Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Phú Thọ Lớp 6.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.8 MB, 67 trang )


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 6
đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cơ giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo
những chỉ dẫn này. Các em cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG/ MỞ ĐẦU
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề,
tạo hứng thú cho học sinh đối với bài mới

KHÁM PHÁ/ KIẾN THỨC MỚI
Phát hiện, hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới

LUYỆN TẬP/ THỰC HÀNH
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung,
yêu cầu cần đạt của chủ đề

VẬN DỤNG
Vận dụng những tri thức, kĩ năng đã được hình thành,
rèn luyện để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này
để dành tặng các em học sinh lớp sau.
2


MỤC LỤC

Trang
LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
Chủ đề 1. Phú Thọ từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X .................................................................................................... 5


Chủ đề 2. Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương

........................................................................................................

Chủ đề 3. Một số nhân vật tiêu biểu thời Hùng Vương dựng nước

...........................................................

16
22

Chủ đề 4. Nghệ thuật trình diễn dân gian Phú Thọ .................................................................................................... 28
Chủ đề 5. Hát Xoan Phú Thọ .............................................................................................................................................................. 34
Chủ đề 6. Ẩm thực tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................................................................... 43
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP .............................................................................................................. 48
Chủ đề 7. Vị trí địa lí, địa giới và sự phân chia hành chính ................................................................................... 48
Chủ đề 8. Nghề truyền thống ở Phú Thọ

..............................................................................................................................

55

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ − XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG.......................................................................................................... 61
Chủ đề 9. Thực hiện trật tự, an tồn giao thơng ở Phú Thọ ................................................................................ 61

3


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Thơng
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chương trình giáo dục phổ thơng. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới, nội
dung giáo dục địa phương các cấp học phổ thông gồm những vấn đề cơ bản, mang
tính thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp của địa
phương với mục đích nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống; bồi
dưỡng học sinh tình yêu và niềm tự hào về quê hương, gắn bó và có trách nhiệm với
quê hương, cộng đồng; biết trân trọng và có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương;
phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học
để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương, chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và
nghề nghiệp.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 6 được biên soạn theo đúng quy định;
nội dung, thông tin đề cập tới khá phong phú; là học liệu cơ bản nhất, cung cấp những
thông tin cơ bản về tỉnh Phú Thọ bảo đảm sát thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm
cao; giúp ích cho giáo viên tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch
bài dạy về chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh; đồng thời, là cơ sở cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp,
hình thức dạy học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối
đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh.
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương gồm các chuyên gia, các nhà khoa
học; các thầy, cơ giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ. Tài liệu trước
khi ban hành đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo
dục, giáo viên các cơ sở giáo dục trong tỉnh; đồng thời đã được tổ chức thực nghiệm tại
một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, được các nhà trường, thầy, cơ, các em học sinh
đánh giá là tài liệu có tính khả thi và thực tiễn cao; được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh

nghiệm thu và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh trong các
trường phổ thông tỉnh Phú Thọ nâng cao chất lượng dạy và học nội dung giáo dục địa
phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên,
tài liệu sẽ không tránh được những sai sót, Ban Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương
mong được góp ý của các độc giả; các q thầy, cơ giáo trong Ngành.

4


LĨNH VỰC

CHỦ ĐỀ

1

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ

PHÚ THỌ TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ
ĐẾN THẾ KỈ X

Yêu cầu cần đạt
• Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thuỷ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
• Nêu được một số dấu ấn nổi bật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
• Trình bày được những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc đấu tranh
chống Bắc thuộc.
• Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương.


Phú Thọ là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử lâu đời. Em có những hiểu biết gì về
vùng đất Phú Thọ? Dựa trên cơ sở nào mà đưa đến những nhận định như vậy? Em có thể lấy
một vài ví dụ để chứng minh rằng nhận định đó là chính xác.

1 Những dấu tích của người nguyên thuỷ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, với địa hình rất đa dạng, bao gồm cả
vùng núi, vùng đồi trung du và đồng bằng. Từ khoảng 3 vạn năm trước, ở đây, tại các khu
vực ven sông Hồng, sông Lơ, sơng Đà – nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã có các thị tộc,
bộ lạc sinh sống.

5


Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày nay
có nhiều dấu tích từ thời nguyên thuỷ, thuộc các nền văn hố từ Sơn Vi đến Đồng Đậu, Gị
Mun, có niên đại cách ngày nay từ khoảng 30 000 năm đến 3 000 năm.
Bảng 1. Một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ ở Phú Thọ
Số
TT

Địa điểm tìm
thấy dấu tích

Hiện vật
tìm thấy

Thuộc nền
văn hố

Niên đại cách

ngày nay

1

Hang Ngựa
(Thu Cúc,
Tân Sơn)

Dấu vết hoá thạch của
người nguyên thuỷ

Sơn Vi
(đá cũ)

Khoảng 3 vạn
năm

2

Sơn Vi
(Lâm Thao)

Hòn cuội nguyên được
dùng làm chày, bàn nghiền,
hịn ghè, mảnh tước thì
được ghè ở rìa cạnh

Sơn Vi
(hậu kì đá cũ)


3 – 1 vạn năm

3

Phùng Nguyên
(Kinh Kệ,
Lâm Thao)

Rìu đá được mài nhẵn,
hình dáng đẹp; đồ trang
sức bằng đá; đồ gốm;
cục xỉ đồng và mẩu đồng
thau nhỏ; mộ táng,...

