Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Lâm Đồng-Lớp 6.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.94 MB, 75 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

LÂM ĐỒNG

LỚP 6

1


BAN BIÊN SOẠN
Phạm Thị Hồng Hải - Tổng Chủ biên
Trần Đức Lợi - Chủ biên
Cùng các thành viên:

2

1. Nguyễn Quốc Túy

6. Trần Thị Thái Hà

2. Lâm Mã Quốc Dũng

7. Phạm Đình Văn

3. Trần Thị Kim Ngân

8. Mai Phú Thanh



4. Phạm Thị Thu Hiền

9. Hà Thị Thanh Nga

5. Tống Xuân Tám

10. Đào Thị Hà


Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng được biên soạn nhằm
giúp học sinh nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã
hội, mơi trường, hướng nghiệp,… của tỉnh. Từ đó góp phần rèn luyện
những phẩm chất, năng lực cần thiết, đồng thời bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã
học để góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của
quê hương.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng − Lớp 6 được biên
soạn theo các chủ đề, tương ứng với mạch kiến thức trong Chương
trình Giáo dục phổ thơng 2018. Mỗi chủ đề được thiết kế theo hướng
mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế − xã
hội của địa phương và thực tiễn dạy học trong nhà trường, song vẫn
bảo đảm mức độ u cầu chung của Chương trình Giáo dục phổ
thơng 2018.
Tài liệu khơng chỉ dùng để dạy và học mà cịn là tư liệu để trải
nghiệm, khám phá những nét đẹp của vùng đất Lâm Đồng. Trong quá
trình biên soạn, mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng nhưng khó tránh
khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ

giáo, q phụ huynh, các em học sinh,… để lần tái bản được hoàn
chỉnh hơn.


Ban biên soạn

3


KÍ HIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Yêu cầu về năng lực và phẩm chất mà học sinh cần đạt được sau khi học.

Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh
đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú vào bài học mới.

Học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới thông qua nội dung (kênh hình và kênh
chữ) các hoạt động học tập.
Là các câu hỏi học sinh sẽ phải giải quyết, trả lời,... trong quá trình khám phá,
tìm hiểu nội dung bài học.

Em có biết

Nội dung mở rộng của bài học, cung cấp thêm những kiến thức cho các em
có điều kiện tiếp thu bài học tốt hơn.

Luyện tập: Là các câu hỏi, bài tập, thực hành,... để củng cố kiến thức, rèn
luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.

Vận dụng: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống,

vấn đề trong thực tiễn.

4


Mục lục

Trang

Lời nói đầu ..................................................................................................

3

Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu .....................................................

4

Chủ đề 1
1: Vùng đất Lâm Đồng từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X..

7

Chủ đề 2
2: Truyện cổ dân gian Lâm Đồng......................................... 15
Chủ đề 3
3: Atiso − Loài cây đặc sản của Đà Lạt............................... 27
Chủ đề 4
4: Nhạc cụ truyền thống Lâm Đồng..................................... 35
Chủ đề 5
5: Tác phẩm mĩ thuật Lâm Đồng.......................................... 40

Chủ đề 6
6: Địa lí tự nhiên tỉnh Lâm Đồng............................................. 50
Chủ đề 7

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang........................... 63

Phụ lục:
Bảng tra cứu thuật ngữ..................................................................... 74
Tài liệu tham khảo ............................................................................. 75
Danh mục tác giả hình ảnh . ........................................................... 76

5


Lược đồ vị trí địa lí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ hành chính Việt Nam
Tỉ lệ 1:10 000 000
6


CHỦ ĐỀ 1

Vùng đất Lâm Đồng
từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X
−− Nhận biết được những nét chính về thời nguyên thuỷ ở Lâm Đồng
thông qua nhận diện một số hiện vật ở các di tích khảo cổ học.
−− Mô tả được những nét khái quát về đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân Lâm Đồng từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
−− Biết trân trọng, giữ gìn những di tích lịch sử của q hương.

Hình 1.1. Lược đồ một số di chỉ khảo cổ học tiêu biểu

của tỉnh Lâm Đồng
7


Xem đoạn phim tư liệu về quần thể di tích Cát Tiên hoặc phim tư liệu
của Bảo tàng Lâm Đồng về một cuộc khai quật khảo cổ học trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
Theo em, những cư dân đầu tiên xuất hiện ở Lâm Đồng vào khoảng
thời gian nào?

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÂM ĐỒNG TỪ THỜI
NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X
1. Những dấu tích của thời nguyên thuỷ trên đất Lâm Đồng
Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có nền văn hố, lịch sử lâu đời. Dấu
vết của con người từ những giai đoạn sớm trong lịch sử đã được tìm thấy
ở đây. Sự phong phú về chủng loại và số lượng các công cụ lao động,
đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức,... được lưu giữ lại trong lịng đất là những
chứng tích sinh động về cuộc sống của cư dân cổ Lâm Đồng từ cách
đây hàng vạn năm.


