Đề: Tìm hiểu về mô hình cải cách của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam để
khẳng định con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh.
I. Mở đầu:
Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng CNXH sơ khai ở phương Đông, qua
“thuyết đại đồng của” Nho giáo, chế độ công điền ở phương Đông là cơ sở kinh
tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người Việt Nam.
Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy
trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực hiện
ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, Nguyễn
Ái Quốc đến Liờn-xụ, lần đầu tiên biết đến “chớnh sách kinh tế mới” của Lờnin,
được nhìn thấy thành tựu của nhân dân xụ-viết trờn con đường xây dựng xã hội
mới.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế, do đó sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đó cũng
có những điểm khác so với trước đây.
Trước những năm 1986, do nhận thức và vận dụng sai lầm lý luận của
chủ nghĩa Mác –Lênin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến
những thất bại to lớn như sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên xô
và các nước Đông Âu, còn ở Việt nam do nhận thức và vận dụng sai lầm đã
dẫn đến tụt hậu về kinh tế và khủng hoảng về chính trị.
Sau đây là phần trình bày về đề tài: “Tìm hiểu về mô hình cải cách của
Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam để khẳng định con đường đi lên CNXH
của Hồ Chí Minh.” Để giúp nhận thức đúng đắn hơn về quan điểm cũng như
nhiệm vụ xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
II. Nội dung
1. Mô hình cải cách của Trung Quốc
1.1 Dưới thời Mao Trạch Đông
Bởi ý thức tư tưởng phong kiến ở Trung Quốc ăn sâu và ngoan cố nên trong
quá trình lãnh đạo Trung Quốc xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa,
Mao Trạch Đông đã tiến hành cải tạo tư tưởng với quy mô lớn nhằm thông qua
đó tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa để có thể xây dựng nền văn hoá xã
hội chủ nghĩa có nền tảng chắn chắn. Cải tạo tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt đối
với công cuộc xây dựng văn hoá tinh thần ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông chỉ
ra rằng “Trong quá trình xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa, người
người phải cải tạo, kẻ bóc lột phải cải tạo, người lao động cũng phải cải tạo”.
Đương nhiên tính chất và phương thức của kẻ bóc lột và người lao động có phần
khác biệt nhau.
Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp bóc lột là cải tạo mang tính cưỡng
bức, là "xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của họ, xoá bỏ một giai cấp
xã hội chứ không phải tiêu diệt thể xác của họ". Đối với tầng lớp tri thức, Mao
Trạch Đông nhấn mạnh chủ yếu thông qua phê bình và tự phê bình để tự giáo
dục và tự cải tạo. Việc cải tạo tư tưởng đối với cán bộ lãnh đạo được tiến hành
xung quanh cuộc đấu tranh chống sa đọa thối nát, trở thành nhiệm vụ cơ bản
trong việc cải tạo tư tưởng của cán bộ lãnh đạo. Còn giai cấp công nhân, theo
quan điểm của chủ nghĩa Marx, họ là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, nhưng Mao Trạch Đông đã
căn cứ vào thực tế của đội ngũ công nhân ở Trung Quốc đưa ra nhận định rằng
giai cấp công nhân cũng phải cải tạo. Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp công
nhân chủ yếu là nâng cao khả năng nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của họ,
đồng thời không ngừng rũ bỏ ý thức nông dân của người công nhân, thay đổi tập
quán nông dân cho phù hợp với tình hình mới trong sự nghiệp phát triển xã hội
chủ nghĩa. Đối với việc cải tạo tư tưởng của nông dân, Mao Trạch Đông cho
rằng cần giúp họ từ bỏ thói quen và tâm lý phân tán, lạc hậu, khắc phục tư tưởng
phong kiến tự tư tự lợi.
