Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Rainer maria rilke chua xac dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.52 KB, 37 trang )

Rainer Maria Rilke
THƯ GỬI MỘT NHÀ THƠ TRẺ
Phạm Thị Hoài
dịch
Thực hiện ebook: Tducchau (TVE)
Ngày hoàn thành: 2O/03/2009


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

MỤC LỤC
Lời dẫn
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


10.


Lời dẫn
Dạo đó là cuối thu năm 1902 – tơi ngồi đọc một cuốn sách dưới
những cây dẻ già trong khuôn viên của học viện quân sự ở
Neustadt, Wien. Tôi chăm chú vào đó đến nỗi khơng hay biết là cha
Horacek, ông thầy hiền từ và uyên bác, giáo sư duy nhất trong học
viện không mang hàm sĩ quan, đến bên tơi tự lúc nào. Ơng cầm
cuốn sách từ tay tơi, nhìn bìa sách và lắc đầu. "Thơ Rainer Maria
Rilke ư?", ơng tư lự hỏi. Ơng lật vài trang, lướt qua vài câu thơ, trầm
ngâm nhìn ra xa, cuối cùng thì gật đầu. "Vậy là cậu bé René đã
thành một nhà thơ."
Và tôi được ông kể cho nghe về cậu bé xanh xao mảnh dẻ, hơn
muời lăm năm trước được cha mẹ dẫn đến học trường trung học
quân sự ở Sankt Pölten để sau này thành sĩ quan quân đội. Khi ấy
thầy Horacek đang làm cha sở ở đó, ơng cịn nhớ rõ cậu học trị cũ.
Ơng mơ tả, đấy là một thiếu niên lặng lẽ, nghiêm trang, đầy năng
lực, ưa làm người ngoài cuộc, nhẫn nại chịu đựng cảnh bó buộc của
sinh hoạt trong kí túc xá, và bốn năm sau thì cùng nhiều học trị
khác chuyển lên trường cao học quân sự ở Mährisch –Weißkirchen.
Dĩ nhiên thể lực của chàng trai khơng đủ để trụ lại đó, nên cha mẹ
lại đưa về Praha để học trường khác. Đường đời của chàng sau này
ra sao thì cha Horacek khơng biết.
Cũng dễ hiểu là nghe xong, tôi lập tức quyết định gửi những thử
bút của mình cho Rainer Maria Rilke và xin ông cho ý kiến. Chưa
đầy hai mươi, lại đang đứng trước nguỡng cửa của một nghề trái
với sở nguyện, tơi hi vọng nếu có nổi một ai đó để chia sẻ cảm
thơng thì đấy phải là tác giả của tập "Ngã ca". Và tôi gửi kèm một
bức thư, trong đó khơng chủ định mà tơi bỗng thổ lộ mọi tâm tình

như trước đây chưa chưa bao giờ và sau này cũng không lặp lại lần
thứ hai với ai khác.
Nhiều tuần trơi qua mới có thư trả lời. Bức thư gắn xi mầu xanh
mang dấu bưu điện Paris cầm nặng trong tay, và trên phong bì cũng
như trong thư, từ dòng đầu đến dòng cuối đều cùng một nét chữ
đẹp, rõ, vững chãi. Quan hệ thư từ của tôi với Rainer Maria Rilke bắt


đầu từ đó, đều đặn, kéo dài đến năm 1908 rồi tắt dần, vì cuộc đời
đẩy tơi vào chính những lĩnh vực mà lòng quan tâm ấm áp nhẹ
nhàng và cảm động của nhà thơ từng mong tránh đỡ cho tơi.
Nhưng điều đó khơng quan trọng. Quan trọng là muời bức thư
sau đây, quan trọng cho nhận thức về cái thế giới mà Rainer Maria
Rilke đã sống và sáng tạo, và quan trọng cho nhiều người đang và
sẽ trưởng thành của hôm nay và ngày mai. Và khi một bậc vĩ nhân
lên tiếng thì những kẻ nhỏ bé hãy lặng im.
Berlin, tháng Sáu 1929
Franz Xaver Kappus
(Phạm Thị Hoài
dịch)
 


1.
Paris, 17 tháng Hai 1903
Thưa ông,
Thư ông vừa đến tay tơi cách đây ít ngày. Cảm ơn ơng đã gửi
vào đó thật nhiều tin cậy và ưu ái. Ngồi ra tơi chẳng biết nói gì hơn.
Tơi khơng thể đi sâu vào cách viết của ơng, vì tơi khơng hề có bất cứ
một ý định phê bình nào. Lời phê là thứ ít khả năng chạm vào tác

phẩm nghệ thuật nhất: kết quả bao giờ cũng chỉ là những hiểu lầm ít
hay nhiều may mắn mà thôi. Mọi sự đều không dễ gì nắm bắt được
và nói ra được như người đời thường xui cho ta tưởng: phần lớn
các sự kiện đều là thứ bất khả ngôn, diễn ra trong một khơng gian
chưa từng có từ ngữ nào buớc vào, và bất khả ngôn hơn cả là các
tác phẩm nghệ thuật, những hiện hữu đầy bí ẩn, đời chúng cịn mãi
trong khi đời chúng ta thì qua đi.
Đã thưa trước với ông như vậy, đến đây tôi chỉ xin phép thêm
rằng, thơ ơng khơng có phong cách riêng, nhưng hiển nhiên là có
những manh nha thầm và kín của cái riêng tư. Điều đó tơi cảm thấy
rõ nhất trong bài thơ cuối cùng, bài Tâm hồn tơi. Ở đó có một cái gì
riêng muốn lên tiếng và thành hình. Và trong bài thơ hay, bài Gửi
Leopardi, có lẽ cũng loé lên một cái gì như thể họ hàng với cái lớn
lao và đơn cơi nói trên. Tuy nhiên, các bài thơ ấy cịn chưa là chính
mình, chưa độc lập, cả bài cuối cùng và bài Gửi Leopardi cũng vậy.
Bức thư ông nhã ý kèm theo cũng cắt nghĩa giùm tôi một vài khiếm
khuyết mà khi đọc thơ ông tôi chỉ cảm chứ khơng nêu đích danh
được.
Ơng hỏi, thơ ơng có được khơng. Ơng hỏi tơi. Trước đây ơng đã
hỏi người khác. Ông gửi thơ đến các tạp chí. Ông so sánh chúng
với những bài thơ khác, và ông băn khoăn khi bị những tồ soạn
nào đó từ chối. Vậy tơi đề nghị (vì ơng đã cho phép tơi khun), ơng
hãy bỏ hết những chuyện đó đi. Ơng đang trơng cậy vào bên ngồi,
mà đấy chính là điều khơng nên làm trong lúc này. Khơng ai có thể
khun ơng và giúp ơng, khơng một ai. Chỉ có một cách mà thơi.
Ơng hãy đi vào chính mình. Hãy truy tìm cái ngun do khiến mình


cầm bút; hãy kiểm tra xem nó có bắt rễ từ chỗ sâu xa nhất của trái
tim không, hãy tự thú xem nếu khơng viết mình có chết nổi khơng.

