Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu bào chế cao đặc và một số tác dụng dược lý của cao đặc bào chế được từ bài thuốc EZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LƯU QUỲNH VÂN


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO ĐẶC VÀ MỘT
SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CAO ĐẶC BÀO
CHẾ ĐƯỢC TỪ BÀI THUỐC EZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







HÀ NỘI - 2013


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI







LƢU QUỲNH VÂN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO ĐẶC VÀ MỘT
SỐ TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CAO ĐẶC BÀO
CHẾ ĐƢỢC TỪ BÀI THUỐC EZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. TS. Phương Thiện Thương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
Bộ môn Vi sinh-Sinh học
Bộ môn Dược lý, Trường đại
học Y Hà Nội

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, ngƣời
thầy trực tiếp đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
hoàn thiện khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn TS. Phƣơng Thiện Thƣơng,Viện Dƣợc liệu
đã giúp đỡ, chỉ ra cho tôi hƣớng đi đúng trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Cao Văn Thu, Bộ môn Vi sinh-Sinh học
trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội và TS. Phạm Thị Vân Anh, Trƣởng bộ môn Dƣợc lý
trƣờng đại học Y Hà Nội đã giúp tôi thực hiện các nghiên cứu trình bày trong khóa

luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên tại
trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội và bộ môn Dƣợc lý, trƣờng đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi tới các thầy cô và cán bộ trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội lời
cảm ơn chân thành vì đã dạy bảo tôi trong suốt năm năm học tập và nghiên cứu tại
trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn
ở bên tôi cổ vũ, động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và
thực hiện khóa luận.

Hà N 2013
Sinh viên
Lƣu Quỳnh Vân




MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA 2
1.1.1. Bệnh eczema theo quan điểm Tây y 2
1.1.2. Bệnh eczema theo quan điểm y học cổ truyền 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC EZ 10
1.2.1. Công thức bài thuốc 10
1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc 11
1.3. CAO THUỐC 19
1.3.1. Định nghĩa 19

1.3.2. Đặc điểm 19
1.3.3. Phân loại 20
1.3.4. Phƣơng pháp bào chế cao 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ 22
2.1.1. Nguyên liệu 22
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 22
2.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 23
2.2.1. Xác định tính đúng của các vị thuốc 23
2.2.2. Nghiên cứu phƣơng pháp điều chế cao đặc bài thuốc 23
2.2.3. Khảo sát tác dụng dƣợc lý của cao đặc bào chế từ bài thuốc EZ 23
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 26


Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 28
3.1. XÁC ĐỊNH TÍNH ĐÚNG CỦA DƢỢC LIỆU 28
3.2. BÀO CHẾ CAO ĐẶC BÀI THUỐC EZ 28
3.2.1. Bào chế cao sắc nƣớc 28
3.2.2. Bào chế cao chiết ethanol 30
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI THUỐC 32
3.3.1. Chuẩn bị chế phẩm thử 32
3.3.2. Khảo sát tác dụng kháng khuẩn 33
3.3.3. Khảo sát độc tính cấp 36
3.3.4. Khảo sát tác dụng chống viêm cấp theo phƣơng pháp gây viêm tai 39
3.3.5. Khảo sát tác dụng chống viêm cấp theo phƣơng pháp gây phù chân 44
3.3.6. Khảo sát tác dụng chống viêm mạn theo phƣơng pháp gây u hạt 47
3.4. BÀN LUẬN 50
3.4.1. Bào chế cao đặc bài thuốc 50
3.4.2. Khảo sát tác dụng dƣợc lý của cao thuốc bào chế từ bài thuốc EZ 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 59

1. KẾT LUẬN 59
2. ĐỀ XUẤT 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 67




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AD Atopic dermatitis - viêm da cơ địa
DĐVN Dƣợc điển Việt Nam
Etoh Ethanol
GD Giai đoạn
NST Nhiễm sắc thể
TT Thể trọng
VSV Vi sinh vật
YHCT Y học cổ truyền



DANH MỤC CÁC BẢNG



Trang
Bảng 3.1. Kết quả bào chế cao thuốc theo phƣơng pháp sắc
29
Bảng 3.2. Kết quả bào chế cao thuốc theo phƣơng pháp chiết bằng ethanol
31

Bảng 3.3. Kết quả thử kháng khuẩn cao sắc nƣớc ở các nồng độ pha loãng
khác nhau
35
Bảng 3.4. Kết quả thử kháng khuẩn cao chiết ethanol ở các nồng độ pha
loãng khác nhau
35
Bảng 3.5. Tƣơng quan liều lƣợng và tỷ lệ chuột chết sau khi uống cao sắc
nƣớc
37
Bảng 3.6. Tƣơng quan liều lƣợng và tỷ lệ chuột chết sau khi uống cao chiết
ethanol
38
Bảng 3.7. Cân nặng trung bình của các lô chuột
40
Bảng 3.8. Chiều dày tai bên phải của chuột trƣớc và sau khi gây mô hình
6h

41
Bảng 3.9. Khối lƣợng tai chuột trƣớc và sau khi gây mô hình 6h
44
Bảng 3.10. Tác dụng của các chế phẩm cao đặc bài thuốc EZ lên mức độ
phù bàn chân chuột
45
Bảng 3.11. Tác dụng của các thuốc thử lên trọng lƣợng u hạt
48
Bảng 3.12. Kết quả giải phẫu bệnh
50







DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Trang
Hình 3.1. Sơ đồ bào chế cao theo phƣơng pháp sắc
28
Hình 3.2. Sơ đồ bào chế cao theo phƣơng pháp chiết bằng ethanol
30
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện mối liên quan tuyến tính giữa liều lƣợng và tỷ lệ
chuột chết sau khi uống cao sắc nƣớc
37
Hình 3.4. Đồ thị thể hiện mối liên quan tuyến tính giữa liều lƣợng và tỷ lệ
chuột chết sau khi uống cao chiết ethanol
38
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ ức chế viêm cấp tại chỗ (%)
42
Hình 3.6. Hình ảnh tai chuột ở các lô chuột thí nghiệm
43
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện khả năng ức chế phù (%) trên chân chuột của
chế phẩm thử
46
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện mức độ ức chế tạo hạt (%) của chế phẩm thử
49


