Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Quảng Trị - Lớp 10.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.54 MB, 77 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mai Huy Phương - Nguyễn Văn Thuấn (đồng Chủ biên)
Văn Ẩm - Huỳnh Chí Danh - Nguyễn Đăng Độ - Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Xuân Hiếu - Nguyễn Tài Hạnh - Lê Thị Lan - Hồ Thị Bích Lan
Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Hoàng Sơn - Lê Văn Thăng - Lê Văn Tính - Đỗ Mạnh Tơn

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ÐỊA PHƯƠNG

TỈNH QUẢNG TRỊ
Lớp

10

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


Lời nói đầu


Các em học sinh thân mến!

Với mong muốn giúp cho các em có được những hiểu biết cơ
bản về tự nhiên, xã hội, văn hoá, lịch sử,… của tỉnh Quảng Trị, bộ
sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị trang bị những
kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, ván hoá lịch sử,... của tỉnh
Quảng Trị góp phần bồi đắp niềm tự hào và tình yêu quê hương
đất nước cho các em học sinh.
Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị lớp 10 gồm
8 chủ đề. Mỗi chủ đề, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên sẽ
tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm phong phú như: tham


quan, học tập, xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định,... Qua đó,
góp phần hình thành nhận thức, thái độ và cách ứng xử phù hợp
cho học sinh đối với bản thân, gia đình và quê hương mình.
Hi vọng cuốn sách mang đến cho các em nhiều điều bổ ích và
thú vị!


Chúc các em học tập tốt.
BAN BIÊN SOẠN

22


Chủ đề

1

Mục lục

Địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị ....................................... 5

Chủ đề

2

Biển và đảo Quảng Trị...........................................................................17

Chủ đề

3


Quảng Trị, mảnh đất và con người.............................................26

Chủ đề

4

Lễ hội truyền thống ở Quảng Trị.................................................36

Chủ đề

5

Một số nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng
các dân tộc thiểu số ở Quảng Trị................................................42

Chủ đề

6

Nhân dân Quảng Trị xây dựng nếp sống văn hOÁ............52

Chủ đề

7

Kĩ năng tìm hiểu những thơng tin
liên quan đến nghề nghiệp ở Quảng Trị................................. 62

Chủ đề


8

Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường
và sản xuất ở địa phương................................................................... 69
33


Hướng dẫn sử dụng tài liệu

4

Mục tiêu chủ đề

Nêu yêu cầu về năng lực và phẩm chất
học sinh cần đạt được sau khi học.

Mở đầu

Mở đầu bài học là một số hình ảnh,
thơng tin, câu hỏi liên quan đến nội
dung bài học (Từ thực tế đời sống, sản
xuất, hoặc từ các ảnh chụp có tính thực
tiễn cao,...) nhằm kích thích tư duy, tạo
hứng thú cho các em vào bài học.

Kiến thức mới

Đây là phần nội dung chính, thể hiện
qua kênh hình, kênh chữ. Thơng qua

các hoạt động học tập, các em khai
thác, tiếp nhận kiến thức mới ở phần
này.

Luyện tập

Bao gồm câu hỏi, bài tập giúp các em
củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.

Vận dụng

Bao gồm câu hỏi, bài tập yêu cầu các
em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vấn
đề thực tiễn liên quan đến bài học.


Chủ đề
1

ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở QUẢNG TRỊ
Học xong chủ đề này, em sẽ:
• Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của Quảng Trị đối
với sự phát triển của các ngành kinh tế.
• Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành
kinh tế của Quảng Trị.
• Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh
tế ở Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay.

Mở đầu

Trong những năm qua, Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến sâu sắc về kinh tế – xã
hội. Từ một địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, điều kiện tự nhiên
khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu, đến nay đã có những bước
phát triển vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Vậy:
1. Quảng Trị có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển và phân bố các ngành kinh tế?
2. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch như thế nào trong những năm gần đây?
3. Ở địa phương các em sinh sống đang phát triển những ngành kinh tế nào?

Kiến thức mới



I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành nông nghiệp



a. Điều kiện tự nhiên

Địa hình Quảng Trị có sự phân hố khá đa dạng với hơn 57,79% diện tích là núi, bao
gồm núi trung bình và núi thấp; 24,93% diện tích là gị đồi; 17,28% diện tích là đồng
bằng ven biển.
Nhìn chung, địa hình Quảng Trị có dạng bậc, từ đơng sang tây, địa hình nâng cao
dần, lần lượt là các đồng bằng ven biển, vùng gò đồi thấp và cao, vùng núi thấp và núi
trung bình; sau đó địa hình thấp xuống với bậc núi thấp và thung lũng giáp biên giới
phía tây.
5


Các khối núi thấp và trung bình tập trung chủ yếu ở phía tây bắc của lãnh thổ (đỉnh

Sa Mù cao 1 617 m, đỉnh Voi Mẹp cao 1 701 m,...)


Đặc điểm địa hình tỉnh Quảng Trị tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển nơng nghiệp?

Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh; có sự
phân hố đơng – tây khá rõ nét, với sườn Đông Trường Sơn có khí hậu khắc nghiệt hơn
do mùa hè khơ nóng, ít mưa do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và mùa đơng mưa ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 250C, tổng lượng mưa năm ở Quảng Trị trong khoảng
2 000 – 2 800 mm.
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện khí hậu đối với phát triển nơng nghiệp
tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị có mạng lưới sông suối khá đa dạng, đặc biệt là ở vùng núi. Các hệ thống
sông chảy trên địa bàn tỉnh bao gồm: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu (Mỹ Chánh), ngồi
ra cịn có hệ thống sơng Sê Pơn và Sê Păng Hiêng, trong đó lớn nhất là hệ thống sơng
Thạch Hãn. Dịng chảy phân bố khơng đều theo không gian và thời gian.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 301 cơng trình thuỷ lợi, trong đó có 200 cơng trình hồ
chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ có thể cung cấp khoảng 293 triệu m3 nước cho sản xuất
và sinh hoạt.
Cùng với sự đa dạng của đá mẹ, địa hình và khí hậu, đất ở Quảng Trị được hình
thành khá đa dạng, bao gồm 3 nhóm đất chính sau:
– Nhóm đất cát: có diện tích 32 542 ha, chiếm 6,86% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân
bố chủ yếu ở Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh.
– Nhóm đất phù sa: có diện tích 40 821 ha, chiếm 8,60% diện tích tự nhiên của tỉnh,
phân bố hầu như ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
– Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 353 197 ha, chiếm 74,42% diện tích tự
nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở Hướng Hoá, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh và
Cam Lộ.



