Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông dân tộc khơme tỉnh sóc trăng năm 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.72 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
CÁC SỐ ĐO VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
DÂN TỘC KHƠME TỈNH SĨC TRĂNG NĂM 2016-2018
Nguyễn Thị Giao Hạ*, Võ Huỳnh Trang
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email:

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Số đo và chỉ số nhân trắc là các kết quả quan trọng trong nghiên cứu
hình thái và sự phát triển con người. Đây cũng là cơ sở để đánh giá thể lực và phân loại
sức khỏe. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định các số đo nhân trắc của cùng nhóm học
sinh cấp 3 dân tộc Khơme năm 2016-2018 tỉnh Sóc Trăng; 2. Xác định các chỉ số nhân
trắc của cùng nhóm học sinh cấp 3 dân tộc Khơme năm 2016-2018 tỉnh Sóc Trăng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt dọc trên 195 học sinh
cấp 3 của trường trung học phổ thơng tại tỉnh Sóc Trăng từ năm 2016-2018. Kết quả:
Các số đo ở nam cao hơn nữ và tăng dần theo từng lứa tuổi. Cân nặng cao hơn 2-3kg
và chiều cao tăng 3-4cm. Sự khác biệt các số đo có ý nghĩa thống kê từ giai đoạn 15
sang 16 tuổi (p<0,001). Các chỉ số nhân trắc của trẻ ở mức bình thường. Trên cùng
nhóm đối tượng từ năm 15 tuổi sang 16 tuổi các chỉ số Skelie và QVC khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).Kết luận: Các số đo ở nam cao hơn nữ và tăng dần theo từng
nhóm tuổi. Các chỉ số ở mức bình thường. Trên cùng một nhóm đối tượng từ 15 đến 16
tuổi, các số đo và chỉ số nhân trắc gia tăng có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: số đo, nhân trắc, học sinh
ABSTRACT
ANTHROPOMETRIC MEASUREMENTS AND INDICATORS OF THE KHMER
ETHNIC GROUP OF HIGH SCHOOL STUDENTS
FROM 2016-2018 IN SOC TRANG PROVINCE
Nguyễn Thị Giao Hạ*, Võ Huỳnh Trang
Can Tho University of Medicine and Pharmacy


Background: Anthropometric measurements and indicators are important
elements in studying human morphology and development. These are also the basis for
fitness assessment and health classification. Objectives:(1).Determine the
anthropometric measurements of the ethnic group of Khome high school students from
2016-2018 in Soc Trang province;(2) Determine the anthropometric indicators of the
ethnic group of Khmer high school students from 2016-2018 in Soc Trang province.
Materials and methods: The study describes the longitudinal cutting of 195 high school
students of high school in Soc Trang province from 2016-2018. Results: Measurements
in men are higher than women and gradually increase with each age group.
Measurements also improved over previous studies such as 2-3kg higher weight and 34cm height increase. The difference in measurements is statistically significant from 15
to 16 years (p <0.001). The anthropometric indicators of children are normal. Skelie
and QVC index were statistically significant in the same group of subjects aged 15
years and 16 years old (p <0.05). Conclusion: Measurements in boys are higher than
1


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
girls and gradually increase with each age group. The indicators are in normal. On the
same group of people from the age of 15 to 16 years, the measurements and indicators
had a statistically significant increase.
Keywords: Anthropometric, measurements, pupils
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu các chỉ số về thể lực là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu các lĩnh
vực phát triển con người. Trong y học, đánh giá tăng trưởng thể lực, dinh dưỡng, và sức khoẻ qua các
năm liên tiếp nhằm mục đích tìm ra những qui luật thay đổi hình thái của cơ thể con người qua các giai
đoạn, nhóm tuổi, dân tộc… thơng qua các số đo và chỉ số nhân trắc [3]. Một điều tra cơ bản về số đo
và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành vào năm 1999. Các
nghiên cứu của Việt Nam đa số nghiên cứu cắt ngang, các nghiên cứu cắt dọc theo dõi sự phát triển
của cùng nhóm đối tượng qua nhiều năm chưa được tiến hành rộng rãi. Từ đó đến nay trải qua 15 năm,
đất nước phát triển, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng nâng cao, chế độ dinh dưỡng, mơi trường sống

