Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nguyễn Thanh Tùng -Nckh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KIẾN TRÚC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG LIÊN CẤP TIỀN HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ THỦ THIÊM

Bình Dương, tháng 3 năm 2021
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KIẾN TRÚC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG LIÊN CẤP TIỀN HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ THỦ THIÊM

Sinh viên thực hiện chính: Nguyễn Thanh Tùng
Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D16KTRK
Năm thứ: 5
/Số năm đào tạo:4,5
Ngành học:


Người hướng dẫn: THS.KTS Nguyễn Trần Tường Ly

Bình Dương, tháng 3 năm 2021
2


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên:Nguyễn Thanh Tùng
Sinh ngày:

02

tháng

11

năm 1998

Nơi sinh: An Khê,- Gia Lai
Lớp: D16KTRK


Khóa: 2016-2021

Khoa: Kiến trúc
Địa chỉ liên hệ: Tổ 2, phường An Bình, An Khê, Gia Lai.
Điện thoại: 0334311672
Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học:

Kiến trúc

Khoa: Kiến trúc và xây dựng.

Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I: 6.77
Học kỳ II:6.92
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Kiến trúc

Khoa: Kiến trúc và xây dựng

Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I: 6.86
Học kỳ II: 7.05
Học kỳ III: 6.94
Sơ lược thành tích:

* Năm thứ 3:
Ngành học:

Kiến trúc

Khoa: Kiến trúc

Kết quả xếp loại học tập:
3


Học kỳ I: 7.10
Học kỳ II: 7.14
Học kỳ III: 7.16
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 4:
Ngành học:

Kiến trúc

Khoa: Kiến trúc

Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I: 7.27
Học kỳ II: 7.36
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 4.5:
Ngành học:

Kiến trúc


Khoa: Kiến trúc

Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I: 7.49
Sơ lược thành tích:

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

4


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Trường liên cấp tiền hòa nhập cho trẻ tự kỷ Thủ Thiêm

- Sinh viên thực hiện:
STT
1

Họ và tên
Nguyễn Thanh Tùng

Lớp

MSSV

1625801020079 D16ktrk

Khoa
Kiến Trúc

Năm thứ/ Số
năm đào tạo
5/4,5

- Người hướng dẫn:Ths. Kts Nguyễn Trần Tường Ly
2. Mục tiêu đề tài:
-Đề xuất phương án thiết kế trường liên cấp tiền hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ tại Thủ
thiêm. Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế trường học dành cho trẻ tự kỷ.
-Hạn chế những ảnh hưởng của trẻ tự kỷ tiền hòa nhập đến với giáo dục hịa nhập.
3. Tính mới và sáng tạo:
--Nhằm tạo ra một trường tiểu học đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dành cho trẻ em, đặc

biệt là trẻ mắc chứng tự kỷ. Phân vùng và phát huy hết các yếu tố xung quanh. Hội
tụ đủ các yếu tố: Nhà ở, trường học và cơng viên cây xanh, giúp trẻ hịa nhập với

cộng đồng và môi trường xung quanh một cách dễ dàng hơn.
-Ý tưởng phương án thiết kế kiến trúc nhằm tạo ra một ngôi trường xanh Green Education. Sử dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên ( gió, mặt trời). Ngơi
trường bao gồm các yếu tố:
+Mơ hình nhà ở gia đình: Bố mẹ ,anh chị em và trẻ mắc chứng tự kỷ có thể
cùng chung sống trong khơng gian môi trường. Tránh hiện tượng trẻ bị cô lập, bỏ
rơi, đơn độc. Trẻ sẽ cảm thấy được sự quan tâm, dành thời gian săn sóc của bố mẹ,
người thân trong chính khơng gian học tập và chữa bệnh dành cho trẻ. (mơ hình
này sử dụng cho trẻ nhà ở xa - nội trú, hoặc kết hợp ở parttime)
+Môi trường xã hội: Ngơi trường có yếu tố sinh thái cây cỏ- thực vật, chim, sâu
, bướm- gọi chung là hệ sinh thái thu nhỏ để kích thích trẻ tiếp thu và sáng tạo. Còn
được gọi là con người và động vật cùng chung sống hịa quyện, giúp cho mơi
trường học trở nên thân thiện hơn.
+Năng lượng: ngôi trường sử dụng vật liệu bền vững, năng lượng sạch, thân thiện
với môi trường, giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh

5


4. Kết quả nghiên cứu:
- Đưa ra phương án thiết kế mặt bằng công năng cho trường liên cấp tiền hịa nhập trẻ tự
kỷ Thủ thiêm.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:

-Sự gia tăng dân số kéo theo số trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát triển, thì tỉ lệ trẻ khuyết
tật càng tăng. Cũng theo Tổ chức này, hiện tại tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới là
8-10% dân số, con số này sẽ tăng lên 12-15% vào năm 2020.
-Tính kinh tế:
+Mơ hình giáo dục tiền hịa nhập trẻ tự kỷ là mơ hình có hiệu quả kinh tế nhất:

Chi phí đỡ tốn kém.
Nhiều trẻ tự kỷ được đi học
+Như ta biết, kinh phí giáo dục hịa nhập cho trẻ tự kỷ bao gồm các chi phí cho
trẻ, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học,… Tuy nhiên giáo
dục tiền hịa nhập khơng chỉ giải quyết vấn đề ngân sách, mà vấn đề cơ bản là làm
thế nào để trẻ được hưởng lợi nhiều nhất.
+Cũng cần tránh tư tưởng cho rằng giáo dục hồ nhập là ít tốn kém hơn nhiều
so với
giáo dục chuyên biệt, nên không cần chi phí nhiều. Trên thực tế tại nhiều nước,
giáo dục hồ nhập nhiều khi cần có nguồn kinh phí khơng kém giáo dục chun
biệt như Niu Dilân. Cịn ở bang Têchdat Hoa Kỳ do chi phí cho trẻ khuyết tật trong
lớp hoà nhập chỉ bằng 1/10 so với trường chuyên biệt nên hệ quả là nhà trường
không muốn nhận trẻ khuyết tật và tỷ lệ học sinh học hoà nhập là 5% trong tổng số
trẻ khuyết tật, so với các bang khác là 53%.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác
giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

6


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài :

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày
tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

7


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 9
I.Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài. ........................................................ 9
II. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 13
III. Mục đích của đề tài. .............................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ ................................................................................... 16
I. Cơ sở pháp lý: ............................................................................................................... 16
II. Tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế cơng trình: .............................................................. 20
III. Các cơng trình thực tế trong và ngồi nước:.......................................................... 45
1. Cơng trình ngồi nước. ............................................................................................... 45
2. Cơng trình trong ngước. ............................................................................................. 52
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG THIẾT KẾ. ......................................................................... 54
3.1 VỊ TRÍ KHU ĐẤT. ................................................................................................ 54
3.2 HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT HẠ TẦNG.............................................................. 55
Địa hình. ................................................................................................................... 55
Khí tượng thủy văn.................................................................................................. 55
Hệ thống nước. ......................................................................................................... 56
Cảnh quan thiên nhiên. ........................................................................................... 56
3.3 ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. .................................................................... 56
3.4 PHẦN BẢN VẼ. ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 59
1-Architect Data Neufert– dữ liệu kiến trúc sư ( NXB xây dựng) .......................... 59

8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài.
-Khái niệm giáo dục tiền hòa nhập: là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết
tật ( trẻ tự kỷ) học cùng với trẻ em bình thường trong trường học ngay tại nơi trẻ
sinh sống.Thuật ngữ giáo dục hoà nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là
những trẻ ngoại lệ được hoà nhập, qui thuộc vào trường hoà nhập. Giáo dục hoà
nhập là phương thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, trong lớp học
bình thường của trường phổ thơng. Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh,
trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những

hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm
chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Hồ nhập khơng có nghĩa
là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thơng và khơng phải tất cả mọi
trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hồ
nhập địi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình.
Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiên trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ
dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù,… Các giáo
viên và nhân viên nhà trường cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để trẻ khuyết tật
được phụ thuộc lẫn nhau, được chấp nhận, được có giá trị, được hỗ trợ của bạn
bè… Trường hoà nhập là "Tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến
việc học của mọi trẻ. Mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm
việc cùng nhau tạo ra và duy trì mơi trường đầm ấm có hiệu quả cho việc học tập.
Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ"
-Là lớp học dành cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt trong đó trẻ tự kỉ, nhằm
chuẩn bị các kiến thức cơ bản giúp chuẩn bị cho trẻ bước vào tiểu học hòa nhập
được thuận lợi và thích ứng tốt hơn với cuộc sống ở trường phổ thông. Trường tiểu
học dành cho trẻ tự kỉ giống như một bước đệm trước khi trẻ bước vào học ở cấp
trung học, phổ thông và đại học.
-Môi trường học tâp bao gồm môi trường vật chất và mơi trường tâm lý. Mơi
trường vật chất chính là điều kiện cần để các hoạt động dạy và học có thể diễn ra
.Môi trường này bao gồm các cơ sở vật chất của lớp học, phòng học, bàn ghế,
bảng, đồ dùng dạy và học, tủ đựng đồ dùng,.. và cách bố trí sắp xếp lớp học để
giúp trẻ có thể hoạt động một cách tốt nhất, dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, mơi trường
tâm lý chính là điều kiện đủ để thực hiện hoạt động dạy và học đạt hiệu quả giữa
trẻ với giáo viên, giữa trẻ với trẻ. Nếu môi trường này là môi trường giúp trẻ cảm
thấy an tồn, được u thương, được khuyến khích và hỗ trợ thì trẻ sẽ hứng thú đi
học và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Nếu môi trường tâm lí có sự
bất ổn, khơng thân thiện với trẻ thì tất yếu trẻ sẽ sợ hãi, khơng có hứng thú học tập
và tất yếu dẫn đến hệ quả không mong muốn, đó là hiệu quả giáo dục thấp.
-Bản chất của giáo dục tiền hòa nhập:

9


+ Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều
kiện và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của
mình .Để có một mơi trường học tập như mọi trẻ em, giáo dục tiền hòa nhập cần đề
cập đến những nội dung cơ bản sau đây trong dạy và học:
Tùy theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm
điều chỉnh cho phù hợp
Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều
chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những
điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội những kiến thức mới.
-Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng:
+Trẻ khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống.
+Trẻ khuyết tật , với tỷ lệ hợp lí được bố trí vào lớp học phù hợp lứa tuổi.
-Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết
chính về giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn
hẹp, lặp đi lặp lại. Thuật ngữ rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorders - ASDs)
bao gồm: Rối loạn tự kỷ, hội chứng Asperger, rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ, rối
loạn Rett và rối loạn phát triển lan tỏa.
+Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến
nhiều mặt của sự phát triển nhưng nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã
hội.
* Tỷ lệ mắc: 2 - 5‰
- Giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam/nữ = 4/1.
* Nguyên nhân:
- Tổn thuơng não
- Di truyền
- Môi trường.
-Phân loại trẻ tự kỷ:

+Theo thời điểm mắc tự kỷ:
-Tự kỷ điển hình- hay tự kỷ bẩm sinh: triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần trong 3
năm đầu.
-Tự kỷ không điển hình- hay tự kỷ mắc phải: trẻ phát triển về ngơn ngữ và giao
tiếp bình thường trong 3 năm đầu, sau đó triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần và có
sự thối triển về ngơn ngữ và giao tiếp.
+Theo chỉ số thông minh:
-Theo chỉ số thông minh cao và nói được: Trẻ khơng có những hành vi tiêu cực
song rất thụ động, có hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội. Có thể biết đọc
sớm ( 2-3 tuổi). Kỹ năng nhìn tốt. Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về
hành vi khi trưởng thành.

10


-Theo chỉ số thơng minh cao và khơng nói được: Trẻ có sự khác biệt, giữa kỹ năng
nói và kỹ năng vận động, cử động thực hiện. Trẻ có thể q nhạy cảm với kích
thích thính giác. Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ. Kỹ năng nhìn tốt( có thể
nhìn đồ vật 1 cách chăm chú). Có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập một cách dễ
dàng, có thể bướng bỉnh.Là những trẻ có thể giao tiếp ln phiên hoặc thích giao
tiếp.
-Trẻ tự kỷ có chỉ số thơng minh thấp và nói được: Trẻ có hành vi kém nhất trong
các dạng tự kỷ ( thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn).
Có hành vi tự kích thích. Trí nhớ kém, nói lặp lại( lời nói khơng đầy đủ ý nghĩa).
Khả năng tập trung kém.
-Trẻ tự kỷ có chỉ số thơng minh thấp và khơng nói được:Trẻ thường xun im lặng,
biết dùng một ít từ hoặc ít cử chỉ. Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc. Nhạy
cảm với các âm thanh, tiếng động. Kỹ năng xã hội không thích hợp, khơng có mối
quan hệ với người khác.
+Theo mức độ:

-Tự kỷ mức độ nhẹ.:Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp
với người ngồi hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và
nói được nhưng hạn chế.
-Tự kỷ mức độ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người ngồi
hạn chế và nói được nhưng hạn chế.
Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, khơng giao tiếp với người
ngồi và khơng nói được.
+Vấn đề tự chăm sóc:
-Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hằng ngày như mặc quần áo, tự chăm
sóc và đi vệ sinh.
-Một số trẻ có thể bị phụ thuộc vào người khác trong cuộc sống hằng ngày.
Trẻ có khó khăn trong việc đi lại và sư dụng phương tiện giao thông công cộng.
+Vấn đề học hành: Kỹ năng chơi khơng phát triển, trẻ có vấn đề về đọc và
học tập.
-Nhận thức của trẻ tự kỷ:
+Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
+Trí nhớ ngắn quan nhìn, nghe kém.
+Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.
+Khó khăn khi định hướng.
-Tâm lý- xã hội của trẻ tự kỷ:
+Trẻ có thể kém tưởng tượng.
+Trẻ có thể tự kích động mình :Đập đầu, lăn đùng ra đất.
+Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).
+Trẻ có thể kém kiểm sốt hành động của mình.
+Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.
+Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.
11


-Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ:

+Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự
kỷ thường:
-Ít tiếp xúc: Bệnh tự kỷ thường hay xuất hiện ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa
tuổi này so với những trẻ bình thường thì các em rất hiếu động vui vẻ và hịa đồng,
thấy thích thú khi tham gia các hoạt động xã hội như múa hát sân trường, hay trị
chơi có đơng người. Nhưng nếu trẻ bị tự kỉ các em lại ngại tiếp xúc với đám đông
các em thường muốn ngồi một mình trong góc tối và khơng muốn tham gia bất kì
các hoạt động nào ngay khi ở nhà với bố mẹ và người thân.
-Rối loạn về giấc ngủ: Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện về rối loạn giấc ngủ, trẻ
không thể phân biệt được ngày và đêm, nhiều lúc dẫn đến trẻ khó chịu bực tức nếu
nghiêm trọng có thể bị mộng du trong đêm. Các bậc phụ huynh phải chú ý quan
tâm về giấc ngủ của trẻ để kip thời chữa trị cho
trẻ.
-Hành vi lặp lại: Có những việc trẻ vừa đã làm nhưng trẻ lại làm lại một cách vơ
thức. Hay có đơi lúc ở trên lớp học giáo viên hỏi trẻ vừa trả lời nhưng sau đó lại
lặp lại nhiều lần. Ngồi ra trẻ cịn xuất hiện một số biểu hiện như trẻ hay lặp lại
những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt, thường lắc đầu, lắc lư
thân mình.
-Gắn bó bất thường: Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ
dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà
không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm
và ngửi.
-Thích một mình: Khác với những đứa trẻ khác thì trẻ tự kỷ thích chơi một khơng
muốn chơi với bất kì bạn bè nào, nhiều lúc các em cịn nói chuyện một mình, trẻ
chỉ thích chơi với những đồ chơi ln gắn bó bên mình và xem nó là bạn. Người
bạn bạn đặc điệt có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,… và nếu bạn lấy đi
“người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức
phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.
-Khiếm khuyết về trí tuệ: So với những trẻ bình thường thì trẻ tự kỷ có trí tuệ phát
triển chậm hơn. Các em chậm trong suy nghĩ và chậm trong trong học tập, ở lớp

