BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
TRƯƠNG NGỌC DƯƠNG
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ C-PEPTID, INSULIN, TỰ
KHÁNG THỂ KHÁNG INSULIN, MỘT SỐ CHỈ SỐ
OXY HÓA/CHỐNG OXY HÓA Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1
Chuyên ngành : Nội - Nội tiết
Mã số : 62.72.20.15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2009
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Người hướng dẫn khoa học:
1- PGS.TS Trần Xuân Trường
2- PGS.TS Nguyễn Thị Hoàn
Phản biện 1: PGS. TS Tạ Văn Bình
Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Hà
Phản biện 3: GS. TS Nguyễn Thu Nhạn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà
nước họp tại Học viện Quân y Vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 12
tháng 09 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trương Ngọc Dương (2005), "Nghiên cứu nồng độ Insulin
huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2", Tạp chí Y
học thực hành số 6/ 2005, tr.13-15.
2. Trương Ngọc Dương (2006), "Nhận xét về tình trạng đái
tháo đường ở 5 trẻ em mắc bệnh bạch cầu dòng Lympho
sau hoá trị liệu", Tạp chí Y dược học quân sự, số 01/ 2006,
tr. 116-119.
3. Trương Ngọc Dương, Trần Xuân Trường, Trịnh Thanh
Hùng (2007), "Định lượng kháng thể kháng Insulin ở trẻ
em bình thường bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ",
Tạp chí Y dược học quân sự số 04/ 2007, tr. 44-47.
4. Trương Ngọc Dương, Nguyễn Thị Hoàn, Trần Xuân
Trường, Trịnh Thanh Hùng (2009), "Sự thay đổi trạng
thái oxy hoá, chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 1", Tạp chí Y học quân sự số 257/ 2009, tr15-20.
5. Trương Ngọc Dương, Nguyễn Thị Hoàn, Trần Xuân
Trường, Trịnh Thanh Hùng (2009), "Nghiên cứu nồng
độ C-Peptid, IAA, Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp
1", Tạp chí Y dược học quân sự số 04/ 2009, tr 24-28.
6. Trương Ngọc Dương, Nguyễn Thị Hoàn, Trần Xuân
Trường, Trịnh Thanh Hùng (2009), "Các chỉ dấu
(marker) miễn dịch trong chẩn đoán và dự đoán đái tháo
đường týp 1", Tạp chí Thông tin Y dược, số 04/ 2009, tr 10-
12.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường týp 1 chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh
nhân đái tháo đường, đây là bệnh tự miễn mạn tính, do tế bào beta
của đảo tụy bị hủy hoại, dẫn đến cần phải điều trị insulin để duy trì
chuyển hóa glucose. Bệnh xuất hiện nhiều tự kháng thể, trong đó có
tự kháng thể kháng insulin (IAA) đã được dùng để chẩn đoán, tiên
l
ượng, đánh giá hiệu quả điều trị và dự phòng. Ngoài ra, xét nghiệm
insulin và C-peptid có giá trị trong chẩn đoán, đánh giá chức năng
còn lại của tế bào beta tiểu đảo. Nhiều nghiên cứu về đái tháo đường
týp 1 cho thấy: nồng độ các sản phẩm của quá trình peroxyd hóa
lipid (MDA) tăng cao, nồng độ các chất chống oxy hóa như GSH,
các enzym SOD, GPx,… thay đổi theo hướng bất lợi cho cơ thể. Ở
nước ta, chưa có nghiên cứu nào về
sinh bệnh học của đái tháo
đường týp 1, trạng thái oxy hóa/chống oxy hóa, mối liên quan giữa
các yếu tố này trong tiến triển, hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ C-peptid,
Insulin, tự kháng thể kháng Insulin, một số chỉ số oxy hóa/chống
oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1” nhằm mục tiêu:
1. Xác định sự biến đổi nồng độ C-peptid, insulin và tự
kháng thể kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
2. Đánh giá sự thay đổi giá trị một số chỉ số oxy hóa/chống
oxy hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
Đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu đầu tiên về biến đổi nồng độ C-peptid,
insulin, IAA và một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 1 ở Việt Nam. Có đóng góp mới cho nghiên cứu bệnh
lý đái tháo đường týp 1
ở nước ta; giúp chẩn đoán, tiên lượng, hiệu
quả của điều trị và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
2
Cấu trúc của luận án
Luận án dày 121 trang, có các phần: Đặt vấn đề: 2 trang;
Chương 1-Tổng quan: 33 trang; Chương 2-Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: 12 trang; Chương 3-Kết quả nghiên cứu: 27 trang;
Bàn luận: 45 trang; Kết luận: 1 trang; Kiến nghị 1 trang; Có 41 bảng,
8 biểu đồ, 9 hình. Có 199 tài liệu tham khảo, tiếng nước ngoài (tiếng
Anh) 186 tài liệu. Có sáu công trình nghiên cứu của tác giả liên quan
tới luận án. Phần phụ lục có danh sách 93 bệnh nhân nghiên cứu và
nhóm chứng, kết quả
xét nghiệm các chỉ tiêu C-peptid, insulin, IAA
và một số chỉ số oxy hóa, chống oxy hóa, mẫu bệnh án nghiên cứu.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại đái tháo đường
1.1.1. Khái niệm đái tháo đường:
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện
bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu / hoặc mất hoàn
toàn insulin hoặc có liên quan tới sự suy yếu trong bài tiết và hoạt
động của insulin. H
ệ quả của tăng glucose máu mạn tính là tổn
thương nhiều cơ quan như mắt, thận, thần kinh,…
1.1.2. Phân loại đái tháo đường: có ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 và một
số loại ĐTĐ khác có nguyên nhân (WHO). Trong đó, ĐTĐ týp 1 là
bệnh tự miễn mạn tính, do tế bào beta của đảo tụy bị hủy hoại, dẫn
đến cần phải điều trị insulin để duy trì chuyể
n hóa glucose, ngăn
ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
1.2 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 1
1.2.1. Yếu tố di truyền: thấy ở 5-10% trẻ sinh đôi khác trứng và trên
27% ở trẻ sinh đôi cùng trứng. Các gen liên quan chủ yếu nằm ở
vùng HLA trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 6.