Và trước hết hãy tự hỏi mình vào giờ khắc tĩnh mịch nhất trong đêm:
ta có phải viết khơng? Ơng hãy đào xới trong bản thân mình, tìm câu
trả lời tận gốc. Và nếu nó khẳng định, nếu ơng có quyền đáp lại câu
hỏi nghiêm trọng ấy bằng một lời mạnh mẽ và giản dị rằng, ta phải
viết, thì ơng hãy xây đời mình trên sự tất yếu đó; cuộc đời ông ngay
cả trong những khoảnh khắc vô tình và tầm thường nhất cũng phải
trở thành dấu hiệu và chứng chỉ của cái thôi thúc ấy. Rồi ông hãy
đến gần thiên nhiên. Rồi hãy thử làm người thứ nhất nói về những
gì mình chứng kiến và trải qua và yêu thương và đánh mất. Ơng
đừng viết thơ tình; lúc đầu ơng nên tránh những thể loại đã quá
thông dụng và quen thuộc: đấy là những thể loại khó nhất, vì sức
phải lớn và chín muồi mới đưa ra được một cái gì riêng giữa vơ số
thành cơng và phần nào là thành cơng xuất sắc của người đi trước.
Vì vậy ơng đừng bén mảng đến những mơ-típ chung chung, mà nên
lui về với những mơ-típ do chính đời thường của mình cung cấp;
ông hãy tả những nỗi buồn và niềm mong ước, những ý nghĩ thoảng
qua và lòng tin vào một cái đẹp nào đó - hãy tả tất cả với lòng chân
thành tha thiết, thầm lặng và nhẫn nhục, và hãy dùng mọi vật quanh
ơng, những hình ảnh trong mơ và đối tượng của ký ức, làm phương
tiện diễn đạt. Nếu ơng thấy đời thường của mình q nghèo nàn thì
xin đừng buộc tội nó, hãy buộc tội chính mình, hãy tự nhủ rằng mình
khơng đủ tầm thi sĩ để gọi ra những tài nguyên của nó; bởi lẽ đối với
kẻ sáng tạo, khơng có cái gì là nghèo và không chỗ nào là nghèo
nàn. Ngay ở trong tù chăng nữa, tường cao không để lọt một tiếng
động từ thế giới bên ngoài, nhưng tuổi thơ trong ta, nguồn của cải
vuơng giả và huy hồng đó, kho báu của hồi ức, cịn đó. Ơng hãy
tập trung vào đấy. Hãy tìm cách nhấc lên những sự kiện đã chìm
của cái dĩ vãng xa xăm ấy; bản lĩnh của ông sẽ được củng cố, nỗi cô
đơn sẽ tỏa rộng và trở thành một ngôi nhà mờ tỏ, cách xa tiếng ồn
của người đời - và khi thơ bật lên từ cuộc hướng nội, từ chốn đắm

mình trong cõi riêng của mình như vậy, ơng sẽ khơng cịn nghĩ đến
việc hỏi ai rằng thơ ấy có được khơng. Ơng cũng sẽ khơng tìm cách
bắt các tạp chí phải chú ý đến thơ mình nữa: bởi lẽ ông sẽ thấy
tiếng thơ ấy là tài sản tự nhiên, là một mảnh và một giọng nói của
đời mình. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ được khi nó nảy sinh từ tất


yếu. Nguồn gốc phát sinh ra nó chứng tỏ giá trị của nó: khơng có
cách thẩm định nào khác. Vì vậy, thưa ơng, tơi khơng biết khun
ơng điều gì hơn là hãy đi vào chính mình và xem xét lại những tầng
sâu, nơi bắt nguồn của cuộc đời. Ở đó ông sẽ tìm ra lời đáp cho câu
hỏi rằng mình có phải sáng tạo khơng. Cho dù lời đáp ấy thế nào
cũng xin ông nhận lấy và đừng suy diễn. Rất có thể nó nói rằng, ơng
sinh ra để làm nghệ sĩ. Thì ơng hãy hứng trọn cái nghiệp của mình
và gánh vác nó, gánh vác sức nặng và tầm vóc lớn lao của nó mà
khơng hề hỏi đến thù lao ngoài đời. Bởi lẽ kẻ sáng tạo phải là một
thế giới cho riêng mình, tìm ra mọi thứ trong mình và trong thiên
nhiên mà hắn liên đới.
Nhưng cũng có thể sau khi hạ buớc tìm vào cõi đơn cơi và vào
chính mình như vậy, ơng lại đành từ bỏ ý định trở thành thi sĩ (như
đã nói, chỉ cần cảm thấy khơng viết mà mình vẫn sống được là tuyệt
đối khơng nên cầm bút). Nhưng cuộc hành trình ấy, tơi mong ơng
hãy thực hiện nó, đã khơng uổng. Chắc chắn là từ đó trở đi, cuộc
đời ơng sẽ tìm ra những lối đi riêng của nó, và lời tơi chẳng đủ để
nói hết lịng cầu chúc cho những nẻo đường ấy được tốt lành, thịnh
vượng và rộng dài.
Tôi biết nói gì nữa đây? Dường như mọi thứ đều nhấn mạnh vào
cái lý của mình, mà rốt cuộc tơi cũng chỉ biết khuyên ông hãy lặng lẽ
và nghiêm trang đi hết sự phát triển của bản thân. Ông sẽ chỉ làm
phiền nó nếu cứ hướng ra ngồi và chờ đợi lời đáp từ bên ngoài

cho những câu hỏi mà chỉ có thâm tâm ơng, trong giờ phút tĩnh lặng
nhất, may ra mới trả lời được mà thôi.
Tôi rất vui khi ông nhắc đến thầy Horacek trong thư; tôi luôn giữ
lòng kính trọng sâu sắc và niềm biết ơn qua nhiều năm tháng đối với
con người uyên bác đáng mến ấy. Mong ơng nhắn lại tình cảm đó;
thầy đã có lịng nhớ đến tôi và tôi xin đa tạ.
Những bài thơ ông đã tin cậy gửi gắm tôi cũng xin trao lại. Và
một lần nữa xin cảm ơn lòng tin cậy lớn và nồng nhiệt của ông, một
người dưng như tôi thật không xứng đáng được nhận nhưng cũng
hy vọng đáp lại phần nào bằng tất cả khả năng và lòng thành.
Trân trọng và chia sẻ,
Rainer Maria Rilke
 


