Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
trờng đại học y h nội
nguyễn thế trí
nghiên cứu vai trò của ghi hình
tới máu phổi phối hợp với đo thông khí ngoi
trong tiên lợng chức năng hô hấp sau mổ
cắt bỏ một phần phổi
Chuyên ngnh : phẫu thuật đại cơng
Mã số
: 3.01.21
Tóm tắt luận án tiến sĩ y học
H nội - 2008
Công trình đợc hoàn thành tại
:
trờng đại học y h nội
Ngời hớng dẫn khoa học : PGS. TS. Trần Xuân Trờng
GS. TS. Nguyễn Thụ
Phản biện 1 : PGS.TS Phan ỡnh K
Phản biện 2 : PGS.TS ng Ngc Hựng
Phản biện 3 : PGS.TS Nguyn Chi lng
Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nh nớc
họp tại Hi trng 1 nh A1 i hc Y H ni.
Vo hồi: 14 giờ, ngy 14 tháng 8 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Th viện Quốc gia
- Th viện Thông tin Y học Trung ơng
- Th viện Trờng Đại học Y H Nội.
Danh mục các công trình nghiên cứu
liên quan đến luận án đ công bố
1- Nguyễn Thế Trí (2004), Tác dụng giảm đau v ảnh hởng lên hô
hấp của gây tê khoang lồng ngực trong giảm đau sau mổ cát bỏ
một phần phổi, Tạp chí Y học Thực hành, số 5, tr. 64.
2- Nguyễn Thế Trí, Hoàng Đình Chân (2005), Xạ hình định lợng
tới máu phổi giúp tiên lợng v phẫu thuật thnh công cắt 2
thùy phổi phải trên bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp, Tạp
chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9, số 4, tr. 391.
3- Nguyễn Thế Trí, Trần Xuân Trờng (2007), Dự kiến chức năng
hô hấp sau mổ cắt bỏ một phần phổi với MAA-Tc
99m
,
Tạp chí
Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 11, số 2, tr. 103.
4- Nguyễn Thế Trí, Nguyễn Thụ (2007), Đánh giá một số yếu tố tiên
lợng v xử trí hạ ô xy máu trong thông khí một phổi cho phẫu
thuật cắt bỏ một phần phổi, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí
Minh, Tập 11, số 4, tr. 264.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi chiếm một tỷ lệ lớn và là một trong những tử vong
hàng đầu do ung thư. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hữu ích cho
ung thư phổi.
Đây là loại phẫu thuật có nguy cơ cao do can thiệp liên quan trực
tiếp đến hai chức năng sống quan trọng là hô hấp và tuần hoàn nên
thăm dò chức năng hô hấp trước mổ có vai trò rất quan trọng.
Những thăm dò chức năng toàn phần phổi có nhược điểm là
không tiên lượng cụ thể trên từng bệnh nhân chức năng hô hấp sau
mổ nhất là ở những bệnh nhân chức năng thông khí trước mổ thấp.
Vì thế cần phải thăm dò chức năng từng phần phổi để dự kiến
chức năng thông khí phổi sau mổ.
Ghi hình tưới máu bằng Y học hạt nhân đượ
c sử dụng để dự kiến
chức năng hô hấp sau mổ rất tốt ở các nước phát triển nhưng chưa
được ứng dụng ở nước ta.
Mục tiêu nghiên cứu
1- Đánh giá mối tương quan và độ phù hợp giữa chức năng
thông khí dự kiến tính bằng ghi hình hạt nhân tưới máu phổi
với chức năng thông khí đo được sau mổ phổi.
2- Đánh giá sự bi
ến đổi chức năng hô hấp trước và sau mổ phổi.
Những đóng góp mới của luận án
• Dự kiến được chức năng thông khí sau mổ cắt một phần phổi.
• Chứng minh được mối tương quan tốt của chức năng thông
khí phổi dự kiến bằng ghi hình hạt nhân tưới máu phổi với
chức năng thông khí tương ứng đo được sau mổ ph
ổi.
• Đánh giá được độ phù hợp của chức năng thông khí dự kiến
với chức năng thực tế sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
• Kết quả đó sẽ giúp tiên lượng cho phẫu thuật phổi chính xác
và an toàn hơn.
2
• Đánh giá được mức độ biến đổi của chức năng thông khí
(FEV1, FVC, Chỉ số Gaensler) trước và sau mổ 1 tháng và 3
tháng theo từng loại phẫu thuật.
• Đánh giá được mức độ biến đổi của khí máu động mạch (paO
2
,
paCO
2
, SaO
2
, pH) trước và sau mổ theo từng loại phẫu thuật.
Bố cục của luận án
Luận án gồm 113 trang. Trong đó ngoài phần Đặt vấn đề : 2
trang; kết luận 2 trang, luận án có 4 chương : Chương 1- Tổng quan
tài liệu : 37 trang; Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
: 11 trang; Chương 3- Kết quả nghiên cứu : 30 trang; Chương 4- Bàn
luận : 31 trang. Trong luận án có 39 bảng, 2 biểu đồ, 32 hình. Có 192
tài liệu tham khảo : 45 tài liệu tiếng Việt và 147 tiếng nước ngoài.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1- Đánh giá lâm sàng trước phẫu thuật phổi
- Tuổi: Tuổi cao là 1 yếu tố tiên lượng nặng, thường đi cùng với
các tai biến tim mạch, hô hấp trong và sau mổ.
- Tình trạng nghiện hút thuốc lá:
không chỉ là tác nhân gây
ung thư phổi mà còn là yếu tố nguy cơ cao của tai biến hô hấp và tử
vong sau mổ.
- Thể trạng chung của bệnh nhân:
ASA càng cao thì tai biến
hô hấp, tử vong càng cao .
- Béo bệu:
làm giảm chức năng hô hấp, tăng nguy cơ tai biến hô
hấp sau mổ.
- Tiền sử bệnh: Các bệnh có nguy cơ tai biến hô hấp sau mổ
cao, cần phát hiện và được điều trị ổn định trước mổ.
a) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: (COPD)
b) Rối loạn thông khí hạn chế:
c) Hen phế quản:
- Vị trí và phạm vi phẫu thuật: Phạm vi phẫu thuật ả
nh huởng
lớn tới tỷ lệ tử vong và tai biến hô hấp sau mổ. Cắt phân thuỳ và cắt
thùy có tỷ lệ tử vong và tai biến thấp, cắt toàn bộ một phổi nhất là
3
phổi phải có tỷ lệ rủi ro cao.
1.2 - Thăm dò chức năng hô hấp trong phẫu thuật phổi
1.2.1 - Thăm dò chức năng thông khí
1.2.1.1. Các thông số thăm dò chức năng thông khí thường được
dùng và vai trò trong tiên lượng trước mổ phổi
Các thông số được dùng để đánh giá bao gồm VC, FVC, MVV,
RV/TLC, FEF25-75, FEV1, FEV1 /FVC. Cho tới nay 2 thông số
thường được dùng nhất là FVC và FEV1.
Gaensler: MVV < 50% và FVC <70 % có nguy cơ tai biến cao.
Miller: FEV1 > 2 l, MVV > 55%, FEF25-75 > 1,6 l/s an toàn
cho cắt phổi và FEV1 >1 l, MVV>40%, FEF25-75 > 0, 6 l/s an toàn
cho cắt thuỳ phổi.
