năng tiếp cận các
chất cặn bã có thể bị hạn chế. Lượng lipid được chiết cùng phụ thuộc vào việc lựa

chọn loại thuốc trừ sâu, do đó các dung dịch cho các mẫu dầu: 2 g dầu + 10 mL
ACN. Đối với thức ăn khô: bổ sung nước trước khi chiết xuất để làm suy yếu tương
tác của thuốc với chất nền và đảm bảo phân vùng đầy đủ. Lượng mẫu giảm và nước


11

thêm vào đảm bảo tổng thể tích mẫu là 10 mL. Chất béo đồng chiết xuất sẽ được
loại bỏ bằng cách đông lạnh hoặc C18, nếu cần thiết [33].
1.3. Phương pháp sắc ký lỏng siêu cao áp đầu dò khối phổ UPLC-MS/MS
1.3.1. Hệ thống UPLC
Hệ thống sắc ký lỏng siêu áp (UPLC) có thể chịu được áp suất lên đến
1200 bar cho phép phân tích với các cột sắc ký có kích thước hạt nhỏ từ
1,5 - 2 µm giúp giảm thời gian, dung mơi phân tích và quan trọng hơn làm tăng
khả năng phân tách, hiệu năng cột giúp cải thiện độ phân giải và tính đặc hiệu của
phương pháp lên gấp nhiều lần.
1.3.2. Đầu dò khối phổ ba lần tứ cực
Khối phổ là thiết bị phân tích dựa trên cơ sở xác định khối lượng phân tử của
các hợp chất hóa học bằng việc phân tách các ion phân tử theo tỉ số giữa khối lượng
và điện tích (m/z) của chúng.
Các ion được tạo ra bằng cách thêm hay bớt điện tích của chúng như loại bỏ
electron, proton hóa. Các ion tạo thành này được tách theo tỉ số m/z và phát hiện, từ
đó cho thơng tin về khối lượng hoặc cấu trúc phân tử của hợp chất.
Cấu tạo của một thiết bị khối phổ bao gồm 4 phần chính: bộ phận dẫn mẫu,
nguồn ion, bộ phận tích khối và detector. Trước hết, các mẫu được ion hóa trong
nguồn ion, sau đó đưa vào bộ phận phân tích khối để tách các ion theo tỉ số m/z.
Các tín hiệu thu được sẽ chuyển vào máy tính để xử lý và lưu trữ [17], [22].
1.3.2.1. Bộ phận dẫn mẫu
Có 2 kỹ thuật: kỹ thuật đưa mẫu trực tiếp (thường dùng trong MALDI), và
kỹ thuật dẫn mẫu (thường dùng trong ESI).

Máy xevo TQD sử dụng kỹ thuật dẫn mẫu. Bộ phận ghép nối với hệ thống
sắc ký lỏng được thiết kế theo cấu hình “Z Spray” (kiểu phun hình chữ Z – 2 lần
quay 90 độ) với nguyên lý ion hóa ở áp suất khí quyển (API). Kỹ thuật Z-Spray là
kỹ thuật bản quyền của Waters. Đường dẫn ion Hexapole hiệu quả cao.
1.3.2.2. Nguồn ion hóa


12

Nguồn ion hóa trong LC - MS/MS thường được cấu tạo để thực hiện nhiệm vụ
hóa hơi, loại dung mơi và ion hóa mẫu. Có nhiều kỹ thuật ion hóa khác nhau thường
sử dụng: proton hóa, khử proton hóa, cation hóa, chuyển từ lỏng sang khí, phóng
(bức) điện tử, bẫy điện tử….tạo nên nhiều loại nguồn ion hóa nhưng nguồn được sử
dụng phổ biến trong sắc ký lỏng khối phổ là ion hóa điện tử (ESI).
Dịng máy xevo TQD cũng áp dụng nguồn ion ESI. Ion hóa phun điện tử
(ESI): Dòng chảy từ LC ra đi qua một ống mao quản có đường kính khoảng 0,1 mm
và với một điện trường cao (Từ 3 - 4 kV) sẽ tạo thành các hạt mang điện. Dịng khí
nitơ thổi vào mẫu làm bay hơi nhanh dung môi biến các hạt đã rất nhỏ trở thành cực
nhỏ trước khi mẫu được đưa vào buồng ion hóa. Các giọt phun ra có kích thước rất
nhỏ chứa ion phân tử là (M+H)+ hay (M-H)-. Ngoài ra, q trình ion hóa có thể tạo
ra một số ion khác do sự có mặt của các chất trong mơi trường như (M+Na)+,
(M+CH3OH)+ hay các ion đa điện tích như (M+2H)2+, (M+3H)3+, (M+4H)4+.
Đây là kỹ thuật ion hóa mềm, có độ nhạy cao. Kỹ thuật này ứng dụng phân
tích các chất không phân cực như: protein, peptit, nucleotit, polyetilen glycocol,
chất béo... Kỹ thuật ion hóa mềm là một kỹ thuật hữu ích khi áp dụng các phân tử
sinh học có khối lượng phân tử lớn. Do khơng có sự phân mảnh nên các đại phân tử
thành các hạt tích điện nhỏ hơn, thay vì nó biến phân tử được ion hóa thành những
giọt nhỏ. Những giọt nhỏ này sau đó tạo thêm thành những giọt nhỏ hơn, tạo ra các
phân tử với các proton đính kèm. Các ion phân tử proton sau đó sẽ được đưa qua
máy phân tích khối lượng để phát hiện, và khối lượng của mẫu có thể được xác định

