Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dụng kiến thức về vị thế xã hội, vai trò xã hội và chuẩn mực xã hội vào quan điểm của tổng bí thư nguyễn phú trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.79 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỊ THẾ XÃ HỘI, VAI TRÒ XÃ
HỘI VÀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI..............................................................2
1.1. Vị thế xã hội......................................................................................2
1.1.1 Khái niệm vị thế...........................................................................2
1.1.2 Đặc điểm của vị thế xã hội...........................................................2
1.1.3 Những yếu tố cấu thành nên vị thế Xã hội...................................3
1.2. Vai trò xã hội....................................................................................4
1.2.1 Khái niệm vai trò xã hội...............................................................4
1.2.2 Những nội dung nghiên cứu vai trò xã hội...................................4
1.2.3 Các loại vai trò.............................................................................5
1.3. Chuẩn mực xã hội............................................................................6
1.3.1. Khái niệm chuẩn mực Xã hội......................................................6
1.3.2. Nội dung của chuẩn mực xã hội..................................................7
1.3.3. Phân loại chuẩn mực xã hội........................................................8
1.3.4. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội................9
II. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ
TRỌNG VỀ VĂN HĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN
DÂN............................................................................................................10
2.1. Mối quan hệ của văn hóa và xã hội...............................................10
2.1.1. Đối với kinh tế - xã hội:............................................................10
2.1.2. Đối với chính trị........................................................................11
i


2.1.3. Đối với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa...........12
2.1.4. Vấn đề hạnh phúc......................................................................12
2.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa trong q trình tu dưỡng,


rèn luyện của lực lượng Công an nhân dân........................................13
2.2.1. Xây dựng lối sống văn hóa trong làm việc................................13
2.2.2. Xây dựng lối sống văn hóa trong ứng xử..................................14
2.2.3. Xây dựng lối sống văn hóa trong sinh hoạt tại đơn vị...............14
2.2.4. Xây dựng lối sống văn hóa trong đời sống cá nhân và gia đình15
KẾT LUẬN....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................17

ii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
diễn ra mạnh mẽ, thì vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ngày
càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia - dân tộc. Quốc gia - dân tộc nào
gìn giữ được bản sắc văn hóa thì có điều kiện trở thành đất nước mạnh, ngược
lại, nếu đánh mất bản sắc sẽ trở thành dân tộc bị lệ thuộc. Sự lệ thuộc văn hóa
chính là con đường ngắn dẫn đến lệ thuộc về kinh tế, từ đó dẫn đến lệ thuộc
về chính trị.
Phát triển kinh tế để xây dựng nền tảng vật chất, phát triển văn hóa để
tạo dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Theo lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng thì văn hóa được nhìn nhận cả trên góc độ kinh tế và sự đóng góp vào
q trình phát triển của văn hóa khơng chỉ đơn thuần là yếu tố tinh thần mà có
sự hiện hữu của các giá trị vật chất. Công nghiệp văn hóa hình thành trên cơ
sở ban đầu là khai thác các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, phát huy
sức mạnh nội sinh cho phát triển đất nước, đồng thời làm thay đổi quan niệm
truyền thống vốn chỉ coi văn hóa là yếu tố tinh thần, là của cải tinh thần. Sự
phát triển nhanh chóng của cơng nghiệp văn hóa với những sản phẩm ngày
càng đa dạng và có giá trị kinh tế cao, đóng góp ngày càng lớn đối với GDP
của các quốc gia cho thấy vai trị to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của

các quốc gia - dân tộc. Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã
chọn đề tài “ Vận dụng kiến thức về vị thế xã hội, vai trò xã hội và chuẩn
mực xã hội vào quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn
hóa và hạnh phúc trong q trình tu dưỡng, rèn luyện của lực lượng
Công an nhân dân” để có cái nhìn sâu và rộng hơn

1


NỘI DUNG
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỊ THẾ XÃ HỘI, VAI TRÒ
XÃ HỘI VÀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI
1.1. Vị thế xã hội
1.1.1 Khái niệm vị thế
Theo quan điểm của Robertsons: Vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế
quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay một nhóm xã hội trong kết cấu xã
hội cũng như quan hệ của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh.
Quan điểm của H. Fischer: vị thế là vị trí của một người đứng trong cơ
cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. VỊ thế xã hội là vị
trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sổng chung với một người đó
dành cho anh ta một cách khách quan.
Như vậy, vị thế là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người
trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi
người đó sinh sống. Khi nói đến vị thế là nói đến vị trí, thứ bậc cao, thấp gắn
với những trách nhiệm và những quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng với vị trí đó.
1.1.2 Đặc điểm của vị thế xã hội
+ Vị thế không nhất thiết phải gắn với những người có uy tín và địa vị
cao.
+ Vị thế không thuần túy phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người
về chính mình.

+ Vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn
khách quan của xã hội.
+ Vị thể của mỗi người có tính ổn định tương đối, nó khơng đơn giản
phụ thuộc vào những ý kiến đánh giá thay đổi thất thường của những người
xung quanh.
2


1.1.3 Những yếu tố cấu thành nên vị thế Xã hội
Có nhiều yếu tố cấu thành nên vị thế cùa mỗi con người như:
- Dòng dõi, nguồn gốc giai tầng xã hội, đẳng cấp, chủng tộc, dân tộc,
sắc tộc... Là một trong những yếu tổ quan trọng cấu thành vị thế cho con
người.
+ Của cải: Địa vị kinh tế cũng tham gia vào cấu thành nên địa vị của
con người. Tuy nhiên, hình thức của cải khác nhau thì mức độ tham gia vào
việc câu thành vị thế cũng khác nhau.
+ Nghề nghiệp: Những nghề nghiệp khác nhau có ý nghĩa khác nhau
trong việc cấu thành vị thể cho con người. Đương nhiên, nó cũng được biến
đổi theo thời gian, tùy theo ý nghĩa thiết thực và lợi ích mà những nghề đó
mang lại.
+ Chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại: Chức vụ khác nhau tiếng
nói và quyền lợi cũng khác nhau. Ví dụ: Ơng giám đốc ngân hàng, được xã
hội suy tơn, kính trọng hơn một nhân viên.
+ Trình độ học vấn: Người có trình độ học vấn càng cao thì vị thế xã
hội càng cao.
+ Các cấp bậc, chức sắc trong tơn giáo, dịng họ, làng, bản..., cũng
tham gia tạo ra vị thế xã hội.
+ Những đặc điểm về sinh lý, giới tính: Cũng là những yếu tố quan
trọng đóng góp vào cấu tạo vị thế của con người.
Có thể nói, những yếu tố cấu thành vị thế nói trên khơng đứng riêng rẽ,

tách bạch với nhau mà được phối hợp, sắp xếp theo những cách khác nhau.
Tùy theo từng người, từng thời gian, hoàn cảnh hoặc sự hiện diện của hệ
thống những giá trị chuẩn mực hay tập quán truyền thống của từng giai đoạn

3


lịch sử cụ thể, từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia mà một số vị thế
của những người nào đó được hình thành.
1.2. Vai trị xã hội
1.2.1 Khái niệm vai trò xã hội
Theo Robertson, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa
vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định
Có tác giả lại cho rằng: vai trò xã hội là kiểu hành vi, hoạt động mà xã
hội mong đợi cá nhân hay nhóm người cần phải thực hiện một cách tương
ứng với vị thế của họ.
Vai trò xã hội là một tập họp những khuôn mẫu tác phong và hành vi
để thực hiện nhiệm vụ nhất định. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là
người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống
chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó, đồng thời họ cũng nhận được
những quyền lợi xã hội xứng đáng với những đóng góp của mình.
Định nghĩa này cho thấy, tương ứng với các vị thế sẽ có một mơ hình
hành vi được xã hội mong đợi chính là vai trị của vị thế xã hội đó. Vị thế của
một cá nhân luôn xác định một cách khách quan với vai trị của cá nhân đó.
Đồng thời vị thế của cá nhân ấy chỉ có thể được củng cố khi cá nhân đó thực
hiện đúng vai trị của mình.
1.2.2 Những nội dung nghiên cứu vai trò xã hội
Khi nghiên cứu về vai trò cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất: Một vai trị xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện khác
nhau hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong.

