Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu bào chế cao khô thân ý dĩ (coix lachryma jobi l ) bằng phương pháp sấy phun không sử dụng chất mang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.64 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO KHÔ THÂN Ý DĨ (COIX LACHRYMA-JOBI L.) BẰNG
PHƢƠNG PHÁP SẤY PHUN KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT MANG
Nguyễn Thị Linh Tuyền1*, Đào Bùi Linh Chi1, Trần Trung Trực2
1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2. Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
*
Email:

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc nghiên cứu, sản xuất các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu là xu hướng mới nhằm giảm
thiểu tác dụng không mong muốn nhưng vẫn mang hiệu quả điều trị cao. Mục tiêu nghiên cứu: Tm điều kiện
chiết xuất và bào chế cao khô thân Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L., Poaceae) bằng phương pháp sấy phun không sử
dụng chất mang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp đun
hồi lưu với các yếu tố được khảo sát như độ cồn (60%, 70%, 80%, 90%), tỉ lệ dược liệu/dung môi (1:5,
1:6,1:7,1:8), nhiệt độ (70 oC, 75 oC, 80 oC), số lần chiết (2, 3, 4), thời gian chiết là 60 phút. Dịch chiết thân Ý dĩ
đem sấy bằng máy sấy phun Labplant thành cao khô với các thơng số khảo sát như nhiệt độ khí vào (70 oC, 75
o
C, 80 oC), tốc độ dòng (4, 6, 8 vòng/phút). Kết quả: Đã xác định được điều kiện chiết xuất và thông số sấy phun
phù hợp cho thân Ý dĩ: dược liệu được chiết xuất 2 lần với cồn 80% ở nhiệt độ 80 oC, tỉ lệ dược liệu/dung mơi là
1:6; nhiệt độ khí vào 80 oC, tốc độ dịng 6 vịng/phút cho sản phẩm cao khơ Ý dĩ đạt yêu cầu. Kết luận: Đã bào
chế được cao khô từ thân Ý dĩ bằng phương pháp sấy phun không sử dụng chất mang, chế phẩm cao khô thu
được có độ ẩm là 3,84% và hiệu suất chiết là 23,62%.
Từ khố: cao khơ, Ý dĩ, sấy phun.

ABSTRACT
STUDY ON DRIED EXTRACT FROM COIX LACHRYMA-JOBI TRUNK BY SPRAYDRYING METHOD WITHOUT USING CARRIER
Nguyen Thi Linh Tuyen1, Tran Trung Truc2
1. Faculty of Pharmacy, Can Tho University of Medicine and Pharmacy
2. Imexpharm Corporation
Background: Research and production of medicines derived from medicinal materials was a new trend


to minimize unwanted effects but still bring high therapeutic effect. Objectives: Survey a number of factors
affecting the extraction and formulation dried extract powder from Coix lachryma-jobi trunk (Coix lachrymajobi L., Poaceae) by spray drying method without drying carriers. Materials and methods: Reflux extraction
surveyed factors such as the concentration of alcohol (60%, 70%, 80%, 90%), the treated herbs to solvent ratio
(1:5, 1:6, 1:7, 1:8), temperature (60 oC, 70 oC, 80 oC, 90 oC), extraction times (2, 3, 4) for a period of 60
minutes. The extract dried by Labplant machine with parameters such as inlet drying air temperature (70°C,
75°C, 80°C); pump speed input (4, 6, 8 revolutions per minute) for Coix lachryma-jobi trunk. Results: The
conditions identified extracts and spray drying parameters suitable for Coix lachryma-jobi trunk: treated herbs
extracted 2 times with alcohol 80% at a temperature of 80°C, the treated herbs to solvent ratio is 1:6; at inlet
drying air temperature 80°C, pump speed input 6 revolutions per minute for dried extract powder. Conclusion:
Dried extract powder from Coix lachryma-jobi trunk can be prepared by spray drying method with the moisture
of dried extract 3.84% and recovery of 23.62%.
Keywords: dried extract, Coix lachryma-jobi, spray drying.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nhiệt đới có tài nguyên thiên nhiên phong phú và có kho tàng y học dân tộc đồ sộ
được đúc kết từ rất lâu. Kế thừa nền y học cổ truyền của dân tộc, việc nghiên cứu, sản xuất các thuốc có
nguồn gốc tự nhiên hiệu quả và an toàn đang là xu hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội về các lợi ích sức khoẻ cũng như khả năng điều trị bệnh mang đến từ dược liệu. Ý dĩ (Coix lachrymajobi L.) là loài cây bản địa ở Việt Nam được trồng từ thời cổ xưa như một cây thuốc quý. Thân Ý dĩ là