được chú trọng nhiều hơn, tầm vóc và thể lực của học sinh cũng đã có những thay đổi đáng kể, địi hỏi
phải có những nghiên cứu mới để có cơ sở chiến lược phát triển thể chất con người. Với 2 mục tiêu cụ
thể:
Xác định các số đo nhân trắc của cùng nhóm học sinh cấp 3 dân tộc Khơme từ năm 2016-2018
tỉnh Sóc Trăng.
Xác định chỉ số nhân trắc của cùng nhóm học sinh cấp 3 dân tộc Khơme từ năm 2016-2018
tỉnh Sóc Trăng.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
195 học sinh cấp 3 của trường trung học phổ thông tại tỉnh Sóc Trăng từ năm 2016-2018. Khi
đo khỏe mạnh, đồng ý tham gia nghiên cứu, không mắc các bệnh hay dị tật làm ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chọn mẫu cụm: bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 trường THPT trong 10 phường trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng. Ở mỗi trường bốc thăm ngẫu nhiên tương tự chọn một lớp 10 bất kỳ.
Nghiên cứu mô tả cắt dọc: việc chọn mẫu được tiến hành từ năm 2016 khi học sinh bước vào
lớp 10. Việc đo đạc được tiến hành ở cùng thời điểm và cùng nhóm mẫu đã được chọn trong suốt 3
năm liên tục từ 2016-2018.
Dụng cụ: Bộ thước đo chiều cao và thước dây Martin, cân đồng hồ.
Nội dung nghiên cứu:
Lấy các số đo cân nặng; chiều cao đứng, chiều cao ngồi; các vịng: vịng đầu, vịng ngực, vịng
eo, vịng mơng lần lượt trong 3 năm liên tiếp từ 2016-2018. Từ đó tính các chỉ số BMI, Skelie, QVC,
Pignet và so sánh sự khác biệt các số đo cũng như chỉ số nhân trắc qua từng năm.
Xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của mẫu
Bảng 1. Phân bố học sinh theo giới tính qua các năm

Nam


Năm 2016
75 (38,46%)

Năm 2017
72(37,5%)
2

Năm 2018
67 (35,8%)


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Nữ
Tổng

120 (61,54%)
195 (100%)

120(62,5%)
192 (100%)

120 (64,2%)
187(100%)

Nhận xét: số lượng học sinh nữ như nhau từ 2016-2018.

2. Một số số đo nhân trắc của học sinh qua các năm
Bảng 2. Số đo nhân trắc học sinh theo giới tính qua các năm


Số đo

Giới tính

Cân nặng
(kg)
Chiều cao
đứng (cm)
Chiều cao
ngồi (cm)
Vịng đầu
(cm)
Vịng ngực
(cm)
Vịng eo
(cm)
Vịng mơng
(cm)

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Nữ
Nam
Nữ

Năm 2016
(Trung bình ±
SD)
52,27±6,36
46,6±6
164,5±6,44
156,4±5,45
81,75±4,88
78,8±3,44
53,65±1,52
52,66±2,99
74,92±4,79
78±4
66±6,14
63±4,86
82,53±5,13
83,11±6,36

Năm 2017
(Trung bình ±
SD)
55,81±5,3
47,83±5,66
169,13±5,53
158,26±5
87,44±3,43

82,49±6,31
54,86±1,51
54,31±1,26
78,14±5
78,77±8,15
68,16±9,84
67,41±6,24
87,25±5,29
88,75±6,7

Năm 2018
(Trung
bình±SD)
55±6,59
48,79±6
169,62±4,7
158,3±5,5
87,59±3,43
82,95±4,1
55±1,81
54,35±3,2
78,87±4,43
79,44±4
70,16±4,7
67,67 ± 4,58
88±4,59
89±4,48