Thứ hai: Vai trị khơng bao gồm những khn mẫu tác phong biểu hiện
ra bên ngồi mà cịn bao hàm cả những khn mẫu nội dung tinh thần ở bên
trong.
4


Thứ ba: Nội dung của bất cứ vai trò xã nội nào cũng ln được liên hệ
đến những vai trị xã hội khác. Khi một người nào đó thực hiện vai trị của
mình thì đồng thời họ đã hành động trong sự tương quan với vai trò của người
khác.
Thứ tư: Mức độ thực hiện vai trò cỏ sự co giãn nhất định, song mức độ
của sự co giãn chỉ được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới
hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch, có nghĩa là người đó khơng đóng đúng vai trị.
Thứ nãm: Mức độ nhiều hay ít các vai trị phụ thuộc vào mức độ tham
gia nhiều hay ít của một người vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Thứ sáu: Căng thẳng vai trò xảy ra khi cá nhân thấy rằng vai trị khơng
thích hợp và họ thấy khó khăn trong việc thực hiện vai trò đỏ, nhất là những
vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều.
1.2.3 Các loại vai trò
Khi nghiên cứu về vai trò người ta phân ra thành các loại sau:
Vai trò chỉ định
Vai trò chỉ định là vai trị gán cho một người nào đó từ bên ngồi mang
tính chất tự nhiên mà người đó dù muốn hay khơng muốn cũng khơng thể tự
mình lựa chọn được.
Nhưng cũng có thể vai trị chỉ định là những vai trò được tạo ra do sự
bàri bạc, thoả thuận, ngã giá của những người khác đối với một người nào đó.
Vai trị lựa chọn:
Là vai trị do một người nào đó chủ động tự mình nắm lấy vai trò bằng
những nỗ lực và quyết định cá nhân của mình.
Vai trị then chốt:

Trong cuộc sổng và cơng việc một người có nhiều vai trị khác nhau
nhưng có một vai trị ln nổi lên được gọi là vai trị then chốt.
5


Những vai trị chính, then chốt khơng phải cố định, bất biến mà thay
đổi theo từng thời gian
Ví dụ: Khi đi làm vai trò then chốt của anh là kiếm tiền, tạo thu nhập
ni gia đình, nhưng khi về hưu, anh đóng vai trị là người nội trợ thì đây lại
là vai trò then chốt.
Vai trò tổng quát:
Sự phối hợp các vai trò khác nhau trong một con người tạơ ra bộ mặt
chung - đặc trưng cho người đó.
Ví dụ: Giáo sư trong một trường đại học là một loại vị thế tổng quát,
tương ứng với vị thế này người giáo sư phải thực hiện một loạt các vai trò vừa
phải giảng dạy, vừa làm nghiên cửu khoa học, vừa là người hướng dẫn nghiên
cứu sinh, cũng có thể là nhà quản lý.
1.3. Chuẩn mực xã hội
1.3.1. Khái niệm chuẩn mực Xã hội
Trong cuộc sống xã hội hàng ngày, con người (các cá nhân và nhóm xã
hội) thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc
thoả mãn những nguyện vọng, nhu cầu hay lợi ích nhất định. Hành vi của họ
thường được định hướng và tuân theo những quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi xã hội
nào đó nhằm áp đặt một phương thức ứng xử nhất định cho các cá nhân,
nhóm xã hội.
Như vậy, “Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi
của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự
chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được
phép, cái khơng được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã
hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự,

kỷ cương, an toàn xã hội”.

6


1.3.2. Nội dung của chuẩn mực xã hội
Thứ nhất, chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, địi hỏi
của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho
hành vi của mỗi cá nhân.
Thứ hai, chuẩn mực xã hội không phải là một cái gì đó chung chung,
trừu tượng, khó nhận biết, mà nó ln được xác định một cách cụ thể, rõ ràng
ở mức độ ít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi và giới hạn
của những khía cạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người; bao
gồm cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải
thực hiện.
“Cái có thể” là khái niệm dùng để chỉ khả năng thực hiện hay không
thực hiện một hành vi xã hội của cá nhân con người khi tham gia hoặc ở trong
một tình huống, sự kiện xã hội, quan hệ xã hội nhất định. Chẳng hạn, một
người phát hiện, hơng thấy một người khác đang có nguy cơ chết đuối nếu
khơng được cứu kịp thời. Trong tình huống này, người phát hiện nhảy xuống
hay không nhảy xuống nước cứu người bị nạn phụ thuộc vào việc họ biết bơi
hay không biết bơi cùng với cơ chế thúc đẩy hành vi hồn tồn trơng chờ vào
sự tự nguyện, tự giác của người đó. Đây chính là khả năng hành động hay
khơng hành động - “cái có thể”.
“Cái được phép” dùng để chỉ tất cả những hành vi, hoạt động mà các cá
nhân đã và đang được phép thực hiện trong
Thứ ba, với hệ thống các quy tắc, yêu cầu được đưa ra nhằm định
hướng và điều chỉnh hành vi xã hội của con người, chuẩn mực xã hội hướng
tới thực hiện các chức năng xã hội'. giảm bớt tính hỗn tạp trong các ý kiến,
quan điểm đánh giá hành vi; gạt đi các bất đồng, mâu thuẫn trong các tranh