1


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
thành phần quan trọng trong các bài thuốc chữa đái tháo đường của một số cộng đồng dân tộc ở miền núi
phía Bắc[2]. Trong thân Ý dĩ có các phytosterol (stigmast-4-en-3-on, stigmasterol và β-sitosterol) có tác
dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt bị tăng đường huyết thực nghiệm[1],[2]. Hiện nay, các cao thuốc bào
chế từ dược liệu có dạng bào chế truyền thống như dạng cao lỏng, cao đặc hoặc cao khô với lượng chất
mang sử dụng nhiều (trong công thức bào chế chiếm từ 20-100% đôi khi 150%) nên làm tăng lượng thuốc
sử dụng cho bệnh nhân. Hiện nay, bào chế các chế phẩm cao khô không sử dụng chất mang bằng phương
pháp sấy phun đang được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều. Cao khô được bào chế bằng phương

pháp này đạt độ ổn định về mặt lý hóa, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, có khả năng hịa tan cao, hàm lượng
hoạt chất vượt trội so với các phương pháp làm khô khác[3-5]. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu hay đề tài
nghiên cứu nào về bào chế cao khô từ thân Ý dĩ được công bố trong nước. Vì vậy việc “Nghiên cứu bào
chế cao khơ thân Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.) bằng phương pháp sấy phun không sử dụng chất mang” đã
được thực hiện với mục tiêu khảo sát điều kiện chiết xuất và điều kiện sấy phun thích hợp để thu được cao
khơ có hiệu suất chiết cao nhất và độ ẩm thấp nhất.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dược liệu thân Ý dĩ được thu hái tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Dược liệu được rửa sạch,
phơi trong bóng râm, sấy ở 50oC đến khi hàm ẩm cịn khoảng 7,6%, được xay thành bột thơ và đạt tiêu
chuẩn kiểm nghiệm theo DĐVN V.
Các dung môi cồn 96% (VN) và nước cất đạt tiêu chuẩn phân tích.
Thiết bị nghiên cứu
Máy sấy phun (Labplant Spray dryer SD-06AG, Anh), cân hồng ngoại (MX - 50, Mỹ), cân kỹ thuật
(OHAUS Vogager, Mỹ), bếp cách thủy (Memmert, Đức), bộ sinh hàn (Isolab, Đức).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sơ đồ bào chế cao khô thân Ý dĩ được thực hiện như sau
Dược liệu
Chiết xuất với cồn

Dịch chiết
Sấy phun

Cao khô
Sơ đồ 1. Sơ đồ bào chế cao khô thân Ý dĩ
Khảo sát điều kiện chiết xuất
Cân chính xác khoảng 100 g dược liệu thân Ý dĩ, cho vào bình nón nút mài 1000 mL, đun hồi
lưu 60 phút. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết như nồng độ cồn (60%, 70%, 80%,
90%), tỷ lệ dược liệu/dung môi (1:5, 1:6, 1:7, 1:8), nhiệt độ chiết (60oC, 70oC, 80oC, 90oC) và số lần

chiết (2, 3, 4). Các điều kiện chiết xuất được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Các điều kiện chiết xuất thân Ý dĩ được khảo sát
Điều
kiện
1
2

X’1
1. 60
9. 70

X’2
2. 1:6
10. 1:6

X’3
3. 60
11. 60

Điều
kiện
7
8

X’4
4. 2
12. 2

2


X’1
5. X’ 1 T
13. X’1T

X’2
6. 1:8
14. X’2T

X’3
7. 60
15. 70

X’4
8. 2
16. 2


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
3
4
5
6

17.
25.
33.
41.

80
90

X’1T
X’1T

18.
26.
34.
42.

1:6
1:6
1:5
1:7

19.
27.
35.
43.

