Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Chính phủ VN với việc sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284 KB, 41 trang )

Đề án môn học
Li núi u
Trong vic thc hin cỏc mc tiờu ca chớnh sỏch kinh t v mụ l tng
trng kinh t, n nh ng tin, cõn bng cỏn cõn i ngoi v gii quyt cụng
n vic lm, chớnh sỏch tin t quc gia cú vai trũ rt quan trng.
ở Vit Nam, Ngõn hng Nh nc Vit Nam (NHNN) thc hin CSTT t u
nhng nm 90 ca th k 20 va qua. Cho n nay, CSTT quc gia ó thc s
gúp phn quan trng vo vic thc hin cỏc mc tiờu kinh t- xó hi ca Nh
nc, nht l trong vic kỡm ch lm phỏt t 3 con s vo nhng nm 1985-1989
xung cũn 1 con s k t u nhng nm 90, cung cp tng phng tin thanh
toỏn (M2) cho nn kinh t phự hp vi tc tng ca GDP, t ú thỳc y tng
trng kinh t v m bo an ninh quc phũng. Quan im iu hnh CSTT
Vit Nam hin nay l theo quan im a mc tiờu, tu vo din bin kinh t- xó
hi m la chn mc tiờu thớch hp. Trỡnh hoch nh v iu hnh CSTT ca
NHNN Vit Nam ngy cng tng lờn thụng qua vic chỳ trng cụng tỏc phõn tớch
mi din bin kinh t- tin t trong nc v quc t cú nhng d bỏo v quyt
nh kp thi ti vic n nh giỏ tr ng tin Vit Nam, s dng ngy cng nhun
nhuyn hn cỏc cụng c ca CSTT. Vi quan im iu hnh CSTT mt cỏch
thn trng v linh hot kim soỏt lm phỏt mc 1 con s, h tr tng trng
kinh t, cng c s vng mnh ca h thng ngõn hng trong bi cnh cú nhiu
bt li, CSTT va qua thc s cú nhng úng gúp ỏng k cho nn kinh t.
Tuy nhiờn, so vi yờu cu phỏt trin kinh t trong bi cnh hi nhp quc
t ngy cng mnh m thỡ vic iu hnh CSTT ca Vit Nam hin nay cha hn
l hon thin. Vn cũn nhiu bt cp khi iu hnh CSTT m NHNN v cỏc B
hu quan cn phi tp trung gii quyt.
Lun bn v CSTT trong quỏ trỡnh i mi l mt vn phc tp,
luụn bin i, cú tỏc dng mnh m n mi hot ng kinh t- xó hi. Bi
vit ny ch gúp bn mt vi ý kin nh v rt mong cú s ỏnh giỏ v b
sung ca cụ giỏo v mi ngi. V em cng xin chõn thnh cm n Tin s
Nguyn Th Kim Dung ó hng dn em hon thnh bi vit ny.
Lê Thanh Nghị - KTPT - 43A


§Ò ¸n m«n häc
Nội dung

Chương I: Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị
trường(trong phát triển kinh tế).
I.Vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nèn kinh tế.
1.1.Các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
a.Tổng sản phẩm quốc nội(GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) là sự tăng thêm (hay sự gia tăng) về qui mô
sản lượng của nền kinh tế trong một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định,thường la một năm.GDP thương có hai cách tính la GDP danh nghĩa và
GDP danh nghĩa.
Về phương diện sản xuất : GDP=C+I+G+(X-IM)
C:giá trị sản xuất
I:tổng đầu tư của cho sản xuất của các doanh nghiệp
G:chi tiêu chính phủ
X-IM:xuất khẩu ròng
c.Thất nghiệp, việc làm
Tỉ lệ thất nghiệp la phần trăm lực lượng lao động không có viêc làm.Thất
nghiệp có thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là ổn định một mức thất nghiệp thấp nhất.
d.Tăng trưởng kinh tế va tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định,thường là một năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đại lượng đo lường sự tăng tiến nhanh hay
chậm của qui mô kinh tế trong một thời kỳ.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm trước so với năm sau:
g = (Y
t
- Y

t
-
1
)
Y
t
-
1
*100%
-Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ k năm( ):
= Yk
- 1 ) x100%
Y
o
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
K
§Ò ¸n m«n häc
Yk :GDP năm k
Yo:GDP năm o.
E. Ổn định giá
Ổn định giá là việc việc duy trì giá cả ổn định trong thị trường tự do.
Trong mục tiêu này Chính phủ muốn nền kinh tế thị trường vận hành trôi chảy
là cách hiệu quả nhất để tổ chức phần lớn các hoạy động kinh tế.Mặt khác mục
tiêu tiêu nay cũng ngăn chặn không cho mức giá chung lên xuống quá nhanh .Sự
thay đổi đột ngột sẽ bóp méo các quyết định kinh tế của hãng và cá nhân.
Thước đo phổ biến nhất là chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chúng ta thường gọi sự thay đổi trong mức giá là tỉ lệ lạm phát.Tỉ lệ lạm phát
ghi lại tốc độ tăng giảm của mức giá từ năm này sang năm khác.Giảm phát xảy
ra khi giá cả giảm xuống.
1.2.Chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô.

