Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu Luận Môi Trường Và Con Người Ô Nhiễm Môi Trường Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

Môn Học Phần: Môi Trường Và Con Người
Mã Học Phần: NAS10121
Nhóm Thực Hiện: Nhóm 9
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths Phạm Thu Phượng

TP HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
1.1.

NƯỚC LÀ GÌ?....................................................................................................4

1.1.1. Nước sạch là gì?...........................................................................................4
1.2.

NƯỚC NGỌT LÀ GÌ?..........................................................................................5

1.2.1. Các nguồn nước ngọt trong đời sống hiện nay............................................5
1.3.

VAI TRÒ CỦA NƯỚC..........................................................................................9


1.3.1. Nước đối với con người...............................................................................9
1.3.2. Nước đối với hoạt động kinh tế.................................................................10
1.4.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC LÀ GÌ?..............................................................15

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ơ NHIỄM TÀI NGUN NƯỚC.............................16
2.1.

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM...............................16

2.1.1.
2.2.

Một số con sơng bị ơ nhiễm ở Việt Nam................................................17

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.............................19

2.2.1.

Tại Mỹ.....................................................................................................20

2.2.2.

Tại Trung Quốc.......................................................................................20

2.2.3.

Tại Nhật Bản...........................................................................................22


CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.........24
3.1.

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC..................................................24

3.1.1.

Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc tự nhiên................................................24

3.1.2.

Ơ nhiễm nguồn nước có nguồn gốc nhân tạo..........................................25

3.3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC.............................37
KẾT LUẬN..................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40
TRỌNG SỐ CÁ NHÂN.................................................................................................41

2


3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng trên toàn thế giới. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hằng ngày chúng ta
dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thông tin về việc môi trường đang trở nên ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo một nghiên cứu về chỉ số môi trường ổn định do
trường đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đang là một trong những nước Đơng

Nam Á có chỉ số ơ nhiễm cao. Đáng báo động nhất phải kể đến tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước, nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành tinh. Tài nguyên nước là
nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn tuy nhiên hiện nay chúng ta đang phải đối
mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nước, đặc biệt là nguồn nước sạch, đó là một
hiểm hoạ lớn đối với sự tồn tại của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất.
Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên
nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, việc phát triển đô thị và
cơng nghiệp nhưng khơng có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu
cầu cũng góp phần làm ơ nhiễm nguồn nước. Do đó con người cần phải nhanh chóng
có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên
nước hiện nay đã trở thành một trong các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang can
thiệp mạnh mẽ và các hoạt động cả cá nhận và tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài
nguyên nước, ngăn chặn những hành động gây ơ nhiễm và suy thối tài ngun nước.
Việc bảo vệ tài ngun nước, kiểm sốt ơ nhiễm và suy thoát tài nguyên nước bằng
pháp luật là một biện pháp quan trọng và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn cịn một
số khó khăn trong việc triển khai và thực hiện. Thế giới và đặc biệt là Việt Nam đều
đang đứng trước nguy cơ về khủng hoảng nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước
sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang thiếu hụt trầm trọng, số lượng người được sử dụng
nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển và cả mạch
nước ngầm,… đều đang dần cạn kiệt. Chính vì điều đó, nhóm chúng em đã làm bài
tiểu luận này nhầm tuyên truyền và giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng ơ nhiễm

4


nguồn nước và những gì con người đang làm để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài
nguyên nước quý giá.


5


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC.
1.1.

Nước là gì?
Nước là sự kết hợp của 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy bằng liên kết

Hydro. Đó là một chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị mà bạn có thể nhìn thấy
trong hồ, sơng và đại dương.

Hình 1.1. Nguyên tử của nước

Trên hành tinh, nước muối chiếm 97% và 3% còn lại là nước ngọt (2/3 tồn tại
dưới dạng sông băng ở các cực). Tài nguyên nước là các nguồn nước được sử dụng
trong nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống sinh hoạt, giải trí hay trong hoạt
động sản xuất hầu hết các hoạt động này đều sử dụng nước ngọt.
1.1.1. Nước sạch là gì?
Nước sạch được định nghĩa là nước có độ trong đạt chuẩn, khơng mùi, khơng
màu, không vị, không chứa các thành phần độc tố gây hại và vi khuẩn gây bệnh. Nước
sạch phải đạt đủ tiêu chuẩn của Bộ Y Tế về an toàn thực phẩm, có thể dùng để phục
vụ cho nhu cầu đun nấu, ăn uống và sinh hoạt của con người.