Hình 1.2. Sưu tập đồ đá ở Tà Liêng và Lạc Xuân II

8


Những dấu tích được cho là cổ xưa nhất của con người trên mảnh
đất Lâm Đồng đã tìm thấy ở Núi Voi (huyện Đức Trọng), Đồi Giàng (thành
phố Bảo Lộc), Tà Liêng (huyện Lâm Hà) và Lạc Xuân II (huyện Đơn Dương).
Đó chủ yếu là những cơng cụ làm từ đá, được ghè đẽo với kĩ thuật thô sơ.

Cách đây khoảng 3000 − 4000 năm, ở hầu khắp các huyện của Lâm
Đồng đã có con người cư trú mà dấu tích của họ để lại rõ nét nhất ở di
chỉ Thôn Bốn (xã Gia Lâm), Phúc Hưng (xã Tân Hà), Hoàn Kiếm (xã Nam
Hà) của huyện Lâm Hà.

1. Đồ trang sức

3. Phác vật (vật được chế tác còn
ở dạng phác thảo, chưa hoàn thiện)

2. Mảnh tước (mảnh đá được tách ra
khi ghè, đẽo)

4. Rìu đá

5. Hạch đá (phần cịn lại của một hòn đá sau khi đã lấy ra mảnh tước,
được người nguyên thuỷ sử dụng như một công cụ lao động)

Hình 1.3. Một số hiện vật bằng đá được tìm thấy tại di chỉ Thơn Bốn
9


Em có biết
Di chỉ Thơn Bốn nằm trên địa bàn xã Gia Lâm thuộc huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng, được phát hiện và khai quật trong các năm 2005 − 2007.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng lớn các công cụ lao
động và trang sức bằng đá, đồ gốm của con người, cách ngày nay
chừng 3 000 − 4 000 năm. Căn cứ vào hiện vật được tìm thấy tại đây, có
thể khẳng định Thơn Bốn đã được cư dân cổ dùng làm nơi chế tác ra
các công cụ đá, phục vụ cho nhu cầu lao động và sinh hoạt.

Phù Mỹ là tên của di chỉ khảo cổ nằm trên địa bàn thị trấn Cát Tiên,
huyện Cát Tiên, có niên đại cách ngày nay vào khoảng 2 500 năm. Thời kì
này, cư dân cổ Lâm Đồng bên cạnh các công cụ và đồ dùng sinh hoạt
bằng đá, gốm, đất nung đã biết chế tác ra công cụ bằng đồng.
Em có biết
Di chỉ Phù Mỹ được khai quật lần đầu vào năm 1998. Nhiều hiện vật
đã được phát hiện tại đây như như cốc, bát, bàn xoa, dọi xe sợi, chân
đèn,... bằng gốm và đất nung; rìu đá, rìu đồng.
Ngồi ra, một số hiện vật khác như trống đồng và các bộ đàn đá
được sưu tập trên đất Lâm Đồng cũng được xếp chung vào thời đại
kim khí của địa phương.

1. Khn đúc rìu đồng

3. Hạt chuỗi

2. Bàn xoa gốm

4. Tơ gốm

Hình 1.4. Một số hiện vật được tìm thấy trong di chỉ Phù Mỹ
10


Hình 1.5. Trống đồng Đơng Sơn (loại H1)
(phát hiện tại xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai)

Hình 1.6. Đàn đá Di Linh
(phát hiện tại xã Đình Lạc, huyện Di Linh)


1. Quan sát Hình 1.1 và cho biết, dấu tích của người nguyên thuỷ
được tìm thấy ở những nơi nào tại Lâm Đồng?
2. Việc tìm thấy các dấu tích của người ngun thuỷ trên đất Lâm
Đồng có ý nghĩa như thế nào?
2. Vùng đất Lâm Đồng từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Lịch sử vùng đất Lâm Đồng trong giai đoạn này được biểu hiện tập
trung nhất ở di tích khảo cổ học Cát Tiên, thường được biết đến với tên
gọi “Thánh địa Cát Tiên” (thuộc địa bàn xã Quảng Ngãi và Đức Phổ của
huyện Cát Tiên).
Di tích Cát Tiên có quy mô rộng lớn, gồm nhiều thành phần kiến trúc
khác nhau. Hiện vật được tìm thấy ở đây rất phong phú, gồm: vật liệu kiến
trúc như gạch, ngói; tượng thờ (tượng nữ thần Uma, tượng Ganesa,...),
linga − yoni, các đồ dùng trong nghi lễ bằng đồng thau, vàng, bạc; đồ
gốm, các mảnh vàng lá có hoa văn mang những biểu tượng của đạo
Hinđu, hoa sen, các con vật; đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt,... có giá trị
cao về lịch sử − văn hoá.
Các nhà khoa học bước đầu xác định đây là khu vực mang chức
năng tôn giáo của một cộng đồng cư dân chịu ảnh hưởng của đạo
Hinđu, tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.