Kroenke: tỷ
lệ FEV1 /FVC dưới 70% nguy cơ cao.
Kristersson đã dùng xạ hình tưới máu và thông khí phổi để tính
FEV1
dự kiến sau mổ (ppo-FEV1)cắt phổi. Theo đó ppo-FEV1 < 1 l sẽ
là chống chỉ định mổ. Nhưng sau này hầu hết các tác giả cho rằng ppo-
FEV1
> 800 ml là đủ an toàn cho phẫu thuật.
1.2.1.2. Thay đổi chức năng thông khí trước và sau mổ cắt bỏ một
phần phổi
Sau mổ cắt bỏ một phần phổi chức năng thông khí thường giảm
nặng sau đó sẽ phục hồi dần.
Nghiên cứu của Bolliger 1996:
Đối với bệnh nhân cắt thuỳ: (Tỷ lệ giảm % so với trước mổ):
FVC: Sau 3 tháng giảm khoảng 11%, sau 6 tháng khoảng 7,3%
FEV1: Sau 3 tháng giảm kho
ảng 12%, sau 6 tháng khoảng 8,8%
TLC: Sau 3 tháng giảm khoảng 16%, sau 6 tháng khoảng 10,2%
Đối với bệnh nhân cắt phổi:
FVC: Sau 3 tháng giảm khoảng 36, 4%, sau 6 tháng khoảng 36,2%
FEV1: Sau 3 tháng giảm khoảng 34%, sau 6 tháng khoảng 34%
TLC: Sau 3 tháng giảm khoảng 34%, sau 6 tháng khoảng 32,6%
Corris 1987: Sau mổ cắt phổi 4 tháng FEV1 giảm 22%, FVC
giảm 29%.
Demedts 1989: Sau mổ cắt phổi 6 tháng FEV1 giảm 33%, FVC
giảm 37%, sau mổ cắt thuỳ 6 tháng FEV1 giảm 12%, FVC giảm 15%.
4
1.2.2 - Đo khí trong máu động mạch
1.2.2.1. Các giá trị khí máu bình thường
- PaO
2
tăng dần từ lúc đẻ tới lúc thanh niên, sau đó ở một số
trường hợp giảm dần đi từ năm 60 - 70 tuổi, giới hạn giá trị bình
thường của PaO
2
. Theo Phạm Khuê PaO
2
bình thường là 80 - 100
mmHg. Theo Ngô Quý Châu bình thường PaO
2
> 75mmHg ở 6 tuổi,
> 85 mmHg ở 20 tuổi, > 75 mmHg ở 60 tuổi, > 67 mmHg ở 70 tuổi.
- PaCO
2
ổn định không thay đổi theo tuổi, 40 ± 5mmHg.
- Khi thiếu máu nặng thì PaO
2
, SaO
2
bình thường PaCO
2
thấp (bệnh nhân
tăng không khí) nhưng có tình trạng thiếu ôxy tổ chức nặng .
- pH: 7, 391 ± 0, 019
1.2.2.4. Vai trò của các thông số khí máu động mạch trong phẫu
thuật phổi
PaCO
2
được nhiều tác giả cho là yếu tố tiên lượng nguy cơ tai
biến sau mổ. PaCO
2
cao > 45 mmHg không nên mổ.
PaO
2
thấp tiên lượng nguy cơ tai biến và tử vong sau mổ cao.
Meyer Erkelenz, Mittman cho rằng nếu PaO
2
trước mổ dưới 6,7 kPa
(50 mmHg) không nên mổ vì tai biến và tử vong cao. Nagasaki cho
rằng nếu PaO
2
trước mổ dưới 8, 0 kPa (60 mmHg) không nên mổ vì
tai biến và tử vong cao.
1.2.2.5. Biến đổi của khí máu động mạch sau phẫu thuật phổi
PaO
2
thường giảm sau mổ, đối với cắt thuỳ PaO
2
giảm khá ít so
với trước mổ nhưng giảm rõ rệt hơn đối với bệnh nhân cắt phổi.
Nghiên cứu của Bolliger cho thấy PaO
2
trước mổ, sau mổ 3 tháng và
6 tháng không có khác biệt lớn với bệnh nhân cắt thuỳ (11,3 ±
1,7kPa) (85 ± 13 mmHg) trước mổ so với 11,5 ± 1,6 kPa (86 ± 12
mmHg) và 11,3 ± 1,6 kPa (85 ± 12 mmHg) sau 3 và 6 tháng. Nhưng
khác biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân cắt phổi 10,7 ± 1,3 kPa trước
mổ so với 10,1 ± 1,5 và 10,1 ± 1,3 sau 3 và 6 tháng.
PaCO
2
hầu như không thay đổi cả trước và sau mổ ở cả cắt thuỳ
cũng như cắt phổi. Nghiên cứu của Bolliger cho thấy PaCO
2
ở cả 2
nhóm cắt thuỳ và cắt phổi và cả 3 thời điểm là như nhau.
pH không có sự thay đổi đáng kể ở cả nhóm cắt thuỳ cũng như
cắt phổi ở các thời điểm trước và sau mổ.
5
1.3 - Vai trò của y học hạt nhân trong thăm dò chức năng hô hấp
trước mổ phổi
1.3.1. Các dược chất phóng xạ dùng trong ghi hình phổi.
1.3.1.1. Ghi hình tưới máu :
99m
Tc – MAA;
131
I - MAA:
1.3.1.2. Ghi hình thông khí:
133
Xenon;
81m
Kr;
99m
Tc – DTPA.
1.3.2. Các phương tiện dùng trong ghi hình phổi:
1.3.2.1 SPECT
: (Single photon emission computed tomography).
1.3.3.2.Các phương tiện khác: PET
: (Positron emission tomography), ghi
hình bằng camera các loại.; ghi hình bằng đồ thị
1.3.3 - Vai trò của y học hạt nhân trong đánh giá chức năng từng
phần của phổi và dự kiến chức năng hô hấp sau mổ phổi:
Juhl và Frost tính ppo-FEV1
dựa vào công thức:
ppo-FEV1
= FEV1 trước mổ x (1 -Sx5,26/100)
Trong đó S là số nhánh phế quản bị cắt bỏ, 5,26 là tỷ lệ chức năng
của 1 nhánh phế quản (vì có 19 nhánh nên 1 nhánh chiếm 1/19 = 5,26).
Kristersson năm 1972 đã sử dụng y học hạt nhân đánh giá chức
năng từng phần phổi khi dùng khí Xenon
133
hít vào để đo thông khí
và tính ppo-FEV1
cho cắt phổi
trong đó:
ppo-FEV1
= FEV1
trước mổ x tỷ lệ % hoạt tính phóng xạ của phổi
lành còn lại sau mổ. Ông cho rằng ppo-FEV1
cần thiết phải > 1 L.
Olsen đã sử dụng MAA-Tc
99m
tiêm tĩnh mạch để đo tưới máu
phổi và tính ppo-FEV1
trong đó ppo-FEV1
cần thiết phải > 800 ml.
Tới năm 1980 Wernly đã phát triển phương pháp này khi tính ppo-
FEV1
cho các bệnh nhân cắt thuỳ trong đó ppo-FEV1
cần thiết phải >
40% chỉ số lý thuyết.
