Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học khcsc thực trạng và giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.71 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Phần I – MỞ ĐẦU.................................................................................................
1.Tên đề tài............................................................................................................
2.Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu........................................................
5. Bố cục của đề tài...............................................................................................
Phần II - NỘI DUNG............................................................................................
I.Thực trạng vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam......................................................
1. Vấn đề chính sách..............................................................................................
2. Bối cảnh xuất hiện vấn đề rác thải nhựa...........................................................
3. Nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa..............................................................
4. Tác hại của rác thải nhựa...................................................................................
II. Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam.............................................10
1. Căn cứ lựa chọn giải pháp...............................................................................10
1.1. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................11
2. Những giải pháp cụ thể cho vấn đề rác thải nhựa...........................................13
2.1. Giải pháp từ phía các cấp chính quyền.........................................................13
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp.............................................................16
2.3. Giải pháp từ phía mỗi cá nhân......................................................................18
2.4. Học tập những kinh nghiệm từ các nước phát triển.....................................20
Phần III – KẾT LUẬN........................................................................................23

1


Phần I – MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày một
tăng lên, cùng với nó là sự gia tăng mật độ dân số, thì sức tiêu thụ cũng ngày


càng lớn. Do đó, con người ngày càng thải ra môi trường sống rất nhiều các
loại rác thải khác nhau. Trong đó, có rất nhiều loại khó phân hủy, điển hình là
rác thải nhựa. Chúng địi hỏi thời gian phân hủy rất dài (hàng trăm năm,
thậm chí hàng nghìn năm). Và trong khoảng thời gian đó thì chúng gây ra rất
nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người: gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí, mơi trường đất, mơi trường nước, làm mất đi sự cân bằng sinh thái
trong đời sống tự nhiên của nhiều loài động vật, thực vật và con người.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề ơ nhiễm do rác
thải nhựa gây ra đã và đang trở thành vấn đề hết sức nhức nhối và ngày càng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như sự phát triển kinh
tế - xã hội. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng năm thế giới thải ra
khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa. Còn tại Việt Nam theo số liệu thống kê,
trung bình mỗi ngày thải ra mơi trường khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa. Việt
Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ơ nhiễm rác thải
nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có
lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới, nhưng thực trạng xử lý
vẫn còn yếu kém khiến cho khối lượng rác thải nhựa trong môi trường tăng
nhanh, gây ra biết bao hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu
“Thực trạng và giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở Việt nam hiện nay” ra
đời với hy vọng sẽ giúp mỗi cá nhân chúng ta cũng như các cơ quan chức
năng có thể tìm ra câu trả lời cho những vấn đề đang đặt ra liên quan đến rác
thải nhựa ở Việt Nam hiện nay.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nêu ra những thực trạng của việc ô
nhiễm do rác thải nhựa gây ra ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số

giải pháp cơ bản để hạn chế những tác hại của rác thải nhựa.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường do rác
thải nhựa gây ra ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một vài giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại ô nhiễm do rác thải
nhựa gây ra ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng, của Nhà nước về chính sách cơng và hoạch định chính sách cơng ở
Việt Nam.
- Các phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra, thu
thập thơng tin, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp lịch
sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê …
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 02 nội dung lớn, 12 nội
dung nhỏ.

3


Phần II - NỘI DUNG
I. Thực trạng vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam
1. Vấn đề chính sách
Vấn đề chính sách là một vấn đề xã hội, song khơng phải vấn đề xã hội
nào cũng có thể trở thành vấn đề chính sách. Một vấn đề xã hội chỉ trở thành
vấn đề chính sách khi hội đủ ba điều kiện:
Một là, vấn đề đó thu hút sự quan tâm, chú ý rộng rãi của người dân và
đòi hỏi của họ về sự cần thiết phải có hành động.
Hai là, vấn đề đó thuộc phạm vi quan tâm ( thẩm quyền quản lý của các

cơ quan nhà nước)
Ba là, các cơ quan này có đủ năng lực để giải quyết vấn đề đó.
Như vậy, vấn đề chính sách nảy sinh như một nhu cầu trong đời sống
xã hội. Vấn đề chính sách là một mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống kinh tế xã hội hoặc một nhu cầu thay đổi hoặc duy trì hiện trạng, địi hỏi nhà nước
ban hành chính sách cơng để giải quyết theo những mục tiêu mong muốn.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn để một vấn đề xã hội trở thành vấn đề
chính sách, thì vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề rất
nóng bỏng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và vấn đề này chỉ có thể được
giải quyết khi có sự vào cuộc trước hết của các cơ quan nhà nước, và sau đó
là tồn xã hội. Đồng thời đây cũng là vấn đề nằm trong phạm vi khả năng và
thẩm quyền quản lý của nhà nước. Vậy cụ thể của vấn đề này như thế nào
chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ở những nội dung tiếp theo.
2. Bối cảnh xuất hiện vấn đề rác thải nhựa
Bất kỳ một vấn đề chính sách nào cũng xuất hiện trong một điều kiện,
hồn cảnh cụ thể. Đồng thời nó chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố
4