2.
Viareggio, gần Pisa (Italia), 5 tháng Tư 1903
Mong ông thứ lỗi cho tơi, thưa ơng, vì mãi hơm nay tơi mới đáp
ơn bức thư ngày 24 tháng Hai của ông được: suốt thời gian qua tơi
khó chịu trong người, khơng hẳn là ốm, nhưng cái mệt mỏi như
dạng cúm nó hành hạ, khiến tơi khơng làm được việc gì. Rồi sau đó
thấy khơng có chiều hướng thay đổi, tơi bèn ra đây, vùng biển miền
Nam dễ chịu này đã có lần giúp được tôi. Nhưng tôi vẫn chưa khoẻ
hẳn, viết cũng cịn khó, mong ơng coi mấy dịng ít ỏi này làm nhiều
vậy.
Tất nhiên mỗi bức thư của ông đều làm tơi vui, mong ơng biết
như vậy, chỉ có điều ông phải rộng lượng với thư đáp của tôi, có lẽ
nó sẽ chẳng giúp gì cho ơng; bởi lẽ thực ra, và chính trong những
vấn đề sâu xa và hệ trọng nhất, chúng ta ai cũng đơn độc như ai,
mà để người này có thể khun bảo hay thậm chí giúp đỡ người kia,

thì nhiều thứ phải sinh, nhiều thứ phải thành, cả một tập hợp các sự
vật phải hội đủ để may ra một lần làm nổi điều đó.
Hơm nay tơi chỉ muốn nói cùng ơng hai điều:
Sự châm biếm: Ơng đừng để nó chế ngự ơng, nhất là vào những
khoảnh khắc kém sáng tạo. Còn vào những khoảnh khắc sáng tạo,
ơng hãy sử dụng nó, như thêm một phương tiện để nắm bắt đời
sống. Ðược dùng thuần khiết thì nó cũng tinh khiết, và ta khơng cần
xấu hổ về nó; cịn nếu ơng cảm thấy q thân với nó, nếu ơng sợ sự
thân mật với nó lớn dần thì hãy hướng tới những đối tượng lớn lao
và nghiêm túc, trước những đối tượng ấy nó sẽ trở nên nhỏ bé và
bất lực. Ơng hãy tìm kiếm tầng sâu của sự vật: sự châm biếm khơng
bao giờ mị xuống chỗ đó - và khi nào chạm như thế đến đường
ranh của cái lớn lao, ông hãy kiểm tra ngay xem cách lĩnh hội ấy (sự
châm biếm) có xuất phát từ một tất yếu của con người mình hay
khơng. Chịu ảnh hưởng của những vấn đề nghiêm túc, sự châm
biếm hoặc sẽ rời khỏi ơng (nếu nó chỉ là một cái gì ngẫu nhiên),
nhưng cũng có thể (nếu nó thật sự bẩm sinh thuộc về ông) sẽ lớn
mạnh thành một công cụ nghiêm túc và đứng vào hàng những


phương tiện mà ông sẽ phải sử dụng để tạo dựng nghệ thuật của
mình.
Và điều thứ hai hơm nay tơi muốn nói với ơng là:
Ðối với tơi chỉ vài quyển trong những sách tơi có là khơng thể
thiếu, và hai trong số đó thậm chí ln có mặt trong hành trang, dù
tôi ở bất kỳ đâu: Kinh Thánh, và sách của đại văn hào Ðan Mạch
Jens Peter Jacobsen. Tôi chợt hỏi, ơng có biết những tác phẩm của
nhà văn này khơng. Ơng có thể dễ dàng tìm đọc chúng, vì một phần
đã được dịch rất hay và xuất bản ở tủ sách Universal của nhà xuất
bản Reclam. Ơng hãy tìm đọc tập Sáu truyện ngắn của J.P.

Jacobsen và cuốn tiểu thuyết Niels Lyhne, và hãy đọc truyện ngắn
mở đầu tập truyện, nhan đề Mogens. Một thế giới sẽ ùa vào ông,
niềm hạnh phúc, sự phong phú, chiều kích lớn lao khơn lường của
một thế giới. Ơng hãy sống trong những cuốn sách ấy một hồi, hãy
học những gì ơng cho là đáng học, nhưng trước hết là hãy yêu
chúng. Tình yêu ấy sẽ đền đáp cho ông ngàn lần và cả ngàn lần, và
bất kể cuộc đời ông sau này ra sao, - tơi hồn tồn chắc chắn rằng
nó sẽ luồn vào tấm vải dệt nên sự phát triển của ông như một trong
những sợi tơ quan trọng nhất trong mọi chỉ tơ của những kinh
nghiệm, thất vọng, và niềm vui.
Nếu phải kể ra ai đó đã cho tơi biết chút ít về bản chất của sáng
tạo, về chiều sâu và sự vĩnh cửu của nó, tơi chỉ có thể nêu ra hai cái
tên: tên của Jacobsen, đại đại-văn-hào, và tên của Auguste Rodin,
điêu khắc gia độc nhất vô nhị trong tất cả các nghệ sĩ đương thời.
Và xin chúc ông thành công trên mọi dặm đường!
Rainer Maria Rilke
 