Vincent J.Kopp đưa ra công thức dự kiến:
FEV1
dự kiến sau cắt phổi = FEV1 trước mổ x % tỷ lệ hoạt tính
phóng xạ của phổi lành.
FEV1
dự kiến sau cắt thuỳ phổi = FEV1 trước mổ x % tỷ lệ hoạt
tính phóng xạ của phổi lành còn lại + ( % tỷ lệ hoạt tính phổi bệnh x
số phế quản bị cắt / số phế quản của phổi bệnh).
6
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1- Tiêu chuẩn lựa chọn
• Các bệnh nhân được lựa chọn từ khoa Phẫu thuật lồng ngực -
Bệnh viện K: chẩn đoán ung thư phổi, có chỉ định mổ, dự kiến cắt
phổi, cắt thùy phổi hoặc cắt phân thuỳ phổi.
• Ngoài bệnh phải mổ không có các bệnh khác kèm theo. Không
phân biệt nam nữ, tuổi từ 16 trở lên.
2.1.2- Tiêu chuẩn loại tr
ừ:
• Bệnh tim mạch, tai biến mạch não, suy gan, thận…
• Tai biến của phẫu thuật, gây mê, điều trị trước, trong hoặc sau mổ.
• Sai sót trong thăm dò chức năng hô hấp trước và sau mổ.
2.2.2- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, phân tích và tự đối chứng.
• Bệnh nhân được đánh giá trước mổ bao gồm:
2.2.1 - Thăm khám lâm sàng trước mổ:
Đo chiều cao, cân nặng, tu
ổi, giới tính.
Đo tần số thở, mạch, huyết áp, độ bão hoà ô xy máu động
mạch. Đo và so sánh ở 2 thời điểm trước và sau mổ.
Đánh giá phạm vi phẫu thuật, vị trí khối u, thời gian mổ.
2.2.2 - Đo chức năng thông khí ngoài:
9 Được tiến hành tại khoa thăm dò chức năng - bệnh viện K. Sử
dụng máy đo chức năng thông khí phổi Jaeger - flowscreen -
Pro của Đức sả
n xuất.
9 Màn hình máy sẽ hiển thị các chỉ số: Dung tích sống thở mạnh
(FVC), Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1), (tính
bằng lít).
9 Tính các chỉ số phần trăm theo chỉ số lý thuyết theo tài liệu của
Bộ Y tế năm 2003. Tính chỉ số Gaensler = FEV1/ FVC.
2.2.3 - Đo khí trong máu động mạch
9
Được tiến hành tại khoa hồi sức bệnh viện Việt Đức bằng máy
7
đo khí máu CIBA – CORNING.
9 Chuẩn hoá ở nồng độ khí thở vào = 21% và nhiệt độ cơ thể = 37
0
C.
9 Các chỉ số chính để phân tích gồm : pH, paCO
2
, paO
2.
, SaO2.
2.2.4 - Ghi hình định lượng tưới máu phổi
Được tiến hành tại khoa Y học hạt nhân - Quân y viện 108.
(Trước mổ).
Cách thức tiến hành ghi hình tưới máu phổi
:
• Dược chất phóng xạ:
Macro Aggregates đánh dấu Technetium 99m (
99m
Tc-MAA).
• Cách thức tiến hành:
Bệnh nhân nằm ngửa, chúng tôi tiến hành tiêm tĩnh mạch 3
mCi (111 MBq)
99m
Tc-MAA. Việc ghi hình được tiến hành ngay sau
khi tiêm xong. Thiết bị được dùng để ghi hình là máy SPECT 1 đầu
Gamma camera. Nhãn hiệu Starcam 4000 i sản xuất tại Mỹ.
• Tính toán tỷ lệ chức năng dựa vào tỷ lệ số đếm hoạt tính phóng
xạ của từng phần phổi trên 2 trường nhìn trước và sau. Chức
năng thông khí dự kiến sau mổ được tính (theo phương thức
của Vincent J.Kopp 1998) như sau:
• ppo FEV1 =FEV1 TM ∗{1 –(MĐPXPCB / MĐPXTBP)}
• ppo FVC = FVC TM ∗{1 –(MĐPXPCB / MĐPXTBP)}
• ppoFEV1(%) =FEV1(%)TM∗{1–(MĐPXPCB/MĐPXTBP)}
• ppoFVC(%) =FVC(%)TM∗{1–(MĐPXPCB/MĐPXTBP)}
Trong đó: ppo : Dự kiến sau mổ; MĐPXPCB: mật độ hoạt tính
phóng xạ phần phổi dự kiến cắt bỏ; MĐPXTBP: mật độ hoạt tính
toàn phổi
2.2.5 - Phân loại nhóm theo cách thức phẫu thuật trong đó
Nhóm 1: Cắt phổi; Nhóm 2: Cắt thuỳ phổ
i; Nhóm 3: Cắt phân
thuỳ phổi.
2.2.6 - Đánh giá sau mổ ở 2 thời điểm là trong vòng 1 tháng và sau
mổ 3 tháng:
9 Thăm khám lâm sàng: Đo tần số thở, mạch, huyết áp, độ bão
hoà ô xy.Đánh giá mức độ khó thở. Đánh giá trước mổ và sau
8
mổ 1 và 3 tháng.
9 Đo chức năng thông khí ngoài. Đo và so sánh ở 3 thời điểm
trước và sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
9 Đo khí trong máu động mạch sau mổ trong vòng 1 tháng. Các
chỉ số chính để phân tích gồm : pH, paCO
2
, paO
2
, SaO2.
2.3 - Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 15.0
• So sánh trung bình các thông số chức năng hô hấp trước và sau
mổ, giữa các loại phẫu thuật bằng test T Student và one-way
Anova:
• Đánh giá mối tương quan giữa các chức năng dự kiến với thực
tế bằng thuật toán correlate bivariate và regression linear và độ
phù hợp (agreement).
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước m
ổ
TB: Giá trị trung bình; ĐL : Độ lệch.
SL: Số lượng bệnh nhân TL: Tỷ lệ
3.1.1. Tuổi và giới
Bảng 3.1. Cơ cấu bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Nam (n=164) Nữ (n=50) Cộng (n=214)
Nhóm tuổi
SL TL% SL TL% SL TL%
Dưới 20 1 0,61 0 0,00 1 0,47
20 - 29 2 1,22 4 8,00 6 2,80
30 - 39 5 3,05 2 4,00 8 3,27
40 - 49 30 18,29 12 24,00 42 19,63
50 - 59 59 35,98 25 50,00 87 39,25
60 - 69 49 29,88 6 12,00 57 25,70
Trên 70 18 10,98 1 2,00 19 8,88
Độ tuổi mắc bệnh của các bệnh nhân trong nghiên cứu tập trung
chủ yếu ở lứa tuổi trung niên (40 - 60 tuổi).
3.1.2. Khí máu động mạch trước mổ
9
Bảng 3.2. Kết quả khí máu động mạch của bệnh nhân theo giới
Nam (n=164) Nữ (n=50) Cộng (n=214)
Giới
Chỉ số
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
pH 7,42 0,03 7,41 0,02 7,42 0,03
PaCO
2
(mmHg) 33,08 3,65 32,19 4,58 32,99 3,99
PaO
2
(mmHg) 94,10 10,32 91,35 8,42 93,57 10,16
SaO2 (%) 97,20 0,86 97,25 0,87 97,21 0,86
pH: 7,35 - 7,50; PaCO
2
: 21,8 - 43,4; PaO
2
:75,0 - 138,3; SaO
2
: 93,6 - 99,3
Nồng độ khí máu động mạch ở cả 4 thông số đều không có sự
khác biệt giữa nam và nữ.