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống con ngƣời
cũng ngày đƣợc cải thiện về cả vật chất và tinh thần. Song bên cạnh đó, ô nhiễm
môi trƣờng cũng ngày một trở nên nguy cập hơn bao giờ hết. Môi trƣờng sống bị
hủy hoại, kéo theo sự phát triển của những bệnh da liễu, mụn nhọt, lở loét. Những
bệnh này gây phiền hà không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của con ngƣời.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, trong các bệnh da liễu, hay gặp nhất
chính là eczema (theo YHCT là bệnh thuộc chứng phong chẩn), trong đó thể bệnh
phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh đã đang phát triển lan rộng và chƣa có
phƣơng pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh thƣờng gặp, hay tái phát nên diễn biến kéo dài,
dai dẳng, mang lại nhiều thống khổ cho ngƣời bệnh. Các thuốc Tây y hiện nay nhƣ
kháng histamin không cho đƣợc kết quả nhƣ mong đợi; liệu pháp corticoid tuy có
tác dụng nhất định nhƣng sau khi dừng thuốc thƣờng có biểu hiện tái phát nặng hơn.
Chính vì những bức xúc này, việc phát triển thuốc y học cổ truyền với tác dụng
chống viêm, trừ ngứa, điều tiết miễn dịch sẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh,
hơn nữa, thuốc y học cổ truyền lại ít tác dụng phụ không nhƣ thuốc kháng histamin
hay corticoid, và không gây tái phát nặng hơn.
Do đó, PGS.TS. Phùng Hòa Bình đã nghiên cứu và tìm tòi phối hợp các vị
thuốc quý của dân tộc để xây dựng nên bài thuốc EZ giúp điều trị bệnh hiệu quả tốt,
an toàn.
Để chứng minh tác dụng trị bệnh đồng thời góp phần hiện đại hóa thuốc y học
cổ truyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bào chế cao đặc và
một số tác dụng dƣợc lý của cao đặc bào chế đƣợc từ bài thuốc EZ” với mục tiêu
nghiên cứu sau:
1. Bào chế cao đặc từ bài thuốc EZ.
2. Khảo sát tác dụng dƣợc lý: chống viêm (cấp tính, mạn tính), kháng khuẩn,
độc tính cấp của cao đặc bài thuốc.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA
1.1.1. Bệnh eczema theo quan điểm Tây y
1.1.1.1. Định nghĩa
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến
triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ ở da, mụn nƣớc
và ngứa, nguyên nhân phức tạp (bao gồm yếu tố nội sinh, ngoại sinh) nhƣng bao giờ
cũng có vai trò của "thể địa dị ứng", về mô học có hiện tƣợng xốp bào (Spongiosis).
Eczema là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị khó khăn.
Eczema có nhiều thể lâm sàng, tuy nhiên hay gặp nhất là viêm da cơ địa
(atopic dermatitis hay atopic eczema - AD). Vì vậy, với nhiều tác giả, thuật ngữ
eczema đƣợc sử dụng nhƣ một từ cùng nghĩa chỉ bệnh viêm da cơ địa [5], [38], [58].
1.1.1.2. Căn nguyên và sinh bệnh học
Qua nhiều nghiên cứu gần đây, đa số tác giả cho rằng, sự kết hợp của một cơ
địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay bên ngoài cơ thể là
nguyên nhân chính gây ra nhiều biến đổi gây hiện tƣợng viêm da [5], [12].
- a d ng: Eczema là bệnh có di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố khác
của cơ địa dị ứng cũng đã đƣợc xác định có liên quan nhƣ: da khô, suy giảm miễn
dịch qua trung gian tế bào [5], [12].
- Các tác nhân kích thích: gồm tác nhân nội sinh (rối loạn thần kinh, nội tiết,
chuyển hóa…) và các tác nhân ngoại sinh - dị nguyên (các yếu tố vật lý, hóa học,
sinh vật học tiếp xúc với da gây cảm ứng thành viêm da, eczema) [5], [12].
Theo Halpern Coombs, phản ứng dị ứng eczema đƣợc xếp vào kiểu "mẫn cảm
tế bào trì hoãn", trong đó có vai trò của các tế bào lympho mang ký ức kháng
nguyên, xuất hiện trên bệnh nhân có “thể địa dị ứng” [5], [12].
1.1.1.3. Biểu hiện lâm sàng
- V trí bnh: Eczema có thể biểu hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhƣng
thƣờng gặp ở vùng da hở, vùng da tiếp xúc với dị nguyên [5], [12], [24].

3

-  : Đám mảng đỏ da và mụn nƣớc. Mụn nƣớc là tổn thƣơng
điển hình của bệnh eczema, mụn nƣớc nhỏ, nông, đùn lên hết lớp này tới lớp khác.
Sau GD cấp tính, đám tổn thƣơng giảm viêm, đóng vẩy, lên da non, có trƣờng hợp
lichen hóa, hằn cổ trâu [5].
Eczema phát triển qua 4 giai đoạn (GD): GD đỏ da (GD cấp tính), GD mụn
nƣớc (GD chảy nƣớc), GD đóng vẩy da, lên da non (GD bán cấp), GD lichen hoá,
hằn cổ trâu (eczema mạn tính). Chia thành 4 GD để dễ hiểu tiến triển của một
eczema nhƣng trên thực tế các GD không thực phân chia rõ rệt nhƣ vậy mà thƣờng
xen kẽ nhau, lồng vào nhau [5].
Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất, tồn tại dai dẳng, do đó
ngƣời ta coi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình [5].
- : Mạn tính, tái phát, nhiều đợt vƣợng bệnh, xen kẽ GD tạm đỡ [5].
- Xét nghim và ch: Chƣa có xét nghiệm đặc hiệu. Thông thƣờng chẩn
đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám tổn thƣơng trên da [5].
1.1.1.4. Các thể lâm sàng
1.1.1.4 (contact eczema, contact dermatitis)
-  da đỏ xung huyết, có khi hơi nề, trên bề mặt có mụn
nƣớc; hoặc bọng nƣớc, trợt ƣớt, phù nề; hoặc mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
Ngừng tiếp xúc dị nguyên, bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh
tái phát hoặc nặng lên [5], [58], [60].
- X: Test da (áp da, con tem) với dị nguyên thƣờng dƣơng tính [5].
- D: Nikel, kali dicromat, fomaldehyde, xi
măng, cao su, neomycin, streptomycin [5], [59].
-  Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc type IV - tăng
mẫn cảm loại hình chậm có vai trò lympho T [5].
1.1.1.4viê- AD)
-  AD là biểu hiện ngoài da của cơ địa Atopy (Atopic state, Atopic
diathesis). 70% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh dị ứng. Khoảng 10% trẻ em