Nền kinh tế thường xuyên xảy ra các cú sốc tác động vào tông cầu và tổng
cung.Các cú sốc này phá vỡ sự ổn định kinh tế , đảy sản lượng và việc làm ra
khỏi mức tự nhiên của chúng.Khi đó,chính phủ can thiệp bằng cách sử dụng hệ
thống các chính sách ổn định nền kinh tế ,đó là các chính sách nhằm giữ cho
mức sản lượng ở mức tự nhiên .Có thể kể ra một số chính sách cơ bản như
:Chính sách tài khóa ,chính sách tiền tệ,chính sách đối ngoại,chính sách thu
nhập…Trong đó hai chính sách tài khoá và tiền tệ giữ vai trò chủ đạo trong việc
giảm tác động của các cú sốc và ổn định nền kinh tế một cánh có hiệu quả.
2.Chính sách tiền tệ.
2.1.Khái niệm
2.1.1.Khái niệm chung về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng
và ngoại hối để ổn địng tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
2.1.2.Cơ quan thực hiện chính sánh tiền tệ
Ngân hàng Trung ương (NHTW) là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách
tiền tệ.Từ năm 1990 NHTW đã cải cách mạnh mẽ việc xay dựng và điều hành
chính sách tiền tệ .NHTW đã lựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ,chủ động điều hành linh hoạt lượng tiền cung
ứng được chính phủ phê duyệt hàng năm,cung ứng đủ phương tiện thanh toán
đảm bảo sản lượng -lưu thông không bị ách tắc,kinh tế tăng trưởng đẩy lùi được
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
lạm phát phi mã . Đặc biệt từ năm 1993NHTW đax thực hiện quản lý ,điều hành
hiệu quả lượng tiền cung ứng,sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền
tệ,góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng caovà kiểm soát tốc độ lạm phát ở mức độ
một con số.
2.1.3.Mục tiêu của chính sách tiền tê.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã
hội của Đảng và Nhà nước .Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã hướng vào sử

dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ,từ đó ổn
định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế và đảm bảo sự ổn
định hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy sự ổn định của tiền tệ, ổn định của hệ
thống tài chính là điều kiện hàng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Đồng thời, chính việc lựa chọn mục tiêu cho việc điều hành chính sách
tiền tệ là bằng chứng cho sự hoà nhịp của hệ thống ngân hàng với tiến trình đổi
mới đất nước.
2.2.Công cụ của chính sách tiền tệ.
2.2.1. Công cụ tài cấp vốn.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi
cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt, NHTW đã tăng lượng tiền cung
ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được
năng lực thanh toán cho họ.
Đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), việc tái cấp vốn
đối với các NHTM được thực hiện dưới các hình thức tái chiết khấu các giấy tờ
có giá, thương phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn và các hình thức cầm cố, thế
chấp các chứng từ có giá ngắn hạn …
Với công cụ này, NHTW sẽ điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi
suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới
lỏng tiền tệ, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông. Khi NHTW thấy rằng,
cần tăng thêm tiền cho lưu thông, họ có thể hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống.
Khi đó, một mặt, khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng
giảm, mặt khác dung lượng tín dụng được cấp đối với các NHTM tăng lên, và
ngược lại.
2.2.2.Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền
huy động. Đó là tỷ lệ mà NHTW yêu cầu các NHTM phải đảm bảo. Khi tỷ lệ dự
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi. Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt

buộc nghĩa là giảm khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM từ đó giảm khối
lượng tiền tệ trong lưu thông. Ngược lại, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng
cho vay của các NHTM sẽ tăng lên.
-Về số lượng: Giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là phong toả
hay giải phóng, không cho hay cho các NHTM sử dụng khối lượng tiền tệ trung
ương bị coi là dư thừa hay thiếu, cũng tức là nới lỏng hay thắt chặt khả năng tạo
tiền của các NHTM.
-Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc (dự trữ bắt buộc không được
hưởng lãi, nếu có thì thường là rất thấp) sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí tin dụng
của các NHTM.
-Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: Do tăng, giảm chi phí, tăng giảm
lãi suất cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dung lượng tín dụng.
2.2.3. Công cụ nghiệp vụ trường mở.
Ngiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giá ngắn
hạn (Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiền gửi …) trên thị trường
tiền tệ, điều hoà cung-cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của
các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn
đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ, cụ thể:
-Bằng cách bán các loại giấy tớ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tín
dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.
-Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối
lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả
năng thanh khoản các NHTM.
a.Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng.
Bằng việc bán các chứng khoán cho các đối tác, NHTW có thể làm giảm đi
một khối dự trữ tương ứng (nếu các nhân tố khác không đổi), dù người mua là
NHTW hay khách hàng của nó khi thanh toán cho lượng chứng khoán này đựơc
ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng tại NHTW.Trong trường hợp người mua của
NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ làm giảm số dư tiền gửi của khách hàng
đó tại NHTM.Sự giảm xuống của dự trữ sẽ dẫn đến khả năng cho vay của hệ