3.1.3. Chức năng thông khí trước mổ
Bảng 3.3 : Chức năng thông khí ngoài trước mổ theo cách thức mổ
Cắt phổi
(n=15)
Cắt thuỳ
(n=188)
Cắt phân thuỳ
(n=11)
Cách thức mổ
Chỉ số khí máu
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
FVC (lít) 2,80 0,63 2,65 0,64 2,81 0,82
FVC% 95,24 21,24 92,94 15,44 94,02 20,14
FEV1(lít) 2,37 0,61 2,20 0,59 2,29 0,66
FEV1% 99,58 25,16 94,59 17,81 94,24 20,63
FVC% và FEV1% trước mổ giữa các cách thức mổ khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2. Mối tương quan giữa chức năng thông khí dự kiến sau mổ và
chức năng thông khí đo được sau mổ
3.2.1. Chức năng thông khí dự kiến bằng y học hạt nhân
10
Bảng 3.4. Chức năng thông khí dự kiến của bệnh nhân
theo cách thức mổ
Cắt phổi
(n = 15)
Cắt thùy
(n = 188)
Cắt phân thùy
(n = 11)
p
Cách mổ
Chỉ số
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
ppo FEV1
1,61 0,31 1,81 0,50 2,07 0,61 <0,05
ppo FEV1%
67,7 12,7 77,1 15,24 85,23 18,88 <0,05
ppo FVC
1,86 0,43 2,16 0,54 2,55 0,75 <0,01
ppo FVC%
63,6 14,9 75,4 13,25 85,43 18,62 <0,001
Chức năng thông khí dự kiến sau mổ khác nhau tuỳ theo từng
cách thức mổ khác nhau rất có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.21. So sánh thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên dự kiến
(ppoFEV1) và FEV1 (tính bằng lít) sau mổ 1 tháng theo cách thức mổ
ppoFEV1
FEV1 sau
mổ 1 tháng
FEV1 sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông khí
Cách thức mổ
TB TB TB ĐL TB ĐL
Cắt phổi 1,61 0,31 1,21 0,31 1,66 0,33
Cắt thùy phổi 1,81 0,50 1,45 0,43 1,80 0,45
Cắt phân thùy 2,07 0,61 1,78 0,48 1,90 0,60
p <0,01 <0,01 <0,01
Sự khác biệt giữa thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên dự kiến
(ppoFEV1) và FEV1 sau mổ 1 tháng khác biệt có ý nghĩa thống kê
nhưng không khác biệt với thời điểm 3 tháng.
11
Bảng 3.19. So sánh dung tích sống thở mạnh dự kiến (ppoFVC) với
FVC (tính bằng lít) sau mổ 1 tháng theo cách thức mổ
FVC
trước mổ
FVC sau
mổ 1 tháng
FVC sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông khí
Cách thức mổ
TB TB TB ĐL TB ĐL
Cắt phổi 2,78 2,78 1,56 0,28 1,90 0,34
Cắt thùy phổi 2,66 2,66 1,72 0,46 2,14 0,50
Cắt phân thùy 2,81 2,81 2,14 0,60 2,27 0,61
p <0,01 <0,01 <0,01
Sự khác biệt giữa dung tích sống thở mạnh dự kiến (ppoFVC)
và sau mổ 1 tháng khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng không khác
biệt với thời điểm 3 tháng.
3.2.1.1. Tương quan chung giữa chức năng thông khí dự kiến và chức
năng thông khí thực tế đo được sau mổ 1 tháng
Hình 3.1. Mối tương quan giữa
FEV1 dự kiến và FEV1 sau mổ 1
tháng
r = 0,735 p < 0,01
Hình 3.2. Độ phù hợp giữa FEV1
dự kiến và FEV1 sau mổ 1 tháng
Lệch trung bình: - 0,35 lít; giới hạn
trên: 0,35 lít ; dưới: -1,05 lít
Mối tương quan giữa FEV1 dự kiến và thực tế thời điểm này tốt
nhưng sự phù hợp kém hơn thời điểm sau mổ 3 tháng.
12
Hình 3.3. Mối tương quan giữa
FVC dự kiến và FVC sau mổ 1
tháng
r = 0,736 p < 0,01
Hình 3.4. Độ phù hợp giữa FVC
dự kiến và FVC sau mổ 1 tháng
Lệch trung bình: - 0,43 lít; giới
hạn trên: 0,31 lít ; dưới: -1,17 lít
Mối tương quan giữa FVC dự kiến và thực tế thời điểm này tốt
nhưng sự phù hợp kém hơn thời điểm sau mổ 3 tháng.
3.2.1.2. Tương quan chung giữa chức năng thông khí dự kiến và chức
năng thông khí thực tế đo được sau mổ 3 tháng
Hình 3.5. Mối tương quan giữa
FEV1 dự kiến và FEV1 sau mổ 3
tháng
r = 0,830 p < 0,01
Hình 3.6. Độ phù hợp giữa FEV1
dự kiến và FEV1 sau mổ 3 tháng
Lệch trung bình: - 0,03lít
giới hạn trên: 0,53 lít ; dưới: -
0,59 lít
Mối tương quan giữa FEV1 dự kiến và thực tế thời điểm này rất
tốt và độ phù hợp cũng tốt hơn thời điểm sau mổ 1 tháng.
13
Hình 3.7. Mối tương quan giữa
FVC
dự kiến và FVC sau mổ 3 tháng
r = 0,784 p < 0,01
Hình 3.8. Độ phù hợp giữa FVC
dự kiến và FVC sau mổ 3 tháng
Lệch trung bình: - 0,05 lít
giới hạn trên: 0,65 lít ; dưới: -
0,75 lít
Mối tương quan giữa FVC dự kiến và thực tế thời điểm này rất
tốt và độ phù hợp cũng tốt hơn thời điểm sau mổ 1 tháng.
Bảng 3.5 : Hệ số tương quan giữa chức năng thông khí dự kiến với
thực tế theo từng cách thức mổ
Hệ số tương quan giữa giá trị dự kiế
n với Cách
thức mổ
Chỉ
số
Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng
FEV
1
r = 0,441 p>0,05 r = 0,769 p<0,01
Cắt phổi
FVC r = 0,565 p<0,05 r = 0,743 p<0,01
FEV
1
r = 0,718 p<0,01 r = 0,876 p<0,01
Cắt thùy
FVC r = 0,740 p<0,01 r = 0,877 p<0,01
FEV
1
r = 0,766 p<0,01 r = 0,932 p<0,01
Cắt phân
thùy
FVC r=0,799 p<0,01 r=0,820 p<0,05
Mối tương quan giữa chức năng thông khí dự kiến bằng xạ hình
hạt nhân với chức năng đo được sau mổ 1 và 3 tháng đều rất tốt.
14
Bảng 3.6 : Độ phù hợp (Agreement) giữa chức năng thông khí dự
kiến với thực tế đo dược sau mổ 1 và 3 tháng.