Phùng Nguyên
(sơ kì đồ đồng)

4 000 – 3 500
năm

Đồ đồng đã chiếm ưu thế
(cơng cụ, vũ khí, đồ trang
sức,...); dấu vết lúa nếp,
lúa tẻ; xương, răng động
vật nuôi và thuần dưỡng

Gị Mun
(hậu kì
đồng thau)


Khoảng 3 000
– 2 500 năm

4

Xóm Rền
(Gia Thanh,
Phù Ninh)

5

Gị Mun
(Tứ Xã,
Lâm Thao)

Hình 1. Cơng cụ đá được tìm thấy ở Sơn Vi
(huyện Lâm Thao)

6

Hình 2. Cơng cụ đá thuộc văn hố Phùng Ngun
được tìm thấy ở di chỉ Phùng Nguyên
(xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao)


a) Nha chương bằng đá được phát hiện tại di chỉ
Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao)

b) Bát gốm được phát hiện tại di chỉ Xóm Rền
(xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh)


c) Vò gốm được phát hiện tại di chỉ Xóm Rền
(xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh)

d) Thố gốm được phát hiện tại di chỉ Xóm Rền
(xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh)

Hình 3. Một số hiện vật khác thuộc văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đọc thơng tin và khai thác các hình trong mục 1, em hãy giới thiệu trên lược đồ về
các địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thuỷ ở Phú Thọ theo gợi ý sau: địa
điểm tìm thấy dấu tích, hiện vật liên quan, niên đại.

7


LƯỢC ĐỒ NƠI TÌM THẤY DẤU TÍCH THỜI NGUN THUỶ
VÀ THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

sơng Chả
y

Xóm Dền
(mộ cổ, đồ đá)

Gia Thanh

sơng Lơ

Hy Cương


(trống đồng)

Gò De

(đồ đá cũ)

Hang Ngựa
Thu Cúc

Sơn Vi

Thuỵ Vân

(đồ đá cũ)

Làng Cả
(rìu đồng, đồ sắt)

Kinh Kệ
Quang Húc

(đồ gốm)

Tứ Xã
(cơng cụ đồng thau)

Thương Nơng
sơn


Đào Xá

gM

ùa

(trống đồng)

(trống đồng)

sơng Diêm

Tất Thắng

CHÚ GIẢI
Nơi tìm thấy di vật đồ đá cũ (Sơn Vi)
Nơi tìm thấy di vật thời tiền Đơng Sơn
(Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun)
Nơi phát hiện di vật thời Văn Lang – Âu Lạc
Tỉ lệ 1 : 450 000

Hình 4. Lược đồ một số địa điểm tìm thấy dấu tích của thời ngun thuỷ và Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ

8


2 Vùng đất Phú Thọ thời kì Văn Lang – Âu Lạc
Thời kì dựng nước đầu tiên, các Vua Hùng đã chọn vùng đất hợp lưu của sông Hồng,
sông Đà, sơng Lơ làm đất đóng đơ (với trung tâm là thành phố Việt Trì ngày nay).

Tư liệu 1
Hùng Vương vốn là tù trưởng của bộ lạc Văn Lang, bộ lạc mạnh nhất với địa bàn trải
rộng hai bên bờ sông Hồng, từ chân núi Ba Vì đến chân núi Tam Đảo, đã đóng vai trị
trung tâm tập hợp các bộ lạc khác, trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, rồi chuyển hoá
thành người đứng đầu một tổ chức nhà nước.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr. 151 – 152)

Thời Văn Lang, cư dân trên vùng đất Phú Thọ đã có nghề đúc đồng khá phát triển.
Tư liệu 2
Giai đoạn Đơng Sơn, tại di tích Làng Cả đã phát hiện được khá nhiều khuôn đúc, nồi
nấu đồng, rót đồng. Đó là những khn đúc rìu, dao găm, giáo, chuông,...
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, Sđd)

Tại các di chỉ tiêu biểu như: Làng Cả và Gị De (thành phố Việt Trì) đã tìm thấy rất nhiều
cơng cụ, đồ vật bằng đồng (lưỡi cày, rìu, giáo, trống, thạp,...) và cả một số cơng cụ bằng sắt.
Tại nhiều địa phương khác trong tỉnh Phú Thọ cũng phát hiện một số hiện vật đồng thuộc
văn hố Đơng Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2 500 - 2 000 năm.

a) Trống đồng được phát hiện tại Thượng Nông
(xã Dân Quyền, huyện Tam Nông)

b) Trống đồng được phát hiện tại di chỉ Làng Cả
(thành phố Việt Trì)

9


c) Trống đồng được phát hiện tại Đền Hùng
(xã Hy Cương , thành phố Việt Trì)


d) Trống đồng được phát hiện tại xã Tất Thắng
(huyện Thanh Sơn)

e) Thạp đồng được phát hiện tại di chỉ Làng Cả
(thành phố Việt Trì)

g) Thạp đồng được phát hiện tại di chỉ Vạn Thắng
(huyện Cẩm Khê)

Hình 5. Một số trống đồng, thạp đồng thuộc văn hố Đơng Sơn năm
được phát hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

a) Rìu đồng gót vng được phát hiện tại di
chỉ Làng Cả (thành phố Việt Trì)

b) Qua đồng được phát hiện tại di chỉ
Làng Cả (thành phố Việt Trì)

c) Rìu và mũi lao đồng được phát hiện tại di chỉ Gò De
(thành phố Việt Trì)

Hình 6. Một số cơng cụ và vũ khí bằng đồng thuộc văn hố Đông Sơn
được phát hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

10


Cuối thế kỉ III trước công nguyên, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi,
Hùng Vương thứ mười tám đã nhường ngôi cho Thục Phán – thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu.