học các em không thể theo kịp được các bạn học cùng lớp. Có nhiều vấn đề giáo
viên đã lặp lại rất nhiều lần nhưng học sinh vẫn không biết và thường hay hỏi
những câu hỏi hết sức ngây ngơ.
-Có hành vi kỳ lạ: Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như
đi trên các ngón chân, chạy vịng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người. Đơi
khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản
thân, nhổ tóc,…
-Rối loạn ngơn ngữ: So với những trẻ cùng chăng lứa thì trẻ tự kỷ sẽ có dấu hiệu là
bị rối loạn về ngơn ngữ một số em cịn bị chậm nói hoặc nói khơng được rõ lời,
phát âm từng tiếng. Ngồi ra cịn một số trường hợp ngơn ngữ có thể hồn tồn
12


khơng có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa
hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại.
-Rối loạn về ăn uống: Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
thường gặp ở trẻ.
-Trẻ có biểu hiện chán ăn thường xuyên ói mửa trong lúc ăn, và thích ăn mút. -Ở
độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể ăn uống một cách khác lạ hơn trẻ bình thường như: từ
chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ, các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị
trí độc quyền.
- Dấu hiệu xuất hiện sớm:
12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…
16 tháng tuổi, trẻ khơng nói được từ nào.
2 tuổi, trẻ khơng nói được câu ngắn nào đáp trả.
Ở mọi độ tuổi, có sự mất suy thối các kĩ năng ngơn ngữ và xã hội
II. Lý do chọn đề tài.
-Khi một đứa trẻ ra đời, nó khơng biết và cũng khơng thể chọn lựa cho mình
một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, một cơ thể khuyết tật hay một tinh

thần còi cọc. Vì thế, bên cạnh những em bé bình thường và phát triển tốt, cịn có
một tỷ lệ khơng nhỏ các em có những khiếm khuyết về thể chất hay về tâm lý, và
những em bé này cần có những sự can thiệp và hỗ trợ càng sớm càng tốt để giúp
cho các em có được những cơ hội tốt nhất trong việc phát triển và hội nhập xã hội.
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới tỷ lệ trẻ khuyết tật chiếm một số lượng không
nhỏ (khoảng 10% tổng số trẻ em được sinh ra). Vì thế cơng tác chăm sóc và giáo
dục trẻ khuyết tật, đã và đang là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội và là nỗi
niềm canh cánh của nhiều người có lương tâm và trách nhiệm cũng như nỗi lo âu
lớn nhất của gia đình, bố mẹ các em. Có hai tình trạng khuyết tật của trẻ là khuyết
tật về thể chất và khuyết tật về tâm lý. Trong số những trẻ khuyết tật về tâm lý thì
trẻ có hội chứng tự kỷ là một trong những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất.
Nghiên cứu mơ hình tàn tật ở trẻ em của Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi
Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị
tự kỷ ngày càng nhiều. Số lượng trẻ có hội chứng rối loạn phổ tự kỷ đến khám năm
2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến
268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000.
- Không phải đứa trẻ nào trong xã hội cũng phát triển bình thường. Hiện nay trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trẻ bị tự kỷ ngày một tăng. Điều này
phát sinh một nhu cầu tất yếu đó là cần có một mơi trường sống, giáo dục cho
những trẻ bị mắc căn bệnh tự kỉ. Hầu hết các trường tiểu học ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu và chữa bệnh cho trẻ tự kỷ. Do đó,
việc nghiên cứu kiến trúc trường học dành cho trẻ tự kỷ là hết sức cần thiết.
13


-Tại Việt Nam hiện chưa có một số liệu thống kê chính xác về số lượng trẻ mắc
chứng tự kỷ này, nhưng cứ 1000 trẻ thì có 2-5 trẻ mắc chứng tự kỷ ( nam nhiều
hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ = 4/1) ( theo cuốn phục hồi chức năng trẻ tự kỷ của TS
Nguyễn Thi Xuyên -Thứ trưởng Bộ Y Tế).
-Ở Việt Nam hiện nay, đi cùng với bùng nổ về tỷ lệ mắc bệnh là sự hiện diện