luận; tránh được những xung đột không cần thiết; tạo cơ sở, “khn mẫu” cho
các q trình hịa giải, thương lượng giữa các cá nhân để đi đến chấp nhận
7


mẫu số chung nhỏ nhất của mọi hành vi. Trên cơ sở đó, chuẩn mực xã hội góp
phần tạo ra sự đồng thuận, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn, bảo vệ trật tự,
kỉ cương, an tồn xã hội.
1.3.3. Phân loại chuẩn mực xã hội
Thông thường, chuẩn mực xã hội được phân chia thành hai loại, gồm
chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn.
Chuẩn mực xã hội thành văn là những loại chuẩn mực xã hội mà các
nguyên tắc, quy định của chúng được ghi chép lại thành văn bản dưới những
hình thức nhất định.
Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp
luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tơn giáo. Chẳng hạn, tính chất thành
văn của chuẩn mực pháp luật thể hiện ở những quy phạm pháp luật cụ thể,
được ghi chép và thể hiện trong các bộ luật, các luật hoặc các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật khác, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hơn
nhân và gia đình... Mỗi quy phạm pháp luật được ghi chép trong các văn bản
pháp luật đó thể hiện tính chất thành văn của chuẩn mực pháp luật.
Xuất hiện, tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã
hội trong đời sống xã hội hàng ngày được coi là có tính khách quan và mang
tính tất yếu xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của chuẩn mực xã hội. Bản
chất xã hội này không chỉ thể hiện ở nguồn gốc xã hội của chuẩn mực xã hội,
mà còn thể hiện ở sức sống sau đó của các chuẩn mực xã hội trong thực tiễn
cuộc sống. Chẳng hạn, chuẩn mực đạo đức nảy sinh từ các quan hệ xã hội, thể
hiện ra không chỉ ở các quy tắc đạo đức, mà còn ở hành vi thực tế của con
người. Chừng nào mà chuẩn mực đạo đức không thể hiện ra trong xã hội hoặc
trong một bộ phận của xã hội như một hành vi được thực hiện, để cho việc

tuân theo nó và bản thân việc thực hiện nó lại thúc đẩy người ta tiếp tục thừa
nhận, tn theo, thì chuẩn mực đó khơng phải là chuẩn mực hành vi; nó chỉ là
8


một cách nhìn được xem là đúng đối với một bộ phận lớn hay nhỏ trong xã
hội mà thôi.
Bên cạnh đó, các chuẩn mực xã hội cịn mang tính lợi ích và tính bắt
buộc thực hiện, nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng xã hội, dù muốn hay
không muốn, đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã
hội. Sự tuân thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong
hành vi xã hội của mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của
người đó. Nếu đi chệch ra khỏi quỹ đạo chung này, hành vi của họ sẽ là bất
bình thường, sai lệch, là tội ác... Khi đó, họ phải bị xã hội phê phán, lên án
hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.
1.3.4. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội
Các chuẩn mực xã hội được hình thành xuất phát chính từ những nhu
cầu của hệ thống các quan hệ xã hội trong xã hội. Tuỳ thuộc vào nội dung,
tính chất của từng loại quan hệ xã hội, các chuẩn mực xã hội quy định cho
những thành viên của nó những cái cần phải làm, cái được phép, cái có thể,
cái bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ. Qua đó, các chuẩn mực xâ
hội thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động xã
hội như một hệ thống các tương tác xã hội giữa các cá nhân và các nhóm xã
hội, nghĩa là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này
với một chủ thể khác. Các chuẩn mực xã hội góp phần điều tiết, điều chỉnh
các quan hệ xã hội, tạo “khuôn mẫu” cho hành vi xã hội của con người, duy
trì sự ổn định, hài hòa trong xã hội, bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.
Các chuẩn mực xã hội là yếu tố khơng thể thiếu được trong trong đó có
vấn đề nhận thức, hiểu biết, tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của
chuẩn mực xã hội nói chung, chuấn mực pháp luật nói riêng. Tình trạng gia