(Đơn vị tính: lít)
Độ phù hợp giữa giá trị dự kiến với
Cách
thức mổ
Chỉ số
Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng
FEV
1
-0,41 (-1,07 ÷ 0,25) 0,06 (-0,38 ÷ 0,50)
Cắt phổi
FVC -0,30 (-1,04 ÷ 0,44) 0,08 (-0,50 ÷ 0,66)
FEV
1
-0,35 (-1,07 ÷ 0,37) -0,01 (-0,49 ÷ 0,47)
Cắt thùy
FVC -0,44 (-1,18 ÷ 0,30) -0,02 (-0,54 ÷ 0,50)
FEV
1
-0,29 (-1,07 ÷ 0,49) -0,05 (-0,39 ÷ 0,29)
Cắt phân
thùy
FVC -0,42 (-0,87 ÷ 0,03) 0,01 (-1,07 ÷ 1,09)
Chức năng đo được ở thời điểm sau mổ 3 tháng phù hợp tốt với
chức năng thông khí dự kiến bằng xạ hình hạt nhân, Chức năng đo
được ở thời điểm sau mổ 1 tháng thấp hơn so với dự kiến.
3.3. Biến đổi chức năng thông khí trước và sau mổ
3.3.1. Dung tích sống thở mạnh
Bảng 3.7. Biến đổi dung tích sống thở mạnh (FVC) (tính b
ằng lít)
trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng theo cách thức mổ
FVC
trước mổ
FVC sau
mổ 1 tháng
FVC sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông
kh
í
Cách thức mổ
TB TB TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 2,78 2,78 1,56 0,28 1,90 0,34 -31,65 <0,01
Cắt thùy phổi 2,66 2,66 1,72 0,46 2,14 0,50 -19,55 <0,01
Cắt phân thùy 2,81 2,81 2,14 0,60 2,27 0,61 -19,22 >0,05
p <0,01 <0,01 <0,01
Dung tích sống thở mạnh trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng khác
biệt rất có ý nghĩa thống kê và theo từng cách thức mổ cũng khác biệt
rất có ý nghĩa thống kê.
15
3.3.2. Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (FEV1)
Bảng 3.8. Đánh giá sự thay đổi thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên
(FEV1) (tính bằng lít) trước mổ và sau mổ 3 tháng theo cách thức mổ
FEV1
trước mổ
FEV1 sau
mổ 1 tháng
FEV1 sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông
khí
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 2,38 0,61 1,21 0,31 1,66 0,33 -30,25 <0,01
Cắt thùy phổi 2,21 0,60 1,45 0,43 1,80 0,45 -18,55 <0,01
Cắt phân thùy 2,29 0,66 1,78 0,48 1,90 0,60 -17,03 >0,05
p
<0,01 <0,01 <0,01
Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên trước mổ và sau mổ 1 và 3
tháng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê và theo từng cách thức mổ
cũng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
3.3.3. Dung tích sống thở mạnh phần trăm theo chỉ số lý thuyết
Bảng 3.9. Đánh giá sự thay đổi dung tích sống thở mạnh phần
trăm (FVC%) trước mổ và sau mổ 1 tháng theo cách thức mổ
FVC%
trước mổ
FVC% sau
mổ 1 tháng
FVC% sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông
khí
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 95,2 21,2 54,3 12,9 62,4 10,0 - 34,5% <0,01
Cắt thùy phổi 92,9 15,4 60,4 13,8 75,1 13,3 - 19,2% <0,01
Cắt phân thùy 94,0 20,1 71,9 13,7 82,4 12,5 - 12,3% >0,05
p <0,01 <0,01 <0,01
Dung tích sống thở mạnh phần trăm (FVC%) trước mổ và sau
mổ 1 và 3 tháng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê và theo từng cách
thức mổ cũng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
16
3.3.4. Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên phần trăm theo chỉ số lý
thuyết
Bảng 3.10. Đánh giá sự thay đổi thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên
phần trăm (FEV1%) trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng
theo cách thức mổ
FEV1%
trước mổ
FEV1 % sau
mổ 1 tháng
FEV1% sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông
khí
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 99,6 25,2 53,0 14,7 66,6 10,7 - 33,1 <0,01
Cắt thùy phổi 94,6 17,8 62,6 15,7 77,4 14,9 - 18,2 <0,01
Cắt phân thùy 94,2 20,6 73,3 12,0 83,8 13,3 - 11,0 >0,05
p <0,01 <0,01 <0,01
Sự thay đổi thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên phần trăm (FEV1)
trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê và
theo từng cách thức mổ khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.3.5. Chỉ số Gaensler (FEV1 / FVC):
Bảng 3.11. Đánh giá sự thay đổi chỉ số Gaensler trước mổ và sau
mổ 1 và 3 tháng theo cách thức mổ
Gaensler
trước mổ
Gaensler sau
mổ 1 tháng
Gaensler sau
mổ 3 tháng
Chỉ số thông
khí
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 84,79 9,99 77,49 16,12 86,94 6,61 2,54 >0,05
Cắt thùy phổi 83,18 8,91 85,01 11,63 84,31 9,63 1,36 >0,05
Cắt phân thùy 86,95 5,82 83,78 6,07 83,06 4,61 -4,47 >0,05
p >0,05 >0,05 >0,05
Sự thay đổi chỉ số Gaensler trước mổ và sau mổ 3 tháng theo
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
17
Sự thay đổi chỉ số Gaensler trước mổ và sau mổ 3 tháng theo
cách thức mổ cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.4. Nồng độ khí trong máu động mạch:
Bảng 3.12. Biến đổi pH máu trước và sau mổ theo cách thức mổ
pH máu
trước mổ
pH máu
sau mổ
Chỉ số khí máu
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 7,42 0,02 7,42 0,02 0,00 >0,05
Cắt thùy phổi 7,42 0,03 7,44 0,03 0,27 >0,05
Cắt phân thùy 7,41 0,01 7,42 0,012 0,003 > 0,05
Sự thay đổi pH máu trước mổ và sau mổ không có ý nghĩa thống
kê
Sự thay đổi pH máu trước mổ và sau mổ theo cách thức mổ
cũng không có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.13. Đánh giá sự thay đổi paCO
2
máu trước mổ và sau mổ
theo cách thức mổ
paCO
2
máu
trước mổ
paCO
2
máu
sau mổ
Chỉ số khí máu
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 33,26 2,94 37,77 3,57 13,56 <0,05
Cắt thùy phổi 32,96 4,01 35,19 3,37 6,77 <0,05
Cắt phân thùy 32,3 1,67 33,9 0,38 0,05 > 0,05
p >0,05 <0,05 <0,05
Sự thay đổi paCO
2
máu trước mổ và sau mổ khác nhau có ý
nghĩa thống kê
Sự thay đổi paCO
2
máu trước mổ và sau mổ theo cách thức mổ
khác nhau có ý nghĩa thống kê.