b. Điều kiện kinh tế – xã hội

Về dân số: Năm 2020, dân sớ của tỉnh là 638 627 người. Trong đó, dân số nam là 317 201
người, chiếm 49,7%, dân số nữ là 321 426, chiếm 50,3%; dân số thành thị là 207 305
người, chiếm 32,46%, dân số nông thôn là 431 322 người, chiếm 67,54%.
Về lao động: Năm 2020, lực lượng lao động là 367 257 người, trong đó lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động là 311 263 người, chiếm 48,73% dân số toàn tỉnh; tỉ lệ lao
động qua đào tạo chiếm 65,88% lực lượng lao động.
Người dân Quảng Trị cần cù, chịu khó và sáng tạo trong sản xuất, có nhiều kinh nghiệm
trong trồng trọt và chăn ni nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn, không chỉ trong tỉnh, trong nước mà cịn cả nước
ngồi, đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá sang các nước trong khu vực qua cửa khẩu Quốc
tế Lao Bảo.


6

Dân số và lao động tỉnh Quảng Trị có những thuận lợi gì đối với phát triển nông nghiệp?


2. Tình hình phát triển và phân bố

Hình 1.1. Biểu đồ giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020

Quan sát hình 1.1, em có nhận xét gì về giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020?




a. Ngành trồng trọt

* Sản xuất lương thực, thực phẩm
Tình hình sản xuất lúa và ngơ ở Quảng Trị năm 2015 và 2020
Diện tích
Năm

Tổng số

Sản lượng

Trong đó
Lúa

Ngơ

Tổng số

(ha)

Trong đó
Lúa

Ngơ

(tấn)

2015


51 601,8

47 656,7

3 945,1

251 078,5

239 367,0

11 711,5

2020

54 551,4

50 302,3

429,1

257 421,5

243 381,8

14 039,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, năm 2020)

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét tình hình phát triển một số cây lương thực ở Quảng
Trị từ năm 2015 đến năm 2020.


Rau đậu được trồng khắp các địa phương, tập trung nhiều ở các vùng ven trung tâm các
huyện, thị xã, thành phố (thị xã Quảng Trị, thành phố Đông Hà,...). Diện tích trồng các cây
thực phẩm, rau đậu cả tỉnh trên 10 nghìn ha, sản lượng khoảng 58 nghìn tấn.
Ở đồng bằng ven các sông Thạch Hãn, sông Hiếu, Bến Hải, Ô Lâu,... phần lớn trồng lúa
nước, làm vườn. Vùng gò đồi, trung du trồng cây hoa màu, làm lúa khô, làm nương rẫy, làm

7


vườn. Vùng ven biển trồng rau màu (chủ yếu là khoai, môn, dưa) xen kẽ lúa và cây chắn
cát. Một số nơi đã hình thành vùng chuyên canh lúa, khoai, sắn,...



* Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

Cây công nghiệp của tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới. Tổng diện tích cây cơng
nghiệp năm 2020 khoảng 25 nghìn ha, trong đó diện tích cây cơng nghiệp lâu năm là hơn
23 nghìn ha.
Các cây cơng nghiệp lâu năm chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu. Cà phê, cao su được
trồng chủ yếu ở Hướng Hố, Gio Linh, Vĩnh Linh,...
Các cây cơng nghiệp hàng năm chủ yếu là lạc, đậu tương,... trồng nhiều ở các huyện
Cam Lộ, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng,...
Cây ăn quả được phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, các huyện có diện tích
trồng cây ăn quả lớn là Hướng Hố, Đakrơng, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Những cây ăn quả được
trồng tập trung nhất là chuối, cam, xồi, dứa, bơ,...
Tại sao nói Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả?


Em có biết
Hồ tiêu từ lâu là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị, được trồng tại
nhiều huyện trong tỉnh với diện tích trên 2 000 ha, tập trung chính tại các huyện Vĩnh Linh,
Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như kinh
nghiệm canh tác, hạt tiêu Quảng Trị đặc trưng bởi hương thơm và vị cay nồng, rất được thị
trường ưa chuộng. Hạt tiêu Quảng Trị được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí
Chỉ dẫn địa lí, đã đem lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao doanh số ở thị trường trong nước và mở
hướng xuất khẩu ra nước ngồi.

Hình 1.2. Vườn tiêu ở huyện Vĩnh Linh
(Ảnh: Trịnh Hồng Tân)



Hình 1.3. Sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lí
“Quảng Trị”: Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh
(Ảnh: Phương Nga)

b. Ngành chăn ni

Chăn ni có bước chuyển biến mạnh mẽ, từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức
trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp gắn với an tồn dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh
mơi trường. Chương trình cải tạo đàn bị, khơi phục và phát triển chăn ni gia súc, gia cầm
bản địa có giá trị cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà.

