Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chăm sóc lại khu vườn kiến thức của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.12 KB, 2 trang )

Chăm sóc lại khu vườn kiến thức của bạn
Xem kết quả: / số bình chọn: 32
Bình thường Tuyệt vời
B? phi?u
Chắc bạn đã từng nghe nói rằng mỗi năm kiến thức của toàn nhân loại sẽ được nhân lên gấp đôi? Và lo
rằng với tốc độ chóng mặt như vậy, nếu không cập nhật học hỏi thật nhanh sẽ sớm thành “người rừng” lúc
nào không hay? Đừng lo lắng, hôm nay tôi sẽ chia sẻ một chiến lược tiếp cận kiến thức hiệu quả mang tên
“Hiểu & Biết”. Hi vọng mô hình sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều!
Đầu tiên xin phân tích một chút về hai phạm trù “Hiểu” và “Biết” (tiếng anh tương ứng là Understand &
Know). Sau khi nghiên cứu một số từ điển tiếng việt & tiếng anh, cộng với kinh nghiệm của mình, tôi tạm
đưa ra một cách hiểu về hai từ này, ít nhất là nó sẽ được chấp nhận trong phạm vi bài viết này: “Hiểu và
Biết đều là các trạng thái của tâm thức (tâm trí bạn lúc đang thức) khi đánh giá về một một sự vật, hiện
tượng quen thuộc (tạm gọi là vấn đề). Sự khác biệt được thể hiện ở mức độ trải nghiệm của bạn đối với vấn
đề đó.”

Giả sử bạn đang học về một môn nào đó, bạn biết hết tất cả mọi công thức, khái niệm trong sách và thày cô
chỉ dẫn. Nhưng không hiểu sao khi đi thi bạn vẫn không thể nào làm trọn vẹn được các bài tập mà đề thi đã
ra. Bạn đọc sách, bạn biết rất nhiều những quy luật nguyên tắc thành công, bạn biết có nhiều người áp
dụng cũng áp dụng và đã thành công. Nhưng không hiểu sao bạn áp dụng mãi và vẫn không thấy hiệu quả.
Trong hai ví dụ trên, bạn đều đã rơi vào tình huống “Biết mà không hiểu” ứng với ô số (3) trong ma trận
Hiểu & Biết sau:
Qua ma trận trên ta thấy rằng tất cả những thông tin kiến thức hàng ngày đang sinh sôi nảy nở trên thế giới,
và có thể là trong chính bản thân bạn, có thể phân ra làm 4 loại chính:
(1) Những thứ bạn biết và đã hiểu.
Là những “hiểu biết” thực sự thuộc về bạn , bạn đã có những trải nghiệm cần thiết đủ để nắm bắt những
nguyên lý hình thành cũng như các quy luật liên quan. Ví dụ bạn là một người rất thành đạt, và bạn mở các
lớp chia sẻ giúp hàng triệu người vươn lên. Chú ý đây cũng là loại mà các chú “ngựa non háu đá” hay
“tưởng” mình có nhiều nhất, nhưng khi bị “đá” mới biết là không phải.
(2) Những thứ bạn không biết nhưng lại hiểu.
Là kiến thức nằm sâu trong tiềm thức, được hình thành và phát triển một cách “khó giải thích” trong quá
trình sống của bạn. Biểu hiện của nó là nhiều lúc bạn tự nhiên “ngộ” một điều gì đó khi nhận được một số


kích thích, tác động thích hợp bên ngoài. Chúng thường được tiềm thức chắt lọc lại từ loại thứ (3) và là
nhân tố quan trọng giúp chúng ta thay đổi mạnh mẽ!
(3) Những thứ bạn biết nhưng lại không hiểu
Đây là loại kiến thức chúng ta thường được “dạy” hàng ngày thông qua quá trình cày cuốc sách vở, tham
gia các lớp học, và học hỏi từ những người đi trước. Nó thường giới hạn trong phạm vi quan tâm của bạn ví
dụ như một chuyên ngành nào đó bạn đang nghiên cứu chẳng hạn. Lý do ta không hiểu là thiếu thông tin
hoặc các cái ta “biết” chưa kết nối lại theo một hệ thống hợp lý.
(4) Những thứ bạn không biết mà cũng không hiểu.
Đây là loại kiến thức có cực kì nhiều trên thế giới và phát sinh hàng ngày với cấp số mũ và được lan truyền
rộng rãi bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, như các tin “hót”, tin “giật gân”, truyện lạ… hoặc đơn
giản là rất nhiều người đang săn tìm. Chúng thường nằm ngoài phạm vi đáng quan tâm của bạn, nhưng lại
có sức hấp dẫn vô cùng lớn vì nó đáp ứng nhu cầu tò mò vốn là bản chất con người.
Qua phân tích bên trên bạn có thể thấy rằng: Kiến thức loại (1) là hữu ích nhất, quan trọng nhất; Kiến thức
loại (2) là thú vị nhất, giúp ta thay đổi nhiều nhất; và tất nhiên do đó loại (1) và (2) có thể sẽ được nhiều
người hướng tới nhất. Tuy nhiên, trên thực tế loại (3) là loại chúng ta thường “được” tiếp cận nhiều nhất và
loại (4) là loại được nhiều người săn đón nhiều nhất. Vậy khi nhận định được các loại thông tin kiến thức rồi
thì đâu là chiến lược tiếp cận thông tin hợp lý? theo tôi hợp lý nhất là hạn chế loại (4), tập trung năng lượng
để sử dụng hiệu quả loại (3), tìm cách kích hoạt loại (2) và từ đó kết hợp (2) và (3) để tích lũy loại (1). Việc
này giống như là trồng một khu vườn hoa quả vậy.
Việc hạn chế loại (4) được ví như việc rào vườn, chống thú vật đi lại giày xéo làm hỏng khu vườn của bạn,
hoặc đôi khi phải dùng đến thuốc trừ sâu. Sau đó là loại (3) giống như việc bạn cày xới khu vườn kiến thức
thật tươi tốt và gieo hạt giống xuống. Việc chọn hạt giống cũng rất quan trọng, nó chính là công đoạn tìm
hiểu về bản thân, từ đó bạn mới có thể quyết định xem mình định trồng cây gì. Nó cũng tương ứng với việc
đặt ra những giới hạn thông tin đáng quan tâm cho mình và nuôi dưỡng chúng hàng ngày. Còn loại (2)
chính là lúc cây ra hoa kết trái, loại (1) là lúc bạn thưởng thức những trái ngon trái ngọt của khu vườn kiến
thức! Chỉ một điều lưu ý thôi, nếu bạn đã gieo hạt giống cây táo thì đừng bao giờ hi vọng nó mọc ra quả
chuối trừ khi bạn cày lại cả khu vườn!

×