1.2.2. Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường được coi là có vai trò
ảnh hưởng trong việc kích thích quá trình khởi phát tự miễn ở những
người có bộ gen nhạy cả
m.
1.2.3. Yếu tố miễn dịch: Dưới tác động khởi phát của các yếu tố môi
trường, hàng loạt các phản ứng miễn dịch xảy ra, dẫn đến các tế bào
3
beta bị hủy hoại. Các tự kháng thể hay gặp là ICA, anti-GAD, IAA
và IA-2A.
1.3. Biến đổi nồng độ C-peptid, insulin và các tự kháng thể ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 1
1.3.1. Biến đổi nồng độ insulin: Xác định nồng độ insulin máu được
tiến hành nhằm: Đánh giá chức năng tế bào beta, đặc biệt ở những
trường hợp mới được chẩn đoán ĐTĐ týp 1; hỗ trợ phân biệt ĐT
Đ
týp 1 và ĐTĐ týp 2; chẩn đoán bệnh u tế bào tiết insulin; thăm dò
sinh bệnh học của bệnh ĐTĐ.
1.3.2. Biến đổi nồng độ C-peptid: Xác định nồng độ ban đầu của C-
peptid sau kích thích bằng cách dùng glucagon hoặc bữa ăn hỗn hợp
ở bệnh nhân mới xuất hiện ĐTĐ týp 1 được sử dụng trong lâm sàng
như một phương pháp đánh giá chức năng còn lại củ
a tế bào beta.
1.3.3. Biến đổi nồng độ các tự kháng thể: các tự kháng thể chủ yếu
của tế bào beta có liên quan tới sự hình thành và phát triển của bệnh
ĐTĐ týp 1. Hiện nay, có 4 chỉ số dùng để thăm dò miễn dịch hay gặp
với tần suất và tính đặc hiệu cao đó là ICA, IAA, GAD và IA-2.
1.4. Hemoglobin A1c: HbA1c được dùng để theo dõi sự kiểm soát
glucose máu trong một vài tháng gần nhất ở những bệnh nhân ĐTĐ.
1.5. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 1
1.5.1. Những con đường hình thành gốc tự do và hậu quả: Gốc tự
do (GTD) là những tiểu phân hoá học, có điện tử đơn độc ở quỹ đạo
ngoài cùng (điện tử không cặp đôi) có khả năng phản ứng cao.Gốc tự
do được hình thành qua quá trình hô hấp tế bào, phơi nhiễm với
1.5.2. Sự biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 1: ĐTĐ týp 1 làm gia tăng stress oxy hóa
và các GTD sinh ra quá mức làm tăng nhanh các biến chứng của
ĐTĐ týp 1. Nồng độ các chất oxy hóa tăng cao, giá trị các chỉ số
chống oxy hóa giảm hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng và sự thay
đổi này phụ thuộc vào tiến triển và biến chứng.
1.6. Tình hình nghiên cứu đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới: đã có nhiều nghiên cứu về các tự kháng thể, các
chất oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1. Trong số tự
4
kháng thể đó có bốn loại được nhiều nghiên cứu xếp vào các marker
của ĐTĐ týp 1 là ICA, IAA, anti - GAD, IA-2A.
Ở Việt Nam: Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐ đã được
triển khai ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta chưa có công
trình nào nghiên cứu về kháng thể kháng insulin, C-peptid và trạng
thái chống oxy hoá ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượ
ng nghiên cứu
Gồm 93 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 điều trị tại Viện nhi Trung ương
từ tháng 12/2005 đến 12/200 và 38 trẻ em bình thường được gia đình
tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tất cả các đối tượng tham gia
nghiên cứu được khám lâm sàng, làm đầy đủ các xét nghiệm theo
mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm bệnh
* Tiêu chuẩn chẩn đ
oán ĐTĐ (theo WHO, 1998): có ít nhất
một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Glucose máu tĩnh mạch lúc đói >
7,0 mmol/l ở thời điểm sau
6-8 giờ nhịn ăn (làm xét nghiệm 2 lần).
- Glucose máu tĩnh mạch ở bất kỳ thời điểm nào >
11,1 mmol/l.
- Glucose máu tĩnh mạch >
11,1 mmol/l sau 2 giờ làm nghiệm
pháp dung nạp glucose đường uống.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 1 (theo ADA, 2005).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán các biến chứng:
- Tiêu chuẩn hôn mê: suy giảm ý thức và/hoặc hôn mê, thở có
mùi ceton. Ceton máu tăng, ceton niệu dương tính.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng thận: microalbumin niệu,
protein niệu, suy thận.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng mắt: bệnh xuất huyết võng
mạc, xơ hóa võng mạc, đục thủ
y tinh thể.