60
60
60
60

20.
28.
36.
44.

2
2

2
2

9
10
11
12

21.
29.
37.
45.

X’1T
X’1T
X’1T
X’1T

22.
30.
38.
46.

X’2T
X’2T
X’2T
X’2T

23.
31.

39.
47.

80
90
X’3T
X’3T

24.
32.
40.
48.

2
2
3
4

Với X’1: độ cồn (%), X’2: tỉ lệ dược liệu/dung môi (g/ml), X’3: nhiệt độ chiết (oC), X’4: số lần
chiết, X’1T: độ cồn phù hợp (%), X’2T: tỷ lệ dược 3rin/dung môi phù hợp, X’3T: nhiệt độ chiết phù hợp
(oC)
Khảo sát điều kiện sấy phun
Khảo sát điều kiện sấy phun dịch chiết Ý dĩ với các thông số như nhiệt độ khí vào (oC): 70, 75,
80; Tốc độ dịng (vịng/phút): 4, 6, 8. Áp suất khí nén được chọn là 1,0 bar. Các điều kiện sấy phun
khảo sát được 3rinh bày trong bảng 2.
Bảng 2. Các điều kiện sấy phun khảo sát dịch chiết Ý dĩ
49. Điều kiện sấy
50. 13
phun


51. 14

52. 15

53. 16

54. 17

55. 18

56. 19

57. 20

58. 21

61. 70
59. Nhiệt độ (oC) 60. 70
69. Tốc độ dòng
70. 4
71. 6
(vòng/phút)
79. Áp suất khí
80.
1,0 bar
nén

62. 70

63. 75


64. 75

65. 75

66. 80

67. 80

68. 80

72. 8

73. 4

74. 6

75. 8

76. 4

77. 6

78. 8

Yêu cầu: Cao khô thu được có hiệu suất chiết cao nhất (Y1) và độ ẩm (Y2) thấp nhất và không
quá 5%.Về mặt cảm quan, cao khơ ít bám dính, dễ thu lấy.
Hiệu suất thu hồi cao khơ (%) được tính theo cơng thức:
b(100  Y2 )
Y1 

 100
a(100  ha )
Trong đó:
a: khối lượng dược liệu đem thử (g).
b: khối lượng cao khô thu được (g).
ha: độ ẩm của dược liệu (%).
Y2: độ ẩm của cao khô thu được (%).
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát điều kiện chiết xuất
Kết quả khảo sát điều kiện chiết từ thân Ý dĩ được 3rinh bày trong bảng 3.
Bảng 3. Kết quả khảo sát điều kiện chiết từ thân Ý dĩ
81. Điều
kiện
90. 1
99. 2
108. 3
117. 4
126. 5
135. 6
144. 7
153. 8
162. 9
171. 10
180. 11
189. 12

82. X’1

83. X’2


84. X’3

85. X’4

86. a (g)

87. b (g)

88. Y1 (% )

89. Y2 (% )

91. 60
100. 70
109. 80
118. 90
127. 80
136. 80
145. 80
154. 80
163. 80
172. 80
181. 80
190. 80

92. 1:6
101. 1:6
110. 1:6
119. 1:6
128. 1:5

137. 1:7
146. 1:8
155. 1:6
164. 1:6
173. 1:6
182. 1:6
191. 1:6

93. 60
102. 60
111. 60
120. 60
129. 60
138. 60
147. 60
156. 70
165. 80
174. 90
183. 80
192. 80

94. 2
103.
112.
121.
130.
139.
148.
157.
166.

175.
184.
193.

95. 100,02
104. 99,81
113. 100,03
122. 100,22
131. 99,80
140. 100,00
149. 99,98
158. 100,08
167. 100,13
176. 99,79
185. 100,24
194. 100,01

96. 10,21
105. 10,91
114. 15,72
123. 15,04
132. 14,20
141. 13,75
150. 13,87
159. 18,98
168. 22,35
177. 20,41
186. 19,40
195. 19,93


97. 10,59
106. 11,35
115. 16,32
124. 15,55
133. 14,78
142. 14,26
151. 14,41
160. 19,71
169. 23,19
178. 21,23
187. 20,02
196. 20,63

98. 4,15
107. 4,07
116. 4,08
125. 4,24
134. 4,05
143. 4,18
152. 4,00
161. 3,83
170. 4,02
179. 4,12
188. 4,44
197. 4,35

2
2
2
2

2
2
2
2
2
3
4

Nhận xét:
Ảnh hưởng nồng độ cồn và tỷ lệ dược liệu/dung môi: điều kiện 3 cho hiệu suất chiết cao nhất và
độ ẩm đạt (4,08% < 5%) nên nồng độ cồn 80% và tỷ lệ dược liệu/dung môi (1:6) được lựa chọn.