8


Tính đến năm 2020, tổng đàn trâu 28 368 con, tởng đàn bị 72 484 con, tổng đàn lợn
379 679 con, dê 20 000 con, gia cầm 3,2 triệu con. Toàn tỉnh hiện có 399 trang trại chăn

nuôi, trong đó, phân theo đối tượng vật ni gồm: 267 trang trại lợn, 48 trang trại bò,
70 trang trại gia cầm, 14 trang trại tổng hợp.
Chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm phân bố chủ yếu ở những địa phương nào trong tỉnh?
Tại sao?



c. Ngành lâm nghiệp

Năm 2020, tồn tỉnh có hơn 248 224 ha rừng, trong đó: rừng tự nhiên 140 439 ha, rừng
trồng 107 785 ha; độ che phủ rừng đạt 50,1%. Rừng tự nhiên, rừng giàu của tỉnh cịn rất
ít (chiếm khoảng 7% về diện tích), tập trung chủ yếu ở vùng cao với các loài gỗ quý gồm
lim xanh, gụ, huỷnh, trường, trám, trữ lượng khoảng 160 – 170 m3/ha, thuộc địa bàn huyện
Vĩnh Linh. Rừng trung bình chiếm diện tích khá lớn, hầu hết đã qua khai thác gỗ lớn với
các loài cây như: đào, sến, trường, gụ, trám, lim,... phân bố ở Vĩnh Linh, Hướng Hố, một
phần ở Đakrơng, trữ lượng bình quân 120 – 130 m3/ha. Rừng nghèo hầu hết phân bố ở
Hướng Hoá, do bị chiến tranh tàn phá và hoạt động khai thác thiếu kiểm soát của con người
nên rừng chủ yếu là cây dây leo, cây bụi, trữ lượng khoảng 50 – 60 m3/ha. Rừng non phục
hồi phân bố nhiều ở vùng tây Đơng Hà và Hướng Hố, trữ lượng khoảng 45 m3/ha, gồm các
loại: huỷnh, sồi, giẻ, trường,...


Lấy ví dụ minh hoạ về ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng ở Quảng Trị.



d. Ngành thuỷ sản

Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị khoảng 60 000 tấn. Khả năng khai thác hằng
năm khoảng 17 000 tấn. Diện tích vùng bãi bồi ven sơng trên 4 000 ha, đặc biệt vùng ven

biển có khoảng 1 000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng
chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện
Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng,...
Nguồn lợi hải sản của tỉnh phong phú về giống loài, khả năng, trữ lượng với các đối
tượng cá nổi, cá đáy và hải sản trên một diện rộng khá lớn.
Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản năm 2020 đạt 34 796 tấn (trong đó, khai
thác 24 532 tấn, ni trồng 10 264 tấn). Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản và giá trị sản
lượng ni hằng năm có tăng nhưng cịn chậm.


Quảng Trị có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để nuôi trồng thuỷ sản?

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành công nghiệp
Xuất phát từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, đặc biệt là vị trí nằm trên nút
giao cắt của trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, Quảng Trị
hội đủ các yếu tố cần thiết cho công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến
nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng; có nhiều tiềm năng để phát triển công

9


nghiệp năng lượng. Bên cạnh đó, tài nguyên sinh vật phong phú còn là cơ sở để tỉnh phát
triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.
Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao, hạ tầng công nghệ từng bước
được cải thiện và chú trọng đầu tư, việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
công nghiệp được đặc biệt ưu tiên cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đã
thu hút mạnh đầu tư trong, ngoài nước.



Quảng Trị có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển ngành công nghiệp?

2. Sự phát triển và phân bố của ngành cơng nghiệp

Hình 1.4. Biểu đồ giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2016 – 2020

Quan sát hình 1.4, em có nhận xét gì về sự thay đổi giá trị ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị
từ năm 2016 đến 2020?

Cơ cấu ngành công nghiệp của Quảng Trị khá đa dạng, quy mơ sản xuất cơng nghiệp
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh và cả nước; các doanh
nghiệp đã không ngừng mở rộng thêm các cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 7 365 cơ sở sản xuất cơng nghiệp;
trong đó có 181 doanh nghiệp và 7 180 cơ sở sản xuất nhỏ cá thể và hộ gia đình, giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 8 644,044 tỉ đồng.
Những ngành, lĩnh vực công nghiệp của Quảng Trị chủ yếu bao gồm: công nghiệp
khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp phân bón – hố chất; cơng nghiệp chế
biến nơng – lâm – thuỷ sản và đồ uống; cơng nghiệp cơ khí – xây lắp, chế tạo máy và
gia công kim loại; công nghiệp dệt, da, may mặc; công nghiệp chế biến gỗ, giấy, in; công
nghiệp năng lượng; công nghiệp sản xuất và phân phối nước sinh hoạt.

10


Em có biết
Với mục tiêu xây dựng Quảng Trị trở thành
trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm
2030, tỉnh đã tập trung công tác quy hoạch
phát triển điện năng, đề xuất các dự án năng

lượng vào quy hoạch phát triển điện lực quốc
gia, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện, trong
đó có các dự án quy mơ lớn như dự án Nhà máy
nhiệt điện than công suất 1 320 MW của Tập
đoàn EGATi (Thái Lan), dự án Tua bin khí hỗn
hợp 340 MW của Tập đồn Gazprom (Nga), dự
án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng 1 500 MW
của T&T Group và tổ hợp các nhà đầu tư Hàn
Quốc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 19 dự
án điện gió với tổng cơng suất 671,1 MW; 3 dự
án điện mặt trời với tổng công suất 127 MW và
11 dự án thuỷ điện với tổng công suất 167,5 MW
được đưa vào vận hành thương mại; nâng
tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh lên
965,6 MW (chưa bao gồm khoảng 100 MW công
suất của các hệ thống điện mặt trời mái nhà).

Hình 1.5. Điện gió ở xã Hướng Linh,
huyện Hướng Hố
(Ảnh: Trịnh Hồng Tân)

Việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp được đặc biệt
ưu tiên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 khu kinh tế và 3 khu cơng nghiệp, 17 cụm
cơng nghiệp, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, tập
trung, hạn chế tác động xấu đến môi trường.
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: Khu kinh tế – thương
mại đặc biệt Lao Bảo; Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; Khu công nghiệp Nam Đông
Hà; Khu công nghiệp Quán Ngang; Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá.
Nhìn chung, cơng nghiệp ở Quảng Trị đã có những bước phát triển khá ổn định,
từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp

phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước.