như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…vv. Và vấn đề rác thải nhựa cũng
khơng nằm ngồi quy luật đó.
Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm khơng có sẵn trong tự nhiên
mà do con người tạo ra. Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể kéo dài
đến cả trăm, ngàn năm (chai nhựa mất tới 450 – 1000 năm mới phân hủy, ống
hút nhựa và túi nilon thì phải mất tới 100 – 500 năm…)
Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải
ra môi trường như: Túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng
hợp.
Theo báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên Hợp quốc, mỗi năm
thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để

đóng gói. Từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và
sẽ có tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai.
Cũng theo phát biểu của Liên Hợp Quốc thì lượng rác thải mà mỗi năm
thế giới thải ra môi trường này đủ để bao quanh trái đất 4 lần, số lượng này
cịn khơng ngừng tăng lên mỗi ngày.  
Còn theo số liệu từ đại diện FAO (Food and Agriculture Organization
of the United Nations tên của một tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp
quốc), mỗi năm Việt Nam thải ra mơi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có
khoảng 730.000 tấn bị thải ra biển. Bình qn hàng tháng mỗi hộ gia đình
dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và
nilon mà Hà Nội và TP. HCM thải ra môi trường trong một ngày.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hoạt động của con
người, lượng chất thải nhựa và túi nylon sử dụng một lần phát sinh ngày càng
tăng. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm do rác thải nhựa
ngày càng nghiêm trọng. Việc lạm dụng sử dụng túi ni lông khó phân huỷ và
các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những
5


hậu quả khôn lường đối với môi trường. Mặc dù theo ước tính, mỗi năm Việt
Nam thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ 27% trong số đó được
tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác
toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng tiêu
thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg
lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018.
Hiện nay, với các sản phẩm nhựa dùng một lần như cốc, dĩa, thìa, hộp
xốp, túi nilon, người dân có thể gặp bất cứ đâu, ở hàng nước, hàng chè, các
quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong siêu thị với giá rất rẻ. Hàng
nghìn cốc nước mía, trà sữa hay cốc chè được bán ra mỗi ngày cũng là chừng
ấy những chiếc cốc nhựa, ống hút và túi nilon bị vứt ra ngồi mơi trường.

Việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa đối với người dân đang trở thành thói
quen khó bỏ bởi tính tiện dụng mà ít ai quan tâm đến tác hại của nó.
Việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các sản phẩm nhựa khó
phân hủy và những túi nylon sử dụng một lần ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều
bất cập. Việc xử lý không triệt để và quản lý không tốt dẫn đến rất nhiều tác
hại đối với môi trường của chúng ta cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Tình trạng này báo động chúng ta rằng nếu khơng nhìn thấy tác hại của
túi nylon, rác thải nhựa thì không chỉ thế hệ chúng ta mà cả thế hệ sau này sẽ
phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
3. Nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa
Vấn đề rác thải nhựa do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó những
nguyên nhân cơ bản là:
Thứ nhất, do nguồn phát sinh rác thải nhựa rất lớn, từ các nguồn khác
nhau bao gồm: Rác thải nhựa từ sinh hoạt. Là rác thải phát sinh từ hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc
biệt, với đời sống ngày càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản
6


phẩm thức ăn nhanh, đồ dùng 1 lần ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác
thải nhựa cũng tăng lên theo cấp số nhân.
Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Rác thải nhựa cũng xuất hiện
từ các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp… trong cả q trình sản xuất, thi
cơng lẫn q trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.
Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm buôn bán, khu vui
chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác
thải nhựa.
Rác thải nhựa từ y tế: Do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng 1
lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên
lượng rác thải nhựa từ y tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon,