3


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Ảnh hưởng nhiệt độ chiết và số lần chiết: điều kiện 9 cho hiệu suất chiết cao nhất và độ ẩm đạt
(4,02% < 5%) nên nhiệt độ chiết được lựa chọn là 80oC và số lần chiết là 2.
Như vậy, điều kiện chiết cao Ý dĩ bằng phương pháp đun hồi lưu như sau: nồng độ cồn 80%, tỷ
lệ dược liệu/dung môi (1:6), nhiệt độ chiết 80oC, thời gian chiết 60 phút và số lần chiết là 2.
Khảo sát điều kiện sấy phun
Kết quả khảo sát điều kiện sấy phun dịch chiết Ý dĩ được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Kết quả khảo sát điều kiện sấy phun dịch chiết Ý dĩ
199. Nhiệt
198. Điều độ
kiện
khí vào
(oC)
206. 13
207. 70

214. 14
215. 70
222. 15
223. 70
230. 16
231. 75
238. 17
239. 75
246. 18
247. 75
254. 19
255. 80
262. 20
263. 80
270. 21
271. 80

200. Tốc độ
dòng
201. a (g)
(vòng/phút)

202. b (g)

203. Y1
(%)

204. Y2
(%)


205. Cảm
quan

208.
216.
224.
232.
240.
248.
256.
264.
272.

210.
218.
226.
234.
242.
250.
258.
266.
274.

211.
219.
227.
235.
243.
251.
259.

267.
275.

212.
220.
228.
236.
244.
252.
260.
268.
276.

213.
221.
229.
237.
245.
253.
261.
269.
277.

4
6
8
4
6
8
4

6
8

209.
217.
225.
233.
241.
249.
257.
265.
273.

100,09
99,91
99,97
99,94
99,76
99,95
99,98
100,05
100,01

21,96
20,67
20,05
21,40
21,20
20,78
22,69

22,34
22,20

22,69
20,84
20,01
22,21
21,78
21,20
23,62
23,07
22,67

4,47
6,93
7,82
4,16
5,32
5,81
3,84
4,55
5,65

(+)
(-)
(-)
(+)
(-)
(-)
(+)

(+)
(-)

(-): cao dễ ẩm, có kết tụ thành hạt, màu vàng đậm.
(+): cao khô, dễ thu lấy, màu vàng nhạt.
Nhận xét: Dựa vào cảm quan, hiệu suất chiết và độ ẩm của cao khô, điều kiện sấy phun được
lựa chọn là là điều kiện 19.
Như vậy, điều kiện sấy phun thích hợp để thu được cao khơ Ý dĩ là: nhiệt độ sấy phun 80oC, tốc độ
dòng 4 vịng/phút và áp suất khí nén 1,0 bar.
Đánh giá chế phẩm
Cao khơ Ý dĩ có dạng bột màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ dễ chịu, đồng nhất, độ ẩm 3,84%.