Em có biết
Khu kinh tế Đơng Nam Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày
16/09/2015, nằm ở phía đơng nam tỉnh Quảng Trị, với diện tích tự nhiên 23 792 ha của 17 xã,
thị trấn thuộc các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị là khai thác tối đa lợi thế về
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong
nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Trị. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế
Đông Nam Quảng Trị để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá
của tỉnh Quảng Trị.



Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị tương đối đa dạng.

11


III. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ
1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Với vị trí địa lí, kinh tế tương đối thuận lợi, là ngã ba lưu thông kinh tế Đông – Tây
và Bắc – Nam, có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, La Lay giữa Việt Nam – Lào và Đông Bắc
Thái Lan, những năm qua hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quảng Trị đã có
sự phát triển tích cực.
Quảng Trị có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều địa danh, di tích ghi đậm
dấu ấn lịch sử như: căn cứ Tân Sở, nhà tù Lao Bảo, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc,
Thành cổ, sông Thạch Hãn, nghĩa trang Đường 9, nghĩa trang Trường Sơn,... là cơ sở
để hình thành các loại hình du lịch “hoài niệm về chiến trường xưa”, “du lịch tâm linh”.

Quảng Trị còn được biết đến với những danh thắng tự nhiên – văn hoá như: bãi biển
Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ,... Vùng rừng và đầm hồ có hệ sinh thái đặc dụng, độc
đáo như: Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, các khu rừng bảo tồn đa dạng sinh học Đakrông, bắc
Hướng Hố, Ba Lịng, Sa Mù,... với hệ hang động nguyên sinh, các thác nước đẹp, đặc
biệt là các suối nước nóng như Tân Lâm, suối Kalu,... có thể tổ chức loại hình du lịch
tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao biển,...
Tính đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể
phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, đặc biệt khi gắn liền với các trung tâm du lịch lớn
Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam và với Lào – Thái Lan.


Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị. Liên hệ nơi em sinh sống.

2. Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Hình 1.6. Biểu đồ giá trị sản xuất ngành dịch vụ tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2016 – 2020

Quan sát hình 1.6, hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020.

12


a. Thương mại

Hình 1.7. Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Ảnh: Trịnh Hoàng Tân)

Trong giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại – dịch vụ của tỉnh
đạt trên 6%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt trên

30 790 tỉ đồng, mức tăng bình quân đạt trên 19%/năm.
Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020
đạt trên 325 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt trên 28%/năm giai đoạn 2016 – 2020.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt trên 334 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt trên
30%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo tiếp tục được
đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành một trung tâm kinh tế thương mại phát
triển trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
Nhiều sản phẩm công nghiệp sản xuất trong tỉnh đã có uy tín và thương hiệu đối với
thị trường trong và ngoài nước: ván gỗ MDF, bia Hà Nội – Quảng Trị, may Hồ Thọ –
Đơng Hà, phân bón NPK Bình Điền, nước uống tăng lực Super Horse, săm lốp xe máy
Camel, gỗ chế biến xuất khẩu, mủ cao su, cà phê, tinh bột sắn,...
Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị chuyển biến tích cực trong
những năm gần đây.



b. Du lịch

Những năm qua, ngành du lịch Quảng Trị đã được chú trọng đầu tư phát triển, từng
bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, hoạt
động du lịch đã có sự phát triển tích cực, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

13


Em có biết
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc địa phận thơn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, cách bãi
tắm Cửa Tùng 7 km về phía bắc. Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử – văn hố mang nhiều giá
trị lịch sử, giáo dục to lớn, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt, ý chí quật cường

và sự sáng tạo của cha ông ta trong những năm kháng chiến. Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc,
du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần
chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm kháng chiến.

Số lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến Quảng Trị cũng như doanh thu từ du
lịch ngày càng tăng. Quảng Trị phát triển du lịch dựa trên bốn khu vực trọng điểm phát
triển bao gồm: khu vực thành phố Đông Hà; khu vực Khe Sanh – Lao Bảo; khu vực Cửa
Tùng – Cửa Việt – Vịnh Mốc – Cồn Cỏ; khu vực Thành cổ Quảng Trị – khu kinh tế
Đơng Nam.


Những loại hình du lịch nào được phát triển ở bốn khu vực trọng điểm trên ở Quảng Trị?



c. Giao thông vận tải
Phân theo các vùng (km)

Toàn tỉnh
(km)

Ven biển

Đồng bằng

Miền núi

1. Đường quốc lộ

368


4

97

267

2. Đường tỉnh lộ

414

10

230

174

3. Đường nông thôn
– Huyện lộ
– Đường xã thôn

2 531
394
2 137

370
51
319

1 256

257
999

905
86
819

Tổng số

3 313

384

1 583

1 346

0,7

3,2

1,7

0,4

Hạng mục

Mật độ (km/km2)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, năm 2020)


Mạng lưới giao thông của tỉnh trong những năm gần đây đã được chú trọng đầu tư
phát triển. Các tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 1A được nâng cấp. Tuyến đường Hồ Chí Minh với
2 nhánh đi qua địa phận 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hố, Đakrơng)
có tổng chiều dài 193 km, chủ yếu trên địa bàn trung du – miền núi góp phần làm thay
đổi diện mạo kinh tế – xã hội của vùng kinh tế này, đồng thời gắn liền với việc hình
thành các khu dân cư kinh tế mới tập trung dọc trên tuyến đường. Ngồi đường bộ,
Quảng Trị cịn có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt cơng suất
thơng hàng 200 000 tấn/năm (giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thơng kinh
tế – hàng hố, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thuỷ – bộ từ Cửa Việt theo quốc
lộ 9 với Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
14


Tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài trên 263 km đã và đang được từng bước nâng cấp, cải
tạo và nhựa hố. Ngồi ra trong vùng cịn có hàng ngàn ki-lơ-mét đường huyện lộ, liên xã.
Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn
còn một số hạn chế như mật độ đường ở vùng trung du, miền núi còn thấp, nhiều tuyến
đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Một số xã khó khăn ở miền núi huyện Hướng
Hố, huyện Đakrơng chưa có đường ơ tơ đến các vùng sâu. Khu vực nơng thơn có tỉ lệ
đường đất khá lớn đang cần sự đầu tư lớn trong tương lai.


