Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.59 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
(Trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018)

HÀ NỘI, 2019
1


NGƯỜI BIÊN SOẠN
1. ThS. Dương Thị Thúy Nga - Trường ĐHSP Hà Nội
2. TS. Nguyễn Nam Phương - Trường ĐHSP Hà Nội
3. ThS. Bùi Xuân Anh - Trường ĐHSP Hà Nội
4. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu - Trường ĐHSP Hà Nội
5. TS. Lê Xuân Quang - Trường ĐHSP Hà Nội
6. TS. Trần Ngọc Chất - Trường ĐHSP Hà Nội
7. TS. Phạm Thanh Nga - Trường ĐHSP Hà Nội
8. PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh - Trường ĐHSP Hà Nội
9. TS. Đặng Thị Thu Hiền - Trường ĐHSP Hà Nội

2


MỤC LỤC
A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN .................................................................................... 9
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN .................................................................................... 10


NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018 ........................................................................ 10
NỘI DUNG 2. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM
CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……………..........12
NỘI DUNG 3. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……....15
NỘI DUNG 4. THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ............ 21
C. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN ............................................................................................. 28

D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN ................................................................. 30
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTN (MINH HỌA) ......................................... 31
PHỤ LỤC 2 : BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HĐTN.................. 62

3


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Hoạt động trải nghiệm

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

HĐTN, HN

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL


Giáo dục phổ thơng

GDPT

Chương trình

CT

Chương trình giáo dục phổ thơng

CT GDPT

Trung học phổ thông

THPT

Trung học cơ sở

THCS

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

4



CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
1. Chương trình tổng thể:
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là văn bản quy định những
vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ
thơng, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thơng và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn
học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục,
định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh
trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết
quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng.
2. Năng lực:
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong những điều kiện cụ thể.
3. Phẩm chất:
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người;
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
4. Yêu cầu cần đạt:
Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng
lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó,
mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao
gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó.
5. Mơn học
Mơn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu
trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với

những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học.
5


6.

Giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối
hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định
hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo
dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
tồn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thơng.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực
hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn
Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, các
môn học ở cấp trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng
với Nội dung giáo dục của địa phương.
7. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện
thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn
giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp.
8. Trải nghiệm
Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận
dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
9. STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ),

Enginering (kỹ thuật), và Math (toán học) được sử dụng khi bàn đến các chính sách
phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, kĩ thuật và Toán học. Thuật ngữ này lần đầu tiên
được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ vào năm 2001.
10. Giáo dục STEM
Giáo dục STEM được hiểu là mơ hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên mơn , giúp
học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và Tốn học vào giải
quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
6


11. Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết còn được gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp,
bao qt nhằm cung cấp thơng tin về sự tinh thông/ thành thạo của học sinh ở các
mặt nội dung, kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa học/lớp học
hoặc một mơn học/học phần/ chương trình.
12. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình hoạt động giảng
dạy mơn học/ khóa học, cung cấp thơng tin phản hồi cho người học biết được mức
độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học,
cách dạy giúp người học tiến bộ . Đánh giá q trình chính là đánh giá vì sự tiến
bộ của người học.
13. Tích hợp
Tích hợp là sự hợp nhất/ nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối
tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành
phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của đối
tượng ấy.
14. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện

ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
15. Phân hóa
Phân hóa là chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần / nhiều đối tượng có các
tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp.
16. Dạy học phân hóa:
Dạy học phân hố: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào
đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp
khác nhau của học sinh.

7


17. Nội dung giáo dục điạ phương
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa,
lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hộ , môi trường, hướng nghiệp …của địa phương bổ
sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm
trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh
tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp
phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
18. Kế hoạch giáo dục nhà trường
Kế hoạch giáo dục nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT
(bao gồm cả nội dung giáo dục địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về
thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực …của nhà trường. Kế
hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hàng năm dựa trên kế hoạch
giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT.

8



NỘI DUNG KHỐ TẬP HUẤN
A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, học viên:
- Giải thích được những vấn đề cốt lõi của Chương trình HĐTN và HĐTN, HN
trong mối quan hệ với CT GDPT tổng thể trên các phương diện: đặc điểm, quan điểm xây
dựng, mục tiêu về phẩm chất và năng lực, nội dung và yêu cầu cần đạt, tính mở và linh
hoạt trong Chương trình.
- Phân tích được các nội dung giáo dục cụ thể ở từng cấp học và đề xuất được một
số chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung.
- Thiết kế được 01 giáo án minh họa kèm bộ công cụ đánh giá tương ứng.
- Biết cách lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên phổ thông thực hiện CT
HĐTN và HĐTN, HN 2018 và thực hiện tập huấn giáo viên theo kế hoạch đã lập.
- Xác định và thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trên cương vị cơng
tác hiện thời khi triển khai Chương trình HĐTN và HĐTN, HN.