6


Hình 1.2. Nguồn nước sạch ngày càng hiếm hoi

1.2.


Nước ngọt là gì?
Nguồn nước mà con người chúng ta dùng để ăn uống sinh hoạt chính là nước

ngọt. Nhưng hiểu sâu sắc hơn về khái niệm môi trường nước ngọt là gì, thì chúng
được định nghĩa khoa học như sau: "Nước ngọt là nước chứa ít hơn 0.5 phần nghìn
các loại muối hịa tan".
Hiện tại, các khối nước ngọt có trong tự nhiên phần lớn là ở các ao hồ, sông
suối. Một số lượng đáng kể khác chính là nước ngầm trong lòng đất. Và cả nước chứa
tại các kiến trúc nhân tạo do con người tạo ra. Ví dụ như kênh đào, hào rãnh, hồ chứa
nước nhân tạo. Nguồn gốc của nước ngọt chủ yếu xuất phát từ thủy giáng từ khí quyển
dạng mưa hoặc tuyết.
Trên trái đất, khoảng 98% lượng nước của chúng ta là nước mặn, và chỉ có 2%
là nước ngọt. Trong 2% ít ỏi này, lại có gần 70% lượng nước là tuyết và băng và chỉ
có 30% là nước ngầm, dưới 0,5% là nước mặt ở các sơng, hồ... Và ít hơn 0,05% trong
khí quyển.
1.2.1. Các nguồn nước ngọt trong đời sống hiện nay.
Nước mặt: là tất cả các nguồn nước bạn nhìn thấy phía trên mặt đất mà khơng
do sự đào bới mà có. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nước mặt sẽ bao gồm cả
nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và dịng nước lưu thơng. Dựa vào định nghĩa
trong một quy định của EU về vấn đề phân chia nước bề mặt, nước mặt sẽ được phân
7


biệt với nước sông, hồ, vùng nước ven biển và nước chuyển tiếp. Vì tồn tại trên bề
mặt lục địa nên nước mặt sẽ có thể bị mất đi do q trình bay hơi hoặc thấm vào lịng
đất để trở thành nước ngầm. Và nước mưa hay nước ngầm cũng chính là nguồn bổ
sung thêm cho nước mặt.
Trong cuộc sống, nước mặt là được cây cối hấp thụ trong quá trình thốt hơi và
được con người sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất, tưới tiêu, sinh hoạt, ni

trồng thủy sản,…hoặc đổ ra biển. Việt Nam có tiềm năng nước mặt rất lớn với mạng
lưới sơng ngịi dày đặc trải dài khắp các vùng miền. Trên cả nước có 2360 con sơng có
chiều dài trên 10 km. Các sơng có lưu lượng lớn: sơng Hồng, sơng Cửu Long, sơng
Đồng Nai.

Hình 1.3. Nước biển chiếm 98% lượng nước trên trái đất

Sơng Hồng Hà là con sơng dài thứ 2 ở Trung Quốc sau sơng Dương Tử. Sơng
Hồng Hà được gọi tên này bởi màu của nước sông vàng đục khi nước chứa đầy trầm
tích, vốn có thể lên tới 34kg/m3 nước. Trải dài 5.464km, sơng Hồng Hà bắt đầu từ
khu vực cao nguyên ở tỉnh Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc và đổ ra biển Bột Hải
ở tỉnh Sơn Đơng, phía đơng Trung Quốc.
Theo Ủy ban bảo tồn sơng Hồng Hà của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, tổng cộng
155 triệu mét khối nước đã được cung cấp để cải thiện mơi trường của đồng bằng
sơng Hồng Hà trong gần một tháng, đạt mức cao kỷ lục. Lượng nước này tăng 237%
so với mức trung bình trong thập kỷ qua.