Thục Phán xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc với lời thề “sẽ ra sức giữ gìn cơ
nghiệp của tổ tơng và đời đời thờ phụng nhà Hùng“. Kinh đô được chuyển từ vùng Việt Trì
(Phú Thọ) về vùng Cổ Loa (Đơng Anh, Hà Nội). Vùng đất Phú Thọ vẫn là địa bàn chính của
nước Âu Lạc.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp
(trồng lúa nước, các loại ngũ cốc và cây ăn quả). Nghề săn bắt, chăn nuôi, đánh cá cũng phát
triển. Ngồi ra họ cịn làm các nghề khác như dệt vải, làm gốm,...
Cư dân Văn Lang trên đất Phú Thọ sống tập trung trong các làng, chạ; đã tạo dựng một
đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Họ sáng tạo ra những điệu nhảy, múa hát diễn tả
quang cảnh lao động, vui chơi rất sinh động. Hằng năm, vào những ngày hội mùa, dân làng
thường tổ chức lễ hội, với các hoạt động múa hát, đua thuyền,... thu hút cả già trẻ, trai gái
tham gia.
1. Dựa vào tư liệu 1, em hãy xác định trên lược đồ (hình 4) địa bàn lãnh thổ của bộ lạc
Văn Lang. Tư liệu cho em biết điều gì về người đứng đầu bộ lạc?
2. Khai thác tư liệu 2 và các hình 5, 6, em rút ra điều gì về di tích Làng Cả (Việt Trì) và
vùng đất Phú Thọ thời Hùng Vương?
3. Hãy nêu một số dấu ấn nổi bật về Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.

3 Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc
a) Phú Thọ với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (thế kỉ I)
Năm 113 trước Công nguyên, sau khi tiêu diệt nhà Triệu, nhà Hán chiếm Nam
Việt, trong đó gồm cả địa bàn trước đó thuộc nước Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới
chiếm làm 9 quận. Vùng đất Phú Thọ thời kì này thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ.
Tháng 3 – 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, đã phất cờ
khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ với ngọn cờ “đền nợ nước, trả thù nhà “. Cuộc khởi nghĩa
đã nhanh chóng lan rộng và đã lật đổ được ách thống trị của nhà Hán.

11



Hình 7. Gác chng chùa Bối Linh (nay thuộc xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì)
nơi tương truyền Hai Bà Trưng bước đầu tập hợp lực lượng cho cuộc khởi nghĩa

Em có biết?
Theo “Lâu Thượng thần tích ngọc phả cổ truyền” soạn năm 1572 được lưu tại đình Lâu Thượng:
Sau khi Thi Sách bị sát hại, Hai Bà Trưng đã đi lẩn tránh và sau quay về thành cũ Phong Châu,
đến ở tại chùa Bối Linh, nương nhờ nơi cửa Phật, tu hành ở đó suốt 5 năm và ni chí sớm
dẹp giặc xâm lăng, giải phóng đất nước, dựng lại nghiệp xưa họ Hùng.
Chùa Bối Linh là nơi bước đầu Hai Bà Trưng tập hợp lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Tại đây
Trưng Trắc đã viết bài hịch cứu nước truyền đi khắp nơi và được hào kiệt khắp các vùng
miền hưởng ứng . Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã chiêu mộ được đông đảo
tướng sĩ, tổ chức hội quân tại bãi Dầu (bãi nổi trên sông Lô thuộc địa phận xã Trưng Vương,
thành phố Việt Trì). Trưng Trắc vào làm lễ dâng hương tại đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
(miếu Vật, xóm Đồi), làm lễ tế cờ và mở tiệc khao quân tại bến Vò (xóm Sải), sau đó làm lễ
xuất quân tại chùa Bối Linh và kéo về hội thề cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).  
(Theo Phạm Bá Khiêm, Bối Linh, nơi chiêu hiền tụ nghĩa của Hai Bà Trưng,
website Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)

Tham gia trong đội quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có nhiều nữ tướng ở vùng Đất Tổ
như: Nàng Nội ở Kẻ Lú, Bát Nàn ở trang Phượng Lâu (Việt Trì), Thiều Hoa ở Hiền Quan (Tam
Nông), Nguyệt Cư ở Điêu Lương (Cẩm Khê), Nguyệt Diện ở Ca Đình (Đoan Hùng), Hà Liễu ở
Giầu Cấm (Phù Ninh),... Các nữ tướng đã sát cánh chiến đấu cùng Hai Bà Trưng chống giặc và
giành thắng lợi; nhiều người đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Hán
do Mã Viện chỉ huy (năm 43).
12


Hiện nay, ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Thọ vẫn cịn đình, đền thờ Hai Bà Trưng

và các nữ tướng của Hai Bà, như: đình Lâu Thượng (Việt Trì) thờ Hai Bà Trưng, đền Hương Nha
(Tam Nông) thờ Xuân Nương công chúa, đền Bát Nàn ở Phượng Lâu (Việt Trì) thờ bà Bát Nàn
Vũ Thục Nương,...