Việc cải tạo tư tưởng ở Trung Quốc lúc đó chủ yếu nhắm vào tàn dư của
tư tưởng phong kiến, trọng tâm là cải tạo quan điểm giá trị của chủ nghĩa cá
nhân. Loại quan điểm này thứ nhất là chủ trương tự tư tự lợi, thứ hai là quan bản
vị (làm quan mưu lợi ích cá nhân hẹp hòi). Chủ nghĩa đoàn thể, chủ nghĩa bè
phái, chủ nghĩa địa phương cục bộ là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, những
thứ này đều tạo nên mạng lưới quan hệ cá nhân lấy cái "Tôi" làm trung tâm. Chủ
nghĩa quan liêu là di sản được sinh ra từ tác phong "ông lớn" của quan bản vị.
Tất cả những thứ nói trên đều đi ngược lại xu hướng giá trị "công bằng, công
chính" xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Mao Trạch Đông. Vì thế Mao Trạch
Đông đã căn cứ theo nguyên tắc duy vật lịch sử, chủ trương nhân dân bản vị
(mưu lợi ích cho nhân dân), đề ra tư tưởng phục vụ nhân dân. Ông kêu gọi mọi
người học tập các tấm gương tiêu biểu như Trương Tư Đức, Bạch Cầu Ân, Lôi
Phong, mỗi người là một chiến sĩ cộng sản; Đề xướng phẩm chất đạo đức cộng
sản chí công vô tư, không màng lợi ích cá nhân. Ông cho rằng trong điều kiện
chế độ xã hội chủ nghĩa, dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ cương vị nào cũng đều
không được tư lợi mà phải phục vụ nhân dân. Nếu có được tinh thần và phẩm
chất phục vụ nhân dân như thế sẽ chiến thắng các loại khó khăn, ở xã hội nào
cũng đều có thể lập nên kỳ tích. Quan điểm giá trị phải được thể hiện qua hành
động cụ thể nên Mao Trạch Đông ra sức đề xướng tinh thần phấn đấu gian khổ,
dũng cảm, chí thú sự nghiệp, hiến dâng và chủ nghĩa tập thể, lấy đó làm thước
đo đánh giá tình hình xây dựng quan điểm giá trị.
Qua phân tích cho thấy trong thực tiễn tìm kiếm phương hướng xây dựng
nền văn hoá tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mặc dù gặp nhiều trắc trở nhưng Mao
Trạch Đông đã thông qua cải tạo tư tưởng, loại bỏ những tàn dư của chủ nghĩa
phong kiến và chủ nghĩa thực dân, thay đổi thói quen tâm lý và phương thức
hành vi cũ, xây dựng nền văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa theo quan điểm giá
trị và quan điểm đạo đức phục vụ nhân dân. Do đó ở Trung Quốc đã có được
những thay đổi long trời lở đất, thay đổi đó lại đặt cơ sở, đem lại kinh nghiệm
quý báu cho sự phát triển toàn diện vì tiến bộ xã hội và tự do của con người hôm
nay.
1.2 Dưới thời Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình đã mang đến xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung
Quốc. Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư
tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời và thực
tiễn cụ thể cải cách-mở cửa của Trung Quốc, sẽ xây dựng Trung Quốc thành
một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng và hài hoà như
châu Âu ngày nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa xã hội
dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa
truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, trở
lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã
hội mang màu sắc Trung Quốc.
Nếu như Mao Trạch Đông đã giải phóng con người Trung Quốc ở mặt tư
tưởng thì Đặng Tiểu Bình lại giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự
thay đổi về chất. Điều này có thể dễ dàng thấy thông qua sự phát triển của nền
kinh tế Trung Quốc, sự hình thành một tầng lớp trung lưu thành thị chiếm tới
15% dân số, mức sống cao hơn (thể hiện qua sự tăng trưởng ngoạn mục của mức
GDP trên đầu người, chi tiêu tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ, và tổng mức sản
xuất lương thực) và ở mức rộng lớn hơn là các quyền con người và tự do cho
người dân thường Trung Quốc Không sai khi nói rằng Trung Quốc sẽ không có
được ngày hôm nay nếu không có Đặng Tiểu Bình.