8


Từ năm 2008, ủy ban bảo tồn bắt đầu thực hiện các quy định sinh thái ở vùng
hạ lưu sông Hoàng Hà và tiến hành bổ sung nước sinh thái cho các vùng đất ngập
nước trong Khu bảo tồn thiên nhiên đồng bằng sơng Hồng Hà. Dữ liệu giám sát cho
thấy, diện tích bề mặt của đồng bằng sơng Hồng Hà đã đạt 59.000 ha, tăng 4.900 so
với đợt bổ sung nước trước đó. Mực nước ngầm cũng đã tăng 1,4m.

Hình 1.4. Sơng Hồng Hà ở Trung Quốc

Khởi nguồn từ đỉnh Nevado Mismi cao 5.597m có nguồn gốc núi lửa trong dãy
Andes, thuộc Arequipa của Peru, sơng Amazon có chiều dài 6.992 km, dài hơn cả

sông Nile (6.695 km), với lưu vực trải rộng hơn 7 triệu km². Sông Amazon chiếm
khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất
của sông vào mùa khô khoảng 11km và lên tới 40km vào mùa mưa lũ. Với khu vực
cửa sơng có thể rộng tới 325km (202 dặm) nên Amazon cịn được gọi là sơng biển.
Lưu vực sơng bao phủ phần lớn rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên
thế giới, chiếm diện tích 5.500.000 km² (phần lớn ở Brazil). Amazon có lưu vực rộng
nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan chéo nhau dệt thành một mạng sơng dày
đặc, trong đó có hơn 17 nhánh có chiều dài 1.500 km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng
40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đơi diện tích lưu vực sơng Congo ở châu
Phi.

9


Hình 1.5. Sơng Amazon ở Nam Mỹ

Nước ngầm: là một dạng nước được phân bổ hoàn toàn dưới bề mặt đất, đá. Đây là
nguồn nước được tích trữ trong các không gian rỗng của đất. Hay trong những khe nứt
của các lớp đất đá trầm tích. 
Sở dĩ có nước ngầm là do nước trên mặt đất, hồ, sông, suối, biển bốc hơi lên
khơng trung. Sau đó lượng nước bốc hơi này gặp lạnh sẽ tạo thành hơi nước. Hơi
nước kết lại tạo thành mưa rơi xuống mặt đất. Lúc này một phần nước mưa sẽ đổ vào
ao, hồ, sông, suối, biển. Một phần nước mưa sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất khơng
thấm sẽ tích tụ lại. Từ đó lượng nước tích tụ này sẽ tạo nên các tầng nước ngầm. Đây
chính là nguồn gốc của q trình hình thành nước ngầm.

Hình 1.6. Chu trình hình thành mạch nước ngầm

10



1.3.

Vai trò của nước

1.3.1. Nước đối với con người
Nước sạch đóng vai trị rất quan trọng đối với sức khoẻ và cuộc sống của con
người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử
dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt
động sinh hoạt.
Nước chiếm 70-80% tỷ lệ trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp
nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi
dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước bảo vệ các mơ, tủy sống và khớp:
Vai trị của nước đối với cơ thể không chỉ làm dịu cơn khát và điều chỉnh nhiệt độ cơ
thể bạn; Nước cũng giữ cho các mô trong cơ thể bạn đủ độ ẩm. Ngồi ra, nước giúp
bảo vệ tủy sống, và nó hoạt động như một chất bôi trơn và đệm cho khớp của bạn.
Nước giúp cơ thể loại bỏ chất thải: Lượng nước đủ cho phép cơ thể bạn bài tiết
chất thải thông qua mồ hôi, đi tiểu và đại tiện. Thận, gan và ruột sử dụng nước để giúp
loại bỏ chất thải. Nước cũng có thể giúp bạn khơng bị táo bón bằng cách làm mềm
phân và giúp di chuyển thức ăn bạn đã ăn qua đường ruột.
Tăng tỷ lệ trao đổi chất: Vai trò của nước đối với cơ thể đặc biệt hơn khi uống
nước lạnh làm tăng sinh nhiệt. Tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi cơ thể ấm lên, tốc
độ trao đổi chất tăng cao, đòi hỏi năng lượng (calo) để thúc đẩy quá trình trao đổi
chất, từ đó giúp giảm cân.
Nước có ảnh hưởng lớn đến mức năng lượng và chức năng não: Bộ não bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi lượng nước trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy ngay cả khi
bạn bị mất nước nhẹ (1-3% trọng lượng cơ thể) có thể làm suy yếu nhiều chức năng
não. Trong một nghiên cứu ở phụ nữ trẻ, mất nước 1,36% sau khi tập thể dục làm suy
yếu sự tập trung và làm tăng tần suất đau đầu. Một nghiên cứu tương tự khác ở những
người đàn ông trẻ tuổi, cho thấy mất 1,59% nước gây bất lợi cho trí nhớ làm việc đồng