Hình 8. Đền Bát Nàn tại thôn Phượng Lâu, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì,
được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh năm 2009

b) Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (thế kỉ VI)
Năm 546, trước cuộc tấn công của quân Lương vào căn cứ hồ Điển Triệt (huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), Lý Nam Đế (Lý Bí) đã cho qn rút qua sơng Hồng về động Khuất Lão
(nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) để củng cố và phát triển lực lượng. Tại đây, quân
đội của Lý Nam Đế đã được nhân dân địa phương hết lòng ủng hộ và giúp đỡ.
Khi bị ốm nặng, biết không thể qua khỏi, Lý Nam Đế
đã giao toàn bộ quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Triệu
Quang Phục – một vị tướng trẻ có tài, có đức, thay vì giao cho
những người ruột thịt của mình. Chính mảnh đất nguồn cội,
nơi in đậm những dấu tích của công cuộc dựng nước và giữ
nước đã khiến Lý Nam Đế có quyết định rất tiến bộ và sáng
suốt, đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của dịng tộc.

Hình 9. Tượng thờ Lý Nam Đế

13


Sau khi Lý Nam Đế qua đời, thi hài của ông được nhân dân địa phương an táng ngay tại
động Khuất Lão. Trải qua hàng nghìn năm, lăng mộ của ông vẫn luôn được nhân dân trong
vùng chăm sóc, hương khói.

Hình 10. Đền thờ Lý Nam Đế tại xã Vạn Xuân (huyện Tam Nông)


1. Hãy kể tên một số nhân vật tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tham gia đội
nghĩa binh của Hai Bà Trưng chống quân Hán xâm lược.
2. Theo em, vùng đất và con người Phú Thọ có vai trị, đóng góp như thế nào trong
cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của dân tộc?

1. Hãy ghép thông tin ở cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng.
Địa điểm

Hiện vật được tìm thấy

1. Hang Ngựa

a) Hịn cuội ghè đẽo rìa lưỡi

2. Phùng Ngun

b) Cơng cụ, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng

3. Sơn Vi

c) Rìu đã mài nhẵn, xỉ đồng

4. Gị Mun

d) Dấu tích hoá thạch

14



2.a) Hãy hoàn thiện bảng thống kê sau về các nữ tướng tiêu biểu tham gia cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
TT

Các nữ tướng tiêu biểu
???
???

Thuộc địa phương nào
???
???


b) Từ kết quả của bài tập phần a, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm
lược của nhân dân Phú Thọ?

1. Có ý kiến cho rằng: “Phú Thọ là vùng đất cổ – nơi hội tụ những sáng tạo văn hoá của
người Việt cổ trong quá trình hình thành quốc gia – dân tộc”, em có đồng ý với ý kiến
đó khơng? Vì sao?
2. Tìm hiểu và cho biết ở địa phương em có di tích lịch sử – văn hố nào liên quan đến
thời Hùng Vương dựng nước và cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.

15


CHỦ ĐỀ

2

TRUYỀN THUYẾT

VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Nước bốn nghìn năm(1), nôi cổ sơ
Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ
Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa
Công chúa làm nương và dệt tơ.
(Vũ Quần Phương)

Yêu cầu cần đạt
• Nhận biết được một số đặc điểm (nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo, nội dung
phản ánh,...) của truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói chung và truyền
thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đơ nói riêng.
• Bước đầu thấy được sự tương quan giữa những điều phản ánh trong truyền thuyết
với sự thực lịch sử. Biết gắn kết quá khứ với cuộc sống hơm nay.
• Biết kể lại một truyền thuyết, trao đổi về ý nghĩa của truyền thuyết đó. Tập sưu tầm
truyền thuyết ở địa phương.
• Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết về thời đại Hùng Vương và nêu cảm nghĩ
về truyền thuyết đó.
• Tự hào về một vùng quê giàu các sự tích về thời đại Hùng Vương.

Đọc bốn câu thơ của Vũ Quần Phương trong lời đề từ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhà thơ đã hình dung như thế nào về thời Hùng Vương?
2. Theo em, nhà thơ dựa vào đâu mà hình dung như vậy?

1 Tri thức đọc hiểu: Truyền thuyết và truyền thuyết thời đại Hùng Vương
Truyền thuyết là một thể loại truyện cổ dân gian gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Truyền thuyết được xây dựng bằng sự kết hợp các yếu tố kì ảo với các yếu tố hiện thực, nhằm
giải thích các sự kiện, nhân vật lịch sử, địa danh hoặc các sản vật liên quan đến nhân vật và
địa danh. Truyền thuyết có yếu tố lịch sử nhưng không phải là lịch sử.
(1) Theo truyền thuyết, Nhà nước Văn Lang được thành lập cách đây hơn 4 000 năm, nhưng theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học hiện nay, Nhà nước Văn Lang được thành lập vào thế kỉ VII trước Công nguyên, cách

ngày nay khoảng 2 700 năm.