3.
Viareggio, gần Pisa (Italia), 23 tháng Tư 1903
Thưa ông, bức thư vào dịp lễ Phục Sinh của ông đem đến cho tơi
thật nhiều niềm vui, nó nói lên nhiều cái hay nơi ông; và ý kiến của
ông về nghệ thuật lớn lao và trìu mến của Jacobsen cho thấy tơi đã
không lầm khi dẫn cuộc đời ông cùng rất nhiều vấn đề của nó đến
chốn phì nhiêu ấy.
Giờ đây Niels Lyhne sẽ mở ra trước ông, một cuốn sách đầy
những điều tuyệt diệu và những chiều sâu; càng đọc lại càng thấy
dường như mọi thứ đều chứa trong đó, từ làn hương nhẹ thoáng
nhất của cuộc đời đến mùi vị đậm đà của những trái cây đời nặng

nhất. Chẳng có gì trong đó là khơng được hiểu, khơng được biết,
khơng được thâu tóm và khơng được cảm nhận trong dư âm run rẩy
của hồi ức; không một trải nghiệm nào là quá nhỏ nhoi; và sự kiện
bé bỏng nhất nở ra như cả một số phận, còn bản thân số phận thì
như một tấm dệt kỳ diệu, dài rộng, trong đó mỗi sợi tơ đều do một
bàn tay dịu dàng vô tận luồn đặt cạnh một sợi tơ khác và được cả
trăm sợi khác nâng giữ. Ông sẽ được hưởng niềm hạnh phúc lớn
lao của lần đầu tiên đọc cuốn sách ấy, sẽ đi qua những bất ngờ
không kể xiết của nó như trong một giấc mơ mới. Nhưng tơi có thể
nói với ơng rằng, ngay cả sau này ta vẫn đi qua những cuốn sách
như vậy và ngạc nhiên như thuở ban đầu, ma lực tuyệt vời của
chúng không hề mất đi, sự kỳ diệu đã choán ngợp người đọc lần
đầu tiên không hề suy giảm.
Càng đọc ta càng thưởng thức được nhiều hơn, càng cảm ơn
hơn, và có lẽ càng sáng rõ và giản dị hơn trong cách nhìn, sâu sắc
hơn trong niềm tin ở cuộc sống, và hạnh phúc hơn, lớn lao hơn
trong cuộc đời.
Sau này ông phải đọc cuốn sách tuyệt vời về số phận và những
khát vọng của nàng Marie Grubbe và những bức thư của Jacobsen,
những trang nhật ký và phác thảo, và cuối cùng là những vần thơ
(tuy bản dịch chỉ bình thường) ngân vang vơ tận. (Tơi khun ơng
nếu có dịp hãy tìm mua bộ tồn tập tác phẩm của Jacobsen, - trong


đó có tất cả. Bộ sách gồm ba tập, bản dịch tốt, do Eugen Diederich
xuất bản ở Leipzig, tôi nhớ là mỗi tập chỉ năm hay sáu mác).
Về Hoa hồng phải mọc nơi đây…(một tác phẩm với hình thức và
sự tinh tế khơng gì sánh nổi), ý kiến của ơng tất nhiên là hoàn toàn
hợp lý so với ý người viết lời giới thiệu. Và nhân đây xin nói ln:
càng ít đọc phê bình nghệ thuật càng tốt, - đấy hoặc là những quan

điểm bè phái đã hoá đá và vô nghiã trong sự cứng nhắc vô hồn,
hoặc là những trị khéo chơi chữ, hơm nay thì quan điểm này được
tung hơ, ngày mai thì quan điểm ngược lại. Tác phẩm nghệ thuật là
thứ cô đơn vô tận và phê bình là thứ ít liên quan đến nó nhất. Chỉ
tình u là có thể nắm bắt, nâng giữ và cơng bằng với nó. Ơng hãy
ln coi mình và cảm xúc của mình là đúng mỗi khi phải đối diện với
những lời nói đầu, lời giới thiệu và phê bình kiểu đó; giả sử ơng
khơng đúng chăng nữa thì sự trưởng thành tự nhiên của đời sống
nội tâm với thời gian sẽ dần dẫn ông đến những nhận thức khác.
Hãy để năng lực thẩm định của mình tự nó phát triển thầm lặng,
không bị quấy quả, cũng như mọi tiến bộ, nó phải bắt nguồn từ sâu
tận bên trong và khơng gì có thể dồn ép, thúc đẩy nó. Tất cả đều là
thai dưỡng rồi mới sinh nở. Hãy để cho mỗi ấn tượng và mỗi hạt
mầm của một cảm xúc tự hồn thiện trong chính nó, trong bóng tối,
trong vơ ngơn, vơ thức, nơi lý trí của chính ta khơng với tới, và hãy
kiên trì và nhẫn nhục chờ đợi giờ phút một sự sáng mới ra đời: chỉ
như vậy mới là sống nghệ sĩ: trong nhận thức cũng như trong sáng
tạo.
Ở đó khơng có phép đếm thời gian, một năm chẳng tính, mười
năm chẳng là gì, làm nghệ sĩ là: khơng tính và khơng đếm; tự chín
dần như cái cây chẳng hối thúc nhựa sống và một lòng tin tưởng
đứng trong bão tố mùa xuân mà không bợn chút lo âu rằng có thể
mùa hè chẳng đến. Mùa hè sẽ đến. Nhưng nó chỉ đến với những
người kiên nhẫn, những người tồn tại đó như thể sự vĩnh cửu trải ra
trước họ, mênh mông và lặng lẽ vô lo nhường ấy. Tơi học điều đó
ngày ngày, tơi học điều đó trong đau đớn và tơi cảm ơn nỗi đau: kiên
nhẫn là tất cả!
Về Richard Dehmel: Ðọc sách của ông ta (và nhân đây xin nói
ln là với con người ông ta mà tôi có quen sơ cũng vậy), mỗi khi
gặp một trong những trang hay, tôi luôn sợ trang tiếp theo có thể sẽ