có biểu hiện của viêm da cơ địa [5], [12], [13], [43].
4

Tỷ lệ hiện mắc: Theo báo cáo của phòng khám tại viện da liễu quốc gia, có khi
AD chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [5], [12], [13], [43].
Tuổi phát bệnh, giới: Thƣờng vào những năm đầu đời. Rất hiếm bệnh nhân
phát bệnh khi trƣởng thành. Có báo cáo cho rằng nam mắc nhiều hơn nữ [42].
Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên:
+ Dị nguyên ngoại sinh: chất thải của rệp nhà, len dạ, ngoại độc tố S.aureus
đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa lympho T và đại thực bào…
+ Dị nguyên nội sinh: trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE, kích
thích IgE hoặc lympho T đáp ứng viêm, giảm chức năng hàng rào bảo vệ của da và
giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nƣớc gây khô da [5], [59].
- 
Nghiên cứu về gen học gần đây đã xác định đƣợc nhiều gen có liên quan tới
AD: các gen nằm trên các NST 11q13, 5q31-33, 16p11.2-11.1… [48], [49].
IgE tăng cao hơn cả hen suyễn và viêm mũi dị ứng ở 80% số bệnh nhân AD và
càng cao nếu AD càng nặng. Sự hình thành và tăng IgE (AD còn gọi là viêm da
tăng IgE) là do phản ứng tăng mẫn cảm do giải phóng chất hoạt mạnh từ tế bào
Mastocytes hoặc Basophils [5], [12].
-   Trong AD, miễn dịch trung gian tế bào bị suy giảm dẫn đến
giảm sút tính phản ứng trong test da chậm nhƣ Tuberculine, Candidine [5], [12].
-  Là một bệnh kinh diễn hay tái phát nên các thƣơng tổn
lâm sàng chủ yếu là: Viêm da (rát đỏ kèm sẩn mụn nƣớc), hằn cổ trâu, khô da, xây
xƣớc, nhiễm trùng thứ phát [5], [12], [48], [49].
1.1.1.4.3. 
- Nguyên nhân: Do dị ứng với độc tố của vi khuẩn S. aurerus, liên cầu hoặc
độc tố của nấm Trichophyton, Epidermophyton.
-  Đám tổn thƣơng trợt, chảy dịch, có mủ dịch, vẩy tiết,
giới hạn tƣơng đối rõ. Xung quanh có thể có một số mụn mủ, nhọt "kiểu vệ tinh".

Có trƣờng hợp ngoài đám tổn thƣơng chính ở mặt, thân mình, các chi có các đám đỏ
5

nhỏ, bề mặt lẩn mẩn sẩn, mụn nƣớc và ngứa gọi là "ban dị ứng thứ phát xa" [5],
[59].
1.1.1.4.4. Nummular eczema)
-  Đám tổn thƣơng hình tròn, oval nhƣ đồng xu, ban đầu là
đám đỏ tiết dịch, có mụn nƣớc, sẩn, hơi nề, sau có vẩy tiết, vảy da, lichen hoá giới
hạn rõ, thƣờng khu trú ở thân mình, mặt duỗi của chi, trƣớc xƣơng chầy, mu bàn tay.
Thƣờng gặp ở đàn ông tuổi trung niên, nhất là mùa thu đông.
- : Có tăng gai, xốp bào [5], [58].
1.1.1.4.5. Ecze ic dermatitis)
-  Tổn thƣơng là đám mảng đỏ, trên có vẩy, vẩy mỡ, có khi có sẩn
trên bề mặt, giới hạn tƣơng đối rõ, khô, xuất hiện ở vùng tuyến bã hoạt động mạnh
nhƣ mặt, đầu và các nếp gấp.
- : Là bệnh da mạn tính thƣờng gặp phần lớn ở ngƣời 20-50 tuổi, có
thể gặp ở trẻ em (những tháng đầu), tuổi ấu thơ, niên thiếu. Nam thƣờng bị nhiều
hơn. Có thể địa di truyền "thể địa da dầu".
- : Á sừng, tăng gai, xốp bào, chân bì viêm không đặc hiệu [5],
[58].
1.1.1.5. Điều trị
1.1.1.5.1. 
- Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên. Tránh cào, gãi, chà xát, tránh xà phòng.
- Thuốc chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp.
- Nếu có nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 - 10 ngày (Tetracyclin,
erythromycin…).
- Eczema GD cấp tính: cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích (cà phê, rƣợu ).
- Eczema đang vƣợng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định
corticoids uống một đợt (nếu không có chống chỉ định) [5], [12], [24].
1.1.1.5