16


Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương kể về cuộc sống sản xuất, sinh hoạt khi dân ta
bắt đầu chuyển từ đời sống săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn ni. Đó cũng là lúc
dân ta biết chế tạo các món ăn, đờ mặc, thiết lập các phong tục,... Truyền thuyết thời Hùng
Vương cũng kể những câu chuyện chống thiên tai và đánh giặc giữ nước gắn liền với công
lao của các nhân vật anh hùng.
Nhân vật phổ biến trong các truyền thuyết trên là Vua Hùng (Hùng Vương) cùng các bợ
tướng của nhà vua. Vua Hùng có tài trí hơn người, là người dạy dân trồng trọt, dùng lửa để
làm chín thức ăn, đờng thời cũng là thủ lĩnh đánh giặc.
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương là hình ảnh về buổi đầu dựng nước của dân
tộc ta (thường gọi là thời kì Văn Lang – Âu Lạc). Các truyền thuyết này hầu hết có gốc từ thần
thoại. So với thần thoại, truyền thuyết gần gũi với đời sống hơn. Sức mạnh của nhân vật anh
hùng chủ yếu không dựa trên sự trợ giúp của thần linh mà trên tài năng của cá nhân kết hợp
với sức mạnh tập thể của cả cợng đờng.

Hình 1. Cổng vào Đền Hùng

2 Văn bản
HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐĨNG ĐƠ
Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đơ cho nước Văn Lang(1).
Đi theo sông Thao, tới một vùng thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm
nước mênh mơng vây bọc những hịn đảo nhỏ(2). Vua đang xem ngắm, chợt có con rùa vàng
hiện lên khỏi mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào vua, tự xưng là chúa đầm này. Vua
cưỡi lên lưng rùa, rùa đưa vua đi thăm đủ 99 ngách. Cây cối loà xoà, nước đen như mực,
(1) Thực chất Hùng Vương chỉ là thủ lĩnh của bộ lạc gốc Văn Lang đồng thời là thủ lĩnh của liên minh 15 bộ lạc,
lập nên nước Văn Lang. Khu vực cư trú của bộ lạc Văn Lang trải dài và rộng theo hai bên bờ sơng Hồng, từ

chân núi Ba Vì đến chân núi Tam Đảo. Còn lãnh thổ nước Văn Lang tương ứng với khu vực các tỉnh phía Bắc
hiện nay (từ Thừa Thiên – Huế trở ra). Kinh đô Văn Lang chủ yếu là trung tâm của bộ lạc Văn Lang.
(2) Nay có lẽ là Ao Châu, huyện Hạ Hồ.

17


các lồi thuỷ tộc vui mừng chào đón nhà vua. Vua khen cảnh đẹp nhưng cho rằng khơng
có thế mở rộng để họp muôn dân, dựng cung điện nên lại bỏ đi.
Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối(1). Vua cho
là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp 100 quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong.
Chim đại bàng khuân đất đá đắp được 99 quả gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại
bàng ngỡ trời đã rạng liền vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.
Tới một nơi khác, vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời vươn
lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên ngọn núi, dừng ngựa ngắm trông
bốn phương tám hướng, thấy cảnh rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn,
vua đẹp lòng vừa ý, mới dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp
mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc(2). Vua chê thế đất khơng vững, bèn bỏ đi.
Lại tới một toà núi thấp, dài đầu cao đuôi, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ như con
giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng dồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất(3). Vua
bước vào hang chợt gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không lợi, bèn bỏ đi.
Lần tới sông Đà, trước mắt hiện ra một cảnh sóng xơ cuồn cuộn, núi Tản vươn mình,
một dải ven sơng cây xanh bát ngát, địa thế rất đẹp(4). Vua ưng chọn đây làm đất đóng đơ, liền
truyền cho chim phượng hồng đào 100 cái hồ. Đào được 99 cái thì chợt có tiếng phượng
trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay lên theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn
con bay theo. Vua thấy không đủ 100 cái hồ nên lại bỏ đi.
Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đơ. Một hôm, vua
đi tới một vùng trước mặt là ba sơng hội tụ, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về, đồi núi gần
xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như hổ phục rồng chầu, như tướng quân bắn nỏ, như
ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, một ngọn núi đột ngột nổi lên như con

voi mẹ nằm giữa đàn con.
Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng phù sa bồi đắp, bốn mặt cây xanh hoa
tươi quả ngọt, vừa trùng điệp vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng
khen rằng đây là đất họp mn dân, đủ hiểm để giữ, có thế để mở, thế đất vững bền, có thể
dựng nước được mn đời.
Vua Hùng đặt đơ ở đó, gọi tên là thành Phong Châu(5).
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2010)

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

18

Nay có lẽ là xã Thanh Vân, huyện Thanh Ba.
Nay có lẽ là núi Sứt, ở vào giữa ba huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh.
Nay có lẽ là núi Thắm, huyện Thanh Ba.
Nay có lẽ là xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ.
Thành Phong Châu được đoán định là một trong ba địa điểm ngày nay: khu vực Đền Hùng (xã Hy Cương),
phường Thọ Sơn và phường Bạch Hạc, tất cả đều thuộc Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chú ý, thành Phong Châu
trong câu chuyện này khác với Phong Châu (Châu Phong) đời nhà Đường cai trị, là một châu trong 12 châu
của nước ta thời ấy, tương ứng với vùng đất ngày nay là các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Sơn Tây cũ.