Nhận xét: các số đo tăng từ 2016-2018 ở cả nam và nữ.
Bảng 3. So sánh số đo nhân trắc học sinh theo giới tính qua các năm


Số đo
Cân nặng
Chiều cao
đứng
Chiều cao
ngồi
Vịng đầu
Vịng ngực
Vịng eo

Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Năm 2016 & 2017
p < 0,001
p = 0,092 > 0,05
p < 0,001
p < 0,05
p < 0,001

p < 0,001
p < 0,001
p < 0,001
p < 0,001
p = 0,465 > 0,05
p < 0,001
3

Năm 2017&2018
p = 0,397> 0,05
p = 0,236 > 0,05
p = 0,476> 0,05
p = 0,969 > 0,05
p = 0,955> 0,05
p = 0,516 > 0,05
p = 0,388> 0,05
p < 0,05
p = 0,057> 0,05
p = 0,128 > 0,05
p = 0,119> 0,05


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019

Vịng mông

Nữ
Nam
Nữ


p < 0,001
p < 0,001
p < 0,001

p < 0,05
p = 0,396> 0,05
p = 0,714 > 0,05

Nhận xét: các số đo có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ giai đoạn 15 sang 16 tuổi ở cả
nam và nữ.
3. Một số chỉ số nhân trắc của học sinh qua các năm
Bảng 3. Chỉ số nhân trắc học sinh theo giới tính qua các năm

Chỉ số

Giới tính

BMI

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

Skelie
QVC

Pignet

Năm 2016
(Trung bình ±
SD)
19,28±1,65
19,04±2,11
101,21±10,88
98,75±6,9
14,5±10,3
14,25±8,98
41±7,79
41,5±8,64

Năm 2017
(Trung bình ±
SD)
19,39±1,66
19,11±1,97
95,29±7,01
90±19,36
7±9,3
10±11,09
37±8,17
40,5±8,82

Năm 2018
(Trung
bình±SD)
19,24±2,16

19,47±2,27
93,25±5,61
90,12±11,96
15±9,74
13±12,27
40±9,9
42±12,51

Nhận xét: các chỉ số tương đương nhau ở nam và nữ từ 2016-2018.
Bảng 5. So sánh chỉ số nhân trắc học sinh theo giới tính qua các năm

Chỉ số
BMI
Skelie
QVC
Pignet

Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

Năm 2016 & 2017
p = 0,671 > 0,05
p = 0,799 > 0,05

p < 0,001
p < 0,05
p < 0,001
p < 0,05
p < 0,05
p = 0,873 > 0,05

Năm 2017&2018
p = 0,653 > 0,05
p = 0,181 > 0,05
p = 0,43> 0,05
p = 0,362 > 0,05
p < 0,001
p = 0,461 > 0,05
p = 0,278> 0,05
p = 0,746 > 0,05

Nhận xét: chỉ số Skelie và QVC khác nhau có ý nghĩa ở cả nam và nữ từ 15 sang 16 tuổi.

IV. BÀN LUẬN
1. Về đặc điểm chung của học sinh
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nữ cao hơn nam ở dân tộc Khơme. So với nghiên cứu
được thực hiện năm 1999 [1] và kết quả nghiên cứu do Lê Đình Vấn cơng bố [8] cỡ mẫu của chúng tơi
có số lượng cao hơn. Các nghiên cứu gần đây của Mai Văn Hưng [2], [3], Đồng Hương Lan [4] do
nghiên cứu cắt ngang nên cỡ mẫu lớn hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên các nghiên cứu trước
đây chưa từng thực hiện riêng biệt trên dân tộc này. Ngoài ra số lượng nữ giữ nguyên qua 3 năm 20162018, nhưng số lượng nam giảm một ít qua các năm liên tục.
2. Về các số đo nhân trắc của học sinh
Ở cùng 1 lứa tuổi và cùng giới chúng tôi ghi nhận cân nặng của trẻ cao hơn báo cáo của khoa y-