- Đối với eczema cấp tính chảy nƣớc, loét trợt: dùng các thuốc dịu da, sát
khuẩn, chống ngứa, ráo nƣớc nhƣ đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000,
6

nƣớc muối sinh lý 0,9%, nitrat bạc 0,25%, Rivanol 0,1%, dung dịch Yarish, trong 5
-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc màu nhƣ dung dịch tím Metin 1%, dung dịch Milian,
kết hợp hồ nƣớc.
- Khi tổn thƣơng khô cho bôi tiếp kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh
(cream Synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin ).
- Với eczema mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hoặc mỡ
corticoid + acid salicylic (mỡ diprosalic) [5], [12], [24].
1.1.2. Bệnh eczema theo quan điểm y học cổ truyền
1.1.2.1. Định nghĩa
Theo YHCT, bệnh eczema có tên gọi là bệnh chàm - một bệnh ngoài da hay
gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thƣơng da đa dạng, có xu hƣớng xuất tiết,
phân bố đối xứng, dễ tái phát và trở thành mạn tính hóa, cảm giác ngứa rất dữ dội
[6].
Bệnh thuộc phạm trù chứng “phong chẩn” của YHCT. Đông y gọi bệnh chàm
là thấp sang hoặc huyết phong sang, thấp chẩn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí phát, bệnh
còn có tên khác nhƣ: ở trẻ còn bú mẹ là “nhũ sang”; phát ra quanh tai là “hoàn nhĩ
sang”; phát ra ở chỗ gấp khúc của tứ chi gọi là “tứ loan phong” [6], [29], [61].
1.1.2.2. Nguyên nhân
Bệnh do phong, nhiệt và thấp kết hợp, nhƣng do phong là chủ yếu. Bệnh ở thể
mạn tính thƣờng do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh [6].
Theo YHCT, bệnh có những nguyên nhân cụ thể sau:
- Ăn uống không điều độ, uống rƣợu, ăn cay hoặc tanh quá nhiều gây tổn
thƣơng tỳ vị. Tỳ mất kiện vận làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng thời ngoại
cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tƣơng tác rồi ứ trệ lại ở bì phu mà sinh
bệnh.
- Cơ thể hƣ nhƣợc, tỳ vị thấp khốn, cơ nhục không đƣợc nuôi dƣỡng mà sinh

bệnh.
7

- Thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết, hƣ táo sinh phong, tạo
nên chứng huyết hƣ phong táo, làm cho bì phu không đƣợc nuôi dƣỡng mà sinh
bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tƣơng đối phức tạp. Nhiều khả năng là do các nguyên
nhân ngoại - nội sinh tƣơng tác với nhau gây nên. Những nguyên nhân này tƣơng
đối khó loại trừ khiến cho bệnh có xu hƣớng tái phát và trở thành mạn tính [6], [29].
1.1.2.3. Tổn thương cơ bản
- V trí: Thƣờng ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay. Các vùng khác ít
gặp. Phân bố thƣờng có tính chất đối xứng [6], [29], [61].
- T da đa dạng và có quy luật diễn biến nhất định [29], [61].
Bệnh thƣờng bắt đầu bằng GD cấp tính với những ban đỏ lan tỏa, sau đó phát
triển thành nốt sẩn, rồi thành mụn nƣớc, vỡ ra, xuất tiết rồi đóng thành vẩy. Tại một
thời điểm thƣờng có vài dạng tổn thƣơng đồng thời tồn tại. Tổn thƣơng có thể tập
trung thành từng vùng, những cũng có thể lan tỏa, không có ranh giới rõ rệt, thậm
chí có thể lan ra toàn thân. Bệnh nhân tự cảm thấy nóng rát và ngứa dữ dội [29].
Nếu không đƣợc điều trị, bệnh sẽ phát triển sang GD sau - GD mạn tính. Lúc
này, bệnh thƣờng phát cục bộ tại một vị trí nào đó nhƣ mu tay, cẳng chân, nách, âm
nang, âm hộ, có ranh giới rõ ràng. Da vùng bệnh dày và thô, nếp nhăn trên da rất rõ,
da sẫm màu, trên mặt thƣờng có vẩy da, vẩy máu do vết gãi để lại; có thể có một số
các nốt sẩn, mụn nƣớc khi gãi vỡ có xuất tiết. Khi tổn thƣơng xảy ra ở các khớp thì
da dễ bị nứt toác ra hoặc dầy lên, gây đau nhiều, ảnh hƣởng đến hoạt động [29].
Ngứa kéo dài dai dẳng cùng bệnh. Lúc bình thƣờng cảm giác ngứa không rõ
rệt, nhƣng trƣớc khi ngủ hoặc khi thần kinh căng thẳng thƣờng xuất hiện những cơn
ngứa dữ dội [29], [61].
Nhƣ vậy, diễn biến thƣờng gặp của chàm là GD cấp tính, bán cấp diễn ra vài
tuần thƣờng hết, nhƣng hay tái phát rồi dần trở thành chàm mạn tính. Tuy nhiên
cũng có trƣờng hợp không tuân theo diễn biến này [29], [61].

1.1.2.4. Phân loại - Điều trị

8

“Trị phong tiên trị huyết”, có nghĩa là, lấy "huyết" làm đối tƣợng để điều trị
bệnh này, đầu tiên hãy trị vào huyết.
"Huyết hành phong tự diệt", tức là khi huyết hành, huyết đã lƣu thông thì
phong sẽ hết (bệnh sẽ tự khỏi).
Trên cơ sở của hai nguyên tắc trên, YHCT vận dụng nguyên lý trị bệnh phong:
"Khí hành huyết hành, khí tắc huyết trệ". Từ đó vận dụng các loại thuốc cổ truyền
mang tính hoạt huyết đồng thời kèm theo là thuốc hành khí để trị bệnh phong. Bên
cạnh đó, phối hợp với các thuốc thanh can nhiệt. Tùy theo thể bệnh, các bộ phận bị
bệnh, có thể phối hợp theo các nguyên tắc với các vị thuốc khác nhau [61].
1.1.2.4
- Thể cấp tính
+ Nguyên nhân: Do phong phối hợp với nhiệt và thấp.
+ Triu chng: Lúc đầu thấy da hơi đỏ, ngứa, sau nổi cục, mụn nƣớc, loét, chảy
nƣớc, đóng vẩy và khỏi. Thể cấp tính chia thành hai thể nhỏ:
Thp nhit: da hồng đỏ, nóng rát, có mụn nƣớc, loét chảy nƣớc vàng.
Phong nhit: da hơi đỏ, có mụn nƣớc, phát toàn thân, ngứa gãi chảy nƣớc, ít loét.
+ u tr:
Thp nhit:
Thanh nhiệt hóa thấp: Sử dụng các bài thuốc nhƣ thanh nhiệt hóa thấp thang
gia giảm, vị linh thang gia giảm, tiêu phong đạo xích thang, gỉ sắt…
Châm cứu: tùy vị trí bệnh trên cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận. Ví dụ:
Tay châm cứu huyệt Khúc trì, Hợp cốc; chân châm cứu huyệt Tam âm giao, Dƣơng
lăng tuyền ; toàn thân châm cứu huyệt Hợp cốc (trừ phong), Túc tam lý (trừ thấp),
Huyết hải (hoạt huyết).
Phong nhit:
Sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp: Sử dụng các bài thuốc nhƣ tiêu phong tán,