bao gói vật tư thiết bị y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm,
găng tay, chai, lọ, thuốc…vv
Thứ hai, do ý thức của người sử dụng chưa cao. Trước hết là ý thức về
việc phân loại rác chưa được thực hiện phổ biến, đa phần các loại rác thải sinh
hoạt đều đổ chung gây khó khăn cho cơng tác xử lý. Tiếp theo, là ý thức trong
vấn đề tiêu dùng. Người dân vẫn chưa hình thành thói quen tiêu dùng tiết
kiệm và thân thiện với môi trường.
Thứ ba là, công nghệ xử lý rác thải hiện nay ở Việt Nam vẫn cịn hạn
chế cả về quy mơ số lượng và chất lượng. Tỷ lệ rác thải nhựa thải ra môi
trường rất lớn, nhưng tỷ lệ được xử lý đúng quy trình thì rất ít. Cùng với đó là
việc đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển những công nghệ xử lý rác hiện
đại còn chưa được chú trọng.
Thứ tư là, nhà nước chưa có những chính sách thực sự mạnh mẽ và
hiệu quả cho vấn đề này. Đặc biệt. đối với những hành vi cố tình vi phạm,
hoặc khơng chấp hành quy định về bảo vệ môi trường hiện nay mức xử phạn
còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
7


4. Tác hại của rác thải nhựa
Rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề nóng bỏng khơng chỉ bởi sự
tăng lên nhanh chóng về số lượng rác thải mỗi ngày, mà cịn là sự đe dọa
nghiêm trọng đến mơi trường sống của con người và của cả hệ sinh thái.
Những ảnh hưởng tiêu cực đó đang hiện hữu ngày một rõ nét mà chúng ta
không thể không quan tâm. Cụ thể, những tác hại của rác thải nhựa là:
Thứ nhất là, tác hại đối với sức khỏe con người. Rác thải nhựa có thời
gian phân huỷ dài, và trong quá trình phân huỷ lên đến cả 100 năm thậm chí
1000 năm đó, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ. Những hạt
vi nhựa (microplastic) này đi vào nguồn nước, đất, khơng khí, thức ăn… và
khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng

trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
như mất cân bằng hc-mơn, bệnh về hơ hấp, bệnh về thần kinh, bênh ung
thư…vv 
Ngoài ra, theo các nhà khoa học việc xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt
cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ cả cộng đồng. Khi đốt rác thải
nhựa sẽ tạo ra khí dioxin và fura… gây khó thở, rối loạn tiêu hố, làm tăng
khả năng ung thư…
Thứ hai là, tác hại đối với mơi trường.Trong đó, đối với mơi trường
biển thì theo chun gia Hà Thanh Biên (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam) cho biết hiện trên biển có khoảng 393 triệu tấn nhựa đang phân tán
khắp nơi và trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sinh vật biển.
Có đến hơn 260 lồi sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác
thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc
làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá
chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho
nhiều loài động vật. 
8


Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa, các rác thải nhựa
trôi nổi trên biển, cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng
sinh học, làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.
Ngoài ra, rác nhựa gây ra một bãi rác khổng lồ trên biển, làm ô nhiễm
trầm trọng môi trường biển, khiến nhiều sinh vật biển khơng cịn “nhà” để
sống và phát triển.
Tiếp theo là, đối với môi trường trên đất liền. Do chất thải nhựa do
khó phân huỷ nên khi xử lý bằng cách chôn lấp sẽ tồn tại cả trăm năm dưới
đất. Lúc này sẽ các hạt vi nhựa bị phân rã sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm,
hoặc gây ra thay đổi tính chất vật lý của đất, làm đất không giữ được nước,
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh. 

Còn với những rác thải nhựa do bị vứt hoặc bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống cống, sơng, hồ, sơng… sẽ làm thu hẹp diện tích ao, hồ, sơng ngày;
gây cản trở các dịng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt
của con người…
Thứ ba là, tác hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Rác thải nhựa
khi thải ra môi trường sẽ là một gánh nặng to lớn đối với nền kinh tế, vì cần
đầu tư tiền bạc, nhân lực để thu gom, xử lý…Khi rác thải nhựa thải ra mơi
trường biển cịn là nguy cơ gây ra các cuộc tai nạn hàng hải, mắc kẹt tàu
thuyền…dẫn đến thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho ngành khai thác biển.
Ngồi ra, ở những khu du lịch, bãi biển có nhiều rác thải nhựa sẽ làm
ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và mơi trường ở nơi đó. Từ đó, làm giảm lượng
khách du lịch đến những địa điểm này làm thiệt hại cho ngành du lịch ở nước
ta.
Những người bị mắc các căn bệnh như ung thư, bệnh hô hấp, tim mạch,
suy nhược thần kinh…vv do sự tác động của ô nhiễm môi trường đến từ rác

9


thải nhựa, cũng cần một khoản chi phí khơng nhỏ để chữa trị bệnh. Do đó,
gây tốn kém cho gia đình và xã hội.
Từ những tác động to lớn của rác thải nhựa đối với sự phát triển kinh tế
kéo theo sự tác động đối với sự phát triển xã hội. Vì khi kinh tế bị suy giảm,
bị thiệt hại thì đời sống vật chất và tinh thần của con người cũng bị ảnh
hưởng, các tệ nạn cũng gia tăng và dẫn tới bất ổn xã hội.

II. Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam
1. Căn cứ lựa chọn giải pháp
1.1. Cơ sở lý thuyết
Giải pháp là phương pháp, cách thức giải quyết một vấn đề nào đó

phát sinh trong đời sống xã hội của con người. Dưới góc độ của chính sách
cơng, thì giải pháp chính là những cách thức để đạt tới các mục tiêu chính
sách đã được đề ra nhằm mang lại sự thay đổi theo mong muốn của nhà quản
lý.
Với tư cách là những cách thức để đạt tới các mục tiêu chính sách, giải
pháp luôn được xem là bộ phận không thể tách rời, có quan hệ thống nhất hữu
cơ với các mục tiêu chính sách. Do đó, các giải pháp chính sách phải đáp ứng
những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, giải pháp đề ra phải giải quyết được những nguyên nhân làm
xuất hiện vấn đề chính sách, tạo ra cơ chế đồng bộ ngăn ngừa những điều kiện
làm nảy sinh vấn đề. Chẳng hạn, một chính sách nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm
do rác thải nhựa sẽ phải bao gồm các giải pháp đồng bộ liên quan đến vấn đề
rác thải nhựa.
Thứ hai, các giải pháp đề ra phải phù hợp với các mục tiêu chính sách.
Nói cách khác, mục tiêu là chuẩn mực để xây dựng các giải pháp.

10


Thứ ba, các giải pháp phải tương ứng với những nguồn lực có được để
thực hiện chính sách, bao gồm các phương tiện vật, chất kỹ thuật, tài chính.
Thứ tư, các giải pháp phải tương ứng với năng lực thực hiện của bộ
máy hành chính, bao gồm trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ thực hiện,
kinh nghiệm quá khứ, khả năng thích ứng và sáng tạo, cơ chế vận hành…
Thứ năm, các giải pháp phải rõ ràng, cụ thể. Giải pháp khơng nên q
chung chung, để tránh tình trạng các tổ chức thực hiện có thể hành động theo
những cách khác nhau, làm hao phí sức lực, tiền của mà không đem lại hiệu
quả.
Thứ sáu, các giải pháp phải tính đến những tác động tiêu cực sẽ xuất
hiện làm ảnh hưởng đến kết quả chính sách để hạn chế và ngăn ngừa chúng.

Thứ bảy, giải pháp đề ra phải xét đến những yếu tố tác động ngược
chiều hoặc mâu thuẫn với việc giải quyết vấn đề đặt ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế khó có được giải pháp tối ưu tuyệt đối, do giới hạn của của
các yếu tố thông tin và thời gian, những rủi ro bất định về kinh tế - xã hội, sự
thiếu kinh nghiệm và kiến thức…Do đó, các giải pháp đề ra cần phải căn cứ
vào những điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn nhất định.
Chính vì vậy, khi lựa chọn các giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở
Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải dựa vào: tình hình thực tiễn của vấn đề
ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, dựa vào tiềm lực kinh tế - xã hội
của đất nước, vào năng lực quản lý của các cấp chính quyền và trình độ hiểu
biết nhận thức của người dân về vấn đề này.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt của cả nước gần 16 triệu tấn. Riêng lượng rác thải nhựa thải ra mỗi
ngày ước tính khoảng gần 18 nghìn tấn và nằm trong số 5 quốc gia xả rác
hàng đầu ra biển, với khối lượng khoảng 1,8 triệu tấn mỗi năm.
11


Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được
xếp vào nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu
nhập thấp. Rác thải nhựa ở đại dương sẽ phá hủy môi trường tự nhiên, ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống của các loại thủy, hải sản. Trên đất liền, rác thải
nhựa có ở nhiều nơi và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đời
sống con người. Đáng nói, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta chiếm
khoảng từ 8 đến 12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Mặc dù, Việt Nam đã có nhiều cơng nghệ xử lý chất thải rắn như: tận
dụng khí từ bãi chôn lấp để phát điện, đốt bỏ thông thường trực tiếp, đốt tầng
sôi… Nhưng đến nay, tại hầu hết các địa phương, việc xử lý rác thải sinh hoạt
bằng hình thức phổ biến là chơn lấp, chiếm trên 70%, và đốt thủ công chiếm