Nêu vai trị của giao thơng vận tải đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Theo số liệu thống kê năm 2020, trên địa bàn tỉnh hiện có 125/125 xã, phường có
đường ơ tơ tới trung tâm, trong đó có 68 xã, phường có đường nhựa, đường bê tơng, cịn
lại là đường đá, cấp phối và 6 xã còn đường đất.

IV. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ


Hình 1.8. Biểu đồ cơ cấu kinh tế phân theo ngành của Quảng Trị
năm 2015 và 2020 (%)

Dựa vào hình 1.8, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở tỉnh ta qua hai
năm 2015 và 2020.

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng
cường hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất
giữa các vùng trong tỉnh như: Đã hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây
công nghiệp và cây ăn quả; Các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, khu kinh tế đã được
hình thành và phát triển ở nhiều địa phương.
Hãy kể tên những vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa
bàn toàn tỉnh.

15


Luyện tập
1. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng ở tỉnh
Quảng Trị. Kể tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp nơi em đang sinh sống.
2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố ngành công
nghiệp điện lực của tỉnh Quảng Trị. Trong q trình phát triển cơng nghiệp điện lực
cần chú ý đến vấn đề gì?
3. Trình bày những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở
tỉnh Quảng Trị. Liên hệ thực tiễn địa phương nơi em sống.
4. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh
Quảng Trị trong những năm gần đây.

Vận dụng

1. Tại sao nói việc phát triển các vùng chun canh nơng nghiệp kết hợp cơng nghiệp
chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát
triển kinh tế – xã hội ở nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Trị?
2. Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về vai trò, vị trí của Khu kinh tế Đơng
Nam tỉnh Quảng Trị.

16


Chủ đề
2

BIỂN VÀ ĐẢO QUẢNG TRỊ
Học xong chủ đề này, em sẽ:
• Trình bày được những đặc điểm nổi bật của hải văn, tài
ngun biển tỉnh Quảng Trị.
• Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên biển, bảo vệ
môi trường và giữ vững chủ quyền biển, đảo ở Quảng Trị.

Mở đầu
Quảng Trị có đường bờ biển dài khoảng 75 km và ngư trường rộng gần 9 000 km2,
với 4 huyện ven biển: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và 1 huyện đảo Cồn Cỏ
nằm cách bờ 25 km. Nguồn tài nguyên biển và chế độ hải văn ở vùng biển Quảng Trị
có đặc điểm gì nổi bật? Vị trí tiếp giáp với biển cũng như những đặc điểm về nguồn tài
nguyên biển đã mở ra những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương? Đảo Cồn Cỏ có vai trò như thế nào đối với vấn đề giữ vững chủ quyền
biển, đảo trong giai đoạn hiện nay?

Kiến thức mới




I. ĐẶC ĐIỂM BỜ BIỂN

Hình 2.1. Bờ biển Quảng Trị
(Nguồn: www.quangtri.gov.vn)

Hình 2.2. Mũi Trèo ở Vĩnh Linh
(Ảnh: Hưng Thơ)

1.Quan sát các hình 2.1, 2.2, kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả khái quát đặc
điểm địa hình bờ biển tỉnh Quảng Trị.
2.Kể tên những bãi biển đẹp ở Quảng Trị mà em biết.

17


Quảng Trị có đường bờ biển dài khoảng 75 km, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Đường bờ biển được thành tạo bởi các dạng địa hình có nguồn gốc xói lở – tích tụ. Ven
bờ là dải cát mịn, phía trong là những cồn cát cao vài ba mét, có nơi cao vài chục mét,
do gió và sóng tạo nên. Ở khu vực phía bắc Cửa Tùng phát triển nhiều hoạt động phun
trào núi lửa (ba dan) tạo ra các mũi nhô ra biển như Mũi Lay. Ngồi khơi có đảo Cồn
Cỏ cũng được cấu tạo bởi đá ba dan tạo nên bậc thềm mài mòn, đồng thời tạo vịnh kín
có thể xây dựng cầu cảng phục vụ cho phát triển kinh tế. Ở sát mép nước còn xuất hiện
nhiều bãi cát, cồn cát ngầm cổ chạy dọc theo đường bờ tạo cho địa hình đới ven bờ thêm
phức tạp. Phần phía bắc thuộc huyện Vĩnh Linh có một số rạn đá ngầm ven bờ, có tác
dụng chắn sóng, hình thành những bãi tắm lí tưởng như bãi Cửa Tùng, đồng thời là nơi
trú ngụ cho các lồi tơm hùm – một đặc sản q của Quảng Trị.

Em có biết

Bãi biển Cửa Tùng thuộc thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, giáp với địa đạo Vĩnh Mốc và
sông Bến Hải, chảy ra biển tạo nên bãi tắm Cửa Tùng. Bãi biển này được người Pháp mệnh
danh là “Nữ hồng của các bãi biển” vì bãi cát mịn với những ngầm đá nhô ra biển. Đây là một
bãi biển đẹp, khơng khí trong lành, làn nước trong xanh, khơng gian thống mát với bờ cát
trắng, mịn, thoải và nguyên sơ. Bãi biển Cửa Tùng được hình thành từ điều kiện địa chất với
hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ phía sau là Mũi Si và Mũi Lay, tạo nên một vịnh nhỏ. Đến
nay, Cửa Tùng vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
(Nguồn: vietnamtourism.gov.vn)

Quảng Trị có hai cửa sơng chính đổ ra biển là Cửa Tùng và Cửa Việt, trong đó Cửa
Việt khá sâu và rộng đã được đưa vào xây dựng và khai thác cảng biển, tàu trọng tải hàng
ngàn tấn có thể ra vào dễ dàng.

Hình 2.3. Biển Cửa Tùng
(Ảnh: Trần Đức Khoa Huân)

Hình 2.4. Cảng Cửa Việt
(Ảnh: Trịnh Hoàng Tân)

Đặc điểm bờ biển tỉnh Quảng Trị đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh
tế của địa phương?