thống ngân hàng và vì thế mà giảm khối lượng tiền cung ứng theo bội số, được
đo lường bằng sự giảm xuống của hệ số nhân tiền tệ.
b.Tác động qua lãi suất.
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
thứ nhất :khi dự trữ của các ngân hàng bị ảnh hưởng nó tác động đến cung
cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng . Đến lượt nó, cung cầu
tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi .Mức
lãi suất ngắn hạn này,thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động
Arbitrate về lãi suất,sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suấttrung và dài
hạn trên thị trường tài chính .Tổng cầu(AD) của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng
kinh tế sẽ được quyết định tại một mức lãi suất thỉtường xác định.
thứ hai,việc mua bán chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ
cung cầu về loại chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động giá cả
của nó.Khi giá chứng khoán thay đổi,tỷ lệ sinh lời của nó cũng thay đổi.Nếu đó là
loài chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong dao dịch trên thị trường tài chính thì sự
thay đổi tỷ lệ snh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường,tổng cầu(AD) và
sản lượng.
2.2.4.Công cụ lãi suất tín dụng.
a.Khái niệm chung
Lãi suất tín dụng được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính
sách tiền tệ trong việc điều khiển mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế.Lãi suất
không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền trong lưu thông nhưng sự
tăng, giảm lãi suất có thể kích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất.
b.Cơ sở hình thành và các loại lãi suất trên thị trường
Về mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy lãi suất được hình thành trên
những cơ sở:
-Quan hệ cung cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
-Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
-Chính sách động viên và phân phối của Nhà nước.

Tuỳ theo tính chất và đặc điểm giao dịch vốn mà có nhiều loại lãi suất
khác nhau.
*Đứng trên góc độ điều hành chính sách tiền tệ.
Lãi suất được NHTW sử dụng như là một công cụ điều hành chính
sách tiền tệ, do đó NHTW áp dụng đối với các NHTM với NHTWcách là người
cho vay cuối cùng thông qua các nghiệp vụ tái chiết khấu các thương
phiếu,chứng từ co giá;nghiệp vụ tái cấp vốn.Có các loại lãi suất cơ bản, lãi suất
tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất này cũng là cơ sở để các NHTM áp dụng
hình thành nên lãi suất giao dịch với các doanh nghiệp,khách hàng.
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
*Đứng trên góc độ giao dịch liên ngân hàng:
Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất cho vay lãn nhau giữa các NHTM
được hình thành trên thị trường liên ngân hàng.
Các loại lãi suất trên thực sự chưa phải là loại lãi suất chủ đạo để điều
hành, tác động đến nền kinh tế.
c.Cơ chế điều hành lãi suất
*Cơ chế điều hành gián tiếp:Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu,tái
chiết khấu,cho vay cầm cố chứng từ có giá…) của NHTW đối với các tổ chức tín
dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với
nền kinh tế.
Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc:Trong điều hành chính sách
lãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản vay tái chiết
khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín
dụng.Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng thời hạn,từng đối
tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng,dựa
trên cơ sở cung cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường.
Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với nên
kinh tế,phù hợp các mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, NHTW sẽ
thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình đối với các tổ