tăng các vụ việc vi phạm pháp luật, diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm,
sự lãng quên các giá trị truyền thống, sự thờ ơ, lãnh đạm trong giao tiếp xã
hội... đang là những vấn đề hết sức đáng lo ngại. Ý thức pháp luật của một bộ
9


phận trong đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, của các tầng lớp nhân dân còn
hạn chế, chưa theo kịp và chưa được nâng lên tương xứng với sự đổi mới hệ
thống pháp luật.
II. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN
PHÚ TRỌNG VỀ VĂN HĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG QUÁ
TRÌNH TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG CƠNG
AN NHÂN DÂN
2.1. Mối quan hệ của văn hóa và xã hội
Văn hóa ngày càng được đề cao trong các mối quan hệ xã hội, các lĩnh
vực hoạt động và đặc biệt là trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:
2.1.1. Đối với kinh tế - xã hội:
Văn hóa được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế xã hội. Văn hóa khơng nằm ngồi kinh tế, các giá trị văn hóa chuẩn mực luôn
ẩn chứa trong kinh tế. Đối với doanh nghiệp, đó là văn hóa doanh nghiệp với
những mục tiêu hướng tới lợi ích kinh tế song hành với thực hành các giá trị
văn hóa, xã hội, thực hiện quản trị doanh nghiệp (thể hiện ở chất lượng sản
phẩm tạo ra, ở sự ứng xử chuyên nghiệp với doanh nghiệp khác, góp phần xây
dựng mơi trường cạnh tranh lành mạnh, ở sự ứng xử với người lao động có
văn hóa và có trách nhiệm với cộng đồng, với mơi trường…), với đất nước
(thực hiện nghĩa vụ thuế, tham gia tích cực vào các lĩnh vực Nhà nước kêu
gọi xã hội hóa…). Đối với doanh nhân, đó là văn hóa doanh nhân (là sự tự
trau dồi kiến thức, kĩ năng, trình độ về mọi mặt để đủ tài, đủ đức dẫn dắt
doanh nghiệp, từng bước tiến ra thị trường quốc tế…).
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, văn hóa càng phải thẩm thấu sâu

hơn vào kinh tế. Văn hóa phải thực sự trở thành bản chất nội tại của nền kinh
tế, là yếu tố tự thân của nền kinh tế. Phát triển kinh tế gắn với văn hóa phải
10


vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trong xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Đối với chính trị
Văn hóa khơng thể tách rời chính trị, được xem là yếu tố cố kết chặt
chẽ với chính trị. Mục tiêu chính trị mà Đảng ta phấn đấu là vì dân, vì nước,
vì sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia - dân tộc, được thể hiện rõ trong
chủ trương xây dựng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” đó cũng chính là sự hướng tới các giá trị chân - thiện - mĩ vốn là nội hàm đặc
trưng của văn hóa.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng
khơng nằm ngồi mục tiêu hướng tới thực hiện một nhà nước có văn hóa pháp
quyền. Văn hóa chính trị cần có trong ứng xử của tất cả đội ngũ cán bộ, cơng
chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Đó là văn hóa chính trị thơng qua
ứng xử với nhân dân, qua hiệu quả làm việc của những người đại diện cho
nhà nước, là đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý. Các giá trị văn hóa chuẩn mực là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân
cách con người và phẩm chất chính trị người cán bộ. Người có văn hóa chính
trị sẽ biết tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo các giá trị văn hóa
chuẩn mực vốn được xã hội thừa nhận; biết tự trau dồi kiến thức chuyên môn,
kĩ năng quản lý hiện đại; dám chịu trách nhiệm cá nhân; dám từ chức khi thấy
nhiệm vụ vượt quá khả năng bản thân hay để xảy ra sai phạm, dám nói khơng
với các giá trị vật chất khi thấy không xứng đáng, thiếu trong sáng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” trực diện đề
cập đến các vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết liên quan đến văn hóa