9


B. NỘI DUNG TẬP HUẤN

Nội dung 1
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
- Trình bày được đặc điểm của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018. Phân biệt được đặc điểm của hoạt động giáo dục giữa cấp
Tiểu học với cấp Trung học.
- Phân tích được vai trị và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương

trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 đối với cấp Tiểu học và cấp Trung học.
- Giải thích được các quan điểm xây dựng cơ bản của Chương trình Hoạt động
trải nghiệm (HĐTN) và hướng nghiệp 2018.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể 2018
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018.
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, vai trị và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục
trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được đặc điểm, vai trị và tính chất nổi
bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Lấy được ví dụ minh họa về Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Phân tích Phần 1 - Mục I của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình
mơn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ:
- Điểm tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm, tên gọi của Hoạt động giáo
dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục
10


ngồi giờ lên lớp trong chương trình hiện hành (Lưu ý học viên: gắn với cấp học mà học
viên đang cơng tác, làm việc).
- Vai trị và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018. Tìm ví dụ minh họa cụ thể theo cấp học (Tiểu học và Trung
học) và theo giai đoạn giáo dục (giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp).
2) Chia nhóm theo cấp học, các nhóm thảo luận để thống nhất các nội dung từ việc

phân tích thơng tin nguồn.
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên phân tích thơng tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp,
INFOGRAPHIC và VIDEO.
2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận.
3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt
động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
4) Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có).
Hoạt động 2: Phân tích quan điểm xây dựng CT HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp
Mục tiêu hoạt động: Học viên giải thích được các quan điểm cơ bản xây dựng
Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc Phần 1 - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình mơn
học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018.
và thực hiện nhiệm vụ:
- Phân tích các quan điểm cơ bản khi xây dựng Chương trình Hoạt động trải
nghiệm (HĐTN) và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
- Minh họa cụ thể bằng Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học (có
thể minh họa bằng một bài/chủ điểm trong một khối lớp cho mỗi cấp học).
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ
2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp.
3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
11



IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm:
- Phần trình bày trên A0 hoặc PowerPoint về so sánh các tên gọi của Hoạt động giáo
dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục
trong Chương trình hiện hành.
- Các câu hỏi về vai trị, tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục đối với hai giai đoạn
giáo dục, câu hỏi về quan điểm chỉ đạo xây dựng Chương trình Hoạt động giáo dục trong
chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Về định hướng đánh giá:
- Học viên tự suy ngẫm , kết nối hiểu biết của mình về vai trị, tính chất và quan điểm
chỉ đạo xây dựng chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
- So sánh phần trình bày và kết luận chungccuar các nhóm về vai trị, tính chất, quan
điểm chỉ đạo xây dựng chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng.

Nội dung 2
TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT
VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
Trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp
học trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Phân tích được những phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển cho
học sinh khi tham gia các HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Xác định được cấu trúc (năng lực, thành tố và hành vi) ba năng lực đặc thù của
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Lấy được một ví dụ về quy trình bồi dưỡng một hành vi ứng với một thành tố
của một năng lực đặc thù khi tham gia HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình giáo dục phổ thơng chương trình tổng thể 2018

- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
12


- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và yêu cần cần đạt về phẩm chất và năng lực trong
chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung
và mục tiêu cho từng cấp học, xác định được những phẩm chất cần hình thành và phát
triển cho HS trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
Đọc và phân tích Phần 1- Mục III và mục IV (mục 1,2,3) của Tài liệu TEXT: Tài
liệu tìm hiểu chương trình mơn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018.
Thảo luận theo nhóm để hồn thành phiếu sau:
PHIẾU BÀI TẬP
Nhóm :………………………………………………………
Tên thành viên trong nhóm:
u cầu 1. Trình bày những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp
học của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp (so sánh với mục tiêu chung trong Chương
trình hiện hành).
Trả lời:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Yêu cầu 2. Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 hướng tới hình thành cho học sinh
những phẩm chất nào? Chỉ ra những đóng góp của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp
trong việc bồi dưỡng những phẩm chất cho học sinh.
Trả lời: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Yêu cầu 3. Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp hình thành và phát triển cho học
sinh những năng lực đặc thù nào? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN có đóng
góp như thế nào trong việc phát triển các năng lực chung cho học sinh?
Trả lời: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên trao đổi phiếu bài tập để thống nhất câu trả lời.
3) Chốt vấn đề và giải đáp thắc mắc (nếu có).
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc các năng lực đặc thù được xác định trong Chương
trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên xác định được cấu trúc ba năng lực đặc thù của
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Lấy được ví dụ minh họa cách đạt được mục tiêu về
phẩm chất và năng lực của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc và phân tích Phần 1 - Mục IV (mục 4) của Tài liệu TEXT : Tài liệu tìm
hiểu chương trình mơn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để xác
định cấu trúc các năng lực đặc thù của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
2) Mỗi nhóm chọn 01 năng lực đặc thù thuộc cấp học của mình để sơ đồ hóa cấu
trúc của năng lực đó, trong đó cần thể hiện rõ: hợp phần tạo nên năng lực/năng lực thành
phần; chỉ báo, tiêu chí/thể hiện của chỉ báo.
3) Lấy ví dụ minh họa cho cấu trúc của năng lực vừa được sơ đồ hóa bằng việc
chọn một chủ đề HĐTN nhằm bồi dưỡng một hành vi cho học sinh ứng với một thành tố,
chỉ báo, tiêu chí.. của năng lực đặc thù đó. (Trong ví dụ cần chỉ ra mối quan hệ giữa lựa
chọn nội dung chủ đề với lựa chọn các mục tiêu về phẩm chất và loại năng lực. Cần làm
rõ mức độ của hành vi theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình, đồng thời cần phân
14