18
Bảng 3.14. Đánh giá sự thay đổi paO
2
máu trước mổ và sau mổ
theo cách thức mổ
paO
2
máu
trước mổ
paO
2
máu
sau mổ
Chỉ số khí máu
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 97,37 17,46 81,36 13,45 -16,44 < 0,01
Cắt thùy phổi 93,25 9,36 86,95 9,99 -6,76 < 0,01
Cắt phân thùy 95,7 0.21 90,8 1,41 -0,05 > 0,05
p > 0,05 < 0,05 < 0,05
Sự thay đổi paO
2
máu trước mổ và sau mổ khác nhau có ý nghĩa
thống kê
Sự thay đổi paO
2
máu sau mổ theo cách thức mổ khác nhau rất
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.15. Đánh giá sự thay đổi SaO
2
máu trước mổ và sau mổ
theo cách thức mổ
SaO
2
máu
trước mổ
SaO
2
máu
sau mổ
Chỉ số khí máu
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 96,84 1,39 94,32 2,05 -2,60 < 0,05
Cắt thùy phổi 97,30 0,71 96,30 1,18 -1,03 < 0,05
Cắt phân thùy 97,2 0,15 96,2 0,72 -0,01 > 0,05
p > 0,05 < 0,05 < 0,05
Sự thay đổi SaO
2
máu trước và sau mổ khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Sự thay đổi SaO
2
máu trước mổ và sau mổ theo cách thức mổ
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
19
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
4.1.1- Tuổi bệnh nhân: tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên
cứu là 55,3, trong đó tập trung chủ yếu là nhóm trung niên từ 40 đến
60 tuổi. Đây cũng là độ tuổi thường gặp của ung thư phổi.
4.1.2- Giới: trong nghiên cứu này số bệnh nhân nam của chúng tôi
chiếm chủ yếu, gồm 170 bệnh nhân chiếm 77,3%, tỷ lệ nam gấp gần 4
lần so với nữ. Có thể do liên quan tới thói quen nghiện hút thuốc lá.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam nghiện hút thuốc lá
khá cao trong khi nữ tỷ lệ này rất thấp.
4.2- Tương quan giữa chức năng thông khí dự kiến với thực tế đo
sau mổ
4.2.1 - Tương quan chung
Muốn dự kiến được chức năng thông khí sau mổ ngay từ trước
khi mổ thì phải tính được chức năng từng phầ
n phổi. Xạ hình tưới
máu phổi hiện nay được áp dụng khá tốt ở các nước phát triển. Vấn
đề chúng ta quan tâm trước khi áp dụng nó trong việc cân nhắc chỉ
định mổ là đánh giá kết quả dự kiến bằng phương pháp này có tương
quan tốt với thực tế đo được sau mổ hay không.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tương quan khá tốt của cả 2
thông số FEV1 và FVC ở cả 2 thời đi
ểm sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
Trong đó tương quan của FEV1 thời điểm sau mổ 3 tháng là tốt nhất
(r = 0,83 p < 0,01)
FVC cũng tương quan tốt ở thời điểm sau mổ 3 tháng (r = 0,784
p < 0,01). Đây là thời điểm tốt để đối chứng vì lúc này bệnh nhân đủ
thời gian để hồi phục sau cuộc mổ nặng trong khi bệnh cũng còn
trong giai đoạn ổn định.
Tương quan giữa FVC dự kiến (ppoFVC) ở th
ời điểm sau mổ 1
tháng cũng thấp hơn nhưng vẫn tốt (r = 0,736 p < 0,001).
20
Như vậy việc dự kiến FEV1 và FVC sau mổ bằng ghi hình tưới
máu phổi đơn thuần cũng rất có giá trị và hoàn toàn có thể tin cậy được.
4.2.2 - Đánh giá hệ số tương quan theo từng loại phẫu thuật
4.2.2.1 - Tương quan trong nhóm cắt phổi
Hệ số tương quan của nhóm này ở thời điểm trong vòng 1 tháng
sau mổ là rất thấp nhưng ở thời điểm sau mổ 3 tháng tương quan tốt
(r = 0,769 với FEV1 và 0,743 với FVC; p < 0,01) nhưng vẫn thấp
hơn so với nhóm cắt thuỳ phổi. Có lẽ do phẫu thuật cắt phổi nặng, sự
hồi phục của bệnh nhân chậm hơn nên đánh giá ở thời điểm trong
vòng 1 tháng kém chính xác.
Kết quả đánh giá độ phù hợp của cả FEV1 và FVC dự kiến đều
phù hợp với các thông số tương ứng đo được ở thời đ
iểm sau mổ 3
tháng. FEV1 đo được cao hơn dự kiến trung bình 50ml. FVC thực tế
cũng 80ml.
Độ phù hợp trong mổ cắt phổi ở thời điểm sau mổ 1 tháng là khá
kém. FVC thấp hơn dự kiến trung bình 300ml. FEV1 cũng thấp hơn
dự kiến 410 ml.
Như vậy mặc dù chức năng thông khí sau cắt phổi tương quan
với dự kiến không khác nhiều ở 2 thời điểm đánh giá nhưng khác bi
ệt
rõ rệt khi đánh giá bằng độ phù hợp (Agreement).
4.2.2.2 - Tương quan trong nhóm cắt thuỳ phổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm cắt thuỳ các thông số dự
kiến có tương quan rất tốt ở thời điểm sau mổ 3 tháng, FEV1 và FVC
có hệ số tương quan tương ứng ( r = 0,876 và 0,877 với p < 0,01).
Thời điểm 1 tháng cũng có tương quan tốt (r = 0,718 và 0,74. Có vẻ
như khi tách từng nhóm theo cách thức mổ đánh giá tương quan sẽ
chặt chẽ hơn.
Như vậy trong nhóm cắt thuỳ phổi tương quan của chức năng
thông khí dự kiến bằng xạ hình tưói máu rất tốt.
Kết quả đánh giá độ phù hợp cũng cho thấy cả FEV1 và FVC dự
21
kiến đều phù hợp với các thông số tương ứng đo được ở thời điểm
sau mổ 3 tháng. FEV1 đo được thấp hơn dự kiến trung bình 10ml.
FVC thấp hơn dự kiến 20ml.
Độ phù hợp trong mổ cắt thuỳ phổi ở thời điểm sau mổ 1 tháng
kém hơn. FVC thấp hơn dự kiến trung bình 440ml. FEV1 thấp hơn
dự kiến 350 ml.
Cũng như trong cắt ph
ổi mặc dù chức năng thông khí sau cắt
thuỳ phổi tương quan với dự kiến không khác nhiều ở 2 thời điểm
đánh giá nhưng khác biệt rõ rệt khi đánh giá bằng độ phù hợp
(Agreement).
4.2.2.3 - Tương quan trong nhóm cắt phân thuỳ phổi
Tương quan của chức năng thông khí dự kiến FEV1 và FVC
trong nhóm này là rất tốt ở cả 2 thời điểm 1 tháng (r = 0,766 và
0,799) và 3 tháng sau mổ (r = 0,93 và 0,820). Có lẽ là do nhóm này
thường là những bệnh nhân được phát hi
ện sớm, khối u còn nhỏ và
chưa có hạch di căn nên chức năng thông khí ít bị ảnh hưởng.
4.3- Biến đổi chức năng thông khí trước và sau mổ
4.3.1 - Thay đổi chức năng thông khí trong cắt phổi
Chức năng thông khí sau mổ cắt phổi giảm rất nhiều so với
trước mổ nhất là trong những ngày đầu. Những tháng sau chức năng
thông khí sẽ hồi phục dần nhưng trong cắt phổi chứ
c năng thông khí
hồi phục ít và chậm.
