Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

vận dụng kién thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn cần làm gì để thực hiện tốt cuộc vận động không hút thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.03 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG THCS TÔ HIẾN THÀNH
ĐỊA CHỈ: Xã Hạ Mỗ - Huyện Đan Phượng - T.P Hà Nội
ĐIỆN THOẠI: 0433816978
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
Họ và tên: Nguyễn Chí Minh
Ngày sinh: 09/8/2001 - Lớp: 8A
Họ và tên: Nguyễn Xuân Nam
Ngày sinh: 01/02/2001 - Lớp: 8A
Họ và tên: Nguyễn Trí Trường Sơn
Ngày sinh : 29/9/2001 - Lớp 8A
Năm học : 2014-2015
1
CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN
TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG
KHÔNG HÚT THUỐC LÁ?
Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới
trưởng thành hút thuốc cao trên thế giới và tỉ lệ này ngày càng tăng và trẻ hóa. Số ca tử
vong vì các bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp nhiều lần số người chết vì tai nạn
giao thông hàng năm. Thế nhưng, đa phần những người hút thuốc lá vẫn mơ hồ về tác hại
thực của nó. Việc cai nghiện thuốc lá là vấn đề nan giải, sự thành công cai nghiện không
chỉ phụ thuộc vào ý chí của mỗi người nghiện mà còn có sự hổ trợ đắc lực từ những người
xung quanh để giúp mọi người đặc biệt là các bạn trẻ HS – SV nâng cao nhận thức về tác
hại của thuốc lá đối với sức khoẻ. Với kiến thức hiểu biết của bản thân, em thử làm một
tuyên truyền viên về phòng chống thuốc lá.
II. Nội dung bài viết gồm:
- Tình hình nghiện hút thuốc lá ở nước ta


- Thành phần hóa học của khói thuốc lá
- Tác hại của thuốc lá
- Các biện pháp cai nghiện
- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế
III. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Để giải quyết được vấn đề:“Cần làm gì để thực hiện tốt cuộc vận động không hút thuốc
lá” thì chúng ta cần vận dụng kiến thức của các môn học như:
- Toán học: số liệu thống kê về tình hình nghiện thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với
kinh tế
- Địa lí : vẽ biểu đồ tình hình nghiện thuốc lá và tử vong do các bệnh có liên quan đến
thuốc lá
- Hóa học: Thành phần hóa học của khói thuốc lá
- Sinh học: tác hại của thuốc lá
2
- Giáo dục công dân: tuyên truyền về tác hại thuốc lá, nâng cao ý thức từ bỏ hành vi hút
thuốc lá; cai nghiện thuốc lá; tuyên truyền về luật phòng chống thuốc lá
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
- Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google
IV. Giải pháp thực hiện
“Bài viết tuyên truyền về tác hại của thuốc lá”
1. Tình hình nghiện hút thuốc lá ở nước ta
Tại Việt Nam gần 50 % nam giới (cứ khoảng 2 nam giới trưởng thành thì có một người )
hút thuốc và 1,4% nữ giới hút thuốc lá, cao nhất châu Á (theo thống kê của Tổ chức Sức
khỏe Thế Giới), 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá, có 33 triệu người
không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng
thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới tại Việt Nam, năm 2010
Mỗi ngày có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá, con số đáng báo động này đang có xu
hướng ngày càng tăng nhanh và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao và cứ mỗi giờ có 5 ca tử
vong và mỗi ngày có hơn 100ca tử vong và mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các

bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông hàng
năm ( biểu đồ 2). Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thì có 10% dân số Việt Nam
sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm
3
2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ con số này sẽ tăng lên thành 70.000
ca/năm, nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!
2. Thành phần hóa học của khói thuốc lá
Thành phần hóa học của khói thuốc lá được chia làm 4 nhóm:
* Nicotine:
Nicotine là một chất một chất lỏng như dầu không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và
có mùi khi tiếp xúc với không khí, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong dạng bazơ của
nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối với các axít, thông thường có dạng rắn
và hòa tan được trong nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da, nicotin dạng bazơ tự do sẽ
cháy ở nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt cháy ở nhiệt độ 95 °C trong
không khí cho dù có áp suất của hơi là thấp.
4
Nicotine có: + Công thức phân tử: C
10
H
14
N
2
+ Công thức cấu tạo:
Nicôtin được xếp vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự
như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2
mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút.
* Monoxit carbon (khí CO)
Monoxit carbon, công thức hoá học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt
cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của carbon
và các hợp chất chứa carbon.

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với
hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ
của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 200 lần so với
O
2
và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận
chuyển O
2
vì đã gắn kết với CO. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn,
khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu
say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
* Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích
này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế
quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm
tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển.
* Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng
đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động
lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá huỷ tổ chức,
biến đổi tế bào, dần đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
5
3. Tác hại của khói thuốc lá:
* Tác hại về sức khỏe:
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường.
- Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của
điếu thuốc.
- Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không
bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi.

- Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính
cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các
lần hút
Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi
thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá
có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày. Theo Hiệp hội
Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư
phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen.
Một người hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ
trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm.
Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, (chủ yếu là do các bệnh ung thư phổi)
Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng
cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc
hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì
nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
* Nguy cơ mắc các bệnh ung thư:
Một nghiên cứu ở Mỹ về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành,
ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử
dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi. Chỉ khoảng
13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có
hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc
6
Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi
cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi
cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.
Ngoài ra hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực
quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng , tuyến tuỵ, thận, bàng quang, ruột, trực tràng,
bộ phận sinh dục
3.1 Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi:
7


Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường
hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong
phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất
bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ
li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, tốc độ của lông
chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ
nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Điều này làm cho hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc
bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị
nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao
đổi khí gây ra các bệnh ở đường hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, nhiễm trùng
đường hô hấp
3.2. Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ

Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản,
lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ
tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu
tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm
chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư.

- Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn
8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần
trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.
8
- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người
hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không
hút thuốc.
- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến
nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần

phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.
- Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không
hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
3.3 Ung thư thận và bàng quang
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong
do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá.
3.4 Ung thư tuyến tuỵ
Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi
mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ.
3.5. Ung thư bộ phận sinh dục
- Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường
hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.

- Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện
gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử
cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và
- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút
thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
3.6 Ung thư hậu môn và đại trực tràng
- Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân
gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến
hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng
từ 75 tới 100 %…so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.
* Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ:
Khói thuốc rất nguy hại đối với phụ nữ: phá huỷ noãn bào, gây Tiết hormon bất thường
dẫn đến gây vô sinh
9
Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: Sảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non những thai
phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút thuốc.
* Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em

Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn mắc các bệnh:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc
bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người không hút thuốc và bị nặng
hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.

- Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có người hút
thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị
cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút
thuốc.
- Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà
còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây
nên câm và không có khả năng học tập.
- Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal
- Bệnh đường ruột: Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh
đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy
cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
10
b) Tác hại về kinh tế:
Thuốc lá không chỉ có tác hại gây ra bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã
hội. Mỗi tháng, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá.
( những người hút thuốc lá lâu năm hoặc hút trung bình từ 20 – 30 điếu/ngày)
Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong
khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát
gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5
lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh
Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa mới chỉ cho 3 bệnh trong số 25 căn
bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm.Các tổn thất chưa tính được do sử dụng thuốc
lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại
Một nghiên khác tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013): Nếu số người hút thuốc lá ở VN
ngưng hút thuốc trong 1 năm thì số tiền dư ra đủ để mua gạo ăn cho toàn bộ dân thành phố

Hồ Chí Minh trong 1 năm không phải làm việc, chưa kể tiền chi trả cho chi phí bệnh tật do
thuốc lá gây ra
Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và
làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.
Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí để mua thuốc hút rất lớn. Hơn nữa khi một
thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều
trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.
Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và
của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo
đói sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người
dân.
4. Thực hiện cuộc vận động:
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc lá thì bầu không khí trong nhà
phải hoàn toàn không có khói thuốc.
Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát
triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.
11
- Làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ - CP về quy
định xử phạt vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
31.12.2013
Điều 22. Vi phạm các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực
hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân
dụng;
b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm
được phép hút thuốc lá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở thực hiện một trong

các hành vi sau đây:
a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút
thuốc lá;
12
b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;
c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng quy định về
cấm hút thuốc lals tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
- Nói không với thuốc lá đặc biệt giới trẻ
- Bản thân người nghiện hiểu rõ tác hại của thuốc lá, phải có ý chí cai nghiện
- Hổ trợ bằng 1 số thuốc thay thế nicotine: Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng
thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít… Loại thuốc
này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá.
- Dùng thuốc giúp cai nghiện thuốc lá
- Sử dụng thêm những thực phẩm, đồ uống giúp bạn bỏ thuốc lá khá hiệu quả: nước cam,
nước ép rau cần tây, sữa và các loại nước uống pha sữa, bông cải xanh
V. Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Hóa, Sinh, Địa lý vào bài thuyết trình rất
quan trọng, giúp cho bài thuyết trình bao quát, đầy đủ ý hơn và có sức thuyết phục hơn.
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tế tạo điều kiện cho học sinh
chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Trong bài học này, chúng em đã sử dụng những kiến thức và hiểu biết của bản thân
mình, cộng thêm sự tìm tòi, sưu tầm các thông tin, tài liệu trên các phương tiện thông tin
đại chúng khác để làm rõ hơn tác hại của việc sử dụng thuốc lá tới các bạn học sinh trong
13
trường. Bên cạnh những thông tin, trong mỗi buổi tuyên truyền tại trường chúng em còn
chuẩn bị thêm các băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ, tranh ảnh cổ động tuyên truyền giuaps
các bạn thấy rõ hơn những tác hại ghê gớm của thuốc lá. Từ đó, rất nhiều các bạn đã nhận
ra sự nguy hiểm của thuốc lá, đã tự nguyện đang ký tham gia cùng chúng em trong những
buổi tuyên truyền sau. Nhiều bạn còn rất hăng hái muốn về nhà, về xóm mình để giải thích
cho người thân, hàng xóm của mình từ bỏ thuốc lá.

Từ những kết quả rất tích cực ấy, chúng em nhận thấy việc tìm hiểu và vận dụng nhiếu
kiến thức của nhiều môn học trong nhà trường là thật sự cần thiết. có như vậy ta mới có thể
nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các sự việc tình huống trong đời sống thực tiên một cách
hiệu quả nhất.
Trên đây là bài viết thuyết trình của chúng em về vấn đề nên làm thế nào, cần làm gì để từ
bỏ thuốc lá. Do khả năng hiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chế nên chúng em rất
mong được sự góp ý của Ban giám khảo, các thầy cô và các bạn học sinh để chúng em có
thể có thêm hiểu biết về vấn đề và tìm được những cách giải quyết thấu đáo hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn!
14
15

×