[17], [22].
1.3.2.3. Bộ phân tích khối
Sau khi đã được ion hoá, các ion được đưa đến bộ phân tích khối nhằm lựa
chọn các ion cần thiết. Đặc trưng cho các ion là thông số m/z (tỷ số kh ối lượng trên
điện tích). Thơng thường, z = 1 nên m/z cũng chính là khối lượng của ion. Các kỹ
thuật phân tích khối được sử dụng phổ biến là bộ phân tích tứ cực, ba tứ cực, bộ
phân tích tứ cực bẫy ion, bộ phân tích thời gian bay, tứ cực thời gian bay song song.


13

Dịng máy xevo TQD áp dụng bộ phân tích khối ba tứ cực. Bộ ba tứ cực: gồm
ba tứ cực ghép nối với nhau. Trong đó, tứ cực thứ nhất (Q1) có nhiệm vụ tách các
ion, lựa chọn ion phân tử với m/z nhất định để chuyển đến tứ cực thứ 2 (Q2, còn gọi
là buồng va chạm). Ở Q2, các ion phân tử chạm với khí trơ có mặt (N2, Ar…) cùng
với năng lượng thích hợp phân ly tạo ra tạo ra các ion sản phẩm. Sau đó, tất cả các
ion sản phẩm được chuyển đến tứ cực thứ 3 (Q3). Q3 có cấu tạo giống Q1, tách các
ion được chuyển từ Q2 để đi tới bộ phận phát hiện. Bộ phân tích khối ba tứ cực có
thể thực hiện MS/MS [15], [19]. Hai tứ cực độ phân giải cao Q1, Q3; được thêm
vào các bộ lọc để tăng độ phân giải và truyền dẫn trong khi giảm thiểu các nhiễu
bẩn.

Hình 1.6. Cấu tạo đầu dị khối phổ 3 tứ cực
1.4.2.4. Bộ phận khuếch đại và phát hiện
Thường có hai loại là nhân electron và nhân quang, với chức năng chuyển các
ion đã đến thành tín hiệu điện và khuếch đại để đo bằng hệ điện tử của máy khối
phổ.
Nhân electron (electronmultiplier): Tác động của một ion lên bề mặt của dinot
sẽ tạo ra electron. Nó được tăng tốc, va chạm tiếp với bề mặt của các dinot khác để
tạo ra các electron khác. Các electron được thu nhận và chuyển thành tín hiệu điện.