Dù tiêu chuẩn cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt trong thập kỷ 1980,
những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn bị chỉ trích rộng rãi. Những người
bảo thủ cho rằng một lần nữa Đặng Tiểu Bình lại mở cửa Trung Quốc cho
những điều xấu xa từ bên ngoài, và người dân quá thiên về tư duy vật chất, trong
khi những người theo chủ trương tự do chỉ trích Đặng Tiểu Bình về lập trường
cứng rắn của ông trong lĩnh vực chính trị. Các lực lượng tự do đã bắt đầu bày tỏ
thái độ phản kháng bằng nhiều cách khác nhau chống lại thế lực lãnh đạo, và đã
dẫn tới Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khiến chính phủ Trung Quốc bị quốc
tế lên án. Những chỉ trích về các cuộc cải cách kinh tế, cả trong và ngoài Trung
Quốc cho rằng cải cách đã gây ra bất bình đẳng giàu nghèo, ô nhiễm môi trường,
tham nhũng tràn lan, thất nghiệp tăng cao, cùng với đó là tình trạng giãn thợ tại
các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả cũng như các ảnh hưởng văn
hóa xấu khác.
2. Đổi mới của Việt Nam
2.1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ ở VN
Từ khi hoà bình lặp lại 1954, miền bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm như HCM đã từng nói :"Đặc điểm to
nhất của ta là từ một nước nông nghiệp lac hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa"
Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống
nhất, cách mạng dân téc- dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả
nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội của đảng ta nói rõ hơn thực trạng kinh tế và chính trị của đất
nước: "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã
hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước
trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn
dư phong kiến còn nhiều, các thế lực thù địch thưỡng xuyên tìm cách phá hoại
chế độ XHCN và nền độc lập dan téc của nhân dân ta"
(Đảng cộng sản VN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Nxb, Sự thật HN 1991, tr 8 )
Thời kỳ qua độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cùng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước có nền kinh
tế phát triển, bởi lẽ ở các nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao
nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng
nền sản xuất mới. Dĩ nhiên đối với những nước thuộc loại này về khách quan
có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể diễn ra ngắn hơn. Đối với nước
ta một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bá qua chế độ tư bản chủ
nghĩa thì lại cần càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.
Theo Chủ tịch HCM, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ lịch
sử mà:" nhiêm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật
chất và kỹ thuật của CNXH tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng
XHCN, chóng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà
xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" (HCM toàn tập, Nxb chính trị quốc
gia HN, T10, tr 13)
Ở nước ta chóng ta lùa chọn con đường quá độ lên CNXH bá qua chế độ
TBCN.Đây là một tất yếu khách quan vì:
- Đây là con đường phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại quá độ lên
CNXH(mở đầu từ cuộc cách mạng T10 Nga) phù hợp với đông đảo nguyện
vọng của nhân dân lao động trên thế giới
- Đây cũng là con đường phù hợp với đông đảo nguyện vọng của quần chúng
nhân dân ta
- Cách mạng VN phát triển theo con đường độc lập gắn liền với CNXH. Tính
tất yếu lịch sử xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX. Nhờ đi con đường Êy
nhân dân ta đã làm cuộc cách mạng tháng 8 thành công, đã tiến hành thắng
lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay chỉ có đi lên
CNXH mới giữ vững được độc lập tự do hạnh phóc. Sự lùa chọn con đường
độc lập dân téc và CNXH của nhân dân ta, như vậy là sự lùa chọn của lịch sử
dân téc, lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó cũng đã thể hiện sự
quá độ lên CNXH bá qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
2.2 Khả năng quá độ lên CNXH bá qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Chúng ta có khả năng quá độ lên CNXH bá qua chế độ tư bản chủ nghĩa bởi
chúng ta có đầy đủ điều kiện thuận lợi cả về khách quan lẫn chủ quan
Điều kiện chủ quan:
Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài
nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền Nhà Nước dân chủ nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên
chính vô sản, đã xây dựng những cở sở ban đầu về chính trị, kinh tế của chủ
nghĩa xã hội. So sánh với Liên Xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá độ, ta tuy
có những mặt yếu nhưng cũng có những mặt thuận lợi hơn trong công cuộc
xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, một đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo,
khoa học và trí tụê, có đường lối đúng đắn và gắn bó với quần chúng đó là
nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo đảm cho thắng lợi của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa
Sau chặng đường gian lao chống giặc ngoại sâm, chúng ta đã giành
được chính quyền về tay giai cấp vô sản, do Đảng cộng- đại diện của Đảng
Macxít lãnh đạo, chúng ta đã thiết lập được liên minh công nông
Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng
chiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành lại độc lập dân téc, mà còn
vì cuộc sống Êm no hạnh phúc.Những yêu cầu đó chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
đáp ứng được.Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất
đầy đủ vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại
hội Đảng lần thứ VI đến nay đã thu được những kết quả bước đầu khả quan,
giữ vững ổn định chính trị; tạo môi trường hợp tác đầu tư; phát triển kinh tế;
đời sống nhân dân được cải thiện điều đó đã củng cố và khẳng định con
đường lùa chọn lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn
Điều kiện khách quan
Đất nước ta xây dựng chủ nghĩa trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật hiện đại trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ, nó làm cho lực
lượng sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hoá cao, vì vậy các quốc qia phụ
thuộc vào nhau ngày càng lớn. Điều đó cho phép chúng ta có thể tranh thủ tối
đa các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, khoa học công nghệ, kinh
nghiệm quản lý để phát triển nhanh nền kinh tế trong nước.
Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
ngày càng tăng lên,cũng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát
triển đi sau có thể tạo ra những khả năng để các nước kém phát triển đi sau
có thể tiếp thu và vận dụng vào nước mình những lực lượng sản xuất hiện đại
của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện " con
đường phát triển rút ngắn". Xu thế toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên tuy có chứa đựng những nguy
cơ và thách thức nhưng vẫn tạo ra khả năng khách quan cho việc khắc phục
những khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát
triển, nếu như có đường lối, chính sách đúng đắn. Trong điều kiện đó, cho
phép và buộc chúng ta phải biết tranh thử cơ hội, tận dụng, khai thác sử dụng
có hiệu quả những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta.
2.3 Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Đây chính là con đường phát triển "rút ngắn " lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.Về chính trị bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, của kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa.Về kinh tế bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua
sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực
hiện quá trình xã hội hoa sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là rút ngắn một cách đáng kể quá
trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chủ nghĩa tư bản đã có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất, xã hội hoá lao động dùa trên nền tảng chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa. Quá trình này diễn ra một cách tư phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ
cùng với những đau khổ đối với con người. Ngày nay trong lúc điều kiện lịch
sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát triển rút ngắn, phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, tránh cho nhân dân ta những đau khổ của con đường
tư bản chủ nghĩa. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua việc sử dụng
biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị trường có sự
quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng,
phát triển kinh tế nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện thành công với
điều kiện chính quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhận thức đầy đủ rằng sự rút ngắn ở đây không
phải là công việc có thể làm nhanh chóng nh chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
"Tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều được. Đó là cả một
công tác tổ chức và giáo dục"
_
(1)
(1. Trích theo " HCM: Toàn tập.Nxb. Chính trị quốc gia, HN,1996,t8 ")
" Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần"
(1. Trích theo " HCM: Toàn tập.Nxb. Chính trị quốc gia, HN,1996,t226 ")
Nhận thức đúng nội dung của sự quá độ bỏ qua hay rút ngắn này có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản,duy ý
chí về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước mà chủ nghĩa tư bản
chưa phát triển
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo cách nói tóm tắt và méc mạc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là : Trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn
bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được Êm no và sống một
cuộc đời hạnh phóc. Quán triệt tư tưởng cơ bản đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Đảng ta đã khẳng định :" Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là
một xã hội :
+ Do dân lao động làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao dùa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
có chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân téc.