II.ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN
1. Tính chất vật lí của nước biển ven bờ

– Nhiệt độ nước lớp bề mặt cũng có sự thay đổi theo mùa, trung bình tháng lạnh
18


nhất khoảng 23 – 23,50C (tháng 1), tháng nóng nhất khoảng 300C (tháng 8). Biên độ

nhiệt năm khoảng 70C.
– Độ mặn nước ven bờ dao động trong khoảng 32 – 34‰, mùa hè mặn hơn mùa
đông khoảng 10‰, các đường đẳng muối chạy song song với bờ, khá ổn định và mang
tính chất đại dương. Giá trị độ mặn trung bình năm là 30,3‰.
Đặc điểm về tính chất vật lí của nước biển ven bờ đem lại những thuận lợi gì cho phát triển
kinh tế tỉnh Quảng Trị?

Em có biết
Tường Vân là một làng vùng biển thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Lợi dụng nguồn
nước mặn có sẵn từ thiên nhiên, từ xa xưa người dân Tường Vân đã nghĩ ra cách làm muối.
Ban đầu chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống của từng hộ gia đình, sau đó mở dần ra trao đổi,
bn bán với các vùng lân cận để giải quyết bớt khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tăng thêm
thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
Tường Vân là chốn éo le
Cất đất làm muối, lấy tre làm nồi.
Câu ca dao trên phần nào cũng đã nói lên được những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn của dân
làng và nghề làm muối cổ truyền; nó đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng Tường
Vân và nhân dân các làng phụ cận.

Hình 2.5. Ruộng muối làng Tường Vân (Ảnh tư liệu)

Nghề làm muối là nghề truyền thống được cư dân làng Tường Vân lưu truyền qua nhiều thế
hệ và được phát triển hưng thịnh nhất vào những năm sau giải phóng (1976 – 1986). Vào thời
điểm đó, đồng muối thơn Tường Vân rộng trên 12 ha, năng suất bình quân đạt 5,5 – 6 tấn/ha,
tổng thu đạt 1 200 tấn muối/năm. Tuy nhiên, hiện nay nghề làm muối đang đứng trước nguy
cơ dần dần bị mai một.
(Theo: Trung tâm Quản lí di tích và bảo tàng Quảng Trị)

2. Dịng chảy sóng




a. Dịng triều

Dịng triều vùng ven biển cửa sơng Cửa Việt có tính bán nhật triều khơng đều. Biên
độ triều tại Cửa Việt khoảng 0,6 m. Tại khu vực cửa sơng Cửa Việt, tốc độ dịng triều đạt
khoảng từ 0,3 – 0,4 m/s và giảm dần ra ngoài khơi và vùng nước sâu.

19




b. Dịng chảy sóng ven bờ

Về mùa đơng, dịng sóng phát triển mạnh ở ven bờ chủ yếu là hướng bắc và đông
bắc, cường độ, tần suất mạnh hơn và cũng ổn định hơn mùa hè. Tốc độ dòng chảy ven
bờ mùa đơng trung bình khoảng 25 – 50 cm/s. Thành phần này đóng vai trị chính trong
q trình vận chuyển bùn cát dọc bờ. Trong thời gian mùa hè, dịng sóng phát triển ở
ven bờ với các hướng sóng chính là tây nam, đơng nam, tốc độ dịng chảy sóng trung
bình khoảng 10 – 25 cm/s.


c. Chế độ sóng

– Mùa đơng: Sóng biển có hướng thịnh hành là đơng bắc, độ cao sóng trung bình từ
0,8 – 0,9 m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao sóng trung bình khoảng 1,1 – 1,2 m. Độ
cao sóng lớn nhất khoảng 4 – 4,5 m.
– Mùa hè: Hướng sóng thịnh hành là đơng nam, độ cao sóng trung bình khoảng
0,6 – 0,7 m. Độ cao sóng lớn nhất có thể đạt 3,5 – 4 m. Từ tháng 7 – 8, hướng sóng tây,

tây nam chiếm ưu thế, độ cao trung bình khoảng 0,7 m và cao nhất có thể tới 4 m. Đặc
biệt, trong các tháng 9 – 10 thường có bão hoạt động nên độ cao của sóng có thể đạt 6 – 7 m
và có thể cao hơn nữa như tại Cồn Cỏ đã đo được sóng cực đại là 9 m.

Em có biết
Trên sơng Thạch Hãn, nhiều năm mặn xâm nhập tới chân đập Trấm. Tại cửa sông Cửa Việt, độ
mặn các tháng mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7 đạt cực đại 30‰ và cực tiểu 15‰. Các tháng
3, 4 và 7 là các tháng mặn xâm nhập sâu vào nội địa nhất.
(Theo: Đào Đình Châm – Viện Địa lí,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày ảnh hưởng của dịng chảy sóng đến q
trình xói lở, bồi tụ và xâm nhập mặn ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.

III. NGUỒN LỢI HẢI SẢN
1. Thực vật phù du

Theo những khảo sát gần đây thì biển ven bờ của Quảng Trị vào loại giàu dinh dưỡng.
Trung bình trong 1 m3 nước biển có khoảng 5 105 tế bào sinh vật phù du, là nguồn thức
ăn phong phú cho sự phát triển tôm, cá tự nhiên và nuôi trồng ven bờ. Những lồi phổ
biến bao gồm 5 nhóm ngành: tảo Lam, tảo Lục, tảo Kim (mỗi ngành có 1 loài), tảo Giáp
(19 loài) và ngành tảo Silic chiếm đến 83,7%.
2. Động vật phù du

Động vật phù du ở vùng biển tỉnh Quảng Trị được đánh giá là ít hơn so với vùng biển
một số tỉnh miền Bắc, vì vùng ven biển Quảng Trị hầu hết là đáy cát và mang tính chất
vùng nước mặn, vào sâu vùng cửa sơng thì thành phần cũng như số lượng nhiều hơn và
có mặt cả một số lồi thuộc vùng nước ngọt.
20