chức tín dụng.Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng.Và
cuối cùng sẽ tác đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với các chủ thể
trong nền kinh tế.
*Cơ chế điều hành gián tiếp:Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của
các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế,như quy định các mức lãi suất cụ thể về
tiền gửi, cho vay,khung lãi suất, trần lãi suất cho vay,biên độ chênh lệch lãi suất
bình quân…
2.2.5.Công cụ hạn mức tín dụng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW bắt buộc các NHTM phải
tôn trọng khi cung cấp tín dụng.Khối lượng tiền này NHTW sẽ cho ngân sách
Nhà nước và các NHTM vay theo kế hoạch.Xác định hạn mức tín dụng phụ thuộc
vào :dự kiến tộc độ tăng trưởng kinh tế ,chỉ ssó lạm phát và tốc độ lưu thông tiền
tệ (tốc độ quay vòng tiền tệ). Tuỳ thuộc sự biến động của chỉ số này. NHTW sẽ
thực hiện hạn mức tín dụng nới lỏng hay thắt chặt,nhằm mở rộng hay hạn chế
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
khối lượng tiền cho NHTM vay, qua đó tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu
thông.
2.2.6.Hệ thống ngân hàng.
a.bản chất của hoạt động tín dụng.
Tín dụng là hình thức quan hệ tiền tệ ,dùng để huy động và sử dụng những
số vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của các công ty ,các tổ chức kinh tế ,của nhân
dân và vốn của ngấ sách Nhà nước.Tín dụng là một hình thức tổ chức tài chính
trung gian và có mối quan hệ với ngân sách Nhà nước:Tín dụng bổ sung cho
ngân sách trong việc thực hiện phân phối thu nhập, để sử dụng vốn của nền kinh
tế được đựoc đầy đủ hơn ,khẩn trương hơn nhằm tác động mạnh đến phát triển
kinh tế.Tín dụng hoạt động theo nguyê tắc hoàn trả và có lãi.
b.Hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng hiện nay bao gồm Ngân hàng Nhà nước và Ngân
hàng chuyên doanh .Ngân hàng Nhà nước gồm có NHTW và các chi nhánh ở địa

phương,Chức năng chủ yếu là phát hành và quản lý tiền tệ quốc gia,quản lý
ngoại hối và quản lý kinh doanh tiền tệ.Các Ngân hàng chuyên doanh gồm có
:Ngân hàng Công thưong, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp,Ngân hàng ngoại
thương.Những ngân hàng này có chức năng huy động tiền gửi và cho vay ngắn
hạn,trung hạn.Ngoài ra còn có Ngân hàng đầu tư và phát triển, huy động và cho
vay trung hạn và dài hạn.
Vai trò của tín dụng với hoạt động kinh tế đưoc thẻ hiện qua các công cụ :
lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, ấn địn hạn mức tín dụng,phát hành trái
phiếu,phát hành tiền chi ngân sách,xác định tỷ giá hối đoái.
2.2.7.Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này ra những
đơn vị tiền tệ của những nước khác,nó phản ánh giá trị đồng tiền của một nước,
so với nước khác trong từng thời kỳ.
Có hai cách biểu hiện tỷ giá hối đoái, cách biểu hiện trực tiếp là biểu hiện
một đơn vị tiền trong nước bằng số lượng tiền biến đổi nước ngoài.Cách gián
tiếp là biểu hiện một tiền nước ngoài bằng số lượng tiền biến đổi trong nước.Các
yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá thường là docung - cầu ngoại tệ,tình trạng cán
cân thanh toán xuất -nhập khẩu và tình trạng lạm phát.
3.Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ.
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
Giả định cơ bản trong lý thuyết chính sách tiền tệ là coi cung tiền hoàn
toàn nằm trong tay điều tiết cua NHTW. Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn
định,chính phủ,thông qua NHTW ,sẽ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ
để điều chỉnh mức cung tiền.
Nếu chính phủ muốn tăng tổng cầu,nhưng không muốn tác động qua
kênh chính sách tài khoá thì có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để giảm
lãi suất ,kích thích đầu tư và qua đó làm tăng tổng cầu.




Thị trường tiền tệ ban đầu cân bằng tại Eo với mức lãi suất Io. Để giảm lãi
suất,chính phủ quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tỉ lệ cho vay chiết
khấu,hoặc NHTW thực hiện nghiệp vụ mua trên thị trường mở .Trong hai trường
hợp đàu các NHTM sẽ thấy ít có áp lực phải dự trữ hơn và họ sẽ giảm dự trữ của
mình tại NHTW. Điều đó sẽ làm cung tiền tăng từ So đến S1 và lãi suất sẽ giảm
tương ứng xuống I1.
Trong trường hợp thứ ba, để mua trái phiếu chính phủ từ công chúng và
NHTM hay tổ chức tài chính , NHTWsẽ phải tung thêm một lượng tiền nhất định
vào lưư thông. Điều đó cũng co tác dụng làm tăng cugn tiền giống như hai
trường hợp trên.
Khi lãi suất giảm,lượng tín dụng sẽ gia tăng,chi tiêu đầu NHTW,một thành
phần của tổng cầu rất nhạy cảm với lãi suất,sẽ gia tăng. Đồng thời,lãi suất giảm
cũng làm người dân bớt nhu cầu tiết kiệm và tăng nhu cầu chi tiêu.Kết quả cả hai
điều đó sẽ làm I và C tăng lên và qua đó, tổng cầu sẽ tăng.
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
s
o
i
I
o
I
1
o
S
1
E
o
E
1