long đảm tả can thang gia giảm, tiêu phong đạo xích thang…
Châm cứu: nhƣ trên [6].
- Thể mạn tính
9

+ Nguyên nhân: Do phong và huyết táo gây nên bệnh.
+ Triu chng: da dày, thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nƣớc, hay gặp ở đầu, mặt, cổ
chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối.
+ u tr: Khu phong, dƣỡng huyết nhuận táo: Thuốc bôi (hùng hoàng, cỏ càng
tôm), thuốc mỡ (xuyên hoàng liên, hồng hoa, chu sa, hồng đơn), thuốc rửa (lá vối
tƣơi, lá kinh giới), thuốc uống (bài thuốc tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm, nhị diệu
thang gia giảm…) [6].
- Chàm bừu
+ Nguyên nhân: Do thấp nhiệt ở kinh can. Có khi bao gồm thể cấp và mạn.
+ u tr: Thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can: long đởm tả can thang gia giảm [6].
- Chàm ở trẻ em còn bú
+ Nguyên nhân: Do phong, thấp, nhiệt độc gây ra. Gồm hai thể: khô và ƣớt.
+ u tr: Sơ phong, lợi thấp, thanh nhiệt nhƣ trên nhƣng với liều thấp hơn [6].
1.1.2.5. Các vị thuốc có thể sử dụng điều trị bệnh chàm
- Cha nga (ngứa thƣờng do phong gây ra nên dùng các vị thuốc trừ phong): địa
phụ tử, bạch tiễn bì, thƣơng nhĩ tử, băng phiến, bạc hà, kinh giới, ngƣu bàng tử…
- Ch, nóng rát (thƣờng do nhiệt hay hỏa gây ra, dùng thuốc thanh nhiệt):
+ Nếu do nhiễm khuẩn thì dùng vị thuốc thanh nhiệt giải độc: kim ngân, bồ
công anh, sài đất, liên kiều…
+ Nếu do viêm nhiễm không sinh mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt tả hỏa:
sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì…; hoặc thanh nhiệt giải độc theo đƣờng tiểu: tỳ giải,
xa tiền, thổ phục linh, trạch tả
- Cha phù n, thm dch chc vàng (thƣờng do thấp kết hợp nhiệt gây ra):
dùng các thuốc thanh nhiệt táo thấp nhƣ hoàng bá, khổ sâm, hoàng liên… kết hợp
với thuốc thanh nhiệt lợi thấp nhƣ sa tiền tử, hoạt thạch, nhân trần…

- Cha da khô nt n, dày (thƣờng do huyết táo gây ra): dùng các thuốc dƣỡng
huyết nhuận táo nhƣ đan sâm, tạo giác thích, đào nhân…
Các vị thuốc kết hợp với nhau thành các bài thuốc rồi chế biến thành các dạng
thuốc phù hợp: thuốc bột (diệt khuẩn, chống viêm, chống ngứa), thuốc nƣớc (băng
10

rửa vết thƣơng có tác dụng tiêu viêm trừ mủ), thuốc ngâm rƣợu (tiêu độc, chống
ngứa), thuốc mỡ, thuốc dầu, thuốc cao, thuốc xông [6], [29], [61].
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC EZ
1.2.1. Công thức bài thuốc
Kim ngân đằng 20g
Núc nác 15g
Hòe hoa 10g
Thƣơng nhĩ tử 7g
Đơn lá đỏ 5g
Hoàng bá 3g
-  xây dng bài thuc:
+ Dựa vào lý luận của YHCT, các triệu chứng biểu hiện của bệnh.
+ Dựa vào tính năng các vị thuốc phù hợp để điều trị triệu chứng bệnh.
+ Dựa vào tác dụng dƣợc lý và thành phần hóa học của các vị thuốc đã đƣợc
chứng minh có tác dụng chống viêm, chống dị ứng.
Bệnh thuộc chứng phong chẩn, do phong, thấp, nhiệt kết hợp mà thành, vì vậy
trị bệnh theo nguyên tắc trị phong tiên trị huyết - dùng các thuốc chỉ huyết (hòe hoa,
đơn lá đỏ, thƣơng nhĩ tử) kết hợp với các thuốc thanh nhiệt, giải độc (núc nác, kim
ngân đằng, hoàng bá), trừ thấp (núc nác, thƣơng nhĩ tử, hoàng bá). Các vị thuốc này
đều đã có những nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý chống viêm, chống dị ứng (đƣợc
miêu tả trong phần sau).
Nhƣ vậy, bài thuốc EZ đƣợc xây dựng có tác dụng sau:
+ Công năng: lƣơng huyết chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, trừ phong giáng
thấp.

+ Chủ trị: phong nhiệt, thấp nhiệt, ban chẩn, mề đay, mụn nhọt.
+ Kiêng kỵ: ngƣời tì vị hƣ hàn, ỉa chảy lâu ngày, phụ nữ có thai không sử
dụng.
+ Cách dùng: liều dùng 1 thang/ 1 ngày, sắc uống.