5
2.1.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng
38 đối tượng có phân bố tuổi và giới tính tương đương với
nhóm ĐTĐ týp 1, được xác định là bình thường qua thăm khám lâm
sàng và các xét nghiệm cơ bản.
Các tiêu chuẩn lựa chọn: Không có bằng chứng lâm sàng và
hóa sinh của bệnh ĐTĐ; không mắc bệnh mạn tính liên quan tới
chuyển hóa glucid và lipid; không mắc các bệnh cấp và mạn tính ở
tim, gan, thận và các bệnh tự miễn khác; tất cả nhóm ch
ứng được xét
nghiệm các chỉ số như nhóm bệnh ĐTĐ týp 1.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Đợt cấp của các bệnh mạn tính. Bệnh tự
miễn dịch khác. Đái tháo đường týp 2 ở người trẻ. Bệnh tụy thực tổn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt
ngang và so sánh.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Một số đặc đi
ểm chung ở bệnh nhân nghiên cứu: Tuổi, giới
(ở thời điểm làm xét nghiệm nghiên cứu). Phân bố theo vùng (đồng
bằng, trung du, miền núi). Tiền sử bản thân, gia đình. Tuổi phát hiện
bệnh, thời gian mắc bệnh tính đến thời điểm nghiên cứu. Triệu chứng
lâm sàng. Các biến chứng: hôn mê, mắt, thận. Nồng độ glucose máu
lúc vào viện. Nồng độ HbA1c.
2.2.2.2. Nồng độ C-peptid, Insulin, IAA, một số chỉ s
ố oxy hóa/chống
oxy hóa ở các nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1: Nhóm ĐTĐ týp 1 và
nhóm chứng. Nhóm ĐTĐ týp 1 phát hiện lần đầu và điều trị insulin.
Nhóm ĐTĐ týp 1 có và chưa có biến chứng. Nhóm ĐTĐ týp 1 theo
tuổi phát hiện bệnh, thời gian mắc bệnh. Nhóm ĐTĐ týp 1 theo nồng
độ HbA1c. Tìm hiểu mối tương quan giữa C-peptid, insulin, IAA,
một số chỉ số oxy hóa/chống oxy và một số đặc điể
m chung ở nhóm
93 bệnh nhân và nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh lần đầu.
2.2.3. Phương pháp xét nghiệm một số chỉ số
IAA, Insulin, C-peptid: Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu
(Bệnh viện Bạch Mai): phương pháp miễn dịch phóng xạ, kít của
hãng Cis bio (Pháp).
6
MDA, SOD, TAS, GPx: Phòng Công nghệ sinh học enzym,
Viện Công nghệ sinh học (Viện công nghệ sinh học): kit Randox
(Đức). GSH, GR: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh Y Dược học
(Học viện Quân y): kit Sigma (Hoa Kỳ).
2.2.4. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu: Kít xét nghiệm IAA, C-peptid
và insulin của Cis bio (Pháp). Kít xét nghiệm GPx, SOD và TAS của
Randox (Đức). Kít xét nghiệm GSH, GR, MDA của Sigma (Hoa Kỳ).
Máy sinh hóa tự động, model 704, hãng Hitachi; máy ly tâm; máy lắc;
máy đếm xung xạ; máy ELISA 96 giếng, máy quang phổ.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được x
ử lý
theo các thuật toán thống kê y học trên máy vi tính với phần mềm
Excel, SPSS 11.5 (SPSS Inc. USA 2002) và STATISTICA 5.0
(Statsoft Inc. Tulsa. USA 1995).
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1. Tuổi và giới ở thời điểm làm xét nghiệm
Giới
Nam (n = 42) Nữ (n = 51)
Tổng
Nhóm tuổi
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
< 1 năm 0 0 3 5,9 3 3,2
1 - < 5 năm 2 4,8 4 7,8 6 6,5
5 - < 10 năm 10 23,8 8 15,7 18 19,4
10 - < 15 năm 16 38,1 16 31,4 32 34,4
≥ 15 năm 14 33,3 20 39,2 34 36,5
Tuổi (năm) 12,4 ± 5,1 12,2 ± 6,2 12,3 ± 5,7
p p > 0,05
Nhóm bệnh có tuổi trung bình là 12,3 ± 5,7 tuổi (cao nhất là
24 tuổi, thấp nhất là 2 tháng tuổi). Đa số (70,9 %) ở nhóm từ 10 – 15
tuổi và ở nhóm > 1 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tuổi giữa hai giới (p > 0,05).
7
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ týp 1 theo khu vực
Tỷ lệ mắc phần lớn ở vùng đồng bằng (60,2%).
Bảng 3.2. Tiền sử bản thân và gia đình
Tiền sử Số bệnh nhân (n = 93) Tỷ lệ %
Bản thân
Đẻ non 02 2,2
Đẻ ngạt 01 1,1
Động kinh 01 1,1
Gia đình (có người mắc ĐTĐ)
Mẹ đẻ 02 2,2
Chị, em ruột 02 2,2
Bác ruột 01 1,1
Tổng cộng 05 5,5
Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường trong tiền sử bản thân gặp ở
4,4 %. Chỉ có 5,5% bệnh nhân có thân nhân bị ĐTĐ týp 1.
Bảng 3.3. Tuổi phát hiện bệnh
Tuổi phát hiện bệnh Số bệnh nhân (n = 93) Tỷ lệ (%)
≤ 1 tuổi 4 4,3
1- ≤ 5 tuổi 40 43,0
5 - ≤ 10 tuổi 29 31,2
10 - ≤ 15 tuổi 17 18,3
> 15 tuổi 3 3,2
Đa số bệnh nhân (96,8 %) phát bệnh trước 15 tuổi.