phá hỏng tất cả và đảo lộn cái đáng yêu thành cái đáng bỏ đi. Ông


đã nhận xét khá trúng về ông ta: 'Sống và viết như động cỡn'. Quả
thật trải nghiệm nghệ thuật rất gần với trải nghiệm dục tính, với nỗi
đau và niềm hoan lạc của nó, gần tới mức cả hai hiện tượng thực ra
chỉ khác nhau ở hình thức ấy đều chung một khát vọng và thoả
nguyện. Nếu được phép dùng chữ 'tính dục' thay cho 'động cỡn',
tính dục theo nghiã lớn, rộng, tinh khiết, không bị bất kỳ một nhầm
lẫn nào của giáo hội làm cho đáng ngờ, thì có lẽ nghệ thuật của ông
ta là rất vĩ đại và vô cùng quan trọng. Thi lực của ông ta lớn và
mạnh như một bản năng nguyên thủy, nó chứa đựng những tiết tấu
riêng, không hề khoan nhượng, và ào ra như núi đổ.
Nhưng hình như cái thi lực đó khơng phải lúc nào cũng hồn
tồn thành thực và khơng làm bộ. (Và đấy cũng chính là một trong
những thử thách khó khăn nhất đối với kẻ sáng tạo: hắn phải xử sự
với những ưu điểm lớn nhất của mình như kẻ ngây thơ và vô thức
nếu không muốn tước đi sự trọn vẹn và tự nhiên của chúng!) Và khi
thi lực ấy trào qua bản năng của ông ta đến chỗ tính dục thì nó
khơng bắt gặp một con người trong trắng như nó đang cần. Ðấy
khơng phải là một thế giới tính dục hồn tồn chín muồi và tinh
khiết, đấy là một thế giới khơng đủ tính người, chỉ thuần tính đực,
thế giới của động cỡn, của say sưa và không ngơi nghỉ, chồng chất
bởi những định kiến cố hữu và những ngạo mạn mà thằng đàn ông
dùng để chồng chất và bóp mép tình u. Ơng ta chỉ yêu với tư cách
thằng đàn ông chứ không phải thằng người, do đó cách cảm nhận
về tính dục của ơng ta có cái gì đó chật hẹp, có vẻ như hoang dã,
độc địa, hữu hạn, không vĩnh cửu, làm giảm thiểu nghệ thuật của
ơng ta, khiến nó thành lập lờ nước đôi và đáng ngờ. Nghệ thuật ấy
không phải là khơng có tì vết, nó bị ấn định bởi thời gian, bởi nhiệt

huyết, và sẽ ít trụ lại. (Nhưng phần lớn nghệ thuật đều như vậy!) Tuy
thế, ta vẫn có thể vui với những chỗ nó thật sự lớn, chỉ khơng nhất
thiết phải vong thân trong đó và trở thành môn đệ cho cái thế giới
của Dehmel, thế giới vô cùng phấp phỏng, đầy rẫy ngoại tình và rối
rắm, và xa lạ với những số phận thực sự, những số phận làm ta đau
đớn hơn mấy thứ khổ ải hữu hạn kia nhiều, mà cũng cho ta nhiều
cơ hội vươn tới độ lớn và nhiều dũng cảm hướng tới vĩnh cửu hơn.
Cuối cùng, về tác phẩm của tôi, tôi rất muốn gửi cho ơng tất cả
những cuốn có thể làm ông vui. Nhưng tôi rất nghèo, và khi sách
của tôi đã ra đời thì chúng khơng cịn thuộc về tơi. Tôi không đủ khả


năng mua chúng và tặng cho những người sẽ ưu ái chúng dù tơi rất
muốn.
Vì vậy tơi ghi lại tên các tác phẩm gần đây nhất của tôi (và nhà
xuất bản), những cuốn mới nhất, tổng cộng tôi đã xuất bản chừng
12 hay 13 cuốn, và ông thân mến, đành để ơng có dịp thì đặt mua
cuốn này hay cuốn kia vậy. Tôi rất vui khi được biết sách của tôi ở
bên ông.
Tạm biệt ông.
Rainer Maria Rilke
 


4.
Worpswede gần Bremen,16 tháng Bảy 1903
Mươi ngày trước tôi rời Paris, người ốm và mệt, đến một vùng
đồng bằng phía bắc, cảnh rộng và yên tĩnh và bầu trời nơi đây có lẽ
sẽ làm tơi khoẻ lại. Nhưng tơi khởi hành giữa một cơn mưa dài, hơm
nay mới có vẻ hơi ngớt trong cảnh đất trời xao xác; và nhân lúc trời

mới hửng này tơi gửi lời thăm ơng.
Ơng Kappus vô cùng thân mến: tôi đã để một bức thư của ông
lâu không phúc đáp, không phải tôi quên - mà trái lại, bức thư ấy
thuộc loại mỗi lần bắt gặp trong đống thư cũ là ta mở ra xem lại,
trong đó tơi nhận ra ơng như từ một khoảng cách rất gần. Ðấy là
bức thư viết ngày mồng hai tháng Năm, chắc ơng cịn nhớ. Ðọc thư
như giờ đây, giữa yên tĩnh mênh mông nơi xa vắng này, nỗi ưu tư
đẹp đẽ của ông về đời sống làm tôi xúc động, hơn cả lúc ở Paris là
nơi mọi thứ vang lên khác hẳn bởi sự ồn ào quá cỡ, khiến tất cả cứ
rung lên. Ở đây quanh tôi là cảnh vật bao la lộng gió ngàn khơi, ở
đây tơi cảm giác rằng khơng một ai có thể trả lời cho ông những câu
hỏi và những cảm xúc tự hàm chứa một đời sống riêng, sâu trong
chính chúng; bởi lẽ ngay cả những kẻ xuất sắc nhất cũng lầm lạc
trong ngôn từ nếu buộc phải diễn tả những điều khẽ khàng nhất và
hầu như bất khả ngôn. Tuy thế, tôi tin rằng ông sẽ không đến nỗi vô
vọng nếu chịu khó bám vào những thứ có thể làm dịu cặp mắt như ở
đây. Nếu ông hướng tới thiên nhiên, hướng tới cái giản dị trong đó,
cái nhỏ bé, hầu như khơng ai thấy mà có thể vụt lớn thành vĩ đại và
khơn lường từ lúc nào chẳng rõ; nếu có nổi tình yêu dành cho cái
nhỏ nhoi ấy, và chỉ đơn thuần như một người đầy tớ tìm cách thu
phục lịng tin của những gì dường như nghèo nàn thanh đạm: ông
sẽ thấy mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn, nhất qn hơn, và cũng
thân thiện hơn thì phải, có lẽ điều đó khơng nằm trong lý trí, lý trí thì
ngơ ngác tụt lại đằng sau, mà nằm trong tận cùng ý thức ông, trong
sự tỉnh táo và trong tri thức. Ơng cịn trẻ lắm, cịn đứng trước mọi
bước khởi đầu, và tôi đề nghị ông, trong khả năng cho phép, ơng
thân mến, hãy kiên nhẫn với mọi điều cịn chưa được giải đáp trong