IV. BÀN LUẬN
Dung mơi là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến hiệu suất chiết, đóng vai trị hịa tan các
chất trong dược liệu nên được khảo sát đầu tiên. Việc lựa chọn dung môi chiết xuất phụ thuộc vào bản
chất của mỗi loại dược liệu. Cơ sở để lựa chọn dung mơi chiết xuất là tính phân cực của hợp chất chứa
trong dược liệu và tính chất của dung mơi.
Phytosterol là thành phần của Ý dĩ có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt đái tháo
[2]
đường . Những hợp chất này ít phân cực, có tính thân dầu nên dung môi được khảo sát là cồn với các
nồng độ khác nhau (60%, 70%, 80%, 90%) và kết quả cho thấy cồn 80% là dung môi hiệu quả để chiết
xuất các phytosterol trong Ý dĩ.
Trong chiết xuất, nếu dùng ít dung mơi có thể khơng chiết kiệt hoạt chất, nhưng nếu dùng nhiều
dung môi sẽ làm tăng tạp chất trong dịch chiết. Ngoài ra, tỷ lệ dược liệu và dung môi cũng giúp tiết kiệm
thời gian, năng lượng tiêu thụ cho việc sấy khô tiếp theo.Nhiệt độ chiết cao có tác dụng làm tăng độ tan và
tốc độ khuếch tán, có thể phá hủy các tổ chức của tế bào dược liệu giúp tăng hiệu suất của quá trình chiết
xuất. Tuy nhiên nhiệt độ tăng q mức có thể làm tăng tạp chất trong dịch chiết, phá hủy hoạt chất. Số lần
chiết là yếu tố được khảo sát nhằm đảm bảo chiết được tối đa hoạt chất trong dược liệu.
Trước đây, bào chế các cao thuốc từ dược liệu bằng các phương pháp truyền thống như cô đặc,
cô quay… chỉ cho ra các sản phẩm như cao lỏng, cao đặc. Ngày nay, phương pháp sấy phun có sử

dụng chất mang hoặc không sử dụng chất mang được áp dụng rộng rãi trong bào chế dịch chiết từ

4


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
dược liệu để cho ra sản phẩm cao khơ. Trong đó, ưu điểm của phương pháp sấy phun không sử dụng
chất mang là làm tăng hàm lượng hoạt chất trong cao, nhằm làm giảm số lượng, số lần sử dụng thuốc
trong ngày.
Nhiệt độ khí vào và tốc độ dịng trong q trình sấy phun có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng
và độ ẩm của sản phẩm sau sấy phun. Nhiệt độ khơng khí sấy thấp hoặc tốc độ dịng q nhanh dẫn
đến làm lượng nguyên liệu được đưa vào không kịp sấy khô, độ ẩm cao khô sau sấy không đạt (> 5%),
bột bám nhiều lên thành thiết bị làm giảm lượng cao khô thu được. Ngược lại, nhiệt độ quá cao có thể
làm phân hủy hoạt chất có trong dược liệu; tốc độ dòng quá chậm gây mất nhiều thời gian và năng
lượng cho q trình sấy[4-5].
Tóm lại, với các thông số được khảo sát như dung môi, số lần chiết, tỷ lệ dược liệu/dung môi,
nhiệt độ sấy, tốc độ vịng… nhằm cho ra sản phẩm phẩm cao khơ đạt yêu cầu với độ ẩm thấp và hiêu
suất cao.

V. KẾT LUẬN
Dược liệu thân Ý dĩ được chiết xuất bằng phương pháp đun hồi lưu với cồn 80%, nhiệt độ chiết
80oC, tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1:6, số lần chiết 2 lần, thời gian chiết là 60 phút. Cao khô được bào
chế bằng phương pháp sấy phun không sử dụng chất mang với thông số nhiệt độ sấy phun 80oC và tốc
độ dịng là 6 vịng/phút. Cao khơ thu được có độ ẩm trung bình là 3,84% và hiệu suất chiết là 23,62%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 837-841,
844-846.
2. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Đông, Phùng Thanh Hương (2012), “Tiếp tục nghiên cứu thành phần
hóa học của phân đoạn có tác dụng hạ đường huyết của thân cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L. ), họ Lúa

(Poaceae)”, Hội nghị Khoa học-Công nghệ Tuổi trẻ các trường Đại học – Cao đẳng Y Dược Việt Nam
lần thứ XVI, tr. 58-63.
3. Bộ Y tế (2007), Sấy vật liệu, Công nghệ bào chế dược phẩm, tr. 116-137.
4. Oliveira W.P., Souza C.R.F., Kurozawa L.E., Park K.L (2010), “Spray drying of food and herbal
products”, Spray drying technology, 1, pp. 113-156.
5. Patel R. P., Patel M. P., Suthar A. M. (2009), “Spray drying technology”, Indian Journal of Science and
Technology, pp. 44-47.

(Ngày nhận bài: 20/9/2019- Ngày duyệt đăng: 05/11/2019)

5



×