60,2%
26,9%
12,9%
Đồng bằng
Miền Núi
Trung du
8
Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc bệnh
Phần lớn bệnh nhân (65,6%) có thời gian mắc bệnh < 10 năm.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ vào viện lần thứ nhất
Bệnh nhân vào viện lần đầu gặp ở 33,3% số bệnh nhân.
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số bệnh nhân (n = 93) Tỷ lệ (%)
Gầy sút 72 77,4
Đái nhiều 67 72,0
Uống nhiều 50 53,8
Ăn nhiều 17 18,3
Các triệu chứng của ĐTĐ gặp theo thứ tự: gầy sút 77,4%, đái
nhiều 72,0%, uống nhiều 53,8%, ăn nhiều 18,3%.
33,3%
66,7%
vào viện lần đầu tiên
vào viện trên 1 lần
34,1%
21,5%
14,0%
30,1%
0,0%
5,0%
10,0%
15,0%
20,0%
25,0%
30,0%
35,0%
tỷ lệ %
< 1 năm1 - < 5 năm5 - < 10 năm ≥ 10 năm
th
ờ
i gian
9
Bảng 3.5. Các biến chứng ở nhóm bệnh nhân
Biến chứng Số bệnh nhân (n = 93) Tỷ lệ (%)
Hôn mê nhiễm toan ceton 07 7,5
Mắt 14 15,1
Thận 15 16,1
Có biến chứng 31 33,3
Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng là 33,3%; biến chứng thận gặp
nhiều nhất (16,1%); biến chứng mắt 15,1%; biến chứng hôn mê
nhiễm toan ceton 7,5%.Trong đó 29,3% bệnh nhân có 01 biến
chứng; 3,2% bệnh nhân có 2 loại biến chứng và 1,1% bệnh nhân có 3
biến chứng.
Bảng 3.6. Nồng độ glucose máu
Nồng độ glucose máu lúc vào viện (mmol/l)
Tối thiểu - Tối đa 14,1 – 45,3
Trung bình 24,6 ± 6,3
Tỷ lệ bệnh nhân có glucose máu ở nồng độ khác nhau (n = 93)
11 - < 22 (mmol/l) 35 (37,6%)
> 22 (mmol/l) 58 (62,4%)
Tất cả bệnh nhân có glucose máu lúc vào viện lớn hơn 11
mmol/l, có 62,4% có glucose máu >
22 (mmol/l).
Bảng 3.7. Nồng độ HbA1c ở bệnh nhân nghiên cứu
Giá trị HbA1c (%) Số bệnh nhân (n = 93) Tỷ lệ (%)
≤ 7 15 16,1
> 7 78 83,9
Trung bình 9,8 ± 2,9
Tỷ lệ bệnh nhân có HbA1c ≤ 7 % là 15 trẻ em (16,1 %).
3.2. Biến đổi nồng độ C-peptid, insulin và IAA ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 1
3.2.1. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin ở 93 bệnh nhân nghiên cứu
10
3.2.1.1. Biến đổi nồng độ C-peptid, insulin và IAA:
Bảng 3.8. Nồng độ C-peptid, insulin, IAA ở 93 bệnh nhân
Chỉ số
Nhóm chứng
(n = 38)
Nhóm ĐTĐ týp 1
(n = 93)
p
C-peptid (nmol/l) 0,93 ± 0,07 0,13 ± 0,19 < 0,001
Insulin (μU/ml) 8,36 ± 4,08 16,61 ± 14,30 < 0,001
IAA (%) 4,00 ± 0,55 22,31 ± 18,06 < 0,001
Ở nhóm ĐTĐ týp 1: nồng độ C-peptid thấp hơn; nồng độ
insulin, IAA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
3.2.1.2. Tương quan của C-peptid, IAA ở 93 bệnh nhân ĐTĐ týp 1
Bảng 3.9. Tương quan của C-peptid với các chỉ số khác ở 93 bệnh nhân
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Tuổi phát hiện bệnh 0,24 < 0,05 y = 0,011593x + 0,058581
Thời gian mắc bệnh - 0,25 < 0,05 y = - 0,00751x + 0,177274
IAA - 0,22 < 0,05 y = - 0,00231x + 0,184862
HbA
1
c - 0,33 < 0,01 y = - 0,02104x + 0,290861
Nồng độ C-peptid có tương quan nghịch với thời gian mắc
bệnh, IAA, HbA1c và tương quan thuận với tuổi phát hiện bệnh.
Bảng 3.10. Tương quan của IAA với các chỉ số khác ở 93 bệnh nhân
Tương quan với r P Hàm số tương quan
C-peptid - 0,22 < 0,05 y = - 21,2658x + 25,14425
HbA
1
c 0,38 < 0,001 y = 2,373074x – 1,03661
Nồng độ IAA có tương quan nghịch với C-peptid; tương quan
thuận với HbA1c.