3. Hải sản

Thành phần loài khá phong phú, riêng khu vực Cửa Tùng có đến 900 lồi, trong đó
có 40 – 50 lồi có giá trị kinh tế. Bao gồm các loại tôm như: tôm he, tôm hùm, tôm rồng,
tôm vỗ, tôm gai hay tôm càng, và họ moi biển. Trong đó, tại Quảng Trị, đặc sản là loại
tơm hùm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tôm hùm chủ yếu phân bố ở rạn ngầm,
các mũi chắn sóng, chân các đảo, các cù lao hoặc chân các mỏm đá từ đất liền nhô ra
biển quanh khu vực Mũi Lay, Cửa Tùng, Cồn Cỏ.
Cá các loại: Vùng ven biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có đến 42 họ cá, gồm
69 lồi, nhiều lồi có sản lượng cao như họ cá cờ, cá thu ngừ, cá khế; các loại cá nổi như:
trích, nục, lầm, ngừ, bạc má, chuồn; các loại cá chìm như: trát, mịi, hồng, nhám,...
Khả năng khai thác, đánh bắt và ni trồng hải sản ở Quảng Trị tương đối lớn. Năng
suất đánh bắt tôm cá tự nhiên đạt khoảng 152 – 255 kg/ha và sản lượng hằng năm đạt
tới hàng chục nghìn tấn. Khả năng ni trồng hải sản ở đây cũng rất lớn. Hàng nghìn
ha mặt nước ở những vùng có rạn đá ngầm có thể ni tơm hùm xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, do hoạt động khai thác thiếu bền vững cùng với vấn đề ô
nhiễm môi trường biển đã làm cho nguồn lợi hản sản trên biển ngày càng bị suy giảm.
Trình bày đặc điểm nổi bật về nguồn lợi hải sản của tỉnh Quảng Trị. Đặc điểm đó tạo thuận lợi
gì cho phát triển ngành thuỷ sản của địa phương?

4. Vấn đề khai thác nguồn lợi hải sản



– Về phương tiện khai thác:

Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu cơng suất phương tiện khai thác hải sản
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2019


Dựa vào hình 2.6, hãy rút ra nhận xét về cơ cấu công suất phương tiện khai thác hải sản của
tỉnh Quảng Trị. Cơ cấu cơng suất đó gây ra những khó khăn gì trong hoạt động khai thác hải sản
của địa phương?

21




– Về nghề khai thác:

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu nghề khai thác hải sản ở Quảng Trị
giai đoạn 2015 – 2019



Dựa vào hình 2.7, em hãy nhận xét về cơ cấu nghề khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Trị.



– Về sản lượng khai thác:

Tính đến năm 2019, sản lượng khai thác thuỷ sản toàn tỉnh đạt 27,16 nghìn tấn, tăng
gần 15 nghìn tấn so với năm 2010, trong đó sản lượng cá biển đạt 20,7 nghìn tấn. Mặc dù
Quảng Trị có sự gia tăng nhanh về sản lượng khai thác, nhưng so với sản lượng khai thác
của 3 tỉnh lân cận thì vẫn cịn thấp, cụ thể: chỉ bằng 68,78% của tỉnh Hà Tĩnh; 36,41%
của tỉnh Quảng Bình; 69,37% của tỉnh Thừa Thiên Huế.


– Về ngư trường khai thác:

Ngư trường khai thác thuỷ, hải sản của ngư dân ven biển
tỉnh Quảng Trị trước năm 2016 và năm 2019

(Đơn vị: %)

Ngư trường

Trước năm 2016

Năm 2019

Sông, đầm, ao hồ ven biển

1,7

1,22

Gần bờ

53,3

62,69

Vùng lộng

20,0

19,27

Vùng xa bờ


25,0

16,82

1. Dựa vào bảng số liệu trên, nêu nhận xét về ngư trường khai thác thuỷ, hải sản của ngư dân ven
biển tỉnh Quảng Trị.
2. Những khó khăn, thách thức trong khai thác nguồn lợi hải sản của người dân Quảng Trị hiện
nay là gì? Theo em, cần có những giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn, thách thức đó?

22


IV.ĐẢO CỒN CỎ
1. Đặc điểm tự nhiên của đảo

Hình 2.8. Vị trí đảo Cồn Cỏ trên
lãnh thổ tỉnh Quảng Trị

Hình 2.9. Đường phân định ranh giới
Việt – Trung trong vịnh Bắc Bộ

Dựa vào hình 2.8 và 2.9, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của đảo Cồn Cỏ. Đặc điểm đó có ý
nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?

Em có biết
Theo Hiệp định Việt – Trung về phân định biên giới trong vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000, đảo
Cồn Cỏ nằm trên “đường đóng cửa vịnh”. Đó là mặt cắt nối mũi Oanh Ca (Hải Nam, Trung
Quốc) chạy qua đảo và kéo dài đến đất liền tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, theo tuyên bố của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982, đảo Cồn Cỏ được xác định là điểm

mốc số 11 (A11) để xác định đường cơ sở trên biển của Việt Nam. Với vị trí là đảo độc tơn, có
giá trị pháp lí phân chia cửa vịnh Bắc Bộ, nên có giá trị đặc biệt: Giữ vai trị tiền tiêu, tiền đồn
và “mốc pháp lí” để xác định và thực thi các quyền và lợi ích trên biển của Việt Nam.
(Theo Trần Đức Thạnh và các cộng sự, 2016)

Đảo Cồn Cỏ có diện tích khoảng 2,3 km2. Đảo có vị trí quan trọng về kinh tế biển và
an ninh quốc phòng. Đặc biệt, đảo có nhiều hệ sinh thái động, thực vật đặc trưng như
rừng nguyên sinh, rạn san hô, rong biển, cỏ biển và nhiều lồi thuỷ, hải sản có giá trị
kinh tế cao (tôm hùm, cá rạn, rùa biển, cua đá,...). Đây là một trong những vùng biển có
đa dạng sinh học phong phú.
Địa hình: Đảo gồm 2 đồi có độ cao 63 m và 37 m với độ dốc 15 – 250. Tiếp theo đó là
các bộ phận thấp bằng phẳng xen lẫn các đồi với độ cao dao động từ 5 – 30 m và độ dốc
3 – 50. Phần còn lại là bãi đá và bãi cát cao từ 0 – 5 m.
23