thời tăng cảm giác lo lắng và mệt mỏi.
11


Hình 1.3. Lượng nước trong các bộ phận cơ thể

1.3.2. Nước đối với hoạt động kinh tế
Nước trong sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam. Việt Nam được biết đến như quốc gia đứng đầu trong
việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên toàn thế giới. Để đạt được vị trí này là sự đóng
góp từ nhiều ngun tố đặc biệt là nước.
Ước tính rằng 70% lượng nước trên tồn thế giới được sử dụng để tưới tiêu. Cần
khoảng 2.000 - 3.000 lít nước để tạo ra đủ thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng
ngày của một người. Đây là một lượng đáng kể, khi so sánh với lượng cần thiết để
uống, tức là từ hai đến năm lít. Để sản xuất lương thực cho hơn 7 tỷ người đang sinh
sống trên hành tinh ngày nay, đòi hỏi nước phải lấp đầy một con kênh sâu 10 mét,
rộng 100 mét và dài 2100 km.
Nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nơng nghiệp, nếu khơng có nước cây
sẽ khơng thể sống. Vì nước tham gia trong q trình vận chuyển các chất dinh dưỡng
từ rễ lên thân cây, cành, lá giúp cây duy trì sự sống và phát triển. Nước đóng các vai
trị quan trọng như:
Tưới tiêu, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho đất và hỗ trợ sự phát triển của các loại cây
cối
Là dung môi của các chất hóa học, dinh dưỡng cần thiết cho cây

12


Hịa tan phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
Hỗ trợ q trình vận chuyển, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho các bộ phận của

cây

Hình 1.5. Nước dùng tưới tiêu trong nông nghiệp

Nước trong sản xuất công nghiệp: Trong tất cả các nghành công nghiệp,
nước là thành phần khơng thể thiếu, dù ít hay nhiều thì nước vẫn đóng vai trị vơ cùng
quan trọng
Ước tính rằng 22% lượng nước trên tồn thế giới được sử dụng trong cơng
nghiệp. Các nhà máy sử dụng cơng nghiệp chính bao gồm đập thuỷ điện, nhà máy
thuỷ điện sử dụng nước để làm mát, nhà máy lọc quặng và dầu sử dụng nước trong
các quá trình hoá học và các nhà máy sản xuất sử dụng nước làm dung mơi. Lượng
nước rút có thể rất cao đối với một số ngành, nhưng mức tiêu thụ nói chung thấp hơn
nhiều so với ngành nông nghiệp.
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đối với ngành nông nghiệp, nước cũng đóng
vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động công nghiệp. Chẳng hạn như:
Dùng để làm mát và vệ sinh hệ thống máy móc, thiết bị ngay tại nhà xưởng,
kho bãi…

13


Là một nguyên liệu không thể thiếu để vận hành các lị hơi dùng trong lĩnh vực
cơng nghiệp.
Là nguồn năng lượng đặc biệt để phát triển cơng nghiệp thủy điện.