3.2.2. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin ở nhóm đái tháo đường týp 1
phát hiện lần đầu và nhóm điều trị insulin
3.2.2.1. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin :
11
Bảng 3.11. Nồng độ C-peptid, insulin, IAA ở nhóm phát hiện lần
đầu và nhóm điều trị insulin
Chỉ số
Chứng
(n = 38)
(1)
Phát hiện lần
đầu (n = 31)
(2)
Điều trị insulin
(n = 62)
(3)
p
C-peptid
(nmol/l)
0,93 ±
0,07
0,16 ± 0,20 0,12 ± 0,18
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
Insulin
(μU/ml)
8,36 ±
4,08
4,46 ± 2,94 22,23 ± 14,06
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
<0,001
IAA (%)
4,00 ±
0,55
24,06 ± 20,62 21,43 ± 16,75
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
Ở nhóm ĐTĐ týp 1 phát hiện lần đầu và ở nhóm điều trị insulin:
nồng độ C-peptid thấp hơn, nồng độ IAA cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm chứng. Nồng độ insulin ở nhóm ĐTĐ týp 1 phát hiện lần
đầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm chứng.
3.2.2.2. Tương quan của C-peptid, IAA ở nhóm phát hiện lần đầu
Biểu đồ 3.4. Tương quan gi
ữa C-peptid với HbA1c ở 31 bệnh nhân
y = - 0,02707x + 0,426782
r = - 0,43
-0,4
-0,2
0
0,2
0,4
0,6
0 5 10 15 20
HbA1C
C-peptid
y = - 0,02707x + 0,426782
r = - 0,43
12
Nồng độ C-peptid có tương quan nghịch mức độ trung bình
với HbA1c.
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa IAA với HbA1c ở ở 31 bệnh nhân
Nồng độ IAA tương quan thuận với HbA1c.
3.2.3. Nồng độ C-peptid, IAA, Insulin theo biến chứng
Bảng 3.12. Nồng độ C-peptid, Insulin, IAA theo biến chứng
Chứng
(n = 38)
Chưa có biến
chứng (n = 62)
Có biến chứng
(n = 31)
Chỉ số
(1) (2) (3)
p
C-peptid
(nmol/l)
0,93 ± 0,07 0,15 ± 0,19 0,10 ± 0,19
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
Insulin
(μU/ml)
8,36 ± 4,08 15,64 ± 13,99 17,63 ± 15,08
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,01
p
3-2
>0,05
IAA (%) 4,00 ± 0,55 20,96 ± 18,63 25,01 ± 16,83
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
Ở nhóm ĐTĐ týp 1 chưa có biến chứng và có biến chứng:
Nồng độ C-peptid thấp hơn và nồng độ IAA cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng.
y = 3,42673x - 9,60981
r = 0,52
-60
-40
-20
0
20
40
60
0 5 10 15 20
HbA1c
13
Bảng 3.13. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA ở nhóm chưa biến
chứng: phát hiện lần đầu và điều trị bằng insulin
Nhóm ĐTĐ týp 1 chưa biến chứng
Chỉ số
Phát hiện lần đầu
(n = 22)
Điều trị insulin
(n = 40)
p
C-peptid (nmol/l) 0,19 ± 0,22 0,13 ± 0,16 > 0,05
Insulin (μU/ml) 4,84 ± 3,28 21,58 ± 14,08 < 0,05
IAA (%) 25,74 ± 22,40 18,33 ± 15,90 > 0,05
Nồng độ insulin ở nhóm điều trị insulin cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm phát hiện lần đầu.
Bảng 3.14. Nồng độ C–peptid, insulin và IAA ở nhóm điều trị
insulin: chưa có biến chứng và có biến chứng
Nhóm điều trị insulin
Chỉ số
Chưa có biến
chứng (n = 40)
Đã có biến chứng
(n = 22)
p
C-peptid (nmol/l) 0,13 ± 0,16 0,10 ± 0,22 > 0,05
Insulin (μU/ml) 21,58 ± 14,08 23,4 ± 14,27 > 0,05
IAA (%) 18,33 ± 15,9 27,08 ± 17,15 < 0,05
Nhóm điều trị insulin, nồng độ IAA ở nhóm có biến chứng
cao hơn có ý nghĩa thống kê hơn so với nhóm chưa có biến chứng.
3.2.4. Nồng độ C-peptid, IAA, insulin ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 1 theo tuổi phát hiện bệnh và thời gian mắc bệnh
Bảng 3.15. Nồng độ C-peptid, insulin, IAA theo tuổi phát hiện bệnh
Tuổi phát hiện bệnh
Chỉ số
≤ 5 tuổi (n = 44) > 5 tuổi (n = 49)
p
C-peptid (nmol/l) 0,09 ± 0,16 0,18 ± 0,22 < 0,05
Insulin (μU/ml) 18,88 ± 14,9 13,99 ± 13,79 > 0,05
IAA (%) 23,14 ± 17,00 21,56 ± 19,11 > 0,05
14
Nồng độ C-peptid ở nhóm có tuổi phát hiện bệnh > 5 tuổi cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phát hiện bệnh ≤ 5 tuổi.
Bảng 3.16. Nồng độ C-peptid, insulin và IAA ở theo thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh
Chỉ số
< 5 năm (n = 52) >
5 năm (n = 41)
p
C-peptid (nmol/l) 0,16 ± 0,20 0,10 ± 0,16 > 0,05
Insulin (μU/ml) 10,58 ± 11,72 23,57 ± 14,11 < 0,001
IAA (%) 20,00 ± 18,62 25,33 ± 17,11 < 0,05
Nồng độ IAA, insulin ở nhóm có thời gian mắc bệnh > 5 năm
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thời gian < 5 năm.