11

1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc
1.2.2.1. Kim ngân đằng (Kim ngân cuộng_Caulis cum folium Lonicerae
japonicae)
- y khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.),
họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [8], [18].
- Thành phn hóa hc: Flavonoid (luteolin, luteolin-7-rhamnose), saponin,
acid clorogenic. Thân chứa 3 đồng phân acid isoclorogenic a, b, c [18].
- Tác dc lý:
Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc lá kim ngân đằng 20-1,2% có tác dụng ức
chế vi trùng lỵ Shiga, nƣớc sắc lá kim ngân đằng 20-5% có tác dụng ức chế vi trùng
phó thƣơng hàn A, nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn [18], [31]. Dịch
chiết lá kim ngân đằng có tác dụng ức chế S. aureus, E. coli nhờ thành phần acid
3,5-dio-caffeoyl-quinic, 4,5-dio-caffeoylquinic acid [56].
Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ (nghiên cứu của GS. Đỗ Tất Lợi và cs.,
1966) cho thấy: nƣớc sắc kim ngân đằng có khả năng ngăn chặn choáng phản vệ
trên chuột lang: Số lƣợng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo ruột ít thay đổi nhƣng
lƣợng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rƣỡi so với chuột lang
bình thƣờng hay đã uống kim ngân đằng trƣớc khi gây choáng phản vệ [18], [31].
Tác dụng khác: Theo Tây y, kim ngân đằng đƣợc dùng trong điều trị bệnh
viêm, dị ứng. Kim ngân đằng có tác dụng tăng cƣờng chuyển hóa chất béo [31].

Độc tính: Chuột nhắt trắng uống dịch chiết kim ngân đằng liên tục 7 ngày với
liều gấp 150 lần liều điều trị ở ngƣời, chuột vẫn sống bình thƣờng [18], [31].
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên dịch chiết ethanol cũng không xác định đƣợc LD
50

[52].
- Tính v, qui kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, tâm, tỳ [8].
- : Thanh nhiệt giải độc. Sát trùng [8], [31].
- Ch tr: Mụn nhọt, mẩn ngứa, ban sởi, mày đay, nhiệt độc; viêm mũi dị ứng,
thấp khớp và một số trƣờng hợp dị ứng khác; ho do phế nhiệt; sốt [8], [18], [31].
- Liu dùng: 10-30g, sắc uống, cao thuốc hoặc rƣợu thuốc [8], [31].
12

- Kiêng k: Ngƣời tỳ vị hƣ hàn không có nhiệt độc hoặc mồ hôi ra nhiều không
dùng. Trƣờng hợp bị ỉa lỏng chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết [8], [31].
- Bài thuc s dng kim ngân:
Chữa mụn nhọt, một số trƣờng hợp dị ứng, mẩn ngứa (GS. Đỗ Tất Lợi, 1960):
Kim ngân đằng 12g, ké đầu ngựa 3g, nƣớc 100ml, sắc còn 10ml, thêm đƣờng vừa
đủ ngọt (khoảng 4g). Ngƣời lớn: ngày uống 2-4 ống 10ml; trẻ em dùng 1-2 ống.
Dùng tiêu độc: Phối hợp kim ngân, ké đầu ngựa, thổ phục linh [18], [31].
1.2.2.2. Núc nác (Cortex Oroxyli indici)
- V y khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum (L.) Vent.),
họ Núc nác (Bignoniaceae) [8], [18].
- Thành phn hóa hc: Alcaloid, tanin, 3-4% một số dẫn chất flavonoid ở dạng
tự do hay heteroside (0,65% oroxylin A, 0,5% baicalein, chrysin, tetuin, 1,84% p-
coumarin…), 5-hydroxy-6,7-dimethoxy-flavon, 5,6-dihydroxy-7-metho-xyflavon,
neglectein, sterol (beta-sitosterol, acid tannic, galactose)… [7], [18], [31].
- Tác dc lý:
Tác dụng chống dị ứng: Núc nác có tác dụng rõ rệt trong chống dị ứng, làm
tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại ngoài cơ thể, giúp giải

độc [18].
Tác dụng trên phù: Núc nác có tác dụng ức chế phù gây ra bởi lòng trắng
trứng, carrageenin [18], [31]. Núc nác với liều 10g/kg ức chế phù 35,7%; núc nác
với liều 15g/kg ức chế phù 50,7%; núc nác liều 20g/kg ức chế phù 50,1% [11].
Tác dụng chống viêm: Núc nác có tác dụng ức chế GD cấp tính của phản ứng
viêm. Tác dụng chống viêm của núc nác vẫn còn sau khi cắt bỏ tuyến thƣợng thận.
Tác dụng chống viêm thể hiện mạnh hơn ở những động vật mẫn cảm hơn là trên
những con không đƣợc gây mẫn cảm [18], [31]. Trong chống viêm mạn, núc nác
liều 15g/kg/ngày ức chế u hạt 20,2%, núc nác liều 20g/kg/ngày ức chế u hạt 21,5%,
núc nác liều 25g/kg/ngày ức chế u hạt 31,5%, khi kết hợp với α-chymotrypsin tác
dụng chống viêm cấp và mạn đều tăng cao [11]. Dịch chiết dichloromethane vỏ thân
và rễ núc nác cũng cho thấy có tác dụng chống viêm [42].
13