D
mp
M/P
M
1
/P
M
o
/P
§Ò ¸n m«n häc
Chương II:Chính phủ Việt Nam với việc sử dụng chính sách tiền tệ để
ổn định kinh tế vĩ mô.
I.Thực trạng của chính sách tiền tệ. ngân hàng
1.Thực trạng của chính sách tiền tệ ngân hàng
1.1.Thời kỳ từ khi bắt đầu đổi mới đến trước khủng hoảng châu Á(1986-1996)
1.1.1.Giai đoạn 1986-1996
Bước vào giai đoạn này,tình hình kinh tế, xã hội vẫn rất nhiều khó
khăn:sản xuất chậm,lưu thông không thông suốt ,phân phối rối ren làm cho nền
kinh tế tài chính mất cân đối nghiêm trọng.Mặ dù đã từng bước tự do hoá giá cả
một số hàng hoá chủ chốt nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua thị
trường ,nhưng việc này dẫn đến sự rối loạn cơ cấu và mặt bằng giá cả
chung,trong đó có lãi suất.Hậu quả là tình trạng rối loạn trong lưư thông vốn.
Có thể nói vấn đề nổi cộm trong giai đoạn này của nền kinh tế Việt Nam
chính là lạm phát.Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất và đời sống dân cư.
Chính vì đã nhận thức được nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là do có
quá nhiều tiền trong lưu thông nên chính phủ Việt Nam đã sử dụng chính sách tài
khoá và tiền tệ làm giải pháp chủ yếu để chống và kiểm soát lạm phát.
Bên cạnh việc đổi mới tổ chức và hệ thống và hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng , Việt Nam đã từng bước sử dụng công cụ của chính sáh tiền tệ

để điều hành nền kinh tế, đặc biệt là công cụ lãi suất tín dụng để kiểm soát cung
tiền.
Chính sách tín dụng đã đựoc đổi mới theo xu hướng xoá bỏ dần bao cấp
qua tín dụng và thu hút tiền gửi voà ngân hàng bằng cách xác định lãi suất
dương.Với việc qui định mức lãi suất tiền gửi rất cao nhằm huy động vốn tiền
mặt,rút bớt tiền ra khỏi lưu thông,lạm phát đã được kiểm soát.
Giai đoạn 1986-1992 lãi suất đựoc điều hành theo nhiều chỉ định chủ quan, vì
vậy thực tế lãi suất luôn là “lãi suất” thực âm .Ngân hàng Việt Nam quy định các
mức lãi suất tiền gửi và cho vay.

Mặc dù còn có hạn chế nhất địng trong việc sử dụng các công cụ của
chính sách tiền tệ nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hai chính
sách này trong việc khống chế lạm phát.Kết quả,lạm phát đã giảm từ 774.7%
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
năm 1986 xuống còn 34.7% năm 1989 và nền kinh tế bước đầu đạt tộc độ tăng
trưởng đáng khích lệ.
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1990


1.1.2.Giai đoạn 1991-1997.
Mặc dù đã kiềm chế và đảy lùi lạm phát nhưng nền kinh tế vẫn trong tình
trang khó khăn,thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của giai đoạn trước đó vẫn thấp và
không ổn định,diễn biến lạm phát thất thường.Trước thực tế đó,chính phủ Việt
Nam đã quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trong đó sử dụng linh hoạt hơn
các chính sách tài khoá và tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.
Giai đoạn 1992-1996 Thực hiện cơ chế lãi suất thực dương,Ngân hàng
Việt Nam được tách ra làm hai bộ phận là Ngân hàng Nhà nước(NHNN) và
NHTW,và các ngân hàng chuyên doanh giữ chức năng NHTM,thực hiện tự hạch
toán kinh doanh tiền tệ. Mặc dù NHNN còn nhiều quy định cụ thể sàn lãi suất tiền