tích các biện pháp khi triển khai thực hiện nhằm nổi bật sự biểu hiện các mức độ hành vi
của năng lực cần đạt được).

Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn và hỗ trợ học viên thực hiện nhiệm vụ.
2) Trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc (nếu có).
3. Tổ chức cho học viê trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất chung.
IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm:
- Phiếu bài tập đã hoàn thành.
- Các câu hỏi về mục tiêu, về phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt
Về định hướng đánh giá:
- Học viên tự đánh hiểu biết của mình về mục tiêu, phẩm chất, năng lực và yêu cầu
cần đạt của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.

Nội dung 3
TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
- Phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTH, hướng nghiệp
trong chương trình GDPT 2018.
- Phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN của chương trình 2018
bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong chương trình 2018 so
với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành.
- Đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội dung trong CT HĐTN và HĐTN,
hướng nghiệp 2018.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
15


Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng
nghiệp trong CT GDPT 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của
trong HĐTN và HĐTH, HN trong chương trình GDPT 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc Phần 1 - Mục V của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình mơn
học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ:
- Các vấn đề cơ bản về cấu trúc của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
- Các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong chương trình.
2) Làm việc theo nhóm:
- Mỗi nhóm lựa chọn đọc và trình bày 01 trong 4 mạch nội dung: a) Hoạt động
hướng vào bản thân, b) Hoạt động hướng đến xã hội, c) Hoạt động hướng đến tự nhiên,
d) Hoạt động hướng nghiệp.
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên phân tích thơng tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp,
INFOGRAPHIC và VIDEO.
2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận
3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về 04 mạch nội dung; giải đáp câu hỏi/thắc mắc
của học viên (nếu có).
Hoạt động 2: Phân tích tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và HĐTN,
hướng nghiệp trong CT GDPT 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN
của chương trình 2018 bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong
chương trình 2018 so với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành


Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc và phân tích Phần I - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương
trình mơn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để :
- Trình bày những minh chứng cho tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp.
- Giải thích tính mới về nội dung của chương trình HĐTN 2018.
2) Làm việc theo nhóm để lập bảng so sánh (trên A0 hoặc máy tính) nội dung của
HĐTN trong chương trình 2018 với nội dung của HĐNGLL đang thực hiện trong nhà
trường, chỉ ra tính mở/linh hoạt cũng như tính mới trong nội dung của chương trình
16


HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 so với HĐ Giáo dục ngồi giờ lên lớp (có tính trải
nghiệm) trong chương trình hiện hành.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Hướng dẫn học viên phân tích thơng tin nguồn và tài liệu liên quan.
- Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc, thảo luận trước lớp.
- Chốt lại các điểm mới về nội dung chương trình và giải thích cặn kẽ tại sao cần
thực hiện các điểm mới này.
- Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có).
Hoạt động 3: Đề xuất các chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung
Mục tiêu hoạt động: Học viên đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội
dung trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm cụ của học viên:
1) Đọc “thông tin nguồn cho hoạt động 3” và thảo luận theo nhóm để sắp xếp các
chủ đề được giới thiệu trong thông tin nguồn theo 04 mạch nội dung của HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018
2) Mỗi nhóm đề xuất thêm 03 chủ đề cho 3 cấp học (mối cấp 01 chủ đề) ở mạch
nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trong hoạt động 1 theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến

tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ
2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp.
3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
Thơng tin nguồn cho hoạt động 3:
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề: TRƯỜNG HỌC
Tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phịng truyền thống
Tìm hiểu cơng việc của giáo viên và tập làm thầy/cơ giáo.
Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên.
Tham quan các mô hình trường khác
Tập đóng vai làm chú cơng an, bộ đội, diễn viên.
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường.
Vẽ tranh về ngơi trường trong tương lai.
Tìm hiểu về anh Kim Đồng.
Chủ đề: VĂN HÓA – DU LỊCH
17