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Dịch chiết dichloromethane vỏ thân và rễ
núc nác ức chế các chủng vi khuẩn Gr (+) (B. subtilis, S. aureus), Gr (-) (E. coli, P.
aeruginosa) và nấm C. albicans [42].
Tác dụng chống choáng phản vệ: Flavonoid có tác dụng giảm độ thấm của
mạch máu, chống choáng phản vệ trên chuột lang gây mẫn cảm bởi lòng trắng trứng
hoặc tiêm dƣới da chất formalin ở chuột bình thƣờng, không có tác dụng chống
choáng khi gây choáng phản vệ bởi histamin [18], [31].
Tác dụng khác: Chế phẩm từ núc nác dùng điều trị bệnh vảy nến, mày đay. Vỏ
núc nác có tác dụng ức chế co thắt gây bởi acetylcholin và histamin trên hồi tràng
cô lập chuột lang [18], [31].
Độc tính cấp: Rất thấp, LD
50
đối với chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết vỏ
núc nác 100% trên 1kg TT [31].
- Tính v, quy kinh: Khổ, hàn. Quy vào các kinh bàng quang, tỳ [8], [18], [31].
-  Thanh can giải nhiệt, lợi thấp, tiêu độc, sát khuẩn, thanh phế, chỉ

khái, chỉ thống [8], [31].
- Ch tr: Hoàng đản, mẩn ngứa dị ứng, trẻ em lên sởi, nổi ban, bệnh ngoài da;
viêm họng, ho khàn tiếng; đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt, viêm
đƣờng tiết niệu; đau dạ dày [8], [18], [31].
- Liu dùng: 6-15g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lƣợng [8], [31].
- Kiêng k: Ngƣời hƣ hàn, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy không dùng [8], [31].
- Bài thuc có s dng núc nác:
Chữa eczema bội nhiễm chảy nƣớc vàng: Vỏ núc nác phối hợp sài đất, sâm đại
hành, nấu thành cao đặc bôi.
Đồng thời đƣợc dùng cùng các dƣợc liệu khác trong nhiều bài thuốc cổ để
điều trị bệnh lở loét, tổ đỉa, mụn nhọt, chóc lở [18], [31].
1.2.2.3. Hòe hoa (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
- N y nh đến khô của cây Hòe (Styphnolobium japonicum
(L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae) [8].
- Thành phn hóa hc: Rutin C
27
H
30
O
16
(từ 6-30%), betulin, sophoradiol,
14

sophorin A, sophorin B, sophorin C và sophorose [7], [18], [30].
- Tác dc lý:
Tác dụng tăng sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch: Rutin và
quercetin đều có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch,
hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thƣơng [18], [30].
Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu: Nƣớc sắc hòe hoa đã lọc bỏ rutin
vẫn làm giảm huyết áp của chó đã gây mê; quercetin có tác dụng hạ cholesterol máu

trên chuột cống trắng đƣợc gây tăng cholesterol máu, đồng thời có tác dụng điều trị
và phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch thực nghiệm [18], [30].
Tác dụng chống viêm: Quercetin và rutin có tác dụng ức chế phù bàn chân trên
chuột do albumin, histamin, serotonin cũng nhƣ sƣng khớp khuỷu do men hyaluro-
nidase tạo nên. Trên thỏ, rutin tiêm tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa viêm da dị
ứng và hiện tƣợng Arthus trên động vật đã đƣợc gây mẫn cảm [18], [30].
Tác dụng khác: bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ; than nụ hòe sao cháy có tác
dụng cầm máu; quercetin và rutin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu trên thỏ; cƣờng
tim trên tim ếch cô lập; kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột; ngoài ra hòe hoa
còn có tác dụng làm giảm lƣợng tiêu thụ O
2
ở cơ tim [18], [30].
Tác dụng chống phản ứng phản vệ, tác dụng bảo vệ gan, giảm trƣơng lực cơ,
giải co thắt cơ trơn: quercetin có tác dụng mạnh hơn nhiều so với rutin [18].
Tác dụng gây đột biến: Rutin, quercetin có tác dụng gây đột biến khi tiến hành
thí nghiệm với Salmonella typhimuricum TA 1535, 100, 1537, 1538 nhƣng đã đƣợc
nghiên cứu cho thấy không gây ung thƣ [18], [30].
- Tính v, qui kinh: Khổ, hơi hàn [30] (bình [8]). Quy các kinh can, đại tràng
[8], [30].
- : Lƣơng huyết, chỉ huyết, thanh can tả hoả, bình can hạ áp, thanh
phế, chống viêm [8], [30].
- Ch tr: Các chứng chảy máu: Xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam,
phụ nữ băng huyết, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu, xuất huyết cấp tính do viêm
15

thận, xuất huyết ở phổi, trƣờng phong tiện huyết, băng lậu, trĩ; can hỏa thƣợng viêm,
đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt [8], [18], [30].
- Liu dùng: 6-12g (20g), sắc uống [8], [18], [30].
- Kiêng k: Ngƣời thuộc chứng hƣ hàn, ỉa chảy, phụ nữ có thai không dùng
[30].

1.2.2.4. Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii)
- Qu già c sy khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium
L., Syn. Xanthium japonicum Widder, X. sibiricum Patrin ex Widder ), họ Cúc
(Asteraceae) [8].
- Thành phn hóa hc: 30-35% chất béo, 1,27% xanthostrumarin, 3,3% nhựa
và vitamin C, 7,2% glucose, fructose, 4,9% sucrose, acid hữu cơ (acid oleic, linoleic,
palmaitic, stearic…), kali nitrat, phosphatid, sitosterol, strumarosid, nhóm sesqui-
terpen lacton (xanthinin, xanthumin, xanthatin, xanthol, isoxanthol), atractyloside,
carboxy atractyloside dạng muối.
Toàn cây chứa nhiều iod. Định lƣợng 1g quả chứa 220-230 µg [7], [18], [30].
- Tác dc lý:
Tác dụng trên da, bệnh dị ứng: Sử dụng thƣơng nhĩ tử trong 22 trƣờng hợp
chữa bệnh ngoài da, kết quả khỏi hẳn 11, đỡ rõ rệt 8, có tiến bộ 3, không có trƣờng
hợp nào không có kết quả rõ rệt (theo sở da liễu Nam Xƣơng - Giang Tây, 1959).
Thƣơng nhĩ tử sắc uống dùng chữa các trƣờng hợp da xù xì màu đỏ, mẩn ngứa, mụn
nhọt. Một nghiên cứu khác cho thấy thƣơng nhĩ tử kết hợp với 15 dƣợc liệu khác đã
chứng minh có tác dụng kháng histamin trong 3 phƣơng pháp thí nghiệm: nghiệm
pháp khí dung histamin gây khó thở, co giật trên chuột lang; tiêm tĩnh mạch
histamin gây hạ áp và thí nghiệm histamin gây co thắt hồi tràng cô lập của động vật
[18], [30].
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Chất chiết xanthinin và xanthium có tác
dụng kháng khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn Gram (-) và các nấm. Cao chiết
ethylic có tác dụng kháng khuẩn, cao nƣớc không có tác dụng này [18], [30].
16