Hình 1.7. Dấu tích kiến trúc tại gị C2 −
di tích Cát Tiên

Hình 1.8. Mộ vị bằng gốm
tại di tích Cát Tiên
11


Hình 1.9. Tượng nữ thần Uma được tìm thấy tại di tích Cát Tiên


Hình 1.10. Những miếng vàng lá hình hoa sen
tại di tích Cát Tiên

1. Em có nhận xét gì về những hiện vật được tìm thấy tại di tích
Cát Tiên?
2. Theo em, di tích Cát Tiên có ý nghĩa như thế nào về lịch sử − văn hoá?
Em có biết
Di tích Cát Tiên thuộc địa phận xã Quảng Ngãi và xã Đức Phổ,
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Các hoạt động thăm dò, khai quật
khảo cổ ở Cát Tiên đã diễn ra từ năm 1984 đến năm 2013. Tại đây, các
nhà khoa học đã tìm thấy dấu tích của nhiều cơng trình kiến trúc cổ;
hiện vật phong phú, đa dạng.
Từ những kết quả thu được, các nhà khoa học nhận định: Cát Tiên
là một thánh địa của cộng đồng cư dân cổ. Khu di tích này đã trải qua
ít nhất hai giai đoạn phát triển: giai đoạn sớm với dấu tích di chỉ cư trú

12


và đền thần thế kỉ IV đến thế kỉ VI, hoặc sớm hơn vào khoảng từ thế kỉ
III; giai đoạn muộn từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Di tích Cát Tiên mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa nhưng vẫn thể
hiện sự tiếp thu tinh hoa của những nền văn hoá khác trong suốt chiều
dài lịch sử, tồn tại từ thế kỉ IV đến thế kỉ X. Nơi đây gắn liền với một cộng
đồng cư dân cổ có tổ chức, quy mô, với hệ thống kinh tế − xã hội thống
nhất, chặt chẽ, có trình độ phát triển cao.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, năm 2014 di tích Cát Tiên (huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc
gia đặc biệt.
II. KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA CƯ DÂN LÂM

ĐỒNG TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X
Cách ngày nay hàng vạn năm, cư dân cổ Lâm Đồng đã lựa chọn
những sườn đồi bazan, khu vực ven sơng, suối để sinh sống. Đá là ngun
liệu chính để họ chế tác nên những công cụ lao động. Phương thức sinh
sống chủ yếu của cư dân thời kì này vẫn là săn bắt và hái lượm, cuộc
sống của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Từ khoảng 2 500 năm cách ngày nay, cư dân cổ Lâm Đồng đã sinh
sống, định cư lâu dài ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh. Đời sống
vật chất của họ đã phát triển hơn nhờ các hoạt động kinh tế đa dạng
như săn bắt, hái lượm, đánh cá, trồng trọt, chế tác đá, làm gốm, đúc
đồng, trao đổi sản phẩm.
Những thành tựu trong q trình lao động, sản xuất đã góp phần tạo
nên sự phong phú, giàu bản sắc trong đời sống văn hoá, tinh thần của cư
dân cổ Lâm Đồng. Họ thể hiện trình độ thẩm mĩ qua việc chế tác và sử
dụng các hạt chuỗi để làm đồ trang sức; làm gốm và trang trí trên gốm,...
Trống đồng và đàn đá có thể đã được cư dân cổ Lâm Đồng sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau: là nhạc cụ trong các nghi lễ tôn giáo, là biểu
tượng quyền uy của người thủ lĩnh, hay đơn giản là âm thanh của nó có
ý nghĩa như một hiệu lệnh,...
Bên cạnh đó, hệ thống kiến trúc đền thần, tượng thờ, bộ linga − yoni,...
ở di tích Cát Tiên cho thấy dấu ấn đạo Hinđu trong đời sống của những
cư dân đã có mặt tại đây từ những thế kỉ đầu Cơng nguyên; ước vọng
của họ về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, về mùa màng tốt tươi và cuộc
sống ấm no, hạnh phúc.

13


Hình 1.11. Bộ linga − yoni lớn nhất Đơng Nam Á
được tìm thấy ở khu di tích Cát Tiên


LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Những dấu tích đầu tiên của cư dân cổ trên đất Lâm Đồng được
tìm thấy ở những nơi nào?
2. Em biết gì về di tích khảo cổ học Phù Mỹ?
3. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về di tích Phù Mỹ và di tích Cát Tiên.
4. Địa phương nơi em sống có dấu tích của cư dân cổ Lâm Đồng
khơng? Nếu có hãy chia sẻ hiểu biết của em về địa điểm này với
các bạn trong lớp/ nhóm.

14


CHỦ ĐỀ 2

Truyện cổ dân gian
Lâm Đồng
MỤC TIÊU
−− Nhận biết được một số đặc điểm của truyện dân gian Lâm Đồng.
−− Nhận biết và trình bày được cách giải thích của nhân dân về một
số sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật,... của Lâm Đồng thể hiện
trong truyện dân gian.
−− Xác định và trình bày được chủ đề, thơng điệp mà văn bản muốn
gửi đến người đọc.
−− Kể lại được một truyện dân gian Lâm Đồng (bằng hình thức viết
hoặc nói).
−− Bồi dưỡng tình u q hương Lâm Đồng.