chính trị. Trong mối quan hệ này, văn hóa tiếp tục được xác định là nền tảng
quan trọng mang tính quyết định đến hoạt động chính trị. Từng cán bộ, đảng
11


viên, từng tổ chức đảng nếu ứng xử, hành động theo những hệ giá trị chuẩn
mực văn hóa thì hoạt động chính trị sẽ đem lại hiệu quả, tạo dựng được lòng
tin của nhân dân, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển.
2.1.3. Đối với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Văn hóa bồi đắp và khơi dậy “tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự
cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thành văn hóa vươn lên, văn hóa, khát
vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển bền vững của
đất nước.
Mối quan hệ giữa văn hóa với con người là sự tương tác hai chiều. Văn
hóa là môi trường sản sinh ra những phẩm chất của con người, có tác động
đến sự hình thành nhân cách con người; và, con người lại là chủ thể tác động
trở lại văn hóa. Dưới tác động của con người, mơi trường văn hóa có thể thay
đổi và ngược lại. Chính vì vậy, trong mối quan hệ này phải đặc biệt chú ý làm
sao để các giá trị văn hóa dân tộc ln có tác động tích cực đến sự phát triển
con người, hướng con người đến tự nhận thức các chân giá trị thực sự, từ đó
hướng con người đến hành động có trách nhiệm với xã hội, với mơi trường
văn hóa để đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của mơi trường văn hóa.
2.1.4. Vấn đề hạnh phúc
hạnh phúc. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, việc lựa chọn các hệ
giá trị văn hóa gia đình phù hợp là cần thiết, vừa mang tính truyền thống, vừa
mang tính hiện đại. Xu thế hội nhập, tồn cầu hóa đang đặt ra, địi hỏi gia
đình Việt Nam phát triển theo xu hướng tiến bộ của nhân loại, hạn chế những
tiêu cực đang nảy sinh xâm hại đến gia đình. Chúng ta cần phát huy những
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi
hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no,

bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành
mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo
12


dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp,
tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc vừa phù hợp
với yêu cầu của sự phát triển, vừa là chuẩn mực mà gia đình Việt Nam hiện
đại cần hướng tới.
2.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa trong q trình tu dưỡng, rèn
luyện của lực lượng Cơng an nhân dân
2.2.1. Xây dựng lối sống văn hóa trong làm việc
Lối sống của người cán bộ, chiến sĩ Công an được thể hiện trước hết
trong công tác, chiến đấu. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu,
tin cậy của Đảng. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ cuộc sống yên
vui, hạnh phúc của nhân dân, đó chính là lẽ sống cao đẹp của người cán bộ,
chiến sĩ Công an. Điều này được thể hiện cụ thể trong công việc, gắn liền với
chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng như: Đối với cán bộ, chiến sĩ lực
lượng Tham mưu, Hậu cần phải luôn nêu cao tinh thần “chủ động, sáng tạo,
tận tuỵ”; Đối với lực lượng An ninh phải luôn “tuyệt đối trung thành”, trong
công tác nghiệp vụ luôn nêu cao tinh thần “cương quyết, khôn khéo”; Đối với
lực lượng Cảnh sát điều tra, trinh sát phải luôn nêu cao tinh thần tiến công
cách mạng, “cương quyết” trong tấn công, trấn áp tội phạm, “linh hoạt, sáng
tạo” trong vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, khơng quản ngại “khó khăn,
gian khổ”, bám sát địa bàn, ngày đêm lăn lộn trên mặt trận thầm lặng, quyết
tâm đấu tranh, triệt xóa các băng ổ nhóm tội phạm để bảo vệ cuộc sống bình
yên, hạnh phúc cho nhân dân; Đối với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính
và cán bộ tiếp dân phải “thân thiện, niềm nở”, “đề cao tinh thần cải cách hành

chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục”, "mỗi ngày làm một việc tốt
cho nhân dân"; Đối với lực lượng Cảnh sát giao thơng phải đề cao “văn hóa
ứng xử”, khơng được có hành động, thái độ thiếu văn hố đối với người vi
13