1. Em hãy dùng bản đồ của Google Maps kết hợp với bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam(1)
để xác định các vị trí: núi Ba Vì (Tản Viên), núi Nghĩa Lĩnh (Hy Cương), núi Tam Đảo,
sông Đà, sông Thao (sơng Hồng), sơng Lơ, di tích Đền Hùng.
2. Vua Hùng đã tìm đến những vùng đất nào để chọn đất đóng đơ? Lí do khiến nhà

vua khơng chọn những nơi đó?
3. Vùng đất được Vua Hùng chọn đóng đơ có địa thế và cảnh quan thiên nhiên như
thế nào? Việc Vua Hùng quyết định chọn vùng đất ấy nói lên điều gì?
4. Thống kê các chi tiết kì ảo (ví dụ: Vua cưỡi lên lưng rùa, rùa đưa vua đi thăm đủ 99
ngách...). Những chi tiết này có tác dụng gì cho câu chuyện?
5. Thống kê những chi tiết nói về cảnh thiên nhiên. Những chi tiết này có đặc điểm gì
và có tác dụng gì cho câu chuyện?

Hình 2. Ngã ba đường Trần Phú – Hùng Vương, thành phố Việt Trì

Ghi nhớ
Để tính kế lâu dài cho đất nước, Vua Hùng tìm một nơi hội tụ nhiều mặt thuận lợi
để làm kinh đô. Truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đô là cách giải thích của người
xưa về việc này.
Truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đô cho thấy việc chọn đất đóng đơ được
tính tốn rất cẩn trọng, tuy có yếu tố hoang đường nhưng cũng chứa tinh thần khoa học,
thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua: đất đóng đơ phải hội đủ các điều kiện về
tự nhiên lẫn con người. Điều này cũng cho thấy khát vọng xây dựng một nước Văn Lang
hùng mạnh của dân ta thời ấy.
Những chi tiết kì ảo và những cảnh thiên nhiên hoang sơ đã khiến câu chuyện trở
nên kì vĩ và mĩ lệ, nửa hư nửa thực.
(1) Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam khổ lớn hoặc bản đồ tự nhiên vùng trung du – miền núi Bắc Bộ và
vùng đồng bằng sông Hồng trong Át lát địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục Việt Nam.

19


1. Kể lại truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đô.
2. Kể (trước nhóm hoặc lớp) một truyền thuyết khác về thời Hùng Vương mà em biết.
Trao đổi với bạn về ý nghĩa của truyền thuyết đó.

Gợi ý: Tham khảo truyền thuyết dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

KHOAI LANG
Vua Hùng mỗi khi đi săn thường có các quan lang và các mị nương(1) đi theo.
Một hôm, trên đường trở về, đoàn người đi qua một quả đồi có thứ dây lá bò lan xanh tốt,
ngựa rất thích ăn. Vua bèn truyền nghỉ chân. Bầy ngựa say sưa ăn thứ lá này đến nỗi không chịu
về. Vua thấy lạ, bảo nhổ thử gốc dây lên xem sao thì thấy có thứ củ to sắc tía. Ai nấy đều lạ, khơng
hiểu là thứ củ gì. Có người nói củ này trời cho để nuôi súc vật nhà trời. Lại có người bảo củ này
có ma. Vua truyền nếu có ma cứ ném vào lửa đốt là tất ma phải chết. Mọi người nhóm lửa, vứt
thử vài củ vào. Khi vỏ củ cháy đen thì thấy củ mềm và có mùi thơm, nếm thử, thấy bùi và ngọt, ai
cũng khen ngon. Vua Hùng truyền nướng ăn cho đỡ đói. Vua còn bảo các quan lang đem một ít
dây lẫn củ về trồng.
Dần dần cả vùng lấy giống trồng nhiều mãi lên. Vì bắt đầu trồng từ nhà quan lang nên gọi
là khoai lang.
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, Sđd)

a) Ngoài việc giải thích tên gọi, truyện còn nói lên điều gì?
b) Em nghĩ gì về chi tiết Vua Hùng truyền “nếu có ma cứ ném vào lửa đốt là tất ma
phải chết“?
3. Chọn một truyền thuyết về thời Hùng Vương để viết thành bài văn kể chuyện và nêu
cảm nghĩ của em.

1. Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới.
Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 (NXB Khoa học xã hợi, Hà Nội, 2017), hiện nay có ba ý
kiến khác nhau đốn định vị trí của kinh đơ nước Văn Lang, tương đương với các vị trí ngày
nay là:
– Khu vực Đền Hùng, phía tây bắc thành phố Việt Trì.
– Phường Thọ Sơn, phía nam thành phố Việt Trì.
– Phường Bạch Hạc, cực phía nam thành phố Việt Trì.
(1) Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn), thời đó các con trai của

Vua Hùng gọi là quan lang, các con gái thì gọi là mị nương.