Hình 2.1. Mây núi Lang Biang
15



KHỞI ĐỘNG
Xem đoạn trích trong một bộ phim xây dựng từ truyện cổ dân gian
Việt Nam.
Em cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật chính trong phim?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TRI THỨC ĐỌC HIỂU
Văn học dân gian Lâm Đồng phản ánh đời sống văn hoá tinh thần
của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng, được ra đời và phát triển cùng lịch
sử hình thành, xây dựng nên vùng đất này. Vì thế, văn học dân gian Lâm
Đồng mang tính đa sắc tộc; có sự phong phú về thể loại, đa dạng về đề
tài, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
Kho tàng truyện cổ dân gian Lâm Đồng là sáng tạo của cộng đồng
các tộc người sinh sống trên vùng đất Lâm Đồng từ thuở xưa, được lưu
truyền bằng con đường truyền miệng cho các đời sau. Về thể loại, truyện
cổ dân gian Lâm Đồng khá phong phú, bao gồm truyện thần thoại, truyện
truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cười. Tuy nhiên, ranh
giới giữa các thể loại này nhiều khi không được phân định rõ ràng mà có
sự kết nối lẫn nhau. Về nội dung, truyện cổ dân gian Lâm Đồng thể hiện
sự nhận thức và khát vọng chinh phục tự nhiên; tình u với cộng đồng
và lịng tự hào về q trình xây dựng, chiến đấu, bảo vệ cộng đồng; lên
án, chống lại cái ác, cái xấu, ca ngợi và đề cao cái thiện, cái tốt, lòng
chung thuỷ,...
Truyện cổ dân gian Lâm Đồng vừa mang những đặc điểm chung của
văn học dân gian Việt Nam, vừa mang những dấu ấn riêng của đất và
người Lâm Đồng. Đây chính là những nguồn tư liệu quý giá để người đọc
và con cháu các thế hệ sau hiểu hơn về đời sống văn hoá, tinh thần,... của
cha ông xưa trên mảnh đất quê hương.


16


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 1

CON CHUNG MỘT MẸ

Trái Đất này, xưa kia, chỉ có hai ơng, nhưng một ơng có bà (vợ); và
một ơng khơng có bà. Ơng có bà sinh ra ba người con. Hai người con
gái, một người con trai. Cả nhà, khơng ai có một tấc sắt. Làm cỏ lúa, phải
dùng cái xương sườn con trâu. Đất cứng, cái xương sườn con trâu gãy,
chị em phải làm cỏ lúa bằng cái tay. Vì thế, cảnh khổ nghèo càng thêm
nghèo khổ. Đến nỗi, cái chén ăn cơm cũng khơng có, phải ăn vơ cái
xốp(1) con đan bằng lá cỏ. Cái ché(2) đựng nước, đựng rượu, phải khoét
gốc cây chuối để dùng. Quần áo, lại càng không có để mặc, phải tước
lột vỏ cây yar(3) che thân.
Thật là q khổ, q nghèo!
Một hơm mấy chị em nói với nhau:
− Ở đây, khơng có gì ăn, đói, chết mất. Người chị lớn Ka Rum nói:
− Ờ, mỗi người đi một nơi, kiếm cái no, cái sống,… Người chị nhỏ Ka
Rút tiếp lời.
− Đi đâu, ở đâu, phải tin cho nhau biết. Người em trai dặn thêm.
− Làm sao mà tin cho nhau biết được? Ka Rum hỏi.
− Khó quá! Ka Rút băn khoăn.
Núi rừng im lặng. Một lúc sau, người em trai nói:
− Đúng rồi! Ta vạch dấu(4) lên lá, lên da con trâu,… nhờ gió, nhờ nước,…
chuyển đến cho nhau…
− Ừ phải! Mọi người cười, nói vui vẻ và ra đi.

Người em trai và chị Ka Rút theo đường suối lên rừng. Ngày đi đêm
ngủ. Đào củ mài(5), bẻ đọt mây, đốt rễ cỏ tranh làm muối ăn cho qua bữa.
(1)

Cái xốp: túi đan bằng lá cỏ dùng để đựng cơm (hoặc gói cơm) của người Mạ.

Cái ché: đồ đựng bằng sành, sứ, thân trịn phình to ở giữa, miệng loe và có nắp đậy,
thường dùng để đựng rượu.
(2)

Cây yar: cây có thân trắng, tỉa cành, tán rộng, lá như lá gai. Lột vỏ ngoài, lấy vỏ lụa,
luộc kĩ cho mềm sợi. Dùng sợi dệt vải và bện, buộc rất bền.
(3)

(4)

Vạch dấu: làm một dấu hiệu để dễ nhận ra khi cần.