Dung tích sống thở mạnh trong vòng 1 tháng sau mổ giảm
khoảng 40,6 ± 18%. Sau 3 tháng hồi phục hơn nhưng vẫn còn thấp
so với trước khoảng 32,4 ± 19%.
Nếu tính cắt phổi trái mất 45% thể tích phổi và phổi phải 55%
thì hoàn toàn không phù hợp với kết quả của hầu hết các nghiên cứu
của cả 2 thông số FEV1 và FVC. Bởi lẽ đa phần phổi bên bệnh suy
giảm chức n
ăng cho nên sau khi bị cắt bỏ thì chức năng còn lại của
phổi lành sẽ cao hơn.
22
Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi ổn định so với trước mổ trong khi FVC thường thấp hơn rõ
rệt so với trước mổ.
4.3.2 - Thay đổi chức năng thông khí sau cắt thuỳ phổi
Chức năng thông khí sau mổ cắt thuỳ phổi cũng giảm nhiều
trong những ngày đầu sau mổ sau đó hồi phục tốt hơn vào những
tháng sau mổ. Nhưng mức độ suy giảm chứ
c năng sau mổ trong cắt
thuỳ phổi ít hơn so với cắt phổi.
FVC 1 tháng sau mổ giảm khoảng 36,6. Sau 3 tháng hồi phục
hơn nhưng vẫn còn thấp hơn trước mổ 19,5 ± 15%, ít hơn nhiều so
với cắt phổi.
FEV1 cũng giảm mạnh trong tháng đầu khoảng 34,4 % so với trước
mổ, sau 3 tháng hồi phục lại nhưng vẫn giảm khoảng 18,5%.
Cũng giống như với các bệnh nhân cắ
t phổi chỉ số Gaensler
cũng ổn định hoặc tăng hơn so với trước mổ.
4.3.3 - Thay đổi chức năng thông khí sau cắt phân thuỳ phổi
Mức độ suy giảm chức năng sau mổ trong cắt phân thuỳ phổi ít
hơn so với cắt thuỳ phổi.
Dung tích sống thở mạnh trong vòng 1 tháng sau mổ giảm
khoảng 23,8%. Sau 3 tháng dung tích sống thở mạnh hồi phục hơn so
với trước mổ
và chỉ còn thấp hơn trước mổ khoảng 17,5.
FEV1 trong tháng đầu giảm khoảng 23% so với trước mổ. Sau 3
tháng hồi phục lại nhưng vẫn giảm khoảng 16,7%.
4.4- Thay đổi khí máu động mạch trước và sau mổ
4.4.1 - Thay đổi khí máu động mạch sau mổ cắt phổi
pH máu hầu như không thay đổi giữa trước và sau mổ.
paCO
2
trong số những bệnh nhân cắt phổi tăng nhẹ so với trước
mổ nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường.
paO
2
sau mổ giảm rõ rệt so với trước mổ (16,4%). Tuy nhiên
các thông số này vẫn trong giới hạn bình thường do những bệnh nhân
23
của chúng tôi đều có chức năng thông khí trước mổ tốt.
paO
2
sau mổ khác biệt rõ giữa các nhóm mổ khác nhau. Phạm vi
cắt phổi càng lớn thì paO
2
giảm càng nhiều. Tuy nhiên mức độ suy
giảm không nghiêm trọng do chức năng thông khí giảm nhưng vẫn
còn trong giới hạn chấp nhận được.
4.4.2 - Thay đổi khí máu động mạch sau mổ cắt thuỳ phổi
Độ pH hầu như không thay đổi sau mổ cắt thuỳ phổi. paCO
2
tăng không đáng kể 35,1 ± 3,4 mmHg so với 33,0 ± 4,1 trước mổ.
SaO
2
giảm ít 96,3 ± 1,2 % so với 97,3 ± 0,7 % trước mổ. Hầu
hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có SaO
2
trên 95% do vậy hầu
như không có tai biến sau mổ. Có thể do chức năng phần phổi còn lại
còn tốt và sự bù trừ của cơ thể nên SaO
2
sau mổ không biến đổi lớn.
paO
2
giảm có ý nghĩa thống kê tuy nhiên mức độ suy giảm ít
hơn nhiều so với cắt phổi. Có lẽ do cơ thể bù trừ bằng cách tăng tần
số thở, tăng mạch và phần phổi còn lại nở ra bù vào phần bị cắt bỏ.
Như vậy đối với những bệnh nhân chức năng phổi trước mổ còn
tốt , khí máu động mạch hầu như không có biến đổi l
ớn sau mổ cắt
thùy phổi.
KẾT LUẬN
1 - Mối tương quan và độ phù hợp giữa chức năng thông khí dự
kiến tính bằng xạ hình định lượng tưới máu phổi với MAA Tc
99m
ghi hình bằng SPECT với chức năng thông khí đo được sau mổ
phổi
Xạ hình định lượng tưới máu phổi với MAA Tc
99m
ghi hình bằng
SPECT có thể dự kiến tốt chức năng từng phần phổi. Từ đó tính được
chức năng thông khí dự kiến sau mổ (ppoFEV1 , ppoFVC).
Chức năng thông khí dự kiến sau mổ (ppoFEV1, ppoFVC) bằng
xạ hình tưới máu có tương quan tuyến tính rất tốt và có độ phù hợp
24
cao với chức năng thông khí thực tế tương ứng (FEV1 và FVC) đo
được sau mổ 3 tháng.
Chức năng thông khí dự kiến cũng có tương quan tuyến tính tốt
với chức năng thực tế tương ứng đo được sau mổ trong vòng 1 tháng
tuy nhiên ở thời điểm này độ phù hợp kém hơn và chức năng đo được
luôn thấp hơn so với dự kiến.
2 – Biến đổi chức n
ăng hô hấp trước và sau mổ phổi
Chức năng thông khí sau mổ giảm rõ rệt so với trước mổ sau đó
hồi phục hơn ở thời điểm sau mổ 3 tháng tuy nhiên vẫn thấp hơn rõ
rệt so với trước mổ tuỳ thuộc vào phạm vi cắt bỏ (Cắt phổi, cắt thuỳ,
phân thuỳ ).
Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1): sau cắt phổi
giảm 49,16% so vớ
i trước mổ ở thời điểm trong vòng 1 tháng sau mổ
giảm 30,2% so với trước mổ ở thời điểm 3 tháng sau mổ. Sau mổ cắt
thuỳ phổi giảm 34,4% so với trước mổ ở thời điểm trong vòng 1 tháng
sau mổ và giảm 18,6 % so với trước mổ ở thời điểm 3 tháng sau mổ.
Sau mổ cắt phân thuỳ phổi giảm 22,3% so với trước mổ ở thời
điểm
trong vòng 1 tháng sau mổ giảm 17,0% so với trước mổ ở thời điểm 3
tháng sau mổ
Dung tích sống thở mạnh (FVC) : sau cắt phổi giảm 43,9% so
với trước mổ ở thời điểm trong vòng 1 tháng sau mổ giảm 31,7% so
với trước mổ ở thời điểm 3 tháng sau mổ. Sau mổ cắt thuỳ phổi giảm
35,3% so với trước mổ ở thời điểm trong vòng 1 tháng sau mổ
và
giảm 19,6 % so với trước mổ ở thời điểm 3 tháng sau mổ. Sau mổ cắt
phân thuỳ phổi giảm 23,8% so với trước mổ ở thời điểm trong vòng 1
tháng sau mổ giảm 19,2% so với trước mổ ở thời điểm 3 tháng sau
mổ.