Dâng hương viếng Bác
Làm tranh Đông Hồ
Làm sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Hội thi làm bánh trôi, bánh chay
Hội thi kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò …
Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường
Sưu tầm tem thư theo chủ đề
Hội thi nặn tò he
Tham quan các khu danh lam thắng cảnh
Chủ đề: NỘI TRỢ

Vệ sinh lớp học
Đóng vai đầu bếp
Đi chợ mua đồ theo chỉ dẫn
Chăm sóc cây xanh
Sắp xếp góc học tập
Chủ đề: GIAO THƠNG
Hoạt động nhận biết một số biển cấm về giao thông đường bộ và đường sắt.
Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an tồn giao thơng.
Tổ chức cuộc thi:“ Em làm cánh sát giao thơng”.
Làm các mơ hình biển báo giao thơng trong trường học theo chủ đề.
Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thơng.
Chủ đề: THỦ CƠNG NGHIỆP
Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công nghiệp: làng gốm Bát Tràng - Hà Nội, làng chạm
bạc Đồng Xâm - Thái Bình...
Tìm hiểu về các sản phẩm thủ cơng nghiệp ở địa phương em.
Chụp ảnh về các sản phẩm thủ cơng nghiệp trong gia đình.
Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ cơng nghiệp.
Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề.
Tạo hình sản phẩm thủ cơng nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng,
nón...bằng đất sét, bìa cứng.
Chủ đề: LÂM NGHIỆP
Tham quan bảo tàng tài ngun rừng Việt Nam
Chăm sóc hoa trong khn viên trường học
Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học
Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì mơi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương
Thiết kế lơgơ với chủ đề “Vì một môi trường xanh”
18



Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh”
Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương
Chủ đề: KINH DOANH/KINH TẾ
Tổ chức hôi chợ.
Trao đổi đồ chơi, dụng cụ học tập.
Chơi đồ hàng.
Đi chợ cùng mẹ.
Đi siêu thị mua hàng với số tiền mẹ cho.
Chủ đề: NƠNG NGHIỆP
Tham quan trang trại chăn ni
Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường
Trồng hoa trong vườn trường
Chăm sóc cây trong vườn trường
Làm chú nơng dân tí hon
Ngày thu trứng gà trong trạng trại nuôi gà lấy trứng (nhặt trứng từ chuồng, vận chuyển về
kho, xếp vào giá trứng)
Làm công nhân chăn gà trong trang trại nuôi gà
Mùa thu hoạch cà chua ở hợp tác xã rau sạch
Chủ đề: CƠNG NGHIỆP
Thực hành lắp ráp những mơ hình đơn giản (ơtơ, nhà…)
Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản
Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê
Tìm kiếm, phân loại các khống sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi)
Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy
Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp
Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp
Quan sát việc thu, lượm mủ cao su
Chủ đề: NGƯ NGHIỆP
Tổ chức tham quan ao ni cá.
Tổ chức trị chơi câu thủy – hải sản để nhận biết một số loài

Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy – hải sản.
Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân.
Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp.
Tổ chức trị chơi trong khơng gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân.
Tổ chức trị chơi nặn hình các con vật thủy hải sản mà em yêu thích.
Tổ chức thi thuyết trình về 1 lồi thủy hải sản mà em yêu thích.
Chủ đề: Y TẾ
19


Tìm hiểu cơng việc của bác sĩ
Bé làm tun truyền viên (rửa tay trước khi ăn, đánh răng…)
Bé tham gia vệ sinh môi trường xung quanh
Tham quan các cơ sở y tế
Vẽ tranh về các dụng cụ y tế
Chủ đề: TDTT
Tham gia mơ hình Câu lạc bộ các mơn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,…
Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport nhí”
Tham gia hội khỏe phù đổng tồn trường
Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương
Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng
Chủ đề: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống.
Tham gia thiết kế, xây dựng khơng gian lớp học xanh.
Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường
Em tập làm một nghề mà em yêu thích.
Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai.
Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo

---------------------------------------------------------------------------------------------Nguồn: Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nxb ĐHSP (2015).

IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm trên A0 hoặc PowerPoint về chương trình
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2108 trên các mặt:
- Cấu trúc chương trình .
- Các mạch nội dung chính.
- Tính mới, tính mở, tính linh hoạt về nội dung .
Về định hướng đánh giá:
- Học viên suy ngẫm và tự đánh giá hiểu biết của mình về nội dung chương trình
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 sau khi thực hiện các hoạt động tập huấn so với
trước khi tập huấn.
- Học viên so sánh phần trình bày và kết luận chung của các nhóm về nội dung
chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng.

20



×