Củ mài: củ của loài cây leo mọc ở rừng, củ hình trụ chứa nhiều bột, dùng làm thuốc
hay làm thức ăn.
(5)

17


Rừng rậm, núi cao, suối sâu,… chị em dìu nhau vượt qua. Đến một chiều
nọ, hai đầu nguồn nước Đạ Đờng (Đồng Nai) chảy xiết, không lội qua
được, hai chị em Ka Rút đành dừng chân lại và xây dựng làng buôn, sinh
con đẻ cái, phát rẫy tra hạt, nuôi trâu, dê, heo, gà,…
Làng bn Mạ sinh ra từ đó.

Ít lâu sau, nhớ Ka Rum, Ka Rút bảo em trai lấy miếng da trâu vẽ vạch
tin về buôn làng mới, về đất rừng, về ăn ở, về sức khoẻ của Ka Rút và em
trai đã ở yên nơi đầu nguồn nước, nơi có ơng t, ơng Lang Bian,…
Các con suối Đạ Lạch, Đạ Me, Đạ Tẻh, Đạ Nga,… đưa miếng da trâu
có vạch dấu gửi của chị em Ka Rút đến với chị Ka Rum dưới xuôi. Nhưng
miếng da trâu đi chưa được bao lâu, con cá, con quạ thèm ăn đã rỉa
rứt(1) và tha đi miếng da trâu ấy. Nên ngày nay, người Mạ chưa có chữ
riêng của dân tộc mình là vậy.
Cịn chị lớn Ka Rum, một mình chỉ lủi thủi, đường bằng đi mãi, đi mãi.
Nhưng rồi cũng hết đường, vì gặp biển. Ka Rum phải dừng lại và dựng xây
làng xóm Việt.
Nhớ lời hẹn xưa, chị Ka Rum lấy lá chuối khô viết vạch tin mừng và nhờ
gió chuyển đưa lên rừng thăm chị em Ka Rút, từ đó, người Việt có chữ viết
của mình.
Tuy là anh chị em chung một ruột, nhưng chị Việt có chữ viết, em Mạ
chưa có chữ viết là do nguyên nhân xảy ra tự xa xưa.
Và cũng từ xa xưa, người Mạ thường truyền miệng cho con cháu
mình biết và nhớ một câu nói: “Choong, Bang Kon yn; Tơơng, Tang kon
chau bal kon me rưng”(2). Nghĩa là: Choong và Bang là người Kinh; Tôông,
Tang là người dân tộc, nhưng đều là con chung một mẹ.
Ơng K’Mọch, 68 tuổi, người Mạ,
bn B’Trú, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc (nay thuộc huyện Bảo Lâm) kể.

(Theo Lâm Tuyền Tĩnh, Sự tích Lang Bian (Truyện cổ các dân tộc thiểu
số Lâm Đồng), Tập I, Sở Văn hố − Thơng tin Lâm Đồng xuất bản, 1987)

18

(1)


Rỉa rứt: dùng miệng hoặc mỏ để mổ và rứt dần ra từng miếng nhỏ.

(2)

Phiên âm từ tiếng Mạ.


Hướng dẫn đọc hiểu
1. Truyện kể về những nhân vật nào? Họ có vai trị gì trong việc
hình thành các dân tộc trong quan niệm của người Lâm Đồng xưa?
2. Vì sao ba chị em quyết định đi đến những nơi khác nhau?
3. Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:
a. Đi đâu, ở đâu, phải tin cho nhau biết.
b. Ta vạch dấu lên lá, lên da con trâu,… nhờ gió, nhờ nước,…
chuyển đến cho nhau…
c. Đến một chiều nọ, hai đầu nguồn nước Đạ Đờng (Đồng
Nai) chảy xiết, không lội qua được, hai chị em Ka Rút đành dừng
chân lại và xây dựng làng bn,…
d. Cịn chị lớn Ka Rum, một mình chỉ lủi thủi, đường bằng đi
mãi, đi mãi. Nhưng rồi cũng hết đường, vì gặp biển. Ka Rum phải
dừng lại và dựng xây làng xóm Việt.
4. Tóm tắt các sự kiện chính của truyện Con chung một mẹ theo
sơ đồ sau:

5. Chủ đề của truyện Con chung một mẹ là gì?

Văn bản 2
SỰ TÍCH NÚI LANG BIAN(1), NÚI VOI(2) VÀ SUỐI ĐẠ NHIM(3)
Núi Lang Bian ngày xưa khơng có tên, có tuổi như bây giờ. Người già
ở đây thường kể:

Núi Lang Bian: là núi Lang Biang, nay thuộc huyện Lạc Dương. Ở đây ghi theo văn bản
gốc.
(1)

(2)

Núi Voi: thuộc huyện Đức Trọng.