trái tim ơng, và hãy thử u lấy chính những câu hỏi như yêu các

căn buồng khóa trái và những cuốn sách viết bằng một ngơn ngữ
hồn tồn xa lạ. Bây giờ ơng đừng truy tìm những lời đáp, ơng
chẳng nhận được đâu, vì đằng nào ơng cũng khơng thể sống chúng.
Mà vấn đề quan trọng là sống tất cả. Vậy bây giờ ơng hãy sống
những câu hỏi. Có thể dần dần một ngày nào đó, sau này, ơng bước
hẳn vào câu trả lời lúc nào chẳng biết. Có thể ơng có sẵn trong mình
khả năng hình thành và kiến tạo, là lối biểu hiện đặc biệt trong sáng
và đầy ân sủng của đời sống; ông hãy tự tu dưỡng cho được như
vậy, - nhưng hãy tin tưởng chấp nhận cái sẽ đến, ngay cả khi nó chỉ
xuất phát từ ý chí, từ một thúc bách nào đó trong tâm khảm ơng, thì
cũng xin ơng chấp nhận và đừng ghét bỏ gì hết. Vâng, tính dục thật
nặng nề. Nhưng tất cả những gì chúng ta phải gánh vác đều nặng
nề, hầu như mọi thứ nghiêm túc đều nặng nề, và mọi thứ đều là
nghiêm túc. Ông chỉ cần hiểu ra điều ấy, và bằng bản năng và tư
chất con người mình, bằng vốn liếng kinh nghiệm và tuổi thơ và sức
lực mình, hãy thiết lập một quan hệ hồn tồn riêng tư (không
vướng bận bởi khuôn mẫu và tục lệ) với tính dục, được như vậy ơng
sẽ chẳng sợ đánh mất mình và chẳng sợ khơng xứng đáng với cái
tài sản quý giá nhất đó.
Lạc thú thân xác là một trải nghiệm dục tính, khơng khác gì việc
quan sát thuần túy, hay cái cảm giác khi một trái cây ngon no trịn
trên lưỡi; nó là một kinh nghiệm lớn, vơ tận, ban cho chúng ta, là
một tri thức về thế giới, là tổng hoà và hào quang của mọi tri thức.
Chúng ta đón nhận nó, điều đó khơng có gì là xấu; xấu là ở chỗ hầu
hết mọi người đều lạm dụng và phung phí nó, dùng nó làm kích
thích tố tống vào những chỗ mệt mỏi của đời mình, và dùng nó để
phân tán thay vì góp nhặt cực khoái. Con người cũng đã biến việc
ăn uống thành một cái gì khác: thiếu thốn ở chỗ này trong khi thừa
mứa ở chỗ kia đã khoả ngầu cái nhu cầu trong sáng đó, và những
nhu cầu thiết yếu, sâu sắc, giản dị khác để đời sống có thể tái sinh

cũng đã bị vẩn đục như vậy. Nhưng riêng từng người thì có thể làm
chúng trong trở lại và sống trong trẻo (riêng từng người chẳng được,
vì quá lệ thuộc, thì chí ít là gã cơ đơn). Gã sẽ nhớ ra rằng, mọi cái
đẹp nơi cỏ cây và muông thú đều ở dạng lặng lẽ mn thuở của tình
u và khát vọng, gã sẽ nhìn con thú cũng như ngắm cái cây nhẫn
nại và tự giác giao hịa và sinh sơi và nảy nở, khơng vì lạc thú thân


xác, khơng vì đau đớn thân xác, mà tn theo những tất yếu lớn
hơn cả lạc thú lẫn đớn đau và mạnh mẽ hơn cả ý chí và khả năng
đề kháng. Ơi, ước gì con người hãy ngoan ngỗn hơn mà đón nhận
điều bí ẩn tràn đầy trong cả những vật nhỏ mọn nhất nơi trái đất này,
giữ gìn nó, chịu đựng nó nghiêm túc hơn, và thấy rõ nó nặng nề
khủng khiếp chứ đừng coi nhẹ. Ước gì con người hãy tơn kính tính
năng sinh sản của mình, một tính năng duy nhất, dù nó biểu lộ bằng
tinh thần hay thể xác; bởi lẽ sáng tạo tinh thần cũng bắt nguồn từ
sáng tạo thể xác, cùng một bản chất, và chẳng qua là sự lập lại khẽ
khàng hơn, mê mẩn hơn và vĩnh cửu hơn của lạc thú xác thịt mà
thôi. Ý tưởng "làm kẻ sáng lập, sinh thành, kiến tạo" sẽ chẳng là gì
hết nếu khơng được khẳng định và thực thi liên tục và rộng khắp thế
gian, nếu khơng được vạn vật và mn lồi ngàn lần tán đồng - và
hương vị của nó sở dĩ đẹp đẽ và phong phú khơn tả nhường ấy chỉ
vì chứa chan kí ức thừa kế từ cơng cuộc tác thành và sinh nở của
triệu triệu sinh linh. Muôn ngàn đêm ân ái đã lãng quên sống dậy
trong một ý tưởng sáng tạo và ban cho nó tầm cao cùng vẻ cao
sang. Và những kẻ đêm đêm đến với nhau, dính vào nhau trong lạc
thú ấp ủ, là thực hiện một cơng việc nghiêm túc, là góp nhặt ngon
ngọt, chiều sâu và sức mạnh cho khúc ca của một thi sĩ nào đó rồi
sẽ xuất hiện, sẽ đứng dậy để cất lời khối lạc khơn tả. Họ gọi tương
lai đến gần; và dù họ có nhầm lẫn và mù qng ơm nhau chăng nữa

thì tương lai vẫn đến, một sinh linh mới trỗi dậy, và quy luật bừng
tỉnh trên nền tảng của cái dường như là ngẫu nhiên, qua đó một tinh
trùng khỏe mạnh giàu sức đề kháng sẽ len đến tế bào trứng đang
rộng mở đón nó. Ơng đừng để mình bị lung lạc bởi bề nổi; dưới tầng
sâu tất cả đều trở thành quy luật. Và những kẻ sống sai và sống dở
điều bí ẩn nêu trên (rất nhiều kẻ như thế) chẳng qua chỉ chuyển nó
đi tiếp như một bức thư đóng kín mà khơng hay biết mà thơi. Và ơng
cũng đừng rối trí, vì cách mệnh danh thì đa dạng và bản thân các
trường hợp thì phức tạp. Có lẽ trùm lên tất cả là một mẫu tính vĩ đại
như khát vọng chung. Vẻ đẹp của nàng trinh nữ, một thực thể "chưa
đóng góp gì" (như ơng đã diễn đạt rất hay) là mẫu tính cịn đang tự
đoán, đang chuẩn bị, đang hồi hộp và khao khát. Cịn vẻ đẹp của
người mẹ là mẫu tính đang phục vụ, và trong lão bà là một kí ức lớn
lao. Và tơi có cảm giác là trong người nam cũng có mẫu tính, cả về
tinh thần lẫn thể xác; sự sản ra ở người nam cũng là một dạng sinh