Hình 1.6. Vai trò của nước đối với sản xuất ngành công nghiệp dệt may

Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) đã từng báo cáo về hiện trạng thủy điện thế
giới năm 2020, công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện trên thế giới năm 2019 đã
đạt trên 1.300 GW, sản sinh hơn 4.300 TWh, qua đó đóng góp khoảng 15% sản lượng

điện của thế giới và nhiều hơn sự đóng góp của tất cả các dạng năng lượng tái tạo
khác kết hợp lại. Nói cách khác, năng lượng do thủy điện mang lại, nếu thay thế bằng
than, sẽ dẫn đến việc tạo ra thêm 4 tỷ tấn khí thải nhà kính mỗi năm.
Trung Quốc và Canada là hai nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất
thế giới, lần lượt là 1.302 TWh và 398 TWh. Xét về tỷ lệ năng lượng thủy điện trên
tổng sản lượng điện, Na Uy sản xuất 99% lượng điện của mình bằng sức nước, trong
khi thủy điện ở Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân. Con số này ở
Canada là trên 70%, còn Áo sản xuất 67% lượng điện cả nước từ thủy điện. Uruguay
đã đạt đến mức gần 100% là năng lượng tái tạo, phần lớn nhờ vào thủy điện.

14


Hình 1.7. Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới

Thủy điện Itaipu nằm trên sông Parana, chạy qua biên giới giữa Brazil và
Paraguay, bắt đầu xây dựng từ năm 1975, với chi phí xây dựng 19,6 tỷ USD. Mỗi năm
Itaipu tạo ra khoảng 70 tỷ kWh điện, cung cấp khoảng 15-17% năng lượng tiêu thụ
của Brazil, 73-75% năng lượng tiêu thụ ở Paraguay.
Thủy điện Itaipu có tổng cơng suất lắp đặt là 14.000 MW, với 20 tổ máy phát
điện, mỗi tổ máy có cơng suất 700 MW. Tổ máy đầu tiên phát điện vào năm 1984.
Đập Itaipu dài 7,23 km, chiều cao 196 m. Năm 2016, nhà máy điện này từng
giữ kỷ lục thế giới về sản lượng điện hằng năm, sản xuất 103,09 tỷ kWh. Đến cuối
năm 2020, Itaipu đạt sản lượng tích lũy 2,77 tỷ MWh kể từ khi đi vào hoạt động.

Hình 1.8. Thủy điện Itaipu (Brazil – Paraguay)

Trong ngành dịch vụ du lịch: Nước là nguồn sống của thiên nhiên và kiến tạo
nên những kỳ quan hùng vĩ. Đó là những suối nước nóng, những bờ biển trải dài,
15



những thác nước nên thơ…Tất cả những điều này tạo nên cơ hội cho ngành du lịch
phát triển hơn. Du lịch được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói bởi nó chạy bằng sự
vận động của nước và bồi đắp từ thiên nhiên.

Hình 1.9. Du lịch biển ngày càng phát triển ở Việt Nam

Nước đối với giao thông, vận tải đường thủy: Với sự phát triển của các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, nhu cầu đi lại di chuyển và vận chuyển cũng tăng
cao. Giao thông, vận tải đường thủy trên sơng và biển khơng chỉ có ý nghía giúp nền
kinh tế phát triển mà cò quyết định nhiều vấn đề khơng chỉ là kinh tế mà cịn là văn
hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Ở Việt Nam, đường thủy đang được xem là một con đường tiềm năng và chiến
lược để phát triển kinh tế và giảm tải cho giao thông đường bộ. Các hoạt động kinh tế
đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước. Giá trị kinh tế của nước không phải lúc
nào cũng có thể quy đổi thành tiền, bởi vì tiền khơng phải là thước đo giá trị kinh tế,
có những dịch vụ của nước không thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất
lớn.

16


Hình 1.10. Đường thuỷ đóng vai trị vơ cùng lớn trong vận chuyển hàng hóa

1.4.

Ơ nhiễm mơi trường nước là gì?
Ơ nhiễm mơi trường nước là hiện tượng nguồn nước bị nhiễm bẩn, thay đổi


thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu
vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,
…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

Hình 1.11. Ơ nhiễm mơi trường nước trầm trọng, đang báo động tại nhiều nơi trên thế giới

17


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1.