của nhiều trung tâm, nhiều đơn vị, nhiều phương pháp can thiệp khác nhau. Các cơ
sở can thiệp khơng có sự phối hợp giữa các chun ngành và khơng được kiểm
sốt và quản lý về mặt chuyên môn và chất lượng. Chưa có một mạng lưới can
thiệp được quản lý theo hệ thống. Đồng thời, cũng chưa có Bộ, ngành nào chịu
trách nhiệm chỉ đạo, quản lý cho hệ thống này. Nhiều bài thuốc như thần dược,
nhiều phương pháp điều trị lạ lùng, nhiều cá nhân có khả năng đặc biệt…tuyên bố
chữa khỏi rối loạn tự kỷ làm cho cha mẹ hoang mang, cũng rối loạn theo, mà
không được cơ quan chức trách nào kiểm chứng. Vì thế, chúng tơi mong muốn
dùng kiến trúc để trị liệu cho những người tự kỷ, giúp người tự kỷ được quan tâm
đúng cách để được sống bình đẳng, được can thiệp kịp thời và được đáp ứng các
nhu cầu đặc biệt để sau này có thể lo được cho bản thân, cũng như cần được phát
triển các năng lực để hòa nhập cộng đồng và đóng góp cho xã hội.
-Mặt khác, trẻ tự kỷ cần được giáo dục hịa nhập : Trường học là mơi trường
thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. giáo dục hịa
nhập tạo môi trường giao tiếp tốt cho trẻ, tạo ra những “ mẫu” giao tiếp để trẻ tự kỷ
học hỏi, bắt chước. Nếu chỉ sống trong môi trường giáo dục của gia đình hay của
giáo dục tách biệt, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi giao tiếp xã hội.Vốn bị hạn chế về
khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, được tiếp xúc thường xuyên với các trẻ khác, trẻ
tự kỷ sẽ học hỏi được những thói quen giao tiếp thơng thường và phát triển những
kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ sẽ vấp phải những thách thức nhưng đó cũng là động
lực để trẻ phấn đấu. Nhưng tồn tại mặt hạn chế rất lớn khi để trẻ tự kỷ học tập và
sinh hoạt chung với những trẻ bình thường khác, ở đây chúng ta không chỉ giáo
dục về kiến thức mà còn giúp trẻ hòa nhập vào xã hội. Đến trường học trẻ tự kỷ
thường gặp khó khăn do lớp học đông, giáo viên phải quán xuyến cả lớp, không
thể tập trung giúp đở mình trẻ tự kỷ được. Bị thay đổi mơi trường, trẻ khơng tự hịa
nhập được, bị bạn bè trêu chọc hoặc xa lánh, trẻ cô lập dẫn đến khơng tự tin và
càng khép kín hơn.
-Đội ngũ giáo viên chuyên môn ở các trường tiểu học hiện nay đa số được đào tạo
chuyên về giáo dục cho trẻ em có khả năng phát triển tâm sinh lý bình thường. Ít
giáo viên được đào tạo nghiêp vụ để có thể giáo dục để trẻ tự kỷ hịa nhập một

cách hoàn thiện nhất.

14


-Hiện nay ở nước ta các trường tiểu học dành cho trẻ tự kỷ khá ít ỏi, chủ yếu là các
trung tâm chuyên biệt hoạt động riêng lẻ chưa có tổ chức cụ thể, khơng có giáo
viên đặc thù để giúp trẻ sớm hịa nhập cộng đồng. Thay vào đó điều ta cần làm là
tạo ra một ngôi trường, một mơi trường chun biệt có đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn
tập trung chủ yếu vào trẻ tự kỷ là chính. Tạo một môi trường học tập và sinh hoạt
cho trẻ giống với các ngôi trường tiểu học khác, để trẻ khơng tách biệt sau khi hịa
nhập.
-Nhiều cha mẹ trẻ tự kỷ đã thực sự gặp khó khăn trong q trình xin xác nhận
khuyết tật cho con, do vậy nhiều trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ đã khơng được thụ
hưởng các ưu đãi về giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và an sinh xã hội như các đối
tượng trẻ em khuyết tật khác. Điều đó đã làm cho những khó khăn vốn có của trẻ
tự kỷ và gia đình trẻ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
-Nhiều trẻ tự kỷ đã khơng thể đến trường vì bị kỳ thị, không nhận được sự sẻ chia
từ các bậc phụ huynh và sự hỗ trợ từ nhà trường; nhiều trẻ tự kỷ lớn lên khơng có
khả năng tự chăm sóc bản thân nhưng lại khơng đủ tiêu chuẩn (theo quy định của
Luật hiện hành) để được vào các trung tâm ni dưỡng, bảo trợ xã hội.
-Nhiều gia đình rơi vào tình cảnh nghèo đói do phải chi trả nhiều khoản phí trong
q trình trị liệu, can thiệp cho con của mình; nhiều cha mẹ của trẻ tự kỷ phải ứng
phó vượt sức với những căng thẳng mà khơng có sự hỗ trợ từ cộng đồng, xã hội…
-Kiến trúc công cộng đặc biệt là kiến trúc trường học là thể loại kiến trúc mà em có
mối quan tâm đặc biệt và được tiếp xúc với thể loại này nhiều nhất. Nên em muốn
tập trung vào nghiên cứu và phát triển nghiên cứu này.
III. Mục đích của đề tài.
-Nhằm tạo ra một trường tiểu học đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dành cho trẻ em, đặc
biệt là trẻ mắc chứng tự kỷ. Phân vùng và phát huy hết các yếu tố xung quanh. Hội

tụ đủ các yếu tố: Nhà ở, trường học và cơng viên cây xanh, giúp trẻ hịa nhập với
cộng đồng và môi trường xung quanh một cách dễ dàng hơn.
-Ý tưởng phương án thiết kế kiến trúc nhằm tạo ra một ngôi trường xanh Green Education. Sử dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên ( gió, mặt trời). Ngơi
trường bao gồm các yếu tố:
+Mơ hình nhà ở gia đình: Bố mẹ ,anh chị em và trẻ mắc chứng tự kỷ có thể
cùng chung sống trong khơng gian môi trường. Tránh hiện tượng trẻ bị cô lập, bỏ
rơi, đơn độc. Trẻ sẽ cảm thấy được sự quan tâm, dành thời gian săn sóc của bố mẹ,
người thân trong chính khơng gian học tập và chữa bệnh dành cho trẻ. (mơ hình
này sử dụng cho trẻ nhà ở xa - nội trú, hoặc kết hợp ở parttime)
15