Suối Đạ Nhim: là sông Đạ Nhim bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy qua huyện Đơn
Dương, huyện Đức Trọng.
(3)

19


Thuở ấy, làng bn Kon Đó, có một chàng trai con nhà nghèo mồ côi
cha tên là Ha Bian. Và, một cô con gái xinh đẹp tên là Ka Lang, con gia
đình nọ, bố mẹ song tồn. Hai người lớn lên và yêu nhau.
Một hôm, Ha Bian thưa với mẹ:
− Mẹ ơi, con muốn bắt vợ(1) để mẹ yên lòng…
Lâu nay, bà mẹ cũng nghĩ như vậy nên ưng ý ngay và lo đầy đủ mọi
thứ cho lễ cưới con mình. Thế là Ha Bian và Ka Lang về ở chung với nhau,
yêu thương, hoà thuận.
Bảy năm qua, lúa, bắp, heo, gà, dê, trâu,… chật sân chật nhà. Cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng đã sang năm thứ tám, Ka Lang không
chịu đẻ con và ông trời cũng không cho mưa xuống. Rồi tiếp đến bốn
năm liền hạn hán triền miên, nước khơng có để uống, gạo khơng có để
ăn, thiếu cả lá rau, trái ớt,… Ha Bian đã buồn vì khơng có con, nay lại
thêm cái buồn hạn hán đốt cháy bn làng, bà con ai cũng lo đói kém.
Ha Bian tức lắm và thưa với các già làng:

trời.

− Trời khơng mưa, khơng có nước, ta sống khơng được, ta phải đi kiện

− Cháu kiện trời được à? Sống gần trăm năm ở đây, ta chưa thấy ai
dám kiện trời, liệu cháu làm nổi việc ấy không? − Một già làng hỏi.
− Làm được! Cháu sẽ đi đến nơi, gặp trời và hỏi.
Các già làng vốn kiêng nể và sợ trời, nhưng thấy Ha Bian nói phải đều
gật gật cái đầu. Một già làng khác hỏi:
− Cháu kiện được trời là đúng ý muốn của muôn người ở đây. Ôi, mấy
năm nay, không đủ trái ớt cay, không đủ lá rau nhíp ngọt. Cái bụng đã
xót lắm rồi! Khơng có nước, sao sống được! Mất nước là mất tất cả? Phải
xin trời cho mưa rơi thôi!
Mọi người đều cầu chúc cho Ha Bian mạnh cái tay, khoẻ cái chân,
giỏi cái đầu và nói những câu buộc trời phải chịu.
Sau khi bàn bạc kĩ với làng buôn, Ha Bian về nói với vợ:
− Ka Lang à, Ha Bian phải đi kiện trời vì trời qn chúng ta, khơng cho
mưa thuận gió hồ, khơng cho nhà nhà no ấm khiến mn loài đều căm
giận!
− Ha Bian đi với ai? − Người vợ hỏi.
(1)

20

Bắt vợ: phong tục hôn nhân của đồng bào một số dân tộc trước đây.


− Ha Bian đi một mình!
− Đi một mình,… Ka Lang sợ khơng đến trời! Đường xa, đói khổ, rồi con
cọp, con heo rừng sẽ ăn mất Ha Bian,… Ka Lang than khóc can ngăn,

nhưng Ha Bian vẫn cả quyết ra đi.
Biết khơng cịn cách nào giữ đơi chân Ha Bian được, Ka Lang đành
im và ôm chầm lấy Ha Bian không muốn rời xa nữa. Ha Bian xoa đầu vợ
âu yếm:
− Thôi, ngày mai Ha Bian đi, đừng buồn nữa Ka Lang!
Hai người thức trắng đêm. Ka Lang nấu một nồi cơm thơm, chuẩn bị
tất cả để Ha Bian đi vào lúc trời vừa sáng. Ha Bian nắm tay vợ nói:
− Ka Lang ở nhà, chăm sóc mẹ già khi đau ốm và nếu bảy ngày
không thấy Ha Bian về, Ka Lang hãy tìm đường theo tiếp gạo. Trên đường
đi, cứ ba thước, Ha Bian sẽ bẻ hạ một cây con làm dấu vết!
Ka Lang càng nức nở:
− Chúc Ha Bian đi sớm trở về!
Mặt trời đã đỏ rực đằng đông, đường lên trời giục Ha Bian tiến bước,
Ha Bian đã đi, được bảy ngày đường rừng mệt mỏi. Càng lên cao càng
khát nước. Sức đã kiệt, gạo lại khơng cịn, đã thế, sơng núi càng hiểm trở,
khơng mở lối cho Ha Bian đi; Ha Bian gục xuống và chết trên lưng chừng
núi Gan Reo…
Sang ngày thứ tám, nóng ruột quá, Ka Lang lần theo vết gãy cây non
tìm đến chỗ Ha Bian nằm chết khóc thương thảm thiết. Tiếng khóc Ka
Lang vang xa khắp tám núi, tám sơng, tám rừng, tám suối,… Tiếng khóc
Ka Lang bay tới tận trời. Nghe thấy tiếng khóc, trời liền hỏi:
− Tiếng khóc của ai, ta nghe hồi khơng chịu nổi?
− Tiếng khóc của Ka Lang thương chồng chết! − Một thần quan nói.
− Chồng chết vì sao? − Trời hỏi.
− Vì đi kiện trời xin mưa! − Một thần quan trả lời.
− Kiện ta à? Xin mưa à? Ơi, ta vơ tâm quá! Lâu nay ta vô tâm quá!
Thần mưa đâu, hãy cho mưa xuống! Bắp, lúa đang cần nước sống, người
người đang cần nước uống, mưa mau!
Lệnh trời phán truyền, thần mưa tung mưa xuống. Trong mưa, Ka Lang
càng khóc dữ dội hơn, khóc mừng cho làng bn có nước, khóc thương