Thực trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam
Xã hội càng hiện đại thì lượng nước thải, rác sinh hoạt, cơng nghiệp càng tăng

nhanh. Khơng có những phương án xử lý rác thải hợp lý dẫn đến ô nhiễm nước đang ở
mức báo động. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại nước ta đã gây nên nhiều ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và hệ sinh thái. Để có những phương án giải quyết tối ưu thì
trước tiên cần làm rõ nguyên nhân và hậu quả của thực trạng ô nhiễm nước ở Việt
Nam.
Tại Việt Nam, những dẫn chứng rõ nhất về việc ô nhiễm môi trường nước đó
theo báo cáo thống kê, tại Hà Nội chỉ 10% trong tổng số 350 – 400 nghìn khối nước
thải và hơn 1.000 m³ rác thải xả ra mỗi ngày được xử lý. Sẽ dễ dàng cảm nhận được
mức độ ô nhiễm môi trường nước đang leo thang từng ngày. Khơng chỉ tại Hà Nội,
Hồ Chí Minh cũng đang ở mức cảnh báo khi có tới 500.000 m³ nước thải/ngày từ các
nhà máy.
Có thể thấy tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư, viêm da ngày càng gia tăng tại
Việt Nam. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này đó là sử dụng nguồn

nước bị ô nhiễm. Theo thống kê trong các trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo, viêm
nhiễm, tiêu chảy thì có đến 40 – 50% là do dùng nước ô nhiễm. Tại Việt Nam có
khoảng hơn 9000 người tử vong vì các bệnh do sử dụng nước ô nhiễm. Hậu quả ô
nhiễm nước để lại cho con người và thế hệ sau là vơ cùng nghiêm trọng.

Hình 2.1. Nước ơ nhiễm do rác và nước thải chưa xử lí

18


2.1.1.

Một số con sông bị ô nhiễm ở Việt Nam.

1) Sơng Đồng Nai
Sơng Ðồng Nai có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp
nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 17 triệu người thuộc lưu vực 11 tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa phát triển mạnh khiến hệ thống sông
Ðồng Nai đã và đang phải đối mặt nguy cơ ô nhiễm rất cao.
Theo kết quả quan trắc vào tháng 8-2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Nai, chất lượng nước sông Đồng Nai tại bốn đoạn, chảy qua địa bàn tỉnh có
hàm lượng Amoni, TSS (tổng rắn lơ lửng), DO (lượng ơ-xy hịa tan trong nước), vi
sinh không đạt quy chuẩn cho phép. Giám đốc Sở TN và MT tỉnh Đồng Nai Đặng
Minh Đức cho biết, từ kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước mặt tại bốn đoạn
của sông Đồng Nai không đạt và không phù hợp mục đích cấp nước sinh hoạt. “Tình
trạng suy giảm chất lượng nước mặt sông Đồng Nai đang làm gia tăng nguy cơ ảnh
hưởng đến cuộc sống người dân. Bởi lẽ, sông Đồng Nai đang là nguồn cung cấp nước
thô phục vụ xử lý thành nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn”

Hình 2.2.. Sơng Đồng Nai bị ô nhiễm


2) Khu vực sông Cầu
Lưu vực sông Cầu đã bị ơ nhiễm trầm trọng. Trong lưu vực này, ngồi khu sản
xuất công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hịa hóa chất, cịn
có trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như
các làng nghề tập trung. Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tính
19


khoảng 40 triệu m³/năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m3
trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, mangan, chì, thiếc, thủy ngân và các
hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng,
thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v....

Hình 2.3.. Sơng Cầu bị ô nhiễm

3) Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua các quận 1,3, Phú Nhuận, Tân Bình của
thành phố Hồ Chí Minh ơ nhiễm nắng khi phải hứng chịu hàng chục tấn rác thải
sinh hoạt, bùn đất từ các khu dân cư, khu ăn uống xung quanh bị nước mưa cuốn
xuống mỗi ngày.
Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên môi trường - đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết rác dưới dịng kênh chủ
yếu là rác sinh hoạt, rác hữu cơ do người dân và hàng quán xung quanh thải ra như
vỏ chai nhựa, túi nylon, thức ăn thừa và cả xác động vật. Mưa lớn liên tục trong
nhiều ngày qua đã cuốn theo rác từ khu dân cư cộng với nước, bùn từ các tuyến
cống đổ vào kênh gây ô nhiễm.

20




×