+ Con người được giải phóng bằng áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống Êm no, tù do, hạnh phóc, có điều
kiên phát triển cá nhân.
+ Các dân téc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ.
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân cả nước trên thế giới".
(Trích theo: Đảng cộng sản Vn:Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH,Nxb Sự Thật,HN1991,Tr 8-9)
Quá trình quá độ lên CNXH ở VN nghĩa là:
+Bỏ qua chế độ TBCN không có nghĩa là chúng ta phủ nhận sạch trơn
những thành tựu của nhân loại đã đạt được trong CNTB, xoá bỏ nhanh KTTB
mà là bỏ qua sự thống trị của kinh tế TBCN, sự thống trị của quan hệ sản xuất
TBCN và kinh tế thị trường TBCN trong nền kinh tế xã hội ở nước ta và biết
tận dông tranh thủ những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới CNTB
để phát triển nhanh kinh tế trong nước
+Bỏ qua đây không phải là bỏ qua sự phát triển kinh tế hàng hoá , KTTT
mà là phát triển kinh tế hàng hoá , KTTT
+Bỏ qua đây là chúng ra phải biết tìm ra và thực hiện những hình thức kinh
tế quá độ trung gian thích hợp nhằm phát huy các tiềm năng kinh tế trong
nước và tranh thủ tối đa các thế mạnh từ bên ngoài
+Thực chất bỏ qua chế độ TBCN ở VN ở đây chính là đưa nhanh nền kinh
tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn định hướng XHCN và xác định đây
là con đường khó khăn, phức tạp không thể một sớm một chiều thực hiện
được ngay.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: Xây dựng một xã hội dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.4 Những thành tựu đạt được
- Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về nhiêu mặt gắn liền với việc
giải quyết các vấn đề xã hội có hiệu quả. So với năm 2003, GDP tăng 7,6%, sản
lượng công nghiệp tăng 15,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 24%, vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài tăng 35%, khách du lịch nước ngoài tăng 13%, tỷ lệ hộ
nghèo giảm xuống còn khoảng trên dưới 9% so với 12% năm 2003.
- Việt Nam có môi trường chính trị ổn định và an ninh, an toàn xã hội được đảm
bảo. Điều nay tạo thuận lợi cho việc thu hót đầu tư và phát triển
- Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Hàng loạt chính sách vĩ mô liên
quan đến thuế, hải quan đất đai, thủ tục hành chính được chính phủ ban hành,
khuyến khích và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước.
Quốc hội VN cũng đã thông qua nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc cải
thiện môi trường đầu tư.