+Mơi trường xã hội: Ngơi trường có yếu tố sinh thái cây cỏ- thực vật, chim, sâu
, bướm- gọi chung là hệ sinh thái thu nhỏ để kích thích trẻ tiếp thu và sáng tạo. Còn
được gọi là con người và động vật cùng chung sống hòa quyện, giúp cho môi
trường học trở nên thân thiện hơn.
+Năng lượng: ngôi trường sử dụng vật liệu bền vững, năng lượng sạch, thân
thiện với môi trường, giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung
quanh
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ
I. Cơ sở pháp lý:
-Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong
Công ước Quốc Tế về quyền trẻ em ( điều 18,23), trong Công ước về giáo dục cho
mọi người và gần đây nhất, trong Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca (
Tây Ban Nha, 1994) :” giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật
cũng có quyền được học trong các trường và các trường đó phải được thay đổi để
tất các trẻ em đều được học”.
-Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc được bổ sung bởi tuyên ngôn
về quyền của những người tàn tật trong đó đã nêu: "Những người tàn tật phải có
quyền được tôn trọng phẩm giá. Những người tàn tật dù họ có nguồn gốc gì, bản

chất ra sao và sự bất lợi do bệnh tật gây ra như thế nào cũng đều có quyền bình
đẳng như mọi người khác". Khái niệm bình đẳng được làm sáng rõ. Những nguyên
tắc về quyền bình đẳng đối với người tàn tật (khơng có sự ám chỉ đến tật nguyền cụ
thể) là những nhu cầu của mỗi người và của mọi cá nhân trong xã hội đều có tầm
quan trọng như nhau. "Những nhu cầu đó cần được tơn trọng và đáp ứng nhằm
đảm bảo cho mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển để tham gia một cách bình đẳng
vào cơng việc trong xã hội ".
-Năm 1983, 120 Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã chấp nhận những
nguyên
tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền được giáo dục. Vấn đề
giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những
luật pháp liên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc
mọi dạng khuyết tật, kể cả những em bị khuyết tật nặng.
-Vấn đề đã được mở rộng trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người
(1990). Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo
dục đặc biệt của trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho
mọi trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân.
-Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các

16


quyền cơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ em được làm sáng tỏ trên
nguyên
tắc cơ bản của các quyền trẻ em là xã hội có trách nhiệm đáp những nhu cầu cơ
bản của trẻ em và cung cấp các dịch vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của
mỗi các nhân về mọi mặt, nhân cách, năng lực, tài năng ...
(Biểu thị như sơ đồ sau)

-Trong luật phổ cập giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Chăm sóc sức

khoẻ ban đầu; Luật Giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật... cũng đều có đề cập đến
vấn đề trẻ khuyết tật được có quyền như mọi trẻ em và Nhà nước phải tạo mọi điều
kiện, ưu tiên thực hiện các quyền đó.
-Để đáp ứng được sự gia tăng số lượng trẻ tự kỷ:
Sự gia tăng dân số kéo theo số trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát triển, thì tỉ lệ trẻ khuyết
tật càng tăng. Cũng theo Tổ chức này, hiện tại tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới là
8-10% dân số, con số này sẽ tăng lên 12-15% vào năm 2020.
-Tính kinh tế:
+Mơ hình giáo dục tiền hịa nhập trẻ tự kỷ là mơ hình có hiệu quả kinh tế nhất:
Chi phí đỡ tốn kém.
Nhiều trẻ tự kỷ được đi học
+Như ta biết, kinh phí giáo dục hịa nhập cho trẻ tự kỷ bao gồm các chi phí cho
trẻ, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học,… Tuy nhiên giáo
dục tiền hịa nhập khơng chỉ giải quyết vấn đề ngân sách, mà vấn đề cơ bản là làm
thế nào để trẻ được hưởng lợi nhiều nhất.
+Cũng cần tránh tư tưởng cho rằng giáo dục hoà nhập là ít tốn kém hơn nhiều
so với
giáo dục chuyên biệt, nên khơng cần chi phí nhiều. Trên thực tế tại nhiều nước,
giáo dục hồ nhập nhiều khi cần có nguồn kinh phí khơng kém giáo dục chun
biệt như Niu Dilân. Cịn ở bang Têchdat Hoa Kỳ do chi phí cho trẻ khuyết tật trong
lớp hoà nhập chỉ bằng 1/10 so với trường chuyên biệt nên hệ quả là nhà trường
không muốn nhận trẻ khuyết tật và tỷ lệ học sinh học hoà nhập là 5% trong tổng số
trẻ khuyết tật, so với các bang khác là 53%.

17


-Giáo dục hồ nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan
hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như

trong tiến hành giáo dục. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được áp dụng những lý
luận dạy học hiện đại - lấy người học là trung tâm. Chương trình được điều chỉnh,
phương pháp đựơc đổi mới thích hợp cho mọi học sinh. Giáo dục hồ nhập là mơ
hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mơ hình này làm cho mọi trẻ
em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn
gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật.