28%.  Trong tổng số 660 bãi chơn lấp có quy mơ lớn hơn 1 ha, mới có 120 bãi
chơn lấp hợp vệ sinh. Những bãi chơn rác tại các thành phố ln trong tình
trạng q tải, thường trực nguy cơ gây ô nhiễm nước và khơng khí.
Cách đây 16 năm, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41 về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
năm 2004, trong đó đã nhấn mạnh: “Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh
hoạt và rác thải cơng nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu
tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn
lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chơn lấp. Hình thành và phát
triển ngành cơng nghiệp mơi trường”. Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện nghị
quyết, vẫn chưa hình thành ngành cơng nghiệp mơi trường, và sử dụng rác là
nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác vẫn chưa đạt
được như mong muốn.
Tháng 3/2019, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 09, trong đó
thống nhất giao cho Bộ Tài ngun và Mơi trường làm đầu mối, thống nhất
quản lý nhà nước về chất thải rắn. Nhưng để mục tiêu tận dùng nguồn tài
nguyên rác thải, biến rác thải thành giá trị gia tăng cho nền kinh tế vẫn cần sự
12


nỗ lực, quyết tâm hơn nữa từ phía Chính phủ cũng như các bộ, ngành địa
phương để hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Như vậy, từ những căn cứ nêu trên chúng ta thấy rằng để giải quyết
vấn đề rác thải nhựa một cách thực sự hiệu quả thì địi hỏi phải có những
biện pháp cụ thể, mạnh mẽ và đồng bộ của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi
tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội.
2. Những giải pháp cụ thể cho vấn đề rác thải nhựa
2.1. Giải pháp từ phía các cấp chính quyền
Đối với bất kỳ một vấn đề chính sách nào thì vị trí và vai trị của các

cơ quan quyền lực nhà nước ln được đặt lên hàng đầu. Vì đây là chủ thể
quan trọng trong quy trình hoạch định chính sách và có ý nghĩa quyết định
đến sự thành cơng hay thất bại của chính sách đó. Do đó, những giải pháp đầu
tiên phải bắt đầu từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước, các cấp chính
quyền trong hệ thống chính trị. Sau đây là một số giải pháp cơ bản:
Thứ nhất là, phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng
đồng cũng như tác hại khi sử dụng túi ni lơng, đồ nhựa. Cần đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền đến từng đối tượng cụ thể. Mỗi đối tượng khác nhau
thì cách thức tuyên truyền cũng phải khác nhau. Ví dụ, ở nơi vùng xâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số, có trình trình độ dân trí chưa cao thì cách tun
truyền phải đơn giản, dể hiểu, ngơn ngữ bình dân, gắn việc tun truyền với
các hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó cần
phát huy vai trị của đội ngũ già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong
cộng đồng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Hoạt động tuyên truyền cần được thực hiện một cách toàn diện đến tất
cả các đối tượng và tầng lớp trong xã hội, đặc biệt trong lớp trẻ vì đây là lực

13


lượng tiên phong, là chủ nhân tương lai của đất nước. Tuyên truyền gắn với
hoạt động giáo dục trong các nhà trường, cơ quan, đơn vị…vv
Vận động người dân “nói không với túi nilon”, vất rác đúng nơi quy
định và chủ động phân loại rác ngay tại nguồn. Việc phân loại rác là yếu tố
hàng đâu trước khi có thể làm tốt các cơng đoạn tiếp theo trong quy trình xử
lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Mỗi người dân nếu ý thức
được tầm quan trọng của việc phân loại rác thì việc xử lý rác thải sẽ mang lại
hiệu quả cao, ít tốn kém chi phí cho xã hội. Chính vì thế, các cơ quan nhà
nước cần chỉ đạo các địa phương, thôn, xã, phường, thị trấn…hướng dẫn
người dân và cung cấp đầy đủ các dụng cụ vệ sinh môi trường như thùng rác,

chổi, gang tay, túi đựng rác…vv, để mỗi người dân tự mình làm công việc thu
gom và phân loại rác thải đúng quy định.
Thứ hai là, nhà nước cần vào cuộc quyết liệt trong công tác thu gom
và xử lý rác thải, tránh tình trạng để cho các doanh nghiệp tự do hoạt động
khơng tn thủ đúng quy trình thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải
nhựa. Vì khi có sự vào cuộc và tham gia tích cực của các cấp chính quyền thì
sẽ giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ được những vướng mắc trong các khâu
thủ tục pháp lý và không để lại hậu quả sau xử lý. Vấn đề hoạt động của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm
bảo vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa mang lại giá trị bền vững
cho xã hội. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp với các nhà máy xử lý chất thải
tăng cường các hoạt động thúc đẩy ý thức người dân như: đổi rác nhựa lấy đồ
dùng như cây cảnh, đồ ăn, mũ bảo hiểm… để tiện thu gom, phân loại và tái
chế rác thải nhựa.
Thứ ba là, tăng thuế và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất- kinh doanh
sản phẩm nhựa, túi nilon. Việc tăng thuế đối với các cơ sở sản xuất – kinh
doanh đồ nhựa, các sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ góp phần giảm thiểu
lượng rác thải nhựa đổ ra mơi trường mỗi ngày. Vì khi lượng cung ít đi thì
14