gửi và trần lãi suất cho vay với mục tiêu chủ yếu là kiềm chế làm phát,góp phần
tăng trưởng kinh tế.Nhưng lãi suất thực trong nền kinh tế đã thực sự là “lãi suất
thực dương”.Chính cơ chế lãi suất này đã có tác động rất tốt đến tăng cường tiết
kiệm và đầu tư phát triển kinh tế.
Việc cây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ như là một công cụ ổn định
kinh tế vĩ mô đã thực sự phát huy.Các công cụ như lãi suất tín dụng, lãi suất vay
chiết khấu đã được sử dụgn hữu hiệu để kiểm soát và điều tiết lưu thông tiền
tệ.Trong đó,việc chính phủ Việt Nam từng bước chuyển dần từ thực hiện chính
sách lãi suất âm sang thực hiện lãi suất dương đã góp phần quan trọng vào công
cuộc ổn định và phát triển kinh tế.
Có thể nói,so với giai đoạn trước vai trò của chính sách tài khoá và tiền
tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô rõ nét hơn . Đặc biệt đối với chính sách tiền tệ đã
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
Năm 1986 1987 1988 1989 1990
Tốc độ tăng trưỏng 2.8 3.6 6.0 4.7 5.1
Tốc độ lạm phát 774.7 223.1 393.8 34.7 67.1
§Ò ¸n m«n häc
được sử dụng khá hiệu quả.Kết quả,tốc đọ tăng trưởng giai đoạn này đạt được
cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt đã kiềm chế được sự gia tăng của lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam ,giai đoạn 1991 - 1997
Nguồn: Tổng cục Thống kê,Niên giám hàng năm.
1.2.Thời kỳ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đến nay(1998 đến
nay)
Giai đoạn này, Việt Nam phải đương đầu với sự tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệkhu vực.Mặc dù không rơi vào vong xoáy của cuộc khủgn
hoảng nhưng nền kinh tế cũng phải chịu sự tác động khá nặng nề.
Việc huy động vốn đầu tư trong nước trở nên khó khăn do biến động của tỷ
giá đồng Việt Nam so với đồng đôla Mỹ.Các nguồn tiền gửi tiết kiệm có xu hướng
chuyển nhanh thành ngoại tệ mạnh và các tài sản quý khác để tích trữ. Điều đó

càng khó khăn thêm cho việc huy động vốn của các ngân hàng.
Nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn định lớn,thể hiện ở tộc độ tăng trưởng kinh
tế giảm sút đặc biệt là giá cả liên tục giảm kéo dài và đạt mức âm vào anưm
2003.Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, chính phủ
Việt Nam đã sử dụng một loạt các giải pháp.Trong đó, hai công cụ giải pháp kích
cầu bắt đầu thực hiện từ năm 1999 được coi là là giải pháp chủ yếu giúp nền
kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái.Trong đó, hai công cụ là lãi suất và chi tiêu
của chính phủ đóng vai trò trọng tâm.Giai đoạn này chính phủ áp dụng chính
sách tiền tệ nới lỏng dần.Vào năm 1999, để thực hiện chủ trương kích
cầu,NHNN đã năm lần điều chỉnh lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Và đến
ngày 2/ 8/ 2000, NHNN quyết định chuyển từ cơ chế điều hành lãi suất trần sang
cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay đồng Việt Nam và cơ chế
lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng cho vay ngoại tệ. Đến năm
2003 NHNN quyết định áp dụng lãi suất tự do.
Bên cạnh đó các công cụ khác của chính sách tiền tệ cũng được sử
dụng như hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay chiết khấu liên tục điều chỉnh để
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Tốc độ tăng trưởng 5.8 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2
Lạm phát 3.6 4.5 12.7 14.4 12.7 4.5 3.6
§Ò ¸n m«n häc
thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Đặc biệt vào năm 2000, NHNN đã đưa hoạt
động thị trường mở vào vận hành như một công cụ để kiểm soát cung tiền.
Kết quả của các chính sách đã giúp cho nền kinh tế ổn định và phát triển
thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế được phục hồi và tình trạng giảm phát đã
dần được khắc phục.
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam,giai đoạn 1998 – 2003
Đơn vị tính: %
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tốc độ tăng trưởng thực tế

Tốc độ lạm phát
5.8
9.2
4.8
0.1
6.7
-0.6
6.8
0.8
7.0
4.0
7.1
3**
** Số CPI
1.3.Nhận xét chung
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện CSTT từ
đầu những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, CSTT quốc gia đã thực
sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà
nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985-1989
xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh
toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành CSTT ở
Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh tế- xã
hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành CSTT của
NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích
mọi diễn biến kinh tế- tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết
định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần
nhuyễn hơn các công cụ của CSTT. Với quan điểm điều hành CSTT một cách
thận trọng và linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều

bất lợi, CSTT vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng mạnh mẽ thì việc điều hành CSTT của Việt Nam hiện nay chưa hẳn là
hoàn thiện.
Thứ nhất, thị trường tiền tệ Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát
triển.Cho nên,nếu NHNN sử dụng thị trường này làm thị trường cho NHNN điều
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
chỉnh lãi suất của nền kinh tế đòi hỏi nhiều công sức hơn nữa để xây dựng một
cơ chế lan truyền có hiệu quả các tác động của NHNN về lãi suất.
Thứ hai, cơ chế điều hành lãi suất nền kinh tế của NHNN Việt Nam đã
chuyển từ “áp đặt trực tiếp”. Đây là một bước tiến lớn trong cơ chế thực thi chính
sách tiền tệ của NHNN.Nhưng để có thể tận dụng được những lợi thế của cơ chế
lãi suất này trong điều kiện áp dụng các nguyên tắc,quy luật của nền kinh tế thị
trường, đòi hỏi chính phủ,NHNN và các bộ,Ngành khác phải phối hợp sao cho
nâng cao được “hiệu lực tác động đến lãi suất thị trường” đặc biệt là “lãi suất trên
thị trường tiền tệ” của NHNN khi thực thi chính sách lãi suất. Làm được điều này
thì NHNN mới thực sự nắm được vai trò chủ đạo, điều hành, điều chỉnh mức lãi
suất thích hợp,có lợi cho phát triển kinh tế.
2.Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Việt Nam thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng vào những năm cuối thập
kỷ 80.Nhưng chủ yếu là từ năm 1990 đến nay.Trước năm 1990 các công cụ của
chính sách tiền tệ hầu như chưa có.Từ năm 1990 đến nay các công cụ của chính
sách tiền tệ được sử dụng và liên tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng
phù hợp hơn với nền kinh tế để đạt được hiệu quả tối đa của quá trình điều tiết.
2.1.Công cụ tái cấp vốn
Công cụ này được NHNN sử dụng để cung ứng vốn cho các tổ chức tín
dụng và điều tiết khối lượng tiền cung ứng tuỳ theo mục tiêu chủa chính sách tiền
tệ.
a.Các hình thức tái cấp vốn

Theo quyết định 02 – NHQĐ ngày 8/ 1/ 1991,quy địng về điều kiện được
vay tín dụng của NHNN và thực hiện dữ trữ bắt buộc dưới hai hình thức :
- Cho vay bù đắp bù đắp thiếu hụt trong thanh toán gồm tái chiết khấu và cho
vay sau thanh toán bù trừ.
Cho vay bổ sung tín dụng ngắn hạn áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng
có đủ điều kiện vay và phải đảm bảo trả nợ đúng hạn.
Hai hình thức này đã góp phần bổ sung vốn khả dụng cho các tổ chức tín
dụng thời gian này.
Theo quyết định 285 – NHQĐ ngày 10/ 11 /1994,NHNN áp dụng tái cấp
vốn cho các tổ chức tín dụng.NHNN sẽ áp dụng cho vay dưới hai hình thức: cho
vay thế chấp chứng từ có giá( Tín phiếu NHNN,Tín phiếu kho bạcvà khế ước cho
vay ngắn hạn) và cho vay theo đối tượng chỉ định của chính phủ(đối tượng cầc
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
thiết do chính phủ giao như thu mua lương thực, dự trữ vật NHT,phục hồi sản
xuất do thiên tai…).Với hình thức này NHNN đã hỗ trợ tích cực cho NHTM đảm
bảo khả năng thanh toán và bổ sung vốn cho nền kinh tế.
Sau khi luật NHNN ra đời, việc tái cấp vốn của NHNN có một số thay
đổi.Theo quyết định 365 – NHQĐ ngày 6/ 9/ 1999,NHNN áp dụn tái cấp vốn
dưới ba hình thức;
cho vay thế chấp chứng từ tín dụng.
Tái tái chiết khấu các giấy tờ có giá.
Cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá ngắn hạn
Như vậy hnhf thức tái cấp vốn của NHNN ngày càng được quy định chặt chẽ
nhằm đảm bảo cung ưngs vốn cho nền kinh tế theo đúng mục tiêt chính sách tiền
tệ.
b.Lãi suất tái cấp vốn
Khi tình hình lạm phát có chiều hướng gia tăng vào cuối năm 1994 và
đầu năm,NHNN đã điều chỉnh nhiều lần lãi suất tái cấp vốn trên nguyên tắc hạn
cho chế cho vay mới.Lãi suất tái cấp vốn được nâng dần và từ chỗ phân biệt đối

với các NHTM quốc donh,tiến tới thống nhất một mức 100% mức lãi suất của các
chứng từ xin tái cấp vốn, đồng thời tăng cường thu hồi nợ cũ với các ngân hàng
quốc doanh,nhằm khống chế mức gia tăng của tổng khối phương tiện thanh toán
Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với NHTM thời kỳ 1993 - 1996

Thời điểm 4/93 10/93 4/94 10/94 4/95 96
Ngân hàng Nông NGhiệp
Ngân hàng Công thương
Ngân hàng ĐT và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương
60
70
75
85
60
80
80
80