4



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
nha- dược đại học Cần Thơ năm 1999 từ 3-10kg. So sánh với nghiên cứu của Lê Đình Vấn trên trẻ 15-17
tuổi ở Thừa Thiên Huế năm 2002 và báo cáo của WHO năm 2007 cũng ghi nhận cân nặng trẻ trong
nghiên cứu của chúng tôi vượt trội hơn cân nặng trẻ em Thừa Thiên Huế năm 2002 và cân nặng của trẻ
em trên thế giới năm 2007 [10], [11]. So sánh với những nghiên cứu gần đây nhận thấy cân nặng của nữ
tương đương trong nghiên cứu của Mai Văn Hưng ở miền Bắc cịn nam thì cân nặng tăng 2-3kg; đối với
miền Trung trong nghiên cứu của Đồng Hương Lan cả nam và nữ cân nặng đều cao hơn vượt trội.
Ở cùng 1 lứa tuổi và cùng giới chúng tôi ghi nhận chiều cao đứng của trẻ cao hơn báo cáo của
khoa y- nha- dược đại học Cần Thơ năm 1999 từ 4-9cm, cao hơn nghiên cứu tại miền Trung 3cm. Đối
với miền Bắc chiều cao nữ cao hơn nhưng nam lại thấp hơn.
Chiều cao ngồi trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương và thấp hơn với báo cáo của khoa
y- nha- dược đại học Cần Thơ.
So sánh với kết quả trên thế giới như kết quả báo cáo gần đây số đo của học sinh nữ tại Iran
trong nghiên cứu của Mostafarad và các cộng sự [9] có thể thấy chỉ có chiều cao của trẻ nữ là tương
đương. Riêng số đo cân nặng và các vòng của trẻ em tại Iran có sự vượt trội. Điều này có thể lý giải do
địa lý cũng như thói quen ăn uống của các quốc gia có sự khác biệt.
Qua các năm liên tục có thể nhận thấy số đo cân nặng và chiều cao đứng của trẻ có tăng nhẹ.
Riêng đối với chiều cao ngồi từ năm 15 tuổi sang 16 tuổi có sự tăng vọt 6cm ở nam và 4cm ở nữ. Như
vậy trên cùng đối tượng qua các năm từ 15 sang 16 tuổi có sự thay đổi đáng kể chiều dài chi dưới.
Số đo các vịng của chúng tơi có kết quả tương tự như các số đo chiều cao hay cân nặng là hầu
như cao hơn các nghiên cứu trước. Riêng số đo các vịng có thể thấy số đo vịng ngực và mơng của nữ
cao hơn nam, đặc biệt vòng ngực của nữ ở độ tuổi 15 hơn nam rõ rệt. Điều này phù hợp với lứa tuổi
dậy thì của các bé gái.
Đối với các số đo trong cùng giới qua các năm có thể thấy tăng rõ rệt từ năm 15 sang 16 tuổi.
Từ 16 sang 17 tuổi trên cùng đối tượng số đo này thay đổi không đáng kể. Như vậy các số đo có sự
chuyển biến đáng kể ở lứa tuổi 15-16.
Kết quả cũng cho thấy đa số các số đo từ năm 15 tuổi sang 16 tuổi thay đổi có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) chứng tuổi ở độ tuổi này sự thay đổi về mặt thể chất tạo nên sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên

ở độ tuổi từ 16 sang 17 những thay đổi về các số đo lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).
Như vậy từ 16 sang 17 tuổi sự chênh lệch về các số đo không nhiều.
3. Về chỉ số nhân trắc của học sinh
Chỉ số BMI của học sinh trong nghiên cứu chúng tơi đều ở mức bình thường, trong khi đó theo
Lê Đình Vấn chỉ có nữ 17 tuổi đạt mức bình thường, theo khoa y- nha- dược đại học Cần Thơ chỉ có
nữ 15 tuổi đạt mức bình thường; các lứa tuổi khác đều gầy; nghiên cứu tại miền Bắc hầu hết trẻ đều ở
mức bình thường trừ những trẻ ở vùng nông thôn là gầy, tại miền Trung chỉ số này đều là bình thường.
Điều này chứng tỏ thể trạng của trẻ cải thiện so với trước đây. Chỉ số BMI này so sánh với trẻ em nữ
tại Iran có thể thấy người Iran ở mức bình thường nhưng dao động trong giới hạn trên của người Châu
Á (BMI=23), còn các bé gái ở Việt Nam lại dao động trong giới hạn dưới của người Châu Á
(BMI=19).
Chỉ số Skelie trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự khoa y- nha- dược đại học Cần Thơ và
Lê Đình Vấn khi trẻ đều ở mức chân dài.
Báo cáo của Khoa Y Nha Dược Đại học Cần Thơ chỉ tính giá trị QVC của trẻ từ 16 tuổi trở lên.
Quan điểm của Lê Đình Vấn cũng nêu rõ chỉ số này chỉ áp dụng tương đối chính xác ở người lớn cịn
ở trẻ ít có giá trị nên các kết quả nêu ra trong nghiên cứu của chúng tơi mang tính chất tham khảo.
Chỉ số Pignet trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả của học sinh vùng thành thị
trong nghiên cứu tại miền Bắc của Mai Văn Hưng.
Các chỉ số nhân trắc qua các năm đáng lưu ý có chỉ số Skelie thay đổi có ý nghĩa thống kê từ

5


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
năm 15 sang 16 tuổi (p<0,05) chứng tỏ ở độ tuổi này sự thay đổi chiều dài chi dưới đáng kể.

V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 195 học sinh cấp 3 của trường trung học phổ thơng tại tỉnh Sóc Trăng qua các
năm 2015-2017, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Các số đo ở nam cao hơn nữ và tăng dần theo từng lứa tuổi.

- Sự khác biệt các số đo có ý nghĩa thống kê từ giai đoạn 15 sang 16 tuổi (p<0,001)
- Các chỉ số nhân trắc của trẻ ở mức bình thường.
- Trên cùng nhóm đối tượng từ năm 15 tuổi sang 16 tuổi các chỉ số Skelie và QVC khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Phi Hùng (2000), Báo cáo kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc
của người bình thường tại tỉnh Cần Thơ, Khoa Y Nha Dược - Đại học Cần Thơ,
TP Cần Thơ.
2. Mai Văn Hưng, Trần Long Giang (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc
cơ bản của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Nghiên cứu Giáo dục, tập 29, số 1, tr. 39-47.
3. Mai Văn Hưng, Trần Văn Thế, Đàm Thị Kim Thu (2012), Việt Nam học – Kỷ yếu
hội thảo Quốc tế lần thứ tư, NXB Khoa học xã hội, tr. 145-151.
4. Đồng Hương Lan (2016), Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học
phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục,
Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, Bắc Ninh.
5. Nguyễn Quang Quyền (1974), Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người
Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội
6. Lê Nam Trà (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người
Việt Nam, NXB Y học, tr. 3, 9-29.
7. Lê Gia Vinh, Nguyễn Quang Quyền (1975), “Sự tương quan giữa các chỉ số thể
lực pignet và QVC với khối mỡ, khối nạc và một số kích thước cơ thể khác”, Y hoc
Việt Nam, Tổng hội y học Việt Nam, số 4, tr. 8-13.
8. Lê Đình Vấn (2002), Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của học sinh 6 –
17 tuổi ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y dược
TPHCM, TPHCM.
9. Mostafarad, Marzieh Torkmannejad Sabzevary and Zahra Mohebbi Dehnavi (2018),
Association Between Menstrual Disorders and Obesity-Related Anthropometric
Indices in Female High School Students: A Cross-Sectional Study, International

journal of school health.
10. WHO (2007), “BMI-For-Age Boys 5 to 19 years”, Growth reference 5-19 years,
pp. 3-5.
11. WHO (2007), “BMI-For-Age Girls 5 to 19 years”, Growth reference 5-19 years,
pp. 3-5.
1.

Ngày nhận bài: 21/10/2019-Ngày duyệt bài: 15/11/2019

6



×