14

Nhân quang (photomultiplier): cũng giống như thiết bị nhân electron, các ion
ban đầu đập vào màng phosphor của photomultiplier thay vì đập vào một dinot, tạo
ra các photon, các photon sau đó sẽ va đập vào một màn chắn phospho và giải
phóng ra các photon. Các photon này được phát hiện bởi một bộ nhân quang hoạt
động như thiết bị nhân electron.
Ưu điểm của phương pháp này là các ống nhân quang được đặt trong chân
không nên loại bỏ được các khả năng nhiễm bẩn [17], [22].
Detector của dòng máy xevo TQD là loại nhân quang, ít nhiễu, tuổi thọ cao.
Ngoài ra, hệ thống được hỗ trợ trên phân mềm MassLyxn 4.1; OpenLynx và
TargetLynx XS như là tiêu chuẩn
1.4. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn ni trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn nuôi trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu Preechaya Yodrasing và cộng sự (2015) phân tích
chất chủ vận beta trong thức ăn gia súc kèm với đánh giá rủi ro sức khỏe. Lượng
chất chủ vận beta cao nhất ở thức ăn gia súc, do hướng sử dụng của gia súc đã được
chuyển từ động vật lao động sang sản xuất thịt và tăng hàng năm không chỉ cho tiêu
dùng nội địa mà cũng cho thị trường quốc tế. Đối với heo và gia cầm, hơn 70 đến
80% nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan, họ cùng sản xuất thức ăn cho
heo và gia cầm trong cùng một dây chuyền sản xuất, nghĩa là trong trường hợp
thuốc chủ vận beta bị ô nhiễm vào chăn ni heo hoặc gia cầm, có thể gây ô nhiễm
chéo. Salbutamol chủ yếu là được phát hiện trong thức ăn chăn ni, sau đó là
clenbuterol và ractopamine, chiếm 95,74 và 53% trong thức ăn nhiễm bẩn, tương
ứng. Những kết quả này đã được chỉ ra salbutamol có thể được sử dụng phổ biến
trong thức ăn chăn nuôi [46].
Theo kết quả nghiên cứu của Kunping Yan và cộng sự (2016), phân tích 142
mẫu thịt heo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm địa phương. Các mẫu được

lấy ngẫu nhiên từ các siêu thị, chợ tự do và những người bán hàng rong của toàn
tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, theo kế hoạch của chính quyền địa phương. Năm mẫu
thu thập từ các thị trường tự do đã được phát hiện có chứa tồn lưu β-agonist. Hàm


15

lượng salbutamol của hai mẫu dương tính là 0,14 μg/kg và 1,13 μg/kg. Hàm lượng
clenbuterol của một mẫu dương tính là 0,65 μg/kg. Kết quả phù hợp với kết quả của
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm địa phương [45].
Theo kết quả nghiên cứu của Chaojian và cộng sự (2019) đánh giá tình hình
sử dụng clenbuterol, salbutamol và ractopamine trong các sản phẩm thịt tươi sống ở
tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Kết quả cho thấy 11,36% mẫu chứa chất chủ vận beta bị
cấm. Tỷ lệ phát hiện các chất chủ vận beta giảm theo thứ tự: clenbuterol (6,37%)>
ractopamine (2,62%)> salbutamol (2,37%). Mức beta-agonists trong thịt heo cao
hơn thịt bò và thịt cừu. Tỷ lệ phát hiện các sản phẩm thịt giảm dần theo thứ tự: thăn
heo (28,72%)> sườn heo (24,72%)> nội tạng heo (20,24%)> thăn bò (6,67%)> nội
tạng bò (6,19%)> thịt bò xương sườn (5. 00%)> nội tạng cừu (3,45%)> sườn cừu
(3,41%)> thăn cừu (3,26%). Chỉ có một chất chủ vận beta được phát hiện trên mỗi
mẫu. Theo đặc điểm của nghiên cứu này, lượng beta-agonists được thêm vào các
sản phẩm thịt tươi ở tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc là tương đối an tồn [32].
1.4.2. Tình hình sử dụng các chất độc trong chăn nuôi tại Việt Nam
Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh,
lạm dụng kháng sinh, sử dụng chất độc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm diễn biến
rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng diện rộng ở các địa phương, đang là vấn đề
nan giải, thách thức cơ quan quản lý. Đặc biệt, việc sử dụng các chất độc nhóm beta
- agonist (salbutamol, clenbuterol, ractopamine) đang gây bức xúc dư luận, được
người dân, các cơ quan quản lý, phương tiện truyền thông rất quan tâm [15].
Tại diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ
NN&PTNT) cho biết, từ năm 2015 đến tháng 2/2016 các địa phương và Cục Chăn

nuôi đã tiến hành kiểm tra 1.893 cơ sở, có 58 cơ sở có vi phạm chất độc. Trong đó
có 17/1.239 mẫu thức ăn chăn nuôi vi phạm chất độc, 257/3.972 mẫu nước tiểu heo
vi phạm chất độc, 12/451 mẫu thịt, phủ tạng vi phạm chất độc. Cục Thú y cũng đã
chỉ đạo các Chi cục địa phương lấy 1.457 mẫu nước tiểu và 385 mẫu thịt tại các cơ
sở giết mổ, kết quả phát hiện 3 mẫu thịt (chiếm 0,77%), 157 mẫu nước tiểu (chiếm
10,7%) dương tính với salbutamol. Ngồi ra Cục C49 đã tiến hành cử trinh sát


×