3.2.5. Nồng độ C-peptid, IAA, insulin theo HbA1c
Bảng 3.17. Nồng độ C-peptid, insulin, IAA theo HbA1c
Chỉ số
HbA1c ≤ 7%
(n = 15)
HbA1c > 7%
(n = 78)
p
C-peptid (nmol/l)
0,27 ± 0,25 0,11 ± 0,16 > 0,05
Insulin (μU/ml)
7,84 ± 7,41 17,93 ± 14,77 > 0,05
IAA (%)
16,85 ± 16,23 23,36 ± 18,30 > 0,05
Ở nhóm bệnh nhân có HbA1c ≤ 7%: Nồng độ C-peptid cao
hơn, nồng độ IAA thấp hơn so với nhóm có HbA1c > 7% nhưng sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
3.3. Biến đổi của các chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa
3.3.1. Chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở 93 bệnh nhân ĐTĐ týp 1
3.3.1.1. Giá trị các chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở 93 bệnh nhân
Bảng 3.18. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá
Chỉ số
Nhóm chứng
(n = 38)
Nhóm ĐTĐ týp 1
(n = 93)
p
MDA (μmol/l) 0,51 ± 0,18 4,34 ± 0,94 < 0,001
SOD (U/gHb) 1527,20 ± 218,35 891,61 ± 378,61 < 0,001
GPx (U/gHb) 65,88 ± 9,71 38,72 ± 20,41 < 0,001
GR (U/gHb) 0,07 ± 0,02 0,04 ± 0,02 < 0,001
TAS (mmol/l) 2,30 ± 0,30 1,42 ± 0,26 < 0,001
GSH (μmol/l) 1,27 ± 0,24 0,56 ± 0,24 < 0,001
15
Ở nhóm ĐTĐ týp 1: nồng độ MDA cao hơn; giá trị của các chỉ số
SOD, GPx, GR, TAS và GSH thấp hơn so với nhóm chứng (p < 0,001).
3.3.1.2. Tương quan của các chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở 93 bệnh
nhân
Bảng 3.19. Tương quan giữa MDA với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Thời gian mắc bệnh 0,27 < 0,05 y = 0,039265x + 4,111649
C-peptid - 0,29 < 0,01 y = - 1,4379x + 4,53301
HbA
1
c 0,29 < 0,01 y = 0,09407x + 3,415846
SOD - 0,35 < 0,001 y = - 0,00088x + 5,125002
GPx - 0,44 < 0,001 y = - 0,02041x + 5,131701
GR - 0,42 < 0,001 y = - 18,5364x + 5,011191
TAS - 0,51 < 0,001 y = - 1,8107x + 6,903911
GSH - 0,49 < 0,001 y = - 1,97916x + 5,444131
Nồng độ MDA tương quan thuận với thời gian mắc bệnh, HbA1c
và tương quan nghịch với C-peptid, SOD, GPx, GR, TAS, GSH.
Bảng 3.20. Tương quan giữa SOD với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Thời gian mắc bệnh - 0,30 > 0,05 y = -17,2396x + 992,4367
HbA
1
c - 0,30 < 0,01 y = -39,1917x + 1277,164
GPx 0,53 < 0,001 y =9,833895x + 510,8656
TAS 0,60 < 0,001 y =789,5976x - 225,883
GSH 0,42 < 0,001 y = 673,70x + 516,2048
Hoạt độ SOD tương quan thuận với GPx, TAS, GSH và tương
quan nghịch với thời gian mắc bệnh, HbA1c.
Bảng 3.21. Tương quan giữa TAS với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Thời gian mắc bệnh - 0,25 < 0,05 y = - 0,01054x + 1,476926
C-peptid 0,29 < 0,01 y = 0,399884x + 1,361951
HbA
1
c - 0,33 < 0,01 y = - 0,03017x + 1,712058
GPx 0,45 < 0,001 y = 0,005823x + 1,189813
GSH 0,60 < 0,001 y = 0,671535x + 1,04107
16
Nồng độ TAS tương quan thuận với C-peptid, GPx, GSH và
tương quan nghịch với thời gian mắc bệnh, HbA1c.
Bảng 3.22. Tương quan giữa GSH với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
C-peptid 0,30 < 0,01 y = 0,369186x + 0,508001
HbA1c - 0,41 < 0,001 y = - 0,03326x + 0,884426
GPx 0,62 < 0,001 y = 0,007173x + 0,279504
Nồng độ GSH tương quan thuận với C-peptid, GPx và tương
quan nghịch với HbA1c.
3.3.2. Biến đổi một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 1 phát hiện lần đầu và nhóm điều trị insulin
3.3.2.1. Giá trị một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa:
Bảng 3.23. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá
Chỉ số
Chứng
(n = 38)
Phát hiện lần
đầu (n = 31)
Điều trị insulin
(n = 62)
p
(1) (2) (3)
MDA
(μmol/l)
0,51 ± 0,18 4,15 ± 0,98 4,44 ± 0,91
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
SOD
(U/gHb)
1527,20 ±
218,35
1025,23 ±
498,15
824,80 ±
283,80
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
<0,05
GPx
(U/gHb)
65,88 ±
9,71
43,49 ± 22,07 36,33 ± 19,28
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
GR
(U/gHb)
0,07 ± 0,02 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,02
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
<0,05
TAS
(mmol/l)
2,30 ± 0,30 1,47 ± 0,31 1,39 ± 0,24
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
P
3-2
>0,05
GSH
(μmol/l)
1,27 ± 0,24 0,60 ± 0,25 0,54 ± 0,22
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
>0,05
17
Ở nhóm ĐTĐ týp 1 phát hiện lần đầu và nhóm điều trị insulin:
nồng độ MDA cao hơn, giá trị của các chỉ số SOD, GPx, GR, TAS
và GSH thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Giá trị của
SOD và GR ở nhóm ĐTĐ týp 1 điều trị insulin thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm phát hiện lần đầu.