18


Trong giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết tật được học ở mơi trường bình thường, học ở
trường gần nhà nhất. Điều này tạo cho các em không bị tách biệt với bố, mẹ, anh,
chị trong gia đình. Các em ln gần gũi với bạn bè, người thân, người quen ở làng,
xã. Sống trong môi trường như vậy ở các em sẽ yên tâm hơn. Những xúc động,
vui, buồn, trong tình cảm diễn ra ở trẻ một cách bình thường. Do đó tâm lý ổn
định, phát triển cân đối, hài hồ như những trẻ em khác, trong điều kiện đó các em
sẽ yên tâm phấn đấu, học tập và phát triển. Các em được học cùng một chương
trình với các bạn bình thường khác. Chương trình và phương pháp ở đây sẽ được
điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. Dạy học như
vậy sẽ đưa đến hiệu quả cao, các em sẽ phát triển hết khả năng của mình.
Giáo dục hồ nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Môi
trường giáo dục thay đổi, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho
các em phát triển tồn diện hơn và thích ứng tốt hơn với mơi trường xã hội Giáo
dục hồ nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có
điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi
người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn
những nhu cầu, tiềm năng của các em, những mặt mạnh, khó khăn của các em, từ
đó thấy cần phải làm những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn. Càng có nhiều người
hiểu các em, giúp đỡ các em,chắc chắn các em sẽ có sự phát triển tốt hơn
19



II. Tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế cơng trình:
TRƯỜNG MẦM NON - YÊU CẦU THIẾT KẾ : TCVN 3907:2011
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế khi xây dựng mới hoặc cải tạo các loại hình
nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (sau đây gọi chung là trường mầm non).
Tiêu chuẩn cũng có thể được áp dụng cho nhà trẻ, nhóm trẻ và lớp mẫu giáo độc
lập.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài
liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài
liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả
các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
20


TCVN 2622 : 19951), Phòng cháy, chống cháy cho nhà và cơng trình - u cầu
thiết kế.
TCVN 4474 : 19871), Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513 : 19881), Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5687 : 2010, Thơng gió, điều hịa khơng khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 6772 : 2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho
phép.
TCVN 7114-1 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà
TCVN 7114-3 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 3: Yêu cầu chiếu
sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà
TCVN 8052-1 : 2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng- Phần 1- Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8053 : 2009, Tấm lợp dạng sóng- Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt.
TCVN2) : Cơng trình dân dụng - Ngun tắc cơ bản xây dựng cơng trình đảm bảo

người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
TCXD 16 :19861), Chiếu sáng nhân tạo trong cơng trình dân dụng.
TCXD 25 : 19911) - Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và cơng trình cơng cộngTiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 27 :19911) - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và cơng trình cơng cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế.
TCXD 29 : 19911) - Chiếu sáng tự nhiên trong cơng trình dân dụng. Tiêu chuẩn
thiết kế.
TCXDVN 46 : 20071), Chống sét cho cơng trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 394: 20071), Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các
cơng trình xây dựng - Phần an tồn điện.
3. Quy định chung
3.1. Chỉ tiêu quy hoạch trường mầm non được xác định theo quy định tối thiểu 50
chỗ học cho 1.000 dân (50 chỗ/1000 dân) để thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
3.2. Số lượng trẻ được phân chia thành nhóm trẻ - lớp mẫu giáo theo độ tuổi:
a) Đối với nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số trẻ tối đa trong
một nhóm trẻ quy định như sau:
1)
2)

Các TCVN và TCXDVN đang được chuyển đổi thành TCVN.
Sắp được ban hành

21


- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo có độ tuổi từ ba
một lớp mẫu giáo quy định như sau:

tuổi đến sáu tuổi. Số trẻ tối đa trong

- Lớp mẫu giáo 3 đến 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: 35 trẻ.
CHÚ THÍCH:
1) Trường mầm non, nhà trẻ phải có từ 3 nhóm trẻ,lớp mẫu giáo trở lên với số
lượng khơng ít hơn 50 trẻ và có khơng nhiều hơn 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
2) Nếu số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp khơng đủ 50% số trẻ tối đa thì được tổ
chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
3) Đối với các trường ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tùy điều kiện cụ
thể, có thể tổ chức thêm các nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo trên các địa bàn khác
nhau (gọi là điểm trường).
3.3. Tỷ lệ giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tùy thuộc quy mô và yêu cầu thực tế nơi
xây dựng và các quy định có liên quan.
3.4. Trường mầm non được thiết kế với cấp cơng trình theo quy định trong văn bản
về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, cơng nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
[1].
3.5. Trong một trường được phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp cơng
trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp cơng trình cao nhất cho khối nhà học.
3.6. Các yêu cầu đảm bảo an toàn sinh mạng, sức khoẻ và phịng, chống tai nạn
thương tích cho trẻ phải tuân thủ các quy định trong văn bản vê àn tồn sinh mạng,
sức khỏe trong nhà và cơng trình [2].
3.7. Khi thiết kế, xây dựng trường mầm non phải tính đến nhu cầu tiếp nhận trẻ
khuyết tật và tn theo quy định trong TCVN2): - Cơng trình dân dụng - Ngun
tắc cơ bản xây dựng cơng trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