nở, và sinh nở chính là tác thành từ chốn dồi dào sâu kín nhất. Và
có lẽ các giới tính gần gũi nhau hơn người ta vẫn tưởng, và khi
người nam và người nữ thoát khỏi mọi nhầm lẫn và ác cảm, khơng
cịn tìm đến nhau như hai đối cực, mà chung lưng như anh em và
láng giềng, như người với người, để đơn giản là cùng nhau nhẫn nại
và nghiêm trang gánh cái gánh nặng chất lên mình là giới tính, đấy
có lẽ sẽ là cuộc đại-cách-tân thế giới.
Nhưng tất cả những gì mà một ngày nào đó may ra là khả dĩ đối
với số đơng thì kẻ cơ đơn ngay tự lúc này đã có thể chuẩn bị và xây
đắp bằng đơi tay ít nhầm lẫn hơn. Vì thế, ông thân mến, hãy yêu lấy
sự cô đơn, và hãy cam chịu nỗi đau nó gây nên bằng lời oán thán
du dương. Ông bảo rằng những người gần gũi bỗng thành xa lạ,
như thế là quanh ông đã bắt đầu xa vắng. Và khi tầm gần đã hố xa

thì tầm xa hẳn là đã xa tận những vì sao và mênh mông lắm; ông
hãy mừng cho độ tăng trưởng của chính mình, đằng nào thì ơng
cũng chẳng đem ai vào đó được, và hãy tốt với những kẻ cịn đang
tụt lại, hãy an tâm và bình thản trước họ và đừng hành hạ họ bằng
những hồi nghi của ơng, đừng kinh khiếp họ bằng niềm lạc quan
hay phấn khởi mà họ khơng hiểu nổi. Ơng hãy tìm ra một cách
chung sống giản dị và tin cậy nào đó với họ, không nhất thiết phải
thay đổi khi ông khác đi và ngày càng khác đi; hãy yêu lấy nơi họ
đời sống ở một dạng khác và hãy rộng lượng với những người đang
già đi, họ sợ hãi nỗi đơn độc, cịn ơng lại tin cậy nó. Hãy tránh tiếp
tay cho tấn thảm kịch giằng xé giữa cha mẹ và con cái, nó tiêu hủy
rất nhiều sức lực của đám trẻ và tàn phá tình yêu của người già, là
thứ tình yêu sưởi ấm và tác động mặc dù chẳng hiểu gì. Ðừng bắt
họ khuyên bảo và cũng đừng mong họ cảm thơng, nhưng hãy tin
vào một tình u cất giữ cho mình như một gia tài thừa kế, và hãy
cầm chắc rằng trong đó có sức mạnh và phúc lành, là nơi ơng có thể
đậu lại mà vẫn đi được xa.
Trước mắt, ông đang bước vào một nghề buộc ông phải tự lập
và chỉ hồn tồn trơng cậy vào chính mình trong mọi phương diện,
như thế là tốt. Hãy kiên nhẫn đợi xem đời sống sâu thẳm trong ơng
có bị bó buộc trong cái khung của nghề nghiệp đó khơng. Tơi coi đó
là một nghề rất khó khăn và đầy địi hỏi, vì bị ràng buộc bởi những
khn mẫu nặng nề, và hầu như không dành chỗ cho phong cách cá
nhân trong cơng việc. Nhưng ngay cả trong những hồn cảnh hết


sức xa lạ thì ơng vẫn có nỗi cơ đơn làm q hương và chỗ dựa, và
từ đó ơng sẽ tìm ra mọi đường đi cho mình.
Tơi dành sẵn mọi lời cầu chúc theo bước ông đi, và tôi tin tưởng
ở ông.

Rainer Maria Rilke
 


5.
Rom, 29 tháng Mười 1903
Ơng thân kính,
Tơi nhận được bức thư đề ngày 29 tháng Tám của ông ở
Florenz, và mãi hôm nay - hai tháng sau - mới trả lời ông được.
Mong ông thứ lỗi cho sự chậm trễ này, - nhưng tơi khơng ưa viết thư
dọc đường, vì viết một lá thư đâu chỉ cần dụng cụ tối thiểu, tôi cần
nhiều hơn thế: một chút yên tĩnh và cô đơn, và một khoảnh khắc
không quá xa lạ.
Chúng tôi đến Rom khoảng sáu tuần trước, vào lúc thành Rom
còn vắng vẻ, nóng bức, phát sốt, và thêm vào đó là những khó khăn
thực tế trong sinh hoạt, khiến chúng tôi mãi không được yên ổn, và
chốn tha phương với nỗi thiếu quê hương đè nặng trĩu.
Ngoài ra phải kể thêm là Rom (nếu ta chưa quen) những ngày
đầu buồn ngột ngạt: cái khơng khí bảo tàng u ám và kém sinh động
mà thành phố này thở ra, đống dĩ vãng (ni sống một hiện tại nhỏ
nhoi) mà nó moi ra và gắng gượng bảo tồn, rồi mấy thứ đã biến
dạng và hư hỏng đó lại được nống lên vơ tận bởi được các học giả
và những nhà ngữ học trợ lực cùng đám du lịch thường lệ hùa theo,
mấy thứ đó chẳng qua là tồn đọng ngẫu nhiên của một thời và của
một sự sống không phải là và không nên là sự sống của chúng ta.
Cuối cùng, sau mấy tuần liên tục kháng cự, tuy còn lúng túng đơi
chút, ta lại thấy ta tìm về chính mình, và tự nhủ: Không, nơi đây
chẳng nhiều cái đẹp hơn nơi nào, và hết thảy những thứ đã qua bao
tay thêm nếm và cải biên mà các thế hệ đều mãi ngưỡng mộ kia,
chúng chẳng nghiã lý gì hết, chẳng là gì hết, chúng vơ hồn và vơ giá