Khí hậu: Nhiệt độ khơng khí trung bình năm của đảo là 25,30C, khơng có tháng nào
có nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C. Lượng mưa trung bình năm đạt 2 278 mm, các
tháng mưa nhiều là tháng 9, 10, 11 với lượng mưa trung bình mỗi tháng trên 300 mm;
cịn các tháng khác mưa ít, nhất là tháng 3 (34,4 mm) và tháng 4 (39,5 mm).
Thổ nhưỡng: Trên đảo Cồn Cỏ có phát triển các loại đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá
ba dan, còn ở các dạng địa hình thấp phát triển đất đen trên đá bọt ba dan.
Sinh vật: Đặc điểm đất và khí hậu trên đảo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm, nhưng do sự khai thác của con người và đặc biệt
do bom đạn chiến tranh tàn phá ác liệt những năm 1964 – 1970 mà hiện trạng thảm
thực vật rừng nhiệt đới ẩm khơng cịn, trên đảo chỉ được che phủ bởi thảm rừng thứ
sinh (phổ biến là các loài chưng bầu, bàng, ma trá), trảng cây bụi và trảng cỏ,... Ngoài
ra, trên đảo cịn có thảm cây trồng như phi lao, dừa, chuối và rau xanh,... Đặc biệt, cây
Giảo cổ lam hay còn gọi là ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, được phát triển tự nhiên ở đảo
Cồn Cỏ. Đây là loại cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá và mọc

nhiều ở đảo Cồn Cỏ. Cây Giảo cổ lam có tác dụng giúp bình ổn huyết áp, hạ mỡ máu,
chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim,
mạch, não, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u. Đây
là sản phẩm đặc trưng của huyện đảo Cồn Cỏ phục vụ khách du lịch.
Hiện nay, thảm thực vật trên đảo đã được phục hồi và đang lập dự án thành lập Khu
rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan đảo Cồn Cỏ với diện tích 133,43 ha. Xung quanh vùng
biển quanh đảo là Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với diện tích 4 532 ha với hệ sinh thái
biển đảo đa dạng, phong phú.
Trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã
hội ở huyện đảo Cồn Cỏ.

2. Ý nghĩa của đảo Cồn Cỏ

– Khai thác hải sản: Vùng biển quanh đảo là một ngư trường rộng lớn khoảng 9 000 km2
với nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao. Có hơn 1 000 lồi sinh vật biển sinh sống
trong 4 – 5 hệ sinh thái biển ven đảo, trong đó có nhiều lồi q hiếm như: rùa biển,
tôm hùm, trai ngọc, cua đá,... Trong 267 lồi cá biển, có 49 lồi có giá trị kinh tế cao.
Trữ lượng các loài động vật đáy cỡ lớn ven đảo gồm trai, ốc, tôm, cua, hải sâm,... khoảng
2 670 tấn. Sản lượng khai thác mực đạt 356,8 tấn/năm.
– Dịch vụ biển: Cồn Cỏ có thể phát triển nhiều loại hình dịch vụ như giao thơng, tìm
kiếm và cứu hộ trên biển, báo bão, hướng dẫn đánh cá, thông tin liên lạc, y tế,... Đây là
nơi trú gió bão, trạm trung chuyển cung cấp nước ngọt cho ngư dân, tàu thuyền qua lại.
Trong tương lai, đảo sẽ là trạm trung chuyển khi khai thác dầu khí thềm lục địa khu vực
miền Trung.
– Du lịch biển đảo: Là một đảo núi lửa, có hệ động – thực vật phong phú, thanh bình
và n tĩnh, nằm khơng q xa đất liền, mơi trường trong sạch, có rừng và biển, bãi biển
cát trắng và nhiều rạn san hô đẹp,... cùng với nhiều di tích lịch sử được bảo tồn và lưu
giữ như Hầm quân y, Đài quan sát thiên văn, Đài tưởng niệm, Hải Đăng,... Cồn Cỏ hội
24



tụ nhiều điều kiện để phát triển thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Quảng Trị.
Các loại hình du lịch có thể phát triển bao gồm: nghỉ dưỡng, câu cá giải trí và đánh bắt
hải sản, tắm biển, lặn biển, du ngoạn xuyên rừng, tham quan các di sản núi lửa ba dan,
tham quan các di tích lịch sử,...

Hình 2.10. Sơ đồ tuyến tham quan du lịch trên đảo Cồn Cỏ



Dựa vào hình 2.10, hãy trình bày tiềm năng phát triển du lịch của huyện đảo Cồn Cỏ.

– Ý nghĩa về an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia: Đảo Cồn Cỏ có ý nghĩa to
lớn đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển. Là đảo tiền
tiêu nằm trong vùng địa – chính trị nhạy cảm cao, đảo có giá trị lớn về phịng thủ, là
một cứ điểm quân sự vững chắc ở vùng cửa vịnh Bắc Bộ và là mắt xích quan trọng nhất
trong phịng tuyến các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ.


Tại sao nói đảo Cồn Cỏ có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia trên biển?

Luyện tập
1. Trình bày đặc điểm hải văn tỉnh Quảng Trị. Đặc điểm đó tạo những thuận lợi và khó
khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương?
2. Trình bày đặc điểm nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Trị. Đặc điểm đó đem lại
những thuận lợi gì cho phát triển ngành khai thác và chế biến hải sản ở địa phương?
3. Phân tích ý nghĩa của đảo Cồn Cỏ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phịng.

Vận dụng
1. Tìm hiểu thêm thơng tin và thực hiện bài giới thiệu về huyện đảo Cồn Cỏ.

2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một số bãi biển đẹp trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị.
25


×