20


Chưa có ý kiến nào hồn tồn thuyết phục, song điều chắc chắn, kinh đô nước Văn Lang
vẫn không nằm ngồi vùng đất Tổ Phú Thọ.
Xác định trên bản đờ của Google Maps các vị trí trên kết hợp với xem bản đồ địa lí tự
nhiên Việt Nam để chọn những thông tin đúng:
a) Thành phố Việt Trì là nơi chuyển tiếp từ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ xuống
vùng đồng bằng sông Hồng.
b) Bên phải thành phố Việt Trì là dãy núi Ba Vì, bên trái là dãy núi Tam Đảo (đứng xuôi
dòng sông Lô).
c) Thành phố Việt Trì và vùng lân cận phía nam thành phố là nơi gặp gỡ của ba con
sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Lô.
d) Khu vực Đền Hùng và phường Thọ Sơn nằm ở giữa hai con sông – sông Hồng và
sông Lô.
e) Khu vực phường Bạch Hạc là nơi sông Lô chảy vào sông Hồng.
g) Ba vị trí – Đền Hùng, Thọ Sơn, Bạch Hạc – cách đều nhau (nằm ở ba đỉnh một tam
giác đều).
h) Ba vị trí – Đền Hùng, Thọ Sơn, Bạch Hạc – gần như trên một đường thẳng, chạy gần
như song song sông Hồng và sông Lô.
2. Đọc trích đoạn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới.
Đền Hùng ở trên núi Hy Cương thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì.
Núi Hy Cương ở về phía đông nam thị xã Phú Thọ, là núi cao nhất trong khu vực này. Đứng
trên đỉnh núi ta thấy được sông Hồng uốn khúc và xa xa hơn nữa, trên khung cảnh ruộng đồng
xanh ngắt, sông Đà, sông Lô nhập với sông Hồng tạo nên vùng nước mênh mông gọi là Ngã Ba
Hạc. Cũng lạ thay, ba con sông lớn nhất của vùng trung châu và đồng bằng Bắc Bộ lại gặp nhau
trên khu vực lịch sử rộng lớn Đền Hùng!
Đằng xa là núi Tản Viên xanh thẫm cao vút đứng sừng sững bên sông Đà, phía bên trái là

núi Tam Đảo với ba ngọn chọc trời. Xung quanh núi Hy Cương với những quả đồi lô nhô, quả to
quả nhỏ, quả thấp quả cao, mỗi quả một hình. Nhưng nổi bật giữa đám đồi này vẫn là núi Hy
Cương hùng vĩ và hai quả đồi cạnh nó, đồi Trọc và đồi Vặn, tạo thành một hình mà nhân dân địa
phương gọi là “con rồng”.
(Theo Lê Tư Lành, Tuyển tập Lê Tư Lành, NXB Thế giới, 2013)

Dựa vào kết quả ở bài tập 1 kết hợp với tham khảo trích đoạn trên, hãy nêu ý kiến của
em về nhận định: dù kinh đô ở vị trí nào trong ba vị trí nói trên thì đều có những lợi thế cho
một kinh đô thời ấy.

21


CHỦ ĐỀ

3

MỘT SỐ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU THỜI
HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC

Yêu cầu cần đạt
• Kể tên, nêu được ý nghĩa biểu tượng của những nhân vật tiêu biểu thời
Hùng Vương dựng nước.
• Tự hào về truyền thống; có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
tốt đẹp của quê hương.

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Quốc lễ giỗ Tổ hằng năm được tổ chức tại Đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ) từ lâu đã trở thành ngày lễ đặc biệt của cả dân tộc. Em có biết Quốc giỗ được

tổ chức nhằm mục đích gì? Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về thời Hùng Vương dựng
nước thông qua việc giới thiệu về một số nhân vật liên quan đến thời kì lịch sử này với các
bạn trong lớp.

1 Điểm chung về các nhân vật thời Hùng Vương dựng nước
Các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương dựng nước đều được biết đến thông
qua các truyền thuyết dân gian và các thần tích lưu giữ tại các đền thờ, được truyền từ đời
này qua đời khác.
Các nhân vật này được xây dựng và truyền tụng trở thành những biểu tượng, là hiện
thân của những giá trị và truyền thống lịch sử – văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta trải qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước.
1. Hãy cho biết điểm chung về các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước.
2. Dựa vào hiểu biết của bản thân và liên hệ với kiến thức đã học, em hãy kể tên một
số nhân vật liên quan đến thời Hùng Vương dựng nước.

22


2 Một số nhân vật tiêu biểu
LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ

Hình 1. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (tranh minh hoạ)

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân chính là Rồng, còn Âu Cơ là Tiên. Rồng sống ở vùng
đồng bằng, còn Tiên sống ở vùng non cao. Lạc Long Quân và Âu Cơ đã kết đôi và cùng chung
sống, sinh ra bọc trăm trứng, rồi nở thành một trăm người con trai.
Rồng và Tiên đã trở thành biểu tượng cho tổ tiên của người Việt; bọc trăm trứng vừa
là tổ tiên của người Việt, vừa là biểu tượng cho tinh thần đồn kết, gắn bó cộng đồng (đồng
bào), đồng thời trứng còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, phồn vinh.
Do vậy, trong tâm thức của người Việt, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã trở thành biểu

tượng cho cội nguồn cao quý “con Lạc cháu Hồng” của dân tộc Việt Nam.
1. Hãy kể lại nội dung chính của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ mà em đã
được đọc/được học.
2. Theo em, hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa như thế nào trong tâm
thức của người Việt.