trị; - nhưng nơi đây nhiều cái đẹp, bởi lẽ mọi nơi đều nhiều cái đẹp.
Những dịng nước vơ cùng sống động túa qua máng cổ vào thành
lớn, nhảy múa nơi những vòi phun bằng đá trắng trên bao nhiêu
quảng trường và tỏa vào những bể chứa rộng thênh thang, chúng
rào rạt ban ngày và rào rạt lúc đêm về, đêm ở đây mênh mơng, đầy
sao và mịn mềm trong gió. Và những khu vườn, những đại lộ không
thể nào quên, và những bậc thềm theo ý tưởng của Michelangelo,


những bậc thềm xây theo mẫu nước chảy xuôi, - dòng đổ rộng rãi và
mỗi bậc lại sinh ra một bậc, như mỗi lớp sóng sinh ra từ một lớp
sóng. Ta thu nhặt bản thân qua những ấn tượng ấy, hồi lại chính
mình từ đống ngồn ngộn đầy địi hỏi đang nói năng và múa mép kia
(ơi nó lắm mồm làm sao!), và học dần cách nhận ra những điều rất ít
ỏi chứa đựng sự vĩnh cửu mà ta yêu, và sự cơ đơn mà ta có thể khẽ
khàng tham dự.
Hiện tại tôi vẫn ở trong thành, trên đồi Kapitol, cách tác phẩm
của Marc Aurel không xa, bức tượng kỵ sĩ đẹp nhất còn lại của nghệ
thuật La Mã; nhưng vài tuần nữa tôi sẽ dọn đến một chỗ yên tĩnh và
thanh đạm, một căn lầu gió cổ, khuất sâu trong một công viên, xa
lánh chốn phố phường cùng những ồn ào và ngẫu nhiên của nó.
Tơi sẽ ở đó suốt mùa đông, vui với sự yên tĩnh lớn lao và chờ nó
ban cho những giờ tốt lành và cần mẫn... Tơi sẽ viết dài hơn cho
ơng và sẽ nói về bức thư của ơng khi đến đó, là nơi tơi được thoải
mái hơn, như ở nhà mình. Hơm nay việc của tôi (lẽ ra tôi nên làm
sớm hơn mới phải) chỉ là báo lại cho ông rằng cuốn sách ông nhắc
đến trong thư (có đăng những tác phẩm của ông) đã không đến tay
tôi. Nó có quay về chỗ ơng khơng, có thể là từ Worpswede chăng?
(Vì: bưu kiện khơng được phép chuyển tiếp ra nước ngồi). Có lẽ
đấy là khả năng may mắn nhất và tôi rất mong là như vậy. Hy vọng

nó đã khơng thất lạc - đáng tiếc đấy không phải là trường hợp ngoại
lệ trong tình trạng bưu điện ở Ý.
Nếu khơng, chắc chắn tơi đã vui lịng đón nhận cuốn sách đó
(như tất cả những gì mang dấu hiệu của ơng); và tơi sẽ ln đọc,
đọc lại và sống cùng những dịng thơ mới của ông (nếu được ông
tin cậy) với tất cả khả năng và nhiệt tình. Chào ơng và chúc ơng mọi
điều.
Rainer Maria Rilke
 


6.
Rom, 23 tháng Mười Hai 1903
Ơng Kappus thân mến,
Tơi khơng muốn để ông phải mong thư khi lễ Giáng Sinh đã tới,
và giữa ngày lễ ông phải gánh chịu nỗi cơ đơn nặng nề hơn lúc
thường. Nhưng nếu nó quả là lớn thì ơng hãy vui lên; bởi lẽ, cơ đơn
thiếu tầm vóc thì cịn ra làm sao (ơng tự hỏi như vậy); cơ đơn chỉ có
một, đấy là nỗi cô đơn lớn và không dễ gánh chịu, và hầu như ai rồi
cũng có những giờ phút muốn đánh đổi nó lấy một sự đàn đúm nào
đó dù tầm thường và rẻ rúng, lấy một cái vỏ của giao tiếp với bất kỳ
ai, với kẻ thiếu tư cách nhất... Nhưng có lẽ đấy chính là những giờ
phút cho cơ đơn trưởng thành; bởi lẽ sự trưởng thành của nó đau
như sự trưởng thành của các cậu bé và buồn như tiết lập xn.
Nhưng ơng khơng nên rối trí vì lẽ đó. Ðiều thiết yếu vẫn chỉ là: cơ
đơn, nỗi cơ đơn lớn lao tự bên trong. Ði vào chính mình và không
gặp bất kỳ ai nhiều giờ đằng đẵng, phải làm được như vậy. Cơ đơn,
như lúc ta cịn là đứa trẻ cô đơn khi người lớn đi đi lại lại, vướng víu
trong những chuyện có vẻ lớn lao và trọng đại, vì người lớn trơng
bận rộn lắm và ta chẳng hiểu họ làm gì. Và một ngày kia ta bỗng

thấy công việc của họ nghèo nàn, nghề nghiệp của họ cứng nhắc và
khơng cịn gắn liền với đời sống nữa, vậy cớ sao ta không tiếp tục
làm như đứa trẻ, nhìn vào đó như nhìn thứ gì xa lạ, từ chiều sâu của
thế giới riêng mình, từ chiều rộng của nỗi cơ đơn riêng mình, mà nỗi
cơ đơn tự nó đã là cơng việc, là chức vụ, là nghề nghiệp? Cớ sao
phải đánh đổi cái vô tri hiền triết của đứa trẻ lấy chống đỡ và khinh
bỉ, trong khi vơ tri là riêng một cõi, cịn chống đỡ và khinh bỉ chính là
tham dự vào chỗ mà mình muốn thốt ra bằng cách dùng chúng làm
phương tiện.
Ơng thân mến, hãy nghĩ đến thế giới mà ơng mang trong mình,
và tùy ơng muốn gọi việc đó là gì cũng được: là hồi ức về tuổi thơ,
hay là khát vọng về tương lai, - chỉ có điều hãy để ý xem trong mình
có gì trỗi dậy, và đặt nó trên mọi thứ mình ghi nhận được ở xung
quanh. Ðời sống nội tâm nơi ơng đáng cho ơng dành trọn tình u,



×