nhu cầu người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng mặt hàng khác để thay thế
đồ dùng bằng nhựa. Đồng thời khi tăng thuế đối với mặt hàng đồ nhựa thì sẽ
làm cho giá thành của hàng hóa này tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng
hạn chế dùng sản phẩm nhựa và do đó lượng rác thải nhựa cũng sẽ giảm
xuống.
Thứ tư là, cần có những quy định pháp luật cụ thể về việc xử lý những
hành vi xả rác thải nhựa bừa bãi ra môi trường. Hiện nay, những quy định về
vấn đề xả rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng ở Việt Nam cịn rất
hạn chế, mang tính chung chung và chưa có sức mạnh răn đe. Chính vì thế mà

người dân chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề và chưa chấp hành
nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về vấn đề này. Ví dụ ở
Singapore, mức phạt có thể tăng dần chứ không chỉ giữ nguyên ở 1 giá. Với
người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đơla Singapore, tái
phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla ( hơn 100 triệu đồng ). Nếu
bạn bị kết tội xả rác ba lần, bạn sẽ bị buộc làm vệ sinh đường phố một tuần
với một thông báo đi kèm : “tôi là người xả rác”, một hình thức làm người
phạm tội xấu hổ để đảm bảo rằng họ sẽ không xả rác một lần nữa . Hình phạt
này các nhà chực trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng
để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Trong khi đó ở Việt Nam,
theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định mức phạt đối với
hành vi xả rác nơi công cộng chỉ từ 100.000 - 300.000 đồng. Đó quả là một sự
chênh lệch rất lớn về sức răn đe đối với những hành vi này.
Thứ năm là, cần ban hành hệ thống chính sách ưu đãi, khuyến khích
đối với các cơng ty, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh các mặt hàng
thân thiện với môi trường, các mặt hàng có chức năng thay thế đồ dùng bằng
nhựa, bằng nilon. Cụ thể là các chính sách ưu đãi về thuế, về vốn vay, hỗ trợ
đầu tư về khoa học - công nghệ, dây chuyền sản xuất, đào tạo nhân lực và đầu
ra sản phẩm…vv. Những sự ưu đãi, khuyến khích từ phía các cơ quan nhà
15


nước đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này sẽ là nguồn động viên to lớn, là đòn bẩy giúp cho nền kinh tế đất
nước phát triển theo hướng “ Xanh”, thân thiện với môi trường và bền vững
trong tương lai.
Thứ sáu là, nói khơng với việc nhập khẩu rác thải từ nước ngoài về tái
sử dụng đặc biệt là rác thải nhựa, đồng thời có các biện pháp xưa lý nghiêm
những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm. Đây là vấn đề không chỉ liên quan
đến nội bộ quốc gia mà cịn là vấn đề mang tính quốc tế, có ảnh hưởng đến

quan hệ giao thương giữa các nước trên thế giới. Chính vì thế các chính sách
đề ra trong lĩnh vực này địi hỏi sự cân nhắc, tính tốn hết sức cẩn trọng để
khơng ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia vừa đảm bảo giữ gìn quan hệ hợp tác
quốc tế với các nước. Việt Nam hiện đang là một trong số các nước có lượng
nhập khẩu hàng phế thải lớn trên thế giới, được ví như “ Bãi rác của thế
giới”. Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những biện pháp quyết liệt hơn
nữa để không biến nước ta tiếp tục là nơi tiêu thụ rác thải của thế giới.
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong chống rác thải nhựa. Bộ
trưởng Trần Hồng Hà cho biết: "Doanh nghiệp khơng chỉ là một phần của
vấn đề, mà có thể trở thành phần quan trọng của giải pháp".
Các doanh nghiệp cần phát triển những sáng kiến mới trong vấn đề sản
xuất và sử dụng các sản phẩm có thể thay thế đồ dùng bằng nhựa như: bao bì
bằng giấy, ống hút bằng giấy, bằng tre, chai, cốc, lọ bằng thủy tinh, bằng sứ,
bằng inox…vv.
Ví dụ: một trong những thương hiệu trà sữa được giới trẻ ưa chuộng
như Gong Cha Việt Nam cũng tuyên bố bắt đầu chuyển đổi toàn bộ ống hút
nhựa thông thường sang ống hút làm từ bã mía. Đây là doanh nghiệp kinh
doanh trà sữa đầu tiên tại Việt Nam đặt kế hoạch chuyển đổi toàn diện theo
hướng "xanh hóa".
16