3.3.2.2. Tương quan của một số chỉ số oxy hóa/chống oxy hóa ở
nhóm phát hiện l
ần đầu
Bảng 3.24. Tương quan giữa MDA với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
GPx - 0,42 < 0,05 y = - 0,01888x + 4,969816
GR - 0,71 < 0,001 y = - 29,405x + 5,417867
TAS - 0,49 < 0,01 y = - 1,56644x + 6,44805
GSH - 0,60 < 0,001 y = - 2,33009x + 5,538344
Nồng độ MDA tương quan nghịch với GPx, GR, TAS và GSH.
Biểu đồ 3.6. Tương quan của MDA với GSH ở ở 31 bệnh nhân
Bảng 3.25. Tương quan giữa hoạt độ SOD với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
GPx 0,65 < 0,001 y = 14,77452x + 382,5779
GR 0,40 < 0,05 y = 8432,101x + 661,2919
TAS 0,66 < 0,001 y = 1056,789x + 523,815
GSH 0,51 < 0,01 y = 1001,992x + 427,6572
Hoạt độ SOD có tương quan thuận với GPx, GR, TAS, GSH.
y = -2,33009x + 5,538344
r = -0,60
0
1
2
3
4
5
6
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2
GS H
MDA
18
Bảng 3.26. Tương quan giữa nồng độ TAS với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
IAA - 0,39 < 0,05 y = - 0,00592x+ 1,608254
HbA1c - 0,36 < 0,05 y = - 0,383 x + 1,812696
GPx 0,68 < 0,001 y = 0,009576x + 1,049289
GSH 0,67 < 0,001 y = 0,810183x + 0,982624
Nồng độ TAS có tương thuận với SOD, GPx, GSH và tương
quan nghịch với IAA, HbA1c, MDA.
Bảng 3.27. Tương quan của GSH với các chỉ số khác
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Tỷ lệ gầy sút - 0,55 < 0,01 y = - 2,0502x + 0,778661
C-peptid 0,43 < 0,05 y = 0,557231x + 0,506799
HbA
1
c - 0,44 < 0,05 y = - 0,03574x + 0,947576
GPx 0,65 < 0,001 y = 0,007521x + 0,269256
GR 0,50 < 0,01 y = 5,384812x + 0,363972
Nồng độ GSH có tương quan thuận với C-peptid, SOD, GPx,
GR, TAS và tương quan nghịch với tỷ lệ gầy sút, MDA, HbA1c.
Bảng 3.28. Tương quan giữa hoạt độ GR với các chỉ số
Tương quan với r p Hàm số tương quan
Tỷ lệ gầy sút - 0,49 < 0,01 y = - 0,16929x + 0,05812
Insulin 0,39 < 0,05 y = 0,0003129x + 0,029197
GPx 0,60 < 0,001 y = 0,000642x + 0,015237
TAS 0,39 < 0,05 y = 0,029697x – 0,00037
Hoạt độ GR có tương quan thuận với insulin, GPx, TAS và
tương quan nghịch với tỷ lệ gầy sút.
3.3.3. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 1 theo biến chứng
Bảng 3.29. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở nhóm
chưa có và có biến chứng
19
Chỉ tiêu
Chứng
(n = 38)
Chưa có biến
chứng (n = 62)
Có biến chứng
(n = 31)
p
(1) (2) (3)
MDA
(μmol/l)
0,51 ± 0,18 4,15 ± 0,90 4,72 ± 0,92
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
< 0,001
SOD
(U/gHb)
1527,20 ±
218,35
992,82 ±
416,29
689,19 ±
153,98
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
< 0,001
GPx
(U/gHb)
65,88 ±
9,71
44,96 ± 16,66 26,24 ± 4,72
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
< 0,001
GR
(U/gHb)
0,07 ± 0,02 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,02
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
<0,05
TAS
(mmol/l)
2,30 ± 0,30 1,48 ± 0,26 1,29 ± 0,23
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
< 0,001
GSH
(μmol/l)
1,27 ± 0,24 0,63 ± 0,20 0,41 ± 0,22
p
2-1
< 0,001
p
3-1
< 0,001
p
3-2
< 0,001
Ở nhóm ĐTĐ týp 1 chưa có biến chứng và nhóm có biến
chứng: giá trị MDA cao, giá trị của các chỉ số chống oxy hoá (SOD,
GPx, GR, TAS và GSH) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng. Ở nhóm bệnh nhân có biến chứng: giá trị MDA cao hơn; các
chỉ số chống oxy hoá (SOD, GPx, GR, TAS và GSH) thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chưa có biến chứng.
Bảng 3.30. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở hai
nhóm chưa có biến chứng: phát hi
ện lần đầu và điều trị insulin
Nhóm chưa có biến chứng
Chỉ tiêu
Phát hiện lần đầu (n = 22) Điều trị insulin (n = 40)
p
MDA (μmol/l) 3,96 ± 0,90 4,26 ± 0,89 > 0,05
SOD (U/gHb) 1172,16 ± 515,83 894,18 ± 315,69 > 0,05
GPx (U / gHb) 52,70 ± 14,30 40,70 ± 16,48 < 0,01
GR (U / gHb) 0,05 ± 0,02 0,04 ± 0,02 > 0,05
TAS (mmol/l) 1,53 ± 0,27 1,45 ± 0,25 > 0,05
GSH (μmol/l) 0,69 ± 0,20 0,60 ± 0,20 > 0,05
20
Nồng độ GPx
ở
nhóm điều trị insulin thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chưa điều trị.