SƠN TINH – THUỶ TINH
Theo truyền thuyết, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là các vị thần, là hiện thân của các hiện tượng
tự nhiên, núi non, sơng nước, được hình tượng hố thành những con người có những tài năng
và phẩm chất khác nhau. Qua truyền thuyết, nếu như Thuỷ Tinh đại diện cho sức mạnh thiên
nhiên dữ dội, hung bạo (hiện tượng bão, lụt xảy ra hằng năm), thì Sơn Tinh lại là biểu tượng
cho sức mạnh của nhân dân, của cộng đồng. Thơng qua hình tượng Sơn Tinh và những cuộc
23


đương đầu chống lại Thuỷ Tinh thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của
người Việt trong cơng cuộc trị thuỷ, phịng chống thiên tai; đồng thời phản ánh ước mơ, khát
vọng chinh phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.

Hình 2. Sơn Tinh – Thuỷ Tinh (tranh minh hoạ)

Trải qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, hầu hết các làng xã ở Phú Thọ đều có
đình, đền, miếu thờ Sơn Tinh, suy tôn ngài là Tản Viên Sơn Thánh, một vị thần được sùng kính
vào bậc nhất, được coi là linh khí của đất Việt.
Theo thần tích Đình Tế, xã Tất Thắng (Thanh Sơn): Tản Viên Sơn Thánh tên là Nguyễn Tuấn, quê
ở động Lăng Xương (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ). Gia đình nghèo khó, hàng ngày
Tuấn phải lên núi hái củi bán. Sau đó gặp được tiên ông cho gậy thần để cứu giúp muôn dân.
Năm Tuấn 20 tuổi thì mẹ mất, chàng được bà chúa động Mường ở Ba Vì nhận làm con ni.
Đến khi mẹ nuôi mất, chàng được thừa hưởng tất cả gia sản của bà chúa động. Dãy Ba Vì có
ngọn núi cao nhất gọi là núi Tản Viên, nên người ta cũng gọi chàng là Tản Viên động chủ. Tản

Viên đã đua tài với Thuỷ Tinh và chiến thắng, lấy được Công chúa Ngọc Hoa và trở thành con
rể của Vua Hùng. Sơn Tinh đã giúp Vua Hùng hai lần chống quân Thục thắng lợi. Vua Hùng có
ý nhường ngơi cho, song chàng không nhận và khuyên Hùng Vương nhường ngôi cho Thục
Phán. Sơn Tinh cùng vợ trở về Đông Cung (Đền Và thuộc thị xã Sơn Tây ngày nay). Về sau thần
thường hiển linh giúp các triều đại chống giặc ngoại xâm, nên được các triều đại lập đền thờ
cúng và cấp sắc phong.

Tản Viên Sơn Thánh được nhân dân ta suy tôn là một trong “Tứ bất tử” – bốn vị thánh
bất tử và được phong là thành hoàng làng, thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta (đền Lăng Sương
ở Thanh Thuỷ, Phú Thọ; đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở Ba Vì, Hà Nội;...).
24


1. Hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh theo cách của em.
2. Sơn Tinh – Tản Viên Sơn Thánh có cơng lao gì đối với cộng đồng, dân tộc?
3. Theo em, ý nghĩa giáo dục thông qua hình tượng Sơn Tinh là gì?

LANG LIÊU
Bánh chưng, bánh giầy là hai
thứ bánh do Lang Liêu, con Vua Hùng
thứ sáu làm để dâng vua cha trong
cuộc thi chọn người lên kế vị.
Truyền thuyết kể rằng: Khi
Hùng Vương đã già, có ý muốn
truyền ngôi vua cho người con nào
tạo ra được trân cam mĩ vị (những
gì được cho là tinh tuý nhất) để tiến
cúng Tiên vương, giúp nhà vua giữ
Hình 5. Bánh chưng, bánh giầy
tròn đạo hiếu. Những người con của

Vua Hùng đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ. Duy có vị hồng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu
theo lời nhắc bảo của thần nhân thì làm theo cách riêng của mình. Lang Liêu chọn thứ gạo nếp
trắng tinh, chọn lấy những hạt tròn và mẩy nhất, đem vo thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh
thành hình vng, cho trân cam mĩ vị vào bên trong để tượng trưng cho vạn vật, rồi đun lửa nấu
chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp đã nấu chín giã cho thật nhuyễn, nặn thành một thứ bánh
có hình trịn, gọi là bánh giầy. Chính nhờ hai loại bánh ấy mà Lang Liêu được chọn để truyền ngôi.
Theo lời căn dặn của Vua Hùng, cứ vào ngày tết, con cháu lại làm hai thứ bánh của Lang Liêu để
dâng cúng cha mẹ, tổ tiên.
Bánh giầy tròn tượng trưng cho Trời, bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, thịt mỡ, đậu
xanh, lá dong tượng trưng cho mn lồi. Đó chính là sự hồ hợp giữa con người với Đất, Trời, với
thiên nhiên. Vua Hùng thông qua việc chọn Lang Liêu làm người kế vị đã nêu cao bài học về tình
thương u và đồn kết. Nhà vua muốn nhắc các hoàng tử và quân thần về bài học giữ nước.
Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm, cái tài, nhất là lòng
trung, hiếu của Lang Liêu, xứng đáng được Vua Hùng truyền ngơi báu. Hình tượng Lang Liêu và
truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thể hiện ý thức lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt
gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất của con người Việt Nam.
1. Hãy giới thiệu về nhân vật chính được nhắc đến trong truyền thuyết Bánh chưng,
bánh giầy.
2. Theo em, ý nghĩa giáo dục thơng qua hình tượng bánh chưng, bánh giầy và nhân vật
Lang Liêu là gì?
25


×