Saigon Co.op, Big C, Lotte Mart… là những doanh nghiệp đầu tiên có
sáng kiến dùng lá chuối thay bao ni-lơng để gói rau. Với hơn 10 năm thực
hiện Chiến dịch Tiêu dùng Xanh, Hệ thống siêu thị Co.opmart và chuỗi cửa
hàng tiện lợi Co.op food của Saigon Co.op đã xây dựng những chính sách
khuyến mãi, chính sách bán hàng với giá ưu đãi kết hợp với bố trí các khu
vực trưng bày riêng biệt cho sản phẩm thân thiện môi trường của doanh
nghiệp Xanh.

Ngồi việc duy trì và mở rộng nhóm sản phẩm gói bằng lá chuối, từ
tháng 5/2019, các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op gồm Co.opmart,
Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smiles, Cheers trên cả nước ngưng kinh doanh
ống hút bằng nhựa. Hiện tại, Saigon Co.op đang kinh doanh các mặt hàng đĩa,
tơ, hộp, ly… từ bã mía; ống hút từ giấy, gạo. Saigon Co.op còn bổ sung vào
danh mục hàng nhãn riêng các loại ống hút giấy và găng tay tự hủy sinh học.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các mặt hàng thân thiện với môi trường như:
muỗng, nĩa, dao, ống hút, đũa làm bằng gỗ; túi đựng thức ăn tự hủy; túi vải
mua sắm; giấy vệ sinh tái chế 100%; bàn chải đánh răng bằng tre; ống hút
bằng giấy, inox, bột cỏ; chai thủy tinh đựng nước… Các chương trình khuyến
khích khách hàng hạn chế sử dụng túi ni-lông khi mua sắm như tặng thêm
điểm thưởng khi dùng “túi môi trường”; mang chai nước thủy tinh để lấy
nước uống… cũng thường xuyên được tổ chức.
Tại siêu thị Lotte Mart, với định hướng chiến lược đến năm 2025 trở
thành siêu thị đầu tiên tại Việt Nam nói không với ni lông, hiện doanh nghiệp
này đang dần thay thế các sản phẩm túi ni lơng khó phân hủy chuyển sang
dạng túi sinh học dễ phân hủy trong tự nhiên.
2.3. Giải pháp từ phía mỗi cá nhân
Mỗi cá nhân tuy chỉ là một phần rất nhỏ bé trong đời sống xã hội,
nhưng lại có vai trị to lớn đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội đó.
Nếu một xã hội muốn tốt đẹp thì mỗi người dân trong xã hội đó phải là một
17


thành viên tích cực, và ngược lại một xã hội sẽ không thể phát triển, không
thể tốt đẹp nếu mỗi người dân trong xã hội ấy không chịu thay đổi để phát
triển, để tiến bộ.
Chính vì thế, chúng ta hãy tự thay đổi chính mình: thay đổi suy nghĩ,
tư duy và hành động để cho xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng tốt đẹp
hơn. Vậy chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu? Không phải từ những việc làm to

tát mà chính là hãy bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ như:
Mỗi người dân chúng ta hãy bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác
bừa bãi, chủ động phân loại rác thải. Đây cũng là cách để chúng ta thay đổi
thói quen và hành vi ứng xử với mơi trường ngày càng có trách nhiệm hơn.
Có thể nói rằng ý thức của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu làm thay
đổi nếp sống, văn hóa của một đất nước. Ở nhiều nước phát triển, ý thức của
người dân thực sự đã có bước tiến mới so với trước đó, bởi họ hiểu rằng khi
họ thay đổi hành vi, thay đổi suy nghĩ thì cuộc sống của họ cũng sẽ thay đổi.
Trong khi, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận một điều là ý thức của đại bộ
phận người dân ở nước ta về vấn đề rả xác thải vẫn cịn hạn chế, họ khơng
q quan tâm đến vấn đề này và cho rằng hành vi của mình khơng đáng bị lên
án. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi những suy nghĩ và thói quen đó, vì nó sẽ
là rào cản lớn trên bước đường tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần, thay vào đó nên dùng
chai thủy tinh thay cho chai nhựa. Và nếu sử dụng chai nhựa thì nên tận dụng
để làm lọ đựng văn phịng phẩm, chậu trồng cây, ví tiền hay ly nước uống cho
chim…vv. Đây không chỉ là cách chúng ta bảo vệ mơi trường, mà nó cịn là
cách sống tiết kiệm góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong cuộc
sống. Nếu chúng ta làm được điều này thì chắc chắn lợi ích của nó mang lại
sẽ không hề nhỏ.
Với những tác hại và hệ luỵ do rác thải nhựa gây ra, việc giảm tiêu thụ
những sản phẩm từ nhựa hay nilon là rất cần thiết. Thay vào đó, bạn hãy thay
18