phạm trật tự an tồn giao thơng và phải ln nêu cao tính “liêm khiết”, khơng
sa ngã trước cám dỗ vật chất; Đối với lực lượng Công an phường, xã cần phải
quán triệt sâu sắc quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, từ đó
phải biết “gần gũi nhân dân, dựa vào nhân dân” để công tác, chiến đấu. Khi
xảy ra các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự thì kịp thời có mặt giải quyết,
bất kể đêm ngày… Dù ở bất cứ vị trí cơng tác nào, đều địi hỏi mỗi cán bộ,
chiến sĩ Cơng an phải ln thể hiện vai trị nịng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh
phúc của nhân dân.
2.2.2. Xây dựng lối sống văn hóa trong ứng xử.
Vấn đề này đã được đề cập rất cụ thể trong Thông tư 27/2017/TT-BCA
ngày 22/8/2017 của Bộ Công an Quy định về quy tắc ứng xử của Công an
nhân dân với các phương diện: Quy tắc ứng xử chung; Ứng xử trong nội nộ;
Ứng xử với nhân dân; Ứng xử với người vi phạm pháp luật; Ứng xử với tổ
chức, cá nhân nước ngoài; Ứng xử trong gia đình; Ứng xử nơi cư trú; Ứng xử
nơi cơng cộng; Ứng xử với môi trường tự nhiên; Ứng xử, giao tiếp qua điện
thoại và phương tiện điện tử khác; Sử dụng phương tiện, thiết bị công tác. Để
thực hiện tốt các nội dung văn hóa ứng xử, địi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ trong
bất kỳ tình huống nào cũng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ln bình
tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén; khơng được có hành động,
lời nói, cư xử thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh người
chiến sĩ Công an nhân dân.
2.2.3. Xây dựng lối sống văn hóa trong sinh hoạt tại đơn vị
Cán bộ, chiến sĩ phải luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành

điều lệnh, chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc, tuân thủ chế độ trực chỉ huy,
trực ban, ứng trực; đề cao tính tập thể trong sinh hoạt. Đảm bảo trật tự nội vụ
nơi làm việc, nơi ăn, nghỉ, chỉnh trang đơn vị thật khang trang, xanh - sạch đẹp nhằm tạo mơi trường cơng tác văn hố, văn minh, lịch sự theo tiêu chuẩn
14


“Đơn vị văn hóa, gương mẫu, chấp hành, điều lệnh CAND”. Tích cực tham
gia các hoạt động văn hố, văn nghệ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
và rèn luyện các môn thể thao theo “tiêu chuẩn rèn luyện thể lực CAND” qui
định.
2.2.4. Xây dựng lối sống văn hóa trong đời sống cá nhân và gia đình
Phải ln nêu cao bản chất tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân, thể
hiện tính gương mẫu trong cuộc sống đời thường, bản thân phải triệt để chấp
hành và thường xuyên vận động người thân trong gia đình chấp hành tốt chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy
ước, quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng. Trong mối quan hệ gia đình, ln thể
hiện sự hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà, sống bình đẳng, hoà thuận với vợ,
chồng, thương yêu giúp đỡ anh em, quan tâm nuôi dạy con cháu học tập, vui
chơi theo nếp sống văn minh, gia đình văn hố. Trong quan hệ với hàng xóm,
láng giềng ln thể hiện sự “kính trọng, lễ phép”, luôn nêu cao tinh thần
“tương thân, tương ái” đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hữu sự.
Những việc làm sẽ ngày càng thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó máu thịt
giữa “Cơng an với nhân dân”, để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Cơng an
trong lịng nhân dân.

15


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức

mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một
trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững
bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội
sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Tuy nhiên dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế hiện nay, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức bị xuống cấp nghiêm trọng.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên “suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa
địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc”; nguy hại hơn,
“tình trạng suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
cán bộ, đảng viên, chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp
hơn”, “tham những lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm
trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã
hội”
Do đó, càng thấy rõ việc nâng cao Văn hóa, chuẩn mực của người
Công an nhân dân là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng
nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm điều lệnh, rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa cho mỗi cán bộ, chiến sỹ, góp phần
xây dựng lực lượng công an ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều (2017), Nhà xuất bản Thế giới
2. Phạm Khiêm Ích, Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XXI (2011),
Viện Thông tin Khoa học Xã hội.
3. Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt

nam (2014), Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin.
4. V.I.Lênin, Tồn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2005, tr. 364.
5. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2005, tr. 239.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội 2021, tr. 57.

17



×