Khí máu động mạch sau mổ cũng thay đổi so với trước mổ tuy
nhiên không rõ rệt bằng chức năng thông khí. pH máu và paCO2 ít
thay đổi sau mổ. paO
2
giảm rõ rệt sau mổ cắt phổi (khoảng 16,4%)
giảm ít sau cắt thuỳ phổi (khoảng 6,8%).
1
Bản trích yếu luận án tiến sỹ Y học.
Tên tác giả: Nguyễn Thế Trí
Tên luận án: “Nghiên cứu vai trò của ghi hình tưới máu phổi phối hợp với đo thông khí ngoài
trong tiên lượng chức năng hô hấp sau mổ cắt bỏ một phần phổi.”
Chuyên ngành phẫu thuật đại cương - Mã số 301.21.
Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà nội.
Mục tiêu nghiên cứu
1- Đánh giá mối tương quan và độ phù hợp giữa chức năng thông khí dự kiế
n tính bằng ghi hình
hạt nhân tưới máu phổi với chức năng thông khí đo được sau mổ phổi.
2- Đánh giá sự biến đổi chức năng hô hấp trước và sau mổ phổi.
Đối tượng: Các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi, có chỉ định mổ, dự kiến cắt phổi, cắt thùy
phổi hoặc cắt phân thuỳ phổi. Ngoài bệnh phải mổ không có các bệnh khác kèm theo.
Phươ
ng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, phân tích và tự đối chứng.
• Bệnh nhân được đánh giá trước mổ bao gồm:
2.2.1 - Thăm khám lâm sàng trước mổ.
2.2.2 - Đo chức năng thông khí ngoài: Dung tích sống thở mạnh (FVC), Thể tích thở ra tối đa trong giây
đầu tiên (FEV1), (tính bằng lít). Tính chỉ số Gaensler = FEV1/ FVC.
2.2.3 - Đo khí trong máu động mạch: Chuẩn hoá ở nồng độ khí thở vào = 21% và nhiệt độ cơ thể = 37
0
C.
Các chỉ số chính để phân tích gồm : pH, paCO
2
, paO
2.
, SaO2.
2.2.4 - Ghi hình định lượng tưới máu phổi
Bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch 3 mCi (111 MBq)
99m
Tc-MAA. Chức năng thông khí dự kiến
sau mổ được tính (theo phương thức của Vincent J.Kopp 1998) như sau:
• ppo FEV1 =FEV1 TM ∗{1 –(MĐPXPCB / MĐPXTBP)}
• ppo FVC = FVC TM ∗{1 –(MĐPXPCB / MĐPXTBP)}
Trong đó: ppo : Dự kiến sau mổ; MĐPXPCB: mật độ hoạt tính phóng xạ phần phổi dự kiến cắt
bỏ; MĐPXTBP: mật độ hoạt tính toàn phổi
2.2.5 - Phân loại nhóm theo cách thức phẫu thuật,
Đánh giá sau mổ ở 2 thời điểm là trong
vòng 1 tháng và sau mổ 3 tháng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mối tương quan giữa chức năng thông khí dự kiến sau mổ và đo được sau mổ
Hệ số tương quan giữa giá trị dự kiến với
Cách thức
mổ
Chỉ số
Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng
FEV
1
r = 0,441 p>0,05 r = 0,769 p<0,01
Cắt phổi
FVC r = 0,565 p<0,05 r = 0,743 p<0,01
FEV
1
r = 0,718 p<0,01 r = 0,876 p<0,01
Cắt thùy
FVC r = 0,740 p<0,01 r = 0,877 p<0,01
FEV
1
r = 0,766 p<0,01 r = 0,932 p<0,01
Cắt phân
thùy
FVC r=0,799 p<0,01 r=0,820 p<0,05
2
3.2. Biến đổi chức năng thông khí trước và sau mổ
3.2. Dung tích sống thở mạnh
FVC
trước mổ
FVC sau mổ 1
tháng
FVC sau mổ 3
tháng
Cách thức mổ
TB TB TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 2,78 2,78 1,56 0,28 1,90 0,34 -31,65 <0,01
Cắt thùy phổi 2,66 2,66 1,72 0,46 2,14 0,50 -19,55 <0,01
Cắt phân thùy 2,81 2,81 2,14 0,60 2,27 0,61 -19,22 >0,05
p <0,01 <0,01 <0,01
3.3. Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (FEV1)
FEV1 trước
mổ
FEV1 sau mổ
1 tháng
FEV1 sau mổ 3
tháng
Cách thức mổ
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
Δ%
p
Cắt phổi 2,38 0,61 1,21 0,31 1,66 0,33 -30,25 <0,01
Cắt thùy phổi 2,21 0,60 1,45 0,43 1,80 0,45 -18,55 <0,01
Cắt phân thùy 2,29 0,66 1,78 0,48 1,90 0,60 -17,03 >0,05
p <0,01 <0,01 <0,01
KẾT LUẬN
1 - Xạ hình định lượng tưới máu phổi với MAA Tc
99m
ghi hình bằng SPECT có thể dự kiến tốt chức
năng từng phần phổi. Từ đó tính được chức năng thông khí dự kiến sau mổ (ppoFEV1 , ppoFVC).
Chức năng thông khí dự kiến sau mổ (ppoFEV1, ppoFVC) bằng xạ hình tưới máu có tương
quan tuyến tính rất tốt và có độ phù hợp cao với chức năng thông khí thực tế tương ứng (FEV1 và
FVC) đo được sau mổ 3 tháng.
2 – Biến đổi chức năng hô hấp trướ
c và sau mổ phổi
Chức năng thông khí sau mổ giảm rõ rệt so với trước mổ sau đó hồi phục hơn ở thời điểm sau
mổ 3 tháng tuy nhiên vẫn thấp hơn rõ rệt so với trước mổ tuỳ thuộc vào phạm vi cắt bỏ (Cắt phổi, cắt
thuỳ, phân thuỳ ).
Khí máu động mạch sau mổ cũng thay đổi so với trước mổ tuy nhiên không rõ rệt bằng chức
nă
ng thông khí. pH máu và paCO2 ít thay đổi sau mổ. paO
2
giảm rõ rệt sau mổ cắt phổi (khoảng
16,4%) giảm ít sau cắt thuỳ phổi (khoảng 6,8%).
Những mục tiêu đạt được: Dự kiến được chức năng thông khí sau mổ. Chứng minh được mối tương
quan và độ phù hợp tốt của chức năng thông khí phổi dự kiến bằng ghi hình hạt nhân với chức năng tương ứng
đo được sau mổ phổi. Đánh giá được mức độ biến đổi của chức năng thông khí (FEV1, FVC, Chỉ số Gaensler)
trước và sau mổ 1 tháng và 3 tháng theo từng loại phẫu thuật.
Tác giả Người hướng dẫn
Nguyễn Thế Trí Giáo sư Nguyễn Thụ