Tác dụng chống viêm: Thành phần β-sitosterol-β-D-glucosid có tác dụng
chống viêm và là thành phần của những chế phẩm điều hòa hoạt động nội tiết. Dịch
chiết n-butanol có tác dụng chống viêm trên mô hình viêm tai [18], [30], [40].
Tác dụng khác: Thƣơng nhĩ tử chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm mát, dịu
viêm, làm mềm niêm mạc. Thƣơng nhĩ tử có tác dụng làm giảm cƣờng độ co bóp

tim, giảm thân nhiệt, lợi tiểu. Hoạt chất xanthium có tác dụng ức chế thần kinh
trung ƣơng. Cao thƣơng nhĩ tử chế thành viên chữa bƣớu cổ, kết quả đạt trên 80%
khỏi bệnh (theo tổng cục lâm nghiệp Việt Nam, 1969-1970) [18], [30].
Độc tính: Atractyloside, carboxy atractyloside có tác dụng hạ đƣờng huyết rất
mạnh [18], đặc biệt gây tổn thƣơng gan cấp tính [52].
- Tính v, qui kinh: Tân, cam, ôn, hơi độc. Quy vào kinh phế, thận, tỳ [18],
[22].
- : Trừ phong thấp, tiêu độc sát khuẩn, tán phong thông khiếu, chỉ
huyết, tán kết [8], [22], [30].
- Ch tr: Phong hàn, phong thấp, đau nhức, đau khớp, đau răng, đau họng,
chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang hàm; phong ngứa, dị ứng, mụn nhọt,
lở loét, mề đay; cảm lạnh; bƣớu cổ, ung thƣ phát bối; nấm tóc, hắc lào; trĩ [8], [18].
- Liu dùng: 6-12g [8], [22], sắc uống (có tài liệu 5-20g [30]).
- Kiêng k: Không phải phong nhiệt không dùng. Trƣờng hợp huyết hƣ không
nên dùng. Uống quá liều dễ bị ngộ độc, cần theo dõi. Khi sử dụng cần kiêng thịt
ngựa, thịt lợn [8], [22], [30].
- Bài thuc s du nga:
Quả ké phơi khô tán nhỏ đƣa vào thành phần thuốc mỡ dùng ngoài trong một
số bệnh về da nhƣ eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn, ghẻ.
Chữa phong chẩn: Thƣơng nhĩ tử 10g, kinh giới 12g, kim ngân hoa, sài đất, bồ
công anh mỗi vị 10g, bạc hà 8g, cam thảo nam 6g. Sắc uống.
Chữa mụn nhọt chốc lở: Thƣơng nhĩ tử 10g, kim ngân 20g, bào chế chè thuốc
đóng gói 20g, ngày 1 gói hãm với 500ml nƣớc sôi, trẻ em dùng nửa gói [18], [30].
1.2.2.5. Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae cochinchinensis)
17

- L của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis
Lour., Syn. Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. Et Hofm.,
Antidesma bicolor Hassk.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [8].
- Thành phn hóa hc: 1,5% flavonoid, saponin, coumarin, anthranoid, tanin,

đƣờng khử. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất trong đó có một chất thuốc nhóm
flavonol (Phạm Xuân Sinh và cs, 1998) [18], [30].
- Tác dc lý:
Tác dụng chống viêm, chống dị ứng: Đơn lá đỏ có tác dụng chống viêm,
chống dị ứng tốt (Nguyễn Danh Mâu, 1980). Dịch chiết đơn lá đỏ có tác dụng giảm
phù từ giờ thứ 4, 5. Dịch chiết flavonoid toàn phần giảm 85,8%, lô uống dịch sắc
giảm 90,3% phản ứng dị ứng [1].
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Đơn lá đỏ có tác dụng kháng các vi khuẩn
B. cereus, B. pulmilus, S. lutea, B. subtilis tùy dạng chiết xuất. Dịch chiết flavonoid
kháng vi khuẩn Gr (+) tốt nhất. Dịch chiết saponin có kháng nấm C. albicans [2].
Tác dụng khác: Dịch chiết đơn lá đỏ có tác dụng chống oxy hóa, giảm co thắt
cơ trơn trên hồi tràng chuột lang cô lập [1].
Độc tính: Có tác giả cho rằng nhựa cây độc đối với cá [30]. Theo Nguyễn Thái
An, khi thử nghiệm trên chuột nhắt, ở liều 100g/kg TT - tức là liều cao gấp 300 lần
liều thƣờng dùng ở ngƣời (10-20g/ngƣời), chuột giảm hoạt động nhƣng khi kích
thích vẫn hoạt động bình thƣờng. Do vậy không tính đƣợc LD
50
[2].
-: Vị đắng nhạt, cay, mát, tiểu độc. Quy kinh can, thận [30].
-   Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, chỉ thống,
thông kinh hoạt lạc [8], [30].
- Ch tr: Mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay; đi lỏng lâu ngày, đái ra máu.
Ở Trung Quốc, dùng chữa sởi, quai bị, viêm amidan, đau thắt ngực, đau thận, đau
cơ [8], [30].
- Liu dùng: 10-15g (tƣơi: 15-20g sao vàng sắc uống) [8], [17], [30].
-  Ngƣời hay chảy máu. Thuộc chứng hƣ hàn không dùng [18], [30].
- Bài thuc s d:

×