Bảng 3.31. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở hai
nhóm đã điều trị bằng insulin: chưa có và có biến chứng
Nhóm ĐTĐ týp 1 điều trị insulin
Chỉ tiêu
chưa có biến chứng
(n = 40)
có biến chứng
(n = 22)
p
MDA (μmol/l) 4,26 ± 0,89 4,77 ± 0,88 < 0,05
SOD (U/gHb) 894,18 ± 315,69 698,65 ± 151,74 > 0,05
GPx (U/gHb) 40,70 ± 16,48 28,38 ± 21,73 < 0,05
GR (U/gHb) 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,02 < 0,05
TAS (mmol/l) 1,45 ± 0,25 1,28 ± 0,18 < 0,01
GSH (μmol/l) 0,60 ± 0,20 0,43 ± 0,23 < 0,01
Ở nhóm điều trị insulin có biến chứng, nồng độ MDA cao
hơn; nồng độ GPx
,
GR, TAS, GSH thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
đã điều trị nhưng chưa có biến chứng.
Bảng 3.32. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở hai
nhóm phát hiện lần đầu chưa biến chứng và nhóm điều trị insulin
có biến chứng
Chỉ tiêu
Phát hiện lần đầu,
chưa biến chứng
(n = 22)
Điều trị,
có biến chứng
(n = 22)
p
MDA (μmol/l) 3,96 ± 0,90 4,77 ± 0,88 < 0,01
SOD (U/gHb) 1172,16 ± 515,83 698,65 ± 151,74 > 0,05
GPx (U/gHb) 52,70 ± 17,30 28,38 ± 21,73 < 0,001
GR (U/gHb) 0,05 ± 0,02 0,03 ± 0,02 < 0,001
TAS (mmol/l) 1,53 ± 0,27 1,28 ± 0,18 < 0,001
GSH (μmol/l) 0,69 ± 0,20 0,43 ± 0,23 < 0,001
Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1 điều trị insulin và có biến
chứng, nồng độ MDA cao hơn; giá trị GPx, GR, TAS, GSH thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm phát hiện lần đầu và chưa có biến
chứng.
21
3.3.4. Biến đổi một số chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 1 theo tuổi phát hiện bệnh và thời gian mắc bệnh
Bảng 3.33. Giá trị của các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo tuổi
phát hiện bệnh
Tuổi phát hiện bệnh
Chỉ số
≤ 5 tuổi (n = 44) > 5 tuổi (n = 49)
p
MDA (μmol/l) 4,45 ± 0,87 4,24 ± 1,00 > 0,05
SOD (U / gHb) 790,95 ± 242,85 982 ± 451,98 < 0,05
GPx (U / gHb) 36,73 ± 20,44 40,51 ± 20,43 > 0,05
GR (U / gHb) 0,04 ± 0,02 0,04 ± 0,02 > 0,05
TAS (mmol/l) 1,38 ± 0,24 1,45 ± 0,28 > 0,05
GSH (μmol/l) 0,54 ± 0,23 0,58 ± 0,24 > 0,05
Hoạt độ SOD ở nhóm có tuổi khởi bệnh sau 5 tuổi cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm có tuổi khởi bệnh ≤ 5 tuổi (p < 0,05).
Bảng 3.34. Giá trị các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo thời gian
mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh
Chỉ số
< 5 năm (n = 52) >
5 năm (n = 41)
p
MDA (μmol/l) 4,17 ± 1,00 4,56 ± 0,82 < 0,05
SOD (U/gHb) 986,7 ± 420,89 771,01 ± 277,78 < 0,01
GPx (U/gHb) 42,13 ± 20,09 34,4 ± 20,44 > 0,05
GR (U/gHb) 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,02 > 0,05
TAS (mmol/l) 1,46 ± 0,29 1,36 ± 0,21 > 0,05
GSH (μmol/l) 0,58 ± 0,24 0,53 ± 0,23 > 0,05
Ở nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 5 năm, nồng độ
MDA cao hơn, SOD thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm có thời gian
mắc bệnh < 5 năm.
22
3.3.5. Biến đổi các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo HbA1c
Bảng 3.35. Giá trị các chỉ số oxy hoá/chống oxy hoá theo HbA1c
Chỉ tiêu
HbA1c ≤ 7%
(n = 15)
HbA1c > 7 %
(n = 78)
p
MDA (μmol/l)
3,81 ± 1,05 4,44 ± 0,89 < 0,05
SOD (U/gHb)
1094,24 ± 508,76 852,64 ± 338,63 > 0,05
GPx (U/gHb)
51,80 ± 16,86 36,20 ± 20,16 < 0,01
GR (U/gHb)
0,05 ± 0,02 0,03 ± 0,02 < 0,01
TAS (mmol/l)
1,60 ± 0,26 1,38 ± 0,25 < 0,01
GSH (μmol/l)
0,75 ± 0,18 0,52 ± 0,23 < 0,001
Ở nhóm bệnh nhân có HbA1c ≤ 7% thấy nồng độ MDA thấp
hơn, giá trị các chỉ tiêu GPx, GR, TAS và GSH cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm bệnh nhân có có HbA1c > 7 %.