Ha Bian chết tội nghiệp giữa rừng! Tiếng khóc Ka Lang làm xúc động con

21


voi đầu đàn, nó đến đứng che mưa cho Ka Lang. Và sau bảy ngày, Ka
Lang chết. Thương Ka Lang và Ha Bian, con voi không nỡ bỏ đi, suốt ba
tháng rịng đứng khóc và che mưa cho hai người rồi cuối cùng cũng chết
theo luôn.
Sau ba tháng mưa tầm tã, nước mưa hoà cùng với nước mắt Ka
Lang, nước mắt voi tưới khắp núi đồi, nương rẫy, làng buôn và chảy thành
suối nước. Suối nước ấy được bà con dân buôn gọi là suối Đạ Nhim (nước
mắt).
Nhờ vợ chồng Ka Lang nên bn làng đã có nước. Có nước là có tất
cả lúa, bắp, ớt, rau,… Các già làng thương nhớ Ka Lang, Ha Bian và lấy
tên Lang Bian đặt tên cho núi cao Kon Đó, lấy tên ơng Voi đặt cho núi
Gan Reo. Sự tích núi Lang Bian, núi Voi, suối Đạ Nhim là thế.
Ơng Liêng Hót Ha H, 92 tuổi, dân tộc Chil,
bn Kon Đó, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng kể.

(Theo Truyện cổ tích Mạ − K’Ho,
Sở Văn hố − Thơng tin Lâm Đồng xuất bản, 2004)

Hướng dẫn đọc hiểu
1. Qua những chi tiết kể về Ha Bian và Ka Lang, em thấy hai nhân
vật này có những phẩm chất gì?
2. Sắp sếp các sự kiện sau theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện:
a. Trời biết chuyện, tự trách mình vơ tâm và cho thần làm
mưa xuống.
b. Hạn hán kéo dài, Ha Bian quyết định lên đường kiện trời.

Sau bảy ngày, Ha Bian kiệt sức và chết trên lưng chừng núi Gan
Reo.
c. Buôn làng lấy tên Lang Bian đặt cho núi Kon Đó, lấy tên
ơng Voi đặt cho núi Gan Reo, con suối hoà nước mưa, nước mắt
Ka Lang, nước mắt voi được gọi là suối Đạ Nhim.
d. Ka Lang đi tìm chồng, đến chỗ Ha Bian chết và khóc thảm
thiết.
đ. Ha Bian và Ka Lang yêu thương nhau, nên duyên vợ chồng
và sống hạnh phúc.
e. Bảy ngày sau, Ka Lang cũng chết. Con voi đầu đàn đứng
khóc và che mưa cho hai người suốt ba tháng ròng rồi cũng chết
theo.
22


3. Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Những yếu tố kì ảo đó có vai
trị như thế nào đối với nội dung truyện?
4. Tại sao quyết định đi kiện trời của Ha Bian lại được buôn làng
ủng hộ?
5. Truyện Sự tích núi Lang Bian, Núi Voi và suối Đạ Nhim có chi tiết
“kiện trời” giống với một câu chuyện cổ dân gian nào của Việt Nam?
Từ đó, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa truyện cổ dân gian Lâm
Đồng với truyện cổ dân gian Việt Nam?

III. ĐỌC MỞ RỘNG
VÌ SAO THỎ TAI DÀI, ĐI NGẮN?
Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng rất
hung hãn. Cọp và heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ
nanh dài, bắt nạt tất cả mọi loài. Các con vật đều không thể nào sống yên
lành với hai con thú hung ác này được.

Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ để bàn cách giết cọp và heo rừng.
Chúng nghĩ mãi vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to:
− Tôi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi!
Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục
mưu trí của thỏ.
Sáng hơm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai
cọp:
− Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ luôn nói xấu, doạ giẫm bác mà bác
khơng biết sao?
Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên:
− Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và doạ giẫm ta? Nó nói gì vậy?
− Chu choa! Thỏ làm lộ bí mật − thằng heo rừng nói bác cọp miệng to,
răng to, mặt to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và lồi heo nhà thơi.
Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng rất
hung hãn. Cọp và heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ
nanh dài, bắt nạt tất cả mọi loài. Các con vật đều không thể nào sống yên
lành với hai con thú hung ác này được.
23


Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ để bàn cách giết cọp và heo rừng.
Chúng nghĩ mãi vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to:
− Tơi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi!
Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục
mưu trí của thỏ.
Sáng hơm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai
cọp:
− Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ ln nói xấu, doạ giẫm bác mà bác
không biết sao?
Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên:

− Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và doạ giẫm ta? Nó nói gì vậy?
− Chu choa! Thỏ làm lộ bí mật − thằng heo rừng nói bác cọp miệng to,
răng to, mặt to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và lồi heo nhà thơi.
Heo rừng cịn bảo: Nếu gặp bác, nó sẽ đâm thủng bụng bác.
Sau đó, thỏ lại chạy theo đường tắt đến tìm gặp heo rừng. Heo rừng
đang ngủ say trong một cái hang sâu. Thỏ lay heo rừng dậy, giả bộ sợ hãi
nói:
− Bác heo ơi! Trốn mau đi! Thằng cọp đang tìm bác để ăn thịt đấy! Nó
bảo: Phải cắn cổ heo rừng, vì heo rừng chỉ chuyên phá mì, phá bắp.
Heo rừng bộc lên giận dữ. Thỏ nói thêm:
− Thằng cọp nói rằng phải cắn cổ bác, xem tim bác có to khơng.
Heo rừng vốn lì lợm và ngang ngạnh, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy
ngay đi tìm cọp.
Hai con vật hung dữ gặp nhau. Chúng mắng nhiếc, xỉ vả nhau thậm
tệ. Cọp nói rằng heo rừng là lồi chết đói. Heo rừng rủa cọp là bị quỷ Briơng
ăn thịt. Mỗi lúc, chúng một hung hăng, nhưng chúng vẫn sợ nhau. Chúng
hẹn bảy ngày nữa sẽ gặp nhau để thử sức.
Trong bảy ngày ấy, cọp lăn mình mãi ở trên đồi cỏ tranh cho khoẻ
người. Cả đồi cỏ tranh bị cọp lăn trở thành xơ xác. Cọp định bụng phen
này sẽ ăn thịt heo rừng cho hả giận. Cịn heo rừng cũng lăn mình trong bùn
suốt bảy ngày, để bùn trát vào da hết lớp này đến lớp khác. Heo rừng định
bụng làm gãy răng cọp, đâm cọp lịi ruột ra, để cọp hết thói ba hoa.
Đến ngày thứ bảy, cọp và heo rừng gặp nhau ở một trảng lớn ven suối.
Chúng chẳng nói với nhau một lời, cứ lẳng lặng xông vào cắn xé nhau. Thỏ
ngồi trên một cây thơng đổ, hị hét ầm ĩ, kích cho hai con vật đánh nhau
chí tử.
24


Cọp và heo rừng đánh nhau cho đến khi trời tối mịt, lại suốt cả ngày

hôm sau. Cọp nhiều lần ngoạm mạnh vào mình heo, bị gãy cả răng. Khắp
mình heo rừng cũng đầy vết thương. Cả hai con vật máu chảy đầm đìa,
cùng gầm lên giận dữ và đau đớn. Mọi thú rừng đều im tiếng theo dõi hai
tên chúa rừng đánh nhau. Riêng thỏ vẫn ngồi trên thân cây thơng hị hét
cổ vũ làm cho hai con vật càng điên tiết lao vào nhau mạnh hơn.
Đến ngày thứ ba, heo rừng bị què một chân, còn cọp bị mù một mắt.
Chúng lảo đảo lao vào nhau lần cuối cùng. Cả hai con vật ngã nhào
xuống suối. Chúng chìm nghỉm, không đủ sức bơi vào bờ nữa.
Giữa lúc mọi loài vật kéo nhau ra suối xem xác hai con vật hung ác,
thỏ bỗng thấy đi nó bị nhựa thơng dính chặt vào thân cây thơng. Thỏ cố
sức đứng dậy, vùng ra mà khơng được. Nó đành ngồi nghĩ, nghĩ mãi, và rồi
nó nghĩ ra một kế. Thỏ chờ đúng lúc bác voi ở trong rừng đi ra, liền hét lên
thật to.
− Dừng lại! Đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép!
Bác voi sững lại ngạc nhiên: Một chú thỏ nhãi ranh mà dám bắt nạt
một bác voi to lớn! Voi tiếp tục đi. Thỏ lại quát:
− Dừng lại! Đây là là suối nước của ta: Ai ra suối cũng phải xin phép.
Không xin phép, ta sẽ ăn thịt.
Bác voi bực mình, bèn dừng lại túm lấy tai thỏ nhấc nó lên và quẳng
sang một bên. Thỏ đau điếng nhưng mừng vì thốt nạn, cắm cổ chạy vào
rừng.
Thỏ bị bác voi túm tai nên tai dài ra. Cịn đi thỏ trở nên ngắn cũn vì
một mẩu bị đứt, dính ở thân cây thơng ngày ấy.
(Theo Truyện cổ Mạ, NXB Văn hoá, 1986)

Hướng dẫn đọc hiểu
1. Tóm tắt các sự kiện chính trong truyện.
2. Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì?
3. Em hãy tìm hiểu và sưu tầm một số truyện cổ của các dân tộc
ở Lâm Đồng cũng như truyện cổ dân gian Việt Nam.


25


×