4.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
4.1.1. Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy hoạch mạng lưới trường
trên địa bàn;
22


b) Thuận tiện, an tồn về giao thơng;
c) Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt;
d) Đảm bảo các quy định về an tồn và vệ sinh mơi trường;
e) Khơng gần các nguồn gây ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại;
f) Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp
chung.
4.1.2. Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Bán kính phục
vụ cần đảm bảo các quy định sau:
- Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu
vực ngoại thành, nông thôn: không lớn hơn 1,0 km;
- Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km.
4.1.3. Diện tích khu đất xây dựng trường mầm non gồm: diện tích xây dựng; diện
tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi.
Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn và
miền núi; 8m2 /trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã.
4.1.4. Khu đất xây dựng trường mầm non phải có tường bao hoặc hàng rào ngăn
cách với bên ngoài, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với cảnh quan xung quanh.
4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
4.2.1. Trường mầm non bao gồm các khối chức năng sau :
- Khối phịng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
- Khối phòng phục vụ học tập;
- Khối phòng tổ chức ăn;
- Khối phịng hành chính quản trị;

- Sân vườn.
4.2.2. Tổng mặt bằng các khối cơng trình trong trường mầm non cần đảm bảo quy
định sau:
a) Khối phịng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón
gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đơng; Có biện pháp
tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây;
b) Sân chơi có đủ nắng, tạo được mơi trường không gian phù hợp đặc điểm tâm,
sinh lý của trẻ;
c) Bố trí các khối cơng trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo
giao thơng nội bộ an tồn và hợp lý.
23


4.2.3. Diện tích sử dụng đất cần đảm bảo quy định sau:
- Diện tích xây dựng cơng trình: khơng lớn hơn 40 %;
- Diện tích sân vườn, cây xanh: khơng nhỏ hơn 40 %;
- Diện tích giao thơng nội bộ: khơng nhỏ hơn 20 %.
CHÚ THÍCH: Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng
diện tích xây dựng cơng trình nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.4. Trường mầm non không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Nhóm trẻ ở
độ tuổi nhà trẻ nên bố trí ở tầng một. Đối với trường mầm non chuyên biệt chỉ nên
xây tối đa là 2 tầng.
CHÚ THICH: Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho
sinh hoạt của trẻ cũng như việc thốt nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận
của cấp có thẩm quyền.
4.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ cơng trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ
giới xây
dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
4.2.6. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy
hoạch xây dựng [3].

5. Nội dung cơng trình và u cầu giải pháp thiết kế kiến trúc
5.1. u cầu chung
5.1.1. Bố trí các khơng gian chức năng trong cơng trình cần đảm bảo các u cầu
sau:
- Độc lập giữa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phịng phục vụ học tập;
- Đảm bảo an tồn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;
- Đảm bảo lối thốt hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.
CHÚ THÍCH: Nguyên lý bố cục mặt bằng chung và sơ đồ dây chuyền hoạt động
của trường mầm non tham khảo các hình vẽ trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.
5.1.2. Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường mầm non được quy định
trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chiều cao thông thuỷ của các phịng trong trường mầm non
Kích thước tính bằng mét
Tên phịng

Chiều cao thơng thuỷ

1. Các phịng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các
phịng tổ chức ăn, các phịng hành chính quản

3,30

24


trị
2. Các phòng phục vụ học tập

3,60 - 3,90


3. Phòng vệ sinh, kho

2,70

4. Hành lang, hiên chơi, nhà cầu

2,40

CHÚ THÍCH: Chiều cao thơng thủy là chiều cao tính từ sàn đến trần đã
hồn thiện. Đối với diện tích hạn chế cho phép lấy theo chiều cao từ sàn tới
sàn.
5.1.3. Hành lang trong trường mầm non có chiều rộng thơng thủy không nhỏ hơn
2,10 m.
5.1.4. Thiết kế cầu thang trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Độ dốc từ 220 đến 240;
b) Chiều rộng của vế thang không nhỏ hơn 1,20 m;
c) Độ cao bậc thang không lớn hơn 120 mm;
d) Bố trí tay vịn cho trẻ cao từ 0,5 m đến 0,6 m (tính từ mặt bậc thang đến tay vịn);
e) Lan can cầu thang không được thấp hơn 900 mm. Lan can phải có chấn song
chắc chắn. Sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn
0,10 m. Không được phép làm các thanh phân chia ngang.
CHÚ THÍCH: Cầu thang bộ có bậc hở thì khe hở khơng được cao q 100 mm.
5.1.5. Khối phịng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phục vụ học tập, và khu sân chơi
phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật ở độ tuổi mẫu giáo tiếp cận sử dụng. Nếu có sự
thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc, vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng.
Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc phù hợp với quy định của TCVN2)- Cơng trình dân
dụng - Ngun tắc cơ bản xây dựng cơng trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận
sử dụng.
CHÚ THÍCH: Độ dốc phù hợp với trẻ khuyết tật dùng xe lăn là 1/22 và độ dài

đường dốc từ 3 m đến 5 m.
5.1.6. Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường mầm non cần
đảm bảo an toàn, phù hợp hợp với yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi, phù hợp với
đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có
liên quan.
5.2. Khối phịng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
5.2.1. Các phịng trong khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo gồm các phịng sau:
- Phòng sinh hoạt chung;
- Phòng ngủ;
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×