thế bằng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi
trường. Mọi người hãy dùng các sản phẩm thân thiện với mơi trường thay cho
đồ nhựa, ví dụ như: giấy, mây, tre, lá, gỗ, thủy tinh, inox..vv. Đối với nhà có
trẻ nhỏ nên xài bỉm vải thay bỉm nhựa. Trong thời đại ngày nay, xu thế dùng
đồ nhựa có thể sẽ đang dần được thay thế bằng việc sử dụng các sản phẩm

thân thiện hơn với môi trường. Bởi chúng ta phải biết rằng, khi chúng ta đối
xử tốt với mơi trường thì chúng ta sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp từ môi
trường mang lại.
Hãy từ bỏ dần thói quen nhai kẹo cao su. Bởi vì, kẹo cao su ngày nay
cơ bản được làm từ nhựa của cây cho mủ khác nhau, hoặc, trong nhiều trường
hợp được thay thế bằng cao su tổng hợp. Hầu hết các kẹo cao su hiện nay
không sử dụng cao su tự nhiên, hoặc chỉ có khoảng 10 – 20%. Như vậy, khi
chúng ta ăn kẹo cao su rồi nhả bã ra mơi trường, thì vơ hình dung đó cũng
chính là chúng ta đang xả rác thải nhựa ra môi trường.
Các bậc cha mẹ kết hợp với giáo viên rèn luyện và hình thành thói
quen vứt rác đúng nơi quy định và sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi
trường từ khi các con còn bé. Ba mẹ phải làm gương cho con cái trong việc
hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Sự giáo dục của
nhà trường là cần thiết, nhưng chưa đủ, mà cần có sự kết hợp giữa gia đình và
nhà trường. Những tấm gương sống hàng ngày tốt nhất đó chính là các bậc
cha mẹ, ông bà, những người xung quanh trẻ. Khi những người thân yêu có
hành vi ứng xử đúng với mơi trường thì sẽ là sự giáo dục hữa ích và thiết thực
nhất đối với con trẻ.
2.4. Học tập những kinh nghiệm từ các nước phát triển
Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng ở trên, thì
chúng ta cũng có thể nghiên cứu và học hỏi những nước phát triển trên thế
giới về các giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa hiện nay. Những kinh nghiệm
trong vấn đề xử lý rác thải nhựa của một số nước phát triển, sẽ là những bài
19


học quý giá để chúng ta nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện thực tiễn của
nước ta một cách hợp lý.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đang đi đầu
trong các giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là nguồn tài nguyên

quý giá, rác chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế vừa bảo vệ
môi trường.
Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái
chế rác thải. Hiện tỷ lệ rác thải từ các hộ gia đình được tái chế lên tới 99%.
Hiện quốc gia này đang phải nhập khẩu rác từ các nước khác để các nhà máy
tái chế nước này tiếp tục hoạt động, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh
tế.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới loay hoay với bài toán tái chế rác
thải nhựa thì Australia đã dùng cơng nghệ sinh học để tái chế nhựa, chuyển
đổi lại thành nhựa chất lượng cao.
Na Uy cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong phong
trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng là 97% chai nhựa từ nước này đã
được tái chế, 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao và có
thể tiếp tục đựng nước uống. Vòng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể
lên tới 50 lần tái chế. Điều này biến quốc gia Bắc Âu trở thành hình mẫu của
cả thế giới trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Cịn tại Đức, rác được coi là cơ hội kinh doanh. Chính phủ Đức đã đưa
ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị là phải cung cấp các loại túi khác
thân thiện với môi trường hơn. Nếu khách hàng yêu cầu có túi ni-lơng, họ
phải trả tiền thay vì được miễn phí như trước đây.
Theo Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc, Nhật Bản là nước có
lượng rác thải nhựa bình quân đầu người lớn thứ 2 thế giới.

20



×