- VN đã thu được nhiều thành tựu trong việc tăng cường đa phương, đa dạng hoá
quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường, tranh thủ viện trợ, cải thiện năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường thuận
lợi phát triển và nâng cao năng lực quản lý, điều hành vĩ mô, gia tăng khả năng
thích ứng với sự biến động của kinh tế thế giới
- VN đã triển khai mạnh mẽ và toàn diện các hoạt động đối ngoại của mình và
thu được nhiều kết quả tốt đẹp.Đặc biệt VN tổ chức thành công Hội nghị Cấp
cao Á- ÂU lần thứ 5 (ASEM-5) tại Hà Nội tháng 10/2004, mở ra giai đoạn phát
triển mới thóc đẩy sự hợp tác giữa hai châu lục. Những kết quả đó góp phần
nâng cao và khẳng định vị thế của VN trên trường quốc tế
- Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ USD, VN được đánh
giá là nhà xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu Gạo xuất khẩu
đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 900 triệu USD tăng gần 23% so với năm 2003;
xuất khẩu hạt Điều đạt 100000 tấn, với kim ngạch 400 triệu USD(mở rộng thị
trường sang Mỹ, TQ, Đông và Bắc Âu). Ngành chế biến Gỗ xuất khẩu tăng
mạnh nhất trong năm, đạt trên 1 tỷ đồng(chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu
của ngành nông nghiệp); Cà phê xuất khẩu đạt 900000 tấn tăng gần 40% với
kim ngạch tăng gần 30%
- Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, tăng trưởng bình quân 4
năm 2001-2004, năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1%, năm 2003 tăng
7,3%, năm 2004 tăng 7,6%
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 4 năm là 5,2%(kế
hoạch là 4,8%)
- Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước quí 1/2005 tăng 7,2% so với
cùng kỳ trước, cao hơn quí 1/2003 và quí 1/2004, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tăng 4,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ tăng
7%
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí 1/2005 có mức tăng trưởng
4,1%, tăng đáng kể so với mức tăng 1,6 %, nông nghiệp tăng mạnh, từ mức tăng
0,1% trong quí 1/2994 lên 3,9% trong quí 1 năm nay và thuỷ sản tăng 6,1%
Khu vực dịch vụ tăng trưởng quí 1 là 7% cao hơn mức tăng của quí
1/2004 và quí 1/2003, do một số ngành như thương nghiệp, vận tải , bưu điện,
bảo hiểm đều duy trì được mức tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ(thương
nghiệp tăng 7,3%; ngành vận tải, bưu điện, du lịch tăng 7,4%, ngành bảo hiểm
tăng 7,7%) đặc biệt là ngành khách sạn, nhà hàng có mức tăng trưởng quí 1 là
11,1%
2.5 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, là những sai lầm và thiếu sót.
Đó là sự vận dụng không đúng đắn, thiếu sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào thực tiễn cuộc sống, cũng như việc chậm tổng kết những bài học từ
thực tiễn xây dựng CNXH để bổ sung phát triển đường lối, chính sách phát
triển lý luận; Như vội vã xó bỏ mọi thành phần kinh tế hàng hoá, thực hiện
công nghiệp hoá mà không tính đến hiệu quả của các công trình được xây
dựng, coi nhẹ hoặc phủ nhận cuọc đấu tranh giai cấp, thiết chế một nền
dân chủ nặng về hình thức, chưa đảm bảo nhân dân lao động thực sự làm
chủ mọi mặt của đời sống xã hội; thực hiện chính sách bao cấp tràn lan,
chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; coi nhẹ công
tác xây dựng đảng và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội.v v
Những khuyết tật mang tính giáo điều, chủ quan duy ý chí, quan liêu xa
rời quần chúng nói trên đã làm cho tính ưu việt của CNXH lâm vào khủng
hoảng toàn diện.
Nguyên nhân của những khuyết tật trên bao gồm nhiều nguyên nhân mà một
trong những nguyên nhân chính là xa rời hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin,
vận dụng không đúng đắn sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến, quan điểm toàn diện trong chủ nghĩa Mác-Lênin.
Không xem xét sự việc trong mối liên hệ với sự việc khác, quá nhấn mạnh coi
trong nhiệm vụ này mà xa rời hoặc thậm chí là phủ nhận mục tiêu khác.v.v
III. Kết luận
Đi lên CNXH là con đường tất yếu của nước ta. Chúng ta phê phán những
khuyết tật, sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH nhưng không quan niệm
những lệch lạc đó là khuyết tật của bản thân chế độ, coi khuyết điểm là tất cả,
phủ định thành tựu, từ đó dao động về mục tiêu và con đường đi lên CNXH.
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu CNXH, mà là làm cho mục tiêu ấy
được thực hiện có kết quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, bằng
những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
1. Giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn
lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước,
đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.