85
95
95
95
95
100
100
100
100
100
100

100
100
100
100
100
Mặt khác,hướng các NHTM tích cực huy động vốn từ nền kinh tế để cho vay
góp phần làm giảm áp lục với giá cả ,thực hiện nguyên tắc NHNN là người cho
vay cuối cùng .
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
Thời gian 12/97 12/98 12/99 12/00 12/01 12/02
Lãi suất tái cấp
vốn (%/tháng)
0.9 1.1 0.5 0.5 0.4 0.4
Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với NHTM từ 1997 - 2002
Như vậy, từ năm 1997 trở về trước, lãi suất tái cấp vốn được qui định bằng
100% lãi suất của các chứng từ xin tái cấp vốn của các NHTM.Nhà nước đã
không khuyến khích các NHTM xin tái cấp vốn bằng cách đặt lãi suất tái cấp vốn
ngang bằng với lãi suất kinh doanh của ngân hàng.Sự thắt chặt tiền tệ trong
những năm này đã làm cho cung tiền ở mức độ không lớn và ổn định và mức
lạm phát ở các năm này đã đạt mức dưới 5%/ năm vào các năm 1996 và 1997 ở
Việt Nam.
Đến cuối năm 1997,những dấu hiệu giảm phát trong nền kinh tế đã bắt đầu
xuất hiện,mức tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống buộc NHNN tăng kích cầu,tăng
cường lượng tiền vào lưu thông để chặn đà lưu thoái kinh tế.NHNN đã liên tục hạ
lãi suất tái cấp vốn đặc biệt năm 1999 với 4 lần điều chỉnh từ 1.1%/tháng xuống
còn 0.5%/ tháng.Mặt khác cũng từ năm 1997 đến nay NHNN đã qui định lãi suất
tái cấp vốn thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng.Trên cơ sở đó các ngân
hàng có thể tăng cường tái cấp vốn tại NHNN để mở rộng hoạt động tín dụng
của họ.Quá trình điều chỉnh lãi suất ngoài tính chất định hướng còn phải chú ý tới

tính chất điều chỉnh của công cụ nay.Trong thời gian qua tính chất điều chỉnh
không được sử dụng.Do chúng ta không chú ý tới tính chất điều chỉnh của nó
nên khi tỷ giá tăng nhanh nhưng lãi suất tái cấp vốn lại giảm dẫn đến dòng chảy
rất mạnh từ nội tệ sang ngoại tệ.Tình trạng tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín
dụng tăng mạnh ở các năm 1999, 2000 cho chúng ta thấy vai trò điều chỉnh lãi
suất tái cấp vốn đối với giá trị nội tệ là không kịp thời. Đây là hạn chế lớn nhất
của công cụ này
trong điều chỉnh chính sách tiền tệ thời gian qua.
2.2.Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tháng 06/1992 NHNN xây dựng và ban hành quy chế dự trữ bắt buộc.Từ
năm 1992 đến nay, diễn biến thay đổi dự trữ bắt buộc được thể hiện trên bảng
sau:
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
§Ò ¸n m«n häc
Năm 1992,theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ dự
trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.Theo đó vai trò
của công cụ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát
cugn ứng tiền.Tuy nhiên, đến đầu năm 1994 công cụ dự trữ buộc đẵ bộc lộ một
số điểm không phù hợp với chính sách tiền tệ mở rộng,trong điều kiện lạm phát
đã được kiềm chế trên dưới 10% .Ngày 3/2/1994 NHNN đã ban hành các thông
tư hướng dẫn nới lỏng dự trữ bắt buộc va kết quả đã góp phần điều tiết linh hoạt
khối lượng tiền tệ khối lượng tiền tệ,khối lượng tín dụng và lãi suất cho vay theo
mục tiêu thị trường kinh tế và kiềm chế lạm phát, nân cao hiệu quả kiinh doanh
của hệ thống NHTM ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng đã
bộc lộ một số hạn chế. Đó là: việc duy trì dự trữ bắt buộc tại một tài khoản riêng
với tỷ lệ là 10% hạn chế NHTM trong việc dựbáo nhu cầu tăng, giảm dự trữ bắt
buộc của các NHTM vốn của các NHTM không đựoc sử dụng kinh hoạt. Để
Lª Thanh NghÞ - KTPT - 43A
Thời

gian
TCTD
Tỷ lệ dự tr ữ bắt buộc
6/92 2/94 11/94 9/95 1/99 3/99 7/99
VND

ngoại
tệ
VND

ngoại
tệ
VND

ngoại
tệ
VND

ngoại
tệ
VND NTệ VND NTệ VND NTệ
NHTMKD,NHTM cổ
phần đô thị,chi
nhánh ngân hàng
nước ngoài,ngân
hàng liên doanh và
công ty tái chính.
10 -35 7.5 8.0 10 10 10 7 7 5 5
NH Nông nghiệp và
Phát triển nông

thôn Việt Nam.
10 -35 7.5 8 10 10 10 7 7 5 5
NHTM cổ phần
nông thôn,NH hợp
tác,Quỹ tín dụng
nhân dân TW.
0 0 0 0 5 5 1 1 1 1
TCTD có số dư tiền
gửi phải tính DTBB
dưới 500 triệu
đồng, QTDND cơ
sở,HTX tín
dụng,NH phúc vụ
người nghèo.
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

×